Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Xây dựng gia đình văn hóa ở huyện yên hưng (quảng ninh) trong thời kỳ hội nhập luận văn tốt nghiệp đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.37 KB, 63 trang )

Trờng đại học vinh

Khoa giáo dục chính trị

đinh thị duyên

Xây dựng gia đình văn hóa
ở huyện Yên Hng (Quảng Ninh)
trong thời kỳ hội nhập
.

khóa luận tốt nghiệp đại học
ngành chính trÞ – luËt


Vinh - 2011

2


Trờng đại học vinh

Khoa giáo dục chính trị

đinh thị duyên

Xây dựng gia đình văn hóa
ở huyện Yên Hng (Quảng Ninh)
trong thời kỳ hội nhập

khóa luận tốt nghiệp đại học


ngành chính trị luật

ngời hớng dẫn khoa học
Ths. Vũ thị phơng lª


Vinh - 2011

4


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận này, tơi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ
nhiệt tình của Ban chủ nhiệm khoa, Hội đồng khoa học khoa, các thầy cô
giáo bộ môn Chủ nghĩa xã hội khoa học, đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình
của cơ giáo Vũ Thị Phương Lê đã giúp tơi thực hiện khóa luận.
Tơi xin chân thành cảm ơn
Vinh, tháng 05 năm 2011
Sinh viên
Đinh Thị Duyên


MC LC
Trang
Trờng đại học vinh........................................................................................1
Trờng đại học vinh........................................................................................3
DANH MC CC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN


Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

BCHTW

Ban chấp hành trung ương

CNH, HĐH

Cơng nghiệp hố, hiện đại hố

EU

Liên minh các nước châu Âu

MTTQ

Mặt trận tổ quốc

TWMTTQ

Trung ương Mặt trận tổ quốc

VHTT

Văn hố thơng tin


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Gia đình là hạt nhân của xã hội, nơi đặt nền móng đầu tiên cho sự hình

thành nhân cách của mỗi cá nhân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Rất
quan tâm đến gia đình là đúng và nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã
hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã
hội là gia đình” [24; 523]. Sự ổn định và bền vững của gia đình có tác động
mạnh mẽ đến sự phát triển của xã hội và tương lai của mỗi quốc gia.
Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát
triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp góp phần xây dựng bản sắc văn
hóa dân tộc. Những giá trị tốt đẹp ấy trong gia đình đã trở thành “pháo đài”
chống lại sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội và những tác động xấu từ mặt
trái của cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế. Vì thế, Đảng và Nhà nước ta
ln đề cao giá trị văn hóa gia đình và xây dựng gia đình văn hóa trong
thời kỳ hội nhập. Nó trở thành mục tiêu vừa có tính chiến lược, vừa có tính
cấp bách trong sự nghiệp xây dựng con người xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam, phù hợp với đạo lý dân tộc và quy luật phát triển tất yếu của xã hội.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng gia đình văn hố
trong thời kỳ hội nhập tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001)
Đảng ta đã nhấn mạnh: “Nêu cao trách nhiệm của gia đình trong việc xây
dựng và bồi dưỡng các thành viên của mình có lối sống văn hóa làm cho
gia đình Việt Nam thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của
xã hội” [11; 116]. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) tiếp tục nhấn mạnh “Xây dựng gia
đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là
môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân

7


cách.” [13, 77]. Thực hiện Nghị quyết của Đảng, công tác xây dựng gia
đình văn hóa đã được triển khai trên khắp cả nước.
Quảng Ninh là tỉnh có nhiều cơ hội và tiềm năng để đẩy mạnh hội

nhập. Thực tiễn của quá trình hội nhập đã tác động mạnh mẽ đến đời sống
văn hóa và cơng tác xây dựng gia đình văn hố của nhiều huyện trong tỉnh,
trong đó có huyện Yên Hưng. Trong xu hướng hướng hội nhập hiện nay, sự
giao lưu hợp tác đã đem đến cho gia đình n Hưng nhiều cơ hội, gia đình
n Hưng có điều kiện phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng đời sống
tinh thần. Song hội nhập cũng đã và đang bộc lộ tính chất hai mặt, bên cạnh
những yếu tố tích cực nó cũng đang tác động tiêu cực đến cơng tác xây
dựng gia đình văn hố ở huyện.
Vì thế, thời gian qua, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và
Tỉnh ủy về đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hố trong thời kỳ
hội nhập, nhiều gia đình Yên Hưng đã chú trọng đến việc xây dựng tổ ấm
của mình. Nhờ đó, chất lượng cuộc sống gia đình ngày càng được nâng
cao; mối quan hệ và tình cảm giữa các thành viên được thắt chặt hơn. Tuy
nhiên, một số hộ gia đình trong huyện vẫn cịn đang gặp nhiều khó khăn về
kinh tế, sự lệch lạc về định hướng giá trị; hiện tượng khôi phục các hủ tục
và tiếp thu lối sống tiêu cực từ bên ngồi có xu hướng tăng nhanh. Trong
một số gia đình, các thành viên cịn có lối sống thiếu lành mạnh, ý thức đạo
đức kém, chây lười; tham gia vào tệ nạn xã hội. Điều đó khơng chỉ gây bất
hạnh cho gia đình mà nó cịn như một tế bào bệnh hoạn ảnh hưởng trực tiếp
đến sự phát triển của cộng đồng và xã hội.
Để khắc phục những hạn chế và nhược điểm của gia đình trong quá
trình xây dựng gia đình văn hố ở huyện n Hưng trong thời kỳ hội nhập;
đồng thời khơng ngừng nâng cao vai trị vị trí của gia đình đối với cá nhân
và xã hội, thì sự quan tâm của tất cả các cấp chính quyền và toàn thể xã hội

8


để giúp các gia đình có những định hướng phát triển đúng đắn là hết sức
quan trọng.

