Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 11 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>1. Tên tình huống Hạ Hòa quê em một vùng trung du với rừng cọ, đồi chè và diện tích lớn đất nông nghiệp. Theo thống kê vào thời điểm tháng 6 năm 2015 diện tích lúa đã cấy và cho thu hoạch của huyện là 4.086,5 ha (*). Tuy nhiên, sau mỗi mùa thu hoạch lúa nhiều nông dân đã đốt rơm, rạ ngay trên cánh đồng, thậm chí trên các tuyến đường giao thông. Khói từ việc đốt rơm rạ với khối lượng lớn không chỉ gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe người dân mà còn là nguyên nhân gây mất an toàn giao thông. Để giải quyết tình trạng này, chúng em xin đưa ra: “Một số phương pháp sử dụng rơm rạ đem lại lợi ích kinh tế, không làm ô nhiễm môi trường”. 2. Mục tiêu giải quyết tình huống - Vận dụng kiến thức liên môn giúp mọi người hiểu tác hại của việc đốt rơm rạ sau mỗi vụ thu hoạch lúa. - Giúp người dân biết cách sử dụng rơm rạ đạt hiệu quả cao đem lại lợi ích kinh tế cho gia đình. - Giúp chúng em rèn kĩ năng thu thập, lựa chọn và xử lí thông tin, kĩ năng tổng hợp và hệ thống hóa tri thức. 3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống - Nghiên cứu một số tài liệu nói về tác hại của việc đốt rơm rạ, sách giáo khoa giáo dục công dân 6, giáo dục công dân 7, tài liệu của UBND, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hạ Hòa. - Tìm hiểu đặc điểm địa lí, địa hình, khí hậu huyện Hạ Hòa. - Phỏng vấn bà con trong khu dân cư để tìm hiểu cách sử dụng rơm rạ sau khi thu hoạch lúa. - Ứng dụng CNTT: công cụ tìm kiếm Google, soạn thảo văn bản. 4. Giải pháp giải quyết tình huống - Môn Địa lí: vị trí địa lí, đặc điểm địa hình, khí hậu huyện Hạ Hòa; cách vẽ biểu đồ. - Môn Lịch sử: truyền thống trồng lúa nước của người dân huyện Hạ Hòa. - Môn Sinh học: môi trường bị ô nhiễm như thế nào khi người dân đốt rơm rạ. - Môn Công nghệ: quy trình xử lý rơm rạ thành thức ăn chăn nuôi hoặc phân bón hữu cơ. (*) Theo báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2015 của UBND huyện Hạ Hòa.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Môn Giáo dục Công dân: tuyên truyền, giáo dục trong nhà trường, khu dân cư về ý thức tự giác bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình, cộng đồng. - Môn Toán: thống kê thu thập dữ liệu, tính được lượng của một số khí thải ra nếu đốt rơm rạ sau thu hoạch. - Môn Hóa học: các khí thải ra từ khói rơm rạ. - Môn Tin học để soạn thảo văn bản, khai thác thông tin trên mạng. Một số trang thông tin chúng em đã truy cập để tìm hiểu kiến thức: + Tainguyenmoitruong.com.vn + Tusach.thuvienkhoahoc.com + Bachkhoatrithuc.com + (*) + (*) Theo - Môn Ngữ văn: vận dụng trong việc sử dụng từ ngữ, cách đưa ra ý kiến và thuyết minh về tác hại của khói rơm rạ. 5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống - Chúng em sưu tầm, tìm hiểu kiến thức chuẩn xác từ các nguồn thông tin nêu trên (mục 3). Sau đó thảo luận, thống nhất ý tưởng, lập dàn ý chi tiết cho bài. Đồng thời, chúng em cũng tham khảo ý kiến của các thầy cô giáo bộ môn liên quan; các ý kiến, kinh nghiệm của một số gia đình. Cuối cùng, chúng em viết thành bài viết hoàn chỉnh, đưa một số hình ảnh minh họa để bài viết thêm cụ thể, sinh động. - Bài thuyết minh: Trong thời gian gần đây qua các phương tiện thông tin đại chúng ta thấy vần đề ô nhiễm môi trường là mối quan tâm của rất nhiều quốc gia trên thế giới. Ví dụ như màn khói mù dày đặc và độc hại bao phủ lên khu vực phía Đông Bắc của Trung Quốc, khiến nhà chức trách ở 10 thành phố đồng loạt nâng mức cảnh báo lên cao nhất và khuyến cáo người dân nên ở trong nhà. Những năm gần đây, Trung Quốc phải đối mặt với ô nhiễm không khí ở mức cao, đặc biệt là khu vực Đông Bắc vốn phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu than đá và là trung tâm công nghiệp của nước này. Hay gần hơn là cháy rừng tồi tệ ở Indonesia gây loang khói bụi mù mịt. Mù khô, mây khói do cháy rừng từ Indonesia đã ảnh hưởng nặng nề tới các quốc gia như Việt Nam, Thái Lan….
