Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

tuan 16

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.31 KB, 14 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần 16- Tiết 61 Ngày soạn:01/ 12/ 2013 Ngày dạy: 02/12/ 2013. ÔN LUYỆN VỀ DẤU CÂU I.Mục tiêu cần đạt Giúp HS: 1. Kiến thức: - Hệ thống các dấu câu và công dụng của chúng trong hoạt động giao tiếp. - Việc phối hợp sử dụng các dấu câu hợp lí tạo nên hiệu quả cho VB ; ngược lai, sử dụng dấu câu sai có thể làm cho người đọc không hiểu hoặc hiểu sai ý người viết định diễn đạt. 2. Kĩ năng: - Vận dụng kiến thức về dấu câu trong quá trình đọc – hiểu và tạo lập văn bản. - Nhận biết và sửa các lỗi về dấu câu. 3. Thái độ : Có ý thức cẩn trọng trong việc dùng dấu câu, tránh được các lỗi thường gặp về dấu câu. II.Chuẩn bị 1.Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, sách tham khảo. 2.Học sinh: SGK, trả lời các câu hỏi trong SGK. III.Tiến trình lên lớp 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ *Câu hỏi : Em hãy kể tên các loại dấu câu đã được học. * Đáp án : Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy, dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang, dấu hai chấm, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép. 3.Bài mới Hoạt động 1 : Hướng dẫn Hs tổng kết về dấu câu I. Tổng kết về dấu câu: Dựa vào các bài đã học về dấu câu ở các lớp 6, 7, 8, lập bảng tổng kết về dấu câu theo mẫu. - Gv chuẩn bị bảng phụ ghi sẵn công dụng của 10 loại dấu nhưng bỏ trống tên gọi các loại dấu, sau đó yêu cầu Hs lên điền tên các loại dấu tương ứng với công dụng của nó. + Lớp yếu kém: Tìm ví dụ về các loại dấu câu trong các văn bản đã học. + Lớp nâng cao: Đặt 10 câu, mỗi câu có sử dụng một loại dấu câu đã nêu. - Gv nhận xét, chốt ý: Dấu câu. Công dụng Được đặt ở cuối câu trần thuật, miêu tả, kể 1/ Dấu chấm chuyện hoặc câu cầu khiến để đánh dấu (báo hiệu) sự kết thúc của câu. Được đặt ở cuối câu nghi vấn hoặc trong ngoặc đơn và sau 1 ý hay 1 từ ngữ nhất định để 2/ Dấu chấm hỏi biểu thị thái độ nghi ngờ hoặc châm biến đối với ý đó hay nội dung của từ đó. Được đặt ở cuối câu cầu khiến, câu cảm thán hoặc trong ngoặc đơn và sau 1 ý hay một từ ngữ 3/ Dấu chấm than nhất định để biểu thị thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm đối với ý đó hay nội dung của từ đó.. Ví dụ Hôm nay, chúng em tiến hành ôn tập về dấu câu. Bạn đã chuẩn bị bài ôn tập chưa?. Chúng ta hãy chuẩn bị bài ôn tập nhanh lên!.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu (cụ thể là: giữa các thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ, giữa các từ ngữ có cùng chức năng trong câu, giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó, giữa các vế của một câu ghép). Được dùng để tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa được liệt kê hết thể hiện chỗ lời nói bị bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng, làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm. Được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các vế của 1 câu ghép có cấu tạo phức tạp hay đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.. Các môn Văn, Toán, Lý, Anh do Phòng Giáo Dục ra đề thi ở học kỳ I.. Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú 7/ Dấu gạch thích, giải thích trong câu, đặt ở đầu dòng để đánh ngang dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê, nối các từ nằm trong một liên danh. 8/ Dấu ngoặc đơn Được dùng để đánh dấu phần có chức năng chú thích (giải thích, bổ sung, thuyết minh thêm) cho 1 từ ngữ, 1 vế câu trong câu hoặc cho 1 câu, chuỗi câu trong đoạn văn.. Bạn Thu - Lớp trưởng lớp 85 - rất chăm chỉ trong học tập.. 4/ Dấu phẩy. 5/ Dấu chấm lửng. 6/Dấu chấm phẩy. Được dùng để đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực 9/ Dấu hai chấm tiếp (dùng kèm với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang). Được dùng để đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp; đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa 10/Dấu ngoặc kép đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai, đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san… được dẫn trong câu.. Hoạt động của thầy & trò Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs tìm hiểu các lỗi thường gặp về dấu câu Gv gọi Hs đọc ví dụ 1. ? Ví dụ trên thiếu dấu ngắt câu ở chỗ nào? Nêu dùng dấu gì để kết thúc câu ở chỗ đó? Thiếu dấu ngắt câu sau chữ “xúc động”. Dùng dấu chấm để kết thúc câu ở chỗ đó và viết hoa chữ Trong: Tác phẩm “Lão Hạc” làm em vô cùng xúc động. Trong xã hội cũ, biết bao nhiêu người nông dân đã sống nghèo khổ, cơ cực như lão Hạc. Gv gọi hs đọc ví dụ 2.. Các bạn Lan, Huệ, Hồng, Cúc … chuẩn bị ôn tập thi học kỳ I rất tốt.. Ông yêu cầu các chàng trai thực hiện theo yêu cầu sau: đặt 1 hạt thóc vào ô thứ nhất; ô thứ hai đặt 2 hạt thóc; và các ô tiếp theo số thóc cứ thế nhân đôi.. Phan Châu Trinh (1872 – 1926), hiệu là Tây Hồ, biệt hiệu Hi Mã, quê ở làng Tây Lộc, huyện Hà Đông (nay là huyện Tam Kì), tỉnh Quảng Nam. Người xưa có câu : “Trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng” tre là thẳng thắn, bất khuất. Quyển tiểu thuyết được viết trên ... “ bưu thiếp” .. Nội dung II. Các lỗi thường gặp về dấu câu 1. Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc. 2. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> ? Dùng dấu chấm sau từ “này” là đúng hay sai? Nên dùng dấu gì? Sai, vì câu chưa kết thúc. Nên dùng dấu phẩy: Thời còn trẻ, học ở trường này, ông là học sinh xuất sắc nhất. Gv gọi Hs đọc ví dụ 3. ? Câu này thiếu dấu gì? Để phân biệt ranh giới giữa các thành phần đồng chức? Hãy đặt dấu đó vào chỗ thích hợp? Thiếu dấu phẩy để phân biệt ranh giới giữa các thành phần cùng chức năng (chủ ngữ): Cam, quýt, bưởi, xoài là đặc sản của vùng này. Gv gọi Hs đọc ví dụ 4.. 3. Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết. 4. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu. ? Đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu thứ nhất và dấu chấm ở cuối câu thứ hai trong đoạn văn này đã đúng chưa? Vì sao? ở các vị trí đó nên dùng dấu gì? Dấu ? (sai)  thay dấu (.); thay dấu chấm (.) bằng dấu (?) và thay dấu chấm (.) bằng dấu chấm than (!). ? Khi viết cần tránh những lỗi nào về dấu câu? * Ghi nhớ (Sgk – tr.151) Gv gọi Hs tổng kết và chốt ý. Gv gọi Hs đọc ghi nhớ Sgk. Hoạt động 3: II. Luyện tập Hướng dẫn Hs luyện tập Bài tập 1: Chép đoạn văn dưới đây vào vở bài tập và điền dấu câu thích hợp và chỗ có dấu ngoặc đơn Con chó cái nằm ở gậm phản bỗng chợt vẫy đuôi rối rít ( , ) tỏ ra dáng bộ vui mừng ( . ) Anh Dậu lử thử từ cổng tiến vào… sắp bị tù tội ( . ) Cái Tý ( , ).....reo ( : ). ( - )A ( ! ) Thầy đã về ( ! ) A ( ! ) Thầy đã về ( ! ) Mặc...nó ( , ) anh chàng.......cửa ( , ) nặng nhọc...thềm ( . ) Rồi....phản ( , ) anh...rách ( . ) Ngoài đình ( , ) mỏ đập...chát ( , ) trống.........thùng ( , ) tù và....kêu ( . ). Chị Dậu...phàn ( , ) sờ tay...hỏi ( : ). ( - ) Thế nào ( ? ) Thầy...không ( ? ) Sao...thế ( ? ) Trán...mà ( ! ). Bài tập 2: Phát hiện lỗi về dấu câu a. Sao mãi ……. về ( ? ) Mẹ…………mãi. Mẹ dặn là anh…chiều nay. b. Từ xưa………… sản xuất ( , ) …gian khổ. Vì vậy có câu tục ngữ “ lá lành đùm lá rách”. c/ Mặc dù … năm tháng ( , ) nhưng …………… 4.Củng cố: Nhắc lại các lỗi thường gặp về dấu câu 5.Dặn dò - Học bài: Ghi nhớ- Sgk - tr.151..