Tải bản đầy đủ (.docx) (158 trang)

đồ án tốt nghiệp kinh tế xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 158 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU

-

-

-

-

-

-

-

1. Mục đích, ý nghĩa của đấu thầu thi cơng xây dựng
1.1. Mục đích
Hiện nay, trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố nền kinh tế nước nhà, ngày
càng có nhiều các dự án đầu tư và xây dựng trong nước cũng như đầu tư nước ngoài.
Các cơng trình địi hỏi ngày càng cao về chất lượng, kỹ thuật, tiến độ và giá cả. Do đó,
các chủ đầu tư phải tổ chức lựa chọn nhà thầu đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu kinh
tế - kỹ thuật để ký kết và thực hiện gói thầu của các dự án thuộc phạm vi điều chỉnh
của Luật Đấu thầu trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh công bằng, minh bạch và hiệu quả
kinh tế.
1.2. Ý nghĩa
Đấu thầu xây dựng có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn, mang lại lợi ích cho tất cả
các chủ thế tham gia.
1.2.1. Đối với nền kinh tế
Nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng, hạn chế được
tình trạng thất thốt, lãng phí nguồn vốn đầu tư và các hiện tượng tiêu cực khác thường


xảy ra trong lĩnh vực xây dựng cơ bản;
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng cơ bản nước ta
Là động lực, là điều kiện cho các doanh nghiệp trong ngành xây dựng cơ bản nước ta
cạnh tranh lành mạnh với nhau trong cơ chế thị trường, thúc đẩy sự phát triển của công
nghiệp xây dựng nước nhà;
Đấu thầu xây dựng có tác dụng kích thích cạnh tranh giữa các nhà thầu, kích thích việc
sử dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến độ vậy kích thích lực lượng sản xuất phát triển.
1.2.2. Đối với chủ đầu tư, chủ dự án
Lựa chọn được nhà thầu hợp lý nhất có khả năng đáp ứng được các yêu cầu về thời
gian, chất lượng và chi phí.;
Đấu thầu giúp cho chủ đầu tư giải quyết được tình trạng lệ thuộc vào một nhà thầu duy
nhất. Ngược lại, quyền lực của chủ đầu tư trong đấu thầu lại tăng lên;
Đấu thầu cho kết quả là cơng trình sẽ được thi cơng với chất lượng cao nhất bằng
những máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất của nhà thầu được lựa
chọn;
Chống được hiện tượng độc quyền của nhà thầu;
Kích thích tính cạnh tranh trong thị trường xây dựng, thúc đẩy sự phát triển về khoa
học công nghệ của hoạt động xây dựng.
1.2.3. Đối với nhà thầu
Đấu thầu giúp các doanh nghiệp tự nâng cao hiệu quả của cơng tác quản trị chi phí
kinh doanh, quản lý tài chính, làm giảm chi phí và thúc đẩy nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo công bằng đối với mọi thành phần kinh tế;
Để thắng thầu, các nhà thầu phải hoàn thiện về tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý nâng
cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ trong việc lập hồ sơ dự thầu nói riêng cũng
như tồn bộ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp;

1


-


-

-

-

-

Do cạnh tranh, mỗi nhà thầu phải cố gắng nghiên cứu, tìm tịi, áp dụng những tiến bộ
kỹ thuật cơng nghệ, biện pháp tổ chức, kinh doanh tốt nhất để có thể thắng thầu góp
phần thúc đẩy sự phát triển của ngành xây dựng.
2. Lý do chọn đề tài tốt nghiệp dạng lập hồ sơ dự thầu gói thầu thi cơng xây dựng
Với những mục đích và ý nghĩa trên, đấu thầu có vai trị rất quan trọng trong hoạt động
xây dựng. Trong đó lập hồ sơ dự thầu gói thầu xây lắp là công việc giúp nhà thầu đấu
thầu thành cơng, giúp chủ đầu tư căn cứ vào đó để chọn ra được nhà thầu thỏa mãn
đầy đủ các yêu cầu của gói thầu. Việc lập hồ sơ dự thầu cịn liên quan đến uy tín và sự
phát triển của mỗi doanh nghiệp xây dựng.
Lập hồ sơ dự thầu giúp cho người kỹ sư hiểu biết cụ thể về tình hình hoạt động của
doanh nghiệp trên thị trường, có cái nhìn tổng thể hơn về xây dựng.
Việc lập hồ sơ dự thầu gói thầu thi cơng xây dựng sẽ giúp sinh viên hiểu biết thực tế về
các biện pháp kỹ thuật trong thi cơng, tình hình giá cả ngun vật liệu, nhân công, máy
thi công trên thị trường, các văn bản pháp lý liên quan qua đó giúp sinh viên có cái
nhìn rõ hơn về cơng tác lập hồ sơ dự thầu có thể sẽ áp dụng cho cơng việc sau này.
Chính những lý do thiết yếu nêu trên em quyết định chọn đề tài tốt nghiệp dạng lập hồ
sơ dự thầu gói thầu thi cơng xâu dựng.
3. Nhiệm vụ thiết kế tốt nghiệp được giao
Lập HSDT gói thầu thi cơng xây dựng “NHÀ NGHỈ AN DƯỠNG ĐỒN AN ĐIỀU
DƯỠNG 18/CỤC CHÍNH TRỊ/QUÂN CHỦNG PK-KQ”
Địa điểm xây dựng: Phường Tích Sơn, TP Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc.

Kết cấu của đồ án tốt nghiệp:
Phần mở đầu
Phần tính tốn lập hồ sơ dự thầu gói thấu thi cơng xây dựng “NHÀ NGHỈ AN
DƯỠNG ĐỒN AN ĐIỀU DƯỠNG 18/CỤC CHÍNH TRỊ/QN CHỦNG PK-KQ”:
+ Chương 1: Nghiên cứu hồ sơ mời thầu, môi trường đấu thầu
+ Chương 2: Lập biện pháp kỹ thuật – cơng nghệ và tổ chức thi cơng gói thầu
+ Chương 3: Tính tốn lập giá dự thầu và thể hiện giá dự thầu
+ Chương 4: Lập hồ sơ hành chính pháp lý
Phần kết luận và kiến nghị

2


Chương 1: NGHIÊN CỨU HỒ SƠ MỜI THẦU, MÔI TRƯỜNG
ĐẤU THẦU VÀ GĨI THẦU
-

-

-

-

1.1. Giới thiệu tóm tắt gói thầu
1.1.1. Thơng tin chung về gói thầu
Tên dự án: Nhà nghỉ an dưỡng đồn an điều dưỡng 18/Cục Chính trị/Qn chủng PKKQ.
- Tên chủ đầu tư: Bộ Tư lệnh Phịng khơng – Khơng qn
- Địa điểm xây dựng: Phường Tích Sơn, TP Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc.
Tên gói thầu: Gói thầu thi cơng xây dựng “NHÀ NGHỈ AN DƯỠNG ĐỒN AN
ĐIỀU DƯỠNG 18/CỤC CHÍNH TRỊ/QN CHỦNG PK-KQ”