Xuất phát từ những lý do đó, tơi chọn đề tài: “Xây dựng gia đình văn
hóa ở huyện n Hưng (Quảng Ninh) trong thời kỳ hội nhập” làm đề tài
khóa luận tốt nghiệp. Nghiên cứu đề tài này giúp tơi có cái nhìn tồn diện
về cơng tác xây dựng gia đình văn hóa ở huyện Yên Hưng (Quảng Ninh)
trong thời kỳ hội nhập; đồng thời góp một phần nhỏ bé của mình vào việc
tun truyền nhằm nâng cao hiệu quả công tác xây dựng gia đình văn hóa,
làm cho gia đình n Hưng thật sự là gia đình “no ấm, tiến bộ, hạnh phúc”.
2. Tình hình nghiên cứu
Xây dựng gia đình văn hóa là một đề tài mang tính thời sự, có tầm
quan trọng đối với sự phát triển ổn định của đất nước. Vì thế, nó thu hút
được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trong nước. Trong thời gian qua
đã có rất nhiều cơng trình khoa học, bài nghiên cứu về gia đình văn hóa.
Tiêu biểu như: “Lối sống gia đình ngày nay” của Phan Huy Bích (Nxb Phụ
nữ, Hà Nội, 1987); “Gia đình và vấn đề gia đình” do Lê Thi chủ biên (Nxb
khoa học xã hội, Hà Nội, 1999). Thanh Lê với “Gia đình văn hóa và đời
sống” (Nxb Thanh niên, 2000)…Các cơng trình đó đã đi sâu nghiên cứu
gia đình dưới góc độ các giá trị vật chất và tinh thần của gia đình làm cơ sở
cho xây dựng gia đình văn hóa.
Một số đề tài khóa luận cũng đã quan tâm và đề cập đến vấn đề này
như: Lê Thị Hạnh với “Vấn đề xây dựng gia đình văn hóa mới ở Việt Nam
trong sự nghiệp CNH- HĐH”, (Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Vinh, 2000),
Nguyễn Thị Thiên Nga với “Xây dựng gia đình văn hóa mới trong q
trình đơ thị hóa ở thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) hiện nay”, (Khóa luận tốt
nghiệp, Đại học Vinh, 2006; Nguyễn Bá Hảo với “Xây dựng gia đình văn
hóa ở huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) hiện nay. Thực trạng và giải pháp thực
hiện”, (Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Vinh, 2008).... Các đề tài khóa luận

9



đã làm rõ một số vấn đề lý luận như: vị trí, chức năng, các loại hình gia
đình, tiêu chuẩn gia đình văn hóa, nêu thực trạng và đề ra phương hướng,
giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác xây dựng gia đình văn hóa. Riêng
tác giả Nguyễn Thị Thiên Nga có góc nhìn mới mẻ về tác động của q
trình đơ thị hóa đến gia đình, chỉ ra được mối quan hệ giữa q trình đơ thị
hóa và gia đình văn hóa. Nhưng nhìn chung các đề tài chưa chỉ rõ mối quan
hệ giữa văn hóa gia đình và gia đình văn hóa để thấy được những biến đổi
của văn hóa gia đình trong q trình hội nhập.
Gần đây, một số bài viết đăng tải trên các tạp chí báo ở Trung ương
và địa phương đã đề cập đến vấn đề xây dựng gia đình văn hóa trong thời
kỳ hội nhập. Bài viết: “Những biến đổi của khuôn mẫu gia đình Việt Nam
hiện đại” của Trịnh Hịa Bình (Tạp chí Hoạt động khoa học, số 10 (126),
năm 2006); “Văn hóa gia đình và xây dựng gia đình văn hóa trong thời kỳ
hội nhập” của Trần Thị Tuyết Mai (Tạp chí Cộng sản, số 17 (161), năm
2008); “Mối quan hệ cá nhân- gia đình trong bối cảnh đất nước đi vào tồn
cầu hóa” của Lê Thi, (Tạp chí Triết học, số 7 (138), năm 2009). Các bài
viết đã nêu ra biến đổi của gia đình trong quá trình đất nước đẩy mạnh hội
nhập. Đặc biệt, tác giả Lê Thi đã có cái nhìn sâu sắc về văn hóa gia đình và
đưa ra các giải pháp nhằm phát huy vai trị của gia đình trong q trình hội
nhập. Tuy nhiên, tác giả chưa đi sâu vào nghiên cứu thực trạng của xây
dựng gia đình văn hóa trong bối cảnh hội nhập. Hơn nữa, vấn đề xây dựng
gia đình văn hóa ở huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh trong thời kỳ hội
nhập có những đặc điểm riêng. Việc làm rõ những thành tựu và hạn chế để
đưa ra các giải pháp thiết thực thì hầu như chưa có một cơng trình, một đề
tài nào nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống.

10


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.

