Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Kinh nghiem thiet ke bai giang dien tu Elearning

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.8 KB, 12 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Mục lục I. Một số hiện trạng ảnh hưởng tới chất lượng giảng dạy môn Vật lí II. Một số định hướng xây dựng bài giảng điện tử e-learning môn Vật lí 1. Đặc điểm của bài giảng điện tử Elearning 2. Làm thế nào để thiết kế tốt bài giảng điện tử Elearning? III. Giới thiệu một số bài giảng Elearning - Bài giảng : Sự phân tích ánh sáng trắng - Bài giảng: Ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ - Bài giảng: Mắt.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Mạng Internet bùng nổ đã có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với giới trẻ (những người nhanh nhẹn, có trí tuệ và thích khám phá những điều mới lạ) và học sinh THCS cũng nằm ngoài vòng xoáy đó. Tuy nhiên đối với học sinh mạng Internet đang ngày càng bộc lộ những mặt trái của nó. Nguyên nhân là do những kiến thức mà học sinh có thể học tập ở trên mạng chưa có sức lôi cuốn, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh. Nó đang bị các trò chơi giải trí lấn át. Vì vậy tạo ra các bài giảng giúp học sinh có một phương tiện học tập , tìm kiếm kiến thức trên mạng đáp ứng nhu cầu của học sinh đang là một vấn đề cần thiết. - Bài giảng Elearning là một phương tiện giúp học sinh có thể tự học ở mọi lúc, mọi nơi. Nó không thay thế cho các bài giảng của giáo viên ở trên lớp. Nó sẽ giúp học sinh tìm đến để giải quyết một băn khoăn thắc mắc nào đó trong bài học, giúp học sinh luyện tập để củng cố kiến thức trong sách giáo khoa, rèn luyện khả năng tư duy hoặc tìm hiểu mở rộng một vấn đề phức tạp trừu tượng nào đó. Vì vậy tùy từng bài giảng, tùy từng nội dung kiến thức giáo viên có thể lựa chọn nội dung truyền đạt trong bài giảng để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. Điều này đòi hỏi giáo viên phải có kinh nghiệm nắm bắt hiện trạng giáo dục, tâm lí và các sở trường, sở đoản của học sinh trong việc tiếp thu các bài dạy trên lớp. I. MỘT SỐ HIỆN TRẠNG ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC MÔN VẬT LÍ * Về việc sử dụng thiết bị dạy học 1- Vật lí là một môn học gắn liền với thí nghiệm, việc giáo viên làm thí nghiệm cho học sinh quan sát hoặc điều khiển các nhóm học sinh làm thí nghiệm trên lớp đòi hỏi giáo viên phải có năng lực sư phạm, năng lực chuyên môn tốt, biết phân phối thời gian trên lớp hợp lí, sử dụng thành thạo các dụng cụ thí nghiệm, sử lí tốt các tác nhân ảnh hưởng tới kết quả thí nghiệm. Đặc biệt giáo viên phải đầu tư thời gian chuẩn bị các dụng cụ thí nghiệm trước giờ lên lớp, lau chùi, sửa chữa các dụng cụ sau buổi học. Chính vì vậy có những giáo viên ở nhiều trường học đã không tiến hành thí nghiệm cho học sinh quan sát hoặc chuẩn bị dụng cụ cho các nhóm học sinh làm thí nghiệm mà sử dụng phương pháp dạy “chay”, còn học sinh mặc dù có dụng cụ trong nhà trường nhưng vẫn phải học “chay”. 2- Chất lượng một số dụng cụ hoặc điều kiện phòng thí nghiệm không đảm bảo => Một số thí nghiệm kết quả khó quan sát. 3- Việc quản lí đồ dùng dạy học ở nhiều trường chưa tốt dẫn đến tình trạng hỏng hóc, thất thoát nhiều. Nói tóm lại đồ dùng, thiết bị thí nghiệm cho môn Vật lí đã được trang bị tới các nhà trường rất nhiều nhưng với những lí do trên đã làm cho ở một số nơi hiệu quả sử dụng còn chưa cao. Vì vậy học sinh vẫn có nhu cầu quan sát kết quả thí nghiệm trong các bài giảng. * Về việc ứng dụng công nghệ thông tin Sự phát triển công nghệ thông tin với các thiết bị hỗ trợ như máy tính, máy chiếu đa năng, máy chiếu vật thể, bảng thông minh cùng với rất nhiều các phầm mềm đã làm cho bài giảng của giáo viên trở nên sinh động hơn. Các hiện tượng, các quá trình được.