Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

SKKN ve do thi ham so 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.9 KB, 17 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Đề tài: Một số biện pháp nâng cao kỹ năng vẽ đồ thị hàm số bậc nhất cho học sinh lớp 9. A. PHẦN MỞ ĐẦU: I.. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI: Trường THCS Trần Đại Nghĩa tọa lạc tại xã An Cư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An. Giang. Địa phương có đông đồng bào dân tộc khmer, vì thế mà trình độ dân trí tại đây còn rất thấp. Do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng có thể nêu lên hai nguyên nhân chính ở đây là do điều kiện kinh tế khó khăn và do bất đồng ngôn ngữ giữa giáo viên và học sinh. Đa phần phụ huynh học sinh lo làm ăn, tran trải cuộc sống gia đình nên giao phó việc học của con em cho nhà trường. Một bộ phận học sinh phải sống với ông bà vì ba mẹ phải đi làm công nhân tại các khu công nghiệp ở Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh. Do đó việc học tập của con em còn chưa được quan tâm đúng mức, phần nhiều công việc giáo dục thuộc về nhà trường. Vì vậy mà học lực của các em rất yếu, tạo thành một chuỗi hỏng kiến thức từ năm này qua năm khác, từ tiểu học đến các cấp học cao hơn gây rất nhiều khó khăn cho công tác giảng dạy của đội ngũ giáo viên nhà trường. Việc giao tiếp bằng ngôn ngữ Tiếng Việt đã khó đối với học sinh nói chi đến việc tính toán, cũng như là việc học tập môn toán tại trường. Các em bị hỏng kiến thức rất nhiều từ các năm học về trước nên việc tiếp thu kiến thức mới vô cùng khó khăn, từ đó dẫn đến tâm lí tự ti, chán học. Là một giáo viên trẻ của trường, tôi luôn trăn trở về điều này và luôn tìm cách để giải quyết nó. Về trường nhận công tác từ năm học 2012 – 2013. Sang đến năm học 2013 – 2014, được sự tín nhiệm của Ban giám hiệu nhà trường đã phân công tôi giảng dạy khối 9 cho đến nay. Trong quá trình giảng dạy từ năm học 2013 – 2014 cho đến nay tôi đều thấy được một vài điểm chung như sau: Lớp học có số lượng học sinh là con em đồng bào dân tộc khmer chiếm tỉ lệ rất cao (chiếm từ 70% - 80% học sinh của lớp) và năm nào cũng vậy khi dạy đến nội dung chương II – Hàm số bậc nhất của đại số 9 thì đều có thực trang chung là các em không vẽ được đồ thị hàm số và không giải được các dạng bài toán có liên quan. Sau 3 năm giảng dạy tôi đã tìm hiểu và tìm được nguyên nhân vì sao các em học không tốt được nội dung của chương học này. Vì vậy tôi đã tìm ra một số giải pháp, bước đầu áp dụng thấy khả quan. Nay xin được thể hiện trong nội dung của sáng kiến này. Năm học: 2015 – 2016. 1. Tác giả: Lâm Văn Cường.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Đề tài: Một số biện pháp nâng cao kỹ năng vẽ đồ thị hàm số bậc nhất cho học sinh lớp 9. II.. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Toán học là một môn học hay, nhưng khó và rất khô khan. Các nội dung kiến thức. là một chuỗi liên kết với nhau từ lớp nhỏ đến lớp lớn. Ví dụ như lớp 7 các em đã được làm quen với nội dung kiến thức đồ thị hàm số y  ax  a  0  , đến lớp 8 là giải phương trình bậc nhất một ẩn ax  b  0 thì đến lớp 9 nội dung kiến thức về hàm số bậc nhất là kiến thức trọng tâm, là sự nâng cao của hàm số y  ax  a  0  học ở lớp 7 và nhờ vào giải phương trình bậc nhất một ẩn ax  b  0 ở lớp 8 để giải quyết một số yếu tố trong nó. Là cơ sở để giải quyết các bài tập về biện