Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ nghèo ở tỉnh luang nam tha, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào TT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.81 KB, 27 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

BOUNKHONG PHOUANGMANY

ĐẢM BẢO SINH KẾ BỀN VỮNG CHO CÁC HỘ NGHÈO
Ở TỈNH LUANG NAM THA, NƯỚC CỘNG HỊA
DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

TĨM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Mã số: 9 31 01 02

HÀ NỘI - 2021


Cơng trình được hồn thành tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS. An Như Hải
2. TS. Phạm Anh

Phản biện 1: ................................................................
.................................................................

Phản biện 2: ................................................................
................................................................

Phản biện 3: ................................................................
................................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp


Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi.......giờ......, ngày.....tháng...... năm 20...

Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia
và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đảm bảo sinh kế bền vững (SKBV) cho các hộ nghèo là một nội
dung của phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội được Đảng
Nhân dân Cách mạng Lào (NDCM Lào) khởi xướng trong công cuộc đổi
mới nhằm tiếp tục đưa đất nước Lào thốt khỏi tình trạng kém phát triển
và tiến lên theo mục tiêu xã hội chủ nghĩa (XHCN). Để thực hiện nhiệm
vụ này, trong giai đoạn 2011-2020, cấp ủy và chính quyền tỉnh Luang
Nam Tha đã quyết liệt đưa vào áp dụng nhiều chính sách và biện pháp hỗ
trợ nguồn lực và hướng dẫn việc đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo trên địa
bàn. Tuy đến nay, kết quả thu được rất đáng khích lệ như tỷ lệ hộ nghèo
trong tỉnh đã giảm xuống còn 20,18% vào năm 2020, việc làm, thu nhập
và đời sống của các hộ nghèo đã có nhiều cải thiện, nhưng kết quả vẫn
chưa được như mong muốn, cịn khơng ít hạn chế, bất cập. Tốc độ giảm
nghèo còn chậm so với tốc độ giảm nghèo chung của cả nước và của các
tỉnh lân cận; tỷ lệ giảm nghèo của các huyện, các cụm bản và các dân tộc
không đống đều; việc làm của hộ nghèo chưa nhiều, tăng trưởng thu nhập
còn rất thấp so với mức tăng trưởng thu nhập chung của toàn tỉnh, nhất là
so với các hộ khá giả; bất bình đẳng trong xã hội vẫn là vấn đề phải quan
tâm; SKBV về môi trường sinh thái chưa được khắc phục triệt để. Nguyên
nhân của những hạn chế này là do chưa nhận thức đúng về lý luận và thiếu

những đánh giá thực tiễn để có giải pháp thiết thực.
Để góp phần giải quyết vấn đề này, từ tiếp cận lý luận, thực tiễn và
thực trạng, tác giả lựa chọn đề tài: “Đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ
nghèo ở tỉnh Luang Nam Tha, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”
làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa để xây dựng cơ sở lý luận và nghiên cứu kinh nghiệm
thực tiễn về đàm bảo SKBV cho các hộ nghèo, phân tích và đánh giá thực
trạng đàm bảo SKBV cho các hộ nghèo ở tỉnh Luang Nam Tha giai đoạn


2

2011 - 2020, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm tiếp tục đàm bảo
SKBV cho các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh đến năm 2030.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thu thập tài liệu để hệ thống hóa, xây dựng cơ sở lý luận đảm bảo
SKBV cho các hộ nghèo ở một tỉnh thuộc nước Cộng hòa Dân chủ Nhân
dân Lào (CHDCND Lào).
- Tìm hiểu kinh nghiệm đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo của một số
tỉnh trong nước, rút ra bài học để tỉnh Luang Nam Tha có thể tham khảo.
- Tổng kết, phân tích và đánh giá thực trạng đảm bảo SKBV cho các
hộ nghèo nghèo ở tỉnh Luang Nam Tha giai đoạn 2011-2020,.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm tiếp tục đảm bảo SKBV
cho các hộ nghèo nghèo ở tỉnh Luang Nam Tha đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Là quá trình giải quyết vấn đề đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo ở
tỉnh Luang Nam Tha, nước CHDCND Lào trong nền kinh tế thị trường

đáp ứng yêu cầu đưa công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu, theo hướng chất
lượng mới, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, tiếp tục đưa đất nước
thoát khỏi tình trạng kém phát triển và tiến lên theo mục tiêu XHCN.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Sự cần thiết, nội dung, tiêu chí đánh giá kết quả và các
nhân tố ảnh hưởng đến đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo ở một tỉnh thuộc
nước CHDCND Lào. Đánh giá kết quả đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo ở
tỉnh Luang Nam Tha, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm tiếp tục giải
quyết vấn đề này đến năm 2030.
- Về không gian: Nghiên cứu việc đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo
ở tỉnh Luang Nam Tha, nước CHDCND Lào.
- Về thời gian: Phân tích và đánh giá thực trạng đảm bảo SKBV cho
các hộ nghèo giai đoạn 2011-2020. Đề xuất phương hướng và giải pháp dự
kiến đến năm 2030.


3

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Tác giả luận án dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong học thuyết
Mác - Lênin để xem xét, xác định lý luận về đảm bảo SKBV cho các hộ
nghèo ở tỉnh Luang Nam Tha. Các nghiên cứu phân tích, đánh giá thực
tiễn còn dựa trên nền tảng tư tưởng Kay Son Phôm Vi Han, quan điểm,
đường lối đổi mới của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước Lào.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng các phương pháp chung, phổ biến trong nghiên cứu
lý luận gồm: phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp hệ
thống, phương pháp logic kết hợp với lịch sử, phân tích và tổng hợp.