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> tái hiện bằng các video hoặc các flile flash, các hình ảnh sinh động vừa tạo hứng thú học tập vừa giúp học sinh hiểu bài, khắc sâu kiến thức. Tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các bài giảng ở hầu hết các trường còn mang tính thời vụ, chủ yếu tập trung vào các đợt hội giảng của trường, cụm hoặc các tiết học được nhà trường và tổ chuyên môn thanh tra. Hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ thông tin có một số lí do sau: 1- Cơ sở vật chất của nhà trường chưa đáp ứng đầy đủ. Chưa có phòng chuyên môn hoặc các phòng chuyên môn chưa được bố trí sẵn các thiết bị như máy chiếu, màn chiếu một cách hợp lí (đặc biệt là ở vùng nông thôn và vùng núi). 2- Trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của nhiều giáo viên còn hạn chế. Nhiều giáo viên còn không biết hoặc chưa thành thạo một số kĩ năng cơ bản như kết nối máy chiếu với máy tính, soạn bài trên PowerPoint, khai thác tư liệu trên mạng... 3- Số lượng máy chiếu của các trường có hạn lại chủ yếu sử dụng ở cường độ quá cao vào các đợt cao điểm cộng với kĩ năng sử dụng và bảo quản của giáo viên chưa tốt dẫn đến nhiều máy chiếu ở các trường đang xuống cấp, chất lượng hình ảnh và màu sắc rất kém, độ sáng không đảm bảo. 4- Việc xây dựng các bài soạn điện tử có chất lượng đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều công sức và thời gian, phải tâm huyết với nghề. Đó là một số những lí do dẫn đến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy của giáo viên còn hạn chế. Bên cạnh đó lại có một số ít giáo viên ứng dựng các phần mềm mang tính trào lưu làm cho bài giảng trở nên nhàm chán hoặc hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin không cao. * Về chương trình Sách giáo khoa THCS môn Vật lí 9 Nhìn chung các kiến thức trong chương trình Vật lí THCS có nội dung được xây dựng và sắp xếp một cách khoa học và lôgic phù hợp với nhận thức của lứa tuổi, có mối tương quan với các môn học khác, có nội dung đồng bộ với các thiết bị thí nghiệm được cấp phát. Tuy nhiên do thời lượng chương trình có hạn việc giảng dạy ở trên lớp ở một số bài giáo viên gặp những khó khăn sau: 1- Lượng kiến thức ở một số bài còn nhiều (một số bài trong chương Điện học và một số bài trong chương Quang học) dẫn tới thời gian giáo viên củng cố, rèn kĩ năng và hướng dẫn làm bài tập chưa nhiều. Đặc biệt hoạt động hướng dẫn về nhà mới chỉ dừng lại ở việc giao bài tập, chỉ dẫn phần cần phải học thuộc và đọc trước SGK để chuẩn bị cho bài tiếp theo. Việc hướng dẫn học sinh tự học thông qua các phương tiện công nghệ thông tin còn hạn chế làm cho học sinh không có thói quen tìm hiểu mở rộng hoặc khắc sâu các kiến thức ngoài những nội dung được ghi trong phần “kiến thức cần ghi nhớ” trong SGK. Trong khi đó các bài tập trắc nghiệm khá đa dạng, các bài tập trong sách “Bài tập vật lí 9” do nhà xuất bản giáo dục Việt Nam xuất bản năm 2010 tương đối nhiều và khó. Vì vậy khả năng tư duy, sự linh hoạt, sự sáng tạo và trình độ kiến thức và lòng ham hiểu biết của học sinh có phần bị hạn chế . 