luận nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn hay hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn …. Nắm vững hệ thống kiến thức này là cơ sở để học sinh có thể tiếp cận với hệ thống kiến thức về các hàm số bậc cao hơn. Qua thời gian giảng dạy tại trường, tôi nhận thấy học sinh thường hay lúng túng trong việc vẽ đồ thị hàm số. Nguyên nhân chính là do kỹ năng tính toán của các em rất yếu, đặc biệt là các bài toán về tìm yếu tố chưa biết trong một đẳng thức; một thực tế khác dễ thấy ở học sinh của trường là các em còn rất lúng túng trong việc xác định tọa độ một điểm trên hệ trục tọa độ Oxy. Tôi thiết nghĩ nếu giải quyết tốt hai vấn đề này thì việc giải quyết bài toán vẽ đồ thị hàm số bậc nhất không còn khó khăn nữa. Do vậy tôi quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp nâng cao kỹ năng vẽ đồ thị hàm số bậc nhất cho học sinh lớp 9” III. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGIÊN CỨU: Các biện pháp được nêu trong đề tài này nhằm nhắm đến đối tượng là học sinh yếu kém, đặc biệt là đối tượng học sinh con em đồng bào dân tộc khmer. Cũng không có gì đặc biệt nhưng đây là đề tài đưa ra các biện pháp kết hợp giữa các phương pháp dạy học cơ bản và phần mềm vẽ hình học động Geometer Sketchpad. Đây là một phần mềm dạy học khá hay, nếu khai thác tốt và đúng cách thì sẽ mang lại hiệu quả vô cùng đáng kể. Song song với đó là đưa thêm phương pháp sử dụng máy tính bỏ túi vì với xu thế ngày càng trắc nghiệm hóa các hình thức thi cử thì máy tính bỏ túi đã trở thành một trợ thủ đắc lực cho học sinh. Giúp học sinh giải quyết bài toán được nhanh chóng, chính xác và hiệu quả hơn.. B. PHẦN NỘI DUNG:. Năm học: 2015 – 2016. 2. Tác giả: Lâm Văn Cường.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Đề tài: Một số biện pháp nâng cao kỹ năng vẽ đồ thị hàm số bậc nhất cho học sinh lớp 9. I.. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Toán học là một môn học tự nhiên, nội dung kiến thức phong phú và có sự liên kết. kiến thức từ lớp nhỏ đến lớp lớn. Mặc dù có tính ứng dụng thực tiễn cao và có tầm quan trọng rất lớn trong khoa học kỹ thuật và đời sống. Tuy nhiên việc học tập và ứng dụng nó đối với học sinh chưa bao giờ là dễ dàng. Vì vậy việc giảng dạy trong nhà trường phổ thông đòi hỏi phải có nghiên cứu kỹ lưỡng các phương pháp, tránh tình trạng truyền thụ kiến thức đơn thuần, rất dễ gây ra sự buồn chán và khó hiểu cho học sinh. Điều này đòi hỏi người giáo viên phải có tâm quyết và thật sự yêu nghề. Nội dung kiến thức về hàm số bậc nhất cũng là một nội dung hay và là nội dung trọng tâm của kiến thức toán lớp 9. Việc học tập tốt nội dung kiến thức này sẽ giúp học sinh tiếp cận kiến thức toán lớp 10 được dễ dàng và thuận lợi hơn. Là tiền đề cho học sinh tiếp cận với các dạng hàm số có bậc cao hơn sẽ học ở các lớp trên. Đây cũng là một nội dung vô cùng quan trọng trong các kỳ thi tuyển sinh cũng như thi học sinh giỏi cấp trung học cơ sở. II.. THỰC TRẠNG BAN ĐẦU CỦA VẤN ĐỀ: Tỉ lệ học sinh con em đồng bào dân tộc khmer của trường chiếm khá cao từ 70% -. 