Sáng kiến kinh nghiệm mơn Mĩ thuật
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Dạy Mĩ thuật ở trường phổ thông không phải là đào tạo học sinh trở thành hoạ sĩ
mà là giúp các em biết cảm nhận được vẻ đẹp của cuộc sống, của thiên nhiên xung
quanh và các tác phẩm Mĩ thuật. Qua đó các em biết tự tạo ra cái đẹp, biết trân trọng, giữ
gìn và phát huy những cái đẹp và vận dụng nó vào học tập và vào cuộc sống hàng ngày.
Đối với học sinh lớp 6, các em bước vào năm đầu của cấp học mới, ở cấp học này
ngoài việc củng cố kiến thức Mĩ thuật ở bậc Tiểu học, các em còn được mở rộng thêm
kiến thức ở các phân môn như : Thường thức mĩ thuật, vẽ tranh, vẽ trang trí, vẽ theo
mẫu, mà các em sẽ được học những bài lí thuyết chung mà các em áp dụng trong suốt
quá trình học như : Luật xa gần ; Cách vẽ theo mẫu ; Cách vẽ tranh đề tài ; Cách sắp xếp
trong trang trí và đặc biệt là Màu sắc. Màu sắc là yếu tố rất quan trọng trong nghệ thuật
hội hoạ nói chung và trong trang trí nói riêng. Người ta dùng màu sắc để diễn tả mọi sự
vật, tả không gian, thời gian, biểu lộ sự rung cảm của người vẽ trước thực tế thiên nhiên
hay trạng thái tinh thần, tình cảm, quan niệm cá nhân trước cuộc sống.
Tơi xin dẫn chứng kết quả bài vẽ của học sinh khối 6 trong năm học 20072008 như sau:
GIỎI
KHÁ
TRUNG BÌNH
YẾU
TỔNG
SỐ HỌC
SỐ
TỈ LỆ
SỐ
TỈ LỆ
SỐ
TỈ LỆ
SỐ
TỈ LỆ
SINH
LƯỢNG
%
LƯỢN
%
LƯỢNG
%
LƯỢNG
%
32.4
84
45.4
0
0%
KHỐI 6:
G
185
41
22.2%
60
%
1
%
Sáng kiến kinh nghiệm môn Mĩ thuật
Từ kết quả trên cho thấy tỉ lệ học sinh đạt khá, giỏi chưa cao, với vai trị là một
giáo viên Mĩ thuật tơi muốn đưa ra những phương pháp mới để hướng các em yêu thích
và hứng thú hơn trong học tập.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Kỹ năng quan sát : Giúp học sinh tiếp xúc với thế giới xung quanh để nhận biết
được màu sắc và tìm ra vẻ đẹp và đặc điểm của đối tượng.
Kỹ năng sáng tạo : Hướng các em vẽ theo cảm xúc của mình, tự do sáng tạo theo
trí nhớ, trí tưởng tượng phong phú tránh sao chép, rập khuôn.
Thái độ : Các em biết yêu vẻ đẹp của thiên nhiên, biết trân trọng và giữ gìn di sản
của dân tộc, dần dần sẽ hình thành ở các em tình yêu quê hương, đất nước và con người.
3. NHIỆM VỤ NGHÊN CỨU
Khi áp dụng công nghệ thông tin vào bài giảng cần thực hiện những vấn đề sau :
Những chuẩn bị cần thiết cho bài giảng.
Các hoạt động tiến hành bài giảng.
