Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp thực phẩm tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (435.43 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KHÁCH SẠN - DU LỊCH

--------

BÀI THẢO LUẬN
Bộ môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Đắc Thành

Đề tài
Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự
đổi mới quy trình sản xuất của các doanh
nghiệp thực phẩm tại Việt Nam
Nhóm
Lớp

10
: K56BLD

Mã lớp học phần : 2187TMKT4011
Năm học 2021-2022


Lời nói đầu - lời cảm ơn
Thực tế ln cho thấy, sự thành công nào cũng đều gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp
đỡ của những người xung quanh dù cho sự giúp đỡ đó là ít hay nhiều, trực tiếp hay
gián tiếp. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu làm bài thảo luận đến nay, nhóm 10
chúng em đã nhận được sự quan tâm, chỉ bảo, giúp đỡ của thầy cơ, gia đình và bạn bè
xung quanh. Với tấm lịng biết ơn vơ cùng sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành
nhất từ đáy lòng đến quý Thầy Cô của trường đại học Thương Mại đã cùng dùng
những tri thức và tâm huyết của mình để có thể truyền đạt cho chúng em trong vốn


kiến thức quý báu suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn Nguyễn Đắc Thành đã tận
tâm chỉ bảo hướng dẫn em qua từng buổi học, từng buổi nói chuyện, thảo luận về đề
tài nghiên cứu. Nhờ có những lời hướng dẫn, dạy bảo đó, bài thảo luận này của chúng
em đã hoàn thành một cách xuất sắc nhất. Một lần nữa, chúng em xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến cô.
Bài thảo luận được thực hiện trong khoảng thời gian ban đầu, chúng em cịn bỡ ngỡ vì
vốn kiến thức cịn hạn chế. Do vậy, khơng tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất
mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô và các bạn học cùng lớp để bài
thảo luận được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Nhóm 10 K56BLD


MỤC LỤC
MỤC LỤC.....................................................................................................................3
DANH MỤC HÌNH ẢNH.............................................................................................4
DANH MỤC BẢNG BIỂU...........................................................................................4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................5
PHẦN NỘI DUNG........................................................................................................6
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU..........................................................6
1.1 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan................................................................6
1.1.1 Các cơng trình nghiên cứu trong nước...........................................................6
1.1.2 Các cơng trình nghiên cứu nước ngoài...........................................................7
1.2 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản....................................................................7
1.2.1 Đổi mới..........................................................................................................7
1.2.2 Quy trình sản xuất..........................................................................................8
1.2.3 Đổi mới quy trình sản xuất.............................................................................9
1.2.4 Chế biến thực phẩm........................................................................................9
1.3 Một số lý thuyết của vấn đề nghiên cứu................................................................9

1.3.1 Lý thuyết về lãnh đạo cấp cao........................................................................9
1.3.2 Lý thuyết tri thức tổ chức.............................................................................10
1.3.3 Lý thuyết học hỏi tổ chức.............................................................................11
CHƯƠNG II: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU...................................................................12
2.1 Lý do chọn đề tài.................................................................................................12
2.2 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................12
2.3 Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................................12
2.4 Mơ hình nghiên cứu............................................................................................13
2.5 Giả thuyết nghiên cứu.........................................................................................13
2.6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................14
2.6.1 Đối tượng.....................................................................................................14
2.6.2 Phạm vi nghiên cứu......................................................................................14
2.7 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................14
Page | 3


2.7.1 Phương pháp nghiên cứu định lượng............................................................14
2.7.2 Phương pháp thu thập dữ liệu.......................................................................14
CHƯƠNG III: XÂY DỰNG THANG ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN SỐ..........................15
3.1. Thang đo ''Nhận thức về đổi mới quy trình sản xuất''.........................................15
3.2 Thang đo ''Tài chính''..........................................................................................15
3.3. Thang đo ''Cơ sở vật chất''..................................................................................16
3.4. Thang đo ''Khách hàng''......................................................................................16
3.5. Thang đo ''Nhà nước''.........................................................................................17
3.6. Thang đo ''Sức ép thị trường''.............................................................................17
3.7. Thang đo ''Sự đổi mới quy trình sản xuất''..........................................................18
CHƯƠNG IV: BẢNG HỎI.........................................................................................19

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Khái niệm đổi mới............................................................................................8

Hình 2: Mơ hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản xuất
của các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm ở Việt Nam.....................................13

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Thang đo ''Nhận thức về đổi mới quy trình sản xuất''.....................................15
Bảng 2: Thang đo ''Tài chính''......................................................................................15
Bảng 3: Thang đo ''Cơ sở vật chất''..............................................................................16
Bảng 4: Thang đo ''Khách hàng''..................................................................................16
Bảng 5: Thang đo ''Nhà nước''.....................................................................................17
Bảng 6: Thang đo ''Sức ép thị trường''.........................................................................17
Bảng 7: Thang đo '' Sự đổi mới quy trình sản xuất''.....................................................18


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Ký hiệu
ĐMST
ĐHQGHN

NT
TC
CSVC
KH
NN
SETT
SĐM
DN
R&D

Chữ viết đầy đủ
Đổi mới sáng tạo
Đại học quốc gia Hà Nội
Nhận thức
Tài chính
Cơ sở vật chất
Khách hàng
Nhà nước
Sức ép thị trường
Sự đổi mới
Doanh nghiệp
Research and development (Nghiên cứu và phát triển)

Page | 5


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan
1.1.1 Các cơng trình nghiên cứu trong nước:

