Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Thực trạng và giải pháp đối với tội phạm lứa tuổi vị thành niên trên địa bàn thành phố vinh trong những năm gần đây (từ năm 2000 2010)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (880.92 KB, 112 trang )

Tr-ờng đại học vinh
khoa lịch sử
=== ===

trần thị h-ơng

Khóa luận tốt nghiệp đại học
Thực trạng và giải pháp đối với tội phạm
lứa tuổi vị thành niên trên địa bàn thành phố Vinh
trong những năm gần đây (từ năm 2000 - 2010)

chuyên ngành công tác xà hội

Vinh - 2011


Tr-ờng đại học vinh
khoa lịch sử
=== ===

trần thị h-ơng

Khóa luận tốt nghiệp đại học
Thực trạng và giải pháp đối với tội phạm
lứa tuổi vị thành niên trên địa bàn thành phố Vinh
trong những năm gần đây (từ năm 2000 - 2010)

chuyên ngành công tác xà hội
Lớp 48B3 - CTXH (2007 - 2011)

Giáo viên h-ớng dẫn: Nguyễn Thị Bích Thủy



Vinh - 2011


LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập và nghiên cứu hết sức nghiêm túc, tơi đã hồn
thành khóa luận tốt nghiệp: “Thực trạng và giải pháp đối với tội phạm lứa
tuổi vị thành niên trên địa bàn thành phố Vinh trong những năm gần đây
(từ năm 2000 - 2010)”.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc của mình đến Ban chủ nhiệm Khoa
và các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử. Đồng thời, tôi cũng xin được gửi lời
cảm ơn tới: Ủy ban nhân dân, Công an nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện
Kiểm sát nhân dân thành phố Vinh - Nghệ An cùng các ban ngành đoàn thể
và nhân dân trong thành phố đã tạo điều kiện cho tơi có thể hồn thiện khóa
luận của mình.
Đặc biệt, tơi xin chân thành gửi lời cảm ơn giảng viên Nguyễn Thị
Bích Thủy, người đã chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ và hướng dẫn tận tình cho
tơi trong suốt q trình làm và hồn thiện khóa luận này.
Do hạn chế về thời gian và trình độ nghiên cứu, khóa luận này chắc
chắn vẫn cịn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
các thầy cơ giáo cũng như các bạn sinh viên. Đó sẽ là những ý kiến q báu
có thể giúp tơi có những kinh nghiệm và hoàn thiện hơn nữa những nghiên
cứu sau này.
Vinh, tháng 5 năm 2011.
Sinh viên
Trần Thị Hương


MỤC LỤC
Trang

A. MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................... 1

2.

Tổng quan nghiên cứu của vấn đề ....................................................... 4

3.

Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu ....................................... 6

4.

Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ......................................... 7

5.

Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 7

6.

Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ............................................................. 8

7.

Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................ 10

8.


Bố cục khóa luận................................................................................ 10

B. NỘI DUNG ................................................................................................ 11
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG NGHIÊN
CỨU TỘI PHẠM Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN ...................... 11
1.1.

Cơ sở lý luận ...................................................................................... 11

1.1.1.

Một số lý thuyết ứng dụng khi tiếp cận các đối tượng tội phạm ....... 11

1.1.2.

Các khái niệm công cụ ....................................................................... 13

1.1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng và Nhà
nước về tội phạm .............................................................................. 18
1.2.

Cơ sở thực tiễn ................................................................................... 21

1.2.1.

Tình hình tội phạm vị thành niên....................................................... 21

1.2.3.


Đặc điểm của lứa tuổi vị thành niên .................................................. 24

Chương 2. TÌNH HÌNH TỘI PHẠM LỨA TUỔI VỊ THÀNH
NIÊN TẠI THÀNH PHỐ VINH TRONG NHỮNG
NĂM GẦN ĐÂY (2000 - 2010) .............................................. 27
2.1

Tổng quan về địa bàn thành phố Vinh ............................................... 27

2.1.1.

Điều kiện tự nhiên.............................................................................. 27

2.1.2

Điều kiện dân cư, kinh tế - xã hội ...................................................... 28


2.2.

Thực trạng tội phạm vị thành niên trên địa bàn thành phố Vinh ....... 30

2.2.1.

Thực trạng tội phạm ở lứa tuổi vị thành niên trên địa bàn
thành phố Vinh .................................................................................. 30

2.2.2.

Một số đặc điểm của tội phạm VTN ở thành phố Vinh .................... 34


2.2.3.

Công tác điều tra, xử lý tội phạm ...................................................... 40

2.3.

Nguyên nhân dẫn đến tình hình tội phạm VTN trên địa bàn
thành phố Vinh................................................................................... 41

2.3.1.

Nguyên nhân chủ quan ...................................................................... 41

2.3.2.

Nguyên nhân chủ quan ...................................................................... 43

2.3.

Những giải pháp, kiến nghị nhằm hạn chế và phòng ngừa tội
phạm vị thành niên trên địa bàn thành phố Vinh ............................... 52

2.3.1.

Tăng cường, nâng cao vai trò lãnh đạo và quản lý các cấp ủy
Đảng, các cơ quan chức năng và có thẩm quyền ............................... 52

2.3.2.


Đẩy mạnh công tác giáo dục nâng cao trình độ chính trị, tư tưởng,
truyền thống, pháp luật văn hóa cho người chưa thành niên.................. 53

2.3.3.

Tăng cường, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan
thực thi và bảo vệ pháp luật ............................................................... 53

2.3.4.

Nâng cao hiệu quả tuyên truyền và tiếp tục phát động, thực
hiện các phong trào tồn dân phịng chống tội phạm vị thành
niên một cách hiệu quả ....................................................................... 54

2.3.5.

Phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng, gia đình, nhà trường
và các tổ chức đồn thể trong giáo dục người chưa thành niên ........ 54

Chương 3. VAI TRỊ CỦA CƠNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC
HỖ TRỢ TÂM LÝ, KỸ NĂNG HÒA NHẬP CỘNG
ĐỒNG CHO TỘI PHẠM VỊ THÀNH NIÊN ...................... 58
3.1.

Vai trò của nhân viên công tác xã hội đối với tội phạm vị
thành niên .......................................................................................... 58

3.1.1.

Vai trị của cơng tác xã hội ................................................................ 58



3.1.2.

Vai trị của nhân viên cơng tác xã hội đối với tội phạm vị thành
niên trên địa bàn thành phố Vinh....................................................... 58

3.1.3.

Những yêu cầu đặt ra cho nhân viên xã hội ...................................... 61

3.2.

Thực hành công tác xã hội với tội phạm vị thành niên ..................... 62

C. KẾT LUẬN ............................................................................................... 84
D. PHỤ LỤC .................................................................................................. 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 103


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ANQG

:

An ninh quốc gia

CA


:

Công an

CSĐT

:

Cảnh sát điều tra

CTXH

:

Cơng tác xã hội

PCTP

:

Phịng chống tội phạm

PVS

:

Phỏng vấn sâu

TAND


:

Tòa án nhân dân

TANDTC :

Tòa án nhân dân tối cao

TTATXH :

Trật tự an toàn xã hội

UBNDTP :

Ủy ban nhân dân thành phố

VKSND

:

Viện kiểm sát nhân dân

VTN

:

Vị thành niên


DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 1:

Động thái của tình hình tội phạm người chưa thành niên và
so sánh với tổng số bị cáo............................................................. 22

Bảng 2:

Cơ cấu tội phạm VTN theo địa bàn cư trú ................................... 33

Bảng 3:

Tỷ lệ độ tuổi, giới tính của tội phạm vị thành niên ...................... 36

Bảng 4:

Đặc điểm nhân cách đối tượng ..................................................... 39

Bảng 5:

Hoàn cảnh gia đình tội phạm vị thành niên trên địa bàn
thành phố Vinh ............................................................................. 47

Biểu đồ 1:

Tình hình tội phạm VTN ở thành phố Vinh từ 2000 - 2010 ........ 31

Biểu đồ 2:

Tỷ lệ giới tính của tội phạm VTN ................................................ 35


Biểu đồ 3:

Độ tuổi của tội phạm VTN ........................................................... 36

Biểu đồ 4:

Trình độ học vấn của tội phạm VTN trên địa bàn thành
phố Vinh ....................................................................................... 37

Biểu đồ 5:

Thành phần xuất thân của tội phạm VTN .................................... 38


A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong suốt quá trình lãnh đạo, đánh giá cách mạng, Đảng và Nhà nước
ta luôn chú trọng yếu tố con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là
động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; mọi chủ trương, đường lối,
chính sách của Việt Nam đều nhằm phấn đấu cho mục tiêu “dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Xuất phát từ chủ trương không ngừng phát triển quyền con người, trong
những năm qua Đảng và Nhà nước Việt Nam đã và đang xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật để đảm bảo các quyền con người được tôn trọng và
thực hiện một cách đầy đủ nhất. Cùng với q trình đó, cơng tác đấu tranh
phòng chống vi phạm pháp luật được xem là vấn đề căn bản và có ý nghĩa
chiến lược trong tiến trình xây dựng và hồn thiện nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa, thể hiện bản chất nhân văn, nhân đạo của pháp luật xã hội chủ
nghĩa và coi đó là điều kiện cần thiết, nhằm đảm bảo sự phát triển kinh tế văn hóa - xã hội…

Xu thế hội nhập và phát triển đã và đang đặt ra cho nước ta rất nhiều cơ
hội và thách thức đặc biệt là trên lĩnh vực an ninh quốc phòng, cùng với đó là
tình hình tội phạm ngày càng gia tăng và có những chuyển biến phức tạp với
thủ đoạn ngày càng tinh vi và mức độ ngày càng nghiêm trọng. Hiện nay bên
cạnh những đối tượng phạm tội là người lớn thì vị thành niên (VTN) ngày
càng tham gia nhiều vào các hoạt động phạm tội với mức độ và tính chất ngày
càng nguy hiểm cho xã hội. Các vụ án do VTN thực hiện không chỉ xảy ra ở
thành thị mà cịn ở cả các vùng nơng thơn, miền núi vùng sâu, vùng xa, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số. Nếu như trước đây các loại tội phạm mà trẻ VTN
mắc phải thường là trộm cắp vặt, gây rối, đánh nhau khơng gây nguy hiểm
lớn, thì gần đây mức độ phạm tội lại nguy hiểm hơn và vượt quá giới hạn của
1