Cách nhận biết và gọi tên được những màu sắc trong thiên nhiên.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Sử dụng phần mềm Power poin trong quá trình thiết kế bài giảng
Khảo sát điều tra học sinh khối lớp 6
Phương pháp thực nghiệm dạy thí điểm ở học sinh khối lớp 6 trong năm học
2009- 2010.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Môn mĩ thuật lớp 6 _ Bài 11, phân mơn vẽ trang trí : “Màu sắc”
Đối tượng là học sinh khối lớp 6 năm học 2009 - 2010, trường Trung học phổ
thông . Gồm 6 lớp với tổng số học sinh là 181 em, với sĩ số cụ thể như sau :
Lớp
6A1
6A2
6A3
6A4
6A5
6A6
Sĩ Số
33
31
32
30
29
32
2
Sáng kiến kinh nghiệm môn Mĩ thuật
NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
Trong q trình dạy học việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng tạo điều kiện
cho việc dạy và học đạt hiệu quả hơn, lớp học sinh động, học sinh học tập tích cực, tiếp
thu bài tốt hơn.
Một tiết dạy Mĩ thuật mà giáo viên chỉ sử dụng tranh, ảnh phóng to ở sách giáo
khoa, hình ảnh khơng sống động lại mất thời gian cho việc treo dán tranh của giáo viên
như vậy học sinh sẽ rất dễ thụ động và nhàm chán. Sử dụng tốt các phương pháp dạy học như : Phương pháp vấn đáp, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp trị chơi,
…Kết hợp với cơng nghệ thơng tin trong q trình soạn giảng sẽ tạo được một tiết học
sinh động, tạo hứng thú học tập cho học sinh, phát huy được tính sáng tạo vốn có của
học sinh và đạt hiệu quả cao trong tiết học.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
1. Thuận lợi
Sở giáo dục và Đào tạo Tỉnh Bình Dương đã quan tâm và hỗ trợ tận tình, Ban
giám hiệu nhà trường đã tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện như : máy
chiếu, máy tính kết nối internet,…cùng với các đồ dùng dạy học như : tranh, ảnh, băng
đĩa, giá vẽ, màu vẽ,..
Được tham gia các lớp bồi dưỡng cải cách thay sách giáo khoa theo phương pháp
mới môn mĩ thuật, lớp tập huấn đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh
giá kết quả học tập của học sinh môn Mĩ thuật trường Trung học cơ sở, cho nên giáo
viên có nhiều cơ hội mở mang ý tưởng cho từng bài dạy tốt hơn.
Là giáo viên đã dạy Mĩ thuật nhiều năm tơi đã đúc kết cho mình một số kinh
nghiệm và sưu tầm được nhiều đồ dùng dạy học cần thiết như : Tranh ảnh, các loại băng
3
Sáng kiến kinh nghiệm môn Mĩ thuật
đĩa phục vụ cho bài dạy, mẫu vẽ, tài liệu về một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của Mĩ
thuật Việt Nam và thế giới,…
2. Khó khăn
Học sinh có năng khiếu về mơn học này rất ít (khoảng 30%)
Thành phần gia đình đa số là nơng dân nên ngồi giờ học ở trường, các em cịn
phải lao động phụ giúp gia đình nên có ảnh hưởng đến thời gian học tập, bên cạnh đó
một số ít phụ huynh chưa quan tâm nhiều đến việc học của con em mình.
Mặc dù đã được trang bị rất nhiều về cơ sở vật chất nhưng trong q trình dạy
giáo viên gặp khơng ít những khó khăn như : trường chưa có phịng chức năng cho bộ
mơn nên khi giáo viên muốn cho học sinh xem tranh ảnh, băng đĩa thì phải di chuyển từ
phịng học sang phịng nghe nhìn, như vậy rất tốn thời gian và ảnh hưởng đến giờ lên
lớp, cháy giáo án,…
3. Biện pháp khắc phục
Dự giờ, thao giảng rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy môn mĩ thuật.
Kết hợp chặc chẽ với giáo viên chủ nhiệm, gia đình học sinh và các giáo viên bộ
mơn khác để nắm bắt tình hình của từng cá nhân học sinh từ đó có biện pháp giảng dạy
và giáo dục phù hợp.