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Soạn bài Thuyết minh về một thể loại văn học: + Đọc kĩ lại bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn và tìm hiểu luật thơ theo các câu hỏi hướng dẫn ở Sgk. + Làm bài tập Luyện tập. IV.Rút kinh nghiệm .................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................... Tuần 16- Tiết 62 Ngày soạn: 01/12/ 2013 Ngày dạy:02/12/ 2013. THUYẾT MINH MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC I.Mục tiêu cần đạt Giúp HS: 1. Kiến thức - Sự đa dạng đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh. - Việc vận dụng kết quả quan sát, tìm hiểu về một số tác phẩm cùng thể loại để làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học. 2. Kĩ năng - Quan sát đặc điểm hình thức của một thể loại văn học. - Tìm ý, lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về một thể loại văn học. - Hiểu và cảm thụ được giá trị nghệ thuật của thể loại văn học đó. 3.Thái độ : Giáo dục Hs ý thức tìm hiểu các thể loại văn học. II.Chuẩn bị 1.Giáo viên: Sách tham khảo, Sgk, giáo án. 2.Học sinh: Soạn bài, các kiến thức về văn thuyết minh đã học, kiến thức cơ bản về các thể loại văn học. III.Tiến trình lên lớp 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ * Câu hỏi: Trình bày các phương pháp thuyết minh. Nêu dàn ý của bài văn thuyết minh. * Đáp án: - Các phương pháp thuyết minh: nêu định nghĩa, giải thích; so sánh; giải thích; dùng số liệu; nêu ví dụ; liệt kê; phân loại, phân tích. - Dàn ý của bài văn thuyết minh: + MB: giới thiệu đối tượng thuyết minh. + TB: trình bày cấu tạo, các đặc điểm, lợi ích,… của đối tượng. + KB: bày tỏ thái độ đối với đối tượng..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 3.Bài mới. Hoạt động của thầy & trò HĐ1:Phân tích đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú qua hai bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn Gv treo 2 bài thơ được ghi trong bảng phụ lên để Hs quan sát và thực hiện các yêu cầu trong SGK. - Yêu cầu học sinh lên xác định số tiếng và số dòng của 2 bài thơ? →7 tiếng, 8 dòng (câu). ? Số dòng, chữ ấy có bắt buộc không? Có thể tùy ý thêm bớt được không?”→Số dòng, số chữ ấy là bắt buộc, không thể tùy ý thêm bớt. ? Em hãy ghi ký hiệu bằng trắc cho từng tiếng trong 2 bài thơ đó? - Gv gọi Hs lên ghi trực tiếp vào bài thơ Gv đã chuẩn bị ở bảng phụ. - Gv nhận xét. ? Dựa vào kết quả quan sát, quan hệ bằng trắc giữa các dòng thể hiện như thế nào? Theo luật: nhât, tam, ngũ bất luận; nhị tứ, lục phân minh  chỉ xét niêm, đối ở tiếng 2, 4, 6. ? Cho biết mỗi bài thơ có những tiếng nào hiệp vần với nhau, nằm ở vị trí nào trong dòng thơ, đó là vần bằng hay trắc? - Bài 1: tù… thù… châu… Đâu: vần bằng - Bài 2: Lên… non… hòn… son… con: vần bằng. ? Nêu cách ngắt nghịp trong bài thơ? - 4/3. HĐ2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách lập dàn ý. ? Mở bài, nêu cách hiểu của em về thể thơ thất ngôn bát cú? →Thơ thất ngôn bát cú là một thể thơ thông dụng trong các thể thơ Đường luật của Trung Quốc, được các nhà thơ Việt Nam rất yêu chuộng. (Các nhà thơ cổ điển Việt Nam ai cũng làm thể thơ này bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm). ? Thuyết minh luật thơ: số câu, chữ, vần, bằng trắc, ngắt nhịp…?. Nội dung I. Từ quan sát đến mô tả, thuyết minh về một thể loại văn học Đề bài: Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú. 1. Quan sát. 2. Lập dàn ý a. MB: Nêu định nghĩa chung về thể thơ Thất ngôn bát cú.. b. TB: Trình bày các yếu tố hình thức của thể thơ và vị trí, công dụng, hạn chế của nó. - Thuyết minh luật thơ: + Số câu, chữ trong mỗi bài. + Quy luật bằng trắc của thể thơ. + Cách gieo vần. + Cách ngắt nhịp phổ biến của mỗi dòng thơ. - Thuyết minh về vị trí, công dụng và Kiến thức nâng cao: Nhận xét ưu, nhược điểm và vị trí của hạn chế: thể thơ này trong thơ VN? + Vị trí, công dụng: Đây là thể thơ có.