2- Để phù hợp với trình độ nhận thức của đa số học sinh nên một số nội dung kiến thức mới chỉ xây dựng ở mức độ nhận biết nên đôi chỗ có những kiến thức trình bày chưa hợp lí:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Ví dụ 1: Kiến thức trong phần “ Phân tích ánh sáng bằng sự phản xạ trên mặt ghi của đĩa CD” mục 2 trong bài “Sự phân tích ánh sáng trắng” Theo chương trình SGK vật lí 9 chỉ yêu cầu giải thích là do các ánh sáng màu trong chùm sáng trắng bị phản xạ theo các phương khác nhau trên mặt đĩa CD nên ta quan sát được các ánh sáng màu trong chùm sáng trắng. Cách giải thích này không đúng bản chất của hiện tượng mặt khác đối với những học sinh có óc quan sát sẽ phản biện lại rằng: Mặt đĩa CD cũng nhẵn như mặt gương tại sao phản xạ ở đĩa CD ta quan sát được các ánh sáng màu còn khi nghiêng Gương theo các góc độ khác nhau ta lại không quan sát được các ánh sáng màu. Nếu đó là do vật liệu làm đĩa là vật liệu từ thì tại sao ở bong bóng xà phòng ở váng dầu mỡ hoặc ở mặt trong của vỏ trai sông cũng quan sát thấy có các ánh sáng màu. Ví dụ 2: Trong bài 48: Mắt câu C4 yêu cầu học sinh xác định xem điểm cực cận của mắt em là bao nhiêu việc làm này có thể cho thấy mắt của mỗi người có điểm cực cận khác nhau nhưng không đảm bảo tính chính xác. Có học sinh cho rằng ảnh trên màng lưới cùng chiều nhỏ hơn vật vì khi nhìn vào mắt của người đối diện ta quan sát thấy ảnh cùng chiểu nhỏ hơn vật => Thể thủy tinh là thấu kính phân kì... II. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ ELEARNING MÔN VẬT LÍ 1. Đặc điểm của bài giảng điện tử Elearning Vì những hạn chế trong việc sử dụng thiết bị dạy học, việc ứng dụng công nghệ thông tin, và một số hạn chế nhỏ trong chương trình SGK nên để đáp ứng nhu cầu tự học của học sinh theo tôi bài giảng Elearning cần có một số đặc điểm sau: a. Nội dung kiến thức trong bài giảng - Bài giảng Elearing không cần phải rập khuôn theo trình tự nội dung kiến thức của một bài trong SGK. Giáo viên có thể lựa chọn một phần (một vấn đề) trong một đơn vị bài học trong sách giáo khoa, hoặc cũng có thể mở rộng thêm các mục khác, sắp xếp các mục phù hợp với phương pháp giảng bài của mình tùy theo mục tiêu là củng cố, khai thác hay khắc sâu mở rộng kiến thức. Các nội dung kiến thức cũng hoàn toàn do giáo viên lựa chọn tùy thuộc vào kinh nghiệm và sự phán đoán của giáo viên trước nhu cầu học tập của học sinh. Nó có thể giúp học sinh nắm kiến thức có hệ thống và ghi nhớ kiến thức khoa học hơn hoặc có thể giúp học sinh làm bài tập trắc nghiệm nhanh hơn, chính xác hơn... Tuy nhiên các kiến thức đó cũng không nên quá xa vời với chương trình học của học sinh. - Các nội dung kiến thức trong bài giảng nên chắt lọc. Nên nói những điều học sinh cần, không nên nói những điều giáo viên biết, cũng không nên quá nghèo nàn và sơ sài. Các kiến thức phải đảm bảo tính chuẩn mực. - Trong mỗi bài giảng cần có điểm nhấn và điểm lướt. Trong phần kiến thức mà giáo viên xác định sẽ xoáy sâu khai thác để làm nổi bật mục tiêu của bài học giáo viên nên sử dụng đa dạng các phương tiện để làm nổi bật kiến thức cần nghiên cứu đồng thởi sử dụng hệ thống câu hỏi tương tác để khai thác kiến thức. - Bài giảng phải tạo ra các tình huống học tập để gây hứng thú cho học sinh. Các tình huống học tập này phải mới lạ, được đầu tư công phu (khác với tình huống đã.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> nêu trong SGK) và được đặt ở Slide đầu tiên của bài giảng để gây húng thú học tập cho học sinh tiếp tục theo dõi các trang sau. Sau mỗi mục của bài giảng giáo viên cũng nên tạo ra các tình huống học tập nhỏ hoặc có lời dẫn để giới thiệu học sinh nghiên cứu mục và làm cho bài giảng có sự liên kết chặt chẽ. b. Ứng dụng đa phương tiện - Sử dụng đa dạng các kênh hình ảnh một cách khoa học hợp lí tạo hứng thú học tập cho học sinh. Ưu tiên cho các video giáo viên làm thí nghiệm thật, hạn chế các thí nghiệm ảo. Với các hiện tượng học sinh không thể quan sát bằng mắt thường giáo viên dùng các file flash để mô phỏng hiện tượng. Việc giáo viên sử dụng các thiết bị có trong nhà trường để làm thí nghiệm cho học sinh