III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Chuẩn bị
1.1 Chuẩn bị về nội dung và tư liệu
1.1.1 Đối với giáo viên
Giáo viên đọc và nghiên cứu kỹ sách giáo khoa, sách giáo viên và sách tham khảo
về màu sắc trong trang trí để xác định đúng vị trí, mục đích, yêu cầu và hệ thống kiến
thức cơ bản, trọng tâm của bài giảng.
Giáo viên chuẩn bị ba cái cốc đựng nước trong, màu bột hoặc màu nước (đỏ, vàng,
lam), cọ sạch để minh hoạ. Chuẩn bị một số loại màu vẽ thơng dụng như : màu sáp, màu
bột, màu nước, chì màu,…
4
Sáng kiến kinh nghiệm môn Mĩ thuật
Giáo viên chuẩn bị hai bảng từ, một đồng hồ bấm giây, hai tranh phong cảnh đã
cắt thành nhiều mảnh hình khác nhau, mặt sau có gắn nam châm để cho học sinh chơi
trị chơi trong phần khởi động.
Ngoài ra, giáo viên sưu tầm một số hình ảnh về màu sắc, bài vẽ tranh cổ động,
trang trí khẩu hiệu, trang trí bìa sách trên sách báo hoặc mạng internet để bài dạy thêm
phong phú.
Soạn bài giảng bằng chương trình Microsoft PowerPoint. Giáo án là một trong
những yếu tố quyết định sự thành công của tiết dạy.
1.1.2 Đối với học sinh
Đọc sách giáo khoa trước để nắm sơ lược nội dung của bài học
Sưu tầm tranh, ảnh, đồ vật có trang trí và màu sắc
Dụng cụ học tập như : giấy, chì, màu vẽ,…
1.2 Chuẩn bị về phương pháp
Ngồi việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin thì giáo viên cần chuẩn bị tốt các
phương pháp như : Trực quan, gợi mở, vấn đáp, hoạt động nhóm, liên hệ thực tiễn cuộc
sống,…Trong đó quan trọng nhất là phương pháp trực quan giúp học nhận biết được các
màu và hiểu được sự phong phú của màu sắc. Tiếp đến là phương pháp vấn đáp giúp học
sinh phát huy được tính tích cực tạo điều kiện phát huy tính sáng tạo của các em, đồng
thời giáo viên biết được mức độ nhận thức của học sinh.
2. Thực hiện
2.1 Giới thiệu bài
Giáo viên sử dụng phương pháp trò chơi gợi khơng khí sơi nổi cho tiết học và tạo
tâm thế cho học sinh học tập tốt hơn. Giáo viên phổ biến luật tham gia chơi: Hai nhóm
xung phong lên chơi, mỗi nhóm hai học sinh, khi giáo viên hơ “bắt đầu” hai nhóm bắt
đầu chọn hình và đính lên bảng từ, (giáo viên đã chuẩn bị sẵn 2 tranh phong cảnh đã cắt
thành nhiều mảnh hình khác nhau), mỗi nhóm cả hai bạn được đính cùng một lúc miễn
5
Sáng kiến kinh nghiệm mơn Mĩ thuật
sao kết quả hình vẽ phải đúng và gắn trong thời gian ngắn nhất sẽ thắng cuộc, (giáo viên
thưởng đội thắng cuộc món quà nhỏ, khích lệ đội thua bằng tràng pháo tay), sau đó giáo
viên đặt câu hỏi:
Hỏi : Trong tranh nhóm vừa ghép xong có những màu sắc nào?
Sau khi học sinh trả lời xong giáo viên vào bài mới : Tất cả mọi vật tồn tại xung
quanh ta đều có màu sắc, màu sắc là yếu tố không thể thiếu trong nghệ thuật hội hoạ nói
riêng và trong cuộc sống nói chung, vì vậy để biết cách gọi tên các màu và biết ứng dụng
của màu sắc vào thực tế thì lớp sẽ cùng tìm hiểu bài mới, đó là bài “Màu sắc”.
Giáo viên chiếu slide 1 :
Bài 11: Vẽ trang trí
MÀU SẮC
Học sinh ghi tựa bài mới vào tập.
