Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Tiểu luận dân tộc học nét khái quát chung về các tộc người được trưng bày tại bảo tàng dân tộc việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 32 trang )

Câu 1 : Anh chị hãy trình bày những nét khái quát chung về các tộc người được trưng
bày tại bảo tàng DTHVN ( bắt buộc).
Câu 2 ( chọn 1 trong 4 ) 2.1) Mơ hình nhà ở truyền thống người Ba-na ở bảo tàng
DTHVN 2.2) Mơ hình nhà ở truyền thống người Ê - đê ở bảo tàng DTHVN 2,3) Mơ hình
nhà mồ Tây Ngun tại bảo tàng DTHVN 2.4) Mơ hình nhà ở truyền thống của người
Việt(Kinh) ở bảo tàng DTHVN
Phần I: Nét khái quát chung về các tộc người được trưng bày tại bảo tàng dân tộc
Việt Nam.
1. Giới thiệu chung
Việt Nam có dân số gần 86 triệu người (2009), như một đại gia đình gồm 54 dân tộc:
người Việt (Kinh) và 53 dân tộc thiểu số. Nhiều dân tộc lại bao gồm một số nhóm địa
phương. Bức tranh ngôn ngữ tộc người rất phong phú, gồm 5 ngữ hệ:
-

Ngữ hệ Nam Á: gồm hai nhóm ngơn ngữ Việt-Mường và Mơn-Khơme

-

Ngữ hệ Thái-Kađai: gồm nhóm Tày-Thái và Kađai

-

Ngữ hệ Hmơng-Dao

-

Ngữ hệ Hán-Tạng : gồm nhóm Tạng-Miến và Hán

-

Ngữ hệ Nam Đảo



Mỗi dân tộc có những sắc thái văn hoá riêng, đồng thời giữa các dân tộc cũng có những
nét tương đồng. Văn hố của các dân tộc vừa có sự tiếp nối truyền thống, vừa bao gồm
những yếu tố được tạo thành trong quá trình giao lưu lẫn nhau, ở cấp vùng cũng như
quốc gia, và cả sự ảnh hưởng từ bên ngoài, đặc biệt là của quan hệ lâu đời với Trung
Hoa, Ấn Độ và Đông Nam Á, sau đó là q trình tiếp thu những yếu tố văn hoá phương
Tây.
Lối sống cổ truyền phổ biến của các dân tộc đều dựa trên nông nghiệp trồng lúa nước
hoặc lúa rẫy là chính, kết hợp với chăn ni gia đình, hái lượm, săn bắt, đánh bắt cá;
nghề thủ công (dệt vải, đan lát, rèn, làm gốm, làm mộc…) và kinh tế hàng hố ở những
trình độ khác nhau. Các dân tộc đều lấy làng làm đơn vị tổ chức xã hội quan trọng,


nhưng từ hình thức quần cư, kiểu dáng nhà cửa, đến truyền thống gia đình, xã hội và tơn
giáo thì đa dạng. Tín ngưỡng vạn vật hữu linh, đến nay vẫn phổ biến, là cơ sở cho những
sinh hoạt lễ tục nhiều vẻ của phần đông nhân dân các dân tộc. Thực hành Phật giáo,
Cơng giáo, Hồi giáo… đóng vai trò quan trọng đối với nhiều bộ phận dân cư. Hiện nay,
các dân tộc đang ở những mức độ khác nhau trên con đường phát triển cuộc sống hiện
đại và tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế.
Tất cả 54 dân tộc của Việt Nam đều được giới thiệu trong trưng bày thường xuyên ở toà
nhà “Trống đồng”, theo lộ trình gồm 12 khơng gian nối tiếp nhau:
1. Giới thiệu chung
2. Việt
3. Mường, Thổ, Chứt
4. nhóm Tày-Thái
5. nhóm Kađai
6. Hmông-Dao
7. Tạng-Miến
8. Môn-Khơme miền Bắc
9. Môn-Khơme Trường Sơn – Tây Nguyên

10. Nam Đảo
11. Chăm, Hoa, Khơme
12. Giao lưu văn hóa

2. Nhóm Việt Mường
Hầu hết các cư dân thuộc nhóm ngơn ngữ Việt – Mường phân bố ở Việt Nam, gồm 4 dân
tộc: Việt, Mường, Thổ, Chứt, với dân số gần 75 triệu người (2009), chiếm hơn 87% dân
số chung toàn quốc.
Các dân tộc có chung một cội nguồn lịch sử. Tổ tiên họ, cư dân Lạc Việt, lập nghiệp ban
đầu ở miền trung du và đồng bằng Bắc Bộ và bắc Trung Bộ. Thành tựu khảo cổ học minh
chứng cho các giai đoạn phát triển liên tục từ sơ kỳ thời đại đồng thau tới sơ kỳ thời đại
đồ sắt, mà đỉnh cao là nền văn hố Đơng Sơn nổi tiếng tồn tại từ đầu thiên niên kỷ thứ
nhất trước Cơng ngun. Q trình phân hố tộc người diễn ra suốt nhiều thế kỷ sau
Công nguyên.


Trong truyền thống, giữa 4 dân tộc có nhiều điểm giống nhau về ngôn ngữ và phong tục
tập quán. Bên cạnh đó, điều kiện sống, những biến động lịch sử và sự tiếp thu văn hố từ
bên ngồi làm cho các dân tộc này khác biệt nhau. Người Việt (Kinh) trở thành dân tộc
đa số của quốc gia. Người Mường gần gũi với người Thái về nhiều khía cạnh văn hoá,
đặc biệt là về tổ chức xã hội. Trong khi đó, người Thổ và người Chứt có dân số ít, lại
gồm nhiều nhóm nhỏ sinh sống trên địa bàn khơng thuận lợi và bị hồn cảnh xơ đẩy vào
trạng thái suy thoái suốt một thời gian dài trong quá khứ, vì vậy đời sống khó khăn bậc
nhất ở Việt Nam. Nhiều nhóm trong hai cộng đồng Thổ và Chứt, cũng như nhóm Nguồn
của người Việt, vốn là cư dân vùng đồng bằng đã phiêu dạt lên miền núi từ lâu đời, nên
vẫn bảo lưu nhiều yếu tố ngôn ngữ và văn hoá của người Việt cổ.
Trưng bày về các dân tộc nhóm Việt - Mường được bố trí ở tầng 1 của tịa "Trống đồng".
Có nhiều chủ đề khác nhau, được thể hiện thông qua các hiện vật, ảnh thực địa và bài
viết bằng 3 ngữ: Việt, Pháp, Anh. Có 2 điểm trưng bày bằng hình thức tái tạo, kèm theo
phim video: Nghề nón làng Chng (người Việt) và Đám ma người Mường. Ngoài ra, ở

Vườn Kiến trúc (khu trưng bày ngồi trời) có một khn viên người Việt vùng Thanh
Hóa.
Người Mường
Là một trong 3 dân tộc thuộc nhóm ngơn

ngữ Việt - Mường,

người Mường chỉ có mặt ở VIệt Nam. Với

dân số hơn 1,2 triệu

người (2009), họ cư trú chủ yếu ở tỉnh

Hồ Bình, trong 4

mường xưa nổi tiếng: Bi, Vang, Thàng,

Động; một số sinh

sống ở các tỉnh Thanh Hoá, Phú Thọ, Sơn

La…

Người Mường làm ruộng nướctrong các thung lũng với trình độ canh tác khá cao. Ngồi ra, họ cịn chăn
ni gia súc, gia cầm, săn bắn, đánh cá, hái lượm và làm thủ cơng nghiệp.
Làng xóm định cư ở chân núi, bên sườn đồi, gần sông suối. Chế độ Nhà lang theo hình thức thế tập là tổ
chức xã hội truyền thống trước đây. Mỗi dòng họ lãnh chúa (Đinh, Qch, Bạch, Hồng, Hà...) đều có lệ
luật riêng để chi phối các bản trong mường thuộc phạm vi quản lý của mình.
Người Mường có kho tàng văn học dân gian phong phú với những sử thi, truyện thơ nổi tiếng như Đẻ đất
đẻ nước, Út Lót - Hồ Liêu, Nàng Nga - Hai Mối..., có các làn điệu hát ví, xéc bùa hay sắc bùa và những

điệu dân vũ đặc sắc như múa bông, múa quạt, múa sạp.


