Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

hien tuong dinh uot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.59 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Phiếu Học Tập Hoạt động 1: Tìm hiểu hiện tượng dính ướt và không dính ướt Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: + Lần lượt nhỏ lên hai tấm thủy tinh (một bản để trần, một bản phủ lớp ni lon) các giọt nước. + Làm lại thí nghiệm với các bình chứa có bản chất khác nhau. + Nhỏ vài nước lên lá sen, lên mặt bảng, lên giấy,… - Quan sát hình dáng giọt nước, chú ý hình dáng bề mặt chất lỏng ở sát thành bình. Từ đó nêu nhận xét? - Giải thích hiện tượng dính ướt và không dính ướt? - Nêu khái niệm hiện tượng dính ướt và không dính ướt. Hoạt động 2: Tìm hiểu các ứng dụng của hiện tượng dính ướt và không dính ướt - Tham khảo tài liệu về hiện tượng dính ướt và không dính ướt cùng ứng dụng của các hiện tượng này - Tóm tắt ngắn gọn những ứng dụng từ tài liệu học tập. - Suy nghĩ cách dán một tờ giấy lên bảng đen một cách nhanh, thẩm mỹ và không làm hư mặt bảng khi tháo tờ giấy ra. Hoạt động 3: Hiện tượng mao dẫn - Tham khảo tài liệu về hiện tượng mao dẫn. Tiến hành thí nghiệm: mỗi nhóm độc lập tiến hành các bước sau: + Lần lượt nhúng 3 ống vào trong cốc nước. + Quan sát thành ống xem có bị ướt hay không. + Ghi nhận kết quả theo yêu cầu. + Quan sát độ dâng cao của mực nước trong 3 ống. + So sánh mực nước dâng ở mỗi ống và nêu nhận xét. - Tham khảo ứng dụng từ tài liệu học tập và có thể giới thiệu thêm các ứng dụng mới nhất. Hs đối chiếu kết quả với nhau và kết quả tài liệu học tập rút ra khái niệm hiện tượng mao dẫn. Hoạt động 4: Tìm hiểu các ứng dụng của mao dẫn Mỗi nhóm thảo luận và tìm ứng dụng trong thực tiễn có liên quan đến hiện tượng mao dẫn. Hoạt động 5: Củng cố: - Giải thích câu thành ngữ “Nước đổ đầu vịt”. - Học sinh tham gia trò chơi “ Đoán Ô Chữ”.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 2. Hiện tượng dính ướt và không dính ướt a) Quan sát (SGK) - Nhỏ giọt nước lên tấm thủy tinh sạch thì ……………………. ® ………………………… - Nhỏ giọt thủy ngân lên tấm thủy tinh sạch thì thuỷ ……………………………………….. ® ……………………………………………………………………………………………… Nhận xét : Tùy thuộc vào bản chất của chất lỏng và chất rắn mà có thể xảy ra hiện tượng dính ướt hay không dính ướt. b) Giải thích - Khi lực tương tác giữa các phân tử chất rắn với các phân tử chất lỏng lớn hơn lực hút giữa các phân tử chất lỏng với nhau thì có hiện tượng bề mặt chất lỏng có dạng khum lõm - Khi lực tương tác giữa các phân tử chất rắn với các phân tử chất lỏng nhỏ hơn lực hút giữa các phân tử chất lỏng với nhau thì có hiện tượng bề mặt chất lỏng có dạng khum lồi c) Ứng dụng của hiện tượng dính ướt: Loại bẩn quặng. d) Dạng mặt chất lỏng ở chỗ tiếp giáp với thành bình - Khi chất lỏng dính ướt thành bình: lực hút giữa các phân tử chất rắn và chất lỏng………….. ……………, làm cho mặt chất lỏng ở chỗ sát thành bình là …………………………………. - Khi chất lỏng không dính ướt thành bình: lực hút giữa các phân tử chất lỏng ……………... …………..., làm cho mặt chất lỏng ở chỗ sát thành bình là ………………………………….. 