Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Khảo sát hành động van xin qua lời thoại nhận vật trong truyện ngắn nguyễn công hoan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (809.7 KB, 129 trang )

1

Bộ giáo dục và đào tạo
Tr-ờng đại học vinh

trịnh thị ngọc

khảo sát hành động van xin qua lời
thoại nhân vật trong truyện ngắn
nguyễn công hoan
CHUYÊN NGàNH: NGÔN NGữ HọC
MÃ số: 60.22.01

LUậN VĂN THạC Sĩ NGữ VĂN
Ng-ời h-ớng dẫn khoa học:
gs.ts. đỗ thị kim liên

Vinh - 2011


2

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong những năm gần đây việc sử dụng lý thuyết hành động ngôn
từ để nghiên cứu ngơn ngữ trong giao tiếp nói chung và hành động ngơn từ
trong tác phẩm văn chương nói riêng được chú trọng ngày càng nhiều. Tuy
nhiên, việc đi sâu nghiên cứu hành động van xin qua lời thoại nhân vật trong
truyện ngắn Nguyễn Cơng Hoan thì chưa có đề tài nào.
1.2. Trong thực tiễn học tập và giảng dạy môn ngữ văn ở nhà trường
phổ thông, việc áp dụng lý thuyết hành động ngôn từ để khảo sát, phân tích


tác phẩm văn chương gặp khơng ít khó khăn. Vì vậy, nghiên cứu hành động
van xin qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Cơng Hoan sẽ góp
phần hữu ích cho việc giảng dạy bộ mơn Ngữ văn ở nhà trường phổ thông
hiện nay.
1.3. Nguyễn Công Hoan là nhà văn xuất sắc của nền văn học hiện thực
phê phán Việt Nam 1930-1945. Trong các sáng tác của mình, Nguyễn Cơng
Hoan đã sử dụng các nhóm hành động khá đa dạng, và một trong những nhóm
hành động góp phần làm nên đặc điểm phong cách truyện ngắn của Nguyễn
Công Hoan phải kể đến nhóm hành động van xin. Tuy nhiên, việc đi sâu
nghiên cứu hành động van xin này vẫn chưa có một cơng trình nào. Vì vậy,
chúng tơi lựa chọn đề tài: Khảo sát hành động van xin qua lời thoại nhân vật
trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu về hành động ngôn từ
Năm 1962, cuốn How to do things with words (Hành động như thế nào
bằng lời nói) của J.L. Austin được cơng bố thì có thể xem đây là cái mốc đánh
dấu sự ra đời của ngữ dụng học trong đó có lý thuyết hành động ngôn từ.


3

Năm 1969, J.Searle đã công bố cuốn Speech Acts. Năm 1975, với cơng
trình Indirect Speech Acts và sự hồn thiện khái niệm hành động ngơn ngữ
gián tiếp, J.Searle đã có công lớn trong việc phát triển lý thuyết hành động
ngôn từ.
Ở Việt Nam, vào những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, ngữ dụng
học mới chính thức được đưa vào giảng dạy ở nhà trường cũng như được giới
thiệu qua một số bài viết của một số nhà nghiên cứu. Trước hết, phải kể đến
Hoàng Phê với bài viết có nhan đề “Tiền giả định và hàm ý tiềm tàng trong
ngữ nghĩa của từ” (Tạp chí Ngơn ngữ tháng 2/1982) được coi là cơng trình