 Theo Vũ&Tuấn (2020) các nhân tố ảnh hưởng đến đổi mới sáng tạo quy trình Nghiên cứu trong các doanh nghiệp phát điện Việt Nam Luận án đã cho thấy vai trò
quan trọng của phong cách lãnh đạo nghiệp chủ có tác động đến đổi mới sáng tạo;
Luận giải và cung cấp bằng chứng thực nghiệm về vai trị của tri thức đối với ĐMST
quy trình và kết quả kinh doanh. Cụ thể các bằng chứng thực nghiệm từ kết quả nghiên
cứu cho thấy vốn quan hệ và năng lực hấp thụ tác động trực tiếp đến ĐMST quy trình;
năng lực hấp thụ tác động gián tiếp đến kết quả kinh doanh thơng qua ĐMST quy
trình; vốn nhân lực và vốn quan hệ tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh
http://103.7.177.7:80/handle/123456789/199894
 Hồ, N. T. (2019). Điều tra thử nghiệm đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp
ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam. Tạp chí Thơng tin và Tư liệu, Số.
1(2019), 20-27 Bài báo giới thiệu về phương pháp đo lường đổi mới sáng tạo của
doanh nghiệp theo Hướng dẫn Oslo 2005 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế;
quá trình lựa chọn các chỉ tiêu thống kê về đổi mới sáng tạo, phương án áp dụng
phương pháp đo lường này vào điều tra thử nghiệm đổi mới sáng tạo trong 7.641
doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam giai đoạn 2014-2016;
một số phân tích, đánh giá được rút ra từ kết quả của cuộc điều tra thử nghiệm; cũng
như đưa ra một số đề xuất, khuyến nghị về việc tiếp tục áp dụng phương pháp luận
điều tra thống kê đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp, bổ sung, hoàn thiện các chỉ tiêu
thống kê đổi mới sáng tạo, điều tra thống kê đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.
 P.X. Nhạ, L. Quân / Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, Tập
29, Số 4 (2013) 1-11 chỉ ra rằng “Các nghiên cứu đã chỉ ra có hai hướng chính là đổi
mới sáng tạo về sản phẩm, dịch vụ và đổi mới sáng tạo về quy trình. Đổi mới sản
phẩm liên quan đến các thay đổi và điều chỉnh chức năng sản phẩm được thương mại
hóa đổi mới về quy trình liên quan đến cách thức cung ứng dịch vụ, trong đó trọng tâm
là chất lượng và giá thành [21]. Như vậy, đổi mới về sản phẩm liên quan đến việc bổ
sung các chức năng mới so với các sản phẩm có mặt trên thị trường. Đổi mới về quy
trình liên quan đến quá trình cơng nghệ từ thiết kế đến phân phối và thương mại hóa.”
/>AN%20NHA,%20LE%20QUAN_Tac%20gia%20update.pdf
 Vân & nnk. Science & technology development journal: Economics - law and
management, vol 2, no 2, 2018 Thực trạng các yếu tố quyết định đến đổi mới cơng

nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam nhằm mục đích phản ánh thực trạng đổi mới
công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam dưới góc độ mơ tả các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định đổi mới công nghệ doanh nghiệp. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là
phân tích định tính


cụ thể là thống kê mô tả. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có khoảng 31% doanh nghiệp
thực hiện đổi mới sản phẩm và 46% doanh nghiệp thực hiện đổi mới quy trình.
 Các nghiên cứu một phần đã chỉ ra được các yếu tố tác động đến đổi mới,
nhưng vẫn chưa đi sâu vào nghiên cứu đổi mới quy trình. Các yếu tố mà các nghiên
cứu đưa ra chưa mang tính đại diện, tính thực nghiệm cịn ở mức thấp. và các nghiên
cứu ở một mốc thời gian khơng đồng đều vì vậy làm giảm khả năng tiếp cận với
nghiên cứu. nghiên cứu mới chỉ ra được ở một số doanh nghiệp thuộc một vài lĩnh
vực. cần tiến hành nhiều nghiên cứu thực nghiệm ở các ngành khác nhau. Như vậy,
các nghiên cứu trước về đổi mới quy trình chưa hoặc chưa thực sự chứng minh được
tính thực nghiệm của nghiên cứu. Chính vì vậy mục tiêu của nghiên cứu này là phát
triển mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản xuất tại
các doanh nghiệp thực phẩm tại Việt Nam
1.1.2 Các cơng trình nghiên cứu nước ngồi
 Tên tác phẩm: Determinants of product and proces innovation in small food
manufacturing firms
 Tác giả: Tessa Avermaetea, Jacques Viaenea & Eleanor J. Morganb with
Eamonn Pittsc Nick Crawfordb and Denise Mahonc
 Nội dung bài báo: Xác minh mức độ mà các yếu tố quyết định sự tồn tại của
doanh nghiệp nhỏ có liên quan đến sự đổi mới sản phẩm và quy trình sản xuất
 Kết quả nghiên cứu:
Sự đổi mới trong các doanh nghiệp nhỏ gắn liền với các đặc điểm của doanh nhân và
khả năng của lực lượng lao động.
Kết quả chỉ ra rằng nỗ lực R&D (nghiên cứu và phát triển) của công ty càng cao, sự
cộng tác của công ty với khách hàng và các viện nghiên cứu càng chuyên sâu.

 Efstathiades A, Boustras G, Bratskas R, Michaelides A / European Research
Studies, Volume X, Issue (1-2) 2007. Factors Affecting the Innovation Process in the
Cypriot Food and Beverage Industry. Nghiên cứu này xác định và giới thiệu các yếu tố
ảnh hưởng đến sự đổi mới của ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống của Cypriot.
Phương pháp được chọn để thu thập thơng tin là một bảng câu hỏi kín gồm 5 phần. Kết
quả nghiên cứu cho thấy rằng kết quả đổi mới quy trình, lãnh đạo, mơi trường nội bộ
có ảnh hưởng đến q trình đổi mới. Chi phí q cao, thiếu nhân sự chuyên trách, luật
pháp và cơ hội phát triển công nghệ cao là những nguyên nhân cản trở sự đổi mới.
1.2 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản
1.2.1 Đổi mới
 Đổi mới (innovation) là một từ bắt nguồn từ từ “nova” gốc Latin nghĩa là
“mới”. Đổi mới thường được hiểu là sự mở đầu cho một giải pháp nào đó khác với các
giải pháp đã triển khai.
 Đổi mới trong ý nghĩa hiện đại của nó là "một ý tưởng, suy nghĩ sáng tạo, trí
tưởng tượng mới dưới dạng thiết bị hoặc phương pháp". Sự đổi mới thường được xem
là ứng dụng của các giải pháp tốt hơn, đáp ứng các yêu cầu mới, nhu cầu khơng được
chứng minh hoặc nhu cầu thị trường hiện có. Sự đổi mới như vậy diễn ra thông qua
việc cung cấp các sản phẩm, quy trình, dịch vụ cơng nghệ hoặc mơ hình kinh doanh
hiệu quả
Page | 7