Trưng bày về người Mường ở tầng 1 của toà nhà "Trống đồng". Phòng trưng bày được tổ chức theo các
chủ đề như: dệt vải, săn bắt, nhạc cụ, tang lễ, bếp... Ngồi hiện vật, cịn có các bài viết theo chủ đề được
thực hiện bằng 3 ngôn ngữ (Việt, Pháp, Anh), các bức ảnh cung cấp những hình ảnh sống động về cuộc
sống trong các bản. Khu sắp đặt về đám tang cịn có phim tư liệu dân tộc học, ghi hình ở tỉnh Hồ Bình
năm 2002.

Người Việt
Là một trong 3 dân tộc thuộc nhóm ngơn ngữ Việt - Mường, người Việt (Kinh) với số dân hơn 73.594.000
người (2009), chiếm gần 86% dân số toàn quốc. Người Việt sống trên khắp cả nước, nhưng tập trung ở
vùng đồng bằng, trung du và ven biển. Hình thức nhà nước đầu tiên của người Việt cổ xuất hiện từ
khoảng đầu thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên. Người Việt luôn là trung tâm liên kết các dân tộc
trong lịch sử dựng nước và giữ nước.
Làng là đơn vị cư trú cơ bản, nơi sản xuất nông phẩm, làm thủ công nghiệp và buôn bán nhỏ, được tổ
chức chặt chẽ với bộ máy quản lý theo lệ tục. Làng thường có đình thờ Thành hồng, chùa thờ Phật, đền
thờ Thánh và các danh nhân văn hố, lịch sử. Làng là mơi trường duy trì cơ cấu xã hội và văn hố
truyền thống Việt.
Đô thị xuất hiện sớm và phát triển thành các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hố. Người Việt vừa tiếp
thu những yếu tố văn hoá Trung Hoa, Ấn Độ và phương Tây, vừa bảo tồn, phát triển tiếng nói và những
tinh hoa văn hố của dân tộc. Chữ Hán, Nôm và Quốc ngữ lần lượt giữ vai trị quan trọng trong lịch sử
phát triển quốc gia.
Trong tồ nhà "Trống đồng" của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, không gian trưng bày thường xuyên về
người Việt ở tầng 1, mở đầu lộ trình tham quan "Các dân tộc Việt Nam". Hơn 70 hiện vật của người Việt
đã được lựa chọn và giới thiệu theo các chủ đề như rối nước, tín ngưỡng thờ Mẫu, nhạc cụ, đồ chơi dân
gian, về nghề thủ công, như đúc đồng, chạm gỗ, nghề sơn, tranh Đông Hồ... Một số sắp đặt ấn tượng
được bố trí trong khơng gian Việt, như làm nón, xe đạp chở đó, bàn thờ gia tiên. Các chủ đề được minh
hoạ bằng những bức ảnh thực địa sống động và các bài viết cơ đọng.
Ngồi ra, trong Vườn Kiến trúc (trưng bày ngoài trời) của Bảo tàng, cơng chúng có thể khám phá một

khn viên gồm các ngôi nhà người Việt với những chạm trổ tinh xảo. Các ngơi nhà này được đưa về từ
Thanh hố, trong đó nhà chính đã hơn 100 năm tuổi.

3. Nhóm Tày – Thái


Ở Việt Nam, thuộc nhóm ngơn ngữ Tày – Thái (ngữ hệ Thái – Kađai) có 8 dân tộc, với
tổng dân số gần 4,4 triệu người (2009). Người Tày, Nùng, Sán Chay, Giáy, Bố Y cư trú
ở vùng Đông Bắc, người Thái, Lào, Lự phân bố từ Tây Bắc đến miền tây Thanh Hố,
Nghệ An. Tổ tiên người Tày có mặt ở Việt Nam từ hơn 2.000 năm trước; các tộc người
khác di cư tới sau, thậm chí mới vài ba trăm năm.
Cư dân nhóm Tày – Thái thường tụ cư ở các vùng thung lũng và có trình độ kỹ thuật cao
trong canh tác lúa nước, với những biện pháp như dùng cày có trâu kéo, thâm canh, làm
thủy lợi... Một số nghề thủ công truyền thống rất phát triển, đặc biệt là dệt vải.
Thiết chế gia đình theo truyền thống phụ hệ. Từ rất sớm đã xuất hiện hình thức tổ chức
xã hội theo kiểu phong kiến sơ kỳ, điển hình là chế độ quằng ở ngườiTày, phìa tạo ở
ngườiThái. Các cư dân nhóm Tày – Thái thờ cúng tổ tiên và chịu ảnh hưởng của Khổng
giáo, Phật giáo, Đạo giáo ở các mức độ khác nhau. Nhiều giá trị văn hóa của họ ảnh
hưởng khơng ít đến các tộc người khác trong vùng. Ở nhiều nơi, tiếng Tày hoặc tiếng
Thái đã trở thành ngôn ngữ giao tiếp chung của địa phương. Một số cư dân có chữ viết
riêng, theo mẫu tự Ấn Độ hoặc chữ tượng hình.
Trưng bày về các cư dân nhóm Tày – Thái được bố trí tập trung trong ngơi nhà sàn của
người Thái Đen, dựng trong tầng 2 của tòa nhà “Trống đồng”. Văn hóa và cuộc sống của
họ giới thiệu thơng qua hệ thống hiện vật, ảnh thực địa và các bài viết. Ngồi ra, cịn có
các mơ hình nhà ở thu nhỏ và các phim tư liệu dân tộc học. Trong Vườn Kiến trúc (khu
trưng bày ngoài trời) của Bảo tàng có các cơng trình của người Tày, Nùng.
Người Tày
Người Tày, với các nhóm địa phương là Pa

dí, Thổ, Ngạn, Phén, Thu


Lao, là một dân tộc thiểu số trong số 54 dân

tộc tại Việt Nam.

Người Tày nói tiếng Tày, một ngơn ngữ thuộc ngữ chi Thái của hệ ngôn ngữ Tai-Kadai.
Người Tày sinh sống chủ yếu ở vùng miền núi thấp phía bắc Việt Nam. Người Tày trước đây hay được
gọi là người Thổ (tuy nhiên tên gọi này hiện nay được dùng để chỉ một dân tộc khác, xem bài người
Thổ). Người Tày có dân số đơng thứ 2 ở Việt Nam.