quan sát ngoài việc giúp học sinh nghiên cứu kiến thức còn có tác dụng để cho học sinh quan sát bắt chước và nắm được cách sử dụng thiết bị, kĩ năng làm thí nghiệm. Muốn vậy khi thực hiện các thí nghiệm trong bài giảng điện tử Elearning giáo viên cần chú ý những điểm sau: Nên làm - Giới thiệu dụng cụ, cách tiến hành thí nghiệm, kết quả thí nghiệm để thí nghiệm có tính thuyết phục. - Bố trí thí nghiệm khoa học, lựa chọn màu phông nền phù hợp. - Tập trung vào đối tượng chính cần quan sát. Kết quả thí nghiệm phải rõ nét, dễ quan sát. - Nếu vì điều kiện thiết bị nên kết quả thí nghiệm chưa đủ độ rõ nét giáo viên có thể cho học sinh tham khảo thêm các thí nghiệm khác rõ nét hơn hoặc sáng tạo ra cách tiến hành thí nghiệm khác cũng giúp quan sát được hiện tượng. Nên tránh - Sử dụng quá nhiều video trong một bài giảng gây nhiễu loạn thông tin. - Thực hiện một thí nghiệm trong một thời gian dài với nhiều trường hợp và nhiều kết quả thí nghiệm khác nhau. Trong trường hợp này giáo viên nên chia mỗi trường hợp làm một thí nghiệm nhỏ. Sau mỗi thí nghiệm nhỏ đó nên để cho hs có thời gian nhận xét hoặc tư duy về kết quả thí nghiệm. - Các hình vẽ nên đơn giản hóa để hướng đến mục tiêu giúp học sinh tự học. Ví dụ các bài về mắt, về máy ảnh, về thấu kính không nên vì có các công cụ giúp hỗ trợ việc vẽ hình mà giáo viên sử dụng hình vẽ cấu tạo của mắt, của máy ảnh, của thấu kính để biểu diễn sự tạo ảnh, nếu học sinh sẽ bắt chước thao tác đó của giáo viên sẽ làm cho việc vẽ hình của học sinh vào vở mất nhiều thời gian và không thẩm mĩ. Giáo viên nên hình thành cho học sinh cách dùng kí hiệu để vẽ. - Tuyệt đối tránh việc giáo viên thuyết trình từ đầu đến cuối vì với đặc điểm là tương tác giữa học sinh với máy tính việc giáo viên nói quá nhiều sẽ gây căng thẳng và chán nản hạn chế tư duy của học sinh. - Tốc độ lời giảng vừa phải. Không nên nói quá chậm vừa mang tính đọc chép vừa tạo cảm giác rề rà nhàm chán, cũng không nên nói quá nhanh học sinh chỉ nghe lướt qua không nắm được nội dung kiến thức và mục đích giáo viên đưa ra kiến thức đó. Hạn chế tạp âm đến mức tối đa có thể. Đồng bộ giữa âm thanh, hình ảnh và chữ viết. Trong Slide đang trình chiếu không nên hiện tất cả các nội dung kiến thức của phần.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> đã nghiên cứu ở các slide trước điều đó sẽ làm mất sự tập trung của học sinh vào phần kiến thức giáo viên đang trình bày gây cản trở việc theo dõi bài giảng. Các nội dung ghi trong mỗi slied cũng nên ngắn gọn, khúc triết dễ theo dõi. - Ngoài phần mềm tạo bài giảng Adobe Presenter giáo viên cũng nên sử dụng các phần mềm khác như video studio, Adobe Audition, TN cá sấu,vioet...khai thác các tư liệu hình ảnh, các tư liệu video hoặc flash trên các trên trang google.com.vn, violet.vn hoặc youtube. Nếu giáo viên biết cách tự vẽ các đồ họa (graphic) để tạo ra các hoạt hình mô tả hiện tượng theo đúng ý tưởng của mình thì bài giảng càng thêm phong phú. - Để đáp ứng là một kênh tự học cho học sinh bài giảng điện tử e-learning ngoài phần kiến thức được giáo viên trình bày trong bài giảng, giáo viên cũng có thể hướng dẫn học sinh tham khảo thêm các tư liệu khác bằng cách tạo các link. Đặc biệt giữa các phần của bài giảng cũng có thể tạo nên các liên kết để học sinh có thể dễ dàng lựa chọn các mục tiêu, có thể quay lại một slide khác để nắm chắc phần học....Sự đa dạng trong bài giảng tùy thuộc vào khả năng sáng tạo của giáo viên. c. Câu hỏi tương tác Phần bài giảng nên có sự kết hợp đan xen với các câu hỏi tương tác vừa giúp học sinh có độ dừng trong việc tiếp thu kiến thức vừa tạo điều kiện cho học sinh tư duy kiến thức đã nghiên cứu. Việc