hơn được cung cấp cho thị trường, chính phủ và xã hội. Một sự đổi mới là một cái gì
đó nguyên bản và hiệu quả hơn và, do đó, mới, "xâm nhập" vào thị trường hoặc xã hội.
Đổi mới có liên quan đến, nhưng khơng giống như phát minh vì đổi mới có nhiều khả
năng liên quan đến việc triển khai thực tế một phát minh (tức là khả năng mới / cải
tiến) để tạo ra tác động có ý nghĩa trong thị trường hoặc xã hội, và không phải tất cả
các đổi mới đòi hỏi một phát minh. Đổi mới thường xuyên thể hiện qua quy trình kỹ
thuật khi vấn đề đang được giải quyết có bản chất kỹ thuật hoặc khoa học.
 Trong khi một thiết bị mới lạ thường được mô tả như một sự đổi mới, trong

kinh tế, khoa học quản lý và các lĩnh vực thực hành và phân tích khác, đổi mới thường
được coi là kết quả của một quá trình tập hợp nhiều ý tưởng mới lạ theo cách mà
chúng ảnh hưởng đến xã hội. Trong kinh tế công nghiệp, những đổi mới được tạo ra và
tìm thấy theo kinh nghiệm từ các dịch vụ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng
tăng.
 Đổi mới cũng có một ý nghĩa lịch sử cũ hơn là khá khác nhau. Từ những năm
1400 đến những năm 1600, trước giai đoạn định cư tại Mỹ, khái niệm "đổi mới" ở Mỹ
đã mang tính miệt thị. Đó là một từ đồng nghĩa hiện đại ban đầu cho sự nổi loạn, nổi
loạn và dị giáo.
 Đổi mới không chỉ dừng lại ở việc phát minh ra các ý tưởng, mà các ý tưởng
này cần được đưa vào khai thác. Giáo sư Ed Robert của tổ chức MIT đã định nghĩa
“đổi mới” là phát minh kèm theo khai thác.
 Hơn nữa, một khía cạnh quan trọng của đổi mới là nó phải tạo ra lợi nhuận và
giá trị gia tăng cho tổ chức. Việc tạo ra ý tưởng và áp dụng các ý tưởng để tạo ra sản
phẩm mới chỉ là giai đoạn khởi đầu. Để trở thành đổi mới, các ý tưởng cần được phát
triển nhằm tạo ra các sản phẩm/dịch vụ theo nhu cầu khách hàng.
 Vì vậy, “đổi mới là việc sử dụng các kiến thức mới nhằm cung cấp các sản
phẩm và dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng”

Kiến thức mới về thị trường
Kiến thức mới về công nghệ

Năng lực đổi mới
Khả năng và tài sản

Sản phẩm mới
Chi phí thấp
Cải thiện các thuộc tính
Các thuộc tính mới


Hình 1: Khái niệm đổi mới
1.2.2 Quy trình sản xuất
 Quy trình sản xuất là một quá trình thực hiện các bước kết hợp giữa máy móc và
cách làm thủ cơng theo từng cơng đoạn sản xuất để tạo ra sản phẩm cần thiết phục vụ
cho đời sống của mọi người trên Trái Đất.
 Hai loại quy trình sản xuất:


 Sản xuất tập trung vào sản phẩm: chỉ tốt nhất khi sản xuất ít sản phẩm và đã
được chuẩn hố
 Sản xuất tập trung vào quy trình: chỉ tốt nhất khi sản xuất ra nhiều loại sản
phẩm với số lượng nhỏ.
1.2.3 Đổi mới quy trình sản xuất
 Đổi mới quy trình (process innovation) là việc áp dụng một phương pháp sản
xuất mới hoặc cải tiến một phương pháp phân phối mới hoặc cải tiến. ĐMST quy trình
bao gồm những thay đổi căn bản trong cách thức sản xuất, máy móc thiết bị hoặc phần
mềm. Đổi mới quy trình có thể được tiến hành nhằm cắt giảm chi phí sản xuất hoặc
phân phối, nâng cao chất lượng, hoặc để tạo ra và/hoặc cung ứng sản phẩm mới hoặc
cải tiến. Phương pháp sản xuất liên quan đến cách thức sản xuất (kỹ thuật), máy móc,
thiết bị và phần mềm sử dụng để sản xuất hàng hoá hoặc dịch vụ.
 Đổi mới quy trình, phương pháp sản xuất bao gồm những thay đổi về hoạch
định, phân tích, thiết kế cách thức sản xuất; cách thức tổ chức sản xuất và phương thức
sản xuất.
 Đổi mới quy trình sản xuất có thể là sự điều chỉnh một khâu hoặc tất cả các
khâu của quá trình sản xuất.
1.2.4 Chế biến thực phẩm
 Chế biến thực phẩm là việc biến
đổi các sản phẩm nông nghiệp thành thực
phẩm hoặc một dạng thực phẩm thành các
hình thức thực phẩm khác. Chế biến thực

phẩm bao gồm nhiều hình thức chế biến
thực phẩm, từ nghiền hạt để làm bột
thô để nấu tại nhà đến các phương pháp
công nghiệp phức tạp được sử dụng để
làm thực phẩm tiện lợi.
Chế biến thực phẩm chính là cần thiết để làm cho hầu hết các loại thực phẩm có thể ăn
được, và chế biến thực phẩm thứ cấp biến các thành phần thành thực phẩm quen thuộc,
chẳng hạn như bánh mì.
1.3 Một số lý thuyết của vấn đề nghiên cứu
 Trong những năm gần đây, nghiên cứu về ĐMST liên quan chặt chẽ với một số
lý thuyết như lý thuyết về lãnh đạo cấp cao (Hambrick và Mason, 1984; Ireland và
cộng sự, 2003), lý thuyết về tri thức tổ chức (Grant, 1996; Nahapiet và Ghoshal, 1998;
Subramaniam và Youndt, 2005; Nguyen và cộng sự, 2016; Nguyễn và Vũ, 2013); và
lý thuyết học hỏi tổ chức (Zahra và George, 2002; Cohen và Levinthal, 1990; March,
1991).
1.3.1 Lý thuyết về lãnh đạo cấp cao
 Lý thuyết về lãnh đạo cấp cao (Upper echelons theory) cho rằng kết quả của tổ
chức phụ thuộc vào đặc điểm và hành vi của đội ngũ lãnh đạo cấp cao. Các nhà lãnh
đạo cấp cao có sự ảnh hưởng đến ĐMST và kết quả kinh doanh thông qua việc phân
bổ 3
Page | 9