Người Tày, Nùng có mối quan hệ gần gũi với người Choang tại Trung Quốc. Người Tráng ở Trung Quốc
cũng chính là người Tày-Nùng ở Việt Nam
Người Nùng
Người Nùng, với các nhóm địa

phương: Nùng

Xuồng, Nùng Giang, Nùng An, Nùng

Lịi, Nùng Phàn

Sình, Nùng Cháo, Nùng Inh, Nùng Quy

Rịn, Nùng Dín, là một

trong số 54 nhóm sắc tộc được chính phủ

Việt Nam chính thức phân


loại.
Người Nùng nói tiếng Nùng, là ngơn ngữ thuộc ngữ chi Tai của ngữ hệ Tai-Kadai.
Người Nùng sống tập trung ở các tỉnh đông bắc Bắc Bộ như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái
Nguyên, Bắc Giang, Tuyên Quang v.v (chiếm tới 84%). Hiện tại, một lượng lớn đã di cư vào các tỉnh Tây
Nguyên (11 %), chủ yếu tại Đăk Lăk. Quá trình di cư này bắt đầu vào năm 1954, khi Việt Minh kiểm soát
miền bắc Việt Nam.
Người Nùng có quan hệ gần gũi với người Tày và người Tráng sống dọc biên giới với Trung Quốc. Tại
Trung Quốc, người Nùng cùng với người Tày được xếp chung vào dân tộc Tráng.

4.Nhóm Kađai
Thuộc ngữ hệ Thái – Kađai, ngôn ngữ Kađai được coi như một gạch nối giữa ngôn ngữ
Thái và ngôn ngữ Nam Đảo. Trong các cư dân ngôn ngữ Kađai, đông nhất là người Lê ở
đảo Hải Nam (Trung Quốc), còn lại là các tộc người dân số ít, như: Kelao, Mulao, La
Chí, Pu Péo, La Ha, phần đông sinh sống ở vùng biên giới Việt - Trung. Tiếng Bê ở đảo
Hải Nam và tiếng Sek ở Trung Lào cũng thường được xếp vào nhóm ngơn ngữ này.
Ở Việt Nam có 4 tộc người thuộc nhóm ngơn ngữ Kađai: La Chí, La Ha, Cờ Lao và Pu
Péo, với tổng dân số gần 25.000 người (2009). Địa bàn cư trú chủ yếu của họ là những
vùng núi cao gần biên giới phía bắc, trong các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Lào Cai và Hà
Giang.


Tuỳ địa phương, các cư dân nhóm Kađai làm nương bằng cách phát, đốt, chọc lỗ tra hạt,
hoặc làm ruộng bậc thang, nương cày hay thổ canh hốc đá. Họ trồng ngơ, lúa, những cây
có củ, bầu, bí, cây thuốc...
Kiểu nhà của các dân tộc này đa dạng: nhà sàn (La Ha), nhà trệt (Cờ Lao, Pu Péo) hay
nửa sàn nửa trệt (La Chí). Tùy theo nhóm địa phương, y phục có màu đen hay xanh lam
do nhuộm chàm, hoặc có màu sặc sỡ do ghép vải tạo thành. Lương thực chính của họ là
gạo tẻ, gạo nếp hay ngơ, tùy điều kiện canh tác ở địa phương. Các tộc người đều có tập
tục thờ cúng tổ tiên. Nếp sinh hoạt của họ chịu nhiều ảnh hưởng của những tộc người
láng giềng có dân số đơng hơn như Tày, Nùng, Hmông, Thái. Đặc biệt, người La Ha đã

tiếp thu đậm nét về cả văn hóa và ngơn ngữ của người Thái.
Trưng bày về các dân tộc ngôn ngữ Kađai được thực hiện ở tầng 2 của tịa “Trống
đồng”. Văn hóa và cuộc sống của họ thể hiện thông qua các hiện vật thường ngày, công
cụ thủ công, ảnh thực địa... . Ngồi ra cịn có phim video về lễ hội "dâng hoa măng" của
người La Ha.
Người Cờ Lao
Là một trong 4 dân tộc thuộc nhóm ngơn ngữ Kađai (ngữ hệ Thái – Kađai) ở Việt Nam, người Cờ Lao có
mặt ở Hà Giang từ thế kỷ 18 và được gọi bằng các tên khác nhau như: Tứ Đứ, Ho Ki, Voa Đề. Họ có 3
nhóm: Cờ Lao Trắng, Cờ Lao Xanh và Cờ Lao Đỏ, với tổng dân số hơn 2.600 người (năm 2009).
Những người Cờ Lao ở vùng cao núi đá tai mèo chủ yếu làm nương, theo kiểu "thổ canh hốc đá". Ngồi
ngơ là cây lương thực chính, trên nương họ còn trồng lúa mạch, đậu răng ngựa, đậu Hà Lan, su hào...
Những người sống ở các vùng núi đất canh tác ruộng bậc thang, với lúa là cây lương thực chính. Về
nghề thủ cơng, có đan lát, làm đồ gỗ ghép, nhiều bản có thợ rèn làm và sửa chữa nông cụ.
Các bản của người Cờ Lao thường có 15 – 20 nóc nhà, là những gia đình nhỏ theo truyền thống phụ hệ.
Trong hơn nhân, con của chị/em gái được phép lấy con của anh/em trai. Trong tang lễ, khi mai táng, họ
đắp đá rồi mới phủ đất lên mộ. Người Cờ Lao tiếp thu nhiều yếu tố văn hóa của người Hmơng và người
Dao cộng cư.
Trong trưng bày thường xuyên tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, hiện vật của người Cờ Lao, áo, đồ gỗ
gia dụng, vỏ bầu khô..., được giới thiệu cùng với hiện vật của 3 dân tộc khác trong cùng nhóm ngơn ngữ
Kađai, ở tầng 2 của tồ nhà "Trống đồng".


Người Pu Péo
Dân tộc Pu Péo phân bố ở nam

Trung Quốc và bắc Việt

Nam. Ở Việt Nam, người Pu Péo, tự

gọi là Ka Bẻo, có mặt ở


Đồng Văn (Hà Giang) từ thế kỷ 18.

Năm 2009 họ chỉ có gần

700người - một trong 5 dân tộc có dân số dưới 1.000 người. Là một trong 4 dân tộc thuộc nhóm ngơn
ngữ Kađai (ngữ hệ Thái - Kađai), nhưng họ nói giỏi tiếng Hmông (thuộc ngữ hệ Hmông - Dao) và tiếng
Quan Hỏa (ngữ hệ Hán - Tạng).
Người Pu Péo trồng ngô, đậu trên nương, dùng cày cày đất, canh tác theo kiểu xen canh, gối vụ. Một số
nơi họ làm ruộng bậc thang (cấy lúa) và làm vườn (trồng cây ăn quả). Trâu, bò được sử dụng làm sức
kéo. Trong bữa ăn, bột ngơ và canh là 2 món ăn chính của các gia đình.
Váy, áo của phụ nữ Pu Péo đặc sắc ở kỹ thuật đáp và ghép vải màu trang trí, xếp thành các hình tam
giác, hình vng, hình quả trám. Phụ nữ vấn tóc quanh đầu, dùng chiếc lược gỗ gài lại rồi trùm khăn
vuông lên trên.
Người Pu Péo thờ cúng tổ tiên 3 đời, mỗi đời được tượng trưng bằng một hũ sành đặt trên bàn thờ. Vào
dịp Tết Nguyên đán, các gia đình làm bánh chưng đen cúng tất niên, hôm sau họ làm bánh chưng trắng
mừng năm mới. Từ mồng 3 đến 13 tháng Giêng âm lịch, các bản tổ chức lễ Patọng mở đầu mùa sản xuất.
Người Pu Péo cịn có tục hát đối đáp trong đám cưới và đánh trống đồng trong tang lễ.
Trong trưng bày thường xuyên tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, hiện vật của người Pu Péo được giới
thiệu cùng với hiện vật của 3 dân tộc khác trong cùng nhóm ngơn ngữ Kađai, ở tầng 2 của tồ nhà
"Trống đồng".