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Hình 1: Ô nhiễm nặng trong đô thị Trung Quốc. Hình 2: Cháy rừng diện rộng ở Indonesia. Nghe rất xa xôi nhưng ngay ở những vùng nông thôn Việt Nam không có các khu công nghiệp nhưng đến hẹn lại lên vào tháng 5 và tháng 10 hàng năm, cứ mỗi khi mùa gặt kết thúc là người dân lại tập trung rơm rạ để đốt bỏ. Khói bụi bay theo chiều gió ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và sức khỏe của chính bản thân họ..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Hình 3: Khói rơm theo gió lan tỏa khắp cánh đồng. Hình 4: Khói rơm rạ bay đi khắp nơi, gây ô nhiễm nặng cho nông thôn, thành thị. Hạ Hòa quê em nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Phú Thọ, gồm 32 xã, 1 thị trấn nằm ở hai bên sông Thao. Huyện có diện tích 339,34 km2. Diện tích trồng lúa 4.086,5 ha. Địa hình Hạ Hòa thuộc dạng lòng chảo, thoải dần theo hướng Đông Nam, được tạo nên bởi các triền núi cao. Khí hậu của Hạ Hòa nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, mang nhiều nét đặc trưng của khí hậu miền núi phía Tây Bắc. Sông ngòi và hồ đầm phong phú, đất đai phì nhiêu (*). Tất cả những điều kiện trên thuận lợi để huyện phát triển nông nghiệp trồng lúa nước. Tương truyền rằng mẹ Âu Cơ cùng các con đi đến đâu cũng thu phục nhân tâm, dạy dân cấy lúa trồng dâu, nuôi tằm dệt vải. Trên con đường dài muôn dặm đó, một ngày kia Người đến trang Hiền Lương, quận Hạ Hoa, trấn Sơn Tây (*).
<span class='text_page_counter'>(5)</span> nay là xã Hiền Lương huyện Hạ Hòa. Thấy phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp Người cho khai hoang lập ấp, dạy dân cấy lúa trồng dâu, nuôi tằm dệt vải. Tưởng nhớ đến người xưa có công mở đất, tôn thờ đạo gia tiên vừa là một mỹ tục vừa là tín ngưỡng của nhân dân Hạ Hòa. Đền Âu Cơ - còn gọi là đền Quốc Mẫu được xây dựng lâu đời trên đất Hiền Lương. Sau đền cây đa cổ thụ cành lá xum xuê phủ kín một khoảng không gian rộng lớn, tạo thêm vẻ trang nghiêm u tịch. Đền tọa lạc giữa bốn bề là cánh đồng lúa mênh mông bát ngát.. Hình 5: Đền mẫu Âu Cơ – huyện Hạ Hòa – tỉnh Phú Thọ. Cũng giống như những vùng nông thôn khác ở Việt Nam người nông dân ở huyện Hạ Hòa sau mỗi mùa thu hoạch lúa một lượng rơm rạ rất lớn được thải bỏ trực tiếp trên đồng ruộng, trở thành chất thải và cần phải được xử lý để chuẩn bị đất cho vụ mùa gieo trồng mới hay làm thức ăn trực tiếp cho gia súc nhưng không qua xử lý. Trước đây rơm rạ sau khi thu hoạch bao gồm việc thu về để làm nhiên liệu đun nấu, rải trên cánh đồng, cày vùi vào đất hoặc sử dụng như chất che phủ cho các cây trồng. Ngày nay, đời sống ở huyện nhà đã được cải thiện, người nông dân có xu hướng sử dụng các loại nhiên liệu đã được thương mại hóa mà ít sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp để đun nấu trong gia đình. Điều này dẫn đến tình trạng đốt rơm rạ ngay tại đồng ruộng sau thu hoạch ngày càng trở nên phổ biến. Người nông dân thường đốt rơm rạ khi chúng chưa khô hoàn toàn, đồng thời họ cũng thường đốt vào chiều tối khi nhiệt độ không khí hạ xuống khiến khói, bụi không thể bay lên cao. Kết quả là những đám khói đặc quánh được hình thành và bao trùm một vùng rộng lớn..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Hình 6: Tầm nhìn khi tham gia giao thông cũng bị ảnh hưởng. Trong khói đốt rơm, rạ có các hạt bụi nhỏ, bồ hóng muội than, khí CO, CO2, SO2, CH4... Đốt 1 ha có trung bình 7 tấn rơm sẽ phác thải 9,1 tấn khí CO 2, 0,798 tấn khí CO, 0,398 tấn các chất hữu cơ độc hại và 0,012 tấn tro bụi(*)... Bảng 1: Biểu đồ hình tròn biểu diễn mục đích sử dụng rơm rạ sau thu hoạch vụ chiêm xuân 2015 của người dân trong huyện. Đốt tại đồng Rải vườn tạo mùn và ngăn cỏ dại. Thức ăn cho động vật Mục đích khác (Đun nấu, làm nấm). 11.10% 3.30%. 20.50%. 65.10%. (*) Theo .