sử dụng các câu hỏi tương tác cần đảm bảo các yếu tố sau: - Các câu hỏi tương tác cần có sự móc xích, liên kết chặt chẽ theo quy tắc quy nạp hoặc diễn dịch. - Câu hỏi tương tác phải có tính tư duy, tránh các câu hỏi nhắc lại kiến thức giáo viên vừa trình bày. - Tùy thuộc vào mục đích câu hỏi mà giáo viên lựa chọn loại hình câu hỏi cho phù hợp. Trong một bài giảng nên sử dụng linh hoạt nhiều loại câu hỏi. - Các câu hỏi tương tác (ít nhất là trong phần nghiên cứu bài) nếu học sinh chọn đáp án sai giáo viên có thể chèn thêm âm thanh hoặc chỉ dẫn để học sinh hiểu được tại sao lựa chọn của mình là sai hoặc định hướng cho học sinh tìm ra câu trả lời đúng. - Trong phần câu hỏi vận dụng có thể lựa chọn cách đảo thứ tự câu hỏi và đảo trật tự các phương án trả lời để học sinh có thể nghiên cứu bài nhiều lần mà vẫn tìm thấy sự mới mẻ trong mỗi lần nghiên cứu .Tuy nhiên trong phần mềm Adobe không hỗ trợ chèn thêm từ “Câu ...” nên khi biên soạn câu hỏi có sử dụng đảo thứ tự câu hỏi giáo viên không nên đề tên câu hỏi. - Đối với các kiến thức có liên quan đến các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày đã được các phương tiên thông tin nhắc đến giáo viên có thể giúp học sinh phát triển năng lực tư duy và tổng hợp kiến thức bằng cách tạo ra các câu hỏi tư duy hoặc thảo luận nếu học sinh nghiên cứu bài cùng với một nhóm bạn. Tóm lại bài giảng điện tử Elearning phải không bị giới hạn về thời gian, dung lượng kiến thức nhưng để bài giảng tiếp cận với học sinh thì bài giảng phải có tính sáng tạo cả về phương pháp và nội dung, phải tường minh, dễ hiểu, dễ tiếp nhận. 2 . Làm thế nào để Thiết kế tốt bài giảng điện tử Elearning?.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Để một bài soạn Elearning có chất lượng, đáp ứng nhu cầu của học sinh và sử dụng hiệu quả cho học sinh trong nhiều năm giáo viên cần phải làm tốt các việc sau: a. Chọn nội dung Nội dung của bài soạn điện tử Elearning rất đa dạng nhưng để bài soạn có thể đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh giáo viên cần nắm bắt được đặc điểm nhận thức của đa số học sinh ngay ở trên lớp từ đó lựa chọn phần kiến thức, lựa chọn phần kĩ năng mà học sinh còn yếu, dễ quên, dễ nhầm lẫn làm nội dung chính của bài giảng điện tử Elearning. Với những giáo viên còn trẻ, khả năng nắm bắt những ưu, khuyết điểm của học sinh còn hạn chế giáo viên có thể phát phiểu điều tra đối với học sinh. Việc điều tra có thể thực hiện trong một trường học hoặc nhiều trường học. b. Chuẩn bị tư liệu. Tư liệu cho bài giảng điện tử rất đa dạng, việc chuẩn bị tư liệu không thể làm trong một thời gian ngắn, nó là sự tích lũy trong quá trình dạy học.Đối với các video thí nghiệm, các hình ảnh giáo viên có thể chuẩn bị bằng cách: - Tìm các tài liệu trong các trang mạng như Google, youtubo, thuvienvatly, bachkim,violet. Tuy nhiên các tư liệu này giáo viên phải chắt lọc lựa chọn các tư liệu phù hợp với chương trình SGK, hình ảnh rõ nét dễ quan sát, không bị các dòng chữ giới thiệu về nguồn gốc của tư liệu che khuất. - Tự làm thí nghiệm để quay hoặc chụp ảnh về cách bố trí thí nghiệm, kết quả thí nghiệm. Khi làm thí nghiệm giáo viên phải đảm bảo tính chuẩn mực của kiến thức, tính mô phạm trong lời nói, cách bố trí thí nghiệm và chọn phông nèn cho video. - Tham khảo tư liệu ở bạn bè đồng nghiệp. c. Chuẩn bị các phần mềm. Bài giảng điện tử được xây dựng trên nền Microsoft PowerPoint có sự trợ giúp của phần mềm Adobe Prosenter. Trong môn Vật lí các phần mềm thường được sử dụng để hỗ trợ giúp chỉnh sửa vi deo, âm thanh, hình ảnh của thí nghiệm: video studio, Adobe Audition... Vì vậy giáo viên phải biết sử dụng thành thạo các phần mềm