Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Tiềm năng du lịch ở đảo hòn ngư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 93 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA LỊCH SỬ
===  ===

phïng thÞ nhÉn

Khãa luận tốt nghiệp đại học

TIM NNG DU LCH O HÒN
NGƯ

VINH - 2011


TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA LỊCH SỬ
===  ===

phïng thÞ nhÉn

Khãa luận tốt nghiệp đại học

TIM NNG DU LCH O HềN
NG
chuyên ngành du lịch
Lp 48B2 - Du lch (2007 - 2011)

Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN THỊ THANH THANH

VINH - 2011



LỜI CẢM ƠN
Bài khóa luận tốt nghiệp là một cơng trình khoa học của sinh viên, đánh
dấu quá trình học tập và học hỏi kinh nghiệm của sinh viên trong thời gian
ngồi trên ghế nhà trường.
Trong bài khóa luận này, tác giả mong muốn có những đóng góp nhỏ
bé của cá nhân vào sự phát triển du lịch của thị xã Cửa Lò cũng như việc khai
thác tài nguyên du lịch ở đảo Hòn Ngư. Hi vọng trong tương lai, điểm du lịch
Hòn Ngư sẽ là điểm đến lý tưởng cho du khách nội địa và quốc tế.
Khóa luận hồn thành là nhờ sự hướng dẫn tận tình của cơ giáo Nguyễn
Thị Thanh Thanh cùng với sự giúp đỡ của các anh, chị trong phịng Văn hóa
Thể thao và Du lịch của thị xã Cửa Lị, sự nhiệt tình giúp đỡ của bạn bè và
người thân. Qua bài khóa luận, tác giả xin được gửi lời cảm ơn đến cô
Nguyễn Thị Thanh Thanh cùng các anh, chị trong phòng Văn hóa Thể thao và
Du lịch thị xã Cửa Lị và bạn bè, gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để
tác giả có thể hồn thành tốt bài khóa luận của mình.
Em xin chân thành cảm ơn !
Vinh, tháng 5 năm 2011
Sinh viên
Phùng Thị Nhẫn


MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 2
1.

Lý do chọn đề tài .................................................................................. 2

2.


Lịch sử nghiên cứu đề tài ...................................................................... 3

3.

Mục đích của đề tài ............................................................................... 4

4.

Nhiệm vụ của đề tài .............................................................................. 4

5.

Giới hạn của đề tài ................................................................................ 4

6.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài ........................................................... 5

7.

Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 5

8.

Bố cục đề tài ......................................................................................... 5

NỘI DUNG....................................................................................................... 6
Chƣơng 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỂM DU LỊCH HÒN NGƢ........ 6
1.1.


Điểm du lịch.......................................................................................... 6

1.1.1. Khái niệm điểm du lịch......................................................................... 6
1.1.2. Phân loại điểm du lịch .......................................................................... 8
1.1.3. Điều kiện và nhân tố hình thành điểm du lịch .................................... 10
1.1.4. Xác định vị trí điểm du lịch ................................................................ 11
1.2.

Khái quát chung về thị xã Cửa Lò ...................................................... 13

1.2.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................... 13
1.2.2. Các yếu tố xã hội ................................................................................ 18
1.2.3. Di tích - danh thắng và lễ hội của thị xã Cửa Lò ................................ 20
1.2.4. Các loại hình du lịch của thị xã Cửa Lò ............................................. 22
1.3.

Khái quát về Đảo Ngư ........................................................................ 23

1.3.1. Lịch sử Đảo Ngư................................................................................. 23
1.3.2. Huyền thoại Song Ngư ....................................................................... 24
1.3.3. Vị thế của Hòn Ngư ............................................................................ 25


Chƣơng 2. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH Ở ĐẢO NGƢ .............. 27
2.1.

Định nghĩa tài nguyên du lịch............................................................. 27

2.2.


Tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên ở đảo Ngư ........................ 28

2.2.1. Định nghĩa về tài nguyên du lịch tự nhiên.......................................... 28
2.2.2. Vị trí địa lý .......................................................................................... 28
2.2.3. Địa hình - địa mạo .............................................................................. 30
2.2.4. Khí hậu ................................................................................................ 30
2.2.5. Tài nguyên sinh vật ............................................................................. 33
2.2.6. Tài nguyên nước ................................................................................. 34
2.2.7. Các cảnh quan du lịch tự nhiên........................................................... 35
2.3.

Tiềm năng về tài nguyên du lịch nhân văn ở đảo Ngư ....................... 40

2.3.1. Định nghĩa về tài nguyên du lịch nhân văn ........................................ 40
2.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể tại đảo Ngư ............................... 41
2.3.3. Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể............................................. 47
2.4.

Những yếu tố ảnh hưởng khác đến phát triển du lịch ở đảo Ngư ...... 51

2.4.1. Dân cư và nguồn lao động .................................................................. 51
2.4.2. Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật.......................................................... 53
2.4.3. Chính sách phát triển du lịch .............................................................. 54
2.4.4. An ninh, quốc phòng........................................................................... 55
2.5.

Hoạt động khai thác tài nguyên du lịch ở đảo Ngư ............................ 55

2.5.1. Hoạt động của các cơ quan, tổ chức thị xã Cửa Lò đến đảo Ngư ...... 55

2.5.2. Hoạt động của người dân Cửa Lò tác động đến đảo Ngư .................. 57
Chƣơng 3. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở ĐẢO NGƢ . 58
3.1.