Thu thập tài liệu trên các báo cáo của thông tin chính thức về đối
tượng nghiên cứu; phương pháp tổng kết thực tiễn rút ra từ những tư liệu,
số liệu thống kê chính thức để đánh giá thực trạng đảm bảo SKBV cho các
hộ nghèo ở tỉnh Luang Nam Tha, làm rõ kết quả, hạn chế và nguyên nhân.
Xác định các phương pháp nghiên cứu cụ thể ở mỗi chương.
Tác giả luận án cịn sử dụng phương pháp phân tích dự báo và tham
khảo một số kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa học.
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về đảm bảo SKBV cho các hộ
nghèo ở một tỉnh thuộc nước CHDCND Lào trong nền kinh tế thị trường.
- Tổng kết và đánh giá thực trạng đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo
ở tỉnh Luang Nam Tha giai đoạn 2011-2020, kết quả đạt được, hạn chế và
nguyên nhân của những hạn chế đó.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm tiếp tục đảm bảo SKBV
cho các hộ nghèo ở tỉnh Luang Nam Tha đến năm 2030.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục cơng trình đã cơng bố của
tác giả liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của luận án được kết cấu thành 4 chương, 11 tiết.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CƠNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐẢM BẢO SINH KẾ BỀN VỮNG
CHO CÁC HỘ NGHÈO
1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐẢM BẢO SINH
KẾ BỀN VỮNG CHO CÁC HỘ NGHÈO Ở NƯỚC NGOÀI


1.1.1. Nghiên cứu khái niệm, sự cần thiết đảm bảo sinh kế bền
vững cho các hộ nghèo
Phần này tác giả tập trung vào các nội dung:
- Tình hình nghiên cứu về sự thực chất của đảm bảo SKBV cho các
hộ nghèo.
- Tình hình nghiên cứu về sự cần thiết phải đảm bảo SKBV cho các
hộ nghèo và các hình thức thực hiện nó.
1.1.2. Nghiên cứu liên quan đến nội dung, tiêu chí đánh giá và các
nhân tố ảnh hưởng đến đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ nghèo
Phần này tác giả tập trung vào ba nội dung: (i) Tổng quan nghiên cứu
về nội dung, khung lý thuyết liên quan đến đảm bảo SKBV cho các hộ
nghèo; (ii) Nghiên cứu về các tiêu chí đánh giá kết quả đảm bảo SKBV cho
các hộ nghèo; (iii) Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến đảm bảo
SKBV cho các hộ nghèo.
1.1.3. Nghiên cứu kinh nghiệm về đảm bảo sinh kế bền vững cho
các hộ nghèo
1.1.4. Nghiên cứu liên quan đến thực trạng và giải pháp đảm bảo
sinh kế bền vững cho các hộ nghèo


5
1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐẢM BẢO SINH
KẾ BỀN VỮNG CHO CÁC HỘ NGHÈO Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN
CHỦ NHÂN DÂN LÀO VÀ TỈNH LUANG NAM THA

1.2.1. Nghiên cứu về nhận thức, tầm quan trọng, nội dung và đặc
điểm đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ nghèo.
1.2.2. Nghiên cứu liên quan đến thực trạng thể chế, chính sách và
tổ chức đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ nghèo ở Lào và ở tỉnh
Luang Nam Tha.

1.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG
BỐ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ HƯỚNG NGHIÊN
CỨU CỦA NGHIÊN CỨU SINH

- Các cơng trình nghiên cứu nước ngồi đã có nhiều bàn luận về sự cần
thiết phải đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo tiếp cận từ kinh tế học phát
triển; một số nghiên cứu thuộc chuyên ngành quản lý kinh tế, quản lý hành
chính công. Đã chú ý đến lý luận, thực tiễn về đảm bảo SKBV cho các hộ
nghèo ở các nước đang phát triển với những đú rút về mối quan hệ giữa
SKBV với gia tăng thu nhập và gợi ý về lựa chọn giải pháp đảm bào
SKBV cho các hộ nghèo. Các cơng trình nghiên cứu trong nước đã hướng
vào tìm hiểu kinh nghiệm các nước đi trước, phân tích thực tiễn và đề xuất
giải pháp đảm bảo giảm nghèo bền vững ở Lào và một số tỉnh. Tuy nhiên,
nghiên cứu có hệ thống về đảm bào SKBV cho các hộ nghèo ở CHDCND
Lào và tỉnh Luang Nam Tha tiếp cận từ Kinh tế chính trị vẫn bỏ ngỏ.
- Vấn đề đặt ra và hướng nghiên cứu của đề tài luận án sẽ nhằm vào
những điểm mới trong nhận thức lý luận đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo
ở một tỉnh của Lào; những thuận lợi, khó khăn trong việc đảm bảo này ở
giai đoạn 2011-2020 và giải pháp tiếp tục việc đảm bảo đó đáp ứng yêu
cầu mới của tỉnh và của nước CHDCND Lào đến năm 2030.


6

Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ ĐẢM BẢO
SINH KẾ BỀN VỮNG CHO CÁC HỘ NGHÈO Ở MỘT TỈNH
2.1. KHÁI NIỆM VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẢM BẢO SINH KẾ
BỀN VỮNG CHO CÁC HỘ NGHÈO


2.1.1. Khái niệm đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ nghèo
Sinh kế là một tập hợp các hoạt động cần thiết cho cuộc sống hàng
ngày được tiến hành trong suốt cuộc đời của một người. Các hoạt động đó có
thể bao gồm đảm bảo nước, thực phẩm, thức ăn gia súc, thuốc men, chỗ ở,
quần áo. Nó cịn có thể được hiểu đó là q trình bao gồm các khả năng, các
tài sản (bao gồm tất cả các nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động
cần thiết để một người hay một hộ gia đình kiếm sống.
Sinh kế bền vững là sự đảm bảo về các nguồn lực để một hộ nghèo có
thể ứng phó và khơi phục để duy trì và tăng cường năng lực sản xuất trước
những tác động của áp lực và cú sốc nhằm đảm bảo, nâng cao mức sống hiện
tại và tương lai, trong khi khơng làm suy thối nguồn tài ngun thiên nhiên
và mơi trường sinh thái. Nó khơng chỉ liên quan đến các vấn đề kinh tế mà
còn liên quan đến xã hội và môi trường sinh thái; không chỉ liên quan đến
phát triển của một người, một hộ gia đình mà cịn liên quan đến phát triển
của một tỉnh hay một quốc gia.
Hộ nghèo là hộ có "sự thiếu thốn rõ rệt về hạnh phúc”, đó là hộ có tất
cả các khoản thu nhập gộp lại bình quân theo đầu người bằng hoặc thấp hơn
chuẩn nghèo quốc gia hiện hành do chính phủ quy định.
Đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo là quá trình các chủ thể nhà nước,
DN và các hộ dân thực hiện hệ thống các biện pháp để các hộ nghèo có được
nguồn vốn sinh kế, thực hiện các hoạt động sinh kế thuận lợi, bản sắc và giá
trị văn hoá tiến bộ được phát huy, trên cơ sở đó khơng những tạo ra cơ sở
vật chất, tinh thần để duy trì ổn định cuộc sống hiện tại mà còn tạo ra tiền đề
để các hộ nghèo có khả năng thích ứng được với các tác động ngoại lai
khơng mong muốn trong tương lai (nếu có) xảy ra. Nguồn vốn SKBV chủ