3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích thực trạng xây dựng gia đình văn hóa ở huyện
n Hưng trong thời kỳ hội nhập, đề tài chỉ ra phương hướng và đề xuất
các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác xây dựng gia đình văn
hóa ở huyện n Hưng trong thời kỳ hội nhập.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích trên, đề tài tập trung giải quyết những
nhiệm vụ sau:
- Luận giải khái quát một số vấn đề: quan niệm gia đình, văn hóa gia đình,
gia đình văn hóa.
- Phân tích tác động của q trình hội nhập đến gia đình và tầm quan trọng
của việc xây dựng gia đình văn hóa ở huyện n Hưng trong thời kỳ hội
nhập.
- Điều tra, tìm hiểu, phân tích thực trạng xây dựng gia đình văn hóa ở
huyện n Hưng trong thời kỳ hội nhập.
- Phân tích các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác xây dựng
gia đình văn hóa ở huyện n Hưng trong thời kỳ hội nhập.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và đặc biệt là những quan điểm của Đảng, Nhà nước về vấn
đề có liên quan đến đề tài.
Luận văn quán triệt những quan điểm và nguyên tắc cơ bản của phép
biện chứng duy vật, đồng thời coi trọng phương pháp thống kê, phân tích,
so sánh.
5. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu đề tài góp phần khẳng định những giá trị chuẩn
mực của gia đình văn hóa. Từ đó, góp phần vào việc tuyên truyền nhằm

11



nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của văn hóa gia đình và tầm
quan trọng của xây dựng gia đình văn hóa trong thời kỳ hội nhập.
6. Bố cục
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham
khảo, khóa luận gồm 2 chương:
Chương 1: Gia đình văn hóa và tầm quan trọng của việc xây dựng
gia đình văn hóa ở huyện n Hưng trong thời kỳ hội nhập.
Chương 2: Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác
xây dựng gia đình văn hóa ở huyện n Hưng trong thời kỳ hội nhập

12


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: GIA ĐÌNH VĂN HỐ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA
VIỆC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HĨA Ở HUYỆN YÊN HƯNG
TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP
1.1 Quan niệm về văn hóa gia đình và gia đình văn hóa
1.1.1 Quan niệm về gia đình, văn hố gia đình.
Gia đình và chức năng của gia đình.
Từ thời nguyên thủy cho đến nay, khơng phụ thuộc vào phương thức
kiếm sống, gia đình luôn luôn tồn tại và là nơi để đáp ứng những nhu cầu
cơ bản cho các thành viên của mình. Song để đưa ra được một định nghĩa
gia đình với nội dung chuẩn xác, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra sự so sánh
giữa gia đình lồi người và cuộc sống cặp đơi của các lồi động vật và đi
đến kết luận rằng: khác biệt với cuộc sống cặp đôi của các lồi động vật,
gia đình lồi người ln ln bị ràng buộc theo các điều kiện văn hóa- xã
hội của đời sống gia đình của con người. Nghĩa là gia đình lồi người ln
bị ràng buộc với các quy định, các chuẩn mực giá trị, sự kiểm tra và sự tác

động của xã hội. Vì thế, thuật ngữ gia đình chỉ nên nói về gia đình lồi
người.
Nghiên cứu q trình hình thành và phát triển gia đình trong lịch sử,
người ta thấy rằng: nhân tố tạo nên gia đình một mặt là nhu cầu của xã hội
về việc tái sinh sản và xã hội hóa các thế hệ đang lớn. Mặt khác là nhu cầu
cá nhân muốn được thừa nhận về mặt xã hội đối với sự kết hôn của họ nhu
cầu làm cha làm mẹ.
Nhu cầu xã hội đối với gia đình được đáp ứng bằng cách thể chế hóa
quan hệ hơn nhân gia đình dưới hình thức những chuẩn mực, đạo đức, pháp
luật, tôn giáo…cùng những phương tiện để thực hiện chuẩn mực đó. Nhu
cầu cá nhân đối với gia đình thường được liên hệ bằng tình yêu giới tính,

13


tình yêu cha mẹ - con cái cũng như trách nhiệm của các cặp vợ chồng, của
cha mẹ và con cái đối với nhau và được thỏa mãn trong quá trình chung
sống giúp đỡ nhau.
Trên cơ sở đó, chủ nghĩa Mác-Lênin quan niệm: “Gia đình là một
trong những hình thức cơ bản trong đời sống cộng đồng của con người, một
thiết chế văn hóa xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại, phát triển trên cơ
sở quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo
dục…giữa các thành viên” [4; 245]. Dưới khía cạnh xã hội học, gia đình
thuộc về phạm trù cộng đồng xã hội. Nhấn mạnh vai trị của gia đình trong
q trình xã hội hóa con người, xã hội học cho rằng: “Gia đình là một thiết
chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên của nó gắn bó
với nhau bởi mối quan hệ hơn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ
ni dưỡng bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau
nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của các thành viên cũng như để thực
hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người” [14; 309].