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> → Có vẻ đẹp hài hòa, cân đối, nhịp điệu trầm bỗng nhưng lại gò bó. ? Nêu vai trò của thể thơ thất ngôn bát cú từ xưa tới nay? → Quan trọng, được nhiều người ưa chuộng.. vẻ đẹp hài hòa, cân đối cổ điển; nhạc điệu trầm bổng, phong phú. + Tác dụng của hình thức thể loại đối với việc thể hiện chủ đề của bài thơ: 2 câu đề có tác dụng nêu vấn đề, 2 câu thực có tác dụng tả thực làm cho nội dung vấn đề hiện lên sống động. Hai câu luận phát biểu suy ngẫm của nhà thơ làm cho vấn đề thêm sâu sắc. Hai câu kết: chốt lại sâu sắc nội dung, chủ để của bài thơ được thể hiện rõ nét nhất, sâu sắc nhất (ý chí bất khuất, phong thái ung dung…). c. Kết luận: Tác dụng của tác phẩm ? Ở phần KB, chúng ta cần phải làm gì ? thơ đối với tâm hồn bạn đọc và đối Ví dụ : với đời sống xã hội (cảm nhận của - Tác phẩm thơ thất ngôn bát cú Đường luật góp phần làm em về vẻ đẹp, nhạc điệu của thể thơ). cho thể loại văn học dân tộc thêm phong phú. - Qua thể thơ “Thất ngôn bát cú Đường luật”, chúng ta học tập được những tinh hoa của thơ Đường – Trung Quốc… * Ghi nhớ: ? Vậy muốn thuyết minh đặc điểm 1 thể loại văn học ta phải - Trước hết phải quan sát, nhận xét, làm gì? Yêu cầu khi nêu các đặc điểm đó? sau đó khái quát thành những đặc - Gv gọi Hs trả lời, Hs khác bổ sung. điểm. - Gv nhận xét, chốt ý. - Cần lựa chọn đặc điểm tiêu biểu, quan trọng và cần có ví dụ cụ thể để làm sáng tỏ các đặc điểm. II. Luyện tập HĐ 3: Hướng dẫn HS luyện tập Thuyết minh đặc điểm chính của Hướng dẫn học sinh làm bài tập. truyện ngắn “Lão Hạc” (Nam Cao). - Gv cho Hs thảo luận nhóm. a) MB: Định nghĩa truyện ngắn là gì? - Đại diện nhóm trình bày bảng. b)TB: Giới thiệu các yếu tố của - Gv nhận xét bổ sung. truyện ngắn: - Tự sự: + Là yếu tố chính, quyết định cho sự tồn tại của một truyện ngắn. + Gồm: sự việc chính và nhân vật chính. Ngoài ra còn có các sự việc, nhân vật phụ : Ông giáo, con trai lão Hạc, Binh Tư… - Miêu tả, biểu cảm, đánh giá: +Là các yếu tố bổ trợ, giúp cho truyện ngắn sinh động, hấp dẫn. +Thường đan xen vào yếu tố tự sự. - Bố cục, lời văn, chi tiết: + Bố cục chặt chẽ, hợp lý. + Lời văn trong sáng, giàu tình cảm..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> + Chi tiết bất ngờ, độc đáo. c) KB: Cảm nhận của em về vẻ đẹp, nhạc điệu của bài thơ.. 4.Củng cố: Gọi Hs đọc ghi nhớ Sgk – tr.154. 5.Dặn dò - Học bài: Cách làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học. - Soạn bài Ông đồ: + Đọc diễn cảm bài thơ. + Trả lời các câu hỏi theo hướng dẫn của Sgk. IV.Rút kinh nghiệm ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................ Tuần 16- Tiết 63 Ngày soạn:01/ 12/ 2013 Ngày dạy: 04/ 12/ 2013. ÔNG ĐỒ - Vũ Đình LiênI.Mục tiêu cần đạt Giúp HS: 1. Kiến thức: - Sự thay đổi trong đời sống XH và sự tiếc nuối của nhà thơ đối với những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc đang dần bị mai một. - Lối viết văn bình dị mà gợi cảm của nhà thơ trong bài thơ. 2. Kĩ năng: - Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn. - Đọc diễn cảm tác phẩm. - Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm. 3. Thái độ : Trân trọng những giá trị văn hóa cổ xưa . II.Chuẩn bị 1.Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu – soạn giáo án. 2.Học sinh: Tìm hiểu bài học Sgk. III.Tiến trình lên lớp 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra tập soạn của Hs. 3. Bài mới *Giới thiệu bài: Ông đồ là người dạy học chữ nho xưa. Nhà nho xưa nếu không đỗ đạt làm quan thì.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> thường làm nghề dạy học, gọi là Ông đồ, Thầy đồ. Mỗi dịp tết đến, ông đồ thường được nhiều người thuê viết chữ, câu đối để trang trí trong nhà. Nhưng từ khi chuyện thi cử phong kiến bị bãi bỏ, chữ nho không còn được trọng, ngày tết không mấy ai sắm câu đối hoặc chơi chữ, Ông đồ trở nên thất thế và bị gạt ra lề cuộc đời. Từ đó, hình ảnh ông đồ chỉ còn là “cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn” (Vũ Đình Liên). Với lòng thương cảm sâu sắc, Vũ Đình Liên đã sáng tác bài thơ “Ông đồ” thể hiện niềm thương cảm chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của nhà thơ.. Hoạt động của Gv & Hs Nội dung HĐ1: GV hướng dẫn HS đọc tìm hiểu chung về tác I/ Tìm hiểu chung giả tác phẩm ? Dựa vào chú thích SGK em hãy nêu vài nét về tác 1/ Tác giả: 1913 – 1996 giả - Vũ Đình Liên quê gốc ở Hải Dương nhưng chủ yếu sống ở Hà Nội. - Ông là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào thơ mới. - Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ. Ngoài sáng tác thơ, ông con nghiên cứu, dịch thuật, giảng dạy văn học. - Tuy sáng tác không nhiều, nhưng chỉ với bài thơ “Ông đồ”, Vũ Đình Liên đã có vị trí xứng đáng trong phong trào thơ mới. ? Em hãy nêu xuất xứ của bài thơ? 2/ Tác phẩm Đây là bài thơ nổi tiếng nhất của Vũ Đình Liên và - Bài thơ “Ông đồ” được sáng tác năm được người đời đánh giá là một kiệt tác. 1936, in trong tập “Thi nhân Việt Nam”. ? Bài thơ được làm theo thể thơ gì? Giống với bài thơ - Thể thơ năm chữ. nào em đã học? Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn: 5 chữ / 1 câu; 4 câu trong 1 khổ, gần gũi với thể thơ của bài “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ. Gv hướng dẫn Hs đọc: Giọng chậm, ngắt nhịp 2/3, 3/ Đọc - bố cục: 3 đoạn hoặc 3/2, chú ý giọng vui, phấn khởi ở đoạn 1, 2; giọng chậm, buồn, xúc động ở đoạn 3 và 4. Khổ cuối giọng trầm, buồn, bâng khuâng. ? Em hãy nêu bố cục bài thơ? Bố cục: 3 phần Đoạn 1: 2 khổ đầu - Hình ảnh ông đồ ngày xưa. Đoạn 2: khổ 3+4 - Hình ảnh ông đồ ngày nay. Đoạn 3: khổ 5 - Nỗi niềm của tác giả. HĐ2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản II/ Tìm hiểu văn bản Gv gọi học sinh đọc đoạn 1. 1. Hình ảnh của ông đồ ngày xưa ? Hình ảnh ông đồ gắn liền thời điểm nào? Điều đó có - Xuất hiện đều đặn, hòa hợp với thiên ý nghĩa gì? nhiên, con người. Hoa đào  tín hiệu mùa xuân, ông Đồ có mặt giữa mùa đẹp, hạnh phúc. ? Sự lặp lại của thời gian “mỗi năm hoa đào nở”, con.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Hoạt động của Gv & Hs người thấy “ông đồ già”, “bày mực tàu giấy đỏ - bên phố đông người” có ý nghĩa gì? Xuất hiện đều đặn, hòa hợp với thiên nhiên. ? Khổ thơ 1 gợi lên cảnh tượng gì? ? Tài viết chữ của ông đồ gợi tả qua chi tiết nào? “hoa tay… rồng bay” ? Nhận xét chữ viết của ông. ? Từ đó tạo cho ông 1 địa vị như thế nào đối với mọi người? → Mọi người đều quý trọng, mến mộ. ? Đoạn 1 tạo cho ta thấy cuộc sống của ông đồ như thế nào? → Có niềm vui, hạnh phúc.. Nội dung. - Nét chữ: phóng khoáng, sinh động và cao quý  quý trọng, mến mộ. - Ông đồ trở thành trung tâm của sự chú ý, là đối tượng của sự ngưỡng mộ của mọi người. => Đó là một thời vang bóng