Quy mơ gói thầu: Xây dựng mới 1 Nhà nghỉ an dưỡng gồm 7 tầng, 1 tầng kỹ thuật và
1 tầng mái; diện tích xây dựng 1.340 m2; tổng diện tích sàn xây dựng 8.030m2.
Móng sử dụng cho cơng trình là móng cọc ép BTCT
- Loại cấp cơng trình: Cơng trình cấp III
1.1.2. Cấp cơng trình
Cơng trình thuộc loại cơng trình dân dụng cấp III.
1.1.3. Quy mơ cơng trình
1.1.3.1. Giải pháp kiến trúc
Cơng trình Nhà nghỉ an dưỡng đồn an điều dưỡng 18/Cục Chính trị/Qn chủng PKKQ thuộc loại cơng trình dân dụng cấp III; gồm 7 tầng, 1 tầng kỹ thuật và 1 tầng mái.
Cơng trình có 2 thang máy và 2 thang bộ suốt chiều cao nhà kết hợp hệ thống sảnh
tầng để phục vụ giao thơng đứng và ngang trong cơng trình.
Tổng chiều cao cơng trình 27,7m, trong đó:
+ Chiều cao tầng 1 là 4,2m
+ Chiều cao tầng 2-7 là 3,3m
+ Chiều cao tầng kỹ thuật là 3,7m
Diện tích xây dựng 1.340 m2; tổng diện tích sàn xây dựng 8.030 m2.
+ Tầng 1: bố trí khu vực sảnh chính, khu vực chờ của khách, quầy lễ tân, quầy bar, 2
phòng hội thảo, 1 phòng tập GYM và 1 số phòng phụ trợ khác.
+ Tầng 2: Bố trí 23 phịng nghỉ, 1 khơng gian thơng tầng, và 1 số phịng phụ trợ
khác.
+ Từ tầng 3-7: Bố trí 24 phịng nghỉ, 1 khơng gian thơng tầng, và 1 số phịng phụ
trợ khác.
+ Tầng kỹ thuật: Bố trí phịng giặt là và phịng kỹ thuật khác.

3


Hình 1.1.: Mặt bằng tầng 1

Hình 1.2: Mặt bằng mái


4


Hình 1.3: Mặt đứng trục 1-10

Hình 1.4: Mặt đứng trục D-A

5


-

-

-

-

-

-

1.1.3.2. Giải pháp kết cấu
Phần móng: Dùng cọc ép BTCT kích thước tiết diện 350x350 (312 cọc, mỗi cọc dài
10m). Sức chịu tải thiết kế của cọc là 75T; lực ép lớn nhất là 180T, lực ép nhỏ nhất là
150T.
Phần thân: Hệ kết cấu chịu lực chính là hệ khung BTCT. Bê tông dùng cho các cấu
kiện là bê tông mác 300, bê tơng lanh tơ mác 250. Kích thước tiết diện của các kết cấu
chính:

+ Cột: C1(60x60cm); C2(60x60cm); C3(30x30cm); C4(30x30cm); C5(22x35cm)
+ Dầm: 22x40cm, 22x60cm, 30x40cm, 30x60cm, 22x30cm
+ Sàn: 12cm
Phần mái: Mái dán ngói màu ghi xám
Kết cấu bao che: Toàn bộ tường bao và tường ngăn xây bằng gạch chỉ đặc
6,5x10,5x22cm vữa xi măng mác 75.
1.1.3.3. Giải pháp hoàn thiện
Sơn tường trong, ngoài nhà và các cấu kiện dầm, trần, cột bằng sơn Ici Dulux.
Tất cả các phòng, sảnh tầng của tồn bộ cơng trình được lát gạch granite.
Hệ thống cửa đi, cửa sổ, vách kính: sử dụng nhơm hệ PROFILE, kính an tồn dày
6,38mm.
+ Cửa đi sảnh chính sử dụng kính cường lực dày 10mm, mở trượt tự động.
+ Cửa đi kết nốt các phòng nghỉ với hành lang giữa, cửa đi phòng hội thảo sử dụng
cửa gỗ nhóm II. Phụ kiện hệ thống cửa đồng bộ.
Hệ thống thang máy gồm 2 thang máy được xây tường bao quanh bằng gạch chỉ đặc,
chiều dày 220mm; mặt cầu thang máy ốp đá granite tự nhiên.
Hệ thống thang bộ: Xây bậc thang bằng gạch chỉ đặc 6,5x10,5x22, lát đá mặt bậc, lan
can và tay vịn bằng inox.
1.1.4. Hình thức lựa chọn nhà thầu
- Hình thức: Đấu thầu rộng rãi.
- Phương thức: Một giai đoạn hai túi hồ sơ.
1.1.5. Hình thức hợp đồng
Hợp đồng theo đơn giá cố định.
1.2. Giới thiệu về nhà thầu
1.2.1. Thông tin chung về nhà thầu
Tên nhà thầu: Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và kỹ thuật 29
Tên viết tắt: Công ty 29
Tên giao dịch nước ngoài: 29 INVESTMENT CONSTRUCTION AND
ENGINEERING JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: 29 E & C.,JSC

Trụ sở chính: Số 73 đường Nguyễn Trãi, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân,
Hà Nội
Điện thoại: (024) 3 853 5787 – Fax: (024) 3853 5895
Website: www.congty29.vn
Vốn điều lệ: 50.000.000.000 VNĐ (Năm mươi tỷ đồng chẵn)
Mã số thuế: 0105879162

6


-

-

-

-

1.2.2. Các ngành kinh doanh chính
- Xây dựng các cơng trình dân dụng, cơng nghiệp, giao thơng, thuỷ lợi, cơng trình kỹ
thuật cơ sở hạ tầng;
- Lắp đặt điện nước, điện lạnh;
- Sản xuất và buôn bán: sản xuất bê tông, các sản phẩm từ xi măng, thạch cao, sản
xuất các cấu kiện kim loại;
- Tư vấn, môi giới đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất;
- Cho thuê máy móc, thiết bị xây dựng
1.3. Nghiên cứu hồ sơ mời thầu (HSMT)
1.3.1. Tư cách hợp lệ của nhà thầu:
Có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập hoặc tài liệu có giá trị
tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu đang hoạt động cấp;

Hạch tốn tài chính độc lập;
Khơng đang trong q trình giải thể; khơng bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản
hoặc nợ khơng có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật;
Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu:
+ Nhà thầu tham dự thầu là doanh nghiệp thì phải khơng có cổ phần hoặc vốn góp trên
30% với BTL Phịng khơng – Khơng quân trừ trường hợp chủ đầu tư, bên mời thầu,
nhà thầu tham dự thầu thuộc cùng một tập đoàn kinh tế nhà nước và sản phẩm thuộc
gói thầu là đầu vào của chủ đầu tư, bên mời thầu, là đầu ra của nhà thầu tham dự thầu,
đồng thời là ngành nghề sản xuất, kinh doanh chính của tập đồn;
+ Nhà thầu tham dự thầu khơng có cổ phần hoặc vốn góp với các nhà thầu tư vấn;
khơng cùng có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của một tổ chức, cá nhân khác với từng
bên. Cụ thể như sau:
• Tư vấn lập, thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế, dự tốn;
• Tư vấn lập HSMT;
• Tư vấn đánh giá HSDT;
+ Nhà thầu tham dự thầu không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý
với BTL Phịng khơng – Khơng qn.
Khơng đang trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định của
pháp luật về đấu thầu;
Đã có tên trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
1.3.2. Tính hợp lệ của vật tư, thiết bị và các dịch vụ liên quan
Tất cả vật tư, thiết bị và dịch vụ liên quan được cung cấp theo hợp đồng phải có xuất
xứ rõ ràng, hợp pháp. Nhà thầu phải nêu rõ ký hiệu, mã hiệu, nhãn mác (nếu có) và
xuất xứ của vật tư, thiết bị. Bên mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu cung cấp bằng chứng
về xuất xứ của vật tư, thiết bị và tính hợp lệ của dịch vụ.
“Xuất xứ của vật tư, thiết bị” được hiểu là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra
toàn bộ vật tư, thiết bị hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với
vật tư, thiết bị trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá
trình sản xuất ra vật tư, thiết bị đó;
Các tài liệu chứng minh về xuất xứ của vật tư, thiết bị và tính hợp lệ của dịch vụ có thể

bao gồm: Chứng nhận xuất xứ, chứng nhận chất lượng, vận đơn, tài liệu kỹ thuật liên