7

yếu của các hộ nghèo bao gồm các nguồn lực vật chất, xã hội và các hoạt

động cần thiết để tạo ra phương tiện sống được đảm bảo duy trì liên tục.
2.1.2. Sự cần thiết phải đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ nghèo
Đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo là một địi hỏi thiết yếu khơng chỉ
đối với một tỉnh, mà còn với cả quốc gia được nhà nước, các tổ chức kinh
tế, xã hội và mọi người dân đều phải quan tâm.
Thứ nhất, hộ nghèo là một bộ phận quan trọng trong tổng nguồn lực
sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Nếu họ khơng
kiếm được việc làm cần thiết thì nghĩa là bộ phận nguồn lực này bị lãng
phí, nền kinh tế sẽ không thể đạt mức sản lượng tối đa, không hiệu quả.
Thứ hai, đảm bảo SKBV không chỉ tạo điều kiện phát huy vai trò của
các hộ nghèo để họ vươn lên làm chủ trong hoạt động kinh tế mà cịn góp
phần giảm thiểu sự giúp đỡ, hỗ trợ của xã hội và Nhà nước.
Thứ ba, đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo là một mục tiêu định hướng
XHCN nền kinh tế thị trường đã được Đảng và Nhà nước CHDCND Lào
lựa chọn.
2.2. NỘI DUNG, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN ĐẢM BẢO SINH KẾ BỀN VỮNG CHO CÁC HỘ NGHÈO
TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH

2.2.1. Nội dung đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ nghèo
2.2.1.1. Đảm bảo các nguồn lực cần thiết tạo điều kiện cho hoạt
động sinh kế của các hộ nghèo
Nguồn lực sinh kế của các hộ nghèo trước hết và chủ yếu là nguồn
lực sản xuất kinh doanh. Nguồn lực đó, theo C. Mác và Ph. Ăngghen bao
gồm sự lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động; cịn thời đại hiện
nay, nó được chia ra thành bốn nguồn cơ bản: lao động (L), tư bản hay vốn
(K), tài nguyên (R) và công nghệ biến đổi (T). Nếu sản lượng là Q thì
Q=f(L, K, R, T). Bốn nguồn lực cơ bản trên là tuyệt đối cần thiết để một
hoạt động sinh kế được diễn ra. Tuy nhiên, để đảm bảo SKBV cho các hộ
nghèo, cịn cần phải có yốu tố thứ năm, đó là nguồn lực xã hội.



8

2.2.1.2. Cơ chế chính sách tổ chức quản lý và phát triển các hình
thức sản xuất kinh doanh thích hợp để đảm bảo cuốn hút và duy trì các
hoạt động sinh tế của các hộ nghèo.
Để đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo, bên cạnh các nguồn lực nêu
trên (thường gọi là vốn sinh kế), cần phải có cơ chế chính sách để tổ chức
quản lý và tổ chức các hình thức sản xuất kinh doanh thích hợp,.
- Về cơ chế chính sách: Nhà nước là chủ thể có chức năng giải quyết
các vấn đề xã hội, trong đó đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo là nội dung
quan trọng.Chính sách SKBV là tổng thể các quan điểm và giải pháp nhằm
đảm bảo cho các hộ nghèo duy trì liên tục việc làm và thu nhập vì lợi ích
của họ và lợi ích quốc gia được thể chế hóa thành công cụ để nhà nước
thực hiện chức năng kinh tế, xã hội của mình. Nó là bộ phận trong hệ
thống chính sách an sinh xã hội.
Ngồi ra, để đảm bảo SKBV cịn sử dụng cơng cụ kế hoạch hóa bao
gồm chiến lược, kế hoạch, quy hoạch SKBV cho các hộ nghèo.
- Về các hình thức tổ chức sinh kế: Theo kinh nghiệm các nước, hình
thức tổ chức sinh kế phổ biến là dự án đầu tư, kinh tế tập thể, kinh tế hộ
gia đình, làm th. Mỗi hình thức có một ưu điểm và hạn chế nhất định.
Tùy điều kiện kinh tế, xã hội của mỗi tỉnh, mỗi nước mà lựa chọn hình
thức tổ chức sản xuất, kinh doanh thích hợp để đảm bảo cuốn hút và duy
trì liên tục các hoạt động sinh kế của các hộ nghèo.
2.2.1.3. Phát triển thị trường và đảm bảo cơ chế phối hợp trong hệ
thống hỗ trợ sinh kế bền vững cho các hộ nghèo
- Phát triển thị trường: Để đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo, bên
cạnh việc hỗ trợ sản xuất, Nhà nước cần hỗ trợ phát triển thị trường kể cả
thị trường yếu tố sản xuất và thị trường sản phẩm để họ có thể duy trì sản

xuất và tái sản xuất được liên tục.
- Đảm bảo một cơ chế phối hợp trong hệ thống đảm bảo SKBV cho
các hộ nghèo: Đảm bảo SKBV ở CHDCND Lào không chỉ với mục tiêu vì
lợi ích của hộ nghèo mà cịn vì lợi ích chung của tồn xã hội với lựa chọn


9

đích hướng đến là xây dựng thành cơng xã hội XHCN trên đất nước Lào.
Bởi vậy, phải đảm bảo một cơ chế phối hợp trong hệ thống chính trị giữa
Nhà nước và các tổ chức kinh tế, xã hội trong đó Nhà nước là chủ thể định
hướng chính sách và hỗ trợ phát triển.

Hình 2.1. Khung sinh kế bền vững của DFID (2001)
2.2.2. Tiêu chí đánh giá kết quả đảm bảo sinh kế bền vững của
các hộ nghèo
Để đánh giá kết quả của giải quyết vấn đề này, các nước thường sử
dụng các chỉ tiêu SKBV cả về kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế và sự
tương tác giữa chúng, được xem xét cả định tính và định lượng.
- Các tiêu chí đánh giá kết quả SKBV về kinh tế. Ở tầm vi mơ, có các
tiêu chí về sự thay đổi quy mô gia tăng tài sản sinh kế, mức thu nhập của
người lao động và bình quân theo đầu người, sự thay đổi trong chi tiêu của
hộ gia đình theo thời gian. Ở tầm vĩ mơ được đo bằng các chỉ số mức đạt
được của các tài sản vật chất, tài chính và sử dụng các tài sản có hiệu quả
khơng, có góp phần thúc đẩy trình độ phát triển nền kinh tế và và có duy
trì liên tục mức tăng trưởng kinh tế của tỉnh hay quốc gia hay không.