nguồn lực, tạo ra hệ thống các chính sách và cơ chế trong doanh nghiệp. Các nghiên
cứu về ĐMST dựa trên lý thuyết lãnh đạo cấp cao đã đề cập đến nhiều phong cách
lãnh đạo khác nhau (lãnh đạo giao dịch, lãnh đạo chuyển đổi, lãnh đạo tham gia…). Từ
đầu thế kỷ 21, nghiên cứu về lãnh đạo tập trung vào phong cách lãnh đạo mới là phong
cách lãnh đạo nghiệp chủ (Entrepreneurial leadership) (Mishra và Misra, 2017). Lãnh
đạo nghiệp chủ ngồi địi hỏi niềm đam mê, tầm nhìn, sự tập trung và khả năng truyền
cảm hứng cho người khác thì người lãnh đạo cịn phải có tư duy và kỹ năng giúp xác

định, phát triển và nắm bắt các cơ hội kinh doanh mới (Thornberry, 2006). Phong cách
lãnh đạo nghiệp chủ thể hiện qua sự sẵn sàng chấp nhận rủi ro, có tầm nhìn dài hạn
thay vì tập trung vào kết quả đạt được trong ngắn hạn nên họ sẵn sàng đầu tư các
nguồn lực vào các hoạt động ĐMST, sự đam mê công việc giúp lãnh đạo nghiệp chủ
luôn đi đầu trong việc khám phá và nhận biết được giá trị của thông tin mới, khai thác
được các cơ hội thị trường trước các đối thủ cạnh tranh. Do vậy, lãnh đạo nghiệp chủ
là những người sáng tạo và có khả năng đổi mới (Ranjan, 2018). Nghiên cứu của
Zmud (1984), Phan (2015) cho thấy, thái độ tích cực, sự ủng hộ của nhà lãnh đạo cấp
cao có ý nghĩa rất lớn đối với thành cơng ĐMST quy trình. Hiện nay, còn thiếu vắng
nghiên cứu về mối quan hệ giữa “phong cách lãnh đạo nghiệp chủ” và ĐMST nói
chung và ĐMST quy trình nói riêng, đặc biệt trong các nền kinh tế chuyển đổi, đang
phát triển như Việt Nam. Do vậy, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa “phong cách lãnh
đạo nghiệp chủ” và ĐMST quy trình có thể là một thách thức mới, một phương pháp
mới để giải quyết những vấn đề tồn tại.
1.3.2 Lý thuyết tri thức tổ chức
 Lý thuyết tri thức tổ chức (A Knowledge-based Theory of the Firm) cho rằng tri
thức tổ chức là nguồn lực chiến lược quan trọng nhất của doanh nghiệp và tiềm năng
ĐMST của doanh nghiệp phụ thuộc vào nguồn lực tri thức của doanh nghiệp. Tri thức
được coi là nguồn lực chiến lược của doanh nghiệp và đang thu hút được sự chú ý đặc
biệt của cộng đồng nghiên cứu trong thời gian gần đây. Tri thức đang ngày càng đóng
vai trị quan trọng đối với ĐMST của tổ chức (Grant, 1996; Subramaniam và
Youndt, 2005). Vốn trí tuệ là tổng hợp các tài sản tri thức của một tổ chức và có đóng
góp quan trọng nhất vào cải thiện vị trí cạnh tranh của tổ chức thơng qua việc tạo ra giá
trị cho các chủ thể quan trọng xác định (Marr và Schiuma, 2001). Các nghiên cứu về
ĐMST dựa trên lý thuyết tri thức tổ chức trong những năm gần đây cho thấy Vốn trí
tuệ là một trong những nhân tốquan trọng tác động đến ĐMST và kết quả kinh doanh
(Subramaniam và Youndt, 2005; Delgado-Verde và cộng sự, 2016). Teece (2007) cho
rằng vốn trí tuệ là nền tảng của năng lực dài hạn của doanh nghiệp, giúp cho doanh
nghiệp không ngừng xác định cơ hội, nắm bắt cơ hội, và tái cấu trúc lại các nguồn lực
và năng lực để tạo ra ĐMST. Một số nghiên cứu thực nghiệm cho thấy Vốn trí tuệ có

tác động tích cực đến ĐMST (Subramaniam và Youndt, 42005; Delgado-Verde và
cộng sự, 2016). Tuy nhiên, còn thiếu vắng nghiên cứu về mối quan hệ giữa “Vốn trí
tuệ” và ĐMST quy trình. Trong nghiên cứu này, lý thuyết tri thức tổ chức được cụ thể
hóa là “vốn trí tuệ”. Lý thuyết học hỏi tổ chức (Organizational learning theory) cho
rằng khả năng ĐMST của doanh nghiệp phụ thuộc vào cách thức mà doanh nghiệp
thu nhận


và xử lý thông tin. Để ĐMST thành công, một tổ chức cần sở hữu tri thức từ nhiều lĩnh
vực khác nhau thông qua việc tiếp thu thông tin từ các nguồn nội bộ và các nguồn bên
ngồi có sẵn. ĐMST dựa trên việc áp dụng tri thức mới và việc áp dụng tri thức mới
dẫn đến thay đổi và ĐMST (Murovec và Prodan, 2009). Nghiên cứu của Cohen và
Levinthal (1990) cho thấy thực tế là hầu hết ĐMST là kết quả của việc áp dụng tri thức
thay vì tổ chức tự phát minh ra, điều đó càng chứng tỏ tầm quan trọng của kiến thức
bên ngoài. Cheesbrough (2003) nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp cận và khai
thác các nguồn tri thức bên ngoài là một chiến lược hữu hiệu để tiến hành ĐMST trong
mơ hình đổi mới sáng tạo mở. Học hỏi tổ chức cho phép phát triển, tiếp thu, chuyển
đổi và khai thác tri thức mới, thơng qua đó giúp phát triển vốn trí tuệ của tổ chức.
1.3.3 Lý thuyết học hỏi tổ chức
 Lý thuyết học hỏi tổ chức (Organization learning theory) cho rằng khả năng
ĐMST của doanh nghiệp phụ thuộc vào cách thức mà doanh nghiệp thu nhập và xử lý
thông tin. Các nghiên cứu về ĐMST dựa trên lý thuyết học hỏi tổ chức trong những
năm gần đây cho thấy “Năng lực hấp thụ” (Absorptive capacity) là một trong những
nhân tố quan trọng tác động đến ĐMST quy trình (Murovec và Prodan, 2009). Năng
lực hấp thụ là khả năng của một công ty nhận ra giá trị của thông tin mới để thu nhận,
nội hóa (assimilation), chuyển đổi và áp dụng (Zahra và George (2002). Năng lực hấp
thụ thể hiện mối liên kết giữa năng lực nội bộ của tổ chức với thông tin và cơ hội bên
ngoài để thực hiện ĐMST. Nghiên cứu của Murovec và Prodan (2009) cho thấy năng
lực hấp thụ ảnh hưởng tích cực đến ĐMST quy trình. Tuy nhiên trong nghiên cứu này,
năng lực hấp thụ mới chỉ được thể hiện ở khía cạnh “tiếp thu” tri thức thơng qua