mở đầu.
Năm 1990, Đỗ Hữu Châu cơng bố bài viết có tính chất khái quát về ngữ
dụng học: “Ngữ pháp học chức năng dưới ánh sáng của dụng học hiện nay”
(Ngôn ngữ, số 1 và 2 (1992). Năm 1993, trong cuốn Đại cương ngôn ngữ học
(tập 1), Đỗ Hữu Châu đã có một chương viết về ngữ dụng. Năm 2001, cơng
trình này được tái bản có sửa chữa, bổ sung dưới hình thức của một cuốn giáo
trình chuyên sâu Ngữ dụng học (tập 2).
Nguyễn Đức Dân cũng cơng bố một loạt cơng trình liên quan đến ngữ
dụng học: Biểu thức ngữ vi (Ngôn ngữ, số 2/1998), Lý thuyết lập luận (Ngôn
ngữ, số 5/1998) và Sơ lược về lý thuyết tam thoại (Ngôn ngữ, số 3, 1999).
Năm 1998 giáo trình Ngữ dụng học (tập 1) của Nguyễn Đức Dân đã
trình bày khá chi tiết về các vấn đề lý luận chung như: hành động ngôn ngữ;
hội thoại; lý thuyết lập luận. Các vấn đề cơ bản về hành động ngôn ngữ như:
các loại hành động ngôn ngữ, điều kiện sử dụng hành động ngôn ngữ, phân
loại hành động ở lời, biểu thức ngữ vi, những dấu hiệu ngữ vi, hành động
ngôn ngữ gián tiếp… được trình bày một cách tường minh, sáng rõ.
Năm 2000, trong cuốn Dụng học Việt ngữ, tác giả Nguyễn Thiện Giáp
đã vận dụng các vấn đề lý thuyết về dụng học vào nghiên cứu tiếng Việt.


4

Năm 2005, Đỗ Thị Kim Liên trong cuốn giáo trình Ngữ dụng học đã
trình bày khá kỹ các khái niệm liên quan đến lý thuyết hội thoại.
Những cơng trình nghiên cứu trên là cơ sở lý thuyết hết sức quan
trọng, cần thiết cho chúng tơi dựa vào trong q trình triển khai đề tài.
2.2. Lịch sử nghiên cứu về Nguyễn Công Hoan
Nguyễn Công Hoan là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn
học hiện thực phê phán Việt Nam 1930 – 1945. Với trên 200 truyện ngắn có
giá trị, truyện ngắn của ông luôn là mảnh đất màu mỡ cho những tìm tịi khám

phá.
Trong suốt mấy chục năm qua với nhiều hướng tiếp cận khác nhau, bên
cạnh những bài phê bình, ta cịn thấy xuất hiện các cơng trình nghiên cứu
tương đối có hệ thống về truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, tiêu biểu phải kể
đến: [19], [22], [27], [41], [43], [47], [50], [52]…
Nguyễn Đăng Mạnh khi nhận xét về nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn
Công Hoan, viết:“Thành công của Nguyễn Công Hoan do nhiều lý do:
Phương thức kể chuyện biến hố, tài vẽ hình, vẽ cảnh sinh động, khả năng
dựng đối thoại có kịch tính, giọng kể chuyện tự nhiên hoạt bát, lối so sánh ví
von độc đáo, cách chơi chữ táo bạo, dí dỏm”… Nhưng về đại thể, bí quyết
chủ yếu vẫn là "nghệ thuật dẫn dắt tình tiết sao cho mâu thuẫn trào phúng,
tình thế hài hước bật ra ở cuối tác phẩm một cách thật độc đáo, bất ngờ” [41,
tr.172 - 173].
Trúc Hà thì cho rằng: “Văn ơng có cái hay rõ ràng, sáng sủa, thiết
thực, hơi văn nhanh và gọn. Lời văn hàm một giọng trào phúng, lại hay đệm
vào một vài câu hay ý khôi hài, bông lơn, thú vị (…) trong khi đọc văn ai cũng
phải cười thường là cái buồn ngấm ngầm trong tâm hồn” [22, tr.47]
Cũng có cùng nhận định, Thiều Sơn viết: “Văn ông Hoan vừa vui vừa
hoạt bát, bao giờ cũng có giọng khơi hài, dễ dãi với cái cách trào phúng sâu