3. Hiện tượng mao dẫn a) Quan sát hiện tượng - Nhúng những ống thủy tinh có tiết diện nhỏ hở hai đầu vào chậu nước. NX:……………………………………………………………………………………………… - Thay nước bằng thủy ngân. NX:……………………………………………………………………………………………… - Hiện tượng mao dẫn: …………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 10. Tại sao muốn tẩy vết dầu mở dính trên mặt vải của quần áo, người ta lại đặt một tờ giấy lên chỗ mặt vải có vết dầu mỡ, rồi là nó bằng bàn là nóng? Khi đó phải dùng giấy nhẵn hay giấy nhám? A. Lực căng bề mặt của dầu mỡ bị nung nóng sẽ giảm nên dễ dính ướt giấy. Khi đó phải dùng giấy nhẵn để dễ là phẳng. B. Lực căng bề mặt của dầu mỡ bị nung nóng sẽ tăng nên dễ dính ướt giấy. Khi đó phải dùng giấy nhẵn để dễ là phẳng. C. Lực căng bề mặt của dầu mỡ bị nung nóng sẽ giảm nên dễ bị hút lên các sợi giấy. Khi đó phải dùng giấy nhám vì các sợi giấy nhám có tác dụng mao dẫn mạnh hơn các sợi vải. D. Lực căng bề mặt của dầu mỡ bị nung nóng sẽ tăng nên dễ bị hút lên theo các sợi giấy. Khi đó phải dùng giấy nhám vì các sợi giấy nhám có tác dụng mao dẫn mạnh hơn các sợi vải. Câu 11. Trong một ống thủy tinh nhỏ và mỏng đặt nằm ngang có một cột nước. Nếu hơ nóng nhẹ một đầu của cột nước trong ống thì cột nước này sẽ chuyển động về phía nào? Vì sao? A. Chuyển động về phía đầu lạnh. Vì lực căng bề mặt của nước nóng giảm so với nước lạnh. B. Chuyển động về phía đầu nóng. Vì lực căng bề mặt của nước nóng tăng so với nước lạnh. C. Đứng yên. Vì lực căng bề mặt của nước nóng không thay đổi so với khi chưa hơ nóng. D. Dao động trong ống. Vì lực căng bề mặt của nước nóng thay đổi bất kì. Câu 12. Nhúng cuộn sợi len và cuộn sợi bông vào nước, rồi treo chúng lên dây phơi. Sau vài phút, hầu như toàn bộ nước bị tụ lại ở phần dưới của cuộn sợi len, còn cuộn sợi bông thì nước lại được phân bố gần như đồng đều trong nó. Vì sao ? A. Vì nước nặng hơn các sợi len, nhưng lại nhẹ hơn các sợi bông. B. Vì các sợi bông xốp hơn nên hút nước mạnh hơn các sợi len. C. Vì các sợi len được se chặt hơn nên khó thấm nước hơn các sợi bông. D. Vì các sợi len không dính ướt nước, cón các sợi bông bị dính ướt nước và có tác dụng mao dẫn mạnh. Câu 13. Một vòng nhôm mỏng có đường kính là 50 mm và có trọng lượng P = 68.10-3N  được treo vào một lực kế lò xo sao cho đáy của vòng nhôm tiếp xúc với mặt nước. Lực F nhỏ nhất để kéo bứt vòng nhôm ra khỏi mặt nước bằng bao nhiêu? Biết hệ số căng bề mặt của nước là 72.10-3 N/m. A. Fmin = 1,13.102 N. B. Fmin = 2,26.10-2 N. C. Fmin = 22,6.10-2 N. D. Fmin = 9,06.10-2 N. Câu 14. Tại sao không thể dùng bút máy hoặc bút bi thông dụng để viết chữ trên mặt tờ giấy bị thấm dầu hoặc mỡ ? Câu 15. Tại sao có thể dùng thiếc để hàn mảnh sắt hoặc đồng với nhau, nhưng không thề dùng thiếc để hàn hai mảnh nhôm với nhau ?.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×