Các giải pháp mang tầm vĩ mô ........................................................... 58

3.1.1. Xây dựng sản phẩm du lịch biển chất lượng và đa dạng .................... 58
3.1.2. Xác định thị trường mục tiêu của du lịch biển Nghệ An .................... 59
3.1.3. Tăng cường liên kết trong nước và hợp tác quốc tế ........................... 60
3.1.4. Đẩy mạnh xúc tiến du lịch .................................................................. 60


3.1.5. Các biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .......................... 61
3.2.

Các giải pháp mang tầm vi mô ........................................................... 62

3.2.1. Giải pháp về tổ chức quản lý .............................................................. 62
3.2.2. Giải pháp về quy hoạch phát triển du lịch: ......................................... 64
3.2.3. Giải pháp về đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm
du lịch ................................................................................................. 66
3.2.4. Giải pháp bảo vệ môi trường .............................................................. 69
3.2.5. Giải pháp tuyên truyền quảng bá ........................................................ 71
3.2.6. Giải pháp có tính xã hội trong phát triển kinh tế ................................ 71
KẾT LUẬN .................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 78
PHỤ LỤC

1



LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngành Du lịch hiện nay là một ngành kinh tế đang rất phát triển trên
thế giới. Ngành Du lịch không chỉ mang lại lợi nhuận rất lớn cho các quốc gia
mà còn là một ngành thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Hoạt động
du lịch dựa trên sự khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của mỗi
quốc gia nên việc gìn giữ, bảo tồn, bảo vệ các nguồn tài nguyên này là vô
cùng cần thiết đối với ngành. Bên cạnh đó để thu hút du khách, mỗi quốc gia,
mỗi điểm du lịch cần tìm kiếm, xây dựng các sản phẩm mới, điểm đến mới.
Việc làm này không những làm đa dạng các loại hình du lịch, phong phú cho
danh sách các điểm du lịch của quốc gia mà về lâu dài cịn góp phần tăng số
lượng du khách và tăng nguồn thu nhập từ dịch vụ du lịch.
Việt Nam cũng là một đất nước có nhiều cảnh đẹp, nhiều di tích lịch sử,
văn hóa có thể phục vụ cho hoạt động du lịch, nên đến năm 2011, Việt Nam
đã có 14 di sản thế giới được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên
Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận bao gồm 3 di sản thiên nhiên và 11 di sản
văn hóa vật thể và phi vật thể thế giới.
Mặc dù Việt Nam có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên và xã hội
cũng như là nguồn tài nguyên để phát triển du lịch nhưng việc khai thác và
bảo vệ, trùng tu tài nguyên du lịch chưa được khoa học và hợp lý. Một phần là
do vấn đề kinh tế, một phần là do sự quản lý của các cơ quan tổ chức và quản
lý về du lịch của Nhà nước. Nguồn lợi nhuận thu về của ngành Du lịch là lớn
nhưng nó lại chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của Việt Nam, nhiều nơi
đang được khai thác chưa hợp lý nên nguồn thu vào tỉ lệ nghịch với tiềm năng
du lịch của các điểm du lịch đó.
Thị xã Cửa Lị thuộc tỉnh Nghệ An, nằm cách thành phố Vinh hơn
10km về phía Bắc, và cách thủ đô Hà Nội khoảng 300km. Đây là một điểm du

2



lịch biển rất hấp dẫn đối với du khách nội địa. Nhưng bãi biển Cửa Lị lại
chưa có nhiều các dịch vụ để kéo dài ngày lưu trú của du khách. Hàng năm
lượng du khách nội địa đổ về Cửa Lị đơng vào mùa hè nhưng số ngày lưu trú
khơng dài do loại hình du lịch ở đây chỉ có tắm biển và đi mua sắm, thưởng
thức đồ hải sản. Thực tế này dẫn đến tình trạng quá tải du khách trong mùa du
lịch biển cịn các mùa khác thì khơng có khách, hiệu quả kinh tế của hoạt
động du lịch chưa cao.
Hòn Ngư là một cái tên khá xa lạ đối với du khách khi đến bãi biển Cửa
Lò. Đây là một điểm du lịch mới được khai thác với tiềm năng du lịch cao.
Đảo Hòn Ngư hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp thiên nhiên nên thơ được đan xen
giữa biển, núi non và trời xanh cũng như loại phương tiện vận chuyển khi
tham quan điểm du lịch này. Đảo Ngư không chỉ thu hút khách du lịch bởi vẻ
đẹp mà còn thu hút khách du lịch bởi cuộc sống bình dị và nét văn hóa ở trên
đảo. Hiện nay, Hòn Ngư đang được đẩy mạnh việc quy hoạch và khai thác
mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.
Từ những lý do trên, việc tác giả đã chọn đề tài “Tiềm năng du lịch ở
đảo Hịn Ngư” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp là một việc làm có ý nghĩa
thực tiễn đối với du lịch Cửa Lị nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung
nhằm góp phần đa dạng các loại tài nguyên du lịch, dịch vụ du lịch và đáp
ứng tốt hơn nhu cầu của du khách.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Đảo Ngư là một điểm du lịch đang được khai thác nên hiện nay chưa có
một đề tài nghiên cứu chính thức nào về điểm du lịch này. Thị xã Cửa Lị có
tiềm năng du lịch rất lớn đang được đầu tư mạnh mẽ để đưa thị xã thành trung
tâm du lịch của tỉnh Nghệ An nói riêng và vùng Bắc Trung Bộ nói chung.
Hiện nay, khai thác du lịch ở đảo Ngư chủ yếu là một số chương trình
đầu tư của UBND thị xã Cửa Lị như: "Dự án xây dựng chùa Song Ngư", "Dự


3


án cầu cảng đảo Lan Châu - đảo Ngư", các kế hoạch, đề án để xây dựng đảo
Ngư như "Đề án phát triển du lịch Cửa Lò giai đoạn 2006 - 2010". Ngoài ra,
đảo Ngư cũng đã được một số tài liệu viết đến như Báo Nghệ An ra ngày
27/8/2010 với bài viết "Bình minh trên đảo Ngư", Đặc san ra tháng 5/2002
với tác phẩm "Du lịch Cửa Lò" của UBND thị xã Cửa Lị, và trên trang thơng
tin điện tử của thị xã Cửa Lị (www.cualo.gov.vn).
3. Mục đích của đề tài
Đề tài nhằm góp phần làm phong phú hơn loại hình du lịch ở nơi đây,
thúc đẩy sự đóng góp của ngành Du lịch tại thị xã Cửa Lị, tạo thêm việc làm
cho người dân.
Nghiên cứu tiềm năng du lịch của đảo Ngư nhằm đẩy mạnh hoạt động
du lịch tại bãi biển Cửa Lò, kéo dài thời gian lưu trú của du khách.
4. Nhiệm vụ của đề tài
- Đánh giá khả năng phát triển du lịch của điểm du lịch Hòn Ngư.
- Xây dựng một điểm du lịch mới tại bãi biển Cửa Lị, góp phần thúc
đẩy hoạt động du lịch ở đây phát triển một cách bền vững và giải quyết công
ăn việc làm cho người dân.
5. Giới hạn của đề tài
- Về mặt nội dung: Khóa luận tập trung vào việc nghiên cứu tiềm năng du
lịch ở đảo Hòn Ngư, về khả năng phát triển du lịch ở nơi đây. Qua đó đề xuất
một số giải pháp nhằm góp phần khai thác tài nguyên du lịch ở đảo Hòn Ngư
một cách bền vững, song song với việc phát triển du lịch ở bãi biển Cửa Lò.
- Về mặt không gian: Đề tài được tiến hành tại đảo Hòn Ngư thuộc thị
xã Cửa Lò - Nghệ An.
- Về mặt thời gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu trong thời gian từ
tháng 12/2010 đến tháng 5/2011.