5.Nhóm Hmơng - Dao
Các dân tộc thuộc ngữ hệ Hmông – Dao gồm khoảng 10 triệu người, phân bố ở Việt
Nam, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Myanmar. Người Hmông (gần 8 triệu) và người Dao
(hơn 1,5 triệu) là hai dân tộc đông nhất trong ngữ hệ. Đây cũng là hai dân tộc có nhiều
nhóm địa phương mang những sắc thái riêng về tiếng nói cũng như phong tục tập qn.
Người Hmơng cịn di cư sang tận châu Âu, châu Mỹ...
Thuộc ngữ hệ này ở Việt Nam, ngoài người Hmơng và người Dao, cịn có người Pà
Thẻn, tổng dân số của cả 3 dân tộc hơn 1,8 triệu người (2009). Họ cư trú ở hầu khắp các



tỉnh miền núi Bắc Bộ, một số ở bắc Trung Bộ. Người Hmông phân bố trên vùng cao;
người Dao và Pà Thẻn chủ yếu sinh sống ở vùng núi giữa.
Người Hmông và Pà Thẻn ở nhà trệt. Người Dao, tuỳ từng nhóm, ở nhà trệt hoặc nhà sàn
hay nhà nửa sàn nửa trệt. Phần đông các tộc người này làm nương; một bộ phận làm
ruộng nước. Phụ nữ nổi tiếng với kỹ thuật trang trí trên vải. Phụ nữ Dao chủ yếu dùng kỹ
thuật thêu; phụ nữ Pà Thẻn thêu, dệt, đáp vải; phụ nữ Hmông thêu, đáp vải, một số nhóm
nổi tiếng với kỹ thuật batik. Đàn ơng Hmơng giỏi nghề rèn và đúc.
Khu vực trưng bày về người Hmơng, Dao và Pà Thẻn được bố trí ở tầng 2 của toà nhà
"Trống đồng". Ngoài các hiện vật, nhất là trang phục, ảnh thực địa, cịn có hai khơng
gian sắp đặt sống động và các phim dân tôc học.
Người Dao (các tên gọi khác: Mán,

Đơng, Trại, Dìu Miền, Kim

Miền, Lù Gang, Làn Tẻn, Đại Bản, Tiểu

Bản, Cốc Ngáng, Cốc Mùn,

Sơn Đầu v.v) là một dân tộc có địa bàn cư

trú truyền thống là

nam Trung Quốc, và lân cận ở bắc phần

tiểu vùng Đông Nam Á.

Tại Trung Quốc người Dao là một trong


số 56 dân tộc thiểu số ở

được công nhận, (tiếng Hán: 瑶瑶,

Pinyin: Yáo zú, nghĩa

là Dao tộc) với dân số là 2.637.000

người. Người Dao cũng là

một dân tộc thiểu số ở Lào, Myanma, Thái Lan.
Người Dao là một trong số 54 dân tộc tại Việt Nam, với số dân là 751.067 người (2009). Ở Việt Nam,
người Dao tuy có dân số khơng đơng nhưng các bản làng của họ trải rộng tại các miền rừng núi phía
Bắc (Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Tuyên Quang,...) đến một số tỉnh trung du như:
Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hịa Bình và miền biển Quảng Ninh (người Dao Thanh Y) .
Ngồi ra, người Dao cịn chia ra thành nhiều nhóm khác nhau, với những nét riêng về phong tục tập
quán mà biểu hiện rõ rệt nhất là trên trang phục của họ như: Dao Đỏ, Dao Quần Chẹt, Dao Thanh Y,
Dao Áo dài, Dao Quần Trắng,... Mặc dù, họ có nhiều nhóm người khác nhau.
Người H'Mơng (RPA: Hmoob/Moob; phát âm tiếng H'Mơng: [mm̥ɔɔ̃ŋ]), là một nhóm dân tộc có địa bàn cư
trú truyền thống là Trung Quốcvà các nước lân cận thuộc tiểu vùng Đông Nam Á là Lào, Việt Nam, Thái
Lan và Myanmar.


Người H'Mơng nói tiếng H'Mơng, một ngơn ngữ chính trong ngữ hệ H'Mơng-Miền. Tiếng H'Mơng vốn
chưa có chữ viết, hiện dùng phổ biến là chữ Hmơng Latin hóa (RPA) và một phần là chữ Pahawh
Hmông, được lập từ năm 1953 ].
Tại Việt Nam người H'Mông là một trong các dân tộc thiểu số có dân số đáng kể trong số 54 dân tộc tại
Việt Nam . Tên gọi dân tộc được ơng Cư Hịa Vần nêu ra là "Mơng" hoặc "HMôngz".
Tại Lào họ được gọi là người Mẹo hay Lào Sủng. Tại Thái Lan theo tiếng Thái là แแแ
แ Maew hay


แแ
แ H'Mông.
Tại Trung Quốc, họ được gọi là Miêu (tiếng Trung: 瑶; bính âm: Miáo), và tên gọi này được dùng trong
văn liệu quốc tế là Miao, như trong tiếng Anh Miao people. Người Miêu được chính phủ Trung
Quốc cơng nhận là một trong 55 dân tộc thiểu số tại Trung Quốc. Người Miêu tạo thành nhóm dân tộc
lớn thứ 5 tại Trung Quốc. Người H'Mông được coi bao gồm các phân nhóm: H'Mơng, Hmu, Hmao và
Ghao Xong. Bên ngồi Trung Quốc thì chủ yếu thuộc phân nhóm H'Mơng

6.Nhóm Hán
Nhóm ngôn ngữ Hán thuộc ngữ hệ Hán – Tạng, gồm các dân tộc phân bố trên địa bàn
rộng lớn và rất đơng dân. Tại Đơng Nam Á, người Hán có mặt trong nhiều thành phố,
nhất là những thành phố lớn, ví dụ như Singapore hay Chợ Lớn (Việt Nam) thường được
coi là những thành phố của người Hoa. Tại Bangkok (Thái Lan) và phần lục địa của
Malaysia, người Hán cũng chiếm khoảng một nửa dân số. Người Panthay ở Myanmar và
người Hị ở Thái Lan đều có gốc là người Hoa ở Vân Nam (Trung Quốc) tới; họ theo
Hồi giáo.
Ở Việt Nam có 3 tộc người thuộc nhóm ngơn ngữ Hán: Hoa, Ngái và Sán Dìu. Người
Hoa sống rải rác tại nhiều nơi, cả ở nông thôn và thành thị; họ kiếm sống bằng nhiều
nghề, nhưng nổi bật nhất là thương nghiệp và dịch vụ. Người Ngái cư trú rải rác ở các
tỉnh Bắc Giang, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên..., sinh sống
bằng nông nghiệp, nghề thủ cơng và bn bán nhỏ. Người Sán Dìu phân bố ở Quảng
Ninh và nhiều nơi thuộc trung du Bắc Bộ, họ canh tác trên đất nương, bãi và ruộng nước,
kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm và làm các nghề thủ công cổ truyền.