Vì vậy, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi
dưỡng là những mối quan hệ đặc trưng của gia đình. Những mối quan hệ
đặc trưng đó sẽ quy định những chức năng thiêng liêng của gia đình để gia
đình trở thành tổ ấm đem lại hạnh phúc cho con người.
Thứ nhất: Chức năng tái sản xuất ra con người
Tái sản xuất ra chính bản thân con người là một chức năng thiêng
liêng và riêng có của gia đình. Chức năng này bao gồm các nội dung cơ
bản: tái sản xuất, duy trì nịi giống, ni dưỡng nâng cao thể lực, trí tuệ
đảm bảo tái sản xuất ra nguồn lao động và sức lao động cho xã hội.
Thứ 2: Chức năng kinh tế và tổ chức đời sống
Chức năng kinh tế gia đình thể hiện bằng 2 dạng hoạt động cơ bản:
dạng hoạt động trực tiếp tạo ra tiền mặt như thu nhập từ lương, buôn bán
dịch vụ và làm thuê… Các dạng hoạt động gián tiếp như trồng trọt, chăn

14


nuôi và tạo ra các sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu thiết yếu hàng ngày.
Thực hiện tốt chức năng kinh tế sẽ tạo tiền đề và cơ sở vững chắc cho tổ
chức đời sống của gia đình, đảm bảo cho gia đình trở nên văn minh, hạnh
phúc.
Thứ ba: Chức năng giáo dục
Giáo dục gia đình tương đối tồn diện cả giáo dục tri thức và kinh
nghiệm, giáo dục đạo đức và lối sống, giáo dục nhân cách và thẩm mĩ…
Đảm bảo tốt chức năng giáo dục có ý nghĩa lớn trong việc hình thành nhân
cách con người và góp phần giữ gìn văn hóa, bản sắc dân tộc.
Thứ tư: Chức năng thỏa mãn các nhu cầu tâm sinh lý, tình cảm của
gia đình
Đây được coi là chức năng có tính văn hóa xã hội của gia đình. Chức
năng này có vị trí đặc biệt quan trọng, cùng với các chức năng khác tạo ra

khả năng thực tế cho xây dựng hạnh phúc gia đình. Sự hiểu biết, cảm thơng
chia sẻ và đáp ứng các nhu cầu tâm sinh lý giữa vợ- chồng, cha mẹ- con cái
làm cho mỗi thành viên có điều kiện sống lạc quan, khỏe mạnh về thể chất
và tinh thần là tiền đề cần thiết cho một thái độ, hành vi tích cực trong cuộc
sống gia đình và xã hội.
Các chức năng của gia đình chỉ có thể thực hiện có hiệu quả trong
những gia đình được tổ chức tốt, có bầu khơng khí hịa thuận tôn trọng
nhau, luôn hướng tới việc giáo dục thế hệ mới phát triển một cách tồn
diện.
Tóm lại: Gia đình là một tổ chức xã hội đặc biệt, các thành viên ràng
buộc nhau bằng quan hệ huyết thống, bằng tình yêu thương và trách nhiệm
thiêng liêng với nhau. Những hoạt động ứng xử, trách nhiệm tình cảm,
truyền thống đạo lý trong gia đình, giữa các thành viên gia đình với xã hội
sẽ tạo nên văn hóa gia đình- một bản sắc văn hóa của dân tộc cần được giữ
gìn và phát huy trong bối cảnh hội nhập.

15


Quan niệm về văn hóa gia đình.
Khi nói về vai trị của gia đình, cụ Phan Bội Châu đã khẳng định:
nước là một cái nhà lớn, nhà là một cái nước nhỏ. Trong bài nghiên cứu tại
Hội nghị thảo luận dự thảo Luật hơn nhân- gia đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh
lại khẳng định: “Rất quan tâm đến gia đình là đúng và nhiều gia đình cộng
lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội
mới tốt” [24; 523]. Nhiều thập kỷ qua, cơ cấu xã hội có sự biến đổi nhưng
tổ chức gia đình khơng biến đổi nhiều, gia đình là tế bào của xã hội. Do đó,
văn hóa gia đình đóng vai trị quan trọng trong vấn đề xây dựng gia đình
văn hóa và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Văn hóa gia đình là một dạng đặc thù của văn hoá xã hội, bao gồm

tổng thể các giá trị chuẩn mực, cách hành xử mà các thành viên trong gia
đình tiếp nhận, ứng xử với nhau trong gia đình và xã hội.
Hệ thống giá trị văn hố gia đình bao gồm 2 yếu tố chính: giá trị cấu
trúc và giá trị chức năng của gia đình. Giá trị cấu trúc là giá trị biểu hiện
mối quan hệ bên trong của gia đình: quan hệ giữa vợ- chồng, quan hệ giữa
cha mẹ- con cái, quan hệ giữa anh- chị- em, quan hệ giữa ông bà với các
cháu trong gia đình. Giá trị chức năng biểu hiện qua vai trị của các chức
năng văn hố gia đình: chức năng sinh sản, chức năng kinh tế và tổ chức
đời sống, chức năng giáo dục, chức năng thoả mãn các nhu cầu tâm sinh lý
tình cảm của gia đình. Vì vậy, hệ thống giá trị văn hố gia đình là tổng thể
những giá trị đạo đức biểu hiện ở thái độ lễ phép, biết kính trên nhường
dưới, sự quan tâm thương yêu đùm bọc lẫn nhau của các thành viên gia
đình, cùng các chuẩn mực về nếp sống, lối sống lành mạnh… Những giá trị
đó có thể hình thành từ các sinh hoạt thơng thường, thơng qua thói quen
ứng xử, mối quan hệ trong gia đình và trong các mối quan hệ xã hội khác.
Chính những giá trị đó có tác dụng sâu sắc đến nhận thức và hành vi con
người, định hướng hành vi con người theo những chuẩn xã hội.