nguồn thơng tin thu thập được từ 7 nhóm đối tượng bên ngoài, “năng lực hấp thụ”
chưa được xem xét đầy đủ các q trình tiếp thu, nội hóa, chuyển đổi và áp dụng tri
thức từ bên ngoài. Với những lập luận trên, trong nghiên cứu này, lý thuyết học hỏi
tổ chức được cụ thể hóa là “năng lực hấp thụ” Việt Nam.

Page | 11


CHƯƠNG II: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.1 Lý do chọn đề tài
 Công nghiệp chế biến thực phẩm là một trong những ngành công nghiệp chủ
lực của Việt Nam, là ngành đang có nhiều lợi thế và tiềm năng phát triển hiện nay.
Trong cơ cấu ngành công nghiệp, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ln chiếm tỉ
trọng cao và có giá trị dẫn đầu so với các ngành công nghiệp khác, đóng góp to lớn
cho nền kinh tế quốc dân. Ngành cơng nghiệp chế biến thực phẩm cịn có ý nghĩa quan
trọng trong giải quyết các vấn đề xã hội như tạo cơng ăn việc làm, tăng thu nhập, giảm
đói nghèo cho một bộ phận lớn dân cư đang sống tại các vùng nông thôn và dân nhập
cư tại các vùng đô thị. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành này đang chịu ảnh hưởng rất
nhiều bởi các yêu cầu về quy trình chế biến, an tồn thực phẩm, về chất lượng và sức
ép cạnh tranh với các nước trên thế giới. Ngày nay, ngành công nghệ chế biến thực
phẩm đang thay đổi nhanh chóng từng ngày theo năm tháng để bắt kịp nhịp sống xã
hội hiện đại. Các doanh nghiệp trong ngành cũng đã và đang thay đổi để phù hợp với
thị trường. Trong sự thay đổi đó yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công vượt
trội của doanh nghiệp là nắm bắt và đổi mới quy trình sản xuất chế biến để đạt hiệu
quả kinh tế cao nhất trong thời điểm cuộc cách mạng 4.0 bùng nổ mạnh mẽ kéo theo
nhiều xu hướng mới, làn sóng mới thổi vào. Xuất phát từ tầm quan trọng và sự cần
thiết phải tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến sự đổi mới này, nhóm 10 chúng em đã
quyết định chọn đề tài: “Những yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản
xuất của các Doanh Nghiệp ngành chế biến thực phẩm Việt Nam”.
2.2 Mục tiêu nghiên cứu

 Mục tiêu tổng quát: Tìm ra được những yếu tố ảnh hưởng sự đổi mới quy trình
sản xuất của các Doanh Nghiệp ngành chế biến thực phẩm Việt Nam. Trên cơ sở đó
đưa ra khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng cho các doanh nghiệp chế biến thực
phẩm và định hướng phát triển cho ngành chế biến thực phẩm.
 Mục tiêu cụ thể:
+ Khảo sát thực trạng đổi mới quy trình sản xuất tại các doanh nghiệp
+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản xuất tại các doanh
nghiệp sản xuất thực phẩm ở Việt Nam
+ Đánh giá mức độ và chiều tác động của từng nhân tố đến sự đổi mới quy trình sản
xuất của các doanh nghiệp thực phẩm tại Việt Nam
+ Tìm ra yếu tố nào tác động mạnh nhất đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các
doanh nghiệp thực phẩm tại Việt Nam. Từ đó đưa ra các hàm ý giúp đổi mới nâng cao
năng suất, chất lượng sản phẩm tại các doanh nghiệp và các khuyến nghị nhằm thúc
đẩy phát triển ngành chế biến thực phẩm đạt hiệu quả tối đa.
2.3 Câu hỏi nghiên cứu
 Câu hỏi nghiên cứu tổng quát: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự đổi mới quy
trình sản xuất của các Doanh Nghiệp ngành chế biến thực phẩm Việt Nam?
 Câu hỏi nghiên cứu cụ thể:


 Yếu tố nhận thức về đổi mới quy trình sản xuất có ảnh hưởng đến sự đổi mới
quy trình sản xuất của các Doanh Nghiệp ngành chế biến thực phẩm Việt Nam khơng?
 Yếu tố tài chính có ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các Doanh
Nghiệp ngành chế biến thực phẩm Việt Nam không?
 Yếu tố cơ sở vật chất có ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các
Doanh Nghiệp ngành chế biến thực phẩm Việt Nam không?
 Yếu tố khách hàng có ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các
Doanh Nghiệp ngành chế biến thực phẩm Việt Nam khơng?
 Yếu tố Nhà nước có ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các
Doanh Nghiệp ngành chế biến thực phẩm Việt Nam không?