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Bảng 2: Thống kê diện tích, lượng rơm rạ đốt trên đồng ruộng của huyện Hạ Hòa trong vụ chiêm xuân năm 2015 Diện tích (ha). Sản lượng rơm rạ (tấn). Lượng rơm rạ bị đốt (tấn). 4 086,5. 28 605,5. 16 333,7. Bảng 3. Lượng khí thải từ việc đốt rơm rạ trong vụ chiêm xuân năm 2015 Nhân tố. Hệ số/ 1 tấn rơm. Lượng thải (tấn). CO2. 1,3. 21 233,8. CO. 0,114. 1 862. Các chất hữu cơ độc hại. 0,057. 931. Tro bụi. 0,002. 32,7. Về lâu dài, khói bụi, khí độc hít phải sẽ gây tổn thương khó nhận thấy nhưng nguy hiểm vì nó từ từ phá hủy bộ máy hô hấp. Trước hết là mũi họng, thanh quản bị viêm thường xuyên. Dấu hiệu ban đầu chỉ là hắt hơi, sổ mũi nhưng sau đó dẫn đến viêm mạn tính đường hô hấp trên. Người bị bệnh luôn thiếu oxy dẫn đến suy giảm sức khỏe và dễ mắc các bệnh khác như bệnh phổi tắc nghẽn phổi mãn tính, viêm phế quản, viêm phổi và ung thư phổi. Khi đường hô hấp trên bị tấn công và phá hủy dần, sẽ không còn khả năng ngăn chặn những bụi bặm vi trùng tấn công sâu hơn vào phế quản và phổi. Bị viêm lâu ngày, khí quản phải chống lại bằng cách tăng tiết nhiều đờm gây cản trở lưu thông bình thường ở đường thở. Tắc nghẽn này gây khó thở và ứ đọng đờm dãi trở thành môi trường cho các vi khuẩn sinh sôi và dần đẩy người bệnh vào suy hô hấp, suy tim, suy nhược cơ thể và tử vong. Không những gây hại cho sức khỏe con người, lửa từ các đống rơm, rạ còn có thể gây cháy ruộng, cháy nhà, gây ra tai nạn giao thông... Các phương pháp thay thế cho việc đốt rơm rạ đem lại hiệu quả kinh tế không làm ô nhiễm môi trường: Ông Bùi Đức Tuyển ở xã Xuân Áng có quy trình ủ rơm rạ làm thức ăn chăn nuôi, ủ rơm thành phân bón hữu cơ như sau: 1. Ủ rơm u rê làm thức ăn chăn nuôi a. Lợi ích - Tăng giá trị dinh dưỡng, bò ăn được nhiều rơm hơn, cung cấp thêm đạm cho bò. - Nếu ủ rơm tươi không mất công phơi, không phụ thuộc vào thời tiết và giữ được các chất dinh dưỡng..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> b. Vật tư cần chuẩn bị - Nguyên liệu ủ: Ủ rơm khô: 100 kg rơm khô + 4kg urê + 80-100 lít nước sạch Rơm tươi: 100 kg rơm tươi + 1,5kg urê + 1 kg vôi bột (nếu có) - Dụng cụ ủ: Túi nylon hoặc bể … - Dây buộc túi (ủ bằng túi) hoặc bạt phủ (nếu ủ bằng bể) c. Cách ủ rơm bằng túi nylon Bước 1: Cân rơm, tính lượng đạm urê và lượng nước cần thiết. Hình 7: Cân rơm, tính lượng đạm urê và lượng nước cần thiết. Bước 2: Chuẩn bị túi ủ (Cắt túi ủ: 2,5-3,5m, kiểm tra túi ủ (có bị thủng không…) và buộc chặt đầu dưới của túi. Hình 8: Chuẩn bị túi ủ. Bước 3: Cho rơm vào túi ủ, mỗi lớp dày khoảng 20 cm. - Rơm khô: Hoà đạm u rê vào nước và tưới đều lên rơm - Rơm tươi: Rắc u rê trực tiếp lên rơm tươi.