Trưng bày về các dân tộc Hoa, Ngái và Sán Dìu được bố trí ở tầng 2 của tịa “Trống
đồng”.
Người Ngái
Ở Việt Nam chỉ có hơn 1.000 người Ngái (2009), nhưng họ có mặt tại nhiều tỉnh từ Bắc và Nam: Thái

Nguyên, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bình Thuận, Đồng Nai, Đắk Lắk, TP. Hồ Chí Minh... Dân
tộc này gồm nhiều nhóm địa phương: Ngái Hắc Cá, Ngái Lều Mền, Hẹ, Sín, Đản, Lê, Xuyến. Tiếng nói
của họ thuộc nhóm ngơn ngữ Hán (ngữ hệ Hán - Tạng).
Người Ngái thường cư trú thành từng xóm nhỏ, cả trên đất liền và hải đảo. Họ ở nhà trệt, phổ biến là 3
gian 2 chái. Bộ phận ở ven biển và hải đảo thường sống trên thuyền. Y phục truyền thống thường khơng
có trang trí; nam giới mặc quần kiểu lá tọa, áo có 2 hoặc 3 túi; phụ nữ mặc áo 5 thân dài quá mông, cài
khuy vải bên nách phải.
Bộ phận sống trong nội địa canh tác lúa nước là chính, ngồi ra cịn trồng nhiều loại cây hoa màu, chăn
nuôi… Bộ phận ở ven biển và hải đảo chủ yếu sống bằng nghề đánh cá. Những nghề thủ công của người
Ngái thường được biết tới là làm mành trúc, dệt chiếu, nghề mộc, rèn, làm gạch ngói.... Ở Tp. Hồ Chí
Minh, nghề làm giày dép của họ khá phát đạt, một số doanh nghiệp có tiếng trong ngành giày dép, cao
su.
Gia đình người Ngái là gia đình nhỏ phụ quyền. Người chồng quyết định mọi việc lớn, con trai được coi
trọng, con gái không được chia gia tài. Trong dịng họ, trưởng tộc được đề cao và có vai trị quan trọng.
Những người cùng dịng họ có thể nhận ra nhau và phân biệt các chi qua hệ tên đệm. Ơng cậu có vai trị
quan trọng, như cha của các chị em gái trong gia đình. Khi các chị/em gái sinh con, đứa trẻ được cậu
đặt tên. Theo tập tục, sau khi sinh con 60 ngày (con đầu) hay 40 ngày (con thứ), sản phụ mới được về
nhà mẹ đẻ. Đối với người chết, sau khi mai táng, tang gia làm lễ cúng vào các dịp 21 ngày, 35 ngày, 42
ngày, 49 ngày, 63 ngày, 70 ngày, được 3 năm thì làm lễ đoạn tang.
Người Ngái có nhiều lễ tết: Nguyên đán (tết năm mới), Hàn thực (ngày 3 tháng 3 âl), Ðoan ngọ (5/5), Vu
lan (15/7), cơm mới (10/10). Di sản văn nghệ dân gian của họ chủ yếu là dân ca, dân vũ và văn học
truyền miệng. Lối hát giao duyên nam nữ trước kia phổ biến. Cùng với múa sư tử và múa gậy, các trị
chơi dân gian rất phong phú

Người Sán Dìu


Dân tộc Sán Dìu, một trong 3 dân tộc thuộc nhóm ngơn ngữ Hán (ngữ hệ Hán – Tạng) ở Việt Nam, có
dân số hơn 146.800 người (2009), cư trú chủ yếu ở các tỉnh: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang,
Quảng Ninh, Tuyên Quang... Họ tự gọi là San Déo nhín (Sơn Dao nhân), được các dân tộc khác gọi là

Trại, Trại đất, Mán Quần cộc, Mán Váy xẻ....
Phụ nữ Sán Dìu mặc đồ truyền thống gồm áo ngắn, áo dài, khăn trùm đầu, xà cạp quấn chân, váy... Váy
gồm 2 hoặc 4 mảnh vải rời nhau. Họ sử dụng những chiếc túi đựng trầu may hình múi bưởi, thêu trang
trí, con dao cau được để trong bao gỗ chạm khắc. Nam giới nay ăn vận như người Việt, nhưng trước kia
thường ngày mặc áo ngắn 5 thân màu nâu, quần kiểu chân què có cạp lá tọa, vấn khăn đầu rìu.
Người Sán Dìu có làm ruộng nước, nhưng canh tác trên nương đồi, soi, bãi chiếm ưu thế; ngoài cây
lương thực, hoa màu, cịn có cây ăn quả, cây công nghiệp (sơn, trẩu, sở, chè). Phương tiện vận chuyển
của họ độc đáo ở chiếc xe quệt có 2 thanh càng gỗ thay cho bánh, được một con trâu kéo lết trên mặt
đất.
Hình thức tiểu gia đình phụ quyền phổ biến, với vai trò quan trọng của chồng, cha và con trai trưởng.
Hơn nhân mang tính gả bán người con gái thông qua của cải thách cưới mà nhà trai phải chịu. Việc xem
số và so tuổi đôi trai gái được coi trọng.
Người Sán Dìu tin "vạn vật hữu linh", đề cao thờ cúng tổ tiên, đồng thời chịu ảnh hưởng của Phật giáo,
Đạo giáo và Khổng giáo. Tổ tiên được thờ tới 6-7 đời, thậm chí 10-12 đời. Các gia đình thờ Táo qn
(vua bếp), thổ cơng, thổ địa, bà Mụ (nặn ra người và bảo hộ trẻ nhỏ). Các thầy cúng thường có thêm bàn
thờ Phật bà Quan âm, bàn thờ Tam Thanh, bàn thờ tổ sư nghề cúng bái.
Hàng năm, người Sán Dìu có nhiều lễ tết: Nguyên đán (năm mới), Hàn thực (ngày 3 tháng 3 âl), Đoan
ngọ (5/5), Vu lan (14/7)..., các nghi lễ nông nghiệp: thượng điền, hạ điền, cúng thần Nông, tết cơm mới...
Mừng sinh nhật và mừng thọ người già được chú trọng.
Theo truyền thống, âm nhạc và múa chỉ phục vụ nghi lễ. Có nhiều loại nhạc cụ : trống, thanh la, não bạt,
kèn, sáo, tù và, một số điệu múa: dâng đèn, chạy đàn, múa gậy... Soọng cô, lối hát giao duyên nam nữ,
ứng khẩu bằng thơ 7 chữ, thường diễn ra trong đám cưới, ngày tết, hội đầu xuân, chợ phiên..., rất hấp
dẫn với người Sán Dìu. Các trị chơi dân gian rất phong phú: đi cà kheo, kéo co, đấu vật, đánh quay,
đuổi gà vào chuồng, đuổi chó vào cũi....