của ông đồ. - Khổ thơ thứ ba nói tâm trạng gi? Lời thơ nào buồn 2. Hình ảnh ông đồ ngày nay nhất? - Buồn: “Giấy đỏ… nghiên sầu” - Ông đồ vắng khách: buồn, cô đơn, hiu - Thời thế đã đổi thay, Hán học đã lụi tàn trong xã hội quạnh. thực dân nửa phong kiến. Như Tú Xương từng nói: - Một con người già nua, lạc lõng giữa phố “Nào có ra gì cái chữ nho phường; nhân hóa: thê lương, tiều tụy. Ông nghè, ông cống cũng nằm co” cho nên hình ảnh ông đồ đã dần dần vắng bóng. ? “ Giấy đỏ … nghiên sầu” biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ là gì? Qua đó nhà thơ muốn nói lên điều gì? - Bằng nghệ thuật nhân hóa, nỗi buồn, nỗi sầu từ lòng ông đồ như thấm cả vào giấy mực. ? “Ông đồ vẫn ngồi đấy” để làm gì? Và dưới mắt mọi người ông đồ như thế nào? →“ Ông đồ vẫn ngồi đấy” vẫn cố bám lấy sự sống, vẫn muốn có mặt với cuộc đời nhưng thực tế ông đã bị lãng quên “ qua đường không ai hay”và ông đồ trơ trọi lạc lõng dưới “lá vàng rơi”, “ trời mưa bụi” giữa dòng đời nhộn nhịp. Kiến thức nâng cao : Hãy so sánh để làm rõ sự khác 3. Tâm sự của tác giả nhau giữa hai hình ảnh của ông đồ xưa và nay? Bằng nghệ thuật đối lập, tác giả dựng lên trước mắt người đọc hình ảnh tiều tụy, ế ẩm đáng thương của ông đồ: Xưa: “Bao nhiêu người thuê viết”; còn bây giờ: “Người thuê viết nay đâu?”. Một câu hỏi cất lên nhiều ngơ ngác, cảm thương. ? Khổ 4 gợi lên cảnh tượng gì? → Thê lương, tiều tụy, buồn thương. ? Ông đồ kiên trì ngồi đợi viết chữ qua mấy mùa? Đều xuất ở 1 thời gian: hoa đào nở ? Hình ảnh “ông đồ vẫn ngồi đây” gợi cho em cảm.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Hoạt động của Gv & Hs nghĩ gì? →Thiên nhiên mãi tồn tại đẹp bất biến, con người có thể trở thành xưa cũ. ? Khổ thư 5 có gì giống và khác nhau trong 2 chi tiết hoa đào và ông đồ so với khổ thơ 1? ? Sự giống và khác nhau đó có ý nghĩa gì? ? Tình cảm tác giả gửi gắm ở đây là gì? Cho biết nỗi lòng của nhà thơ ở 2 câu cuối? - Xót thương. - Thương tiếc. ? Từ bài thơ, em đồng cảm với nỗi lòng nào của nhà thơ? ? Khổ cuối nhìn hình ảnh hoa đào tác giả nhớ đến ai? Nhìn hoa đào nở lại thương nhớ người xưa: “ Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ?” ? Thương ông đồ là tác giả thương những gì? →Thương ông đồ là thương một lớp người đã vĩnh viễn lùi vào quá khứ. Thương ông đồ cũng là xót thương một nền văn hóa lụi tàn dưới ách thống trị của ngoại bang. HĐ 3: GV hướng dẫn HS tổng kết ? Những đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ?. ? Chủ đề bài thơ nói lên điều gì?. Nội dung. - Lòng thương cảm chân thành cho nhà danh giá nay bị lãng quên. - Thương tiếc giá trị tinh thần bị tàn tạ. III/ Tổng kết 1/ Nghệ thuật - Thể thơ ngũ ngôn bình dị, “từ cạn” mà “tứ sâu”. - Nghệ thuật đối lập, nhân hóa, ngôn ngữ trong sáng, giản dị, giọng điệu nhẹ nhàng nhưng tâm tình sâu lắng. 2/ Nội dung Bài thơ thể hiện niềm cảm thương chân thành đối với một lớp người đang tàn tạ vừa là nỗi tiếc nhớ đối với cảnh cũ người xưa.. 4.Củng cố : Lồng vào phần tổng kết 5. Hướng dẫn về nhà - Học thuộc lòng bài thơ, nắm nội dung và nghệ thuật. - Soạn bài Muốn làm thằng Cuội :Chuẩn bị trước ở nhà theo hướng dẫn của Sgk. IV. Rút kinh nghiệm .................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................. ...................................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Tuần 16- Tiết 64 Ngày soạn:01/ 12/ 2013 Ngày dạy: 05/ 12/ 2013. Hướng dẫn đọc thêm : MUỐN LÀM THẰNG CUỘI - Tản ĐàI.Mục tiêu cần đạt Giúp HS: 1. Kiến thức: - Tâm sự buồn chán thực tại ; ước mơ thoát li rất ngông và tấm lòng yêu nước của Tản Đà - Sự đổi mới về ngôn ngữ, giọng điệu, ý tứ, cảm xúc trong bài thơ Muốn làm thằng Cuội. 2. Kĩ năng: - Phân tích tác phẩm để thấy được tâm sự của nhà thơ Tản Đà. - Phát hiện, so sánh, thấy được sự đổi mới trong hình thức thể loại VH truyền thống. 