7


-

-

-

-

-

-

-

quan của vật tư thiết bị; tài liệu chứng minh tính hợp lệ của dịch vụ cung cấp cho gói
thầu.
1.3.3. Các yêu cầu về năng lực của nhà thầu
1.3.3.1. Các u cầu về tài chính và kinh nghiệm
Tình hình tài chính của nhà thầu trong 3 năm 2016, 2017, 2018 phải lành mạnh; giá trị
tài sản ròng năm 2018 phải dương. Đối với nhà thầu liên danh thì mỗi thành viên liên
danh phải đáp ứng được yêu cầu này.
Doanh thu bình quân hàng năm từ hoạt động xây dựng từ năm 2016 trở lại đây tối
thiểu là 90 tỷ đồng. Đối với nhà thầu liên danh, từng thành viên liên danh phải có danh
thu trong 3 năm trở lại đây1,5 lần phần công việc mà nhà thầu đảm nhận.
Về nguồn lực tài chính, Nhà thầu phải chứng minh có các tài sản có khả năng thanh

khoản cao hoặc có khả năng tiếp cận với tài sản có khả năng thanh khoản cao sẵn có,
các khoản tín dụng hoặc các nguồn tài chính khác (khơng kể các khoản tạm ứng thanh
tốn theo hợp đồng) để đáp ứng yêu về cầu nguồn lực tài chính thực hiện gói thầu với
giá trị là 18 tỷ đồng. Với nhà thầu liên danh, mỗi thành viên liên doanh phải thỏa mãn
yêu cầu này với giá trị 30% phần công việc đảm nhận.
Kinh nghiệm cụ thể trong quản lý và thực hiện hợp đồng xây lắp: Số lượng tối thiểu
các hợp đồng tương tự mà nhà thầu đã hoàn thành toàn bộ hoặc hoàn thành phần lớn
với tư cách nhà thầu chính, nhà thầu phụ hoặc nhà thầu quản lý trong 3 năm trở lại đây
là 3 hợp đồng, mỗi hợp đồng có giá trị tối thiểu là 40 tỷ đồng. Đối với nhà thầu liên
danh, từng thành viên liên danh phải thỏa mãn điều kiện này với giá trị hợp đồng
tương ứng 70% phần công việc đảm nhận.
1.3.3.2. Các yêu cầu về năng lực kỹ thuật
a. Nhân sự chủ chốt
Chỉ huy trưởng công trường: Đạt trình độ đại học trở lên chuyên ngành xây dựng dân
dụng hoặc xây dựng dân dụng và cơng nghiệp; có chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát
thi công xây dựng hoặc chứng chỉ đào tạo chỉ huy trưởng; đã làm chỉ huy trưởng cơng
trường thi cơng xây dựng ít nhất 1 (một) cơng trình cấp II; có số năm kinh nghiệm 5
năm.
Các cán bộ kỹ thuật: Đạt trình độ đại học trở lên, là cán bộ kỹ thuật ít nhất 1 cơng trình
dân dụng cấp II trở lên hoặc 5 cơng trình dân dụng cấp III trở lên cùng loại với gói
thầu; có số năm kinh nghiệm 3 năm bao gồm:
+ Kỹ sư xây dựng dân dụng: 3 người
+ Kỹ sư điện: 2 người
+ Kỹ sư cấp thoát nước: 2 người
+ Kỹ sư trắc địa: 1 người
+ Cán bộ phụ trách ATLĐ + VSMT: 1 người
Lực lượng công nhân kỹ thuật: Đảm bảo lành nghề, đủ năng lực và trình độ tối thiểu là
bậc 3/7.
b. Máy móc thiết bị thi công
Nhà thầu phải đảm bảo khả năng huy động thiết bị thi cơng chủ yếu để thực hiện gói

thầu theo yêu cầu sau đây:
ST
Loại thiết bị và đặc điểm thiết bị
Số lượng tối thiểu cần có

8


T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

-

-


-

Máy xúc hoặc máy đào
1 cái
Ơ tơ tự đổ >7T
3 cái
Máy trộn bê tông > 250l
2 cái
Máy trộn vữa > 180l
2 cái
Đầm bàn
2 cái
Đầm dùi
2 cái
Đầm cóc
2 cái
Máy kinh vĩ hoặc máy tồn đạc điện tử
1 cái
Máy thủy bình
1 cái
Máy phát điện
2 cái
Máy bơm nước
2 cái
Máy cắt, uốn thép
3 cái
Máy hàn
2 cái
Hệ thống giàn giáo, cốp pha
1 bộ

Dụng cụ thử nghiệm đo điện
1 bộ
Máy ép cọc có lực ép tối thiểu 200 tấn
1 máy
Và một số loại máy móc thiết bị khác phù hợp
với yêu cầu của gói thầu
1.3.4. Yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng
Các yêu cầu về tổ chức mặt bằng công trường, giải pháp trắc đạc để thi cơng cơng
trình;
Các quy trình, quy phạm áp dụng cho việc thi cơng, nghiệm thu cơng trình;
Các u cầu về tổ chức kỹ thuật thi công: yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu về thiết bị thi
công, biện pháp tổ chức thi công và các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức bộ máy
chỉ huy công trường, biện pháp tổ chức quản lý chất lượng thi công, quản lý chất
lượng cơng trình;
Các u cầu về chủng loại, chất lượng vật tư, thiết bị (kèm theo các tiêu chuẩn về
phương pháp thử);
Các u cầu về trình tự thi cơng, lắp đặt;
Các yêu cầu về phòng cháy, nổ;
Các yêu cầu về vệ sinh mơi trường, an tồn lao động;
Biện pháp huy động nhân lực và thiết bị phục vụ thi công;
Yêu cầu về biện pháp tổ chức thi công tổng thể và các hạng mục;
Các yêu cầu khác tùy theo đặc thù của gói thầu.
1.3.5. Yêu cầu về tiến độ
Thời gian thực hiện hợp đồng xây dựng là thời gian tối đa mà chủ đầu tư yêu cầu, đối
với gói thầu này là 480 ngày có tính đến điều kiện thời tiết kể từ ngày khởi công.
1.3.6. Đồng tiền dự thầu
Đồng tiền dự thầu và đồng tiền thanh tốn hồn tồn là tiền Việt Nam đồng.
1.3.7. Một số yêu cầu về hợp đồng
Thời hạn hiệu lực của HSDT là 90 ngày kể từ ngày có thời điểm đóng thầu.