2.2 Nội dung bài giảng
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét
Giáo viên chiếu slide 2 :
6
Sáng kiến kinh nghiệm môn Mĩ thuật
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và đặt câu hỏi :
Hỏi : Em hãy nêu tên những màu sắc mà em nhìn thấy ở các ảnh trên màn hình?
Trả lời : Màu xanh lam của trời, màu đỏ, màu vàng của hoa,màu xanh lục của lá,...
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên chốt lại và cho học sinh ghi bài, (ghi phần nội
dung trong slide 2).
Giáo viên chiếu tiếp slide 3, trong silde này học sinh có thể nhận biết được sự thay
đổi của màu sắc do ánh sáng :
7
Sáng kiến kinh nghiệm môn Mĩ thuật
Giáo viên cho học sinh quan sát ảnh trên màn hình và đặt câu hỏi :
Hỏi : Màu sắc ở ảnh 1, 2, 3 có thay đổi khơng?
Hỏi : Màu sắc thay đổi như thế nào?
Trả lời : Ảnh 1 cảnh vật tươi sáng, ảnh 2 cảnh vật sẫm lại khi hồng hơn, ảnh 3
trong đêm tối khơng nhìn thấy màu sắc.
Sau khi học sinh trả lời giáo viên click cho phần nội dung hiện ra và chốt lại : ta
chỉ có thể nhìn thấy được màu sắc khi có ánh sáng, (phần này yêu cầu giáo viên phải đưa
ra hình ảnh rõ của 3 thời điểm trong ngày).
Giáo viên chiếu tiếp slide 4 cho học sinh quan sát màu sắc của cầu vồng :
8
Sáng kiến kinh nghiệm môn Mĩ thuật
Hỏi: Em hãy đọc tên những màu sắc mà em nhìn thấy ở cầu vồng?
Trả lời: Đỏ, Da cam, Vàng, lục, Lam, Chàm, Tím.
Sau khi học sinh trả lời giáo viên click để hiện ra phần chữ, học sinh ghi bài.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh cách pha màu
Giáo viên chiếu slide 5
9
Sáng kiến kinh nghiệm môn Mĩ thuật
Ở silde này giáo viên chiếu 3 màu chính cho học sinh quan sát và đặt câu hỏi :
Hỏi : Em hãy đọc tên những màu sau đây?
Trả lời : Đỏ, Vàng, Lam
Hỏi : Những màu này gọi là màu gì? vì sao?
Trả lời : Gọi là màu cơ bản, vì từ 3 màu này có thể pha trộn ra nhiều màu khác và
khơng có màu nào pha ra nó.
Giáo viên chốt lại và chiếu phần chữ của slide 5 cho hoc sinh ghi bài.
Giáo viên chiếu slide 6 :
10
Sáng kiến kinh nghiệm môn Mĩ thuật
Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào màu cơ bản, kết hợp lần lược hai màu cơ bản
với nhau sẽ cho ra một màu thứ ba
Hỏi : Đỏ + Vàng = ?
Đỏ + Lam = ?
Lam + Vàng = ?
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên click cho kết quả hiện ra.
Ở phần này giáo viên cho học sinh lên làm thực nghiệm (giáo viên chuẩn bị sẳn 3
cái cốc, và 3 màu : đỏ, vàng, lam) :
Giáo viên yêu cầu học sinh:
Cốc 1 : hoà màu đỏ và vàng
Cốc 2 : hoà màu đỏ và lam
Cốc 3 : hoà màu lam và vàng
Sau khi học sinh làm thực nghiệm giáo viên đặt câu hỏi và yêu cầu học sinh dưới
lớp trả lời :
Hỏi : Màu các em nhìn thấy ở cốc 1, 2, 3 là những màu gì?