tuổi VTN như đánh nhau có vũ khí, hình thành băng cướp, trộm cắp tài sản
lớn. Thậm chí hiếp dâm, giết người, cướp của, mua bán, sử dụng chất ma
tuý… Theo thống kê của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội của
Bộ Công an: năm 2006 có 7.000 vụ đối tượng phạm tội ở độ tuổi dưới 14 tuổi,
chiếm 70% tội phạm vị thành niên. Năm 2007, số vụ phạm pháp hình sự do
người chưa thành niên vi phạm có giảm 1% so với năm 2006, nhưng mức độ
phạm tội lại nghiêm trọng hơn nhiều. Năm 2007 và 3 tháng đầu năm 2008,
riêng trẻ em dưới 16 tuổi có 7.000 vụ vi phạm, chiếm đến 70% tội phạm VTN
dưới 18 tuổi. Riêng 6 tháng đầu năm 2008 đã xảy ra 5.746 vụ, với 9.000 em
(tăng 2% số vụ); trong đó số vụ án do người chưa thành niên gây ra chiếm
khoảng 20% tổng số vụ vi phạm hình sự.
Qua các số liệu trên, chúng ta thấy việc VTN phạm tội đang trở thành
một vấn đề lớn của xã hội vì VTN là thế hệ trẻ của quốc gia, là nguồn nhân
lực tương lai cho đất nước. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng phạm tội của
VTN để qua đó đề xuất những giải pháp góp phần làm giảm tình trạng phạm
tội ở lứa tuổi VTN là việc làm hết sức có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.

Thành phố Vinh - Tỉnh Nghệ An trong những năm gần đây đã có
những bước phát triển vượt bậc, đời sống của nhân dân ngày một tăng cao.
Tuy nhiên cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường là những mặt trái của
nó đã khiến cho tình hình an ninh trật tự trên địa bàn ngày càng phức tạp, là
nơi tập trung nhiều loại tệ nạn xã hội khác nhau như: cờ bạc, buôn bán và vận
chuyển ma túy, trộm cắp, hiếp dâm… Mà trong đó lứa tuổi VTN chiếm tỷ lệ
ngày càng tăng và nguy cơ phạm tội ngày càng cao. Do đó, bên cạnh việc
thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế, chính quyền thành phố ln xác
định việc chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ là một trong những nhiệm vụ hàng
đầu, là vấn đề chiến lược như chính Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của
chúng ta đã căn dặn: “Thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước
nhà. Vì vậy chăm sóc, giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn
2


dân. Cơng tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ… Vì tương lai của con em ta, dân
tộc ta, mọi người, mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc và giáo dục các
cháu cho tốt” [28,tr.467-468].
Tuy nhiên, chính những biến đổi sâu sắc trên các lĩnh vực của đời sống
kinh tế - xã hội đang diễn ra đối với mỗi gia đình, đã tác động trực tiếp hoặc
gián tiếp đến trẻ VTN trên địa bàn thành phố. Nhiều em thất học do gia đình
nghèo, nhiều em phải lao động cực nhọc trong mơi trường đầy bất trắc để
kiếm sống vì thế có khơng ít em đã sa vào con đường phạm tội. Thực trạng
VTN phạm tội đã và đang gây ra nhiều khó khăn cho q trình xây dựng và
phát triển của thành phố Vinh.
Trước tình hình đó, cơng tác ngăn chặn và phòng ngừa loại tội phạm
này lại vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả, điều này xuất phát từ nhiều nguyên
nhân. Để ngăn chặn và phòng ngừa tội phạm ở lứa tuổi VTN tại thành phố
Vinh - Nghệ An, một vấn đề cấp bách được đặt ra là cần phải nghiên cứu,
phân tích sâu sắc tình hình tội phạm ở lứa tuổi VTN, tìm hiểu những nguyên

nhân làm phát sinh tội phạm, trên cơ sở đó khuyến nghị những giải pháp góp
phần hạn chế, ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm nói chung và tội phạm ở lứa tuổi
VTN nói riêng. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi mà nền kinh tế tri thức
có vị trí, vai trị quan trọng trong quá trình phát triển, đổi mới đất nước thì
việc đào tạo bồi dưỡng thế hệ trẻ lại cần hơn bao giờ hết. Mặt khác chúng ta
biết rằng VTN là giai đoạn phát triển quan trọng để hình thành nhân cách của
con người vì vậy mà VTN tham gia vào các hoạt động phạm tội sẽ là mầm
họa của xã hội nếu không ngăn chặn kịp thời.
Xuất phát từ những lý do trên trên tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu:
“Thực trạng và giải pháp đối với tội phạm lứa tuổi vị thanh niên trên địa
bàn thành phố Vinh trong những năm gần đây (Từ năm 2000 đến năm
2010)” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.

3


2. Tổng quan nghiên cứu của vấn đề
Tội phạm là một hiện tượng xã hội, là một sản phẩm của quá trình phát
triển trong lịch sử nhân loại và đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên
cứu từ rất sớm. Tuy nhiên nó được nghiên cứu và nhìn nhận với tư cách là
một nghành khoa học khi tình hình tội phạm trở thành một vấn đề cấp thiết và
gay gắt trong giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản. Và từ khi ra đời, tội
phạm học đã nghiên cứu hiện tượng xã hội này dưới nhiều góc độ, theo nhiều
hướng tiếp cận khác nhau tùy thuộc vào quan điểm của từng nhà khoa học
trong từng thời điểm.
Ở nước ta trong những năm gần đây đã có rất nhiều nghiên cứu về tội
phạm và tội phạm vị thành niên dưới nhiều góc độ và khía cạnh như:
Năm 1981, trong luận án phó tiến sĩ luật học với đề tài: Nghiên cứu và
phòng ngừa tội phạm của những người chưa thành niên ở Việt Nam, tác giả
Đào Trí Úc đã đánh giá tình hình tội phạm ở tuổi VTN của Việt Nam, làm rõ