9


-

-

-

-

-

-

-

Nội dung bảo đảm dự thầu:
+ Giá trị và đồng tiền bảo đảm dự thầu: 650.000.000 đồng.
+ Thời hạn có hiệu lực của bảo đảm dự thầu: 120 ngày kể từ ngày đóng thầu.
1.3.8. Kiểm tra tiên lượng mời thầu
Sau khi nhận được hồ sơ mời thầu do chủ đầu tư cung cấp, nhà thầu đã tiến hành kiểm
tra lại tiên lượng mời thầu. Sau khi kiểm tra nhà thầu thấy mức độ chênh lệch khối
lượng các công tác là rất ít, khơng đáng kể. Đồng thời tiên lượng mời thầu mà chủ đầu
tư đưa ra khơng có sự thiếu sót cơng tác. Vì vậy, nhà thầu quyết định lấy khối lượng
trong tiên lượng mời thầu do chủ đầu tư cung cấp để lập biện pháp thi cơng và tính giá
dự thầu cơng trình của nhà thầu.
1.4. Phân tích mơi trường đấu thầu và các điều kiện cụ thể của gói thầu
1.4.1. Phân tích mơi trường tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội liên quan đến gói
thầu

1.4.1.1. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện khí hậu, thời tiết: Cơng trình được đặt tại Vĩnh Phúc, nằm trong vùng khí
hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa đơng khơ lạnh mưa ít. Hướng
gió thịnh hành là hướng Đông – Nam. Mưa chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10.
Điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn:
+ Địa hình: Cơng trình thuộc thành phố Vĩnh n, thuộc vùng đồng bằng của tỉnh
Vĩnh Phúc nên có địa hình tương đối bằng phẳng
+ Địa chất: Điệu kiện địa chất tại khu đất xây dựng không quá phức tạp, khá thuận tiện
cho việc thi cơng cơng trình.
+ Điều kiện thủy văn ổn định.
1.4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội và khả năng cung ứng các nguồn lực
Tình hình an ninh chính trị tại các khu vực xây dựng cơng trình ổn định, thuận lợi cho
thi cơng cơng trình. Việc xây dựng cơng trình góp phần phát triển cơ sở hạ tầng kỹ
thuật trong vùng, làm đẹp cảnh quan khu đô thị.
Hạ tầng kỹ thuật hiện có cho địa điểm: Cấp nước, thốt nước, cấp điện, đường giao
thơng hiện có đã được xây dựng, thuận lợi cho công việc thi công công trình và vận
chuyển cung ứng vật tư, máy móc thi cơng.
Các ngun vật liệu chính có thể được mua tại địa phương hoặc các tỉnh, thành lân
cận.
+ Phía Bắc giáp Thái Nguyên, Tuyên Quang
+ Phía Tây giáp Phú Thọ
+ Phía Nam giáp với các huyện Ba Vì và Mê Linh, Hà Nội
+ Phía Đơng giáp với 2 huyện Đơng Anh và Sóc Sơn, Hà Nội
Cơng trình nằm tại thành phố Vĩnh Yên – là trung tâm kinh tế trọng điểm cũng là đầu
mối giao thông quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Các điều kiện sống
của địa phương như bệnh viện, trường học, nhà văn hóa…đều đáp ứng đầy đủ và
khơng q xa so với cơng trình.
1.4.2. Phân tích các đối thủ cạnh tranh
Hình thức đấu thầu cho gói thầu là đấu thầu rộng rãi, đấu thầu theo phương thức một
giai đoạn hai túi hồ sơ, không qua sơ tuyển. Vì vậy nhà thầu có đủ tư cách pháp nhân

và năng lực đều có thể nộp hồ sơ dự thầu để tham gia đấu thầu.
10










Qua tìm hiểu về mơi trường đấu thầu của cơng trình này, dự kiến số lượng các nhà
thầu tham gia gói thầu như sau:
- Cơng ty TNHH Đại Thắng
- Cơng ty cổ phần và xây dựng thương mại Việt Nguyên
- Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Hương Giang
- Công ty cổ phần phát triển xây dựng và thương mại Thăng Long.
Để quyết định có tham gia dự thầu hay không và lựa chọn chiến lược tranh thầu hợp lý
nếu tham gia, nhà thầu cần phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn,
chiến lược cạnh tranh, biện pháp kỹ thuật công nghệ, chiến lược giá…mà các nhà thầu
khác là đối thủ cạnh tranh đang gặp phải.
Một số thông tin về các đối thủ cạnh tranh:
Công ty TNHH Đại Thắng: Công ty TNHH Đại Thắng với các ngành nghề là xây
dựng các cơng trình dân dụng và cơng nghiệp; xây dựng cơng trình đường bộ…
- Điểm mạnh: Đây là một công ty khá mạnh với đội ngũ cán bộ cơng nhân viên có
trình độ cao, năng lực tài chính dồi dào, máy móc kỹ thuật hiện đại.
- Điểm yếu: Nhà thầu hiện đang thi cơng một số cơng trình khác nên tập trung nguồn
lực vào đây là khá lớn, khả năng đáp ứng các nguồn lực cho gói thầu có phần bị hạn
chế.

Cơng ty cổ phần và xây dựng thương mại Việt Nguyên: ngành nghề chủ yếu là xây
dựng các cơng trình dân dụng, cơng nghiệp, các cơng trình thủy lợi, trang trí nội thất,
kinh doanh vật liệu xây dựng…
- Điểm mạnh: Là một nhà thầu có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xây lắp. Nguồn
nhân lực, thiết bị, máy móc thi cơng dồi dào, chất lượng
- Điểm yếu: Do chính sách của cơng ty là lợi nhuận lớn nên đây có thể coi là một điểm
yếu của cơng ty này vì họ sẽ bỏ với giá cao.
Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng Hương Giang: Cơng ty có bề dày lâu
năm về kinh nghiệm xây dựng cơng trình dân dụng, hạ tầng kỹ thuật, cầu đường, phần
ngầm công trình...
- Điểm mạnh: Là một trong những tổng cơng ty mạnh, đã từng tham gia nhiều cơng
trình trên khắp cả nước, có uy tín lâu năm đặc biệt trong lĩnh vực cơng trình dân dụng,
cơng nghiệp.
- Điểm yếu: Do chính sách của công ty là lợi nhuận lớn nên đây có thể coi là một điểm
yếu của cơng ty này vì họ sẽ bỏ với giá cao. Ngồi ra, cơng ty có khá nhiều các cơng
trình lớn đang thi cơng, nên nhu cầu tranh thầu tìm kiếm việc làm là khơng lớn. Khả
năng tập trung máy móc thiết bị, nhân lực, tài chính là tương đối khó khăn
Cơng ty cổ phần phát triển xây dựng và thương mại Thăng Long: Công ty này
được thành lập với nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng các cơng trình dân dụng, các trung
tâm thương mại, chung cư cao cấp…
- Điểm mạnh: Là công ty có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây lắp, đội ngũ nhân viên trẻ
trung, máy móc thiết bị hiện đại.
- Điểm yếu: Nhà thầu hiện đang thi công một số cơng trình lớn khác nên tập trung
nguồn lực vào đây là khá lớn, khả năng đáp ứng các nguồn lực cho gói thầu có phần bị
hạn chế.
11