11
Sáng kiến kinh nghiệm môn Mĩ thuật
Trả lời : Da cam, Tím, Lục
Giáo viên mở rộng thêm, tuỳ theo liều lượng nhiều hay ít của mỗi màu mà màu
thứ ba có độ đậm, nhạt khác nhau, giáo viên thực nghiệm trên cốc 1, 2, 3, khi nãy :
Cho thêm màu Đỏ vào cốc 1 sẽ thấy màu Đỏ cam.
Cho thêm màu Lam vào cốc 2 sẽ thấy màu Chàm.
Cho thêm màu Vàng vào cốc 3 sẽ thấy màu Xanh lá mạ
Giáo viên tiếp tục chiếu slide 7 :
Giáo viên tóm tắt :
Đây là hình gợi ý cách pha màu : cứ pha hai màu nằm cạnh nhau trong bảng màu
thì sẽ được màu thứ ba. Vì vậy dựa vào bảng màu trên có thể pha ra được rất nhiều màu
khác nhau.
Lưu ý : không nên pha trộn ba màu cơ bản lại với nhau vì sẽ thành màu xám.
Hoạt động 3 : Giới thiệu học sinh tên một số màu và cách dùng
Giáo viên chiếu slide 8 :
12
Sáng kiến kinh nghiệm môn Mĩ thuật
Hỏi : Nêu tên các cặp màu này?
Trả lời : Đỏ và Lục, Vàng và Tím, Da cam và Lam
Giáo viên : Những cặp màu này gọi là màu bổ túc vì khi nó đứng cạnh nhau sẽ tôn
nhau lên và tạo cho nhau rực rỡ.
Hỏi : Những cặp màu bổ túc thường dùng trong trang trí gì?
Trả lời : Dùng trong quảng cáo, trang trí bao bì, trang trí bìa sách,…
Giáo viên chiếu slide 9 :
13
Sáng kiến kinh nghiệm môn Mĩ thuật
Giáo viên chiếu slide 10 để giới thiệu màu tương phản :
Ở slide này, giáo viên click cho các cặp màu tương phản hiện ra và đặt câu hỏi :
14
Sáng kiến kinh nghiệm môn Mĩ thuật
Hỏi : Nêu tên các cặp màu trên?
Trả lời : Đỏ và Vàng, Đỏ và Trắng, Vàng và Lục.
Giáo viên giới thiệu, các cặp màu này gọi là màu tương phản, vì nó đứng cạnh sẽ
làm cho nhau rõ ràng, nổi bật.
Hỏi : Em thường thấy các cặp màu tương phản ở đâu?
Trả lời : Trong trang trí khẩu hiệu, tranh cổ động,…
Giáo viên chiếu slide 11 cho học sinh xem ứng dụng của màu tương phản :
Học sinh ghi bài.
Sau đó giáo viên đặt câu hỏi để chuyển sang phần tiếp theo
Hỏi : Theo em màu nào là màu nóng? vì sao?
Trả lời : màu Đỏ, Vàng, Da cam, Vàng cam,…vì nó tạo cảm giác nóng, ấm.
Giáo viên nhận xét phần trả lời của học sinh và chiếu tiếp slide 12, giới thiệu
những màu nóng :
15
Sáng kiến kinh nghiệm mơn Mĩ thuật
Giáo viên tóm tắt : Màu nóng tạo cảm giác nóng, ấm áp, làm cho người xem cảm
thấy như gần lại, có khả năng kích thích thị giác, thường ứng dụng trong thời trang, như
trang phục mùa đông.
Giáo viên chiếu slide 13 để giới thiệu một trong những ứng dụng của gam màu
nóng vào thời trang như may trang phục mùa đông :
Giáo viên đặt câu hỏi để chuyển sang phần tiếp theo :
16
Sáng kiến kinh nghiệm môn Mĩ thuật
Hỏi : Theo các em màu nào là màu lạnh? vì sao?
Trả lời : Màu xanh Lục, xanh Lam, Tím,…Vì nó tạo cảm giác mát, lạnh.