5

cay, câu chuyện động lịng bằng chết mà ơng cũng giễu cho người ta cười nôn
ruột, nhưng khi cơn cười đã hết, tự nhiên ta lại cảm thấy nỗi buồn vơ hạn vơ
biên về nhân tình thế thái”. Ơng nhấn mạnh: “Cái đặc sắc của ông Hoan là ở
chỗ ông biết quan sát những cái chung quanh mình, biết kiểm tra những
chuyện tức cười, biết vẽ người bằng những nét vẽ ngộ nghĩnh, thấu tình, biết
vấn đáp bằng những giọng hoạt kê lý thú và biết kết cấu thành những tấn bi hài
kịch”, “Ông Hoan rất sở trường về luật tương phản nên phần nhiều truyện của

ông cũng thấy bầy ra hai cảnh tượng trái ngược nhau để cảnh này làm bật ý
nghĩa cảnh kia gây nên cái vị chua chát của đời người” [50, tr.274, 275].
Trong cuốn Nhà văn Việt Nam, Phan Cự Đệ và Hà Minh Đức đã nhận
xét: “Truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan sinh động hấp dẫn là vì tác giả
ln ln thay đổi các thủ pháp nghệ thuật, thay đổi màu sắc và cung bậc tình
cảm” [19, 35].
Lê Thị Đức Hạnh trong cơng trình “Nguyễn Cơng Hoan một nhà văn
hiện thực lớn” đã trình bày một cách có hệ thống cuộc đời và sự nghiệp của
nhà văn Nguyễn Công Hoan, nội dung và nghệ thuật trong các sáng tác của
ông, đặc biệt là thể loại truyện ngắn.
Trần Ngọc Dung trong luận án phó tiến sĩ Ba phong cách truyện ngắn
Nguyễn Công Hoan - Thạch Lam - Nam Cao đã nói về nghệ thuật truyện ngắn
Nguyễn Cơng Hoan xung quanh các khâu tình huống truyện, kết cấu truyện,
nhân vật truyện…
Trong luận văn thạc sĩ Đặc điểm ngơn ngữ của truyện Nguyễn Cơng
Hoan, tác giả Lị Thị Duyên đã xem xét ngôn ngữ trần thuật, đối thoại và độc
thoại về đặc điểm từ vựng, cú pháp, các biện pháp tu từ. Từ đó, tác giả đi đến
kết luận: Ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là ngôn ngữ trào phúng,
châm biếm.


6

Năm 2000, với luận văn thạc sĩ: “Phương tiện tu từ nói mỉa trong truyện
ngắn Nguyễn Cơng Hoan”, tác giả Nguyễn Thị Hương Lan đã đề cập đến các
dạng thức nói mỉa trên nhiều cấp độ văn bản: cấp độ từ ngữ trong câu, cấp độ
đoạn văn, cấp độ văn bản…để rồi tạo nên những trùng lớp, góp phần quan
trọng vào nghệ thuật trào phúng độc đáo, đặc sắc của Nguyễn Công Hoan .
Năm 2001, Nguyễn Thanh Hương trong luận văn thạc sĩ Đặc điểm tình
huống đối thoại trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, đã trực tiếp đề cập

đến ngôn ngữ đối thoại trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan nhưng ở
phương diện tình huống đối thoại tức là tìm hiểu tình huống ngữ cảnh của
cuộc thoại dựa trên lý thuyết ngữ dụng học và phong cách học.
Năm 2006, với luận văn thạc sĩ Đặc điểm cách xưng hô của các vai
giao tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, tác giả Lê Ngọc Hồ đã khảo
sát một cách có hệ thống lớp từ xưng hô trong truyện ngắn Nguyễn Công
Hoan, để từ đó nêu bật mối quan hệ hữu cơ giữa ngơn ngữ và đặc trưng văn
hố xã hội.
Năm 2008, với đề tài luận văn thạc sĩ: Các phương thức và đặc điểm
gây cười qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Cơng Hoan, tác
giả Hồng Minh Hải đã vận dụng lý thuyết hội thoại để nghiên cứu và chỉ ra
đặc điểm của nghệ thuật gây cười trong các truyện ngắn Nguyễn Công Hoan
và nguyên lý gây cười mang phong cách Nguyễn Cơng Hoan, từ đó tìm hiểu
giá trị truyện ngắn của ơng về phong cách ngơn ngữ độc đáo.
Nhìn lại, các cơng trình nghiên cứu trên, chúng tơi thấy các tác giả đã
đi vào tìm hiểu nhiều góc độ, nhiều khía cạnh khác nhau về sáng tác của
Nguyễn Cơng Hoan. Tuy nhiên, chưa có một cơng trình nào đi sâu vào khảo
sát các hành động van xin trong truyện ngắn của Nguyễn Cơng Hoan. Vì vậy,
chúng tơi lựa chọn đề tài Khảo sát hành động van xin qua lời thoại nhân vật
trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan làm đề tài nghiên cứu của mình.