cơ cấu về lứa tuổi, về giới và về địa lý tội phạm… Phân tích các nguyên nhân
và điều kiện của tội phạm, nhân thân những người phạm tội và mối liên hệ
giữa các yếu tố môi trường với quá trình hình thành nhân cách và hành vi;
Các biện pháp tổ chức phòng ngừa tội phạm. (http: //www.trieufile.vn.)
Năm 1994, Viện Khoa học hình sự nay thuộc Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công
an) công bố đề tài Về luận cứ khoa học - thực tiễn cho việc phòng ngừa tội phạm
trong thanh thiếu niên ở nước ta và Tổng cục cảnh sát nhân dân (thuộc Bộ Nội
vụ nay là Bộ Công an) đã công bố đề tài KX.04.14 Tội phạm ở Việt Nam - thực
trạng - nguyên nhân và giải pháp. Bằng phương pháp phân tích tài liệu thống kê,
đề tài đã mơ tả phân tích thực trạng tội phạm, phân tích nguyên nhân làm nảy
sinh các loại tội phạm trong đó có tội phạm VTN và đề xuất một số biện pháp
trong đấu tranh phòng chống tội phạm trong giai đoạn mới.
Trong luận án tiến sĩ luật học năm 2000 với đề tài: Hoạt động của lực
lượng cơng an nhân dân trong phịng ngừa người chưa thành niên phạm tội
4


trong tình hình hiện nay, tác giả Đỗ Bá Cở cũng dưới góc độ tiếp cận theo
hướng tội phạm học, sử dụng phương pháp thống kê, làm rõ khái niệm người
chưa thành niên phạm tội và người chưa thành niên làm trái pháp luật; đưa lý
luận về phòng ngừa tội phạm nói chung và phịng ngừa người chưa thành niên
phạm tội nói riêng. Làm rõ vai trị nịng cốt của lực lượng cơng an trong việc
phịng ngừa người chưa thành niên phạm tội,…
Ở một hướng tiếp cận khác, dưới góc độ tiếp cận xã hội học, trong
những năm qua đã có một số tác giả và cơng trình nghiên cứu về tội phạm đã
được công bố như: Năm 2002, trong luận án tiến sĩ xã hội học với đề tài:
Nguồn gốc xã hội của tình trạng vi phạm pháp luật của người chưa thành
niên hiện nay ở Việt Nam, tác giả Hồ Diệu Thúy đã đi sâu vào nghiên cứu
những ảnh hưởng của xã hội tới những người chưa thành niên, nghiên cứu
những hành vi phạm tội của họ dưới góc độ xã hội học.

Bên cạnh đó, cũng có một số cơng trình nghiên cứu khá cơng phu đã được
cơng bố như: Tổng quan về những vấn đề xã hội của VTN của Viện nghiên cứu
Thanh niên; Thanh thiếu niên phạm pháp - dự báo năm 2000 của tác giả Châu
Diệu Ái (đề tài khoa học KX-04-14), năm 2004 với đề tài: Tội phạm VTN tại
thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay (giai đoạn đẩy mạnh công
nghiệp hóa - hiện đại hóa) của tác giả Phạm Đình Chi đã đi sâu phân tích thực
trạng, nguyên nhân của tình hình tội phạm VTN tại một địa bàn cụ thể (Thành phố
Hồ Chí Minh), tác giả cũng đã đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế tội phạm
VTN trên địa bàn…
Qua những cơng trình trên, chúng tơi nhận thấy:
- Những cơng trình nghiên cứu đó đã đóng góp khơng nhỏ, làm cơ sở nền
tảng trong việc nghiên cứu tội phạm VTN ở Việt Nam đồng thời tìm ra những giải
pháp nhằm hạn chế tình hình tội phạm nói chung và tội phạm VTN nói riêng.
- Các cơng trình bước đầu đã nêu và phân tích những vấn đề cơ bản liên
quan đến tội phạm VTN trên các phương diện như tâm lý học tội phạm, hành vi….
5


- Tuy nhiên, những cơng trình trên chỉ mới dừng lại ở chỗ nghiên cứu các
vấn đề lý luận và thực tiễn chung chung chứ việc đi sâu nghiên cứu tội phạm ở
lứa tuổi VTN tại một địa bàn cụ thể thì chưa được quan tâm nhiều và hiện nay
trên địa bàn thành phố Vinh cũng chưa có đề tài nào nghiên cứu về đối tượng
này. Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề tội phạm VTN ở thành phố Vinh là hết
sức cần thiết xét cả về lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Thấy được thực trạng tội phạm ở tuổi VTN trên địa bàn thành phố Vinh
- Xác định được những nguyên nhân chủ yếu, những yếu tố chính tác
động đến tội phạm ở tuổi VTN ở trên địa bàn thành phố Vinh từ nhiều góc độ
(cá nhân, gia đình, nhà trường, xã hội …).

- Dự báo được tình hình tội phạm ở tuổi VTN tại thành phố Vinh trong
những năm tới, đưa ra khuyến nghị giải pháp cơ bản và tăng cường vai trò của
CTXH nhằm hạn chế loại tội phạm này.
- Làm rõ được vai trò của CTXH đối với tội phạm ở lứa tuổi VTN.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu tình hình tội phạm do trẻ VTN thực hiện thông qua việc
mô tả, phân tích cơ cấu, tính chất, đặc điểm… của tội phạm ở lứa tuổi VTN
trên địa bàn thành phố Vinh.
- Trên cơ sở tiếp cận về văn hóa, kinh tế, dịch vụ xã hội làm rõ những
nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm ở lứa tuổi VTN.
- Đánh giá tình hình tội phạm VTN trên địa bàn thành phố Vinh và
cơng tác phịng chống loại tội phạm này.
- Đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị giúp cơ quan chức năng hạn
chế loại tội phạm này.