80% số lượng học sinh của lớp. Khả năng tiếp thu kiến thức của các em không được tốt như học sinh khác do nhiều nguyên nhân. Đặc biệt là việc bất đồng ngôn ngữ giữa giáo viên dạy lớp và học sinh, từ đó các em bị hỏng kiến thức từ các lớp dưới, dẫn đến việc học tập môn Toán trở nên rất khó khăn. Đó cũng chính là nguyên nhân làm cho học sinh thêm phần chán nản, không chú tâm vào việc học. Một số em không thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học tập. Do hỏng kiến thức từ các lớp dưới, các kỹ năng cơ bản trong toán học các em không thực hiện được, cho nên việc học tập chương hàm số cũng trở nên khó khăn, đặc biệt là cả phần nội dung về vẽ đồ thị hàm số. Khảo sát đầu giờ học có thể thấy được khoảng một 1/2 học sinh của lớp không biết xác định tọa độ một điểm trên mặt phẳng tọa độ Oxy, mặc dù kiến thức này đã được học ở lớp dưới và thường xuyên được rèn luyện củng cố trong kỹ năng vẽ biểu đồ của môn Địa lý. Đồng thời hơn 1/3 học sinh của lớp không thực hiện được quy tắc chuyển vế đổi dấu, cũng như là giải phương trình bậc nhất một ẩn. Do đó các em sẽ không thể nào vẽ được đồ thị hàm số Năm học: 2015 – 2016. 3. Tác giả: Lâm Văn Cường.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Đề tài: Một số biện pháp nâng cao kỹ năng vẽ đồ thị hàm số bậc nhất cho học sinh lớp 9. bậc nhất. Đó cũng chính là nguyên nhân mà hơn 2/3 học sinh của lớp không vẽ được đồ thị hàm số qua ví dụ giáo viên nêu ra trong giờ học. III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH: Ở đây tôi xin nêu ra các giải pháp để giải quyết hai vấn đề chính là: Xác định tọa độ điểm trên hệ trục tọa độ Oxy và lập bảng tính toán để xác định tọa độ các điểm thuộc đồ thị hàm số. 1. Vấn đề thứ nhất: Học sinh lúng túng và không xác định được tọa độ của một điểm trong hệ trục tọa độ Oxy. * Hướng giải quyết: Ta có thể cho học sinh thực hiện qua các bước như sau: - Bước 1. Cho học sinh giải một bài toán đố vui với nội dung truy tìm kho báu. Nội dung bài toán cụ thể như sau: Đề bài: Trước khi qua đời, ông lão đốt than đã để tại một bức di chúc, trong tờ di chúc có một bản đồ và nội dung văn bản như sau: “Giờ ta đã già, không biết sống chết khi nào. Nay ta để lại cho con một số tài sản mong con hãy giữ lấy nó làm kế mưu sinh sau này. Dựa theo bản đồ, con hãy đi đến vị trí nhà kho sau nhà, đi theo hướng đông 4km, sau đó lại tiếp tục đi lên hướng bắc 2km nữa. Đó chính là nơi mà con cần tìm. Chào con, con yêu của cha!” bắc. tây. đông. nam. Năm học: 2015 – 2016. 4. Tác giả: Lâm Văn Cường.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Đề tài: Một số biện pháp nâng cao kỹ năng vẽ đồ thị hàm số bậc nhất cho học sinh lớp 9. Yêu cầu đối với học sinh là các em hãy giúp con ông lão tìm ra kho báu mà cha của anh đã để lại cho anh? Gợi ý trả lời: Để thực hiện được bài toán này học sinh sẽ dễ dàng tìm được kho báu dựa vào dữ kiện “Dựa theo bản đồ, con hãy đến vị trí nhà kho sau nhà, đi theo hướng đông 4km, sau đó lại tiếp tục đi lên hướng bắc 2km nữa”. Vì vậy học sinh cần xác định ba yếu tố: Nơi bắt đầu đi, hướng đông và hướng bắc trên bản đồ. Đây chính là cơ sở cho việc xác định: Gốc tọa độ O, trục hoành Ox và trục tung Oy sau này. Vị trí kho báu sẽ là vị trí chấm đỏ trên bản đồ:. bắc. tây. đông. nam Thông qua bài toán trên học sinh đã định hình được về cách xác định vị trí một điểm trên bản đồ. Từ đây giáo viên sẽ khái quát lên hệ trục tọa độ Oxy. - Bước 2: Giáo viên giới thiệu khái quát về hệ trục tọa độ Oxy và tọa độ một điểm.. Năm học: 2015 – 2016. 5. Tác giả: Lâm Văn Cường.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Đề tài: Một số biện pháp nâng cao kỹ năng vẽ đồ thị hàm số bậc nhất cho học sinh lớp 9. trục tung Oy y. 3. Góc tọa độ O. 2 1 -2. O. -1. 1. 2. 