7.Nhóm Tạng - Miến
Nhóm ngơn ngữ Tạng – Miến thuộc ngữ hệ Hán – Tạng, phân bố rộng ở Đông Nam Á
lục địa: từ Myanmar, bắc Thái Lan, bắc Lào, tây bắc Việt Nam cho đến nam Trung Quốc



và sang tận đơng bắc Ấn Độ. Có rất nhiều tộc người: Akha, Yi, Lisu, Kachin, Chin, Naga,
Karen, Mosso, Bisu... Ở Myanmar, người Miến (Bamar) đã lập nên quốc gia.
Ở Việt Nam, thuộc nhóm ngơn ngữ Tạng – Miến có 6 dân tộc: Hà Nhì, La Hủ, Lơ Lơ,
Cống, Si La và Phù Lá, tổng dân số gần 50.000 người (2009). Một số ít có mặt ở miền
núi Bắc Bộ từ rất sớm, còn phần lớn di cư tới trong khoảng từ thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ
20. Họ sống thành những xóm nhỏ rải rác trên các vùng núi cao gần biên giới phía bắc,
mưu sinh chủ yếu bằng nông nghiệp nương rẫy, hoặc ruộng bậc thang (trồng ngô, lúa...),
kết hợp với săn bắn, bắt cá và hái lượm. Trong đời sống, nhiều yếu tố cổ truyền vẫn được
bảo lưu. Một kiểu trang trí đặc sắc, khá phổ biến ở các tộc người nhóm Tạng - Miến, là
trên y phục thường có ghép các mảnh vải màu, dấu ấn của văn hóa du mục. Hạt cây, vỏ
ốc, xu bạc cũng được sử dụng trong trang trí hoặc làm trang sức.
Trưng bày về các dân tộc nhóm Tạng - Miến được bố trí ở tầng 2 của tịa "Trống đồng",
có các hiện vật, nhất là những bộ trang phục sặc sỡ với những trang trí đáp vải, và ảnh
thực địa; thông tin về hiện vật và các bài viết đều bằng 3 ngơn ngữ: Việt, Pháp, Anh.
Ngồi ra, ở Vườn Kiến trúc (khu trưng bày ngồi trời) có nhà tường trình Hà Nhì, tái
dựng lại nơi cư trú của một gia đình ở huyện Bát Xát (Lào Cai).
Người Hà Nhì
Dân tộc Hà Nhì ở Việt Nam có dân số gần 22.000 người (2009), gồm 3 nhóm: Hà Nhì Cồ Chồ, Hà Nhì
La Mí và Hà Nhì Đen. Tiếng nói của họ thuộc ngôn ngữ Tạng – Miến (ngữ hệ Hán – Tạng). Người Hà
Nhì sinh sống ở vùng giáp giới với Lào và Trung Quốc, thuộc địa bàn hai tỉnh: Lai Châu (huyện Mường
Tè) và Lào Cai (huyện Bát Xát). Trong số đó, phần đơng từ Vân Nam (Trung Quốc) di chuyển sang cách
đây hơn 300 năm (bộ phận ở Lai Châu), hay 150 năm (bộ phận ở Lào Cai). Tuy nhiên, theo thư tịch cổ,
tổ tiên người Hà Nhì đã có mặt ở Việt Nam từ thế kỷ thứ VIII.
Ngồi làm nương, người Hà Nhì có truyền thống làm ruộng bậc thang. Họ có kinh nghiệm khai phá sườn
núi thành những thửa ruộng hẹp, đắp đập, đào mương lấy nước vào ruộng. Họ dùng cày, bừa để làm đất,
cấy lúa và dùng phân trâu bón ruộng. Đa số các gia đình tự túc vải may mặc và đồ đan. Vải chỉ dệt rộng
khoảng 20cm, nhuộm chàm. Ở những địa bàn có khí hậu lạnh, khơng trồng được bơng, họ đem chàm, gia
cầm, sản phẩm đan lát đổi lấy bông của người Dao, người Giáy. Trang phục nữ Hà Nhì ở Lai Châu được
trang trí sặc sỡ, cịn ở Lào Cai khơng có trang trí. Trước đây, trai gái Hà Nhì thường sử dụng cánh kiến
đỏ để nhuộm răng đen cho đẹp.



Trừ những nơi họ làm nương du canh nên bản làng tạm bợ, cịn lại phần đơng người Hà Nhì đã định cư
từ lâu. Kiểu nhà phổ biến là nhà trệt có tường đất dày, mái tranh dày.
Người Hà Nhì theo tập tục phụ hệ và lấy tên cha làm tên đệm của con. Cứ đến tối 30 Tết, cả gia đình
quây quần nghe người già kể về việc sinh ra con người, tổ tiên và dịng họ mình, đồng thời tất cả cùng
đọc tên các vị tổ tiên trong phả hệ. Việc thờ cúng tổ tiên thường do con trai cả đảm nhiệm, bên cạnh đó
họ cũng coi trọng thờ cúng bố mẹ vợ.
Vào tháng Hai âm lịch hàng năm, cả bản làm lễ chung, cúng thần đất và thần trông coi bản, để cầu an
và ngăn ngừa ma rừng, đồng thời cầu mùa màng tốt tươi. Xuất phát từ quan niệm về hồn lúa và ước
vọng được mùa, trong nông nghiệp, họ thực hiện nhiều lễ thức, đặc biệt liên quan tới canh tác nương rẫy.
Tại trưng bày thường xuyên của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, hiện vật của người Hà Nhì: y phục, gùi
đeo qua trán..., được giới thiệu trong không gian "Tạng – Miến" ở tầng 2 của toà nhà "Trống đồng". Các
bức ảnh thực địa cung cấp những hình ảnh sống động về cuộc sống của đồng bào. Một khn viên Hà
Nhì, với 2 ngơi nhà tường trình đưa về từ Bát Xát (Lào Cai), được chính những người dân địa phương
đến dựng lại trong Vườn Kiến trúc (trưng bày ngoài trờicủa Bảo tàng từ năm 2004.
Người Cống
Theo thống kê dân số quốc gia năm 2009, có hơn 2.000 người Cống sinh sống ở vùng gần biên giới với
Lào và Trung Quốc, trong địa phận huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Tiếng nói của người Cống thuộc
nhóm ngơn ngữ Tạng – Miến (ngữ hệ Hán – Tạng). Khi giao tiếp giữa những người cùng dân tộc, họ nói
tiếng mẹ đẻ, khi ra ngồi cộng đồng, họ thường sử dụng tiếng Thái – ngôn ngữ của dân tộc láng giềng
đông người hơn.
Người Cống ở nhà sàn. Cơng việc sản xuất chính là làm nương, bộ phận ở ven sông Đà canh tác lúa
nước. Trước kia người Cống chỉ làm nương theo lối phát, đốt, chọc lỗ tra hạt, từ khoảng năm 1960, hình
thức canh tác nương bằng cuốc dần trở nên phổ biến. Hái lượm, bắt cá ở sông suối và săn bắn cũng là
những hoạt động kiếm sống quan trọng của họ. Nam nữ Cống đều biết đan, sản phẩm là gùi, hòm đựng
trang phục, giỏ đựng cơm..., có nơi đan cả chiếu mây nhuộm đỏ. Mặc dù nghề dệt không phát triển,
người Cống trồng bông, để bán hoặc đổi lấy vải từ các dân tộc khác.
Thanh nữ Cống vấn tóc quanh đầu, cịn phụ nữ đã có chồng thì búi tóc lên đỉnh đầu. Nữ giới mặc váy
ống và áo ngắn (xẻ đằng trước hoặc bên nách, buộc dây hoặc cài khuy bướm bằng bạc hoặc nhôm). Nam

giới mặc quần và áo; kiểu áo dài cài khuy bên nách, vai liền, nay đã hiếm thấy.