4


6. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tiềm năng du lịch của đảo Hòn Ngư
bao gồm: tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn, điều kiện
tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của đảo Hòn Ngư.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong q trình nghiên cứu, khóa luận được áp dụng các phương pháp
nghiên cứu như sau:
7.1. Phương pháp khảo sát thực địa
Tác giả sử dụng phương pháp này để quan sát, thu thập thông tin và
thẩm nhận được giá trị của điểm du lịch Hòn Ngư để hồn thành khóa luận.
7.2. Phương pháp thu thập, phân loại và xử lý tư liệu
Tác giả vận dụng phương pháp này để tổng hợp, phân tích những thuận
lợi và khó khăn từ mọi mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội của đảo Hịn Ngư để hồn
thành chương 1 và chương 2 của khóa luận.
7.3. Phương pháp mơ tả
Sử dụng phương pháp này để mô tả các tài nguyên du lịch ở đảo Hòn
Ngư cũng như là điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội, tài nguyên tự nhiên và
nhân văn trong chương 1 và chương 2.
8. Bố cục đề tài
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa
luận gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về điểm du lịch Hòn Ngư.
Chương 2: Đánh giá tiềm năng du lịch ở đảo Hòn Ngư.
Chương 3: Các giải pháp để phát triển du lịch ở đảo Hòn Ngư.

5



NỘI DUNG
Chƣơng 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỂM DU LỊCH HÒN NGƢ
1.1. Điểm du lịch
Hòn Ngư là một điểm du lịch có tiềm năng du lịch lớn đang được khai
thác tại thị xã Cửa Lị và trong tương lai, nó sẽ trở thành một điểm du lịch hấp
dẫn thu hút khách du lịch đến với Cửa Lò. Là một điểm du lịch, Hòn Ngư
chắc chắn sẽ là cầu nối giữa đất liền và hải đảo, giữa lịch sử lâu đời của đảo
Ngư với lịch sử phát triển thị xã Cửa Lò từ khi được thành lập, xây dựng cho
đến nay.
1.1.1. Khái niệm điểm du lịch
"Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên
quan đến sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên
nhằm mục đích nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng
cao trình độ nhận thức - văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ các giá
trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa" (1).
Do đó, trong việc nghiên cứu du lịch tổ chức lãnh thổ du lịch là một
trong những vấn đề quan tâm hàng đầu, bởi vì khơng thể tổ chức và quản lý
có hiệu quả hoạt động du lịch nếu khơng xem xét khía cạnh khơng gian (lãnh
thổ) của nó. Đồng thời, một yêu cầu cấp thiết là phải phân nhóm các đối
tượng và hiện tượng du lịch theo khơng gian. Tuy nhiên, một trong những đặc
điểm của hoạt động du lịch là tính phân tán trong khơng gian, nên đối với việc
tổ chức lãnh thổ du lịch cần phải có khoảng khơng gian rộng lớn.
Trong tổ chức lãnh thổ du lịch, phân vùng du lịch có tầm quan trọng
lớn nên khi nghiên cứu phân vùng không thể không đề cập đến hệ thống phân
vị. Tùy từng nước, từng quan niệm của các nhà nghiên cứu khác nhau mà
(1)

Trần Đức Thanh (2005), Nhập môn khoa học du lịch, trang 12, NXB ĐHQG Hà Nội.


6


phân hệ thống phân vị làm nhiều cấp độ khác nhau nhưng nhìn chung đều
chia hệ thống phân vị làm 5 cấp gồm: điểm du lịch - hạt nhân du lịch - tiểu
vùng - á vùng - vùng du lịch.
Có thể nói điểm du lịch là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị về mặt
lãnh thổ. Điểm du lịch có quy mơ nhỏ, trên bản đồ các vùng du lịch người ta
có thể hiểu điểm du lịch là những điểm riêng biệt. Sự chênh lệch về diện tích
của các điểm du lịch là tương đối lớn.
Điểm du lịch là nơi tập trung tài nguyên du lịch hay cơ sở vật chất kỹ
thuật phục vụ du lịch hoặc kết hợp cả hai ở quy mơ nhỏ. Vì thế, điểm du lịch
có thể phân thành hai loại là điểm tài nguyên và điểm chức năng.
Tùy từng quốc gia trên thế giới mà có những định nghĩa khác nhau về
điểm du lịch:
Theo luật du lịch của Inđônêxia, khoản 6, điều 1 đã xác định điểm du
lịch như sau: “Trước hết đó là một vị trí có tài ngun du lịch và có sức hấp
dẫn, sức hút đối với con người. Tất cả những điều này được Chính phủ xác
định và quản lý. Việc xây dựng các điểm này phục vụ cho du lịch phải được
đảm bảo 4 yêu cầu: thứ nhất, có khả năng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn
hóa - xã hội tại địa phương; thứ hai, đảm bảo giữ gìn được những giá trị văn
hóa, tín ngưỡng và phong tục tập quán đang tồn tại ở địa phương; thứ ba,
bảo vệ được môi trường sinh thái; thứ tư, đảm bảo sự phát triển lâu dài”.
Theo khoản 8, điều 4, chương I, Luật du lịch Việt Nam (2005) “Điểm
du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của
khách du lịch”.
Theo khoản 1, 2, điều 24 - chương IV, Luật du lịch Việt Nam (2005),
“Các điều kiện để công nhận là điểm du lịch gồm:
- Điểm du lịch có đủ các điều kiện sau được công nhận là điểm du lịch

quốc gia:

7


+ Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan
của khách du lịch.
+ Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, khả năng đảm bảo
phục vụ ít nhất 1 trăm nghìn lượt khách tham quan một năm.
- Điểm du lịch có các điều kiện sau được cơng nhận là điểm du lịch địa
phương:
+ Có tài nguyên du lịch hấp dẫn với nhu cầu tham quan của khách
du lịch.
+ Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng đảm bảo
phục vụ ít nhất mười nghìn lượt khách tham quan một năm”.
Từ những định nghĩa trên có thể hiểu điểm du lịch là nơi đến của khách
du lịch trong thời gian nhất định trên tuyến du lịch, là nơi có tài nguyên du
lịch được khai thác cho các hoạt động du lịch. Các điểm du lịch được nối với
nhau trên tuyến du lịch. Trong trường hợp cụ thể, các tuyến du lịch có thể là
tuyến nội vùng (á vùng, tiểu vùng, trung tâm) hoặc là tuyến liên vùng (giữa
các vùng).
1.1.2. Phân loại điểm du lịch
Điểm du lịch là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị về mặt lãnh thổ.
Tùy từng góc độ, khía cạnh khác nhau mà nhìn chung, có thể phân điểm du
lịch thành 4 nhóm chính sau:
- Điểm du lịch thiên nhiên: gồm những điểm du lịch mà hoạt động của
nó chủ yếu dựa vào việc khai thác các giá trị tài nguyên du lịch tự nhiên. Đối
với những vùng có nguồn tài nguyên này, người ta thường xây dựng các trung
tâm điều dưỡng và thể thao.
Cụ thể như: các trung tâm nghỉ dưỡng bao gồm các điểm nghỉ dưỡng

được xây dựng trên các nguồn nước khống (Quang Hanh, Kim Bơi,…), các
điểm du lịch phát triển trên nền khí hậu núi và biển như Đà Lạt, Tam Đảo, Ba

8


Vì….Các nhà nghỉ dưỡng hoạt động trên các nguồn tài nguyên thiên nhiên
khác (chữa bệnh bằng hoa quả, bằng bùn…).
Khu nghỉ dưỡng phải thỏa mãn các điều kiện về phương tiện chữa bệnh
từ thiên nhiên được khoa học công nhận và để khai thác được nguồn tài
nguyên thành các khu nghỉ dưỡng điểm du lịch cần có thiết bị và tiện nghi
phù hợp như bể bơi, sauna, phòng điều dưỡng, bãi tắm…được xây dựng trên
cơ sở hạ tầng đảm bảo.
- Điểm du lịch văn hóa là các trung tâm lịch sử, trung tâm khoa học,
trung tâm nghệ thuật, trung tâm tơn giáo…Có thể lấy một ví dụ điển hình như
trung tâm lịch sử (điểm du lịch lịch sử) là những nơi có các cơng trình được
xây dựng từ xa xưa. Đó là những thành phố, đơ thị hoặc làng cổ. Đây là
những nơi vẫn còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống như kiến trúc,
nhà ở, các cơng trình tơn giáo tín ngưỡng và phong tục tập qn, lễ hội.
Hay các điểm du lịch tôn giáo, là những nơi nổi tiếng với những trung
tâm tôn giáo của thế giới, quốc gia cũng như khu vực. Nơi đây có thể có
những cổ vật xưa có ý nghĩa tơn giáo hoặc mang màu sắc tôn giáo. Những
trung tâm tôn giáo nổi tiếng thế giới là: tòa thánh Vantican, nhà thờ Đức Bà ở
Pháp, Thánh địa Mecca ở Ả Rập Saudi…
- Điểm du lịch đô thị gồm các điểm du lịch mà ở đó chủ yếu phát triển
các loại hình du lịch liên quan đến các nhân tố kinh tế và chính trị. Đó là các
đơ thị, trung tâm kinh tế, chính trị của thế giới, quốc gia hay khu vực.
- Điểm du lịch đầu mối giao thơng như nơi có ga xe lửa, cảng sân bay,
nơi giao cắt của các trục đường lớn thường trở thành nơi dừng chân tạm thời
của du khách. Tại các đầu mối giao thông này có hệ thống cơ sở lưu trú đặc

trưng nằm trong cơ cấu của ngành giao thông vận tải như khách sạn ga, cửa
hàng ăn và chỗ vui chơi giải trí, cửa hàng lưu niệm, tạp hóa…của nhà ga.
Theo cách phân loại trên, điểm du lịch được phân loại trên cơ sở tính
chất của tài nguyên du lịch. Trong thực tế, các nhân tố này có ảnh hưởng đồng
9


thời, khơng tách rời nhau. Do vậy, ít gặp các cơ sở trung tâm du lịch nào
thuộc đơn thuần một điểm du lịch.
Ngồi ra, có thể sắp xếp các điểm du lịch theo ý nghĩa của chúng. Các
điểm du lịch có thể có ý nghĩa địa phương, vùng, quốc gia, quốc tế. Hay có
thể sắp xếp các điểm du lịch thành điểm du lịch có ý nghĩa hạn chế và điểm
du lịch có ý nghĩa tuyệt đối. Điểm du lịch có ý nghĩa hạn chế là những điểm
du lịch có sức thu hút đối với số người hạn chế ở một vài địa phương, một vài
vùng hay đất nước. Điểm du lịch có ý nghĩa tuyệt đối là điểm du lịch thu hút
số lượng không hạn chế khách du lịch.
1.1.3. Điều kiện và nhân tố hình thành điểm du lịch
* Điều kiện hình thành điểm du lịch:
Để hình thành điểm du lịch những điều kiện cần thiết phải thỏa mãn
bao gồm:
- Phải có điều kiện tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú, độc đáo và
sức hấp dẫn với du khách.
- Phải đảm bảo các điều kiện vệ sinh cần thiết.
- Phải được xây dựng tốt, có lối đi lại thuận tiện và ln được duy trì tốt.
- Phải có cơ sở lưu trú như khách sạn (hotel), nhà trọ (môtel), nhà nghỉ,
cắm trại (camping), nhà một tầng lầu (bungalow).
- Phải có cửa hàng và các quầy bán hàng, đặc biệt là hàng thực phẩm.
- Phải được trang bị đa dạng và đầy đủ như nơi tập luyện trang thiết bị
y tế, nơi chơi thể thao, bể bơi…
* Các nhân tố hình thành điểm du lịch:

Trong thực tế, điểm du lịch được hình thành dưới tác động của các
nhóm nhân tố sau:
- Nhóm nhân tố liên quan đến sức hấp dẫn của điểm du lịch. Nhóm này
bao gồm vị trí địa lý, tài nguyên du lịch, các nhân tố kinh tế, xã hội và chính
trị (khơng khí chính trị hịa bình, chính cách của Nhà nước, tiến bộ kỹ thuật
10


trong công nghiệp, nông nghiệp, mức giá, chất lượng phục vụ, các sự kiện có
tính định kỳ, quảng cáo du lịch, cải tiến giao thơng…).
- Nhóm những nhân tố đảm bảo giao thông cho khách đến điểm du lịch
bao gồm những điều kiện đã và có khả năng xây dựng, phát triển mạng lưới
và phương tiện giao thông khác nhau.
- Nhóm những nhân tố liên quan đến việc đảm bảo cho khách lưu lại
điểm du lịch. Đó là các cơ sở ăn uống (cửa hàng ăn uống, điểm tâm, giải khát,
các nhà ăn tiêm uống…) các cơ sở lưu trú (hotel, motel, camping…) và các cơ
sở phục vụ vui chơi, giải trí.
Như vậy, nhóm nhân tố thứ nhất thể hiện sức hấp dẫn của điểm du lịch,
hai nhóm nhân tố sau có ý nghĩa quyết định cho việc hồn thành điểm du lịch
và chúng tạo ra khả năng cho việc đi đến và lưu lại tại điểm du lịch.
1.1.4. Xác định vị trí điểm du lịch
Hiện nay, trên thế giới và Việt Nam, các điểm du lịch mới xuất hiện
ngày càng nhiều, việc xác định vị trí điểm du lịch phải dựa vào các yếu tố
khác nhau.
Xác định vị trí điểm du lịch là chọn một địa phương mà ở đó có những
điều kiện tự nhiên làm cho hoạt động kinh doanh du lịch phát triển mạnh mẽ.
Bao gồm cả việc hoạch định những vùng, tiểu vùng bao trùm ra ngồi giới
hạn của vị trí điểm du lịch. Những vùng đệm này đảm bảo cho hoạt động du
lịch được phát triển tối ưu.
Sự xác định vị trí điểm du lịch có những nét đặc trưng riêng so với sự

xác định vị trí cho các ngành kinh tế khác. Đầu tiên phải kể đến ý nghĩa của
khoảng cách. Trong du lịch, khoảng cách thường là yếu tố gây tâm lý ngần
ngại khi quyết định đi du lịch. Khoảng cách ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả,
sức khỏe, quỹ thời gian và phần nào đến thời điểm lựa chọn. Để có thể loại
trừ phần nào sự bất tiện hay sức nặng tâm lý đó, ngồi những tiện nghi cần
thiết trang bị trên các phương tiện vận chuyển, các xí nghiệp giao thơng
11


thường chú ý tạo ra những thuận lợi khác như món ăn ngon, video, đồ uống,
thuốc lá, hàng lưu niệm…Như vậy, khoảng cách là vấn đề phải luôn được chú
ý trong việc xác lập điểm du lịch. Vị trí điểm du lịch cần tạo điều kiện thuận
lợi cho việc di chuyển của du khách, tạo khả năng cơ động của sức lao động.
Sự tăng dân số cũng như việc tăng mức sống của dân cũng làm cho việc định
vị điểm du lịch trở nên thuận lợi, thậm chí cả trong trường hợp có sự thay đổi
về nguồn khách.
Việc định vị điểm du lịch vẫn chủ yếu được thực hiện bằng phương
pháp kinh nghiệm. Vị trí điểm du lịch được quan tâm là điều kiện tự nhiên,
đây là định lượng xác định và không đổi. Nhưng quan trọng hơn là điều kiện
kinh tế - xã hội. Tiếp đến là khoảng cách giữa điểm du lịch và vùng thị
trường. Đây là đại lượng biến thiên và phụ thuộc vào giá cả của việc đi lại, sự
bất tiện, mệt mỏi và những phản ánh cá nhân của khách du lịch.
Sự hình thành điểm du lịch còn phụ thuộc vào nguồn lực lao động, địa
tơ hoặc khơng gian, khả năng tín dụng để đầu tư, thủ tục hành chính. Chính
quyền địa phương bằng quyền lực của mình có thể bác bỏ, cấm đốn hay
khuyến khích việc xây dựng điểm du lịch tại chỗ này hay chỗ khác.
Quy mô thực tế hoặc thiết kế của khu du lịch cũng ảnh hưởng đến sự
xác định vị trí điểm du lịch. Ví như quy mơ của cơ sở lưu trú được đo bằng số
giường hoặc số chỗ lưu trú. Quy mô liên quan đến khả năng kinh tế của khu
vực thông qua dân cư (nguồn lao động, nguồn tiêu thụ…), ý nghĩa của dân cư

có thể xác định bằng thu nhập bình quân, số dân, tỷ lệ lao động…
Từ những khái quát về điểm du lịch, Đảo Ngư thuộc thị xã Cửa Lò là
một điểm du lịch khá hấp dẫn đối với du khách địa phương và trong nước.
Đây là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn phục vụ nhu cầu tham quan của
khách du lịch. Hơn nữa, Đảo Ngư đang được quy hoạch xây dựng cơ sở vật
chất kỹ thuật phục vụ thỏa mãn những điều kiện và nhân tố để hình thành nên
một điểm du lịch như có điều kiện tài nguyên du lịch đa dạng, độc đáo, có sức
12


thu hút với du khách. Có cơ sở lưu trú như các khách sạn, nhà nghỉ tại thị xã
Cửa Lò, đảm bảo vệ sinh cần thiết phục vụ nhu cầu khách du lịch.
Đảo Ngư đang được đầu tư và khai thác dần dần cùng với bãi tắm Cửa
Lò trong tương lai sẽ trở thành một điểm du lịch hấp dẫn với du khách.
1.2. Khái quát chung về thị xã Cửa Lị
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên
1.2.1.1. Vị trí địa lý
Thị xã Cửa Lị là 1 trong 20 đơn vị hành chính cấp huyện, 1 trong 2 đô
thị lớn của tỉnh Nghệ An. Diện tích của Cửa Lị là 28,262km2, chiếm 1,2%
diện tích tự nhiên của tồn tỉnh, trải rộng từ 18055’ đến 19015’ vĩ độ Bắc và từ
105038’ đến 105052’ kinh độ Đông bao gồm các đảo Ngư (156 ha) và đảo Mắt
(300 ha).
Phía Bắc và Phía Tây giáp huyện Nghi Lộc.
Phía Nam giáp sơng Lam và huyện Nghi Xn tỉnh Hà Tĩnh.
Phía Đơng giáp biển Đơng.
Thị xã Cửa Lị có 7 đơn vị hành chính gồm 2 xã Nghi Thu và Nghi
Hương và 5 phường Nghi Tân, Nghi Thủy, Thu Thủy, Nghi Hòa và Nghi Hải.
Dự kiến, sau khi sát nhập thêm 4 xã Nghi Hợp, Nghi Khánh, Nghi Thạch và
Nghi Xuân của huyện Nghi Lộc ở phía Tây, thị xã Cửa Lị sẽ có diện tích mới
là 49,52km2, bao gồm cả đảo Ngư và đảo Mắt.