10


- Các tiêu chí đánh giá kết quả SKBV về xã hội. Trên bình diện vi
mơ: quy mơ việc làm và mức chi tiêu của các hộ trong quá trình đảm bảo
SKBV được xem xét cả về giá trị và hiện vật. Nếu các chỉ số này tăng
nhanh thì chất lượng cuộc sống của hộ gia đình tăng nhanh, SKBV được
đảm bảo. Trên bình diện vĩ mơ: xem xét sự thay đổi của tỷ lệ hộ nghèo,
mức độ an ninh lương thực và mức độ đảm bảo trật tự an ninh xã hội.
- Các tiêu chí đánh giá kết quả SKBV về môi trường sinh thái. Sinh
kế chỉ được coi là bền vững nếu chúng có thể đối phó và phục hồi sau căng
thẳng và các cú sốc, cũng như duy trì và củng cố tài sản, hoạt động và
năng lực mà không phá hủy nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Các tiêu chí đánh giá kết quả SKBV về thể chế. Do thể chế vừa là
nơi cung cấp các công cụ định hướng và hỗ trợ cho các chương trình, dự
án sinh kế, vừa là một nguồn lực để đảm bảo SKBV, nên tính bền vững
của thể chế có tác động đặc biệt quan trọng đối với quá trình đảm bảo
SKBV cho các hộ nghèo.
2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến đảm bảo sinh kế bền vững của
các hộ nghèo
2.2.3.1. Chất lượng hệ thống thể chế của một quốc gia và một tỉnh
Nó phụ thuộc vào chất lượng ban hành và thực thi chính sách, luật
pháp, chương trình, kế hoạch sinh kế của nhà nước; vào trách nhiệm giải
trình của chính quyền, ổn định chính trị, hiệu quả quản lý của chính quyền,
tuân thủ luật pháp và khả năng kiểm soát tham nhũng. Nếu các yếu tố này
phù hợp và chế tài nghiêm minh thì sẽ làm tăng nguồn lực, tạo thuận lới
cho SKBV.
2.2.3.2. Quy mô và năng lực tiếp cận nguồn lực sinh kế của hộ nghèo
Các nguồn lực sinh kế là điều kiện trực tiếp để một hoạt động sinh kế
được diễn ra. Nó bao gồm nguồn lực con người, nguồn lực vật chất, nguồn
lực tài chính, nguồn lực tự nhiên và nguồn lực xã hội. Nếu quy mô và năng
lực tiếp cận các nguồn lực này của hộ nghèo tăng lên thì họ càng có điều
kiện thực tế để SKBV.



11

2.2.3.3. Mức độ năng lực nỗ lực vươn lên trong hoạt động sinh kế
của hộ nghèo
Đây là nhân tố nội lực. Nó đóng vai trị quyết định cuối cùng đến
việc lựa chọn sản phẩm đê sinh kế và kết quả mà hộ gia đình thu được.
2.2.3.4. Mức độ hỗ trợ và thành công của các dự án sinh kế cho
các hộ nghèo.
Nó tùy thuộc vào mức độ hỗ trợ của các dự án sản xuất, kết cấu hạ
tầng, giáo dục và đào tạo, hỗ trợ y tế, chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ ASXH.
2.3. KINH NGHIỆM ĐẢM BẢO SINH KẾ BỀN VỮNG CHO CÁC
HỘ NGHÈO CÓ THỂ VẬN DỤNG VÀO TỈNH LUANG NAM THA

2.3.1. Kinh nghiệm của một số tỉnh
- Kinh nghiệm của tỉnh Luang Pha Bang
- Kinh nghiệm của tỉnh U Đôm Xay
- Kinh nghiệm của tỉnh Xiêng Khoảng.
2.3.2. Bài học rút ra cho tỉnh Luang Nam Tha
Một là, coi trọng và đề cao trách nhiệm của các cấp đảng và chính
quyền, phát huy vai trị của hệ thống chính trị trong tồn bộ q trình giải
quyết đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo .
Hai là, tăng cường sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn lực sinh kế .
Ba là, coi trọng các chương trình hỗ trợ cho các hộ nghèo vay vốn tín
dụng để kích thích hoạt động sinh kế.
Bốn là, việc triển khai các hoạt động hỗ trợ cần quan tâm đến yếu tố
con người, nâng cao trình độ cho các thành viên trong hộ nghèo.
Năm là, tích cực chuyển giao cơng nghệ, đào tạo và dạy nghề cho nông
dân để phát huy tài nguyên con người và áp dụng khoa học và công nghệ.

Sáu là, tạo điều kiện cho các hộ nghèo có thể tự tăng được thu nhập và
có động lực lao động.
Bảy là, xây dựng và phát triển mơ hình các hộ nghèo sản xuất kinh
doanh có hiệu quả.


12

Chương 3
THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO SINH KẾ BỀN VỮNG
CHO CÁC HỘ NGHÈO Ở TỈNH LUANG NAM THA,
NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
3.1. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ
NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CHO ĐẢM BẢO SINH KẾ BỀN VỮNG CỦA
CÁC HỘ NGHÈO Ở TỈNH LUANG NAM THA

3.1.1. Thuận lợi
3.1.1.1. Về điều kiện tự nhiên
Luang Nam Tha là một tỉnh nằm ở phía Tây Bắc của nước CHDCND
Lào, tổng diện tích tự nhiên 9.391 km², giáp với Trung Quốc, Myanma và
với tỉnh Bo Keo ở trong nước. Có điều kiện khá thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp và du lịch, tạo sinh kế cho các hộ nghèo.
3.1.1.2. Thuận lợi về điều kiện kinh tế và xã hội
Về kinh tế: Luang Nam Tha là một trong những tỉnh sản xuất mía và
cao su chính của Lào với rất nhiều đồn điền. Các ngành kinh tế khác là nông
nghiệp, chế biến gỗ, khai thác than non và đồng, sản xuất thủ công mỹ nghệ,
giao thông vận tải và du lịch.
Về xã hội: Tỉnh có 5 huyện, 354 bản với số dân 192 nghìn người trong
28.833 hộ, có trên 60% trong độ tuổi lao động. quy mơ và chất lượng cơ sở
trường học để đảm bảo giáo dục tồn diện đã được nâng lên.