3. Thái độ : Có ý thức tìm hiểu sự đổi mới của văn học trong giai đoạn này. II.Chuẩn bị 1.Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu – soạn giáo án. 2.Học sinh: Tìm hiểu bài học Sgk. III.Tiến trình lên lớp 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ : * Câu hỏi : Đọc thuộc lòng bài thơ Ông đồ và cho biết nội dung của bài thơ. * Đáp án : - Bài thơ : Sgk. - Nội dung : Bài thơ thể hiện niềm cảm thương chân thành đối với một lớp người đang tàn tạ vừa là nỗi tiếc nhớ đối với cảnh cũ người xưa. 3.Bài mới Hoạt động của Gv và Hs Nội dung HĐ1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung về t/g, tp I. Tìm hiểu chung ? Dựa vào chú thích Sgk, em hãy nêu những nét chính về tác 1. Tác giả: Tản Đà (1889 – 1939) giả? - Thơ ông tràn đầy cảm xúc lãng mạn, lại rất đậm đà bản sắc dân tộc và có những tìm tòi, sáng tạo mới mẻ. - Thơ Tản Đà như một gạch nối giữa nền thơ cổ điển và nền thơ hiện đại Việt Nam. - Tác phẩm chính: Sgk ? Em hãy nêu xuất xứ bài thơ? 2. Tác phẩm - Bài thơ Muốn làm thằng Cuội nằm trong quyển Khối tình con I,.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> xuất bản năm 1917. ? Bài thơ được sáng tác bằng thể thơ gì? - Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường Gv diễn giảng:Bài thơ có sức hấp dẫn đặc biệt, bài thơ vừa luật. có giai điệu nhẹ nhàng, thanh thoát pha chút trữ tình, hóm hỉnh, lại có nét phóng túng, ngông nghênh của một hồn thơ lãng mạn thời kì đầu. Vần luật của bài thơ không còn trói buộc được tâm hồn thi sĩ, câu chữ tuy chưa thật sự mới mẻ nhưng rất tự nhiên, không bị trói buộc bởi một khuôn sáo nào. GV hướng dẫn HS cách đọc: Giọng nhẹ nhàng, buồn mơ 3. Đọc màng, nhịp thơ thay đổi từ 4/3 sang 2/2/3. HĐ2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu tác phẩm Hs đọc hai câu đề. ? Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Có quan hệ như thế nào với tác giả? - Em, cách xưng hô mà tác giả nhân danh mình. ? Nhân vật trữ tình có tâm sự gì? Chán cuộc sống trần thế, muốn cuộc sống trên cung trăng. ? Vì sao con người lại buồn, chán? “Trần thế” ở đây là cõi đời bụi bặm, đối lập với cõi tiên sung sướng, êm đềm. Tản Đà chán trần thế, muốn lên tiên là để thoát li cái cuộc đời đáng chán này. Điều đó thể hiện sự bất hòa sâu sắc của ông đối với xã hội đương thời. Cái sầu trong bài thơ này lại là sự cộng hưởng giữa nỗi buồn “đêm thu” với nỗi chán đời nên càng thêm da diết. ? Tại sao tác giả lại gửi nỗi niềm ấy tới chị Hằng mà không phải là đối tượng nào khác? Chỉ có thiên nhiên mới thấu hiểu tâm sự, khát vọng của tác giả. ? Từ đó, nhu cầu nội tâm nào tác giả được bộc lộ? Khao khát được sống khác với cõi trần do chán ghét.. II. Tìm hiểu văn bản 1. Hai câu đề Đây là lời tâm sự của tác giả với chị Hằng trong một đêm thu, nó như một tiếng than, lời tâm sự buồn chán, bất hòa với trần thế ngột ngạt, bất công.-> ngôn ngữ thân mật, đời thường.. * Hs đọc 2 câu thơ thực ? Khi bế tắc nơi trần thế, tác giả muốn đi đâu? Lên cung trăng. ? Một thế giới mong mỏi sẽ mở ra như thế nào với cung quế và cành đa? Thế giới của bao ánh sáng yên ả, thanh bình, vui tươi. ? Tác giả muốn thoát ly lên cung quế, cành đa, cho thấy nhu cầu tinh thần của tác giả có gì đặc biệt? Nhu cầu hướng về cái đẹp, cao sang mới lạ. ? Giọng thơ và kểu câu gì được sử dụng ở đây? Giọng thơ tự nhiên, câu hỏi tu từ. 2. Hai câu thực.  