Thị xã Cửa Lò chạy dọc theo bờ biển với chiều dài trên 10km, nằm
giữa hai cửa sơng lớn là Cửa Lị và Cửa Hội. Thị xã Cửa Lò cách thành phố
Vinh 17km về hướng Đông Bắc và được nối với Vinh bằng tuyến đường Vinh
- Cửa Hội, Vinh - Quán Bánh - Cửa Lị, Nam Cấm - Cửa Lị. Mạng lưới giao
thơng phát triển sẽ càng gắn bó hai đơ thị này với nhau về kinh tế và xã hội,
làm đối trọng, hỗ trợ và tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển.

13


Hệ thống giao thơng đối ngoại của Cửa Lị khá hoàn thiện và được nối
liền với giao điểm của các tuyến giao thơng Bắc Nam và Đơng Tây, đó là
tuyến đường sắt Bắc Nam, 2 tuyến đường bộ xuyên Việt quốc lộ 1A và đường
Hồ Chí Minh.
1.2.1.2. Địa hình, địa mạo
Cửa Lị thuộc đồng bằng ven biển, địa hình khá đa dạng, có hướng dốc
từ Tây sang Đơng, cao ở phía Tây và thấp dần sang phía Đơng. Về tổng thể,
có thể chia thị xã Cửa Lị thành 2 vùng: Vùng bán sơn địa phía Tây và Tây
Bắc (khu vực núi Gươm và núi Lô Sơn và vùng đồng bằng ven biển thuộc
Đông Nam và trung tâm thị xã), đây là khu vực thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp và du lịch.
Biển, đảo Cửa Lị ngồi ý nghĩa về quốc phịng cịn có ý nghĩa lớn về
kinh tế, đặc biệt là du lịch. Bãi biển nông, cát mịn, nước biển trong xanh có
độ mặn thích hợp, mơi trường khí hậu trong sạch, kết hợp với cảnh quan thiên
nhiên ven biển như cây xanh, thảm cỏ, núi non, hang động, có đảo gần bờ, tất
cả đã tạo cho Cửa Lò lợi thế so sánh lớn về phát tiển du lịch.
1.2.1.3. Đặc điểm khí hậu thời tiết
Thị xã Cửa Lị có khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu chung những đặc
điểm khí hậu của miền Trung. Đồng thời là địa bàn ven biển nên trực tiếp chịu
tác động của bão, áp thấp nhiệt đới và khí hậu thời tiết hải dương nói chung.

Chế độ nhiệt: có hai mùa rõ rệt, mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt
độ trung bình 23 - 240C, tháng nóng nhất là tháng 7 lên tới 39 - 400C. Mùa
lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình 19 - 200C, thấp
nhất có thể xuống tới 60C. Số giờ nắng trung bình năm là 1637 giờ.
Chế độ mưa: lượng mưa trung bình năm 1900mm, lớn nhất khoảng
2600mm, nhỏ nhất đạt 1100mm. Lượng mưa phân bố không đều trong năm tập
trung từ nửa cuối tháng 8 đến tháng 10, nhiều khi dẫn tới lũ lụt. Lượng mưa
thấp nhất từ tháng 1 đến tháng 4, chiếm khoảng 10% lượng mưa cả nước.
14


Chế độ gió: có 2 hướng chính. Gió mùa Đơng Bắc từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau. Gió mùa Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 10 (tháng 6 - 7 có
gió Lào khơ nóng).
Độ ẩm khơng khí: độ ẩm khơng khí bình qn 85 - 86%, cao nhất vào
tháng 1 và tháng 2 trên 90% và nhỏ nhất vào tháng 7 khoảng 74 - 75%.
Lượng bốc hơi: bình quân năm là 943mm. Lượng bốc hơi trung bình
của các tháng nóng là 140mm (tháng 5 và tháng 8). Lượng bốc hơi trung bình
của những tháng mưa là 59mm (tháng 9, 10, 11).
Những đặc trưng về khí hậu của thị xã là: biên độ nhiệt độ giữa các
mùa trong năm lớn, chế độ mưa tập trung trùng vào mùa bão, mùa nắng nóng
có gió Lào khơ nóng, đó là những ngun nhân chính gây nên xói mịn, hủy
hoại đất, nhất là trong điều kiện cây rừng bị chặt phá và sử dụng đất không
hợp lý.
1.2.1.4. Đặc điểm thủy văn
Thị xã Cửa Lò nằm giữa hai cửa biển với hai con sông lớn là sông Lam
và sông Cấm. Sông Lam chảy ở phía Nam, là ranh giới giữa Nghệ An và Hà
Tĩnh, đổ ra biển Cửa Hội, sơng Cấm ở phía Bắc, có tên sơng Cửa Lị và đổ ra
biển. Bên cạnh đó, thị xã cịn chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn của một số
sông đào của thị xã Nghi Lộc, chế độ thủy văn của Biển Đông và đặc biệt là

chế độ xâm nhập mặn của thủy triều.
1.2.1.5. Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất:
Về thổ nhưỡng, toàn thị xã có hai nhóm đất chính và được chia thành 3
đơn vị đất như sau:
Cồn cát trắng:
Diện tích cồn cát trắng có khoảng 1.324 ha (chiếm 47,08% diện tích tự
nhiên của thị xã). Đây là những cồn cát cao 4 - 6m so với mặt nước biển có
màu xám trắng hoặc xám vàng, được hình thành từ cát do gió và mưa mang
15