này. d) Chuẩn bị về học liệu Ngoài sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế bài giảng để bài giảng được phong phú, sâu rộng về kiến thức đó giáo viên nên tham khảo trên các webside,tham khảo bài giảng của đồng nghiệp trên trang violet.vn, để có hệ thống câu hỏi đúng về nội dung, phong phú về hình thức giáo viên nên tham khảo chủ yếu trong các sách bài tập trắc nghiệm môn vật lí. Dựa trên các đặc điểm của bài giảng điện tử, các đặc điểm của học sinh tôi đã thiết kế 6 bài giảng điện tử Elearning thuộc chương trình Vật lí lớp 9 (Lưu trong đĩa CD) 1- Ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ 2- Ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kì 3- Sự phân tích ánh sáng trắng 4- Sự truyền tải điện năng đi xa 5- Mắt 6- Mắt cận, mắt lão Trong phần giới thiệu về một số Slide tiêu biểu trong các bài sau đây sẽ làm sáng tỏ các nội dung trên..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> III. GIỚI THIỆU MỘT SỐ BÀI GIẢNG. Bài giảng: Sự phân tích ánh sáng trắng 1. Slide: Đặt vấn đề Để kích thú hứng thú học tập của học sinh, tôi bố trí slide đặt vấn đề ở trang đầu tiên của bài học. Tôi đã sử dụng các hình ảnh đẹp của cầu vồng được chụp ở các quốc gia khác nhau kết hợp với lời dẫn của giáo viên trên nền nhạc hài hòa để học sinh vào bài học với cảm giác nhẹ nhàng và tò mò. 2.Các slide khai thác kiến thức - Với mục tiêu chính giúp học sinh nắm được ánh sáng trắng là ánh sáng có chứa sẵn các ánh sáng màu tôi tập trung xoáy sâu khai thác sự phân tích ánh sáng trắng bằng lăng kính. Phần thí nghiệm được tách thành 3 thí nghiệm nhỏ: Thí nghiệm 1: Quan sát hiện tượng xảy ra khi chiếu ánh sáng trắng qua lăng kính từ đó đặt ra một câu hỏi tư duy “Lăng kính một vật không màu trong suốt đã nhuộm màu cho ánh sáng trắng?” Vì khi quay kết quả thí nghiệm vào video thì màu sắc của các ánh sáng màu quan sát không được rõ nét nên phần kết quả thí nghiệm được quay cận cảnh trong phòng tối. Thí nghiệm 2: Chiếu ánh sáng màu qua lăng kính => Lăng kính không làm thay đổi màu sắc của ánh sáng. Trong thí nghiệm này tôi đã chèn đồng thời hai video trong 1 Slide: Một video quay toàn cảnh thí nghiệm để hs quan sát cách tiến hành thí nghiêm, một video quay cận cảnh màn chắn để hs quan sát rõ kết quả thí nghiệm. Thí nghiệm 3: Sự lệch hướng của chùm sáng xanh và đỏ qua lăng kính. Trong thí nghiệm này tôi cũng chèn đồng thời hai video trong một slide tương tự như trong thí nghiệm 2. Tuy nhiên để học sinh có sự so sánh trong kết quả thí nghiệm tôi đã trích dẫn từ video ra hai ảnh chụp: Ảnh chụp chùm sáng khi chưa qua lăng kính và ảnh chụp chùm sáng sau khi qua lăng kính. - Thí nghiệm tham khảo: Giới thiệu một phương án thí nghiệm khác giúp học sinh dễ dàng nhận thấy sự tách các ánh sáng màu trong chùm sáng trắng. - Hiện tượng tự nhiên điển hình của sự phân tích ánh sáng trắng là hiện tượng cầu vồng. Tìm hiểu và giải thích các hiện tượng tự nhiên luôn gây được sự hứng thú và tò mò ở học sinh do đó ngoài việc cung cấp các kiến thức về hiện tượng cầu vồng trong bài giảng, tôi còn tạo ra đường dẫn tới một tư liệu tham khảo để học sinh tìm hiểu thêm (nếu cần). 3. Các slide câu hỏi tương tác - Câu hỏi tương tác được chia làm 2 loại: a) Câu hỏi khai thác kiến thức: Sau các video thí nghiệm là các câu hỏi khai thác kiến thức. Với 6 câu hỏi được sắp xếp theo quy tắc quy nạp sẽ từng bước dẫn dắt để đi đến kiến thức chính của bài học là kết luận ánh sáng trắng gồm nhiều ánh sáng màu. b) Các câu hỏi vận dụng: Gồm 4 câu hỏi được sắp xếp theo mức độ từ dễ đến khó, câu 7 là tiền đề để trả lời câu 8,9 câu 10 là tiền đề tạo nhu cầu để học sinh tìm hiểu phần có thể em chưa biết. 4. Các slide tìm hiểu các hiện tượng có liên quan.