Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Mot so bien phap tao hung thu cho hoc sinh de nang cao hieu qua hoc tap mon Dia ly 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (776.88 KB, 24 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN ĐAN PHƯỢNG TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐAN PHƯỢNG. ––––––––––––––––––––. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP MÔN ĐỊA LÝ LỚP 4”. Môn:. Địa lý. Tên tác giả:. Nguyễn Thị Thịnh. Chức vụ :. Giáo viên.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh để nâng cao hiệu quả học tập môn Địa lý lớp 4. NĂM HỌC: 2014 - 2015. 1/.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh để nâng cao hiệu quả học tập môn Địa lý lớp 4. A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở khoa học của vấn đề Cùng với các môn học khác như: Tiếng Việt, Toán, Đạo đức,..... phân môn Địa lý có vị trí và ý nghĩa sâu sắc vì đây là môn học có tác dụng giáo dục và giáo dưỡng rất lớn. Từ những bài học Địa lý trong nhà trường phổ thông giúp học sinh có được những hiểu biết cơ bản, hệ thống về Trái Đất - môi trường sống của con người, về thiên nhiên và những hoạt động kinh tế của con người trên phạm vi đất nước mình, khu vực và thế giới; rèn luyện cho học sinh những kĩ năng ứng xử thích hợp với môi trường tự nhiên. Qua đó góp phần bồi dưỡng và phát triển ở học sinh thái độ, thói quen: ham hiểu biết, yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước con người, tôn trọng và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên văn hóa, bảo vệ môi trường. Đó lả một phần của học vấn phổ thông cần thiết cho mỗi người lao động trong xã hội hiện đại, trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngoài ra Địa lí còn giúp học sinh tham gia, hòa nhập với cộng đồng và biết vận dụng kiến thức, kĩ năng của môn Địa lí để giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống phù hợp với khả năng của học sinh. Từ thực tế qua những năm giảng dạy tôi thấy khi học Địa lí phần lớn học sinh rất ngại học môn này vì nó khô khan và khó hiểu. Nếu có học các em chỉ học một cách chiếu lệ, sau bài học học sinh không nhớ nổi kiến thức cần nắm trong bài là gì ? Là một giáo viên dạy lớp 4, nhiều tiết dạy tôi thấy học sinh không hào hứng và có phần chán nản. Điều đó thôi thúc tôi làm thế nào để các em hứng thú học môn này ? Như chúng ta đã biết, hứng thú là một thuộc tính tâm lí- nhân cách quan trọng của con người. Cùng với tự giác, hứng thú làm nên tính tích cực nhận thức, giúp học sinh học tập đạt kết quả cao, có khả năng khơi dậy mạch nguồn của sự sáng tạo. Theo các nhà tâm lí học Nga thì hứng thú không có tính tự thân, không phải là thiên bẩm. Hứng thú được hình thành, duy trì và phát triển nhờ môi trường giáo dục với vai trò dẫn dắt, hướng dẫn, tổ chức của giáo viên. Giáo viên là người có vai trò quyết định trong việc phát hiện, hình thành, bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh. Vậy vấn đề gì thu hút sự chú ý, quan tâm tìm hiểu của các em? Trả lời được câu hỏi này tức là người giáo viên đã sống cùng với đời sống tinh thần của các em, biết biến đổi những nhiệm vụ học tập khô khan cho phù hợp với những mong muốn, nhu cầu, sở thích, nguyện vọng tích cực, chính đáng của học sinh.. 2/.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh để nâng cao hiệu quả học tập môn Địa lý lớp 4. Chính vì những lí do trên mà tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh để nâng cao hiệu quả học tập môn Địa lý lớp 4” để nghiên cứu và áp dụng. 2. Mục đích của đề tài: Từ những lí do trên đây nên nhiệm vụ cơ bản của đề tài này là tìm ra các biện pháp gây hứng thú học môn Địa lý cho học sinh lớp 4. Trên cơ sở đó các em sẽ học tốt môn học này. 3. Đối tượng - phạm vi nghiên cứu và áp dụng: Đề tài này được áp dụng với đối tượng học sinh lớp 4.. 3/.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh để nâng cao hiệu quả học tập môn Địa lý lớp 4. B. QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN I. KHẢO SÁT THỰC TẾ. 1. Tình trạng khi chưa thực hiện: Qua điều tra thực tế và qua những tiết học đầu tiên của môn Địa lí, tôi nhận thấy các em có một thái độ thờ ơ với môn học. Rất ít học sinh chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng học tập mà tôi đã yêu cầu từ trước. Các em làm việc theo yêu cầu của giáo viên một cách miễn cưỡng, không tỏ ra hào hứng chút nào. Đa phần các em đều lúng túng khi thực hiện các thao tác mà giáo viên đưa ra. Đối với các câu hỏi tìm hiểu kiến thức thì chỉ có rất ít học sinh tham gia trả lời, còn đại đa số là ngồi im. Tiết học diễn ra trong không khí trầm lắng, uể oải, có phần nặng nề. Đến những bài học sau của môn, khi nhắc đến kiến thức của bài học cũ thì tỉ lệ học sinh nhớ được, liên hệ được cũng rất thấp. 2. Nguyên nhân: Từ thực trạng trên, tôi đã tìm hiểu và rút ra một số nguyên nhân cơ bản là: 1- Học sinh chưa có ý thức soạn bài ở nhà tốt nên chưa kịp nhập tâm vào bài học. 2- Học sinh chưa có hứng thú học bộ môn nên không tập trung vào bài giảng. Không nắm được nội dung bài giảng. Không hiểu bản chất của sự vật, không biết cần nắm vững điều gì để giải quyết vấn đề. 3- Các em chưa biết xác lập các mối quan hệ địa lý cần thiết để tìm ra câu trả lời. Các em cũng chưa có thói quen ghi nhớ để hệ thống kiến thức theo lôgic. 4- Giáo viên chuẩn bị bài chưa sâu: phần lớn là chỉ nắm nội dung trong bài giảng, hiểu chưa sâu kiến thức địa lý. Mỗi giáo viên phải nên biết rằng: “muốn dạy cho học sinh một thì giáo viên phải biết mười”. Như vậy bài giảng mới phong phú. 5- Giáo viên chưa có biện pháp gây hứng thú học tập cho học sinh. Chưa hướng dẫn các em phương pháp để học tốt môn Địa lý. * Tóm lại, từ những nguyên nhân trên, tôi đã tự rút kinh nghiệm cho bản thân mình trong quá trình giảng dạy. Tìm tòi các biện pháp để tôi giúp các em có thể hiểu rõ, hiểu sâu những vấn đề trong môn học, tạo sự hứng thú trong học tập. Không ghi nhớ một cách máy móc, phải biết xác lập các mối quan hệ địa lý cần thiết để giải thích các hiện tượng xảy ra xung quanh ở mức độ đơn giản. Như vậy có nghĩa là học sinh phải là người làm chủ kiến thức trong mọi tình huống bài học, tiếp thu kiến thức một cách chủ động, sáng tạo. II. CÁC BIỆN PHÁP TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:. Cụ thể, các biện pháp tôi thực hiện như sau: 1. Biện pháp tác động vào nội dung dạy học. 4/.