KẾT LUẬN:
Sau khi nghiên cứu kỹ đặc điểm của công trình, những đặc điểm mơi trường tự nhiên,

kinh tế xã hội liên quan đến gói thầu cùng với điểm mạnh điểm yếu của các đối thủ
cạnh tranh. Công ty đưa ra những nhận định sau:
Thuận lợi:
+
Nhà thầu đã có nhiều kinh nghiệm trong thi cơng các cơng trình xây dựng dân dụng
và cơng nghiệp.
+
Năng lực về máy móc thiết bị và tài chính của nhà thầu khá mạnh so với các đối
thủ cạnh tranh.
+
Nhà thầu có đội ngũ cán bộ, kỹ sư có trình độ và nhiều kinh nghiệm.
- Khó khăn: Nhà thầu hiện đang thi cơng nhiều cơng trình trong nên khó có thể tập
trung tồn bộ máy móc và con người cho cơng trình này.
- Đánh giá: Nhà thầu phải có biện pháp thi cơng hợp lý để giảm giá thành thì có thể
trúng thầu. Đồng thời phải chú ý tới các cơng ty cịn lại sử dụng chiến lược giá thấp
để tìm kiếm việc làm mở rộng thị trường.
Từ việc phân tích kỹ lưỡng các mặt trên, cơng ty quyết định tham gia tranh thầu vì:
- Nhà thầu có thể đáp ứng được các yêu cầu của chủ đầu tư về tất cả các mặt như kỹ
thuật, cơng nghệ - máy móc, đội ngũ cán bộ cơng nhân viên, tài chính.
- Các điều kiện khí hậu, thời tiết, địa chất, cung ứng vật tư, thiết bị y tế - bệnh viện
phù hợp để nhà thầu có thể hồn thành gói thầu trên.
- Khả năng thắng thầu của nhà thầu là cao.

12


Chương 2: LẬP BIỆN PHÁP KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ VÀ
TỔ CHỨC THI CƠNG GĨI THẦU
2.1. Lựa chọn phương hướng công nghệ - kỹ thuật tổng quát
2.1.1. Lựa chọn phương hướng cơng nghệ - kỹ thuật tổng qt cho tồn cơng

trình
Qua phân tích giải pháp quy hoạch, kết cấu cơng trình, giải pháp kiến trúc cơng
trình và các tài liệu về kinh tế kỹ thuật, điều kiện cung ứng vật tư và năng lực sản xuất
của đơn vị đã được phân tích ở phần giới thiệu cơng trình. Từ đó nhà thầu có biện
pháp phương hướng thi cơng như sau:
- Cơ giới hố tối đa, nhất là trong các cơng việc có khối lượng lớn như cơng tác ép
cọc, cơng tác đào móng, cơng tác bê tơng, …để rút ngắn thời gian xây dựng vẫn
đảm bảo chất lượng cơng trình.
- Trong các phần thi công ta chia mặt bằng thi công ra thành các phân đoạn, phân đợt
và tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền. Đảm bảo thi công dễ dàng, liên
tục và nhịp nhàng tránh chồng chéo các cơng việc, bố trí hợp lý mặt trận cơng tác
và có thể rút ngắn thời gian thi cơng.
- Dựa vào khả năng của doanh nghiệp và khối lượng công tác chính và tồn cơng
trình là khá lớn, mặt bằng rộng nên ta dự định vận chuyển lên cao bằng cần trục
tháp và kết hợp vận thăng. Vận chuyển ngang nội bộ công trường dự định dùng cần
trục tháp và kết hợp xe chuyên dùng.
- Trong quá trình tiến hành thi công, nhà thầu chú trọng đến các công tác có cơng
việc găng, khối lượng lớn như cơng tác ép cọc, đào đất, bê tông cốt thép, xây. Các
công tác có khối lượng nhỏ làm xen kẽ để tận dụng tối đa mặt trận công tác.
2.1.2. Lựa chọn giải pháp công nghệ tổng quát cho các công tác chủ yếu
2.1.2.1. Cơng tác ép cọc
Kết cấu móng cọc với cọc bê tông cốt thép, tiết diện 350x350, chiều dài cọc là
10m.
- Cọc được định vị tại các đài móng theo thiết kế bằng phương pháp ép tuần tự từ
đài móng này sang đài móng khác.
- Ép cọc bằng máy ép robot theo phương pháp ép ôm.
2.1.2.2. Công tác đào đất hố móng
-

Cơng tác đào đất móng đựơc thực hiện bằng phương thức kết hợp thi công bằng

máy với đào sửa bằng thủ công – căn cứ vào thiết kế nhà thầu dự kiến tiến hành
đào ao kết hợp đào đơn, sử dụng máy đào gầu nghịch để thi công, đất thừa được
đưa ra khỏi công trường bằng ô tô tự đổ.
- Nhằm phục vụ có hiệu quả cho q trình thi cơng và tận dụng năng lực thiết bị
máy móc của công ty, nhà thầu lựa chọn phương án chọn máy thi cơng phù hợp
vì như vậy sẽ dễ dàng cho việc điều động, bố trí máy móc và chủ động trong
cơng việc.
2.1.2.3. Cơng tác bê tơng móng
-

-

Để rút ngắn q trình thi cơng, tiến hành phân chia mặt băng thi công theo các
phân đoạn để tổ chức thi công dây chuyền.
Bê tơng lót móng sử dụng máy trộn, đổ thủ cơng do khối lượng nhỏ.
Cốt thép móng, ván khn móng được gia công lắp đặt bằng thủ công.
Đổ bê tông móng bằng xe bơm bơm bê tơng (dùng bê tơng thương phẩm).
13


2.1.2.4. Công tác bê tông khung, sàn
Công tác này được thi công theo phương pháp dây chuyền, thi công phát triển
theo chiều cao.
- Gia công lắp đặt ván khuôn và cốt thép bằng thủ công.
- Bê tông được sử dụng là bê tông thương phẩm.
- Đổ bê tông cột, vận chuyển lên cao bằng cần trục tháp
- Bê tông dầm, sàn: đổ bằng máy bơm tự hành và máy bơm tĩnh
- Đầm bê tông bằng máy đầm dùi và đầm bàn
2.1.2.5. Cơng tác xây, hồn thiện
-


Phân đợt, phân đoạn thi công phù hợp với giáo bắc.
Vữa trộn xây trát được trộn bằng máy trộn.
Vận chuyển lên cao bằng cần trục tháp và vận thăng.
Vận chuyển ngang bằng xe cải tiến hoặc xe chuyên dụng.
Tất cả các công tác được lập tiến độ, phối hợp nhịp nhàng trong tổng tiến độ thi
cơng. Chất lượng của cơng trình phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có hai yếu tố
quan trọng đó là công nghệ và biện pháp thi công. Nhà thầu lập ra tổng tiến độ thi công
dựa trên cơ sở các cơng tác chính thi cơng cơng trình. Những cơng tác chính là cơng
tác có khối lượng cơng việc lớn, thời gian thi cơng kéo dài, chi phí lớn, địi hỏi chất
lượng cao, do đó phải kiểm tra, giám sát thường xuyên, phải tập trung nguồn lực nhiều
hơn khi thi cơng.
Để có thể chọn được phương án hợp lý, tại mỗi công tác chủ yếu, nhà thầu đề
xuất ra một số phương án thi công thoả mãn các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng so với
hồ sơ mời thầu, từ đó tiến hành so sánh các phương án để lựa chọn được phương án tối
ưu.
2.1.3. Chi phí xây dựng so sánh lựa chọn phương án
-