16


Văn hóa gia đình khơng thể hình thành trong một sớm một chiều mà
phải trải qua một quá trình phát triển lâu dài để hình thành nên “mái ấm gia
đình” có tính truyền thống.
Ngày xưa, để tạo dựng một gia đình ơng cha ta đã đưa ra rất nhiều
quy chuẩn “gia lễ, gia giáo hay gia pháp” để giáo dục con cháu trong gia
đình, trong đó nội dung chủ yếu là giáo dục về đạo đức phẩm chất một con
người. Đầu tiên là giáo dục gia lễ và gia pháp, đó là những quy định chặt
chẽ về đường ăn nết ở của các thành viên trong gia đình: cách ăn mặc, cử
chỉ điệu bộ, ngơn ngữ nói năng... Gia lễ và gia giáo của từng gia đình có

thể khác nhau nhưng nhìn chung người ta lấy chữ “nhân từ” để dạy các bậc
cha mẹ, lấy chữ “hiếu” dạy cho con cháu, lấy chữ “nghĩa” dạy cho kẻ làm
chồng, lấy chữ “đoan chính” dạy cho người làm vợ, lấy chữ “lương” (hiền
lành) dạy cho anh chị, lấy chữ “đễ” (nhún nhường) dạy cho các em.
Muốn thực hiện được gia lễ, gia giáo thì phải có gia pháp để bảo vệ
uy thế của người chủ gia đình (nghiêm đường). Đồng thời, để duy trì sự
thống nhất chung trong nếp sống gia đình thì phải sử dụng gia phong. Gia
phong (nếp nhà) là lề thói mà mỗi thành viên trong gia đình phải noi theo,
là bản sắc văn hóa gia đình của người Việt. Giáo sư Đào Duy Anh coi gia
phong là sự tổng hòa nhiều thành quả của gia pháp, gia lễ, gia giáo…Giáo
dục gia phong sẽ giúp chuẩn cho mỗi người trở nên hữu ích khi họ hịa
nhập vào mơi trường xã hội. Vì vậy, gia phong chính là văn hóa gia đình
thời xưa.
Nhìn chung, gia đình truyền thống Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng
nề của Nho giáo lễ nghĩa Trung Quốc, đặc biệt là thuyết “Chính danh” xây
dựng trật tự xã hội và gia đình của Khổng Tử. Cho nên văn hóa gia đình
truyền thống Việt Nam cịn tồn tại nhiều hà khắc. Đó là những địi hỏi về
chuẩn mực người phụ nữ trong gia đình “cơng dung ngơn hạnh”, “tam tịng
tứ đức”. Ngồi ra, trong gia đình truyền thống vẫn cịn sự bất bình đẳng

17


trong quan hệ nam nữ… Song tính nhân văn, nhân bản đề cao giá trị đạo
đức, xây dựng nếp sống văn hóa gia đình kỷ cương, hun đúc cho tâm hồn
bản lĩnh con người trong từng tế bào xã hội phải được giữ gìn và phát huy,
nó sẽ là cơ sở, nền tảng để xây dựng văn hóa gia đình thời nay.
Ngày nay, chúng ta xây dựng gia đình văn hóa cũng trên cơ sở kế
thừa đạo lý truyền thống và những nét đẹp của gia giáo, gia phong xưa.
Đặc biệt coi trọng vai trò của các bậc cha mẹ. Bởi vì cha mẹ là những

người đầu tiên có ảnh hưởng đến quá trình hình thành niềm tin và hành vi
đạo đức của con trẻ. Tấm gương của cha mẹ trong việc lựa chọn các mục
tiêu sống, tổ chức cuộc sống hay q trình ni dạy con trở thành những
giá trị chuẩn mực và hình thành nên văn hóa gia đình. Nghị quyết TW 5
(khóa VIII) đã khẳng định: Giữ gìn và phát huy những đạo lý tốt đẹp của
gia đình Việt Nam. Nêu cao vai trị của các bậc cha mẹ. Khi đất nước bước
vào hội nhập, văn hóa gia đình truyền thống đang bị mai một bởi sự xâm
nhập ồ ạt của các giá trị từ bên ngoài. Hơn lúc nào hết, văn hóa gia đình
Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị “lạc lối”. Vì thế việc xây dựng hệ
giá trị mới cho văn hóa gia đình người Việt trong thời kỳ hội nhập là rất
cần thiết, để hệ giá trị đó vừa kế thừa được truyền thống lại phù hợp với
cuộc sống hiện đại
Như vậy, gia đình tốt sẽ góp phần tích cực vào cơng cuộc xây dựng
một nước Việt Nam XHCN dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh. Để tạo dựng một tổ ấm hịa thuận thì mọi người trong gia đình đều
phải có trách nhiệm giữ vững truyền thống đạo lý, có trách nhiệm vun đắp
cho gia đình, cùng gánh vác mọi cơng việc của gia đình, cùng chia sẻ
những niềm vui, nỗi buồn. Chỉ có như thế thì ngọn lửa hạnh phúc mới ln
được thắp sáng trong mỗi nhà.
1.1.2 Gia đình văn hóa

18


Trong bất kỳ xã hội nào, gia đình cũng ln giữ vị trí quan trọng và
đóng vai trị rất lớn đối với sự phát triển toàn diện của cá nhân và sự ổn
định bền vững của xã hội. Song không phải bất kỳ gia đình nào cũng ln
đảm nhiệm, hồn thành tốt những chức năng đó. Mà chỉ những gia đình có
văn hóa mới trở thành mơi trường và là cơ sở cho sự phát triển bền vững
của xã hội.