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh để nâng cao hiệu quả học tập môn Địa lý lớp 4. 2. Biện pháp tác động vào phương pháp dạy học. 3. Biện pháp sử dụng đồ dùng dạy học. 4. Biện pháp tác động vào quan hệ thân thiện giữa thầy và trò. III. CÁC GIẢI PHÁP KHOA HỌC TIẾN HÀNH:. 1. Biện pháp tác động vào nội dung dạy học Muốn học sinh có hứng thú, có động cơ học tập Địa lí, trước hết phải làm cho học sinh thấy được việc học Địa lí là có ích, là cần thiết. - Tâm lý chung của trẻ Tiểu học là tò mò, ham hiểu biết. Điều gì chưa hiểu thì các em khó tập trung. Vì vậy điều đầu tiên tôi phải giúp các em hiểu Địa lý là gì ? Nội dung môn Địa lý lớp 4 là cái gì ? - Địa lý là khoa học nghiên cứu bề mặt trái đất và sự phát triển cùng sự phân bố sản xuất trên bề mặt Trái đất. - Nội dung chương trình môn Địa lý lớp 4 đề cập đến hai vấn đề cơ bản: + Dạy học sinh biết cách đọc bản đồ (nhận ra 4 phương chính trên bản đồ, một số ký hiệu và màu sắc cơ bản được dùng trên bản đồ ...), biết cách sử dụng bản đồ như là một nguồn tri thức để khai thác, tìm tòi các nội dung cần học tập. + Dạy học sinh tiếp cận với các vùng, miền trên đất nước Việt Nam. Đó là: thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền núi và trung du (dãy Hoàng Liên Sơn, Trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên); thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền đồng bằng (đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng Duyên hải miền Trung) và vùng biển Việt Nam; các đảo, quần đảo. Học sinh không chỉ nhận ra vị trí của các vùng kể trên trong bản đồ Việt Nam mà còn được biết đến một số đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên, về sự khai thác thiên nhiên, các hoạt động kinh tế, nếp sống sinh hoạt của con người Việt Nam sống trên những vùng đó. Nội dung chương trình Địa lý lớp 4 là một chặng đường dài mà mỗi giáo viên cần vượt qua. Sau mỗi bài học, giáo viên sẽ tự đánh giá được mình đã đi đến đâu, đạt được những gì trên mỗi quãng đường. Biết so sánh với đoạn đường trước đó về sự khó khăn cũng như thuận lợi để rút kinh nghiệm ở những quãng đường tiếp theo. Ví dụ: Khi dạy xong bài: Làm quen với bản đồ. Tôi hiểu là mình đã hoàn thành nhiệm vụ ở quãng đường đầu tiên: học sinh biết cách nhận ra phương hướng trên bản đồ, biết cách đọc bản đồ qua kí hiệu, màu sắc trên bản đồ. Đây là bước quan trọng vì trong chương trình lớp 4, kỹ năng sử dụng bản đồ tốt sẽ giúp các em chủ yếu tìm ra tri thức mới trong các bài học sau này. 5/.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh để nâng cao hiệu quả học tập môn Địa lý lớp 4. a. Xác định vị trí của mỗi bài học trong hệ thống lôgic về kiến thức địa lý. Không riêng gì môn Địa lý mà các môn học khác đều vậy. Mỗi bài học, đều được đặt trong một hệ thống kiến thức lôgic thể hiện mối quan hệ tự nhiên có tính quy luật. Cụ thể: các bài học Địa lý bao giờ cũng nêu đặc điểm về điều kiện tự nhiên, địa hình, khí hậu trước... rồi mới nêu đặc điểm về dân cư, đời sống sinh hoạt của con người. Ví dụ : Các bài dạy về thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền núi và trung du: - Dãy Hoàng Liên Sơn - Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn - Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn ........ Bài: “Đồng bằng Bắc Bộ” dạy trước bài “Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ”... Sau các bài học nêu đặc điểm tự nhiên, đặc điểm xã hội của từng vùng, miền lại có bài học nêu đặc điểm, tình hình phát triển của thành phố trung tâm ở miền đó. Ví dụ: Bài “Thành phố Đà Lạt” ở Tây Nguyên. Bài “Thủ đô Hà Nội ”và “Thành phố Hải Phòng” ở Bắc Bộ. Bài “Thành phố Hồ Chí Minh”, “Thành phố Cần Thơ” là ở Nam Bộ. Bài “Thành phố Huế”, “Thành phố Đà Nẵng” ở miền Trung. Điều đó chứng tỏ một mối quan hệ tất yếu là chính những điều kiện tự nhiên quyết định kinh tế, đời sống sinh hoạt của con người, giao thông vận tải... ở mỗi vùng miền. Đó cũng là cơ sở xác lập mối quan hệ địa lý cần thiết để giải quyết những vấn đề cơ bản trong bài học. Nếu người giáo viên xác định rõ bài học nằm ở vị trí nào trong mạch kiến thức thì thông tin truyền đạt tới các em chắc chắn, chính xác, rõ ràng. Từ đó hướng dẫn các em xác lập mối quan hệ địa lý để các em làm chủ kiến thức, trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Ví dụ 1: Dạy bài: “Dải đồng bằng Duyên hải miền Trung” Nội dung bài này đề cập đến đặc điểm tự nhiên của miền Trung. Do đó phải dạy trước bài: “Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng Duyên hải miền Trung”. Chỉ trong bài này, mối quan hệ địa lý cũng được xác lập để giải thích tại sao đồng bằng miền Trung lại nhỏ hẹp với nhiều cồn cát ven biển.. 6/.