Giáo viên nhân xét phần trả lời của học sinh và chiếu slide 14, giới thiệu những
màu lạnh :
Giáo viên tóm tắt : Màu lạnh là màu tạo cảm giác mát lạnh, làm người xem cảm
thấy dễ chịu, mát dịu tinh thần. Thường ứng dụng trong nội thất như làm màu tường nhà
ở, gạch lát nền, hoặc trong thời trang như trang phục mùa hè.
Giáo viên chiếu slide 15 để giới thiệu ứng dụng của màu lạnh trong trang phục
mùa hè :
17
Sáng kiến kinh nghiệm môn Mĩ thuật
Hoạt động 4 : Giới thiệu một số loại màu vẽ thông dụng
Hỏi : Hãy kể tên một số loại màu vẽ mà em biết?
Trả lời : Màu nước, màu sáp, bút chì màu,…
Phần này giáo viên có thể cho học sinh xem một số loại màu đã chuẩn bị sẵn hoặc
ảnh chụp trên màn hình.
Giáo viên chiếu slide 16 :
18
Sáng kiến kinh nghiệm môn Mĩ thuật
Giáo viên giới thiệu một số màu vẽ thông dụng và hướng dẫn về cách sử dụng một
số loại màu.
Hoạt động 5 : Đánh giá kết quả học tập
Ở phần này giáo viên chiếu một số câu hỏi, hình ảnh cho học sinh quan sát nhanh
và trả lời để củng cố bài học.
19
Sáng kiến kinh nghiệm môn Mĩ thuật
Silde 17
Silde 18
20
Sáng kiến kinh nghiệm môn Mĩ thuật
Silde 19
21
Sáng kiến kinh nghiệm môn Mĩ thuật
Silde 20
Sau mỗi phần trả lời của học sinh, giáo viên nhận xét và chiếu phần đáp án.
Những câu hỏi này đơn giản, đều nằm ở phần trọng tâm bài học vừa giúp học sinh hệ
thống lại kiến thức mà các em vừa học vừa giúp các em khắc sâu được nội dung bài học.
Giáo viên dặn dò học sinh về nhà tiếp tục làm câu hỏi và bài tập ở sách giáo khoa
và chuẩn bị bài học sau.
2.3 Tóm tắt nội dung bài giảng (Phần học sinh ghi vào tập)
Bài 11: Vẽ trang trí
MÀU SẮC
I. Màu sắc trong thiên nhiên
22
Sáng kiến kinh nghiệm môn Mĩ thuật
Màu sắc trong thiên nhiên rất phong phú.
Ví dụ : Màu đỏ của hoa, màu xanh lam của trời, màu xanh lục của lá,…
Ta chỉ nhận biết được màu sắc khi có ánh sáng. Ánh sáng có bảy màu : ĐỎ - DA
CAM – VÀNG - LỤC – LAM – CHÀM - TÍM. Các màu này nhìn rõ nhất ở cầu vịng.
II. Màu vẽ và cách pha màu
1. Màu cơ bản : Đỏ, vàng, Lam (cịn gọi là màu gốc hay màu chính)
Từ màu cơ bản có thể pha trộn ra nhiều màu khác và khơng có màu nào pha ra nó.
2. Màu nhị hợp: Là màu do pha trộn hai màu cơ bản với nhau mà thành.
Đỏ với Vàng
Da cam
Đỏ với Lam
Tím
Vàng với Lam
Lục (Xanh lá)
Tuỳ theo liều lượng nhiều hay ít của hai màu mà màu thứ ba sẽ đậm hay nhạt,
sáng hay tối, xỉn hay tươi.
Đỏ với Tím
Đỏ với Da cam
Đỏ Tím (huyết dụ)
Đỏ cam
3. Màu bổ túc
- Các cặp màu bổ túc : Đỏ và Lục; Vàng và Tím; Da cam và Lam
- Các cặp màu bổ túc thường dùng trong trang trí quảng cáo, bao bì,…
4. Màu tương phản
- Một số cặp màu tương phản : Đỏ và Vàng; Đỏ và Trắng; Vàng và Lục
- Các cặp màu tương phản thường dùng trong trang trí khẩu hiệu, vẽ tranh cổ
động,…
5. Màu nóng
Màu nóng là màu tạo cảm giác nóng, ấm. Ví dụ : Đỏ, Vàng, Da cam.