Nhưng trên thực tế đã có khơng ít người quan niệm khơng đúng đắn
về gia đình văn hóa. Có người quan niệm rằng: Gia đình văn hóa chỉ là
những gia đình có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất. Có người lại
quan niệm rằng: chỉ cần nộp đầy đủ công quỹ cho Nhà nước sẽ được cấp
danh hiệu gia đình văn hóa.
Thực tiễn cho thấy, các quan niệm trên về gia đình văn hóa đều
khơng đúng hoặc khơng đầy đủ, khơng tồn diện. Nếu cách nhìn nhận thứ
nhất là phiến diện thì cách nhìn nhận thứ hai là sai lầm hoặc là sự ngộ nhận.
Gia đình văn hóa khơng phải chỉ là những gia đình có thành tích xuất sắc
trong lao động sản xuất mà còn bao gồm cả những gia đình có lối sống lành
mạnh văn minh. Danh hiệu gia đình văn hóa khơng phải căn cứ một cách
tùy tiện mà phải dựa trên những tiêu chuẩn nhất định.
Những gia đình được chính quyền cấp xã cơng nhận là đã đạt tiêu
chuẩn sẽ được cấp giấy chứng nhận danh hiệu gia đình văn hóa. Các tiêu
chuẩn gia đình văn hóa dựa trên những tiêu chí giá trị truyền thống của
Việt Nam. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn đó khơng khép kín mà nó được tiếp
nhận các yếu tố văn hóa của các dân tộc khác.
Theo Quyết định số 01- 2002/ QĐ- BVHTT về việc ban hành quy
chế công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, gia đình đó phải đạt những tiêu
chuẩn sau:
Thứ nhất, gia đình no ấm, hịa thuận, tiến bộ, mạnh khỏe và hạnh
phúc.

19


Gia đình no ấm, hịa thuận, tiến bộ, mạnh khỏe và hạnh phúc là mục
tiêu là chuẩn mực cơ bản mà chúng ta cần xây dựng, là đích tới hiện nay
của mỗi gia đình ở Việt Nam. No ấm được hiểu là sự thỏa mãn những nhu
cầu vật chất và tinh thần cơ bản, là kết quả của sự lao động cần cù sang tạo,

là biểu hiện của gia đình có nền kinh tế ổn định. Trong gia đình cần phải
coi trọng xây dựng quan hệ dân chủ, bình đẳng giữa các thành viên nhất là
dân chủ bình đẳng giữa nam- nữ, giữa vợ- chồng, giữa cha mẹ- con cái tạo
nên nền nếp hoà thuận, kỷ cương trong mỗi gia đình. Gia đình phải tạo điều
kiện cho con em mình được học hành đầy đủ và giúp chúng phát huy năng
lực sở trường phù hợp với ngành nghề chúng thích. Sự quan tâm chăm sóc
lẫn nhau, chăm lo rèn luyện sức khỏe, giữ gìn vệ sinh và phịng dịch phải
được mọi người thực hiện tốt. Đồng thời, mọi người phải thực hiện nếp
sống văn minh, giữ gìn thuần phong mỹ tục, khơng sử dụng văn hóa phẩm
thuộc loại cấm lưu hành.
Đó là những biểu hiện của gia đình có lối sống, đời sống văn hóagia đình thật sự no ấm, hòa thuận, tiến bộ, mạnh khỏe và hạnh phúc.
Thứ hai, thực hiện tốt nghĩa vụ cơng dân
Gia đình được coi là một tế bào của xã hội, các thành viên phải thực
hiện tốt nghĩa vụ công dân. Thực hiện tốt các nghĩa vụ cơng dân khơng chỉ
địi hỏi các thành viên trong gia đình thực hiện tốt đường lối, chủ trương
của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Mà họ phải có thái độ, trách
nhiệm giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, vệ sinh mơi trường
và nếp sống văn hóa ở nơi cơng cộng. Đồng thời, các gia đình phải tham
gia bảo vệ, tơn tạo các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh ở địa
phương.
Thứ ba, thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
Tái sản xuất con người là một chức năng quan trọng của gia đình.
Song để xã hội được ổn định, đất nước phát triển lành mạnh, Đảng và Nhà

20


nước ta đã ban hành chính sách kế hoạch hóa gia đình và việc thực hiện
chính sách này trở thành một tiêu chuẩn để đánh giá danh hiệu gia đình văn
hóa. Theo đó mỗi gia đình chỉ được sinh từ một đến hai con để có điều kiện

