Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

De cuong on TAP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.41 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II (2014 – 2015) HÓA HỌC 10 Câu 1. Bằng phương trình phản ứng, hãy chứng minh: a. Tính oxi hóa của các halogen giảm dần theo thứ tự: F2, Cl2, Br2, I2. b. Axit clohiđric HCl là một axit mạnh; có tính oxi hóa; tính khử. c. H2S có tính khử mạnh. d. SO2 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử; là một oxit axit. e. H2SO4 đặc có tính oxi hóa mạnh; có tính axit mạnh. Câu 2. Viết phương trình phản ứng xảy ra ( nếu có ) trong các trường hợp sau: a. Cl2 tác dụng với: khí H2S, dd H2S, Al, Fe, Cu, dd NaOH, dd KI, H2, Ca(OH)2 b. H2SO4 loãng tác dụng với: Al, Fe, Ag, Cu, NaOH, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, CuO, Fe2O3, BaCl2, NaHCO3, BaCO3, NaCl, FeCO3, S, FeS, NaBr. NaI. c. H2SO4 đặc tác dụng với: Al, Fe, Ag, Cu, NaOH, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, CuO, Fe2O3, BaCl2, NaHCO3, BaCO3, NaCl, FeCO3, S, FeS, NaBr, NaI. ( Ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có ) Câu 3. Nhận biết các hóa chất sau chứa trong các lọ riêng biệt, mất nhãn: a. Dung dịch: NaF, NaCl, NaBr, NaI. b. Dung dịch: NaOH, HCl, H2SO4, BaCl2, Ba(OH)2. c. Dung dịch: NaCl, Na2CO3, Na2SO3, Na2SO4. d. Bột: Na2S, Na2SO3, Na2SO4, CaCO3, BaSO4. e. Khí: O2, SO2, H2S, Cl2. g. Khí: O2, O3. Câu 4. Viết phương trình phản ứng điều chế các chất sau trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp ( ghi rõ điều kiện phản ứng ): Cl2, HCl, SO2, O2, H2SO4. Câu 5. Cho 27,8 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe tác dụng với lượng dư dung dịch HCl 2M thấy thoát ra 15,68 lít H2 (đktc). Xác định: a. Thành phần % khối lượng các kim loại trong X. b. Thể tích dd HCl 2M đã dùng, biết rằng lượng axit được lấy dư 20% so với lượng cần cho phản ứng. c. Thể tích khí clo (đktc) tối thiểu cần dùng để tác dụng hết với 27,8 gam X nói trên. Câu 6. Cho 25,3 gam hỗn hợp Y gồm Al, Fe, Mg tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch HCl 2,75M thu được dung dịch chứa m gam hỗn hợp muối và V lít khí ở đktc. Tính V, m. Câu 7. Cho 6,8 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe tác dụng hết với dd H2SO4 loãng thấy thoát ra 3,36 lít H2 (đktc). Tính: a. Khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X. b. Thể tích khí SO2 ( sản phẩm khử duy nhất ở đktc ) thu được khi 6,8 gam X.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, dư. Câu 8. Nung nóng hoàn toàn hỗn hợp X gồm 19,6 gam Fe và 9,6 gam S trong bình kín không có không khí thu được hỗn hợp rắn Y. Xác định: a. Thành phần % khối lượng các chất trong Y. b. Thể tích khí thu được ở đktc khi cho Y tác dụng với lượng dư dd HCl c. Thể tích khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc) thu được khi cho Y tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, dư ( Hoàn thành các phương trình hóa học xảy ra trong bài tập trên) Câu 9. Đốt cháy hoàn toàn m gam cacbon trong V lít O2 (đktc) thu được hỗn hợp khí A có tỉ khối đối với hiđro là 20. a. Xác định % thể tích các khí trong A. b. Dẫn hỗn hợp A vào bình chứa dd Ca(OH)2 dư được 6 gam kết tủa. Tính V, m Câu 10. Hỗn hợp khí A gồm O2 và Cl2. A phản ứng vừa đủ với hỗn hợp B gồm 4,80 gam Mg và 8,10 gam Al tạo ra 37,05 gam hỗn hợp các muối clorua và oxit của hai kim loại. Xác định % khối lượng, % thể tích các khí trong A. Câu 11. Để 11,2 gam sắt ngoài không khí một thời gian thu được m gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3. Cho X tác dụng với lượng dư H2SO4 đặc, nóng thu được 4,48 lít SO2 ( sản phẩm khử duy nhất ở đktc ) a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b. Tính m. Câu 12. Tính khối lượng muối thu được khi cho 11,2 lít SO2 (đktc) tác dụng với: a. 500 ml dung dịch NaOH 1M. b. 350 ml dung dịch NaOH 2M. c. 400 g dung dịch NaOH 10%. -------------HẾT------------.

<span class='text_page_counter'>(3)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×