7

3. Đối tượng nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tơi đã lựa chọn các phát ngơn có chứa
hành động van xin qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn chọn lọc Nguyễn
Công Hoan và tuyển tập Nguyễn Công Hoan làm đối tượng nghiên cứu.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đặt ra các nhiệm vụ sau:

- Trình bày một số khái niệm lý thuyết làm cơ sở tiền đề cho đề tài.
- Khảo sát, phân loại, mô tả hành động van xin, phân loại các tiểu nhóm
ngữ nghĩa của chúng qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công
Hoan.
- Từ hiệu lực của hành động van xin, tác giả đề tài rút ra nhận xét về
chiến lược giao tiếp thể hiện qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn
Công Hoan.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
sau:
5.1. Phương pháp khảo sát, thống kê
Tác giả đề tài tiến hành khảo sát, thống kê các cặp thoại trao đáp có
chứa hành động van xin trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan.
5.2. Phương pháp miêu tả
Trên cơ sở ngữ liệu, chúng tôi tiến hành miêu tả các tiểu nhóm nhỏ
thuộc nhóm van xin để tìm ra những đặc điểm ngữ nghĩa tiêu biểu của hành
động van xin.
5.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của đề tài, tác giả đề tài còn sử
dụng phương pháp so sánh và đối chiếu hành động van xin với các hành động
khác để tìm những nét đặc trưng của hành động van xin.


8

5.4. Phương pháp phân tích
Dựa trên kết quả của các phương pháp nêu trên, chúng tơi cịn sử dụng
phương pháp phân tích cụ thể những đặc điểm về quan hệ liên nhân giữa các
nhân vật giao tiếp, về cấu trúc, ngữ nghĩa của hành động van xin.
6. Đóng góp mới của luận văn

Có thể khẳng định đây là luận văn đầu tiên đi vào tìm hiểu hành động
van xin dựa trên lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn của chúng tôi bao gồm 3
chương:
Chương 1: Những giới thuyết liên quan đến đề tài.
Chương 2: Phân loại và mô tả cấu tạo biểu thức ngữ vi thể hiện hành
động van xin qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan.
Chương 3: Các chiến lược van xin qua lời thoại nhân vật trong
truyện ngắn Nguyễn Công Hoan.


9

Chương 1

NHỮNG GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Lý thuyết hội thoại
1.1.1.Khái niệm
“Hội thoại là hoạt động giao tiếp bằng lời ở dạng nói giữa các nhân vật
giao tiếp nhằm trao đổi các nội dung miêu tả và liên cá nhân theo mục đích
được đặt ra.” [54, tr.122].
Như vậy, nói đến hội thoại là nói đến hoạt động giao tiếp bằng ngôn
ngữ giữa hai hay nhiều nhân vật nhằm một mục đích nào đó. Hoạt động này
bao gồm các yếu tố: lời trao (trao lời - allocution), lời đáp (đáp lời exchange) và sự tương tác (interaction).
1.1.1.1. Trao lời (Allocution)
Trao lời là sự “vận động mà người nói (Sp1), nói ra lượt lời của mình
và hướng lời của mình về phía người nghe (Sp2), nhằm làm cho Sp2 nhận
biết được rằng lượt lời được nói ra dành cho Sp2” [15, tr. 205].
Ví dụ: < Từ đây các ví dụ được chúng tôi đánh số thứ tự từ 1 đến n>