chăm sóc giúp đỡ con em mình phát triển tồn diện. Tiêu chuẩn này còn
nhấn mạnh việc phát triển kinh tế làm giàu chính đáng của các gia đình và
kế hoạch chỉ tiêu hợp lý của gia đình đó.
Thứ tư, đồn kết, tương trợ trong cộng đồng dân cư
Đây là một tiêu chuẩn cơ bản phản ánh được giá trị nhân văn của gia
đình. Bao gồm những tiêu chí sau: trước hết phải đoàn kết với cộng đồng
dân cư, tương trợ giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất khi khó khăn hoạn
nạn; tham gia hòa giải các mối quan hệ bất đồng trong địa bàn dân cư; tham
gia các hoạt động xã hội nhằm xây dựng địa bàn dân cư ổn định, vững
mạnh và vận động các gia đình khác cùng tham gia.
Trên cơ sở những thành tựu và hạn chế trong q trình chỉ đạo, thực
hiện cơng tác xây dựng gia đình văn hóa. Đảng và Nhà nước đã đúc kết
kinh nghiệm, sửa đổi và ban hành Thông tư liên tịch số 01 của Ủy ban
thường vụ MTTQ Việt Nam và Bộ VHTT (nay là Bộ văn hóa thể thao và
du lịch) ngày 23/06/2006 quy định gia đình văn hóa có 3 tiêu chuẩn theo
Luật thi đua khen thưởng, làng văn hóa có 5 tiêu chuẩn. Thơng tư này có
hiệu lực ngày 08/07/2006 bao gồm:
Thứ nhất, gia đình gương mẫu chấp hành chủ trương chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào thi đua của
địa phương. Tiêu chuẩn này bao gồm những tiêu chí sau:
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, không vi phạm pháp luật của
nhà nước và quy ước, hương ước cộng đồng.
- Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, vệ sinh mơi trường,
nếp sống văn hóa ở nơi cơng cộng.

21


- Khơng sử dụng văn hóa phẩm thuộc loại cấm lưu hành. Không mắc
các tệ nạn xã hội, không vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn

minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.
- Tham gia thực hiện đầy đủ các phong trào thi đua, các sinh hoạt hội
họp ở cộng đồng và bảo vệ di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan của địa
phương.
Thứ hai, gia đình hịa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ
mọi người trong cộng đồng dân cư. Bao gồm 5 tiêu chí cơ bản sau:
- Vợ chồng bình đẳng, thương u, giúp đỡ nhau, có trách nhiệm
ni dạy con cái, con cháu hiếu thảo với bố mẹ, ông bà.
- Trẻ em trong độ tuổi đi học đều được đến trường, đạt phổ cập giáo
dục tiểu học trở lên.
- Mỗi cặp vợ chồng có một hoặc hai con, khơng sinh con thứ ba.
- Giữ gìn vệ sinh phịng bệnh, ăn ở sạch sẽ, có nhà tắm hố xí vệ sinh
và sử dụng nước sạch. Các thành viên trong gia đình có nếp sống lành
mạnh, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.
- Đồn kết xóm giềng, tham gia các hoạt động: hòa giải, tương trợ
giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất khi khó khăn hoạn nạn, xóa đói giảm
nghèo, đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo từ thiện ở cộng đồng.
Thứ ba, tổ chức lao động sản xuất, kinh doanh công tác, học tập đạt
năng suất, chất lượng và hiệu quả:
- Kinh tế gia đình ổn định, tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm, có kế hoạch
phát triển kinh tế gia đình, nâng cao đời sống vất chất tinh thần cho các
thành viên
- Các thành viên trong gia đình đều hồn thành nghĩa vụ sản xuất,
kinh doanh, công tác, học tập.
Ba tiêu chuẩn trong Thông tư liên tịch số 01 của Ủy ban thường vụ
MTTQ Việt Nam và Bộ VHTT nêu ra là sự kế thừa, phát triển 4 tiêu chuẩn

22



trong Quyết định số 01/2002/QĐ- BVHTT. Trong đó, có sự chỉnh sửa, bổ
sung thể hiện tính khái quát cao, phản ánh chính xác thước đo đánh giá gia
đình văn hóa và nó cũng là cơ sở để các thành phố, tỉnh; huyện, quận; thị
trấn, xã, phường tiến hành bình xét cơng nhận danh hiệu gia đình văn hóa.
Thực tiễn cho thấy, trong các giai đoạn khác nhau khi nhận thức và
điều kiện kinh tế- xã hội thay đổi thì việc bình xét và cơng nhận gia đình
văn hóa sẽ theo những tiêu chuẩn, tiêu chí khác nhau. Trước đây là theo 4
tiêu chuẩn, sau năm 2006 là 3 tiêu chuẩn theo tinh thần trong Thông tư liên
tịch số 01 của Ủy ban Thường vụ MTTQ Việt Nam và Bộ VHTT.
Vì vậy, để đánh giá một gia đình có đạt danh hiệu gia đình văn hóa
khơng, chính quyền các địa phương phải căn cứ vào các tiêu chuẩn nhất
định mà Nhà nước đã đề ra. Do đó, danh hiệu gia đình văn hóa khơng phải
là sự tùy tiện như một số người thường nghĩ, bằng khen gia đình văn hóa
như là một sự chứng nhận lối sống văn minh, văn hóa của gia đình đó.
Những quan niệm sai lầm hoặc khơng đầy đủ về gia đình văn hóa sẽ làm
giảm giá trị, ý nghĩa của gia đình văn hóa.
Trong nhiều tài liệu nghiên cứu, ta bắt gặp các cụm từ: gia đình mới,
gia đình văn hóa, gia đình văn hóa mới. Mặc dù chúng có sự khác nhau về
câu chữ song đều có chung một ý nghĩa là chỉ những gia đình có truyền
thống đạo lý tốt đẹp, có lối sống văn hóa lành mạnh, xây dựng được mối
quan hệ tốt đẹp giữa người với người, góp phần thúc đẩy sự phát triển của
xã hội. Gia đình mới, gia đình văn hoá phải thực hiện tốt đường lối của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, các qui định của khối phố, thực hiện tốt quy
chế dân chủ, hương ước làng xã.
Khi điều kiện kinh tế- xã hội thay đổi sẽ tác động mạnh mẽ đến gia
đình. Trong thời kỳ hội nhập cũng vậy, đất nước càng hòa nhập sâu rộng
vào đời sống quốc tế, gia đình với tư cách là một tế bào của xã hội tất yếu
sẽ chịu ảnh hưởng từ nhiều phương diện khác nhau như: kinh tế, văn hóa,