Giọng thơ tự nhiên, câu hỏi tu từ, câu cầu khiến: khao khát thoát ly khỏi cuộc đời trần thế để vươn đến sự cao sang, mới lạ, hướng về cái đẹp, đa tình và “ngông”.. 3. Hai câu luận *Hs đọc hai câu luận Vui vẻ, hóm hỉnh  giọng thơ thân ? Nhu cầu lên trăng để chơi, cái thú chơi của tác giả nơi.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> cung trăng là những gì? mật, ấm áp; điệp từ, phép đối: Niềm Có bầu, có bạn, để quên buồn tủi để được vui cùng gió, vui sướng khi tìm đến người tri kỷ mây. để giải nỗi buồn chán. ? Nghệ thuật, giọng thơ ở đâu như thế nào? Tác dụng? Điệp từ, phép đối. ? Vì sao tác giả lại muốn tìm đến những thú chơi ấy? Cảm thấy cô đơn. * Hs đọc 2 câu kết ? Có 3 hành động chứa đựng trong 1 câu thơ? Đó là hành động gì? Tựa nhau, trông xuống thế gian, cười. ? Trong đó hành động nào được nhấn mạnh như sự bộc lộ trực tiếp thái độ của tác giả? Cười. ? Tác giả cười điều gì? Cái cười ở đây có thể có nhiều ý nghĩa: vừa thỏa mãn vì đã đạt được khát vọng thoát li cõi đời trần tục nên thỏa mãn, cười vui. Cũng có thể vì được đứng ở vị trí tầm cao, đứng trên mọi thói đời nhỏ bé, thấp hèn, nên nhà thơ nhìn rõ những điều xấu xa, bẩn thỉu, đáng cười, đáng khinh của cõi trần chật hẹp nhỏ nhoi. Cũng có thể đây là cái cười tự trào, tự giễu mình chơi ngông hơn đời, khác đời. ? Vậy tiếng cười có tác dụng gì? Hoàn toàn quên cõi đời, sống cõi mộng mơ. ? Tản Đà là một hồn thơ “ngông”. Em hiểu “ngông” là gì (bộc lộ thái độ như thế nào đối với cuộc sống)? Tản Đà là một hồn thơ “ngông”, chính Tản Đà đã tự nhận mình vốn xưa là một vị tiên trên trời, bị đầy xuống hạ giới vì tội “ngông”. Ngông có nghĩa là làm những việc trái với lẽ thường, khác với mọi người bình thường. Ngông trong văn chương thường biểu hiện bản lĩnh của con người có cá tính mạnh mẽ, có mỗi bất hòa sâu sắc với xã hội, không chịu ép mình trong khuôn khổ chật hẹp của lễ nghi, lề thói thông thường, lấy sự ngông ngáo để chống đối lại cái vòng cương tỏa khắc nghiệt đang kìm hãm sự phát triển hợp qui luật của con người. HĐ 3: GV hướng dẫn HS tổng kết ? Nhận xét nghệ thuật cả bài thơ? ? Nội dung toàn bài thơ? Gv gọi Hs trả lời, nhận xét và tổng kết. Gọi Hs đọc ghi nhớ. Kiến thức nâng cao: Nhà thơ buồn chán nơi trần thế nên muốn làm thằng Cuội. Em hãy chỉ ra mặt tiêu cực và mặt đáng quý trong nỗi buồn chán đó. - Mặt tiêu cực là muốn thoát li thực tế, từ bỏ đấu tranh trực diện để cải tạo xã hội.. 4. Hai câu kết  Hình ảnh độc đáo, kết thúc bất ngờ: buồn chán đến cực điểm, khao khát sự đổi thay xã hội theo hướng tốt đẹp, thỏa mãn nhu cầu sống. Đỉnh cao hồn thơ lãng mạn và “ngông”.. III. Tổng kết Ghi nhớ (Sgk).

<span class='text_page_counter'>(14)</span> -. Mặt tích cực, đáng quý là không chấp nhận một xã hội buồn chán không có niềm vui; thể hiện khát vọng tự do phóng túng, khát vọng vươn lên cuộc sống đẹp đẽ thanh cao, cuộc sống đầy niềm vui và hạnh phúc.. 4.Củng cố : Lồng vào phần Tổng kết. 5. Hướng dẫn về nhà - Học thuộc lòng bài thơ, nắm nội dung và nghệ thuật. - Soạn bài Hai chữ nước nhà : + Đọc diễn cảm bài thơ. + Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật. + Liên hệ tư tưởng Hồ Chí Minh. IV. Rút kinh nghiệm .................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................. .............................. ............................................................................................................................................... Kí duyệt Ngày tháng 12 năm 2013. Trần Việt Hòa.

<span class='text_page_counter'>(15)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×