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Trong thực tế có nhiều hiện tượng gần gũi với học sinh có thể quan sát thấy ánh sáng màu khi có ánh sáng trắng chiếu vào vật như đĩa CD, bong bóng xà phòng, váng dầu mỡ, khảm trai... tuy nhiên nguyên nhân gây ra các hiện tượng đó khác với sự phân tích ánh sáng bằng lăng kính. Vì vậy trong phần có thể em chưa biết tôi giới thiệu có tính chất sơ lược về các hiện tượng trên đồng thời cũng bước đầu tạo ra nhu cầu tìm hiểu kiến thức cao hơn trong chương trình THPT ở học sinh. => Phần “có thể em chưa biết” sẽ giúp học sinh giải thích hiện tượng cầu vồng, tìm hiểu sơ lược về nguyên nhân gây ra sự phân tích ánh sáng bằng đĩa CD, bong bóng xà phòng hoặc váng dầu mỡ. Bài giảng: Ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ 1. Slide: Đặt vấn đề Slide đặt vấn đề trong bài giảng: Ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ tôi đã rất công phu khi xây dụng một đoạn video họa hình trong đó một nhóm học sinh đã nêu lên những khó khăn của mình khi nghiên cứu bài học. Đó là những khó khăn thường thấy ở học sinh và nội dung của bài giảng “Ảnh của vật tạo thấu kính hội tụ” sẽ trọng tâm giải quyết những vấn đề đó. 2. Các Slide nội dung bài giảng * Các đặc điểm của ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ: Được khai thác bằng hai con đường: Thông qua thí nghiệm và thông qua việc dựng ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ. - Nghiên cứu thí nghiệm về ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ sẽ có 3 trường hợp của ảnh vì vậy tôi tách thí nghiệm thành 4 thí nghiệm nhỏ trong đó 1 thí nghiệm giới thiệu dụng cụ, 3 thí nghiệm ứng với 3 trường hợp. Sau mỗi trường hợp đều có câu hỏi tương tác để học sinh từ kết quả thí nghiệm nhận xét đặc điểm của ảnh. Cuối cùng giáo viên chốt kiến thức về các trường hợp của ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ bằng một bảng tổng hợp để học sinh dễ ghi nhớ kiến thức. - Nghiên cứu các đặc điểm của ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ bằng con đường vẽ hình sẽ đáp ứng các mục tiêu sau: + Khắc sâu thêm các đặc điểm đã nghiên của trong thí nghiệm. Phân biệt rõ hơn sự khác nhau về ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ. + Giúp học sinh nắm được cách vẽ ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ. + Mở rộng nghiên cứu thêm một số đặc điểm khác của ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ. Vì vậy phần học này của bài giảng được xoáy sâu khai thác với nhiều slide, nhiều câu hỏi tương tác, và có cả một file flash giúp học sinh nghiệm lại các kiến thức vừa nghiên cứu. * Xây dựng công thức: - Trong chương trình sách giáo khoa không đưa ra công thức tính ảnh của vật tạo bởi thấu kính và yêu cầu học sinh tính toán các đại lượng bằng sử dụng hình vẽ tuy nhiên trong quá trình hướng dẫn học sinh giải bài tập theo cách tôi đã đưa ra một công thức có thể dễ dàng ứng dụng cho học sinh lớp 9 giải các bài tập trắc nghiệm và nghiệm lại kết quả của bài tập tự luận. - Để giúp học sinh ghi nhớ kiến thức của toàn bài tôi đã đưa ra hai cách: Cách 1 là dùng bảng tổng hợp chi tiết, cách 2 là dùng bản đồ tư duy..