3.1.2. Khó khăn
Về điều kiện tự nhiên, do địa hình miền núi nên ruộng đất ở tỉnh Luang
Nam Tha rất manh mún, dễ bị rửa trơi, chóng bạc màu ảnh hưởng tiêu cực
đến việc tăng quy mô sản xuất, ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ giới hóa.
Về điều kiện kinh tế, tổng sản phẩm bình qn (GDP) đầu người ở
Luang Nam Tha cịn thấp, vẫn còn tập quán quảng canh, tự cung tự cấp, bóc
lột tài ngun đất, phát nương làm rẫy. Cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
phát triển chậm và chưa vững chắc.


13

Về xã hội, tỷ lệ người lao động có chuyên mơn kỹ thuật và tỷ lệ người
dân có thẻ bảo hiểm y tế cịn thấp. Số hộ nghèo đơng, năm 2010 có tới 3/5 số
huyện nghèo; chỉ có 5/354 bản được đánh giá là cụm bản phát triển.
3.2. CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH VÀ CÁC HÌNH THỨC TỔ
CHỨC ĐẢM BẢO SINH KẾ BỀN VỮNG CHO CÁC HỘ NGHÈO Ở
TỈNH LUANG NAM THA TỪ NĂM 2011 ĐẾN NAY

3.2.1. Chủ trương, chính sách đảm bảo sinh kế bền vững của
Đảng và Nhà nước CHDCND Lào
Giảm nghèo là nhiệm vụ cốt lõi trong đường lối phát triển kinh tế xã
hội của Đảng và Chính phủ CHDCND Lào. Đảng NDCM và Nhà nước
Lào đã ban hành các nghị quyết, sắc lệnh cho việc đảm bảo SKBV, xây
dựng bản thành đơn vị phát triển. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết
định 285/QĐ-TTg ngày 13/10/2009 về chính sách hỗ trợ di dân thực hiện
định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2009 - 2016 và
Quyết định 309/2013/QĐ-TTg năm 2018 về chính sách hỗ trợ di dân thực
hiện công tác đảm bảo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số đến năm
2019 và các Chương trình giảm nghèo bền vững và Chương trình xây

dựng nơng thơn mới. Đã thành lập và đưa vào hoạt động Ban Chỉ đạo
Trung ương về giảm nghèo bền vững dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ
tướng Chính phủ.
3.2.2. Chính sách, biện pháp và hình thức đảm bảo sinh kế bền
vững cho các hộ nghèo của cấp ủy Đảng và chính quyền tỉnh Luang
Nam Tha
3.2.2.1. Về chính sách và biện pháp đảm bảo sinh kế bền vững cho
hộ nghèo
Tỉnh đã xây dựng thành chương trình cụ thể, sát thực để lãnh đạo, chỉ
đạo thực hiện chương trình đảm bảo SKBV như: củng cố, kiện tồn Ban
chỉ đạo đảm bảo SKBV các cấp, nhất là ở cơ sở; thành lập tổ chuyên viên
chuyên trách về hỗ trợ SKBV; các cụm bản phải có cán bộ giúp việc cho


14

ban chỉ đạo đảm bảo SKBV. Triển khai các chương trình hỗ trợ đất sản
xuất, tài chính, khoa học, cơng nghệ, phát triển hạ tầng và các hỗ trợ khác.
3.2.2.2. Về hình thức tổ chức đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ
nghèo trên địa bàn của tỉnh Luang Nam Tha
Chủ trương thực hiện đa dang hóa các hình thức tổ chức sinh kế cho
các hộ nghèo. Đã áp dụng các hình thức đầu tư của Nhà nước, kinh tế hộ,
liên doanh, liên kết, hình thức làm thuê và lao động tự do.
3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO SINH KẾ BỀN VỮNG
CHO CÁC HỘ NGHÈO Ở TỈNH LUANG NAM THA

3.3.1. Kết quả đạt được
- Kết quả SKBV về kinh tế
Trong giai đoạn 2011-2020, với sự “vào cuộc” quyết liệt của các cấp
ủy và chính quyền từ tỉnh xuống bản, nguồn lực sinh kế của hộ nghèo đã

tăng lên. Nguồn vốn hỗ trợ từ các cấp chính quyển, tổ chức, đoàn thể đã
tạo “cú huých” cho sự nỗ lực vươn lên, tích lũy của các hộ nghèo cũng
tăng lên đáng kể.
Tổng nguồn vốn sinh kế của các hộ nghèo ở tỉnh Luang Nam Tha
giai đoạn 2011-2020 đã từ 13 triệu kíp tăng lên 110 triệu kíp.Theo đó, số
cơng cụ lao động của hộ nghèo được tăng thêm. Đến năm 2020, số đất
canh tác trung bình của mỗi hộ đạt 1,5 ha, hộ nhiều nhất đã có 3,2 ha, hộ ít
nhất có 0,6 ha. Nơng nghiệp là ngành sinh kế chủ yếu của các hộ nghèo.
Ngoài ra, một số hộ cịn phát triển sản xuất cơng nghiệp, tiểu thủ cơng
nghiệp và dịch vụ. Các hộ nghèo thường làm các dịch vụ vận chuyển, du
lịch và làm các công việc giúp việc trong gia đình. Năm 2011 tồn tỉnh có
48 cơ sở của hộ nghèo kinh doanh du lịch, năm 2020 đã có 78 cơ sở.
Trong giai đoạn 2011-2020, tuy số lượng tuyệt đối các hộ nghèo có
tăng có giảm, nhưng tỷ lệ hộ nghèo so với tổng số hộ đã giảm từ 25,19%
năm 2011 xuống cịn 20,18% năm 2020. Tính chung, tỷ lệ hộ nghèo giai
đoạn này đã giảm 5,01%.


15

Bảng 3.1: Kết quả sinh kế bền vững của tỉnh Luang Nam Tha
giai đoạn 2011 - 2020
Nội dung

2011

2015

2016


7.636

7.464

6.964

7064

25,19

21,04

19,32

144

137

Tỷ lệ (%)

40,11

Số huyện nghèo
Tỷ lệ (%)

Số hộ nghèo
Tỷ lệ (%)
Số bản nghèo

2017


2018

2019

2020

6.449

6.978

8.383

19,01

18,26

18,01

20.18

134

129

126

127

143


37,84

37,02

35,63

34,81

35,08

39,83

3

3

3

3

3

2

2

60,00

60,00


60,00

60,00

60,00

40,00

40,00

Đối chứng với kết quả tăng trưởng của GDRP, thì kết quả trên đã
chứng minh rằng khi GDRP của tỉnh tăng lên, thì tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh
giảm xuống.