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh để nâng cao hiệu quả học tập môn Địa lý lớp 4. Sau khi quan sát bản đồ tự nhiên và nghiên cứu tài liệu, các em hiểu: Do các dãy núi lan ra sát biển, bề mặt có nhiều đầm phá, cồn cát nên đồng bằng ở đây nhỏ hẹp. Đây là cơ sở để các em hiểu được kiến thức bài sau: “Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng Duyên hải miền Trung”. Do đặc điểm đồng bằng miền Trung như vậy nên nghề chính của dân ở đây chủ yếu là làm muối và đánh bắt thủy sản. Các em cũng giải thích rõ ràng hơn vấn đề: Tại sao nghề làm muối và đánh bắt thủy hải sản lại phát triển ? Đó là do các con sông ở miền Trung nhỏ, ngắn nên đổ ra biển ít (lượng nước), nước biển mặn, làm muối cho năng suất cao. Hơn nữa, hải sản ở vùng này nhiều nên nghề đánh cá phát triển. Ví dụ 2: Dạy bài: “Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn” Giáo viên giúp các em xác lập mối quan hệ địa lý giữa điều kiện tự nhiên và dân cư, sinh hoạt, kinh tế thì các em hiểu sâu vấn đề: Tại sao dân cư ở đây thưa thớt, tại sao họ phải sống ở nhà sàn, sản xuất nông nghiệp trên ruộng bậc thang, đời sống còn khó khăn, thiếu thốn. Điều kiện tự nhiên được hình thành từ bài trước đó: Dãy Hoàng Liên Sơn. - Thứ nhất: do địa hình không bằng phẳng; đồi núi chiếm phần lớn, đất đai không màu mỡ dẫn đến không thuận tiện cho sinh hoạt, giao thông, sản xuất... nên dân cư không tập trung đông đúc. - Thứ hai, đất không bằng phẳng, ẩm thấp, có thú dữ nên họ phải làm nhà sàn để ở, ruộng bậc thang để trồng trọt. - Thứ ba, không thuận tiện cho giao thông, sinh hoạt nên ở đây thiếu thốn đủ thứ, từ công cụ lao động đến phương tiện thông tin nghe nhìn... nên trình độ kỹ thuật thấp, dẫn đến đời sống chưa cao. b. Hướng dẫn học sinh tìm tòi tri thức mới từ các nguồn tài liệu sẵn có: Trước tiên, giáo viên cần nắm vững cấu trúc bài học Địa lý trong sách giáo khoa. Mỗi bài học được cấu trúc như sau: - Phần cung cấp kiến thức (thông tin) bằng kênh chữ, kênh hình. - Phần các câu hỏi, hoặc yêu cầu hoạt động. + Câu hỏi hoặc hoạt động ở giữa bài nhằm khai thác nội dung (thông tin), rèn luyện kĩ năng hoặc bồi dưỡng nhận thức. + Câu hỏi ở cuối bài nhằm kiểm tra việc thực hiện mục tiêu của bài và củng cố kiến thức của học sinh. - Phần tóm tắt trọng tâm của bài học được in đậm nghiêng trong khung màu xanh. Cuối mỗi phần đều có bài ôn tập . Phần cung cấp kiến thức được thông tin bằng hai hình thức: kênh chữ và kênh hình. 7/.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh để nâng cao hiệu quả học tập môn Địa lý lớp 4. Ở lớp 4, kênh chữ đã đóng vai trò chủ yếu trong việc cung cấp các thông tin cần thiết về việc hướng dẫn hoạt động học tập của học sinh. Tuy nhiên ở một số bài học của phần địa lý thì kênh hình đóng vai trò quan trọng như là nguồn cung cấp thông tin chính của bài học. Ngoài tranh vẽ, ảnh chụp kênh hình ở lớp 4 đã được bổ sung thêm nhiều lược đồ, bản đồ.... hơn ở lớp 3. Từ đó, giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng các nguồn tư liệu trên để tìm ra tri thức mới. b-1. Hướng dẫn học sinh học trên kênh chữ: Trong vấn đề này, có nhiều biểu tượng, khái niệm địa lý học sinh không hiểu. Nhiều khi những cái đó lại rất quan trọng đối với việc hiểu nội dung thông tin của các em. Vì vậy giáo viên cần làm rõ giúp các em hiểu nội dung bài để lĩnh hội kiến thức. Ví dụ 1 : Khi dạy bài: “Biển, đảo và quần đảo”. Tôi giúp các em nắm khái niệm: - Đảo: là bộ phận đất nổi, nhỏ hơn lục địa xung quanh, có nước biển và đại dương bao bọc. Từ khái niệm đó học sinh có thể hiểu được quần đảo là nơi tập trung nhiều đảo. (Học sinh có thể hiểu bán đảo trong bài sau) Ví dụ 2: Dạy bài “Thủ đô Hà Nội” Nội dung thông tin có cụm từ “Trung tâm đồng bằng Bắc Bộ”, “Trung tâm chính trị, văn hóa và kinh tế”. Muốn các em nắm kiến thức bài học, phải giúp các em hiểu các khái niệm trên. Đầu tiên phải hiểu được: “trung tâm” là gì ? - Trung tâm là nơi chính giữa đối với vùng bao quanh, tiêu biểu nhất, có sức thu hút lớn nhất (đối với bất kỳ lĩnh vực nào). Từ đó các em hiểu được: - Trung tâm chính trị: nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo Đảng, Nhà nước để đưa ra đường lối xây dựng - bảo vệ đất nước. Như vậy Hà Nội chính là trung tâm chính trị của nước ta. Từ đó các em tự hiểu được thế nào là trung tâm kinh tế, văn hóa... (Là nơi chính có tính chất tiêu biểu về kinh tế, văn hóa, nơi có nhiều cơ sở quan trọng tạo ra mặt hàng có giá trị kinh tế cao, tiêu thụ nhiều nơi trong nước và xuất khẩu.........). Ví dụ 3: Dạy bài “Tây Nguyên” Nội dung thông tin trên kênh chữ đề cập đến: Tây Nguyên - xứ sở của các cao nguyên xếp tầng. Vậy cao nguyên là gì ? Tôi cần phải cung cấp cho các em. - Cao nguyên là khoảng đất tương đối bằng phẳng ở độ cao 500m trở lên so với mặt nước biển. 8/.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh để nâng cao hiệu quả học tập môn Địa lý lớp 4. Từ đó dễ dàng giải thích cho các em. - Trung du là vùng trung gian giữa đồng bằng và miền núi mà đặc điểm chủ yếu là địa hình có nhiều đồi cao thấp xen với ruộng. (Phân biệt với cao nguyên) - Tại sao lại gọi là xứ sở của các cao nguyên xếp tầng? Sau khi nghiên cứu kênh chữ, các em hiểu rằng vì nơi đây tập trung một loạt các cao nguyên, rộng lớn xếp tầng cao, thấp khác nhau. Cao nguyên Lâm Viên (cao nhất 1500m); cao nguyên Di Linh; cao nguyên Đắc Lắc (thấp nhất)... nên mới gọi là xứ sở của các cao nguyên xếp tầng. * Mặt khác, muốn học sinh sử dụng kênh chữ tốt thì giáo viên phải yêu cầu các em học bài và soạn bài ở nhà (có kiểm tra và đánh giá). Trẻ Tiểu học không phải chỉ nghe giảng một lần đã ghi nhớ kiến thức cần lĩnh hội, mà các em phải được nhập tâm bài học qua nhiều lần. Soạn bài trước ở nhà là một cách tự học, tự khám phá ra tri thức mới. Khi làm bài, các em bắt buộc phải đọc nhiều lần, nghiên cứu để trả lời câu hỏi hướng dẫn. Đến lớp, được nghe giảng lần nữa, các em sẽ ghi nhớ kiến thức sâu hơn. Hơn nữa, các em tự đánh giá được mình nắm bài đến đâu, như thế nào. Bước kiểm tra bài cũ là một phương pháp giúp các em ghi nhớ tư duy chứ không ghi nhớ máy móc. Kiểm tra bài cũ lại là một bước các em được nhắc lại kiến thức cũ, giúp các em ghi nhớ sâu sắc. Ví dụ: Dạy bài “Thành phố Hải Phòng” Tôi yêu cầu các em soạn bài từ hôm trước và học lại bài cũ “Thủ đô Hà Nội” Các em sử dụng kênh chữ để tìm ra tri thức mới. Câu hỏi (yêu cầu) Câu trả lời 1. Vị trí của thành phố cảng ? - Nằm ở đông bắc đồng bằng Bắc Bộ, bên bờ sông Cấm, cách biển chừng 20 km 2. Tại sao Hải Phòng lại được xây - Vì nằm gần biển, thuận tiện cho việc dựng thành một thành phố cảng ? ra vào, neo đậu của tàu biển. - Có cầu tàu lớn để cập bến, có bãi rộng và nhà kho để chứa hàng. - Có máy móc bốc dỡ hàng nhanh. 