(1) - Những nửa tháng trời! Ai chăm lo cho cha tơi?
[I, tr. 162]
(2) - Thế lần đầu, anh có sợ khơng?
[I, tr. 250]
Ở các ví dụ trên đều có nhân vật trao lời cụ thể hướng lời nói của mình
về phía người nghe cụ thể.
Trong lời trao, sự có mặt của Sp1 là điều tất yếu. Sự có mặt đó thể hiện
ở từ xưng hơ ngơi thứ nhất, ở tình cảm, thái độ, hiểu biết, ở quan điểm của
Sp1, trong nội dung của lượt lời trao. Người nói có thể dùng những dấu hiệu


10

bổ sung cho lời nói, đánh dấu sự có mặt của mình trong lượt lời nói ra, như
dùng điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, vỗ ngực, đập bàn….
Ngoài những dấu hiệu kèm lời và phi lời người nghe Sp2 có thể có mặt
trong lượt lời của Sp1 qua những yếu tố ngôn ngữ tường minh như lời hô gọi,
chỉ định, những lời thưa gửi và các từ nhân xưng ngôi thứ hai. Qua những yếu
tố hàm ẩn như những tiền giả định giao tiếp (tiền giả định bách khoa), những
hiểu biết mà Sp1 và Sp2 đã có chung… Nói một cách khái quát, ngay trước khi
Sp2 đáp lời, tức thực hiện sự trao đổi của mình, Sp1 đã đưa vào lượt lời cùng
tồn tại với ngôi thứ nhất “tôi”, thường xuyên điều hành sự trao lời của Sp1.
(3) - Ngài lầm to. Ngài tưởng danh tiếng ngài là do ngài làm nên được à? Sự
thực trái hẳn thế ngài ạ. Danh tiếng ngài là ở tài tôi làm ra.
[I, tr. 266]
Đây là lời trao của ông chủ nhiệm hướng tới người nhận là Lê Văn
Tầm bằng từ “ngài”. Trong lời trao đã có sự hiện hữu của người nhận, đồng
thời cũng chứa đựng cả thái độ của người phát ngôn.
1.1.1.2. Đáp lời (Exchange)
Đáp lời là lời của người nghe (Sp1) dùng để đáp lại lời của người nói

(Sp2). Khi lời trao khơng có lời đáp thì khơng thành cuộc thoại. Như vậy,
cuộc thoại chính thức được hình thành khi người nghe nói ra lượt lời đáp lại
lượt lời của người nói. Vận động trao đáp, cái lõi của hội thoại sẽ diễn ra và
thay đổi liên tục giữa vai nói và vai nghe.
(4)

- Thưa ơng…
- Tơi khơng nói lơi thơi. Ơng với ếch gì. Tơi khơng quen mặc cả. Ba

hào khơng bán thì thơi.
Đây là lời đáp của ơng Nghị hướng đến bác Lan trong truyện Hai thằng
khốn nạn [tr. 38].


11

(5)

Nó nghĩ đến thầy con Tý yêu con Tý, mà nó chưa được cậu nó u, thì

nó xị mặt xuống.
- Thế cậu chết ở đâu? Bao giờ cậu về hở mợ?
- Cậu chết ở dưới đất, không bao giờ về nữa.
[I, tr. 63]
Lời trao đáp ở ví dụ (5) là lời của mẹ Dân đối với các câu hỏi của Dân.
1.1.1.3.Tương tác hội thoại (Interaction)
Tương tác có nghĩa là tác động vào nhau, làm cho nhau biến đổi trong
quá trình hội thoại giữa các nhân vật giao tiếp [38, tr. 200].
Sự tương tác luôn xảy ra trong các cuộc hội thoại. Trong hội thoại, sự
luân phiên lượt lời giữa các nhân vật giao tiếp đã làm cho các nhân vật giao