Để đưa ra phương án tổ chức thi công tối ưu cho các công tác của gói thầu, nhà
thầu tiến hành lập 02 phương án giải pháp kỹ thuật tổ chức thi công đối với các cơng
tác chính như cơng tác ép cọc, cơng tác thi cơng bê tơng cốt thép móng, cơng tác thi
cơng bê tơng kết cấu khung sàn phần thân cơng trình dựa trên các yêu cầu trong hồ sơ
mời thầu và năng lực của nhà thầu. Việc so sánh và lựa chọn các phương án sẽ giúp
nhà thầu tìm ra phương án tối ưu nhất, giúp tiết kiệm chi phí xây dựng, đảm bảo yêu
cầu về tiến độ và chất lượng cơng trình.
Trong tất cả các phương án đều tính theo chi phí xây dựng so sánh khơng bao
gồm chi phí vật liệu trên cơ sở chi phí vật liệu của các phương án là như nhau.
CPXDSS = ZQƯ + CHMC = (NC + MTC + C) + CHMC
 Chi phí nhân công (NC) :

NC = Hi x ĐGi
Với : Hi : hao phí lao động của cơng nhân thợ bậc i (ngày công); Hi = Sca x NCni
+ Sca: số ca làm việc.
+ NCni: Số công nhân bậc thợ i.
ĐGi: Đơn giá nhân công của công nhân bậc thợ i của nhà thầu (đồng/ngày
cơng).
 Chi phí sử dụng máy thi công (M): M = Mlv + Mnv
LV
M lv =∑ SCLV
j *§ Gj
NV
M nv =∑SCNV
j *§ Gj

14


Với: SCjLV: Số ca làm việc của máy loại j theo phương án TCTC của nhà thầu
ĐGjLV: Là đơn giá ca máy làm việc của máy loại j của nội bộ nhà thầu
(đồng/ca).
SCjNV: số ca ngừng việc của máy loại j theo phương án TCTC của nhà thầu.
ĐGjLV: Là đơn giá ca máy ngừng việc của máy j của nội bộ nhà thầu
(đồng/ca).
 Chi phí chung (C): C = p%× (NC + M)
Chi phí chung bao gồm: chi phí quản lý của doanh nghiệp, chi phí điều hành sản
xuất tại cơng trường, chi phí phục vụ cơng nhân, chi phí phục vụ sản xuất thi công tại
công trường và một số chi phí khác.
Định mức tỷ lệ chi phí chung p (%) tính theo quy mơ chi phí trực tiếp của dự tốn
xây dựng cơng trình của nội bộ nhà thầu là 6,0%.



CHMC: chi phí hạng mục chung
CHMC = (CNT + CKKL)*(1+T) + CK

Chi chí hạng mục chung bao gồm:
Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi cơng là chi phí để xây dựng
nhà tạm tại hiện trường hoặc thuê nhà hoặc chi phí đi lại phục vụ cho việc ở và
điều hành thi công của nhà thầu trong q trình thi cơng xây dựng cơng trình.
Chi phí một số cơng việc thuộc hạng mục chung nhưng không xác định được khối
lượng từ thiết kế gồm: Chi phí an tồn lao động và bảo vệ môi trường cho người
lao động trên công trường và môi trường xung quanh; Chi phí thí nghiệm vật liệu
của nhà thầu; Chi phí di chuyển lực lượng lao động trong nội bộ cơng trường; Chi
phí bơm nước, vét bùn khơng thường xun.
Chi phí di chuyển máy, thiết bị thi cơng và lực lượng lao động đến và ra khỏi công
trường; Chi phí bảo đảm an tồn giao thơng phục vụ thi cơng (nếu có); Chi phí
hồn trả hạ tầng kỹ thuật do bị ảnh hưởng khi thi công xây dựng cơng trình (nếu
có); Chi phí kho bãi chứa vật liệu (nếu có) và các chi phí khác liên quan đến cơng
trình theo chỉ dẫn kỹ thuật được xác định bằng phương pháp lập dự tốn hoặc ước
tính chi phí.

-

-

-

Bảng 2.1: Đơn giá nhân công của nhà thầu
STT

Bậc thợ


Ca 1

Ca 2

1

CN 3,0/7

220.000

280.000

Cơng việc
Ép cọc, đào đất; bê tơng lót móng; bê
tơng móng; tháo ván khn móng; bắc
giáo…

2

CN 3,5/7

240.000

310.000

Lắp dựng ván khn móng; lắp dựng
cốt thép móng, cột, dầm, sàn, cầu thang;
trát tường, ốp tường...


3

CN 4,0/7

260.000

340.000

Lắp cốt thép; lắp ván khuôn cột, vách
thang máy; xây, xây đố trụ và bắt mỏ…

4

CN 4,5/7

280.000

360.000

Công tác hồn thiện, trang trí, ốp lát….

15


Bảng 2.2: Đơn giá ca máy của nhà thầu
TT

Loại máy

ĐVT


Đơn giá
ca máy làm việc

1

Máy ép cọc

ca

5.500.000

Tự có

2

Máy hàn 23KW

ca

550.000

Tự có

3

Máy kinh vĩ

ca


800.000

Tự có

ca

4.800.000

Tự có

ca
ca

3.500.000
3.600.000

Tự có
Tự có

m3

75.000

Tự có

ca
ca
ca
ca
ca


450.000
380.000
580.000
470.000
3.500.000

Tự có
Tự có
Tự có
Tự có

m3

70.000

Tự có

m3
ca
ca
ca

90.000
1.500.000
1.500.000
460.000

Tự có
Tự có

Tự có
Tự có

Máy đào đất
HITACHI UH015
Ơ tơ chở đất 7 tấn
Xe FOOC HINO 14T
Xe bơm tự hành
HUYNDAI KCP
Máy đầm dùi UB-47
Máy cắt uốn cốt thép
Máy trộn bê tông
Máy đầm bàn
Cần trục tháp MR 150-SB40
Xe bơm tự hành
Putzmeister 20Z.09
Máy bơm tĩnh HBT60
Vận thăng chở người
Vận thăng chở vật liệu
Máy trộn vữa SO-26A

4
5
6
7
8
9
10
11
12

13
14
15
16
17

Đơn giá
ca máy ngừng việc

Ghi chú

1.100.000

2.2. Lập và lựa chọn giải pháp công nghệ kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến chất
lượng và tiến độ cơng trình
2.2.1. Công tác ép cọc
2.2.1.1. Lựa chọn công nghệ thi công ép cọc
. Tiến hành thi công ép cọc bằng phương pháp ép trước theo yêu cầu nêu trong hồ
sơ mời thầu.
Căn cứ vào đặc điểm của cơng trình và mục đích tạo điệu kiện thuận lợi cho việc di
chuyển thiết bị ép cọc, việc vận chuyển cọc, nhà thầu tổ chức thi công ép cọc trước khi
thi công đào đất.
2.2.1.2. Yêu cầu thiết kế
-

Cọc tiết diện 35x35cm, chiều dài cọc 10m (gồm 1 đoạn cọc C1 dài 5m +1 đoạn
cọc C2 dài 5m).
Sức chịu tải tính tốn của cọc: Ptt= 75T
Lực ép khống chế đầu cọc: Pmax= 180T, Pmin=150T
Bê tông cọc M350

Tổng số cọc là 312 cọc : 308 cọc đại trà + 04 cọc thí nghiệm.
Các đoạn cọc được nối với nhau bằng liên kết hàn.