3. Vì sao Hải Phòng là trung tâm du - Nhiều bãi biển đẹp với nhiều cảnh lịch ? đẹp và hang động kì thú. - Có nhiều lễ hội và những di tích lịch sử và thắng cảnh nổi tiếng - Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ đủ tiện nghi. 4. Em hãy kể tên một vài nơi nghỉ mát ở - Đồ Sơn, đảo Cát Bà, Sầm Sơn, Bãi Hải Phòng và nơi khác trên đất nước ta ? Cháy...... .......................... ................................ b-2. Hướng dẫn học sinh học trên kênh hình: 9/.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh để nâng cao hiệu quả học tập môn Địa lý lớp 4. - Kênh hình là hệ thống bản đồ, lược đồ, biểu đồ, bảng thống kê và các loại tranh ảnh. Đối với môn Địa lý thì kênh hình đóng một vai trò quan trọng, nó là nguồn thông tin chính của bài học, đồng thời cũng là phương tiện để minh họa cho nội dung bài học. * Hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ Sử dụng bản đồ là một phương pháp đặc trưng của bộ môn Địa lý. Bởi vì bản đồ có khả năng phản ánh được sự phân bố và những mối quan hệ địa lý mà không có một phương tiện nào có thể thay thế được. Muốn tổ chức một tiết học tốt thì trước tiên phải hướng dẫn cho các em sử dụng bản đồ thành thạo. Như vậy vừa giúp các em tìm ra tri thức mới dễ dàng, vừa giúp các em hạn chế ghi nhớ máy móc. Từ đó các em hứng thú, hăng say học môn Địa lý. Hướng dẫn học sinh sử dụng thành thạo bản đồ trong tiết học cần tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Cung cấp những hiểu biết ban đầu về bản đồ - Bản đồ thu nhỏ bề mặt trái đất hay một bộ phận của trái đất. - Bản đồ thể hiện vị trí, hình dạng, các đặc điểm của sự vật hiện tượng trên trái đất bằng màu sắc, ký hiệu (Ví dụ: Thể hiện sông, núi, rừng, khoáng sản, địa danh,...) Bước 2: Đọc tên bản đồ để biết bản đồ đó thể hiện nội dung gì ? Ví dụ: Bản đồ tự nhiên Việt Nam: thể hiện các sự vật, hiện tượng tự nhiên của nước Việt Nam như núi sông, đồng bằng, biển (thể hiện bằng màu sắc) Bước 3: Hướng dẫn học sinh nắm vững các ký hiệu thể hiện trên bản đồ để nhận biết các đối tượng địa lý trên bản đồ. Đây là các thông tin quan trọng đối với việc “đọc” bản đồ, giải quyết mọi vấn đề của bài học. Cụ thể, các kí hiệu trên bản đồ như sau:  Thủ đô  Thành phố Dãy núi Dòng sông Biên giới, quốc gia Chính những kí hiệu này các em học thuộc rất nhanh. Giáo viên chỉ cần đưa lệnh: tìm sông, tìm dãy núi, tìm thành phố.... các em có thể đọc được ngay một cách chính xác. Loại thông tin bằng hình vẽ này nó phản ánh rất rõ nội dung cần cung cấp. Các em thật sự hứng thú khi học các bài có nội dung thông tin bằng kênh hình. Bước 4: Dựa vào bản đồ để tìm ra những đặc điểm của đối tượng địa lý: Kênh hình phản ánh rõ nét đặc điểm của các đối tượng địa lý trên bản đồ. 10.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh để nâng cao hiệu quả học tập môn Địa lý lớp 4. Ví dụ: Dạy bài: Dãy Hoàng Liên Sơn Giáo viên đưa ra bản đồ các dãy núi chính ở Bắc Bộ để các em quan sát.. Lược đồ các dãy núi chính ở Bắc Bộ Sau khi quan sát, các em giải quyết được vấn đề đặt ra như sau: * Em hãy tìm vị trí các dãy núi chính ở Bắc Bộ trên bản đồ. Các đối tượng địa lý nêu ra ở trên sẽ được các em chỉ chính xác (100%) * Các dãy núi ở Bắc Bộ nước ta có đặc điểm gì ? Yêu cầu này cao hơn một chút, đòi hỏi các em phải tư duy; phân tích qua hình dáng, độ đậm nhạt, đối tượng địa lý nhiều hay ít để rút ra đặc điểm. - Phía Bắc nước ta là một vùng núi rộng lớn vì có rất nhiều dãy núi cao. - Dãy Hoàng Liên Sơn cao và đồ sộ nhất, có nhiều đỉnh núi cao, đặc biệt đỉnh Phan - xi - păng (cao nhất nước ta 3143 m) - Các dãy núi ở phía Bắc xòe ra như hình nan quạt. Ví dụ: Dạy bài “Đồng bằng Bắc Bộ” Việc đầu tiên các em phải chỉ được sông Hồng, sông Thái Bình (dựa vào ký hiệu). Xác định được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ. Trên cơ sở quan sát bản đồ, học sinh có thể nêu được đặc điểm của đồng bằng Bắc Bộ: - Có hình tam giác đỉnh là Việt Trì và cạnh là đường bờ biển. - Đất đai màu mỡ do phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. - Có hệ thống đê ngăn lũ lụt bao quanh các con sông lớn (đặc điểm này là các em rút ra sau khi nghiên cứu trên kênh chữ) Bước 5: Hướng dẫn thực hành trên bản đồ. Kỹ năng thực hành rất quan trọng. Phải rèn luyện cho học sinh thói quen dùng thước kẻ nhỏ hoặc que chỉ để chỉ bản đồ. Yêu cầu các em chỉ vào đúng đối tượng (thành phố, thị xã, dãy núi...) Muốn vậy giáo viên phải cung cấp cho các em kỹ năng chỉ bản đồ: 11/.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh để nâng cao hiệu quả học tập môn Địa lý lớp 4. - Chỉ vào thành phố: Chỉ vào kí hiệu thành phố  , rồi đọc tên thành phố ghi bên cạnh.... - Chỉ các con sông: Chỉ từ đầu nguồn tới cuối nguồn của con sông. - Chỉ dãy núi: dùng que chỉ hết từ đầu đến cuối dãy núi. - Chỉ lãnh thổ của một vùng, một miền: dùng que chỉ theo chu vi của vùng, miền hay chỉ theo đường biên giới của một nước...... Việc hình thành các kỹ năng để coi bản đồ như một phương tiện tìm ra nguồn tri thức mới cần được tiến hành thường xuyên ở mọi buổi: học bài mới, củng cố, ôn tập và phải tiến hành dần theo mức độ từ thấp đến cao: - Từ dựa vào ký hiệu tìm vị trí đối tượng địa lý trên bản đồ. - Dựa vào bản đồ để tìm ra một số đặc điểm của đối tượng. - Xác lập mối quan hệ địa lý để giải thích nguyên nhân. Muốn đạt được yêu cầu trên, giáo viên cần phải: - Chuẩn bị chu đáo các loại bản đồ phục vụ nội dung bài học. - Bản đồ đưa ra cho học sinh quan sát phải thực sự chính xác, đẹp, to, rõ ràng. Như vậy mới đảm bảo tất cả học sinh đều được quan sát. - Giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ bản đồ để trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc trước toàn thể học sinh. * Hướng dẫn học sinh sử dụng các phương tiện dạy học khác (lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh...) Các phương tiện dạy học này, học sinh chủ yếu sử dụng vào khâu thực hành trong quá trình học bài học. Chính vì vậy, lược đồ, biểu đồ đưa ra phải đảm bảo chính xác (nếu có số liệu), hoặc là lược đồ câm để học sinh có thể tự điền các đối tượng địa lý. Do vậy cần hướng dẫn học sinh: + Đọc tên biểu đồ, lược đồ. + Xác định yêu cầu cần giải quyết. + Thực hành: - Tìm các đối tượng địa lý trên lược đồ rồi điền vào lược đồ. - Dựa vào số liệu trên biểu đồ để nhận xét, so sánh. Ví dụ: Dạy bài 10: Ôn tập - Giáo viên đưa bản đồ Địa lí tự nhiên ra. - Yêu cầu: Chỉ dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan - xi - păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên, thành phố Đà Lạt.. 12.