6. Màu lạnh
Màu lạnh là màu tạo cảm giác mát, dịu. Ví dụ : Lam, Lục, Tím.
23
Sáng kiến kinh nghiệm môn Mĩ thuật
III.Một số loại màu vẽ thơng dụng
Màu bột, màu nước, chì màu, màu sáp,…
KẾT LUẬN
1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Việc đổi mới phương pháp và ứng dụng công nghệ thông tin vào bài vẽ trang trí
nói riêng và mơn Mĩ thuật nói chung và cũng như bao môn học khác là điều rất cần thiết
đối với tình hình thực tế hiện nay. Mục đích là thể hiện được kỹ năng bài vẽ và tư duy
sáng tạo của học sinh.
Về kỹ năng : Học sinh đã biết cách sử dụng màu sắc phù hợp với từng nội dung,
đề tài và hoàn thành tốt bài vẽ. Biết cách tự tạo ra cái đẹp cho bản thân mình và cho cuộc
sống.
Về thái độ : Các em yêu quí cuộc sống muôn màu, muôn vẻ của thế giới xung
quanh, từ đó nhân rộng lên thành tình u q hương, đất nước và con người Việt Nam.
Dưới đây là một số thống kê tại trường Trung học phổ thông để chúng ta tiện so
sánh kết quả khi chưa áp dụng và đã áp dụng phương pháp ứng dụng công nghệ thông
tin trong bài giảng
Kết quả của năm học 2008 - 2009 (khi chưa áp dụng)
24
Sáng kiến kinh nghiệm mơn Mĩ thuật
Giỏi
Sĩ
Stt
Lớp
số
Khá
Trung bình
Yếu
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
lượng
%
lượng
%
lượng
%
lượng
%
(hs)
(hs)
(hs)
(hs)
1 6A1 31
4
12.9
9
29.0
18
58.1
0
0
2 6A2 32
3
9.4
10
31.2
19
59.4
0
0
3 6A3 29
2
6.9
7
24.1
20
69.0
0
0
4 6A4 33
3
9.1
7
21.2
23
69.7
0
0
5 6A5 30
2
6.7
8
26.7
20
66.6
0
0
6 6A6 32
4
12.5
9
28.1
19
59.4
0
0
Qua thời gian giảng dạy được ứng dụng tin học trong soạn và giảng bài điện tử, với sáng
tạo của người giáo viên và hoạt động tích cực của học sinh kết quả đạt được sau khi ứng
dụng công nghệ thông tin trong bài giảng rất khả quan.
Kết quả của năm học 2009 - 2010 (Sau khi áp dụng)
Giỏi
Với
Sĩ
Stt
Lớp
số
Khá
Trung bình
Yếu
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
lượng
%
lượng
%
lượng
%
lượng
%
(hs)
(hs)
(hs)
(hs)
1
6A1
33
10
30.3
15
40.5
8
24.2
0
0
2
6A2
31
15
48.4
10
32.3
6
19.3
0
0
3
6A3
32
15
46.9
15
46.9
2
6.2
0
0
4
6A4
30
12
40.0
15
50.0
3
10.0
0
0
5
6A5
29
13
44.8
10
34.5
6
20.7
0
0
6
6A6
32
18
56.2
11
34.4
3
9.4
0
0
bảng số liệu trên cho thấy học sinh xếp loại khá, giỏi tăng lên rõ rệt. Đó cũng là cơ sở là
nền tảng để lên lớp 7, 8, 9 các em học tốt hơn. Qua đó ta thấy để học sinh đạt kết quả cao
trong học tập thì người giáo viên ngồi sử dụng một số phương pháp dạy truyền thống
25