Cố kết theo dịng họ, thờ cúng cha mẹ, ơng bà và thực hành các nghi lễ nông nghiệp nương rẫy là những
nét nổi bật trong đời sống tâm linh của người Cống. Ngoài thờ cúng theo tập tục phụ hệ, các gia đình
cịn cúng bố mẹ vợ nhân dịp tết năm mới.
Trong trưng bày thường xuyên tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, hiện vật của người Cống: hịm mây,
đàn, nỏ, đó bắt cá... được giới thiệu trong khơng gian dành cho các dân tộc nhóm ngơn ngữ Tạng - Miến,
ở tầng 2 của tồ nhà "Trống đồng".

8.Nhóm Mơn - Khơme
Các cư dân thuộc nhóm ngơn ngữ Mơn – Khơme cư trú rộng khắp Đông Nam Á, nhất là
ở Đông Nam Á lục địa, bao gồm cả đông bắc Ấn Độ và nam Trung Quốc. Tổ tiên các tộc
người này sinh sống trong khu vực này từ rất sớm.
Tại Việt Nam, thuộc nhóm ngơn ngữ Mơn – Khơme có 21 dân tộc với gần 2,6 triệu người
(2009), phân bố trải dài từ vùng Tây Bắc qua Trường Sơn – Tây Nguyên vào Nam Bộ.
Ngoài dân tộc Khơme, hơn 1,2 triệu người, cư trú chủ yếu ở đồng bằng, cịn lại đều ở
miền núi, trong đó đơng nhất là dân tộc Bana cũng chỉ gần 228.000 người; thậm chí có
những dân tộc dưới 500 người, như: Rơmăm, Brâu và Ơđu. Phần lớn các tộc người nhóm
Mơn – Khơme là cư dân bản địa, nhưng cũng có một số đã di cư tới do những biến động
lịch sử ở phía tây Đông Dương, khi tổ tiên người Thái và người Miến bành trướng xuống
phía nam vào cuối thiên niên kỷ thứ nhất và nửa đầu thiên niên kỷ thứ hai. Nhiều dân tộc
ngày nay cư trú vắt qua biên giới quốc gia, như người Khơmú, Taôi, Cơtu, Gié –
Triêng..., đặc biệt người Khơme là đồng tộc của cư dân đa số ở Campuchia.
Các dân tộc nhóm Mơn – Khơme đã có q trình giao lưu văn hố lâu dài với các dân tộc
cộng cư trong từng vùng. Ở Tây Bắc và miền núi tỉnh Nghệ An, họ chịu ảnh hưởng đậm
nét của người Thái; còn ở Tây Nguyên, giữa họ và các dân tộc nhóm ngơn ngữ Nam Đảo
có nhiều yếu tố chung hoặc tương đồng; trong khi đó ở Nam Bộ là sự giao tiếp văn hoá
giữa người Khơme và người Việt.
Trưng bày về các cư dân nhóm Mơn – Khơme được bố trí chủ yếu ở tầng 2 của tịa

"Trống đồng", gồm 2 khơng gian nối tiếp nhau: Môn – Khơme miền Bắc và Môn –
Khơme Trường Sơn – Tây Nguyên. Văn hóa và cuộc sống của họ thể hiện thông qua hệ
thống hiện vật, đặc biệt là đồ đan (nhiều loại gùi, giỏ tuốt lúa, đó bắt cá), nhạc cụ bằng


tre, vỏ bầu... và ảnh thực địa. Có phim video lễ hiến sinh trâu của người Bana. Ngoài ra,
giữa sảnh chính ở tầng 1 cịn có cây cột lễ của người Co, trong Vườn Kiến trúc (khu
trưng

bày

ngồi

trời)



nhà

rơng

Bana



nhà

mồ

Cơtu.


Nhà rơng của người Bana
9.Nhóm Nam Đảo
Các cư dân ngơn ngữ Nam Đảo sinh sống ở Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, song chủ
yếu trên các đảo của Indonesia, Timor Leste, Malaysia (đảo và bán đảo), Philippines,
Singapore, Brunei, Madagascar, Micronesia, Polynesia, Melanesia, New Guinea và Đài
Loan. Có khoảng 150 dân tộc với dân số ước tính 250 triệu người, trong đó ở các nước
Đơng Nam Á lục địa chỉ có khoảng 9 triệu. Theo nhiều nghiên cứu, tổ tiên cư dân Nam
Đảo di cư từ nam Trung Quốc xuống Thái Bình Dương.


Ở Việt Nam, thuộc ngữ hệ Nam Đảo có 5 dân tộc: Chăm, Giarai, Êđê, Raglai và
Churu, với tổng dân số hơn 1 triệu người (2009). Họ bảo lưu truyền thống mẫu hệ và
dấu tích văn hố vùng biển.
Người Chăm đã từng có nhà nước. Vương quốc Champa xưa kia để lại một nền văn hóa
hết sức phong phú với hàng loạt đền tháp rất nổi tiếng. Chữ viết Chăm thuộc hệ chữ gốc
Ấn Độ. Phụ nữ Chăm giỏi dệt lụa và làm gốm. Hiện tại, bộ phận người Chăm ở duyên
hải miền Trung theo đạo Bàlamôn hoặc Bàni. Kinh tế truyền thống chính của họ là nơng
nghiệp lúa nước. Bộ phận ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Bộ theo Islam giáo.
Họ chủ yếu sinh sống bằng đánh cá, bn bán và có nghề đóng thuyền nổi tiếng.
Người Chăm Hroi và 4 tộc người khác thuộc ngữ hệ Nam Đảo (Giarai, Êđê, Raglai,
Churu) sinh sống ở Tây Nguyên và miền núi các tỉnh từ Phú Yên vào Bình Thuận. Sự
phân bố này nối liền với địa bàn cư trú của người Chăm, tạo thành một vùng văn hố
Nam Đảo ở Đơng Dương. Các cư dân Nam Đảo có mặt ở Tây Nguyên từ rất sớm, nhưng
chắc là sau các cư dân ngôn ngữ Môn – Khơme và trước khi hình thành vương quốc
Champa. Nguồn sống chính của họ là lúa rẫy, gieo trồng theo chế độ hưu canh, bỏ hoá
đất lâu năm rồi mới canh tác trở lại. Ruộng nước trước đây chỉ có ở một số nơi có đất
sình lầy. Tổ chức xã hội tự quản cổ truyền là làng, tập hợp các gia đình lớn mẫu hệ. Tuy
nhiên, các gia đình nhỏ (gồm một cặp vợ chồng và các con) nay đã phổ biến. Đời sống
vận hành theo phong tục. Tính cộng đồng làng rất cao, nhưng sự phân hoá giàu nghèo

trong dân làng cũng đã rõ.
Trong trưng bày thường xuyên của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, không gian giới
thiệu về các cư dân Nam Đảo được bố trí ở tầng 2 của tòa nhà “Trống đồng". Hiện vật rất
phong phú, gồm các loại công cụ sản xuất, đồ gia dụng, nhạc cụ, trang phục, tẩu hút
thuốc, đồ đan (gùi, giỏ, hộp...), đồ gốm và dụng cụ làm gốm, tượng mồ... Ngoài ra, trong
Vườn Kiến trúc (Khu trưng bày ngồi trời) cịn có 3 tổ hợp kiến trúc dân gian rất đặc sắc.
Đó là khn viên của một gia đình mẫu hệ người Chăm với 5 ngôi nhà, nhà dài của
người Êđê và nhà mồ của người Giarai. Các phim dân tộc học thời lượng ngắn và nhiều
bức ảnh thực địa minh họa sinh động cuộc sống của đồng bào.