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh để nâng cao hiệu quả học tập môn Địa lý lớp 4. Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam Tôi tiến hành hướng dẫn các em từng bước thực hiện yêu cầu: - Bài yêu cầu chúng ta làm gì ? - Ta cần tìm những đối tượng địa lý nào ? Khi tìm dãy núi, tôi yêu cầu các em nêu lại đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn: nằm ở phía Bắc và là dãy núi cao, đồ sộ nhất nước nước ta, có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu... Các em phải kể được tên của dãy núi đó. Cuối cùng là xác định vị trí của dãy núi, đồng thời nhận xét về đặc điểm về độ cao, về cấu tạo... Khi tìm các cao nguyên ở Tây Nguyên, tôi yêu cầu các em vừa chỉ vừa nêu tên các cao nguyên và đặc điểm chính của từng cao nguyên. Giáo viên căn cứ vào đó để xác định độ nắm kiến thức của từng em. Mặt khác, tranh ảnh trong bài học địa lý cũng góp phần cung cấp những thông tin kiến thức mới, do đó cần phải tránh và hạn chế coi tranh ảnh là phương tiện minh họa. Ví dụ: Dạy bài “Thành phố Hồ Chí Minh” 13.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh để nâng cao hiệu quả học tập môn Địa lý lớp 4. Trong bài có bức ảnh: Một số hoạt động công nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh, chợ Bến Thành và Nhà hoa ôn đới trong công viên Đầm Sen Các bức ảnh này giúp các em thấy các dây chuyền lắp ráp ti vi, phân xưởng dệt với quy mô lớn và hiện đại, chợ Bến Thành - nơi trao đổi buôn bán rất nhiều hàng hóa diễn ra tấp nập thường xuyên. Và một góc của công viên Đầm Sen - công viên nổi tiếng về các trò chơi giải trì kì lạ, nhiều trò chơi hấp dẫn. Điều đó chứng tỏ thành phố Hồ Chí Minh là thành phố hiện đại và là trung tâm công nghiệp lớn nhất của đất nước. 2. Biện pháp tác động vào phương pháp dạy học: Có rất nhiều phương pháp dạy học có thể kích thích tính tích cực hoạt động của học sinh. Các phương pháp dạy học thường sử dụng trong quá trình dạy môn Địa lí là: - Phương pháp quan sát. - Phương pháp hỏi - đáp. - Phương pháp thảo luận. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp sử dụng bản đồ. - Phương pháp giảng giải... Mỗi phương pháp mang một ưu điểm khác nhau, nó thích hợp với từng bài khác nhau và trong một tiết học, mỗi phương pháp lại thích hợp ở từng thời điểm khác nhau. Việc lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp với bài dạy là một vấn đề cần suy nghĩ. Muốn lựa chọn tốt, yêu cầu giáo viên phải nghiên cứu nội dung bài, xác định mục tiêu của bài học thật tốt. Từ đó sẽ có biện pháp lựa chọn thích hợp. Có bài học chủ yếu sử dụng phương pháp sử dụng bản đồ để tìm ra tri thức mới (đó là các bài học có nguồn thông tin trên kênh hình), có bài học lại chủ yếu dùng phương pháp thảo luận hỏi đáp để tìm ra tri thức mới (đó là các bài có nguồn thông tin trên kênh chữ). Ví dụ 1: Dạy bài “Dãy Hoàng Liên Sơn” Bài này, nội dung ý 1 nguồn thông tin chủ yếu trên kênh hình nên tôi sử dụng phương pháp quan sát, phương pháp sử dụng bản đồ, phương pháp thảo luận và phương pháp hỏi đáp. - Khi đưa lược đồ ra cho học sinh quan sát để kể tên các dãy núi chính ở Bắc Bộ, dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan - xi - păng là tôi đã sử dụng phương pháp quan sát - phương pháp sử dụng bản đồ. - Khi hướng dẫn các em tìm ra nội dung ý 2 của bài tôi sử dụng phương pháp quan sát, thảo luận, hỏi đáp. * Hoạt động nhóm với yêu cầu: 14.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh để nâng cao hiệu quả học tập môn Địa lý lớp 4. - Nhận xét về nhiệt độ của Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7 ? - Nêu đặc điểm chính của khí hậu vùng này? Ví dụ 2: Dạy bài “Thành phố Đà Nẵng” Bài này nguồn thông tin chủ yếu trên kênh chữ nên phương pháp thảo luận, phương pháp hỏi đáp là chủ yếu được sử dụng để tìm ra tri thức mới. Cụ thể: Ý 1: Đà Nẵng - thành phố cảng. + Học sinh nghiên cứu tài liệu kết hợp quan sát bản đồ tự nhiên Việt Nam. + Lệnh của giáo viên: thảo luận theo nhóm với yêu cầu: - Nêu vị trí của Đà Nẵng ? - Đà Nẵng có thuận lợi gì để xây dựng thành một thành phố cảng ? + Lệnh của giáo viên: nhóm trưởng trình bày kết quả thảo luận. Lúc này phương pháp hỏi đáp có tác dụng lật đi lật lại vấn đề thảo luận để khẳng định kiến thức trọng tâm. Hỏi đáp trực tiếp lúc này (sau khi các em tiến hành thảo luận) lại đồng thời rèn kỹ năng đối đáp, biện luận khi tranh luận, giao tiếp. + Tiếp theo giáo viên lại dùng phương pháp giảng giải để hình thành khái niệm: bán đảo, vũng, từ đó giúp học sinh hiểu rõ hơn vị trí thuận lợi của Đà Nẵng trong việc hình thành bến cảng. Vì “Đà Nẵng nằm ở phía nam đèo Hải Vân, bên sông Hàn và vịnh Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà”. + Lệnh của giáo viên: thảo luận nhóm với yêu cầu: - Nêu đặc điểm của Đà Nẵng (xưa và nay) - Nêu vị trí của sân bay Đà Nẵng. Từ Đà Nẵng có các đường hàng không đi những đâu ? + Lệnh của giáo viên: đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận + Giáo viên củng cố kiến thức của ý 1. + Giáo viên cho học sinh quan sát ảnh nói về tàu ở bến cảng Tiên Sa. Tóm lại lựa chọn và kết hợp các phương pháp giảng dạy là một nghệ thuật. Đã là nghệ thuật thì mỗi giáo viên cần phải thực sự suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo để nghệ thuật đạt tới đỉnh cao. Trong các phương pháp dạy học thì một phương pháp đặc trưng có ý nghĩa tác động trực tiếp nhất đến việc hình thành nên hứng thú học tập môn Địa lí là phương pháp tổ chức các trò chơi học tập. Các em vẫn đang ở tuổi “Học mà chơi - Chơi mà học” nên các trò chơi rất phù hợp với tâm lý của học sinh Tiểu học. 15.