 Yếu tố cạnh tranh doanh nghiệp có ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản
xuất của các Doanh Nghiệp ngành chế biến thực phẩm Việt Nam khơng?
2.4 Mơ hình nghiên cứu
 Mơ hình nghiên cứu:
Cơ sở vật chất H3(+)

Tài chính H2(+)

Khách hàng H4(+)

Nhà nước H5(+)

Nhận thức về đổi mới quy trình sản xuất H1(+)
Sự đổi mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp chế biếnCạnh
thực tranh
phẩmdoanh
Việt Nam
nghiệp H6(+)

Hình 2: Mơ hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản
xuất của các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm ở Việt Nam
Trong đó:
- Biến độc lập: nhận thức về đổi mới quy trình sản xuất, tài chính, cơ sở vật chất,
khách hàng, nhà nước, cạnh tranh doanh nghiệp.
- Biến phụ thuộc: Sự đổi mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp ngành chế
biến thực phẩm tại Việt Nam.
2.5 Giả thuyết nghiên cứu
 Giả thuyết 1 (H1): Yếu tố ''Nhận thức về đổi mới quy trình'' ảnh hưởng cùng
chiều đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các Doanh Nghiệp ngành chế biến thực
phẩm Việt Nam.

Page | 13


 Giả thuyết 2 (H2): Yếu tố ''Tài chính '' ảnh hưởng cùng chiều đến sự đổi mới
quy trình sản xuất của các Doanh Nghiệp ngành chế biến thực phẩm Việt Nam.
 Giả thuyết 3(H3): Yếu tố ''Cơ sở vật chất'' ảnh hưởng cùng chiều đến sự đổi
mới quy trình sản xuất của các Doanh Nghiệp ngành chế biến thực phẩm Việt Nam.
 Giả thuyết 4(H4): Yếu tố ''Khách hàng'' ảnh hưởng cùng chiều đến sự đổi mới
quy trình sản xuất của các Doanh Nghiệp ngành chế biến thực phẩm Việt Nam.
 Giả thuyết 5(H5): Yếu tố '' Nhà nước'' ảnh hưởng cùng chiều đến sự đổi mới
quy trình sản xuất của các Doanh Nghiệp ngành chế biến thực phẩm Việt Nam.
 Giả thuyết 6(H6): Yếu tố ''Cạnh tranh doanh nghiệp'' ảnh hưởng cùng chiều đến
sự đổi mới quy trình sản xuất của các Doanh Nghiệp ngành chế biến thực phẩm Việt
Nam.
2.6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.6.1 Đối tượng
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Những yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới quy
trình sản xuất chế biến thực phẩm.
2.6.2 Phạm vi nghiên cứu
 Không gian nghiên cứu: Các doanh nghiệp chế biến thực phẩm tại Việt Nam
 Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 15/8 đến ngày 25/8 năm 2021
 Khách thể nghiên cứu: Các nhân viên của doanh nghiệp chế biến thực phẩm ở
Việt Nam
2.7 Phương pháp nghiên cứu
2.7.1 Phương pháp nghiên cứu định lượng
 Đây là cách tiếp cận liên quan đến việc nghiên cứu thực nghiệm mang tính hệ
thống các thuộc tính định lượng, hiện tượng và được sử dụng để kiểm định các mối
quan hệ giữa các biến trong mơ hình nghiên cứu.
 Công cụ để thu thập dữ liệu định lượng được sử dụng là phương pháp khảo sát,
cụ thể là thông qua phiếu khảo sát điều tra để thu nhập dữ liệu. Mục đích: đánh giá ảnh

hưởng của các yếu tố đến sự đổi mới quy trình sản xuất chế biến thực phẩm và đo
lường các biến số chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản xuất.
2.7.2 Phương pháp thu thập dữ liệu
 Nguồn dữ liệu thứ cấp:
 Thu thập thơng qua việc tìm hiểu các đề tài nghiên cứu trước đây đã từng
nghiên cứu về vấn đề phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản
xuất của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm việt Nam. Từ đó, xác định được biến
độc lập và biến phụ thuộc sẽ sử dụng để nghiên cứu vấn đề.
 Biến độc lập sẽ gồm: nhận thức về đổi mới quy trình sản xuất, tài chính, cơ sở
vật chất, khách hàng, Nhà nước, cạnh tranh doanh nghiệp.


CHƯƠNG III: XÂY DỰNG THANG ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN SỐ
Thang đo chính thức gồm 7 nhóm định lượng với 23 yếu tố nghiên cứu là các nhóm
các yếu tố kỳ vọng sẽ ảnh hưởng tới sự đổi mới quy trình sản xuất doanh nghiệp thực
phẩm tại Việt Nam. Thang đo được sử dụng trong mơ hình là thang đo Likert 5 bậc
được sử dụng cho nghiên cứu với mức độ đồng ý giảm dần từ 1 đến 5.
3.1. Thang đo ''Nhận thức về đổi mới quy trình sản xuất''
Thang đo Nhận thức đổi mới quy trình sản xuất gồm 3 biến quan sát. Đây là yếu tố
tương đối quan trọng quyết định đến việc đổi mới quy trình sản xuất trong các doanh
nghiệp chế biến thực phẩm tại Việt Nam.
BIẾN QUAN SÁT
ĐƠN VỊ ĐO
Nhận thức về đổi
mới quy trình sản
xuất
(NT)
NT1

Tơi nhận thấy đổi mới là việc thiết yếu trong


Khảo sát

bối cảnh kinh tế phát triển, tồn cầu hố
NT2

Tơi có sự hiểu biết về đổi mới quy trình sản
xuất

NT3

Tơi biết những lợi điểm và vấn đề của việc
đổi
mới quy trình sản xuất
Bảng 1: Thang đo ''Nhận thức về đổi mới quy trình sản xuất''

3.2 Thang đo ''Tài chính''
Thang đo tài chính bao gồm 3 biến quan sát xoay quanh nguồn vốn mà doanh nghiệp
cần có để đổi mới quy trình sản xuất.
Tài chính
BIẾN QUAN SÁT
ĐƠN VỊ ĐO
(TC)
TC1

Doanh nghiệp nhận được sự đầu tư từ nước
ngồi và các đối tác

TC2


Tơi sẵn sàng đổi mới quy trình vì tài chính
của doanh nghiệp có thể đáp ứng

TC3

VNĐ

Tơi sẵn sàng đổi mới vì nguồn vốn của
doanh
nghiệp có điều kiện thực hiện các khố đào
tạo nghiệp vụ chất lượng cao cho nhân viên
Bảng 2: Thang đo ''Tài chính''
Page | 15