16


Cọc được ép xuống với độ sâu -2,25m (so với cốt 0,00).
Cos đất tự nhiên: -0,75m, cốt đầu cọc là -2,25m.
 Chiều dài ép âm mỗi cọc đại trà là: 2,25 – 0,75 = 1,5 (m).
2.2.1.3. Tính tốn, lựa chọn thiết bị ép cọc và các thiết bị phục vụ
- Sức chịu tải thiết kế của cọc: 75T/cọc;
- Lực ép lớn nhất là P max = 180T; Lực ép nhỏ nhất là P min = 150T;
Theo tiêu chuẩn TCVN 9394:2012 về đóng và ép cọc thì cơng suất của thiết bị phải
thỏa mãn điều kiện:
Pép 1,4 P max
Tổng trọng lượng đối trọng: Pđt1,1 P max
a. Chọn thiết bị ép
Chọn máy ép cọc có cơng suất : Pép 1,4 180 = 252 T.
 Chọn máy ép ZYJ320B Sunward do Sunward sản xuất có các thơng số kỹ thuật như
sau:
- Lực ép lớn nhất: Pép = 320 T.
- Chiều dài giá ép: 13,133 m
- Chiều rộng giá ép: 6,53 m
- Chiều cao vận chuyển: 3,238 m
- Chiều cao treo cọc: 14 m
- Tốc độ máy ép di chuyển trung bình: 1,5m/phút
- Tốc độ ép trung bình: 4,4 m/phút.
- Tổng trọng lượng máy: 320 T
Đơn giá ca máy: 5.500.000 đồng/ca
b. Xác định số lượng đối trọng cần thiết

Chọn đối trọng theo điều kiện sau: 1,1 P max = 1,1 * 180 = 198T.
Khi trọng lượng máy: Pđt + Pmáy ≤ 1,1 Pmax = 1,1x180 = 198T thì bố trí thêm đối trọng
 Pđt + Pmáy = 320T > 1,1Pmax = 198T. Nên không cần bố trí thêm đối trọng.

17


4

4
1

7

3

1
3
8

3

3

2

10

8


9

8

8
7

hé p kü t h u Ët

6

6

6

m¸y Ðp cäc r obot

6

1

4
7
2
5

hé p kü t huËt

6
8


Hình 2.1: Cấu tạo máy ép cọc robot

-

1: Cần cẩu
6: Hệ thống di chuyển
2: Ca bin điều khiển
7: Dây dẫn dầu
3: Gia trọng
8: Pittong phục vụ di chuyển
4: Pittong ép cọc
9: Khung robot
5: Hệ thống ôm cọc
10: Dầm đỡ đối trọng
c. Chọn máy hàn và máy kinh vĩ
Máy hàn: chọn máy hàn công suất 23 KW; đơn giá ca máy: 550.000 đồng/ca.
Máy kinh vĩ: Chọn máy kinh vĩ theo 010B; đơn giá ca máy: 800.000 đồng/ca.
2.2.1.4. Phương án tổ chức thi công ép cọc
Xét 2 phương án ép cọc:
Phương án 1: Chọn 1 máy ép cọc, 1 máy hàn và 2 máy kinh vĩ làm việc 2 ca/ngày.
Phương án 2: Chọn 2 máy ép cọc, 2 máy hàn và 4 máy kinh vĩ làm việc 1 ca/ngày.
I. Phương án 1
a) Sơ đồ di chuyển của máy

18

6



Hình 2.2: Sơ đồ di chuyển máy ép cọc phương án 1

19


b) Tính tốn thời gian thi cơng
Tổng hao phí thời gian cho công tác ép cọc là: T = T1 + T2 + T3 + T4
Trong đó: T1 – Thời gian buộc móc cẩu và điều chỉnh cọc vào lồng ép;
T2 – Thời gian ép cọc;
T3 – Thời gian hàn nối cọc;
T4 – Thời gian di chuyển máy ép;
 Xác định thời gian buộc móc cẩu và điều chỉnh cọc vào lồng ép:
T1 = m n t1 (phút)
Trong đó: m - Số lượng cọc cần ép, m = 308 cọc;
n – Số đoạn cọc trên 1 cọc, n = 3 (kể cả đoạn cọc dẫn);
t1 – Thời gian buộc móc cẩu và điều chỉnh 1 đoạn cọc vào lồng ép, t 1 = 3
phút.
 T1 = 308 3 3 = 2772 (phút).
 Xác định thời gian ép cọc: T2 = (phút)
Trong đó: Lcọc – Chiều dài cọc cần ép kể cả đoạn cọc dẫn, Lcọc = 2 5 + 1,5 = 11,5 m;
v – Vận tốc ép cọc trung bình, v = 4,4 (m/phút)
 T2 = = 805 (phút).
 Xác định thời gian hàn nối cọc: T3 = m x (n’ -1) x t2 ( phút)
Trong đó: n’ – Số đoạn cọc của cọc, n’ = 2 (không kể đến đoạn cọc dẫn);
t3 – Thời gian hàn 1 mối hàn, t3 = 12 phút
 T3 = 308 (2-1) 12 = 3696 (phút).
 Xác định thời gian di chuyển máy ép

Hình 2.3: Sơ đồ di chuyển máy ép trong các móng


20


Thời gian di chuyển máy ép: T4 = ( phút )
Trong đó: L - Tổng quãng đường di chuyển của máy ( m), dựa vào sơ đồ di chuyển
máy ép tính được tổng chiều dài di chuyển của máy là: L= 491,36(m)
V - Tốc độ máy ép di chuyển trung bình, V = 1,5 m/phút
T4 = = 327,6 phút
Vậy tổng thời gian cần thiết để thi công ép cọc là:
T = 2772 + 805 + 3696 + 327,6= 7600,6 (phút).
Số ca máy ép cọc cần thiết là:
N = = = 19,8(ca). Chọn 20 (ca)
Trong đó, Ktg – hệ số sử dụng thời gian, lấy Ktg = 0,8
Vậy số ca máy hao phí cho cơng tác ép cọc của từng loại máy là:
- Máy ép cọc: 20 ca máy (Ca 1: 10 ca; ca 2: 10ca)
- Máy hàn: 20 ca máy (Ca 1: 10 ca; ca 2: 10ca)
- Máy kinh vĩ: 40 ca máy (Ca 1: 20 ca; ca 2: 20 ca)
Do bố trí máy làm việc 2 ca/ngày nên cơng tác ép cọc được thực hiện trong 10 ngày.
c) Bố trí tổ đội cơng nhân phục vụ ép cọc
Bố trí tổ đội gồm 4 cơng nhân có bậc thợ bình quân 3,0/7 để thực hiện các công tác
sau:
- Treo cọc và dây cẩu: 2 công nhân
- Điều chỉnh cọc vào giá: 2 công nhân
Bảng 2.3.: Tiến độ thi công ép cọc phương án 1

d) Tính tốn chi phí thi cơng ép cọc phương án 1
• Chi phí nhân cơng (NC):
Bảng 2.4: Chi phí nhân cơng ép cọc phương án 1
Số ngày Số công
Bậc thợ Ca làm việc làm việc

nhân
( ngày) ( người )
Ca 1
10
4
3,0/7
Ca 2
10
4
Tổng cộng



Chi phí máy thi cơng (MTC):
21

HPLĐ
( ngc)
40
40

Đơn giá
Thành tiền
nhân công
( đồng/ngc)
( đồng)
220.000
8.800.000
280.000 11.200.000
20.000.000