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh để nâng cao hiệu quả học tập môn Địa lý lớp 4. Không chỉ riêng môn Địa lý mà môn học nào tôi cũng tổ chức trò chơi cho các em. Muốn thực hiện tốt biện pháp này, giáo viên phải cùng tham gia chơi với các em, coi mình là các em thì trò chơi mới có hiệu quả. Thông thường khi tiến hành trò chơi tôi đều thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Nêu tên trò chơi: phải dễ hiểu, gần gũi với các em. Bước 2: Nêu luật chơi và hướng dẫn cách chơi phải ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ chơi. Bước 3: Học sinh chơi - Giáo viên (trọng tài) theo dõi. Bước 4: Đánh giá - Nhận xét, tuyên dương phát phần thưởng (nếu có) Khi tổ chức trò chơi giáo viên phải bám sát mục tiêu bài dạy để thấy được yêu cầu về kiến thức, kĩ năng của toàn bộ tiết học cũng như nghiên cứu kĩ để làm sao thông qua trò chơi giúp học sinh khắc sâu được kiến thức của bài. Từ đó có kế hoạch lựa chọn và tổ chức phối hợp các trò chơi với các hoạt động học tập khác. Trò chơi tôi đưa ra có nhiều dạng khác nhau: a. Đố vui: Trò chơi này gồm những câu hỏi nêu nội dung bài học ở dạng biến đổi khác đi, hoặc những câu hỏi vận dụng nội dung bài học để giải thích hiện tượng xảy ra quanh mình. Ví dụ: Dạy bài “Đồng bằng Bắc Bộ”. Tôi có thể đưa ra các câu hỏi sau: 1- Sông Hồng bắt nguồn từ đâu ? (Sông Hồng bắt nguồn từ Trung Quốc) 2- Đồng bằng Bắc Bộ còn có tên gọi là gì ? (..... tên gọi khác: đồng bằng châu thổ sông Hồng, đồng bằng miền Bắc) 3- Đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì tiêu biểu ? (Đặc điểm tiêu biểu là: hệ thống đê bao quanh các con sông ngăn lũ lụt). 4- Tại sao ở đồng bằng Bắc Bộ lại phải có hệ thống ngăn lũ lụt ? (Các con sông lớn ở vùng núi phía Bắc (khi chảy ở vùng đồng bằng) thường có mực nước rất cao, gây ngập lụt vào mùa hạ nên phải đắp đê bao quanh chúng để ngăn lũ lụt). Câu trả lời của các câu hỏi đố vui thường phải ngắn gọn, dễ nhớ, dễ nói thì các em mới hào hứng trả lời. Các câu hỏi dạng này tôi không chỉ tổ chức riêng trong môn Địa lý mà tôi còn đưa vào các tiết sinh hoạt tập thể, sinh hoạt lớp (gồm các câu hỏỉ ở tất cả các môn học khác nhau). Để động viên tinh thần của các em, tôi giành phần thưởng cho các em là những điểm tốt (trả lời sai không tính điểm), có khi là những tràng pháo tay, hoặc có thể là những viên phấn không bụi, những chiếc nhãn vở,.... Điều đó cuốn hút các em và các em rất hào hứng tham gia. Như vậy vừa rèn luyện tính bạo dạn, vừa rèn luyện khả năng diễn đạt lưu loát, trôi chảy trước đám đông cho. 16.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh để nâng cao hiệu quả học tập môn Địa lý lớp 4. các em đó cũng là phương pháp dạy học mới giúp các em rèn luyện kĩ năng sống phù hợp với sự đổi mới hiện nay. b. Trò chơi “Tiếp sức” Đây là trò chơi mang tính tập thể. Các em muốn hoàn thành trò chơi thì phải tập trung chú ý để hiểu bài. Trong khi chơi, các em không trao đổi với nhau. Nếu 1 em không hoàn thành nhiệm vụ của mình thì làm ảnh hưởng kết quả của cả nhóm. Điều này khiến các em rất lo lắng cho nhau, luôn cố gắng để làm tròn nhiệm vụ của mình. Ví dụ: Dạy bài “Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển Việt Nam” Tôi đưa ra 2 bảng cho 2 nhóm như sau: Khoáng Phục vụ Khoáng Phục vụ Địa điểm Địa điểm TT sản chủ ngành sản TT sản chủ ngành sản khai thác khai thác yêú xuất yêú xuất 1 1 2 2 Yêu cầu trò chơi: Mỗi nhóm 6 em lần lượt 1 em viết khoáng sản chủ yếu, 1 em viết địa điểm khai thác, 1 em viết phục vụ ngành sản xuất . Trò chơi này có nhiều mục đích: - Giúp các con nhớ, thuộc kí hiệu các loại khoáng sản chủ yếu có ở vùng biển Việt Nam. - Giúp các em nắm được địa điểm khai thác các khoáng sản chủ yếu đó. - Rèn kỹ năng thực hành.... Vì tôi thường xuyên tổ chức trò chơi này nên các em luôn cố gắng tập trung nghe giảng để hoàn thành trò chơi (Nhóm nào làm nhanh và đúng là thắng). Tôi động viên các em bằng cách cho điểm tốt cả nhóm, đồng thời tuyên dương tinh thần đoàn kết, phối hợp nhịp nhàng để chiến thắng. Nhưng không thể không có lời động viên đối với nhóm còn lại. Khi bị thua, các em không bằng lòng với mình nên giáo viên phải làm cho các em vui và tự tin hơn thông qua sự động viên: “Lần sau các con cố gắng lên nhé !” hoặc “Các con cần tập trung hơn thì chắc chắn các con sẽ thắng !”..... c. Trò chơi “Ai nhanh hơn” Hình thức của trò chơi này là giáo viên đưa ra các dạng bài tập nhằm mục đích khắc sâu kiến thức bài học. Ví dụ: Dạy bài “Ôn tập” Tôi ghi sẵn các tấm vào bìa hình chữ nhật các từ: đồng bằng Bắc Bộ; Đồng bằng Nam Bộ; Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh.. 17.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh để nâng cao hiệu quả học tập môn Địa lý lớp 4. Các tấm bìa này ghi cho cả 2 nhóm. Tôi sẽ đọc các đặc điểm tự nhiên của mỗi vùng vừa nêu ở trên. Hai em ở hai bên sẽ nghe, phân biệt và giơ đúng tấm bìa ghi tên vùng đó. Em nào giơ nhanh và đúng là thắng. Cụ thể: - Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta. Đất đai phù sa màu mỡ, ngoài ra còn có các vùng đất chua phèn, đất mặn. Có hệ thống kênh rạch chằng chịt. (Các em phải giơ đúng tấm bìa ghi: Đồng bằng Nam Bộ). - Đồng bằng châu thổ, hình tam giác. Có hệ thống đê chạy dọc hai bên bờ sông, chia đồng bằng thành nhiều ô. (Các em phải giơ đúng tấm bìa ghi Đồng bằng Bắc Bộ). - Thành phố lớn nhất cả nước, nằm bên sông Sài Gòn - là một thành phố trẻ, là trung tâm kinh tế - văn hóa - khoa học lớn. (Các em phải giơ đúng tấm bìa ghi thành phố Hồ Chí Minh). - Thành phố nằm ở phía Đông Bắc vùng đồng bằng Bắc Bộ, là thành phố cảng và đóng tàu là ngành công nghiệp quan trọng của thành phố này... (Các em giơ tấm bìa: thành phố Hải Phòng). - Là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn và là thành phố cổ, nơi có nhiều đầu mối giao thông quan trọng. (Các em phải giơ đúng tấm bìa: Thủ đô Hà Nội). Các em chơi trò chơi này rất hứng thú. Nó đòi hỏi các em phải nhớ nội dung bài, nhanh mắt, nhanh tay. Cách chơi này giúp các em nhớ bài rất nhanh, thuộc bài ngay tại lớp. Giáo viên rất nhẹ nhàng trong khâu kiểm tra bài cũ của tiết sau. d. Trò chơi: “Du lịch trên bản đồ” Đây là một trò chơi khó nhưng nó mang tính khái quát hơn trò chơi rèn luyện trí tưởng tượng phong phú của các em. Khi que chỉ đi tới đâu trên bản đồ, các em sẽ tưởng tượng về địa hình, khí hậu, thiên nhiên, con người... ở vùng miền đó (dựa vào tài liệu) để nói thành lời, giởi thiệu cho các bạn biết. Tham gia trò chơi này sẽ giúp các em ghi nhớ sâu sắc các đối tượng địa lý trên bản đồ, đặc điểm các vùng, miền đã học. Ví dụ: Dạy bài 10: Ôn tập Tôi đưa ra lược đồ về các dãy núi chính ở Bắc Bộ (đã vẽ ở phần trước). Các em phải giới thiệu tên từng dãy núi, đặc điểm địa hình, cấu tạo dãy núi đó... trên lược đồ. Cụ thể, các em sẽ chỉ vào dãy núi Hoàng Liên Sơn. Dãy núi này nằm giữa sông Hồng và sông Đà (chỉ tiếp vào 2 con sông). Đây là dãy núi cao đồ sộ, có đỉnh nhọn, sườn dốc, quanh năm mây mù che phủ. Ở đây có đỉnh Phan - xi -păng cao 3143 m là nóc nhà của Tổ quốc, có gió mạnh, rét buốt, có khi có. 18.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh để nâng cao hiệu quả học tập môn Địa lý lớp 4. tuyết rơi. Dãy núi này mọc rất nhiều cây thuốc quý có tên là Hoàng Liên, bởi vậy mới mang tên Hoàng Liên Sơn. Đây gọi là xứ sở của mây mù và khe sâu. Các em chỉ tiếp vào các dãy núi phía Đông Bắc sông Hồng (có thể là 1 em khác). Mời các bạn tạm rời Hoàng Liên Sơn để sang thăm các dãy núi phía Bắc sông Hồng. Nơi đây có 4 dãy núi chính xòe ra như hình nan quạt, cong cong như hình cánh cung (vừa nói vừa chỉ). Các dãy núi này không hiểm trở và cao như dãy Hoàng Liên Sơn đâu. Nào ta dừng lại ở dãy núi sông Gâm trước nhé. Đây là dãy núi đá vôi........... Với trò chơi “Du lịch trên bản đồ” khi giáo viên thiết kế trên .............. giáo viên có thể bấm máy lần lượt từng địa điểm đó hiện lên nhấp nháy giúp các em tri giác một lần nữa về vị trí cũng như đặc điểm của từng dãy núi thông qua lời giới thiệu từ đó các em sẽ hiểu bài hơn. Trò chơi này nhằm mục đích giúp các em nhớ được tên các dãy núi chính ở vùng núi phía Bắc về hình dáng, vị trí, đặc điểm... Vừa nêu hết nội dung bài ôn tập, các em lại vừa được chơi thoải mái, vui vẻ. Trò chơi này đòi hòi mỗi học sinh chỉ bản đồ là một người hướng dẫn viên du lịch. Các em sẽ được rèn luyện cách nói lưu loát tạo sức thuyết phục đối với mọi người nghe. Bên cạnh đó, các em phải nhớ đặc điểm địa hình, tự nhiên .... về các đối tượng địa lý cần hướng dẫn. Đây là trò chơi độc đáo và hấp dẫn nhưng chỉ đa số các học sinh khá giỏi tham gia. Các em rất thích được phát huy năng khiếu của mình, qua đó giáo viên cũng phát hiện ra năng lực của mỗi em để giao công việc thích hợp hoặc để bồi dưỡng năng lực đó. e. Trò chơi “Giao lưu” Sau khi hoàn thành nội dung bài học, tôi tổ chức 2 đội học sinh giao lưu với nhau. Hình thức giao lưu là 2 bên đưa ra câu hỏi để đội bạn trả lời - tiến hành lần lượt. Câu hỏi này do từng đội nghĩ ra và tự xây dựng đáp án. Phạm vi câu hỏi là nội dung bài vừa học. Đội nào đặt được nhiều câu hỏi và trả lời đúng và đội đó thắng. Thời gian cho mỗi câu hỏi do giáo viên quy định Ví dụ: Dạy bài “Thành phố Đà Lạt” Câu hỏi các em đưa ra là : Đội 1 : Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào ? Đội 2 : Đà Lạt ở độ cao bao nhiêu mét ? Đội 1 : Khí hậu Đà Lạt như thế nào ? Đội 2 : Hồ nào ở giữa thành phố Đà Lạt ? Đội 1 : Nêu tên các thác nước đẹp có ở Đà Lạt ? Đội 2 : Không đưa ra được câu hỏi tiếp theo nên bị thua.. 19.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh để nâng cao hiệu quả học tập môn Địa lý lớp 4. Sau mỗi câu hỏi đưa ra là đội bạn phải trả lời, giáo viên là người trọng tài nhận xét đúng, sai. Các em thích trò chơi này vì tính hiếu thắng. Chúng chỉ thích đội mình nghĩ hết câu hỏi của đội bạn. Không khí lớp học rất sôi nổi. Trò chơi này có tác dụng giúp các em khái quát bài học, tự xây dựng vấn đề, lật đi lật lại vấn đề. Các em biết nghĩ ra câu hỏi tức là đã biết cách trả lời. Điều đó chứng tỏ các em nắm được nội dung bài giảng của giáo viên. Tóm lại : Việc tổ chức các trò chơi trong tiết học Địa lý đã đem lại hiệu quả rõ rệt. Các trò chơi rất phù hợp với tâm lý của các em. Thực sự, tôi thấy các em hứng thú, tiết học Địa lý trôi đi rất nhẹ nhàng. Điều này làm niềm vui của tôi được nhân lên. Qua trò chơi, tôi thấy các em rất ngây thơ, rất trẻ con và thật đáng yêu. 3.Biện pháp tích cực sử dụng đồ dùng dạy học: Đồ dùng dạy học là phương tiện dạy học quan trọng, giúp học sinh tìm ra tri thức mới không chỉ đối với riêng học sinh Tiểu học. Vì trẻ Tiểu học, trong một tiết học, sự tập trung chú ý của các em chưa cao, các em dễ chán nản, khi phải theo dõi kiến thức trong một thời gian dài. Các em rất hiếu động khi sử dụng đồ dùng dạy học, bắt buộc các em phải hoạt động tay, mắt, miệng, trí óc.... Nhất là đồ dùng dạy học đẹp, rõ ràng, to, dễ nhìn thì không khí học tập và hứng thú của các em được nâng cao rõ rệt. Việc làm đó phù hợp với sự phát triển tâm lý của các em sẽ kích thích tư duy các em phát triển. Mặt khác, những năm gần đây, các trường Tiểu học đều được trang bị đồ dùng dạy học đối với từng môn học. Môn Địa lý đã được trang bị một số loại bản đồ khá to, rõ ràng và rất đẹp, các loại tranh ảnh về các vùng, miền, về thành phố, đồng bằng.... Ở lớp 4, kênh hình đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành kiến thức cho học sinh. Mà kênh hình chủ yếu là bản đồ, lược đồ... Vì vậy, nếu thiếu các đồ dùng trực quan đó thì không thể hoàn thành nhiệm vụ của bài giảng. Chính vì thế mà giáo viên cần thường xuyên sử dụng đồ dùng dạy học môn Địa lý cũng như các môn học khác. Thế nhưng, sử dụng như thế nào mới là điều quan trọng. Ở đây, ta phải hiểu “tích cực sử dụng đồ dùng dạy học” theo nhiều khía cạnh khác nhau. Thứ nhất, giáo viên phải khai thác hết nội dung của đồ dùng dạy học. Một đồ dùng dạy học khoa học phải có nhiều tác dụng. Nó có thể dạy cho nhiều bài, có thể dạy cho nhiều nội dung trong cùng một bài. Giáo viên tìm hiểu hết nội dung của đồ dùng dạy học thì đồ dùng dạy học mới thực sự có giá trị. Thứ hai, sử dụng đồ. 20.