6


- Đưa ra trường hợp điển cứu, trong đó có ứng dụng các kỹ năng,
phương pháp công tác xã hội cá nhân để thấy được vai trò của CTXH đối với
tội phạm ở lứa tuổi VTN.
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng và giải pháp đối với tội phạm lứa tuổi vị thành niên trên địa
bàn thành phố Vinh trong những năm gần đây (từ 2000 - 2010)
4.2. Khách thể nghiên cứu
- Những đối tượng VTN phạm tội.
- Gia đình của trẻ VTN phạm tội.
- Các cơ quan chức năng (cơng an, tịa án, trại giam, trại cải tạo,…)
4.3. Phạm vi nghiên cứu

- Thời gian: 25/11/2010 - 30/3/2011.
- Không gian: Địa bàn thành phố Vinh - Nghệ An.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Đây là phương pháp được sử dụng trong suốt quá trình thực hiện
nghiên cứu, từ việc chọn đối tượng nghiên cứu, thu thập thông tin và phân
tích kết quả nghiên cứu. Những tài liệu được sử dụng bao gồm: Số liệu xét xử
tội phạm nói chung và tội phạm ở tuổi vị thành niên nói riêng được TAND
thành phố Vinh và TAND Tỉnh Nghệ An xét xử qua các năm (từ 2000 đến
2010). Các báo cáo tổng kết hàng năm của ngành tòa án, ngành kiểm sát,
ngành công an ở thành phố Vinh (từ 2000 đến 2010); Các báo cáo chuyên đề
về phòng chống tội phạm; Các văn bản tài liệu và pháp luật liên quan; Các
cáo trạng truy tố các đối tượng là người ở tuổi vị thành niên phạm tội bị xét
xử theo quy định của pháp luật (2000 đến 2010) và các bài báo, thông tin
đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
7


5.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu là một trong những phương pháp thu thập thông tin của
đề tài. Bởi có rất nhiều thơng tin định lượng chỉ thực sự có ý nghĩa khi gắn
những thơng tin đó với những thơng tin định tính thu được từ phỏng vấn sâu.
Trong đề tài này, tôi tiến hành phỏng vấn sâu 15 đối tượng, trong đó
bao gồm:
- Thực hiện 5 cuộc phỏng vấn sâu đối với 5 đối tượng tội phạm vị thành
niên tại thành phố Vinh đang bị giam giữ, cải tạo tại trại giam Nghi Kim (do
công an tỉnh Nghệ An quản lý và giáo dục).
- Phỏng vấn 2 người là cha mẹ của các phạm nhân là người trực tiếp
chăm sóc các đối tượng tội phạm vị thành niên trước khi các em phạm tội.
- Phỏng vấn 3 thầy cô giáo làm công tác quản lý và giảng dạy (Gồm: 01

hiệu trưởng trường cấp III; 01 hiệu trưởng trường cấp II; 01 thầy cô giáo trường
cấp III)
- Phỏng vấn Viện trưởng VKSND, 01 giám thị trại giam và 3 công an
thành phố.
5.3. Phương pháp CTXH với cá nhân
Là sử dụng tương giao giữa nhân viên xã hội và một thân chủ để giúp đỡ
thự bộc lộ tâm tư, xúc cảm. Từ đó hiểu mình và vấn đề của mình hơn với sự hỗ
trợ về tài nguyên và tâm lý, vận dụng để khắc phục được vấn đề gặp phải.
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, NVXH đã áp dụng phương pháp
CTXH với cá nhân để tiến hành can thiệp với một đối tượng cụ thể.
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu có sử dụng các phương pháp khác
như phương pháp xử lý số liệu, sử dụng biểu đồ, bảng biểu...
6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
6.1. Ý nghĩa khoa học
Hiện nay tội phạm nói chung và tội phạm VTN nói riêng đang là đối
tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. Việc nghiên cứu về đối tượng
8


này đã có từ rất sớm nhưng nhìn nhận nó dưới góc độ xã hội học và CTXH thì
chỉ mới xuất hiện gần đây và đang còn rất mới mẽ; đặc biệt là với CTXH một ngành khoa học mới hình thành ở Việt Nam. Chính vì vậy mà khi nghiên
cứu đề tài này chúng tơi hi vọng sẽ góp phần bổ sung lý luận, củng cố và phát
triển thêm một số hiểu biết về xã hội học, CTXH về vấn đề tội phạm ở lứa
tuổi VTN thông qua việc áp dụng lý thuyết vai trò, thuyết hệ thống, thuyết
hành vi, thuyết rối loạn xã hội…Đồng thời góp phần làm giàu thêm phần thực
tiễn của các lý thuyết đó.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Khóa luận đã đi sâu nghiên cứu phân tích, mơ tả thực trạng tội phạm và
những đối tượng phạm tội ở lứa tuổi VTN tại địa bàn thành phố Vinh. Qua
đó, góp phần tìm hiểu các điều kiện, nguyên nhân phát sinh tội phạm để từ đó

có những nhìn nhận, đánh giá chính xác về thực trạng vấn đề; đồng thời đề
xuất những khuyến nghị và giải pháp phịng ngừa tội phạm nói chung và tội
phạm VTN nói riêng.
Những nội dung của khóa luận phần nào giúp các cấp ủy, chính
quyền, cơ quan bảo vệ pháp luật và các đồn thể trong hệ thống chính trị có
cách nhìn toàn diện và sâu hơn về thực trạng cũng như cơng tác đấu tranh
phịng chống VTN phạm tội ở thành phố Vinh đồng thời, trên cơ sở các đề
xuất từ khóa luận các cấp chính quyền sẽ có những giải pháp đồng bộ trong
cơng tác phịng chống VTN phạm tội và giúp VTN phạm tội hịa nhập cộng
đồng. Góp phần tích cực trong cơng tác định hướng, giáo dục và đào tạo thế
hệ trẻ; giữ gìn trật tự, an tồn xã thội; thúc đẩy quá trình phát triển của xã
hội trong mọi mặt.
Khóa luận cũng cho thấy được vai trị của nhân viên CTXH trong việc
giúp đỡ, hỗ trợ kiến thức và kỹ năng sống cho trẻ VTN bên cạnh cơng tác
giáo dục của nhà trường và gia đình.