tiếp có sự ảnh hưởng, tác động qua lại với nhau, làm biến đổi lẫn nhau. Sự
ảnh hưởng, tác động lẫn nhau này có thể làm cho mục đích cuộc thoại diễn ra
tốt đẹp nếu các nhân vật tham gia cuộc thoại cộng tác với nhau, ngược lại nó
có thể làm cho cuộc thoại trở nên căng thẳng không đi đến cái đích chung đã
được đặt ra trước đó, nếu các bên tham gia cuộc thoại khơng tìm được hướng
đi chung, không thống nhất với nhau về quan điểm.
(6) Bắc vễnh bộ râu ghi đông, nét mặt ra dáng van lơn lo lắng:
- Nào tơi có phải ăn ở bạc tình với mợ đâu mà mợ nỡ dứt lìa thế?
- Tơi cũng biết vì tơi đối với cậu chung tình, nên cậu đối với tôi trung
hậu, nhưng tôi không thể nào đeo mo mà sống ở đời được.
- Sao mợ lại bảo là đeo mo? Vẫn biết rằng đàn bà đáng giá ở chữ
trinh, nhưng mợ có phải là gái thất trinh đâu? Vì mợ q u tơi, q chiều
tơi, nên đến nay đeo đẳng mối tình cùng tơi. Vậy rồi sau, tôi nuôi con, lại cưới
mợ về làm vợ. Làm người vợ, cần giữ chữ trinh với chồng. Mợ chung tình với
tơi từ trước tới nay, thì đối với riêng tơi, mợ vẫn chu tồn được chữ trinh. Vậy


12

cớ làm sao phải nghĩ? Nếu tơi bạc tình cùng mợ, toan bỏ lửng mợ, thì mợ mới
đáng hờn duyên tủi phận chứ!
- Thôi tôi xin cậu, tôi nào dám tin cái mồm mép đàn ông!
- Nếu tôi ăn ở như kẻ khác, xin thề rằng ngọn đèn điện này tắt, tôi
cũng chết.
…. Nguyệt thở dài.
[I, tr. 28, 29]
Đây là cuộc thoại giữa hai nhân vật: Nguyệt và Bắc - người tình của
Nguyệt. Cuộc thoại xoay quanh việc Bắc muốn Nguyệt hãy giữ lấy cái thai để
đẻ cho Bắc một đứa con, vì lấy vợ hai mươi năm rồi mà Bắc khơng có con.
Cịn Nguyệt thì lại muốn dứt bỏ. Nhưng trước thái độ thành tâm, van lơn của

Bắc thì cuối cùng Nguyệt cũng thở dài chấp nhận. Như vậy, thái độ, tâm lý
của cả hai nhân vật này có sự thay đổi trong quá trình cuộc thoại diễn ra. Đó
chính là sự tương tác lẫn nhau giữa hai nhân vật này trong cuộc thoại.
Có thể thấy ba vận động: trao lời, đáp lời, tương tác là ba vận động đặc
trưng của cuộc hội thoại, chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó, hai vận
động đầu do từng cá nhân thực hiện nhằm phối hợp với nhau thành vận động
tương tác. Bằng vận động trao lời và đáp lời, các nhân vật hội thoại có sự phối
hợp để thực hiện sự liên hòa phối, đây là cốt lõi của vận động tương tác.
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu, các cuộc thoại có thể khác nhau ở rất nhiều
khía cạnh như: đặc điểm của thoại trường (không gian, thời gian), số lượng
người tham gia; cương vị và tư cách của những người tham gia hội thoại;
khác nhau ở tính có đích hay khơng có đích; khác nhau về tính có hình thức
hay khơng có hình thức và cuối cùng là vấn đề ngữ điệu hay động tác kèm lời
. . .[15, tr. 201, tr. 202, tr. 203, tr. 204]. Những yếu tố này liên kết chặt chẽ với
nhau tạo thành một khối thống nhất điều hòa và chi phối các nhân vật tham
gia cuộc thoại đưa cuộc thoại đến cái đích chung.