3. -1 -2 -3. trục hoành Ox. Với hình vẽ này học sinh đã có thể khái quát được sự tự đồng của bản đồ mà ông lão đã vẽ trong tờ di chúc với hệ trục tọa độ Oxy: Bản đồ trong tờ di chúc. Hệ trục tọa độ Oxy. Vị trí nhà kho. Góc tọa độ O. Hướng đông. Hướng trục hoành Ox. Hướng bắc. Hướng trục tung Oy. Từ đây dữ kiện trong tờ di chúc của ông lão có thể được đổi lại như sau: Bản đồ trong tờ di chúc. Hệ trục tọa độ Oxy. “Dựa theo bản đồ, con hãy đi đến vị trí “Dựa theo hệ trục tọa độ Oxy, con hãy đi nhà kho sau nhà, đi theo hướng đông đến vị trí gốc tọa độ O, đi theo hướng trục 4km, sau đó lại tiếp tục đi lên hướng bắc hoành Ox 4 ô, sau đó tiếp tục đi lên theo hướng trục tung Oy 2 ô nữa”. 2km nữa”.. Giờ chúng ta hãy đưa thêm khái niệm về tọa độ điểm. Ta lấy ví dụ điểm A  4; 2  , cho học sinh biết được hai khái niệm cơ bản:. Năm học: 2015 – 2016. 6. Tác giả: Lâm Văn Cường.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Đề tài: Một số biện pháp nâng cao kỹ năng vẽ đồ thị hàm số bậc nhất cho học sinh lớp 9. Số 4: được gọi là hoành độ (giá trị này lấy trên điểm số 4 trên trục hoành). Số 2: được gọi là tung độ (giá trị này lấy trên điểm số 2 trên trục tung). Học sinh sẽ khái quát được rằng: Bản đồ trong tờ di chúc. Hệ trục tọa độ Oxy. Kho báu (4km; 2km). A(4;2). hướng bắc. hướng đông. hoành độ. tung độ. Tới đây ta có thể cho học sinh thử tìm tọa độ điểm A  4; 2  trên hệ trục tọa độ Oxy dựa theo cách tìm kho báu trên bản đồ đã thực hiện trước đó. - Bước 3: Ta sẽ khác sâu hơn kỹ năng xác định tọa độ điểm nhờ vào việc sử dụng phần mềm Geometer sketchpad. Ví dụ: Xác định tọa độ điểm A  4; 2  ta thực hiện các bước như sau + Đầu tiên cho hiện hệ trục tọa độ Oxy. y A(4;2) 3 2 1 -2. O. -1. 1. 2. 3. -1 -2 -3. Năm học: 2015 – 2016. 7. Tác giả: Lâm Văn Cường.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Đề tài: Một số biện pháp nâng cao kỹ năng vẽ đồ thị hàm số bậc nhất cho học sinh lớp 9. + Tiếp theo là xác định hoành độ của điểm A là số 4. Vì đây là hoành độ nên nó phải nằm trên trục hoành, ta ẩn trục tung đi và cho di chuyển chấm đỏ từ gốc tọa độ O đến vị trí điểm số 4 trên trục hoành.. A(4;2). ẩn trục Oy ẩn trục Ox. -2. -3. O. -1. 1. 2. x. 3. + Vậy là ta đã xác định được hoành độ, giờ ta thực hiện việc xác định tung độ của điểm A (tung độ bằng 2) bằng cách tiếp tục di chuyển chấm đỏ đi lên 2 ô.. y ẩn trục Oy. 3. ẩn trục Ox. A(4;2) 2 1 -3. -2. O. -1. 1. 2. x. 3. -1 -2 -3 + Vậy là ta đã xác định được điểm A  4; 2  trên hệ trục tọa độ Oxy.. Năm học: 2015 – 2016. 8. Tác giả: Lâm Văn Cường.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Đề tài: Một số biện pháp nâng cao kỹ năng vẽ đồ thị hàm số bậc nhất cho học sinh lớp 9. Tương tự ta cho học sinh thực hiện ví dụ 2: Xác định tọa độ điểm B  2; 3  . Hướng dẫn học sinh thực hiện các bước tương tự: + Từ gốc tọa độ O di chuyển chấm đỏ trên trục hoành sang trái 2 ô. B(-2;-3) ẩn trục Oy ẩn trục Ox. -3. -2. O. -1. 1. 2. x. 3. + Tiếp tục di chuyển chấm đỏ xuống 3 ô đó chính là vị trí điểm B  2; 3  cần tìm. y ẩn trục Oy. 3. ẩn trục Ox. 2 1 -3. -2. O. -1. 1. 2. 3. x. -1 -2 -3. B(-2;-3). Năm học: 2015 – 2016. 9. Tác giả: Lâm Văn Cường.