3.3. Thang đo ''Cơ sở vật chất''
Thang đo Cơ sở vật chất gồm 4 biến quan sát thể hiện thông qua các các thiết bị, máy
móc được sử dụng trong quá trình sản xuất để phục vụ đổi mới quy trình.
BIẾN QUAN SÁT
ĐƠN VỊ ĐO
Cơ sở vật chất
(CSVC)
CSVC1

Máy móc, thiết bị tiên tiến được đầu tư để thuận
lợi cho việc đổi mới quy trình sản xuất

CSVC2

Doanh nghiệp ln tiếp thu những trình độ kĩ thuật

mới nhất

CSVC3

Cơng suất(kW)

Cơ sở thiết bị của doanh nghiệp có khả năng đáp
ứng được việc tham gia vào đổi mới quy trình sản
xuất

CSVC4

Để đổi mới cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng đổi
mới quy trình thì doanh nghiệp cần bỏ ra nguồn
chi phí

khá lớn
Bảng 3: Thang đo ''Cơ sở vật chất''
3.4. Thang đo ''Khách hàng''
Thang đo Khách hàng gồm 3 biến quan sát xoay quanh các nhu cầu, xu hướng tiêu
dùng về sản phẩm tác động đến doanh nghiệp để đổi mới quy trình sản xuất
Khách

BIẾN QUAN SÁT

ĐƠN VỊ ĐO

hàng
(KH)
KH1


Nhu cầu của khách hàng thường xuyên thay đổi
khiến doanh nghiệp không ngừng đổi mới

KH2

Doanh nghiệp đổi mới dựa trên sở thích, xu thế
hiện nay của khách hàng

KH3

Nhu cầu của khách hàng tăng cao, đòi hỏi sản
phẩm phải mới lạ, độc đáo
Bảng 4: Thang đo ''Khách hàng''

Khảo sát


3.5. Thang đo ''Nhà nước''
Thang đo Nhà nước bao gồm 3 biến quan sát thể hiện các chính sách của nhà nước hỗ
trợ việc đổi mới quy trình sản xuất tại các doanh nghiệp thực phẩm.
Nhà nước

BIẾN QUAN SÁT

ĐƠN VỊ ĐO

(NN)
NN1


Nhà nước đưa ra định hướng, mục tiêu thúc đẩy
phát triển ngành

NN2

Nhà nước có các chính sách hỗ trợ

NN3

Nhà nước mở rộng quan hệ ngoại giao, quan hệ
quốc tế
Bảng 5: Thang đo ''Nhà nước''

3.6. Thang đo ''Sức ép thị trường''
Thang đo Sức ép thị trường gồm 3 biến quan sát liên quan đến các các tác động của thị
trường như sự canh tranh từ các đối thủ hay sự đổi mới của thị trường ảnh hưởng đến
việc đổi mới quy trình sản xuất.
Sức ép thị

BIẾN QUAN SÁT

ĐƠN VỊ ĐO

trường
(SETT)
SETT1

Các đối thủ tạo sức ép thị trường, buộc các
doanh nghiệp liên tục đổi mới và phát triển.


SETT2
SETT3

Doanh nghiệp có quy trình sản xuất hiện đại sẽ

Doanh thu cận biên

mang lại năng suất sản phẩm cao

(TR/người)

Thị trường liên tục thay đổi buộc các doanh
nghiệp phải đổi mới quy trình sản xuất
Bảng 6: Thang đo ''Sức ép thị trường''

Page | 17


3.7. Thang đo ''Sự đổi mới quy trình sản xuất''
Thang đo Sự đổi mới quy trình sản xuất bao gồm 4 biến quan sát đo lường sự đổi mới
quy trình sản xuất tại các doanh nghiệp thực phẩm Việt Nam .
Sự đổi mới quy

BIẾN QUAN SÁT

ĐƠN VỊ ĐO

trình sản xuất
(SĐM)
SĐM1


Việc đổi mới quy trình sản xuất trong doanh
nghiệp chế biến thực phẩm là một quyết định
đúng đắn

SĐM2

Tơi hài lịng với việc đổi mới quy trình sản
xuất ở doanh nghiệp

SĐM3

SĐM4

Trong tương lai có thể doanh nghiệp tơi sẽ
tiếp
tục đẩy mạnh đổi mới quy trình sản xuất
Tơi sẽ giới thiệu các doanh nghiệp khác thực
hiện đổi mới quy trình sản xuất
Bảng 7: Thang đo '' Sự đổi mới quy trình sản xuất''

Khảo sát


CHƯƠNG IV: BẢNG HỎI
BẢNG HỎI KHẢO SÁT
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ ĐỔI MỚI QUY TRÌNH
SẢN XUẤT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
VIỆT NAM
Xin chào anh/ chị, cảm ơn anh/ chị đã tham gia vào cuộc điều tra '' Nghiên cứu các

nhân tố ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các doanh nghiệp ngành chế
biến thực phẩm Việt Nam ' của nhóm nghiên cứu chung tơi . Rất mong anh/ chị sẽ trả
lời trung thực và đầy đủ các thông tin dứoi đây , những thông tin này sẽ chỉ ứng dụng
cho mục đích nghiên cứu khoa học và sẽ được giữ bí mật tuyệt đối.
Cảm ơn sự cộng tác của anh/ chị!
Phần I: Thông tin cá nhân
Câu 1: Họ và tên của anh/chị?
Câu 2: Giới tính của anh/chị là gì?
A. Nam
B. Nữ
C. Khác
Câu 3: Năm nay anh/chị bao nhiêu tuổi?
Câu 4: Xin vui lòng cho biết địa chỉ :
Phần II: Phần gạn lọc
Câu 5: Anh/ chị có đã và đang công tác tại các doanh nghiệp chế biến thực phẩm khơng?
A. Có ( Vui lịng trả lời các câu hỏi bên dưới)
B. Khơng ( Vui lịng dừng tại đây, trân trọng cảm ơn)
Phần III: Sự đổi mới quy trình sản xuất trong các doanh nghiệo chế biến thực
phẩm tại Việt Nam
Anh/ chị hãy cho biết mức độ đồng ý của các phát biểu sau về các nhân tố ảnh hưởng
đến sự đổi mới quy trình sản xuất các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm Việt
Nam.
Với mức độ ý kiến là :
1. Hồn tồn khơng đồng ý
Page | 19