23



xã hội…từ bên ngồi. Vì vậy, gia đình văn hóa khơng chỉ dừng lại ở việc
giữ gìn những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn biết từ bỏ lối
sống cổ hủ lạc hậu, cảnh giác với lối sống mới phức tạp; đồng thời tiếp thu
những giá trị tiên tiến hiện đại phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc.
Thực tiễn cho thấy văn hóa gia đình và gia đình văn hóa có mối quan
hệ với nhau:
Văn hóa gia đình là một giá trị quan trọng của gia đình văn hóa.
Thực tiễn cho thấy truyền thống xây đắp gia phong và giáo dục gia phong
trong các gia đình thời xưa là nền tảng tinh thần của sự bền vững của một
gia đình. Truyền thống đạo lý tốt đẹp đó của gia đình khơng chỉ có tác dụng
như một động lực tinh thần thôi thúc người ta phấn đấu mà cịn có tác dụng
như một cơ chế tự bảo vệ chống lại tha hóa. Do đó, gia đình văn hóa phải
chú trọng việc giữ gìn văn hóa gia đình.
Văn hóa gia đình cịn được coi là một thước đo, một tiêu chuẩn để
đánh giá danh hiệu gia đình văn hóa. Theo Thơng tư liên tịch số 01/ 2006
của Ủy ban thường vụ MTTQ Việt Nam và Bộ VHTT thì văn hóa gia đình
được cụ thể thành tiêu chuẩn thứ 2 và là căn cứ bình xét để cấp chứng nhận
gia đình văn hóa. Đó là: “gia đình hòa thuận, hạnh phúc tiến bộ, tương trợ
giúp đỡ mọi người trong cộng đồng”. Do đó, việc đẩy mạnh phong trào xây
dựng gia đình văn hóa khơng tách rời việc nghiên cứu, xem xét, đánh giá từ
góc độ văn hóa gia đình. Nghĩa là cuộc vận động xây dựng gia đình văn
hóa và tiêu chí gia đình văn hóa hiện nay phải dựa trên những giá trị truyền
thống của gia đình Việt Nam.
Tóm lại: Gia đình là tế bào của xã hội, là nền tảng để phát triển xã
hội. Khi đất nước bước vào hội nhập, các làn sóng văn hóa phương Tây du
nhập vào một cách ồ ạt, sẽ ảnh hưởng đến lối sống của gia đình Việt Nam.
Vì thế, xây dựng gia đình văn hóa có đời sống kinh tế phát triển, đời sống
văn hóa tinh thần lành mạnh là yêu cầu bức thiết của toàn xã hội. Như cố


24


Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: ba trụ cột của ý thức cộng đồng
người Việt, đó là gia đình (nhà), làng và nước. Ngày nay, xây dựng một xã
hội cơng bằng, văn minh địi hỏi chúng ta phải trở lại việc giữ gìn những
giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình và đẩy mạnh cơng tác xây
dựng gia đình văn hóa.
1.2 Tầm quan trọng của việc xây dựng gia đình văn hóa ở huyện n
Hưng trong thời kỳ hội nhập.
Quảng Ninh là tỉnh có nhiều lợi thế cho hội nhập quốc tế. Cùng với
chủ trương đẩy mạnh giao lưu hợp tác quốc tế, tỉnh cũng chú trọng cơng tác
xây dựng gia đình văn hóa trong thời kỳ hội nhập. Chính những kế hoạch
chính sách đó đã tác động đến Yên Hưng, một huyện nằm phía Tây Nam
tỉnh Quảng Ninh với những đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên, kinh tế
xã hội cũng như cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa trong thời kỳ
hội nhập
1.2.1 Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá- xã hội huyện Yên
Hưng.
Yên Hưng bao gồm 19 đơn vị hành chính (1 thị trấn và 18 xã). Đó là:
thị trấn Quảng Yên; các xã gồm: Cẩm La, Cộng Hịa, Đơng Mai, Hà An,
Hiệp Hịa, Hồng Tân, Liên Hòa, Liên Vị, Minh Thành, Nam Hòa, Phong
Cốc, Phong Hải, Sông Khoai, Tân An, Tiền An, Tiền Phong, Yên Giang,
Yên Hải.
Huyện Yên Hưng là huyện ven biển nằm phía Tây Nam tỉnh Quảng
Ninh có diện tích 331 km2. Phía Bắc giáp thị xã ng Bí và huyện Hồnh
Bồ. Phía Đông và Nam giáp biển và thành phố Hạ Long. Phía Tây giáp
thành phố Hải Phịng được nối bởi phà Rừng nằm trên quốc lộ 10. Với vị
trí này tạo cho Yên Hưng nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế và giao

lưu văn hóa.

25


×