9


7. Giả thuyết nghiên cứu
- Tội phạm vị thành niên tại thành phố Vinh ngày càng gia tăng cả về
số lượng và tính chất nguy hiểm.
- Cịn nhiều khó khăn và bất cập trong công tác giáo dục trẻ vị thành
niên của gia đình, nhà trường và xã hội
- Sự thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức và kỹ năng sống là một trong
những nguyên nhân dẫn đến việc phạm tội của trẻ vị thành niên.
- Vai trò của các tổ chức xã hội nói chung và cơng tác xã hội nói riêng
trên địa bàn thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An còn thiếu hoặc chưa thể hiện
được hết vai trò của mình.
- Việc hỗ trợ tâm lý và kỹ năng sống cho trẻ VTN là một trong những

biện pháp hữu hiệu giúp các em có những định hướng đúng đắn trong nhận
thức và hành vi.
8. Bố cục khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận gồm có
3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu tội phạm ở
tuổi vị thành niên.
Chương 2. Tình hình tội phạm lứa tuổi vị thành niên tại thành phố
Vinh trong những năm gần đây (2000 - 2010).
Chương 3. Vai trị của cơng tác xã hội trong việc hỗ trợ tâm lý, kỹ
năng hòa nhập cộng đồng cho tội phạm VTN.

10


B. NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG NGHIÊN CỨU
TỘI PHẠM Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số lý thuyết ứng dụng khi tiếp cận các đối tượng tội phạm
1.1.1.1. Lý thuyết hành vi
Lý thuyết hành vi của Behaviorism ra đời vào khoảng 1913 đã làm dấy
lên một đợt sóng vĩ đại ở Mỹ; nó được các nhà tâm lý học Mỹ đánh giá là một
thời đại trong lịch sử trí tuệ con người, là một “cuộc cách mạng” trong khoa
học tâm lý hồi ấy. Lý thuyết cho rằng: Chúng ta không thể nghiên cứu được
những cái gì mà chúng ta khơng thể trực tiếp quan sát được. Do đó, tâm lý, ý
thức của con người không thể trở thành đối tượng nghiên cứu của thuyết hành
vi được. Lý thuyết hành vi chỉ nghiên cứu những phản ứng quan sát được của
các cá nhân khi họ trả lời các kích thích. Chủ nghĩa hành vi cho rằng, các tác

nhân quy định các phản ứng của con người, do đó qua các phản ứng cũng có
thể hiểu được các tác nhân. J.Watson, đại diện tiêu biểu của thuyết hành vi
trong tâm lý học đã đưa ra mơ hình gồm một chuỗi kích thích và phản ứng:
S--> R, trong đó S là tác nhân, R là phản ứng. Theo đó hành vi của con người
hồn tồn máy móc, cơ học và khơng có sự tham gia của ý thức hay một yếu
tố nào khác.
Với tội phạm ở lứa tuổi VTN, do đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi mới
lớn - chưa đến tuổi trưởng thành, nhận thức pháp luật còn hạn chế. Do vậy, lý
thuyết hành vi được vận dụng để giải thích những trường hợp người ở tuổi
VTN thực hiện hành vi phạm tội khơng nhận thức được hành vi của mình là
nguy hiểm cho xã hội (họ vơ tình phạm tội hay khơng nhận thức được rằng
hành vi đó bị pháp luật nghiêm cấm).
11


1.1.1.2. Lý thuyết rối loạn xã hội
Trên cơ sở những nghiên cứu của E.Durkheim và Merton, hai nhà xã
hội học C.Shaw và H.D.Mc.Kay đã xây dựng lý thuyết “rối loạn xã hội’’ để
giải thích về các hành vi sai lệch và tội phạm. Theo đó, “các hành vi sai lệch
là do giá trị văn hóa, chuẩn và quan hệ xã hội thiếu vắng hoặc xung đột
nhau’’ [25,tr.13]. Từ những kết quả nghiên cứu của mình, C.Shaw và
H.D.Mc.Kay cho rằng:
“Tỷ lệ tội phạm VTN khá cao ở những vùng đô thị, nơi sinh sống những
loại người khác nhau về thân phận và có sự thay đổi về dân số rất lớn. Ở
những nơi này các giá trị văn hóa bị đỗ vỡ, mọi người khơng có sự trơng chờ
như nhau về mọi ứng xử, cho nên khó có được cái gọi là chuẩn mực, mà
chính quyền nơi đó cũng khơng xây dựng chuẩn mực trên tình trạng như vậy.
Và khi có sự xung đột trong các chuẩn để phán xét các ứng xử mà việc thi
hành luật lại yếu kém, thì càng có nhiều khả năng xuất hiện tội phạm ở tuổi
VTN’’ [10,tr.97-98].