Hình 3.1: Giảm nghèo và tăng trưởng GDRP bình quân đầu người
ở tỉnh Luang Nam Tha giai đoạn 2011-2020
Không chỉ tỷ lệ hộ nghèo chung trong tỉnh đã giảm xuống, mà tại các
huyện tuy số lượng tuyệt đối các hộ nghèo có tăng, có giảm khác nhau
nhưng tỷ lệ hộ nghèo vẫn có xu hướng giảm. Huyện Muang Na Le và
Muang Sing có lượng tuyệt đối về số hộ nghèo giảm nhanh nhất. Số bản
nghèo trong tỉnh đã giảm từ 144 xuống 143 bản.


16

Bảng 3.2: Kết quả giảm nghèo ở các huyện thuộc tỉnh Luang Nam Tha
năm 2011 và 2020
Hộ nghèo
TT


Huyện

2011

Bản nghèo
2020

2011

2020

Số hộ

Tỷ lệ
(%)

Số hộ

Tỷ lệ
(%)

Số
bản

Tỷ lệ
(%)

Số
bản


Tỷ lệ
(%)

1

Muang Namtha

1.174

12,95

2.886

22,02

17

21,79

38

48,71

2

Muang Sing

1.497


21,63

675

7,06

17

18,89

12

13,04

3

Muang Long

1.666

25,67

3.040

38,27

40

54,05


45

57,69

4

Muang Viengphoukha

1.794

45,20

993

16,91

24

52,17

19

41,30

5

Muang Na Le

1.505


39,00

789

13,58

46

64,79

29

50,00

7.636

25,19

8.383

20,18

144

40,11

143

39,83


Tổng trong tỉnh

Thành tựu SKBV của tỉnh Luang Nam Tha còn được thể hiện qua so
sánh đứng thứ 3 về tỷ lệ hộ nghèo trong 8 tỉnh cùng nằm trong khu vực
miền núi phía Bắc nước CHDCND Lào.
- Kết quả SKBV về xã hội
Các nỗ lực SKBV của các hộ nghèo đã tăng thêm việc làm và tăng
thu nhập của các hộ. Nếu năm 2011, thu nhập bình quân đầu người của hộ
nghèo mới đạt 375 USD thì đến năm 2020 con số này là 960 USD, tăng
gần 2,6 lần. Theo đó, khoảng cách thu nhập giữa các hộ nghèo với mức thu
nhập trung bình trong tỉnh giảm, từ 2,17 lần xuống còn 1,98 lần.
Thu nhập của các hộ nghèo trong nơng nghiệp từ 48,4% năm 2011 đã
giảm xuống cịn 38,5% vào năm 2020, trong khi thu nhập từ các công việc
phi nông nghiệp từ 26,7% tăng lên đạt mức 34,4%, của các công việc kết
hợp nông nghiệp và phi nơng nghiệp từ 24,9% lên 27,1%. Giảm nghèo đã
có tiến bộ đối với các chủ hộ là nữ giới.
Trong giai đoạn này, mức sống và chất lượng cuộc sống của các hộ
nghèo tăng lên. các nhu cầu thiết yếu hàng ngày cho ăn, mặc, ở, cịn có sự


17

gia tăng của các hộ cho chi tiêu vào kiến thức, chăm sóc y tế và vào các
giá trị văn hóa. Tỷ lệ chi tiêu cho học vấn của các hộ nghèo trong tỉnh đã
từ 3,6% trong tổng chi tiêu hàng tháng năm 2011 tăng lên đạt mức 4,7%
vào năm 2020. Đến năm 2020, tồn tỉnh đã có 15/17 cụm bản được sử
dụng điện lưới quốc gia, trên 85% hộ nghèođược sử dụng điện.
- Kết quả SKBV về môi trường sinh thái.Người dân đã hạn chế việc
du canh du cư, phát rừng làm rẫy, săn bắt động vật rừng. Đã bước đầu
giảm được các hoạt động khai thác rừng như chặt gỗ, săn bắt động vật

rừng quá mức.
- Kết quả SKBV về thể chế. Các hộ nghèo và cận nghèo trong cộng
đồng đã ngày càng tin tưởng vào chế độ hơn, cố gắng với các hoạt động
sinh kế để vươn lên thoát nghèo, thoả mãn khát vọng kinh tế của mình
cũng như mong muốn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế được nhanh hơn.
Nhờ đó, có thêm cơ sở để duy trì tính bền vững của thể chế nhà nước
CHDCND Lào hiện nay.
3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
3.3.2.1. Những hạn chế
- Tốc độ giảm nghèo còn chậm. Trong giai đoan 2011-2020, tác động
của tăng trưởng kinh tế đối với giảm nghèo là rất thấp: tốc độ tăng trưởng
kinh tế bình quân hơn 6,0%/năm, trong khi tỷ lệ giảm nghèo bình quân
mới khoảng 0,5%/năm. Mặc dù tỷ lệ hộ nghèo đã giảm 5,01%, nhưng
lượng tuyệt đối vẫn tăng 747 hộ. Tốc độ giảm nghèo của các hộ ở khu vực
thành thị chậm hơn so với ở khu vực nông thôn. So với xu hướng giảm
nghèo chung của cả nước, thi tỷ lệ hộ nghèo ở tỉnh Luang Nam Tha vẫn
cao: năm 2020 cao hơn 1,9% tức là tỷ lệ giảm nghèo thấp hơn so với mức
chung của cả nước.
- Hạn chế trong đảm bảo SKBV về xã hội: Tuy việc làm và thu nhập
của các hộ trong 10 năm thực hiện SKBV ở tỉnh Luang Nam Tha có tăng
lên, nhưng còn rất thấp so với mức tăng trưởng thu nhập chung của toàn