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Đề tài: Một số biện pháp nâng cao kỹ năng vẽ đồ thị hàm số bậc nhất cho học sinh lớp 9. - Bước 4: Hoàn thiện kỹ năng xác định tọa điểm trên hệ trục tọa độ Oxy. Muốn xác định tọa độ điểm C  x; y  ta thực hiện như sau: + Không quan tâm đến trục tung, xác định điểm x trên trục hoành. + Tại vị trí điểm x ta sẽ di chuyển để tìm tọa độ điểm C có 3 trường hợp:  y là số dương thì ta di chuyển lên trên y ô.  y là số âm thì ta di chuyển xuống dưới y ô.  y = 0 thì ta không di chuyển đi đâu hết và đó chình là vị trí điểm C  x; y  cần tìm. 2. Vấn đề thứ hai: Lập bảng tính toán để xác định tọa độ các điểm thuộc đồ thị hàm số. a. Phương pháp trong sách giáo khoa. Trong sách giáo khoa đại số 9 đưa ra phương pháp lập bảng như sau: Cho hàm số y  ax  b  b  0  x. 0. b. y. b a. 0. - Nội dung của phương pháp này là: + Bước 1: Cho x  0 rồi suy ra y (tức là tìm tọa độ giao điểm của đồ thị với trục tung), bước này tương đối đơn giản với mọi học sinh. + Bước 2: Cho y  0 rồi suy ra x (tức là tìm tọa độ giao điểm của đồ thị hàm số với trục hoành), bước này không phải học sinh nào cũng thực hiện được. - Phân tích ưu điểm và nhược điểm của phương pháp này: + Ưu điểm: Đối với phương pháp này học sinh sẽ dễ dàng hơn khi giải quyết các dạng toán như: tìm tọa độ giao điểm của đồ thị hàm số với các trục tọa độ, tính diện tích tam giác tạo bởi đồ thị hàm số và các trục tọa độ …. Năm học: 2015 – 2016. 10. Tác giả: Lâm Văn Cường.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Đề tài: Một số biện pháp nâng cao kỹ năng vẽ đồ thị hàm số bậc nhất cho học sinh lớp 9. + Nhược điểm:  Đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng tính toán tốt, đặc biệt là các kỹ năng chuyển vế đổi dấu và tìm các yếu tố còn thiếu trong đẳng thức (đó chính là kỹ năng giải phương trình bậc nhất một ẩn) mà việc này đối với học sinh yếu kém thì quá khó khăn.  Học sinh yếu kém rất lúng túng khi xác định tọa độ các điểm dạng A  0; m  hay B  n; 0  dẫn đến xác định sai và vẽ sai đồ thị hàm số. b. Phương pháp mới dành cho học sinh yếu kém. Trong bài toán hàm số có rất nhiều câu hỏi liên quan. Đối với học sinh thuộc dạng yếu kém chúng ta nên xác định rõ rằng yêu cầu tối thiểu đối với các em là phải làm được câu vẽ đồ thị hàm số. Do đó tôi đưa ra một phương pháp lập bảng đơn giản hơn, cụ thể như sau: Cho hàm số y  ax  b  b  0  x. 1. 2. y. a.1  b. a.2  b. - Nội dung của phương pháp này là: + Bước 1: Cho x hai giá trị túy ý mà các em thích (ở đây tôi chọn là 1 và 2). + Bước 2: Từ các giá trị mà các em đã chọn các em sẽ suy ra giá trị của y . - Phân tích ưu điểm và nhược điểm của phương pháp này: + Ưu điểm:  Việc tính toán sẽ đơn giản hơn vì các em không cần phải có các kỹ năng giải phương trình cơ bản như chuyển vế đổi dấu, chia 2 vế cho cùng một số … mà thay vào đó chỉ là kỹ năng thay các giá trị tùy ý của x vào hàm số y  ax  b  b  0  rồi tìm ra y.  Việc xác định tọa độ các điểm tìm được cũng đơn giản hơn. + Nhược điểm: Như đã nêu ở trên, tuy có nhiều ưu điểm nhưng phương pháp này cũng có không ít khuyết điểm như là: Năm học: 2015 – 2016. 11. Tác giả: Lâm Văn Cường.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Đề tài: Một số biện pháp nâng cao kỹ năng vẽ đồ thị hàm số bậc nhất cho học sinh lớp 9.  Học sinh không còn được rèn luyện lại kỹ năng giải phương trình bậc nhất ở lớp 8.  