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> Hình 9: Cho rơm vào túi ủ. Bước 4: Dùng chân nén chặt và buộc kín túi. Hình 10: Nén chặt và buộc kín túi. d. Thời gian sử dụng và kiểm tra chất lượng - Rơm ủ sau 2 tuần (mùa hè) hoặc 3 tuần (mùa đông) có thể sử dụng cho bò ăn. Nên sử dụng trước 3 tháng kể từ ngày ủ - Rơm ủ có chất lượng tốt: Màu nâu, vàng và có mùi hắc - Lấy ra nhanh và buộc túi ngay không để bay mất Amoniac 2. Ủ rơm thành phân bón hữu cơ a) Lợi ích - Phân bón hữu cơ là loại phân bón mà các hộ nông dân có thể tự làm được bằng cách ủ rơm rạ với chế phẩm vi sinh dùng để bón vào đất làm tăng độ phì nhiêu, tăng năng suất, chất lượng cho cây trồng; giảm ô nhiễm môi trường. b. Vật tư cần chuẩn bị - Nguyên liệu ủ: Rơm rạ tươi sau thu hoạch được chất đống với chiều rộng 2m.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> Chế phẩm vi sinh Fito-Biomix RR, NPK - Dụng cụ ủ: Túi nylon hoặc bể … c. Tiến hành ủ - Rơm rạ tươi sau thu hoạch được chất đống với chiều rộng 2m, cứ mỗi lớp 30cm tưới một lượt dung dịch chế phẩm vi sinh Fito-Biomix RR, bổ sung thêm NPK và phân chuồng nếu có. - Sau đó, tiến hành ủ bằng cách sử dụng nylon, bạt,… che đậy kín đảm bảo nhiệt độ ủ từ 45 – 500C.. Hình 11: Ủ rơm thành phân bón hữu cơ bằng cách sử dụng nylon ngay tại ruộng. d. Thời gian sử dụng và kiểm tra chất lượng - Sau 10 - 15 ngày tiến hành kiểm tra và đảo trộn để giúp rơm rạ vụn thêm, đảm bảo độ ẩm cũng như nhiệt độ của đống ủ luôn trong mức tối ưu. Nếu phát hiện chỗ nào chưa đảm bảo độ ẩm thì tưới bổ sung thêm để cho nguyên liệu hoại hoàn toàn. - Sau 25 - 30 ngày rơm rạ phân hủy tốt thành phân ủ hữu cơ. Ngoài ra ở nhiều vùng bà con nông dân dùng rơm rạ làm nấm rơm, nấm bào ngư vừa giúp giải quyết công ăn việc làm, vừa có thêm thu nhập. Điều quan trọng nhất để xóa bỏ việc đốt rơm rạ là ở chính bà con nông dân. Bản thân người nông dân cũng đã nhận thấy rõ ràng về tác hại của việc đốt rơm, rạ trong ngày mùa, song mọi việc có thể thay đổi được hay không thì còn phụ thuộc vào sự thay đổi về nhận thức, thói quen của chính họ. 6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống - Sử dụng rơm rạ hiệu quả, tránh tình trạng đốt rơm gây ô nhiễm môi trường. Việc làm này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nóng lên của trái đất..
<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Tạo thêm nguồn thức ăn cho chăn nuôi ở các thời điểm khó khăn như mùa đông ở các tỉnh miền núi phía Bắc. - Chế biến rơm thành phân hữu cơ, bón trở lại cho đồng ruộng. Hạn chế được việc lạm dụng phân hoá học và thuốc hoá học trên đồng ruộng mà vẫn đảm bảo được năng suất và ngày càng nâng cao chất lượng. Như vậy kiến thức liên môn tạo điều kiện cho chúng em tích cực, sáng tạo, hăng say hơn trong việc học tập. Bài học của chúng em không chỉ mang tính chất lí thuyết đơn thuần trong phạm vi một bộ môn mà có thể nhận thức sâu hơn về kiến thức của các môn học khác trong chương trình thông qua những vấn đề thực tiễn. Hơn thế chúng em càng thêm hiểu biết từ đó sẽ tuyên truyền trước hết cho gia đình mình, hàng xóm và những người dân trong địa phương để mọi người cùng thực hiện..
<span class='text_page_counter'>(12)</span>