đến, tích tụ lâu ngày thành các đồn. Đây là loại đất xấu, khả năng giữ nước rất
thấp, nghèo về mùn, đạm, lân, kali. Đạm tổng số 0,07 - 0,14%, lân tổng số
0,02 - 0,07%, kali tổng số 0,11 - 0,14%. Cồn cát trắng phân bổ chủ yếu ở các
phường ven biển, hay một số khu vực gần biển như Nghi Tân, Nghi Thu,
Nghi Hương, được sử dụng để trồng rừng phịng hộ, chắn cát, một số diện
tích trồng cây thực phẩm như đậu đỏ, còn lại bỏ hoang.
Đất cát biển:
Diện tích 1168 ha, chiếm 41,54% diện tích tự nhiên của thị xã. Đất có
thành phần cơ giới cát pha, hàm lượng sét thấp. So với đất cùng loại ở các
huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu, loại đất này ở thị xã Cửa Lò đã bị phủ một lớp
cát biển nên hạt thô và rời rạc hơn. Mực nước ngầm cao, cách mặt đất 30 50cm. Đất có phản ứng ít chua (pHKCL 5,35 ở tầng mặt). Mùn ít, đạm, lân, kali
dễ tiêu đều ở mức nghèo hoặc trung bình.
Đây là loại đất có giá trị trong sản xuất nơng nghiệp của thị xã, diện
tích lớn thích hợp cho trồng các loại rau màu, cây công nghiệp hàng năm như
lạc, vừng.
Đất sói mịn trơ sỏi đá:
Diện tích 21héc-ta (chiếm 0,75% diện tích tự nhiên của thị xã), phân bố
ở các núi cao dốc, nhiều đất ở các vùng bán sơn địa, được hình thành do q

trình đất bị rửa trơi, bào mịn mạnh. Hiện tại, phần lớn diện tích trồng rừng,
phủ xanh, phần còn lại cần tiếp tục được trồng cây, nâng độ che phủ cho rừng.
Nhìn chung, đất thị xã đa dạng về chủng loại, chất lượng kém so với
nhiều nơi trong tỉnh. Nhưng có một số diện tích thích hợp trồng những loại
cây có giá trị kinh tế như lúa, lạc, rau, màu, cây công nghiệp ngắn ngày, cây
ăn quả.
- Tài nguyên nước:
Nguồn nước mặt: nguồn nước mặt của thị xã khá dồi dào, bao gồm hai
hệ thống sông Cấm, sông Lam và một số hồ đập ở Nghi Hương, Nghi Thu.
16


Nước mặt dùng cho sản xuất nông nghiệp và thau chua, rửa mặn, ngọt hóa
cho một số nguồn nước.
Nguồn nước ngầm: nguồn nước ngầm phân bố khá rộng, nước ngầm
ngọt phân bố chủ yếu ở các tầng chứa nước Pleitoxen, Miocen ở độ sâu 100
đến 300m, một số nơi nông hơn 20 - 50m. Chất lượng khá tốt, đáp ứng nhu
cầu sản xuất và sinh hoạt.
- Tài nguyên rừng:
Rừng của thị xã có 423 ha, chủ yếu là rừng trồng phịng hộ và các cây
trồng phân tán như thơng, keo, phi lao, bạch đàn và cây bóng mát trong khu
đơ thị. Nhìn chung, tài nguyên rừng của thị xã Cửa Lị ngồi ý nghĩa về phịng
hộ ven biển, ngồi chắn cát cịn có vai trị quan trọng trong tạo bóng mát,
cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái phục vụ du lịch.
- Tài nguyên biển và ven biển:
Thị xã có nguồn lợi khá phong phú, bao gồm cả khai thác và ni
trồng. Do có 2 sơng lớn đổ ra biển, mang theo nhiều loại động vật phù du từ
trong lục địa là nguồn thức ăn dồi dào cho các loại động vật biển, nên nguồn
hải sản ở đây khá phong phú. Cá biển có hơn 200 lồi, tơm biển có 8 lồi,
nhiều loại có giá trị kinh tế cao như: cá chim, cá thu, tôm hẹ, tôm hùm, mực,

vẹm, ngao... Đặc biệt, khu vực Cửa Hội hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi cho phát
triển đánh bắt hải sản. Một số địa bàn phát triển nuôi trồng các loại thủy sản
như: vẹm, ngao, tôm, cua … như ở Nghi Thủy, Nghi Hải, một phần Nghi Tân,
Nghi Khánh và bãi ngang Nghi Hịa, ni cá lồng ở đảo Ngư, đảo Lan Châu.
Bờ biển của thị xã đã tạo ra cho khu vực Cửa Lị có một tiềm năng rất
lớn để phát triển du lịch biển, đặc biệt hơn là đảo Ngư, đảo Mắt. Cảng Cửa Lò
từ lâu đã trở thành đầu mối quan trọng của các tuyến đường thủy.
Trong chiến lược kinh tế biển của cả nước và quy hoạch phát triển kinh
tế xã hội ven biển miền Trung, Cửa Lò luôn luôn được xem như một trung

17


tâm tiến ra biển của miền Trung, đầu mối của nhiều tuyến hành lang kinh tế
nối khu vực ven biển với các vùng nội địa.
- Tài nguyên khoáng sản:
Tài nguyên khống sản trên địa bàn khơng nhiều, chủ yếu phục vụ làm
vật liệu xây dựng và cho sản xuất vật liệu xây dựng như cát, quặng titan (ở
Nghi Hải). Tuy nhiên trữ lượng thấp, phân bố rải rác ở các xã, phường, khả
năng khai thác mang tính bền vững ít.
1.2.2. Các yếu tố xã hội
1.2.2.1. Dân số và đặc điểm dân cư
Năm 2007, dân số của thị xã là 51.487 người trong đó nam là 25.422
người chiếm 49,37% và nữ là 26.065 người, chiếm 50,63% tổng dân số.
Tỷ lệ tăng dân số bình quân trong 5 năm 2001 đến 2005 là 2,2%/ năm,
trong đó tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đạt ở mức dưới 1%. Tuy hàng năm biến
động thất thường song tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đang có xu thế tăng (chủ yếu
tăng cơ học), phù hợp với tỷ lệ đơ thị hóa của một đơ thị đang phát triển.
Trải qua quá trình chinh phục, cải tạo thiên nhiên và đấu tranh chống
giặc ngoại xâm hàng trăm năm đã tạo cho vùng đất, con người Cửa Lị với

nhiều giá trị văn hóa trong nếp sống, cách ứng xử và quan hệ xã hội. Người
Cửa Lò cầu tiến, ham hiểu biết, cần cù lao động, đồng thời khắt khe, chặt chẽ
và nghiêm khắc với chính mình, người thân và bạn bè và do vậy họ biết thông
cảm với người khác, sống vì cộng đồng, trung thực.
1.2.2.2. Lao động và nguồn nhân lực
Dân số trong độ tuổi lao động năm 2007 khoảng 30,9 nghìn người,
chiếm 60% dân số toàn thị xã. Lao động đang làm việc trong nền kinh tế
khoảng 26,1 nghìn người, 83% lực lượng lao động, trong đó khu vực nơng lâm - ngư nghiệp chiếm 18,8%. Nhìn chung, lực lượng lao động của thị xã
khá dồi dào, nhưng phần lớn là lao động phổ thông, mới chuyển từ sản xuất