18

tỉnh. Mức tăng trưởng tiêu dùng chung bình quân hàng tháng theo nhóm xã
hội của các hộ nghèo là 2,1%, trong khi của các hộ giàu là 4,1%. Tỷ lệ
nghèo của chủ hộ theo dân tộc trong các năm không đều nhau, thậm chí
cịn cách nhau q xa.
- Hạn chế trong đảm bảo SKBV về môi trường: Hoạt động sản xuất

vẫn có nhiều vấn đề phải quan tâm. Tình trạng sử dụng các loại phân bón
cho cây, thức ăn chăn nuôi và thuốc bảo vệ vật nuôi, cây trồng bằng các
hóa chất vẫn chưa được kiểm sốt.
- Hạn chế trong đảm bảo SKBV về thể chế: Chưa thật thuận lợi cho
hoạt động sinh kế của các hộ nghèo. Hộ nghèo vẫn thiếu thông tin phục vụ
việc lựa chọn lĩnh vực, ngành cho hoạt động sinh kế của mình. Một số hoạt
động trợ giúp của chính quyền và tổ chức xã hội cho hoạt động sinh kế
chưa kịp thời, thiếu thiết thực...
3.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
Những hạn chế trong đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo ở tỉnh Luang
Nam Tha chịu tác động bởi cả các nguyên nhân khách quan và chủ yếu là
nguyên nhân chủ quan:
- Cán bộ và người dân chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của
đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo.
- Việc thực hiện vai trị nhà nước và chính quyền các cấp đối với việc
đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo cịn nhiều bất cập.
- Khó khăn trong huy động nguồn lực hỗ trợ đảm bảo SKBV cho các
hộ nghèo.
- Ý chí vươn lên của hộ nghèo chưa cao, cịn tâm lý dựa vào sự hỗ
trợ của nhà nước và xã hội.
- Công tác thông tin, tuyên truyền hỗ trợ sinh kế cho các hộ nghèo
còn bất cập.


19

Chương 4
PHƯỚNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TIẾP TỤC ĐẢM BẢO
SINH KẾ BỀN VỮNG CHO CÁC HỘ NGHÈO Ở TỈNH LUANG
NAM THA, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

4.1. DỰ BÁO TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA TỈNH LUANG NAM THA ĐẾN NĂM 2030 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG
ĐẢM BẢO SINH KẾ BỀN VỮNG CHO CÁC HỘ NGHÈO

4.1.1. Dự báo triển vọng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Luang Nam Tha
- Dự báo những thuận lợi
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (tháng 2 năm 2021) đã chủ trương
hàng loạt các chính sách nhằm tái cơ cấu lại nền kinh tế, thúc đẩy sự phát
triển của kinh tế tư nhân, đổi mới mơ hình tăng trưởng kinh tế theo hướng
áp dụng khoa học, công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển
mạnh kết cấu hạ tầng. Đặc biệt, nhấn mạnh Chiến lược GNBV, hỗ trợ
mạnh mẽ các hoạt động sinh kế của các hộ nghèo trên phạm vi cả nước.
Đây là điều kiện thuận lợi cho đảm bảo SKBV của các hộ nghèo.
Hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng, đã và sẽ mở ra
không gian mới để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, mở rộng thị trường
và thúc đẩy cạnh tranh, vừa tạo cơ hội và áp lực cho hoạt động sinh kế của
các hộ nghèo.
Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Luang Nam Tha lần thứ VII (năm
2020) đã đề ra nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cụ thể cho giai
đoạn 2020-2025. Đây là căn cứ để tỉnh có thể triển khai thực hiện nhiều
giải pháp tích cực hơn nhằm đem lại lợi ích cho người dân, trong đó có
sinh kế của các hộ nghèo trong tỉnh.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Luang Nam Tha trong những năm
qua diễn ra theo hướng tích cực và hiệu quả cũng được coi là nhân tố rất
quan trọng thúc đẩy công tác đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo.


20


Kết quả của công tác đảm bảo SKBV trong những năm qua sẽ tạo
điều kiện cho việc thực hiện chương trình đảm bảo sinh kế trong những
năm tới của tỉnh Luang Nam Tha có triển vọng hơn.
- Dự báo những khó khăn
Tình hình chung của tỉnh vẫn cịn gặp nhiều khó khăn; quy mơ sản
xuất kinh doanh của các DN nhỏ, hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội nhiều
nơi còn thiếu và chưa thực sự đồng bộ, hiện đại, nhất là ở khu vực nông
thôn; chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, lao động có trình độ cịn thiếu.
Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn sẽ theo hướng quy mơ lớn và sản
xuất nơng nghiệp hàng hóa an toàn, hiệu quả kinh tế cao, nhưng tiêu thụ
sản phẩm sẽ trở nên khó khăn hơn. Sản xuất nhỏ lẻ các hộ nghèo càng khó
cạnh tranh với các hộ khá giả, nhất là với các đối tác nước ngoài.
Các nguồn lực đất đai trong xã hội gần như đã khai thác hết.
Tình trạng đại dịch covid-19 từ đầu năm 2020 đã và sẽ còn ảnh
hưởng trầm trọng đến mọi hoạt động của tất cả các quốc gia, làm tăng
thêm rủi ro cho các nỗ lực đảm bảo SKBV. Thêm vào đó, những khó khăn
do tác động của biến đổi khí hậu vẫn là một nguy cơ gây ra rủi ro lớn, đe
dọa việc đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo ở Lào và tỉnh Luang Nam Tha.
Tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh còn khá cao bằng gần 20,2% năm 2020 và
lại có xu hướng giảm chậm (0,5%/năm); hoạt động sinh kế cịn thiếu tính
ổn định, thiếu bền vững.
4.1.2. Mục tiêu đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ nghèo của
tỉnh Luang Nam Tha đến năm 2030
4.1.2.1. Mục tiêu chung
Quan điểm, đường lối phát triển kinh tế-xã hội của Đảng NDCM Lào
và chính sách của Nhà nước Lào nhấn mạnh phát triển kinh tế nhanh, bền
vững, đồng thời “thực hiện có hiệu quả tiến bộ và cơng bằng xã hội, đảm
bảo ASXH trong từng bước và từng chính sách phát triển”. Phấn đấu đến
năm 2030 hộ nghèo được đảm bảo SKBV và hệ thống ASXH sẽ bao phủ
khắp toàn dân không phân biệt người dân sống vùng sâu vùng xa. Các cấp