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Điều đặc biệt trong bài giảng này (và bài ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kì) Tôi đã tìm cách xây dựng 3 mục tiêu tương đối đọc lập để học sinh dễ dàng lựa chọn các mục tiêu cần tìm hiểu.. Bài: Mắt 1. Slide: Đặt vấn đề, giới thiệu mục tiêu Trong slide đầu tiên của bài giảng học sinh sẽ được quan sát một video tình huống về máy ảnh và mắt cùng với một câu hỏi tư duy: “Những hình ảnh trong video đó cho biết điều gì?” sẽ kích thích óc tò mò, sự phán đoán, hiếu kì của học sinh. Tinh thần học tập của học sinh tiếp tục đẩy lên cao hơn khi trong phần giới thiệu mục tiêu bài giảng giáo viên nêu lí do tại sao học sinh phải nghiên cứu bài giảng về mắt, và các kiến thức học sinh sẽ tiếp thu được khi nghiên cứu bài giảng này. Những yếu tố đó sẽ kích thích học sinh tiếp tục theo dõi các trang sau. 2. Các slide nghiên cứu kiến thức Xác định mục tiêu chính của bài giảng là giúp học sinh nghiên cứu sâu sắc hơn các kiến thức về mắt so với các kiến thức trong SGK nên tôi trình bày lướt vần đề về cấu tạo của mắt, tập trung khai thác sự tạo ảnh của vật trên màng lưới từ đó suy ra các kiến thức về sự điều tiết của mắt và nguyên tắc nhìn thấy vật của mắt. Trong phần nghiên cứu về ảnh của vật trên màng lưới không chỉ hướng dẫn học sinh cách vẽ ảnh của vật trên màng lưới một cách tỷ mỉ mà tôi còn kết hợp với các câu hỏi tư duy hoặc các phần việc yêu cầu học sinh phải thực hiện. Vì vậy bài giảng sẽ phát huy tối đa hiệu quả học tập của học sinh. Thông qua việc vẽ ảnh của vật trên màng lưới tôi cũng giải thích tương đối cụ thể cho học sinh về sự tồn tại của điểm cực cận và điểm cực viễn của mắt. Để khắc sâu thêm kiến thức ở các nội dung chính tôi còn sử dụng các file flash để mô tả hiện tượng xảy ra. Tóm lại đây là một bài giảng mà tôi đã khai thác khá nhiều kiến thức về mắt, phát huy khả năng tư duy đồng thời chú trọng rèn kĩ năng cho học sinh. 3. Câu hỏi tương tác: gồm 3 loại a) Câu hỏi kiểm tra kiến thức cũ: giúp học sinh ghi nhớ các kiến thức về máy ảnh để thuận tiện cho việc nhiên cứu bài. b) Câu hỏi khai thác kiến thức : - Từ câu 4 đến câu 7 là chùm câu hỏi tập trung khai thác sự tương tự giữa mắt và máy ảnh. Mức độ câu hỏi cũng tăng dần từ nhận biết kiến thức (câu 4)đến hiểu (câu 5) đến vận dụng (câu 6) và suy luận kiến thức mới (câu 7) - Từ câu 8 đến câu 10 giúp học sinh tìm hiểu kiến thức về sự tạo ảnh trên màng lưới. nó được kết lượng đan xen và lô gic với nội dung bài giảng. c) Câu hỏi vận dụng: Gồm 5 câu và được tự động trộn các phương án trả lời trong các lần làm bài khác nhau. (Trong bài mắt cận, mắt lão tôi còn trộn cả thứ tự câu hỏi và phương án trả lời) C: KẾT LUẬN - Cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử e-learning do Bộ giáo dục và đào tạo, cục công nghệ thông tin tổ chức dưới sự hỗ trợ của quỹ Lawrence’sTing là cơ hội cho nhiều.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> giáo viên thể hiện quan điểm của bản thân về kiến thức, phương pháp giảng dạy đồng thời cũng tạo ra môi trường tốt để chúng tôi có thể học hỏi ở đồng nghiệp. - Là một giáo viên ở vùng nông thôn với điều kiện kĩ thuật phục vụ việc thiết kế bài giảng còn hạn chế (không có camera chuyên dụng mà phải dùng máy ảnh kĩ thuật số để quay thí nghiệm, không có phòng quay đảm bảo yêu cầu....) cộng với tuổi nghề còn ít nên các thí nghiệm trong bài giảng chưa được bố trí phông nền hợp lí, các file flash còn sử dụng tư liệu trên mạng mà chưa tự thiết kế để phục vụ cho bài giảng...Tôi sẽ cố gắng khắc phục những hạn chế trên trong cuộc thi vào các năm sau. Trên đây là suy nghĩ của cá nhân tôi về việc xây dựng bài giảng e-learning giúp học sinh có phương tiện tự học tốt hơn, tôi rất mong được sự chia sẻ đóng góp của các cấp trên, của đồng nghiệp giúp tôi hoàn thiện hơn trong các bài giảng sau. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Thụy, ngày ......tháng ... năm ........... Người thực hiện. Vũ Thị Thắm XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐON VỊ.

<span class='text_page_counter'>(12)</span>

<span class='text_page_counter'>(13)</span>

×