2. Khơng đồng ý
3. Khơng có ý kiến
4. Đồng ý

5. Hoàn toàn đồng ý
STT

Tiêu thức

Mức độ đồng ý
1

H1

Nhận thức về đổi mới quy trình
sản xuất

H11

Tơi nhận thấy đổi mới là việc thiết
yếu trong bối cảnh kinh tế phát triển,
toàn cầu hố

H12

Tơi có sự hiểu biết về đổi mới quy
trình sản xuất

H13

Tôi biết những lợi điểm và vấn đề của
việc đổi mới quy trình sản xuất

H2


Tài chính

H21

Doanh nghiệp nhận được sự đầu tư từ
nước ngồi và đối tác

H22

Tơi sẵn sàng đổi mới quy trình vì tài
chính của doanh nghiệp có thể đáp
ứng

H23

Tơi sẵn sàng đổi mới vì doanh
nghiệp có điều kiện thực hiện các
khoá đào tạo nghiệp vụ chất lượng
cao cho
nhân viên

H3

Cơ sở vật chất

H31

Máy móc, thiết bị tiên tiến được đầu
tư để thuận lợi cho việc đổi mới quy

trình sản xuất.

H32

Doanh nghiệp ln tiếp thu những
trình độ kĩ thuật mới nhất .

2

3

4

5


H33

Cơ sở thiết bị của doanh nghiệp có
khả năng đáp ứng được việc tham gia
vào đổi mới quy trình sản xuất.

H34

Để đổi mới cơ sở vật chất, thiết bị
đáp ứng cho việc đổi mới quy trình
thì doanh nghiệp cần bỏ ra nguồn chi
phí
khá lớn.


H4
H41

Khách hàng
Nhu cầu của khách hàng thường
xuyên thay đổi khiến doanh nghiệp
không ngừng đổi mới.

H42

Doanh nghiệp đổi mới dựa trên sở

H43

thích, xu thế hiện nay của khách
hàng.
Nhu cầu của khách hàng tăng cao, đòi
hỏi sản phẩm phải mới lạ, độc đáo.

H5
H51

Nhà nước
Nhà nước đưa ra định hướng, mục
tiêu thúc đẩy phát triển ngành

H52

Nhà nước có các chính sách hỗ trợ


H53

Nhà nước mở rộng quan hệ ngoại
giao, quan hệ quốc tế

H6
H61

Sức ép thị trường
Các đối thủ tạo sức ép thị trường,
buộc các doanh nghiệp liên tục đổi
mới và phát triển.

H62

Doanh nghiệp có quy trình sản xuất
hiện đại sẽ mang lại năng suất sản
phẩm cao

H63

Thị trường liên tục thay đổi buộc các
doanh nghiệp phải đổi mới quy trình
sản xuất
Page | 21


H7

Sự đổi mới quy trình sản xuất


H71

Việc đổi mới quy trình sản xuất trong
doanh nghiệp chế biến thực phẩm là
một quyết định đúng đắn

H72

Tơi hài lịng với việc đổi mới quy
trình sản xuất ở doanh nghiệp

H73

Trong tương lai có thể doanh nghiệp
tơi sẽ tiếp tục đẩy mạnh đổi mới quy
trình sản xuất

H74

Tôi sẽ giới thiệu các doanh nghiệp
khác lên ý tưởng thực hiện đổi mới
quy trình sản xuất

Phần IV: Câu hỏi chung
Câu 6: Doanh nghiệp của anh/chị bắt đầu hoạt động vào thời gian nào ? ( Năm ..)
Câu 7: Doanh nghiệp của anh/chị đã và đang hoạt động được bao lâu ?
A. Dưới 5 năm
B. 5-10 năm
C. Trên 10 năm

Câu 8: Tần suất doanh nghiệp của anh/chị thực hiện đổi mới quy trình sản xuất trên
một năm là bao nhiêu?
Câu 9: Mục đích đổi mới quy trình sản xuẩt tại doanh nghiệp của anh/ chị là gì? ( Có
thể chọn nhiều đáp án )
A. Nâng cao năng suất
B. Nâng cao chất lượng sản phẩm
C. Thu hút vốn đầu tư
D. Nâng cao năng suất của người lao động
E. Giảm sức ép về mặt nhân công
F. Rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm
G. Khác :..


Câu 10: Anh/chị biết đến việc đổi mới quy trình sản xuất qua đâu ? ( Có thể chọn nhiều
đáp án)
A. Intenet
B. Báo chí
C. Bạn bè, người thân
D. Các doanh nghiệp khác
E. Khác :....
Câu 11: Thời gian doanh nghiệp của anh/chị dành cho việc đổi mới là bao lâu ?
A. Dưới 6 tháng
B. 6-12 tháng
C. 1-2 năm
D. Trên 2 năm
Câu 12: Số vốn đầu tư doanh nghiệp anh/chị dùng để chi trả cho mỗi lần đổi mới quy
trình là bao nhiêu ?
A. Dưới 200tr
B. 200-500 triệu
C. 500- 800 triệu

D. Trên 800 triệu
Phần 5 : Một số thông tin khác
Câu 13: Anh/ chị có điểm gì khơng hài lịng về việc đổi mới quy trình sản xuất tại doanh
nghiệp thực phẩm ? ( Trả lời nếu có )
Câu 14: Anh/ chị có đưa ra đề xuất nào để việc đổi mới quy trình sản xuất tại các doanh
nghiệp thực phẩm Việt Nam đạt hiệu quả ?
Xin chân thành cảm ơn !
Link gg form bảng hỏi: />
Page | 23


BẢNG PHÂN CƠNG NHIỆM VỤ NHĨM
STT

Họ và tên

Nhiệm vụ

1

Đỗ Cảnh Tồn

Lập bảng khảo sát trên google form, tìm tài liệu

2

Đỗ Linh Trang

Thuyết trình, chỉnh sửa Word


3

Nguyễn Thị Huyền

Tìm tài liệu, làm nội dung

Trang
4

Mai Quỳnh Trang

Tìm tài liệu, làm nội dung, Powerpoint

5

Nguyễn Thị Hà Trang

Tìm tài liệu, làm nội dung

6

Nguyễn Thuỳ Trang

Tìm tài liệu, làm nội dung

7

Phan Thu Trang

Tìm tài liệu, làm nội dung


8

Trần Thị Thuỳ Trang

Phân công công việc, chỉnh sửa Word, thuyết
trình



×