Nhà dài của người Êđê

Nhà mồ Giarai
Câu 2: ( chọn 1 trong 4 )
2.1) Mơ hình nhà ở truyền thống người Ba-na ở bảo tàng DTHVN.
2.2) Mơ hình nhà ở truyền thống người Ê - đê ở bảo tàng DTHVN.


2,3) Mơ hình nhà mồ Tây Ngun tại bảo tàng DTHVN.
2.4) Mơ hình nhà ở truyền thống của người Việt(Kinh) ở bảo tàng DTHVN

Mơ hình nhà mồ Tây Ngun
a. Nhà mồ Tây nguyên- Nghệ thuật điêu khắc độc đáo
Lời cúng hồn hòa trong ánh lửa bập bùng soi tỏ những bức tượng nhà mồ độc đáo tạo
nên không gian huyền bí cho ngơi nhà mồ của người Gia rai trong ngày lễ bỏ mã. Để rồi,
những ngôi nhà ấy trở thành niềm tự hào của người sống và là nơi trú ẩn vĩnh viễn của
người chết.



Theo phong tục từ ngàn đời nay, trước lễ bỏ mả vài chục ngày, người Gia-rai vào rừng
chọn cây gỗ tốt để dựng nhà mồ. Nhà mồ là sản phẩm kiến trúc độc đáo được xây dưng
từ những bàn tay tài hoa, khéo léo của cả cộng đồng. Những người già có nhiều kinh
nghiệm thì chịu trách nhiệm trang trí mỹ thuật, cịn thanh niên trai tráng thì dựng cột và
làm những việc nặng nhọc hơn.
Khi đo đạc làm nhà mồ, người ta không dùng thước mà dùng những đơn vị cơ thể người.
Ví dụ: 1 hapa (một sải tay); 1hlok (1 cánh tay); 1 hagan (1 bàn tay)…. Lấy con người
làm trung tâm, làm hệ thống đơn vị đo lường đã cho thấy việc coi tầm vóc con người là
chuẩn mực, đề cao vẻ đẹp con người đó cũng là một nét độc đáo trong nghệ thuật và kiến
trúc dân gian Tây Nguyên. Trong kiến trúc, một trong những nét nghệ thuật là ở chỗ
những cơng trình lớn thường được thiết kế sao cho kiểu dáng nhẹ nhàng thanh thốt, thì
các cơng trình nhỏ lại có dáng dấp hồnh tráng đồ sộ. Những ngơi nhà mồ Tây Ngun
chính là những cơng trình nhỏ mà dáng vẻ lại hồnh tráng đồ sộ, mang tầm khái quát
cao.
Điều đặc biệt là kỹ thuật dựng nhà mồ hồn tồn thơ sơ. Chính điều đó tạo cho nhà mồ
một dáng vẻ nguyên sơ mộc mạc với nét đẹp tự nhiên nguyên thủy.


Nhà mồ được dựng theo kết cấu, hai mái lớn (2 mái chính) hình thang cân, 2 mái nhỏ (2
chái) ở hai đầu hồi đều hình tam giác cân, vách được ghép kín bằng những thân cây gỗ
dựng sát vào nhau, có 2 cửa nhỏ mở về hướng đơng. Thường thì nhà mồ có 8 cột gỗ đỡ
bộ mái, tạo thành 2 hàng cột theo chiều dọc nền nhà.
Kết cấu mái nhà mồ khá đơn giản, gồm một hệ thống các xà đơn và xà ngang, trên đó lợp
bằng những tấm gỗ ván dày khoảng 3 cm, cạnh bên có đẽo gờ để lấp chồng khít với
nhau. Trên hai mái chính đều lợp một tấm đan bằng nan tre lồ ô với đầy hoa văn trang trí.
Hoa văn trên mái nhà mồ được trang trí cơng phu thường vẽ theo lối dân gian, thường là
hình cây rau dớn, cây đót, hoa bát canh, hoa hạt đa, hoa sao, hoa chàm… đặc sắc nhất và
nổi bật nhất là”hoa cây đoái”.




Chiếm vị trí trung tâm ở mỗi mái, gồm hình 5 thân cây có cành lá hoa quả và có những
con chim bay lượn phía trên; dưới gốc cây có người dùng nỏ bắn chim, phụ nữ đeo gùi,
những người uống rượu cần….Trên mái nhà mồ, ngoài các đồ án hoa văn vẽ, cũng có mơ
típ hoa văn hình quả trám được tạo bởi kỹ thuật đan nam, tất cả như tạo thành một bức
tranh lớn, đẹp và hấp dẫn.
Hình ảnh các tượng gỗ là một điều không thể thiếu và tạo nên nét đặc sắc nhất cho các
ngôi nhà mồ. Thông thường, quanh mỗi nhà mồ người Gia rai có 27 tượng gỗ nhơ lên nối
tiếp liền với những cột chính để liên kết với hàng trăm khúc gỗ tròn nhỏ dựng thành hàng
rào. Tượng gỗ được gọt đẽo thơ sơ, giản lược trong đường nét, hình khối, có tính gợi tả
chứ khơng cặn kẽ chi tiết, song hết sức sinh động, mộc mạc mà chân thực, mang đậm
triết lý nhân sinh, cái siêu thực và cái hiện thực đan xen hài hòa. Theo quan niệm của
người Gia rai, người chết cũng có cuộc sống như người dương gian. Vì vậy, tập hợp
những tượng gỗ xung quanh nhà mồ là hình ảnh diễn tả những người đi theo hầu hạ
người chết. Khơng những thế, nó cịn có tác dụng tô điểm, làm cho buổi lễ bỏ mả sinh
động hơn.


Những tượng gỗ này có nội dung hết sức phong phú đa dạng, phản ánh đầy đủ và chân
thực cuộc sống của người dân tộc Gia-rai. Tượng gỗ thể hiện sự sinh sôi nảy nở của một
cuộc sống ở bên kia thế giới. Đó là hình ảnh một cặp nam nữ đang trong tư thế tín giao,
hình người đàn bà chửa, hình người ngồi trong tư thế hài nhi, hình người mẹ bồng con…
tất cả diến tả một sự kết hợp âm dương để sinh thành nên sự sống. Con người thuở
nguyên sơ, phô bày trong dáng khoả thân, minh chứng sức mạnh truyền đời của loài
người với những nét đẽo khô ráp nhưng được cường điệu những bộ phận người cần được
phô trương, bởi thế đường nét mạnh mẽ, gây ấn tượng rất mạnh, rất khác thường. Với
những đường nét thô sơ nhưng được những nghệ nhân chạm khắc tinh tế và có hồn.




×