Các bài tập về tìm tọa độ giao điểm của đồ thị hàm số với các trục tọa độ cũng như bài toán tính diện tích tam giác tạo bởi đồ thị hàm số với các trục toạ độ sẽ không còn thực hiện với số liệu chính xác nữa. Vì với mắt thường rất khó xác định được chính xác tọa độ giao điểm của đồ thị hàm số với các trục tọa độ. c. Phương pháp sử dụng máy tính bỏ túi: Để tăng thêm hiệu quả của việc tính toán ta có thể hướng dẫn học sinh sử dụng máy tính bỏ túi, ở đây tôi xin phân ra hai loại máy tính bỏ túi: loại máy có phím tạo hàm. và loại máy không có phím này.. CALC. - Loại máy có phím tạo hàm. thường xuất hiện ở các dòng máy từ. CALC. CASIO 570 ES trở lên, hoặc các dòng máy VINACAL. Lấy ví dụ hàm số y  2 x  1 ta hướng dẫn học sinh thực hiện thao tác sau: Thao tác BƯỚC 1: 2. ALPHA. BƯỚC 2:. CALC. BƯỚC 3:. Hiển thị trên máy tính X. - 1. 2X – 1 X?. 1. =. (tức là x  1 ). 1 (tức là y  1 ). 2. =. (tức là x  2 ). 3 (tức là y  3 ). - Loại máy không có phím. CALC. ta hướng dẫn học sinh thực hiện như. sau: Thao tác BƯỚC 1: 2. Ans. BƯỚC 2:. =. BƯỚC 3:. 1 =. -. Hiển thị trên máy tính 1. 2Ans – 1 Một kết quả ngẫu nhiên. 1. (tức là x  1 ). 2Ans – 1. Năm học: 2015 – 2016. 12. Tác giả: Lâm Văn Cường.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Đề tài: Một số biện pháp nâng cao kỹ năng vẽ đồ thị hàm số bậc nhất cho học sinh lớp 9. 1 (giá trị của y). = ấn tương tự bước 3, ta được giá trị y thứ 2 2. =. 2. (tức là x  2 ). 2Ans – 1. 3 (giá trị của y). =. IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Các biện pháp nêu trên được bắt đầu áp dụng từ năm học 2013 – 2014 cho đến nay. Qua các năm học thì tỉ lệ học sinh yếu kém giảm đi đáng kể biểu hiện thông qua kết quả điểm số trên trung bình của các lần kiểm tra 15 phút về nội dung kiến thức vẽ đồ thị hàm số ở các năm học đều tăng lên, cụ thể: - Năm học: 2013 – 2014 là: 20/39 học sinh đạt tỉ lệ là 51,3%. - Năm học: 2014 – 2015 là: 22/36 học sinh đạt tỉ lệ là 61,1%. - Năm học: 2015 – 2016 là: 21/28 học sinh đạt tỉ lệ là 75,0%. Học sinh không còn rụt rè mà mạnh dạn phát biểu, các em cảm thấy tự tin hơn trong giờ học, cảm thấy yêu thích học môn Toán hơn. Từ đó việc giảng dạy của giáo viên cũng trở nên dễ dàng hơn trước. V.. NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG VÀ TỒN TẠI: 1. Thành công: Đa số học sinh thực hiện được các bài tập về vẽ đồ thị hàm số, các em không. còn cảm thấy lúng túng khi gặp các dạng bài tập này. Kỹ năng tính toán của các em cũng được nâng lên. Chất lượng học sinh yếu kém của bộ môn nói riêng và của nhà trường nói chung từ đó cũng giảm xuống rõ rệt. Nguyên nhân chính của thành công nói trên là do việc kết hợp tốt giữa các phương pháp dạy học truyền thống và các phương pháp dạy học trực quan, sinh động. Năm học: 2015 – 2016. 13. Tác giả: Lâm Văn Cường.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Đề tài: Một số biện pháp nâng cao kỹ năng vẽ đồ thị hàm số bậc nhất cho học sinh lớp 9. lấy học sinh làm trung tâm, cùng với việc kết hợp các phần mềm dạy học hiện đại. Đồng thời cũng nhờ vào sự mạnh dạng của giáo viên dạy lớp và sự giúp đỡ tận tình của đồng nghiệp, tổ trưởng chuyên môn và Ban giám hiệu nhà trường. 2. Tồn tại: Việc sử dụng phương pháp này cũng gặp một số vấn đề. : - Điển hình nhất là việc học sinh sẽ giải quyết các dạng bài tập về xác định tọa độ giao điểm của đồ thị với trục tung và trục hoành sẽ khó khăn hơn. Vì thực tế tọa độ điểm trên mặt tính toán và quan sát trên đồ thị sẽ không khớp nhau cho lắm. Khi vẽ đồ thị các em sẽ bị sai sót chút ít do kỹ năng vẽ của mỗi em là khác nhau. - Thứ hai là học sinh sẽ không có cơ hội để rèn luyện kỹ năng thực hiện các bài toán về tìm yếu tố chưa biết trong một đẳng thức nữa. Nhưng vần đề này không mấy quan trọng vì ta có thể rèn luyện cho học sinh ở một chủ đề bài tập khác. - Một bộ phận học sinh hỏng kiến thức quá nhiều, tư tưởng học tập của các em không còn nữa nên buông xuôi không chịu cố gắng.. C. PHẦN KẾT LUẬN: I.. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Theo tôi đề tài sáng kiến kinh nghiệm này có ý nghĩa vô cùng quan trọng: -. Đối với nhà trường: Là một tài liệu chuyên môn giúp cho cán bộ quản lý định. hình ra các phương pháp dạy học thích hợp phù hợp với tình hình thực tiễn trường học, phù hợp với từng loại đối tượng học sinh. Là cơ sở gợi ý cho các tổ chuyên môn xây dựng các chuyên đề dạy học cấp trường. -. Đối với giáo viên: Làm tài liệu tham khảo để áp dụng vào thực tiễn lớp mình. giảng dạy, là tư liệu để tìm ra các biện pháp dạy học tối ưu hơn, giúp nâng cao chất lượng bộ môn mình phân công giảng dạy. Giúp giáo viên trong các môn học có thêm tư liệu để tham khảo. Chẳng hạn giáo viên dạy môn Địa lý có thểm xem đây là một phương pháp nhỏ giúp học sinh học tốt phần vẽ biểu đồ hình cột ….. Năm học: 2015 – 2016. 14. Tác giả: Lâm Văn Cường.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Đề tài: Một số biện pháp nâng cao kỹ năng vẽ đồ thị hàm số bậc nhất cho học sinh lớp 9. -. Đối với học sinh: Cải thiện được kỹ năng vẽ đồ thị hàm số, có thể áp dụng. vào vẽ biểu đồ hình cột trong môn địa lý. Cảm thấy hứng thú và yêu thích môn học hơn. Giúp các em có thêm nhiều kiến thức và học lực cao hơn. II.. KẾT QUẢ ÁP DỤNG: Các biện pháp trên được áp dụng một cách thường xuyên và tại nhiều lớp giảng. dạy qua các năm học từ 2013 – 2014 cho đến này. Tùy đặc thù từng lớp mà kết quả áp dụng có khác nhau, nhưng điểm chung có thể nhận thấy là tỉ lệ học sinh biết vẽ đồ thị hàm số được nâng lên, các em ngày càng tự tin trong phát biểu xây dựng bài và yêu thích môn học hơn. Giáo viên lên lớp cũng cảm thấy thoải mái và giảng dạy một cách dễ dàng hơn các hệ thống kiến thức liên quan đến hàm số sau này. Học sinh lên lớp 10 không cảm thấy lúng túng với hệ thống kiến thức về đồ thị hàm số của lớp 10. III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG: Nội dung của đề tài sáng kiến này có khả năng ứng dụng rộng rãi ở tất các đối tượng học sinh, đặc biệt là các đối tượng học sinh yếu kém ở các trường. Đối tượng học sinh có kỹ năng tính toán chưa được hoàn thiện, hoặc đối tượng học sinh ở vùng đồng bào dân tộc, trình độ tính toán của các em chưa cao. Đề tài này còn là một tư liệu tham khảo hữu ích cho các đồng nghiệp giảng dạy môn toán. Yêu cầu cơ bản đối với giáo viên là sử dụng được các hiệu ứng ẩn hiện, chuyển động điểm và vẽ đồ thị hàm số trong phần mềm Geometer sketchpad. Là một tài liệu hữu ích cho đội ngũ cán bộ quản lí của các trường tham khảo để thực hiện nhằm giảm dần tỉ lệ học sinh yếu kém trong trường. IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Qua quá trình thực hiện các biện pháp trong đề tài tôi rút ra được một số kinh nghiệm như sau: -. Trong quá trình giảng dạy ta cần tìm ra các phương pháp dạy học tối ưu nhất,. phù hợp với đối tượng học sinh mà mình đang tiếp cận, chứ không cứng nhắc theo các phương pháp như trong sách giáo khoa. -. Quan sát và quan tâm nhiều hơn đến các đối tượng học sinh yếu kém trong. lớp, khuyến khích các em học tập, dành nhiều lời khen ngợi hơn là la mắng học sinh.. Năm học: 2015 – 2016. 15. Tác giả: Lâm Văn Cường.