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh để nâng cao hiệu quả học tập môn Địa lý lớp 4. dùng dạy học thì giáo viên phải chọn thời điểm thích hợp nhất, nếu không, có khi đồ dùng dạy học lại trở nên phản tác dụng. Khi nội dung thông tin chủ yếu trên kênh hình thì đồ dùng dạy học mang tính chất gợi mở, hướng dẫn các em tìm ra tri thức mới. Khi bài học cần giảng giải, thuyết trình thì đồ dùng dạy học mang tính chất minh họa. Khi nội dung bài yêu cầu luyện tập thực hành thì đồ dùng dạy học lại là phương tiện rèn kỹ năng sử dụng (bản đồ), thực hành thành thạo. Đồ dùng dạy học môn Địa lý chủ yếu là bản đồ, lược đồ, tranh ảnh. Bản đồ hầu như được sử dụng xuyên suốt trong chương trình học của môn Địa lý. Bản đồ có nhiều loại: bản đồ hành chính, bản đồ tự nhiên, bản đồ phân bố dân cư, bản đồ khoáng sản....; lược đồ về núi, về sông... Các đồ dùng đó được sử dụng nhiều ở các tiết học, khá quen thuộc với bản đồ nhưng tôi thấy các em vẫn hứng thú mỗi khi đưa bản đồ ra. Các em rất thích được chỉ, được đọc bản đồ, được nhìn tận mắt các đối tượng địa lý trên bản đồ. Chính sự hứng thú đó đã giúp các em tiếp thu bài giảng tốt hơn, nhanh hơn. Đồng thời bản thân tôi cũng như được khích lệ, giảng bài say sưa hơn. Điều đó càng khẳng định rõ đồ dùng dạy học đối với các em thật quan trọng, nó vừa là phương tiện dạy học của giáo viên, vừa là phương tiện học tập của học sinh để giúp các em tìm ra tri thức mới. 4. Biện pháp tác động vào quan hệ thân thiện giữa thầy và trò: Có thể nói, tác động vào mối quan hệ thân thiện giữa thầy – trò có ý nghĩa rất quan trọng đối với HS tiểu học. Tác động vào mối quan hệ thân thiện giữa thầy – trò nghĩa là người GV cần phải biết tạo ra môi trường học tập sao cho tự nhiên, nhẹ nhàng và thoải mái nhất. GV cần mềm hóa các câu lệnh trong giờ học, chú trọng đánh giá mặt thành công của trẻ, đề cao sức sáng tạo của các em – dù là rất nhỏ, đánh giá thành quả, sự nỗ lực của HS trong chính quá trình phát triển và hoàn thiện nhân cách của bản thân các em… Với sự khích lệ, động viên, nâng đỡ, giúp các em thấy được thế mạnh của mình, đồng thời tạo dựng lòng tin vào bản thân, GV đã mang trong mình sứ mệnh của một người thầy vĩ đại, như Williama Ward đã từng nói : “ Chỉ nói thôi là thầy giáo xoàng, giảng giải là thầy giáo tốt, minh họa và biểu diễn là thầy giáo giỏi, gây hứng thú học tập là thầy giáo vĩ đại”. Bởi nếu nội dung dạy học được chuẩn bị công phu, phương pháp dạy học được thiết kế đa dạng, phong phú nhưng không được GV tổ chức trong một môi trường sư phậm thân thiện thì các biện pháp đã nêu ở trên đều trở thành vô nghĩa. Tương tác sư phạm thân thiện giữa thầy – trò nghĩa là ở đó HS được trân trọng những thành quả của mình, được vui sướng vì mình là người đầu tiên tìm ra chân lí, được cảm nhận những thành công chắc chắn đầu tiên chứ không 21.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh để nâng cao hiệu quả học tập môn Địa lý lớp 4. phải là những thất bại đầu tiên. Chỉ có thành công, niềm tự hào về thành công, cảm giác xúc động khi thành công mới là nguồn gốc thật sự của ham muốn học hỏi. Có một ham muốn học hỏi, hứng thú với học tập, tích cực trong nhận thức, HS sẽ có kết quả học tập tốt hơn. Kết quả đó làm thỏa mãn nhu cầu nhận thức, tạo cảm giác thích thú khiến HS càng thêm tự tin, phấn đấu hơn trong học tập. Và như vậy, kết quả học tập vừa là điều kiện để gây hứng thú học tập, duy trì hứng thú học tập, vừa là kết quả tất yếu của hứng thú học tập. IV. KẾT QUẢ. Sau một thời gian thực hiện đề tài : " Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh để nâng cao hiệu quả học tập môn Địa lý lớp 4’’ đã góp phần nâng cao hiệu quả học tập của học sinh. Giờ học Địa lý rất thoải mái. Các em hứng thú học, tiếp thu bài tốt, ghi nhớ sâu sắc bài học. Các em không còn lúng túng khi sử dụng bản đồ, sử dụng tài liệu học tập để tìm ra tri thức mới. Các em không còn ‘ngại’ khi chuyển sang học tiết Địa lý. Khi thu được kết quả như vậy, tôi vô cùng phấn khởi không điều gì hạnh phúc hơn một người giáo viên được trò tin yêu, quý mến. Kết quả trên là kết quả bản thân tôi đã đạt được sau một thời gian làm việc hết mình. Nhưng tôi vẫn cố gắng trau dồi bản thân để luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của người giáo viên.. 22.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh để nâng cao hiệu quả học tập môn Địa lý lớp 4. C. KẾT LUẬN. Qua quá trình giảng dạy và thực hiện đề tài, bản thân tôi nhận thức được rất nhiều điều. Nhưng điều cơ bản nhất vẫn là làm thế nào để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Để giúp các em có hứng thú và học tốt môn Địa lý lớp 4 thì giáo viên cần làm tốt các yêu cầu sau : - Nắm vững và nghiên cứu nội dung chương trình Địa lý thật kỹ càng. - Lôi cuốn các em tham gia hoạt động học tập bằng nhiều phương pháp, mọi hình thức và dần dần đưa các em vào nền nếp. - Giáo viên phải làm việc thật sự, học cùng các em, chơi cùng các em để thấy rõ những đối tượng kiến thức, ưu điểm, nhược điểm từ đó tìm cách khắc phục hoặc phát huy. - Giáo viên nghiêm túc nâng cao trình độ hiểu biết của mình thông qua việc nghiên cứu tài liệu, học hỏi bạn bè, quan sát cuộc sống xung quanh mình. Trong quá trình thực hiện đề tài, chắc chắn tôi vẫn có những điều thiếu sót. Tôi rất mong có sự bổ sung, góp ý của các bạn đồng nghiệp, của cấp trên để tôi có nhiều kinh nghiệm giảng dạy, góp phần nâng cao hơn hiệu quả giáo dục.. 23.

<span class='text_page_counter'>(25)</span>

×