Trong tác phẩm Các nguyên nhân của tội phạm, nhà xã hội học Travis
Hirschi đã giải thích rằng, sở dĩ người ta ít có hành vi sai lệch là do người ta
tin vào các giá trị của xã hội hiện hành và chịu sự “ràng buộc xã hội’’. Chính
vì quá tin vào các giá trị của xã hội hiện hành là đúng đắn, là tốt đẹp, nên con
người cố gắng bám theo các mục tiêu và lao vào các hoạt động được chấp
nhận cho nên càng làm cho họ phải gắn bó với mơi trường xung quanh (như:
cha mẹ, bạn bè, nhà trường...) và chính mơi trường xung quanh đó đã “ràng
buộc’’ họ tránh được những hành vi sai lệch.
Khi nghiên cứu tội phạm vị thành niên, lý thuyết này có thể vận dụng
để giải thích về tính gắn kết xã hội và kiểm sốt xã hội có liên quan đến hành
vi phạm tội của tội phạm ở tuổi VTN tại thành phố Vinh. Nó cho thấy, nếu
tính cộng đồng càng cao thì liên hệ giữa các chủ thể trong cộng đồng càng
chặt chẽ. Sức ép của dư luận xã hội càng lớn thì hành vi của cá nhân càng bị
12


kiểm soát chặt chẽ hơn bởi cộng đồng. Các chủ thể trong cộng đồng đó chính
là những người thân, những người có mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp đối
với người VTN; và sức ép của dư luận chính là yêu cầu của cộng đồng đối với
hành vi của con người sao cho phù hợp với chuẩn mực văn hóa. Khi đó hành
vi lệch chuẩn và tội phạm càng ít có điều kiện nảy sinh và phát triển.
1.1.1.3. Lý thuyết gắn nhãn
Một số nhà xã hội học cho rằng, trong xã hội xuất hiện các hành vi sai
lệch chuẩn và tội phạm là do sự “gắn nhãn’’ của xã hội. Lý thuyết này phân
tích sự lệch lạc theo quan điểm tương tác xã hội, nhất là trong đời sống hàng
ngày. "Gắn nhãn" hàm ý nhấn mạnh sự lệch lạc có tính tương đối và phụ
thuộc các yếu tố, hồn cảnh của tương tác xã hội, trong trường hợp này những
người khác gán nhãn hiệu cho người lệch lạc không phải "chụp mũ" mà trong
bối cảnh cụ thể đó nhãn quan văn hóa của họ đánh giá như thế. Nnghĩa là
hành vi lệch chuẩn và tội phạm không chỉ phụ thuộc vào bản thân hành vi của

cá nhân mà còn phụ thuộc vào cả ý muốn chủ quan c ủa người khác.
Lý thuyết “gắn nhãn’’ khơng giải thích được ngun nhân làm phát
sinh tội phạm nhưng cũng lý giải một phần về sự “tái phạm’’ do bị gắn
nhãn từ những hành vi lệch chuẩn trước đó. Do vậy, lý thuyết này cũng
được xem xét vận dụng để giải thích về những trường hợp tội phạm ở tuổi
VTN do bị gắn nhãn, không tái hội nhập với xã hội được sau khi thực hiện
hành vi tội phạm.
1.1.2. Các khái niệm công cụ
1.1.2.1. Khái niệm tội phạm
Trong xã hội hiện đại, tùy theo phong tục, tập quán và khách thể được
luật hình sự của mỗi nước bảo vệ, mà khái niệm “tội phạm” cũng có những
điểm khác nhau. Ở nước ta, khái niệm “tội phạm” được Bộ luật hình sự năm
1999 quy định như sau: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy
định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực
13


hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế nền văn hóa,
quốc phịng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ
chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các
quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác
của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa” [23, tr.19].
Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được
quy định trong bộ luật hình sự tội phạm được chia làm 4 loại cụ thể: Tội phạm
ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng.
Đặc điểm của tội phạm
Theo khái niệm tội phạm nói trên, tội phạm thể hiện những đặc điểm sau:
- Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội: Những gì mới chỉ trong tư

tưởng, chưa thể hiện ra bên ngoài bằng hành vi thì chưa thể là tội phạm. Tính
nguy hiểm cho xã hội của tội phạm được thể hiện thông qua hành vi phạm tội,
là hành vi đã gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể đến các quan hệ xã
hội được luật hình sự bảo vệ.
- Tội phạm là hành vi trái pháp luật hình sự: Điều 2 của Bộ luật hình sự
quy định về cơ sở của trách nhiệm hình sự, nêu rõ: “Chỉ người nào phạm tội đã
được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự’’ [23, tr.15].
- Tội phạm là hành vi được thực hiện một cách trái pháp luật hình sự:
Nếu một hành vi gây hậu quả hoặc đe dọa gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã
hội, nhưng người thực hiện hành vi đó khơng trái với pháp luật hình sự thì
khơng bị coi là tội phạm.
- Tội phạm là hành vi do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực
hiện: “Người có năng lực trách nhiệm hình sự là người mà tại thời điểm thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm, ở trong trạng thái
bình thường và hồn tồn có khả năng nhận thức được đầy đủ tính chất thực
14


tế và tính chất pháp lý của hành vi do mình thực hiện, cũng như khả năng
điều khiển được đầy đủ hành vi đó’’ [12, tr.77-78].
- Tội phạm là hành vi do người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực
hiện: Theo quy định của Bộ luật hình sự, “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải
chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng
chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng
do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng’’ [23, tr.21].
Tính chịu hình phạt: Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc
nhất do Tòa án quyết định đối với người thực hiện hành vi phạm tội. Hệ thống
hình phạt trong luật hình sự nước ta được chia ra hai loại: hình phạt chính và
hình phạt bổ sung. Hình phạt chính được sắp xếp theo một trật tự từ nhẹ đến
nặng (cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù

chung thân, tử hình)
Tại điều 72 của Hiến pháp và Bộ luật tố tụng hình sự của nước ta cũng
quy định: “khơng có ai bị coi là có tội và chịu hình phạt khi chưa có bản án
kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật’’ [21, tr.12]. Do vậy, chỉ người
nào có năng lực trách nhiệm hình sự, thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội,
phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm
hình sự. Và khi có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật thì người
đó mới bị coi là tội phạm.
1.1.2.2. Khái niệm vị thành niên
Thuật ngữ Adolescent được đưa ra vào năm 1904 theo đề xuất của nhà
tâm lý học G. Stanley Hal, nhằm để chỉ một thời kỳ quá độ từ trẻ con chuyển
lên người lớn. Nó cũng được quan niệm đồng nghĩa với tuổi đang lớn hoặc
đang trưởng thành.
Khi phân loại độ tuổi: Theo WHO, vị thành niên là những người trong
độ tuổi 10 - 19; thanh niên là những người trong độ tuổi 15 - 19, và những
người trẻ là độ tuổi 10 - 24. Tuổi vị thành niên có thể chia được thành 3 giai
15


đoạn: vị thành niên sớm (10-14), vị thành niên trung bình (15-17), và vị thành
niên muộn (18-19). Ở nước ta, nhiều nhà khoa học đề nghị nên xếp tuổi vị
thành niên thành 2 nhóm (10-14) và (15 -19).
Theo Từ điển từ và ngữ Việt Nam, “vị’’ có nghĩa là “chưa’’, “thành’’ là
“trưởng thành’’, “niên’’ là “tuổi’’. Khái niệm “vị thành niên’’ dùng để chỉ
người chưa đến tuổi trưởng thành [19, tr.2022]
Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng, vị thành niên có nghĩa là “người
chưa đến tuổi trưởng thành, chưa được pháp luật công nhận là công dân.
Tuổi vị thành niên’’ [16, tr.1261].
Theo Đại từ điển tiếng Việt, “vị thành niên’’ là khái niêm dùng để chỉ
người “chưa đủ tuổi để được pháp luật công nhận là công dân’’ [17, tr.1814].

Do sự khác nhau giữa văn hoá tập quán, phong tục,... giữa các quốc gia,
dân tộc, và các vùng lãnh thổ trên thế giới nên có những quy định khác nhau
về độ tuổi vị thành niên
Ở Việt Nam, độ tuổi người chưa thành niên được xác định thống nhất
trong Hiến Pháp năm 1992, Bộ luật Hình sự năm 1999, Bộ luật Tố tụng hình
sự năm 2003, Bộ luật Lao động, Bộ luật Dân sự, Pháp lệnh Xử lý vi phạm
hành chính và một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Tất cả các văn bản
pháp luật đó đều quy định tuổi của người chưa thành niên là dưới 18 tuổi và
quy định riêng những chế định pháp luật đối với người chưa thành niên trong
từng lĩnh vực cụ thể. Trong khi đó, theo Điều 1 Luật Bảo vệ, Chăm sóc và
Giáo dục trẻ em năm 2004: “trẻ em quy định trong luật này là công dân Việt
Nam dưới 16 tuổi” [30, tr.18].
Như vậy, theo pháp luật Việt Nam, khái niệm trẻ em và người chưa
thành niên có sự khác nhau: Trẻ em là công dân Việt Nam dưới mười sáu
tuổi; cịn người ở tuổi vị thành niên là cơng dân Việt Nam dưới mười tám
tuổi. Tuy vậy, độ tuổi VTN được sử dụng phổ biến và có tính pháp lý cao là
quy định: Vị thành niên là những người dưới 18 tuổi.
16


1.1.2.3. Khái niệm tội phạm vị thành niên
Tại Việt Nam, quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự được trình
bày trong Điều 12 Bộ luật Hình sự:
“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi
tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng’’ [23, tr.21].
Như vậy, “người chưa đủ 14 tuổi, dù có hành vi nguy hiểm cho xã hội
đến mức độ nào cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự; cịn người từ 14

tuổi đến chưa đủ 16 tuổi, có hành vi có dấu hiệu của tội phạm ít nghiêm trọng
và tội phạm nghiêm trọng, hoặc tội phạm rất nghiêm trọng nhưng do vô ý thì
cũng khơng bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Người từ đủ 14 tuổi trở lên,
nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm
trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” [5, tr.103].
1.1.2.4. Khái niệm tội phạm ẩn
Tội phạm ẩn là có nghĩa là tồn bộ số các tội phạm cụ thể thực tế đã
xảy ra và số lượng người thực hiện các tội phạm đã xảy ra mà chưa bị phát
hiện, chưa bị xử lý về hình sự, chưa có trong thống kê hình sự.
1.1.2.5. Khái niệm phịng ngừa tội phạm
Phịng ngừa tình hình tội phạm là việc áp dụng một cách tổng thể các biện
pháp kinh tế, chính trị, tư tưởng, pháp luật do các cơ quan, các tổ chức và công
dân tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm xố bỏ hoặc vơ hiệu hố các
ngun nhân, điều kiện phạm tội; không để cho tội phạm xảy ra; làm giảm tội
phạm và tiến tới loại trừ hồn tồn tình hình tội phạm ra khỏi đời sống xã hội.
1.1.2.6. Khái niệm nhóm đồng đẳng
Nhóm đồng đẳng là nhóm người cùng lứa tuổi, sở thích, địa vi xã hội,
giới tính... hay cùng cảnh ngộ, ví dụ nhóm nguời cùng bị nhiễm HIV…
17


×