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Đề tài: Một số biện pháp nâng cao kỹ năng vẽ đồ thị hàm số bậc nhất cho học sinh lớp 9. -. Xác định rõ cho học sinh biết đây chỉ là phương pháp giải quyết tức thời dành. cho các em học sinh chưa tiếp cận tốt với nội dung kiến thức vẽ đồ thị hàm số chứ không phải là phương tối ưu nhất dành cho tất cả các em. Khuyến khích các em học sinh diện khá giỏi thực hiện theo phương pháp như sách giáo khoa, vì với phương pháp này các em sẽ giải quyết tốt hơn các dạng bài tập xác định tọa độ giao điểm của đồ thị hàm số với hai trục tọa độ. -. Bản thân giáo viên cũng phải tăng cường học tập, nâng cao trình độ chuyên. môn, cập nhật hệ thống kiến thức và phương pháp dạy học mới. Đặc biệt là các phần mềm tin học ứng dụng trong dạy học. Thường xuyên trao đổi, học tập kinh nghiệm giảng dạy với bạn bè đồng nghiệp. V.. KIẾN NGHỊ: Mặc dù các giải pháp trên mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Nhưng đây chỉ là các. giải pháp tức thời mang tính chất chữa cháy nhằm giúp các em học sinh vẽ được đồ thị hàm số bậc nhất. Vấn đề về lâu về dài thì cần phải có cách giải quyết tốt hơn. Sau đây tôi xin có một số kiến nghị cụ thể như sau: - Đối với học sinh: Các em cần dành nhiều thời gian hơn cho việc học tập môn toán ở nhà. Rèn luyện nhiều hơn các kỹ năng tính toán, các quy tắc tính toán. Chỉ có vậy mới nâng cao thực chất kỹ năng học tập môn toán của các em. Tổ chức thảo luận học nhóm tại trường, ở nhà, hợp tác với nhau trong học tập. - Đối với giáo viên: Mỗi giáo viên phải có ý thức tự học tập, nghiên cứu nhiều phương pháp dạy học tối ưu hơn để giúp học sinh tiếp cận hệ thống kiến thức mới dễ dàng hơn. Thường xuyên tìm hiểu để nâng cao kỹ năng sử dụng các phần mềm hỗ trợ cho việc dạy học môn toán như: Geometer sketchpad, Cabri, Geogebra…. Và quan trọng hơn là cần quan tâm nhiều hơn đến tất cả các đối tượng học sinh mà mình giảng dạy trong lớp. - Đối với tổ chuyên môn: Cần đưa đề tài ra xem xét để ứng dụng, có thể tổ chức xây dựng một chuyên đề và tổ chức dạy phụ đạo cho học sinh.. Năm học: 2015 – 2016. 16. Tác giả: Lâm Văn Cường.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Đề tài: Một số biện pháp nâng cao kỹ năng vẽ đồ thị hàm số bậc nhất cho học sinh lớp 9. - Đối với nhà trường: Tạo các điều kiện tốt hơn về cơ sở vật chất, chế độ cho đội ngũ giáo viên để thực hiện việc phụ đạo cho học sinh. Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn về các phần mềm hỗ trợ giảng dạy. VI.. KẾT LUẬN CHUNG: Trên đây là những biện pháp giảng dạy giúp học sinh yếu kém vẽ được đồ thị hàm. số bậc nhất mà qua thực tiễn giảng dạy tôi đã tìm ra và bước đầu áp dụng có hiệu quả. Mong đây sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn bè đồng nghiệp và các cấp quản lí của nhà trường nhằm nâng cao tỉ lệ học sinh khá giỏi và giảm dần tỉ lệ học sinh yếu kém của trường. Tuy dành nhiều thời gian để soạn thảo và chỉnh sửa nhưng trong quá trình viết đề tài cũng không tránh khỏi những sai sót. Xin các bạn bè đồng nghiệp và đọc giả bỏ qua cho và rất mong ý kiến đóng góp của mọi người để tôi có thể hoàn thiện được đề tài này cũng như là tích lũy thêm kinh nghiệm giảng dạy, nhằm nâng cao tay nghề của bản thân. Xin chân thành cảm ơn!. ---- HẾT ----. Năm học: 2015 – 2016. 17. Tác giả: Lâm Văn Cường.

<span class='text_page_counter'>(18)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×