ủy và chính quyền tỉnh Luang Nam Tha đã nêu quyết tâm phấn đấu hoàn


21

thành tốt các chỉ tiêu đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo trên địa bàn đến
năm 2030.
4.1.2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030
Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Luang Nam Tha lần thứ VIII để ra
mục tiêu nhiệm vụ đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo giai đoạn 2020 2025 và Nghị quyế số 112-NQ|TU ngày 21 tháng 4 năm 2019 của Ban
Thường vụ tỉnh ủy Luang Nam Tha về thực hiện công tác đảm bảo SKBV
cho các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Luang Nam Tha đã xác định: Phát huy
tối đa tiềm năng của tỉnh, từng bước cùng cố nội lực và thu hút mạnh mẽ
các nguồn lực từ bên ngoài cho phát triển kinh tế của tỉnh trong đó có việc
đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo.
Huy động các nguồn lực trợ giúp hộ nghèo, đặc biệt là hộ thuộc diện
khơng thể thốt nghèo (đối tượng bảo trợ xã hội). Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình
quân 2,0%/nă trở lên. Phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí
đa chiều giảm xuống dưới 1,5%. Thu nhập của hộ nghèo tham gia mơ hình
tăng từ 10 - 15%/năm; bình qn mỗi năm có từ 5-10% số hộ tham gia mơ
hình thốt nghèo. Đảm bảo các điều kiện thiết yếu về chăm sóc khỏe và bảo
hiểm y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường, tiếp cận
thông tin. 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế.
Kết cấu hạ tầng tiếp tục được xây dựng, cải tạo và nâng cấp nhằm
đảm bảo kịp thời tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp, giao thông vận tải
và thông tin liên lạc cho người dân.
4.1.3. Phương hướng đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ nghèo
ở tỉnh Luang Nam Tha
- Thực hiện nhất quán tinh thần, đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo
là nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Luang Nam Tha đến năm 2030.
- Gắn kết các giải pháp về đảm bảo SKBV với công tác GNBV trên
địa bàn tỉnh, nhất là ở các vùng cịn nhiều khó khăn.
- Gắn kết việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phát triển kết cấu
hạ tầng với đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh.


22
4.2. GIẢI PHÁP NHẰM TIẾP TỤC ĐẢM BẢO SINH KẾ BỀN VỮNG
CHO CÁC HỘ NGHÈO Ở TỈNH LUANG NAM THA ĐẾN NĂM 2030

4.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ và người dân về tầm quan
trọng và sự cần thiết phải đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ nghèo
Mục tiêu giải pháp làm cho mọi người, cả cán bộ và nhân dân hiểu rõ
tầm quan trọng và sự cần thiết phải đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo.
Nội dung giải pháp: Xây dựng và tổ chức các chương trình nâng cao
kiến thức về kinh tế trước hết cho đội ngũ cán bộ đảng, công chức nhà
nước. Đẩy mạnh đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, cơng chức làm
cơng tác ban hành, thực thi chính sách, cơng tác kế hoạch hóa. Chú trọng
bồi dưỡng đạo đức công vụ cho cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ.
4.2.2. Nâng cao năng lực hoạch định và thực thi chính sách, làm
tốt cơng tác kế hoạch hóa của Nhà nước.
- Nâng cao năng lực hoạch định chính sách đảm bảo SKBV cho các
hộ nghèo trên địa bàn.
- Nâng cao năng lực thực thi chính sách về đảm bảo SKBV.
- Nâng cao năng lực cơng tác kế hoạch hóa việc đảm bảo SKBV cho
các hộ nghèo.
4.2.3. Tăng cường nguồn lực sinh kế cho các hộ nghèo và phát
triển kết cấu hạ tầng.
- Giải pháp tăng cường nguồn lực sinh kế: (1) Tiếp tục hồn thiện cơ

chế, chính sách hỗ trợ tài chính cho hoạt động sinh kế của các hộ nghèo. (2)
Phát triển các hình thức tổ chức kinh tế có sự tham gia của hộ nghèo. (3) Hỗ
trợ kỹ thuật và công nghệ sinh kế cho các hộ nghèo. (4) Hỗ trợ thị trường, kể
cả thị trường yếu tố sản xuất và thị trường sản phẩm (hàng hóa và dịch vụ).
- Giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng nhằm tạo điều kiện cần thiết
cho đảm bảo SKBV của các hộ nghèo, gồm trường học, trạm y tế, đường
giao thơng, các cơng trình thủy lợi, điện, nước sinh hoạt...
4.2.4. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cùng
tham gia hỗ trợ sinh kế bền vững của các hộ nghèo
Tổ chức lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn để huy động
tối đa, hiệu quả các nguồn lực xã hội. Phối hợp tốt giữa nhà nước với các


23

tổ chức đoàn thể trong việc cho vay giải quyết sinh kế. Hỗ trợ đào tạo nghề
gắn với giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động. Tăng cường và phát huy
vai trị của các tổ chức trong hệ thống chính trị. Giới thiêu mơ hình SKBV
thành cơng ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.
4.2.5. Nâng cao vai trị yếu tố nội lực, phát huy ý chí, tính sáng
tạo trong hoạt động sinh kế của các hộ nghèo
Phải luôn coi nội lực của các hộ nghèo là cơ bản, chiến lược lâu dài,
là quyết định; sự giúp đỡ, hỗ trợ của Nhà nước và xã hội là ngoại lực rất
quan trọng, cần thiết. Khắc phục tâm lý ỷ lại, trông cậy vào sự giúp đỡ, hỗ
trợ của Nhà nước và xã hội. Nâng cao chất lượng con người và nguồn nhân
lực cho các hộ nghèo. Thường xuyên biểu dương và phổ biến gương tốt,
điển hình, làm tốt hơn nữa chính sách và các chương trình ASXH của
Chính phủ.
4.2.6. Tăng cường công tác thông tin, tuyền truyền hỗ trợ và
phục vụ cho phát triển hoạt động sinh kế của các hộ nghèo

Thông tin và tuyên truyền kịp thời, thường xuyên về công tác đảm
bảo ASXH và SKBV; Thông tin kịp thời diễn biến và dự báo xu hướng thị
trường; định hướng thông tin và tuyên truyền trên hệ thống thông tin cơ sở,
đặc biệt là đài truyền thanh cấp cụm bản về các chương trình mục tiêu
SKBV, phổ biến kỹ thuật; phổ biến, giới thiệu, hướng dẫn hoạt động
SKBV cho các hộ nghèo.
KẾT LUẬN
Đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo là một nội dung quan trọng của
đường lối chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong công cuộc đổi mới
đất nước qua các kỳ đại hội của Đảng NDCM Lào và của tỉnh đảng bộ
Luang Nam Tha, nước CHDCND Lào.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, mặc dù giai đoạn 2011 - 2020 việc
đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo ở tỉnh Luang Nam Tha đã đạt được
những kết quả rất đáng khích lệ, tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh đã giảm từ
25,19% xuống còn 20,18%, việc làm, thu nhập và đời sống của các hộ


×