Bảng 2.5: Chi phí máy thi cơng ép cọc phương án 1
Ca
làm
việc

Số máy Số ngày

Hao phí
ca máy
( ca )

Đơn giá ca
máy
(đồng/ca)

Thành tiền
( đồng)

STT

Loại máy

1

Máy ép cọc
ZYJ320B

Ca 1


1

10

10

5.500.000

55.000.000

Ca 2

1

10

10

5.500.000

55.000.000

2

Máy hàn
23KW

Ca 1


1

10

10

550.000

5.500.000

Ca 2

1

10

10

550.000

5.500.000

3

Máy kinh vĩ

Ca 1

2


10

20

800.000

16.000.000

Ca 2

2

10

20

800.000

16.000.000

Tổng cộng


153.000.000

Chi phí chung (C):
Bảng 2.6: Chi phí chung ép cọc phương án 1

TT


Chi phí

Cách tính

1
2
3

Nhân cơng
Máy thi cơng
Chi phí chung

NC
M
C = 6% *( NC + M)

Thành tiền
( đồng)
20.000.000
153.000.000
10.380.000



Chi phí hạng mục chung (CHMC):
CHMC = CNT + CKKL + CK
CK: Chi phí khác gồm chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến và
ra khỏi cơng trường…
+ Chi phí vận chuyển máy ép cọc đến và đi khỏi cơng trường:
Ước tính bằng 4 ca ô tô đầu kéo 20T. Giá 1 ca = 4.200.000 (đồng/ca)

+ Chi phí vận chuyển máy ép lên và xuống xe: Ước tính bằng 2 ca máy cần
trục. Giá 1 ca = 3.500.000 (đồng/ca).
+ Chi phí tháo lắp máy, cố định máy và một số chi phí khác: Dự kiến cần 2
ca máy cần trục vừa lắp dựng, vừa tháo dỡ và 4 công nhân bậc thợ 3,5/7
tham gia việc lắp dựng, tháo dỡ.
+ Đơn giá nhân công bậc 3,5/7 là 240.000 đồng/ngày công.
(CNT + CKKL): Các chi phí cịn lại của cơng tác ép cọc như chi phí nhà tạm, chi phí
khơng xác định khối lượng nhà thầu lấy theo tỷ lệ % so với chi phí trực tiếp của cơng
tác ép cọc:
CNT + CKKL = 3%×(NC+M+C)

22


Bảng 2.7: Chi phí hạng mục chung PA1
TT

Khoản mục chi phí

Số ca máy

1

Chi phí vận chuyển máy ép
cọc đến và đi khỏi công
trường( ô tô 20T)

4

2

3
a
b
4

TT
1
2
3
4

Đơn giá ca máy
( đồng/ca)
4.200.000

Thành tiền
( đồng)
16.800.000

Chi phí vận chuyển máy ép
2
3.500.000
7.000.000
cọc lên và xuống xe
Chi phí tháo lắp, cố định
6.920.000
máy
Chi phí máy tháo lắp
2
2.500.000

5.000.000
Chi phí nhân cơng tháo, lắp
8
240.000
1.920.000
Chi phí khác
3%*( NC+M+C)
5.501.400
Tổng cộng
36.221.400
• Chi phí xây dựng thi cơng ép cọc phương án 1
CPXD = NC + M + C + CHMC
Bảng 2.8: Chi phí xây dựng thi cơng ép cọc PA1
Thành tiền
Khoản mục chi phí
Ký hiệu
( đồng)
Chi phí nhân cơng
NC
20.000.000
Chi phí máy thi cơng
M
153.000.000
Chi phí chung
C
10.380.000
Chi phí hạng mục chung
CHMC
36.221.400
Chi phí xây dựng so sánh

CPXD1
219.601.400
 Vậy chi phí xây dựng thi cơng ép cọc phương án 1 là 219.601.400 đồng.

23


II. Phương án 2
a) Sơ đồ di chuyển của máy

Hình 2.4: Sơ đồ di chuyển máy ép cọc phương án 2

24


b) Tính tốn thời gian thi cơng
Sử dụng 2 máy ép cọc cho phương án 2:
- Máy ép 1 thi công 151 cọc;
- Máy ép 2 thi công 157 cọc cịn lại.
Tổng hao phí thời gian cho cơng tác ép cọc là: T = T1 + T2 + T3 + T4
Sử dụng số liệu đã tính tốn ở phương án 1, ta xác định hao phí riêng cho từng máy:
 Máy ép 1:
- T1 – Thời gian buộc móc cẩu và điều chỉnh cọc vào lồng ép;
T1 = = 1359 (phút)
- T2 – Thời gian ép cọc;
T2 = = 394,7(phút)
- T3 – Thời gian hàn nối cọc;
T3 = = 1812 (phút)
- T4 – Thời gian di chuyển máy ép;
T4 = L1/V (phút)

Trong đó: L - Tổng quãng đường di chuyển của máy 1 ( m), dựa vào sơ đồ di
chuyển máy ép tính được tổng chiều dài di chuyển của máy là: L1= 216,1 (m)
V - Tốc độ máy di chuyển, V = 1,5 m/phút
 T4 = = 144,1 ( phút)
Vậy tổng thời gian cần thiết để thi công ép cọc là:
T = 1359 + 394,7 + 1812 + 144,1= 3709,8 (phút).
Số ca máy ép cọc cần thiết là:
N = = = 9,66 (ca) . Chọn 9,5 (ca).
Trong đó, Ktg – hệ số sử dụng thời gian, lấy Ktg = 0,8
Do máy ép 1 ngày 1 ca nên thời gian thi công ép cọc theo phương án 1 là 9,5 ngày.
 Máy ép 2:
- T1 – Thời gian buộc móc cẩu và điều chỉnh cọc vào lồng ép;

T1 = = 1413 (phút)
- T2 – Thời gian ép cọc;
T2 = = 410,3 (phút)
- T3 – Thời gian hàn nối cọc;
T3 = = 1884 (phút)
- T4 – Thời gian di chuyển máy ép; T4 = L2/V (phút)
Trong đó: L - Tổng quãng đường di chuyển của máy 1 (m), dựa vào sơ đồ di
chuyển máy ép tính được tổng chiều dài di chuyển của máy là: L2= 224,61 (m)
V - Tốc độ máy di chuyển, V = 1,5 m/phút
 T4 = = 149,74 ( phút)
Vậy tổng thời gian cần thiết để thi công ép cọc là:
T = 1413 + 410,3 + 1884 + 149,74 = 3857,04 (phút).
Số ca máy ép cọc cần thiết là:
N = = = 10,04 (ca) . Chọn 10 (ca)
Trong đó, Ktg – hệ số sử dụng thời gian, lấy Ktg = 0,8

25



×