18


nơng nghiệp, tay nghề thấp hoặc khơng có, lao động có trình độ chun mơn
kỹ thuật khơng nhiều, nhất là kỹ thuật cao.
1.2.2.3. Cơ sở vật chất và kỹ thuật
Hiện nay, trên địa bàn thị xã có 222 cơ sở lưu trú (so với năm 2000 là
106 cơ sở), với 5.748 phịng và 12.166 giường, có khả năng đón nhận 15.500
khách lưu trú/ngày, nhiều cơ sở có thể phục vụ tổ chức tốt các hội thảo, hội
nghị mang tầm quốc gia, quốc tế như: khách sạn Sài Gòn - Lim Liên, khách
sạn Xanh. Bên cạnh đó có 50 cơ sở lưu trú đang lập hồ sơ trình các cấp có
thẩm quyền xếp hạng từ 1 - 3 sao để xứng đáng với lợi thế và tiềm năng, nâng
cao chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của du khách. Đầu tư xây dựng 256
ki ốt kinh doanh phía Đơng đường Bình Minh khang trang, đảm bảo mỹ quan
đơ thị (2).
1.2.2.4. Công tác quản lý nhà nước về du lịch
Công tác quản lý nhà nước về du lịch được tăng cường với phương
châm “kiên quyết, triệt để, liên tục và đồng bộ”. Thị xã đã xây dựng được quy
chế quản lý, đặc biệt là chủ trương “5 không” đạt được nhiều kết quả quan
trọng. Việc niêm yết công khai giá hàng hóa, dịch vụ được các cơ sở lưu trú,

điểm kinh doanh chấp hành khá nghiêm túc. Tình trạng đeo bám, chèo kéo
khách, bán hàng rong giảm đi đáng kể, nếp sống văn hóa trong giao tiếp, ứng
xử trong sinh hoạt cộng đồng có chuyển biến rõ rệt.
An ninh trật tự, an tồn cho du khách được đảm bảo. Cơng tác kiểm tra,
tuần tra được tổ chức thường xuyên và đồng bộ, khơng để xảy ra các điểm
nóng, điểm đen, vệ sinh mơi trường, vệ sinh an tồn thực phẩm, chống gian
lận thương mại, hàng kém chất lượng được các ngành chức năng kiểm tra
thường xuyên. Công tác cứu hộ, cứu nạn và phịng chống thiên tai ln được
chú trọng, duy trì chế độ trực 24/24, sẵn sàng ứng cứu trong mọi tình huống
(2)

UBND thị xã Cửa Lị (2010), Báo cáo tổng kết 8 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số: 12/NQ - TU
của BTV tỉnh ủy; Nghị quyết số 07/NQ - TU của BTV thị ủy về phát triển du lịch Cửa Lò trời kỳ 2002 2010, trang 3.

19


xảy ra. Các phương tiện vận chuyển khách du lịch được kiểm tra nghiêm ngặt.
Môi trường, cảnh quan được quan tâm đầu tư, ý thức bảo vệ môi trường của
nhân dân từng bước được nâng cao góp phần quan trọng vào q trình phát
triển du lịch bền vững.
1.2.3. Di tích - danh thắng và lễ hội của thị xã Cửa Lò
Đến với Cửa Lò, bên cạnh du lịch nghỉ dưỡng tắm biển chắc hẳn du
khách không thể bỏ qua loại hình du lịch văn hóa, từ vạn chài sơng nước đến
các di tích và lễ hội rất độc đáo và nổi bật của xứ Nghệ.
- Đảo Mắt: đảo Mắt cách đất liền khoảng 18km. Đảo cịn có tên là núi
Quỳnh Nhai, cao 218m, biển sâu 24m. Núi Quỳnh Nhai gồm hai hịn lớn nhỏ
nối nhau. Từ đất liền nhìn ra giống như cặp mắt, nên dân gian gọi là đảo Mắt.
Đảo Mắt là vị trí tiền tiêu quan trọng để bảo vệ sự bình n cho đất
liền. Trên đảo có rừng xanh với nhiều loài chim biển, khỉ, dê, lợn rừng. Là

tiềm năng du lịch sinh thái đa dạng, thu hút du khách.
- Đảo Ngư (Song Ngư): Đảo cách bờ biển hơn 4km. Đảo gồm hai hòn
đảo lớn nhỏ, hòn lớn cao 133m, hòn nhỏ cao 88m so với mặt nước biển.
Trên đảo có Bãi Chùa nằm ở phía Tây. Chùa được xây dựng ở thế kỷ
thứ XIII, có chùa và vườn chùa.
Ngoài du lịch tắm biển, ngắm đảo hưởng khí hậu trong lành, q khách
cịn có thể tham quam du lịch leo núi, du ngoạn bằng thuyền quanh đảo, thăm
khu ni cá giị Đảo Ngư. Khu đảo thực sự trở thành một điểm du lịch hấp
dẫn đối với mọi du khách đến với Cửa Lò - “Đến Cửa Lò phải đến Đảo ngư”.
- Đảo Lan Châu: Đảo Lan Châu nằm ngay sát bờ biển, tiếng địa
phương còn gọi là Rú Cóc, vì đảo có hình dáng như một con cóc khổng lồ
đang vươn mình ra biển khơi. Đảo Lan Châu chia bãi biển Cửa Lò thành hai
khu vực riêng biệt. Trên đỉnh cao của đảo năm 1936, vua Bảo Đại đã cho
xây lầu Nghinh Phong, từ vị trí này có thể quan sát được tồn thị xã, cảng
Cửa Lị và phóng tầm mắt ra biển khơi bao la. Đảo Lan Châu đang được qui
20


×