13

1.1.2. Nhân vật giao tiếp
“Nhân vật giao tiếp là những người tham gia vào một cuộc giao tiếp
bằng ngôn ngữ, dùng ngơn ngữ để tạo ra các lời nói, các diễn ngơn, qua đó mà
tác động vào nhau. Đó là những người tương tác bằng ngôn ngữ. Giữa các nhân
vật giao tiếp có quan hệ vai giao tiếp và quan hệ liên cá nhân” [15, tr. 15].
- Về quan hệ vai giao tiếp
Trong một cuộc thoại, các nhân vật giao tiếp ln đảm nhận các vai trị
giao tiếp khác nhau. Ở đây có sự ln phiên, hốn đổi vai giao tiếp giữa Sp1
và Sp2. Vai giao tiếp có thể là ngôi thứ nhất với tư cách là vai trao lời (Sp1)
tác động đến vai nhận (Sp2), đến lượt mình, vai nhận (Sp2) lại trở thành vai

trao còn vai trao lại trở thành vai đáp. Cứ như thế chúng làm thành những cặp
trao - đáp luân phiên nhau, tương tác qua lại với nhau tạo thành cặp thoại hô
ứng về nội dung và hình thức. Trong hội thoại, nhân vật giao tiếp đóng một
vai trị quan trọng khơng thể thiếu. Vì họ chính là chủ thể của những hành vi
giao tiếp cụ thể, đồng thời là chủ thể gây nên hoặc tiếp nhận những hành động
giao tiếp cụ thể ấy.
- Về quan hệ liên cá nhân
Nói đến nhân vật khơng thể khơng nói đến mối quan hệ giữa các nhân
vật, đó là quan hệ liên cá nhân. Quan hệ liên cá nhân là quan hệ xét trong
tương quan xã hội, sự hiểu biết, tình cảm giữa các nhân vật giao tiếp với nhau.
Quan hệ liên cá nhân có thể được xét ở hai góc độ: quan hệ vị thế xã hội – còn
gọi là quan hệ quyền lực và quan hệ thân cận – còn gọi là quan hệ khoảng
cách (phần này, chúng tơi sẽ nói rõ hơn ở mục 1.1.4.3)
1.1.3. Ngữ cảnh giao tiếp
“Ngữ cảnh là những nhân tố có mặt trong một cuộc giao tiếp nhưng
nằm ngồi diễn ngơn. Ngữ cảnh là một tổng thể hòa hợp phần: nhân vật giao
tiếp và hoàn cảnh giao tiếp” [15, tr. 15].


14

Theo tác giả Đỗ Thị Kim Liên, ngữ cảnh gồm 2 phần:
- Ngữ cảnh chính là khơng gian, thời gian, cảnh hướng bên ngồi cho
phép một câu nói trở thành hiện thực, nói được hay khơng nói được, đồng thời
giúp ta xác định tính đơn nghĩa của phát ngơn.
- Ngữ cảnh gắn chặt với quá trình hội thoại. Đây là ngữ cảnh hiểu theo
nghĩa hẹp, cịn được gọi là ngơn cảnh. Ngơn cảnh chính là điều kiện trước và sau
phát ngôn để cho phép hiểu đúng nghĩa của từ hay phát ngôn cụ thể [35, tr. 28].
Ngữ cảnh theo cách hiểu này, gồm ngữ cảnh rộng và ngữ cảnh hẹp.
Ngữ cảnh giao tiếp rộng (hay cịn gọi là hồn cảnh giao tiếp) bao gồm

những hiểu biết về thế giới vật lý, sinh lý, tâm lý, xã hội, văn hóa, tơn giáo, lịch
sử các ngành khoa học, nghệ thuật v.v...ở thời điểm và ở khơng gian trong đó
đang diễn ra cuộc giao tiếp. J.Lyons đã quy hoàn cảnh giao tiếp gồm năm nhân
tố: a) Những hiểu biết về vai trò, vị thế xã hội của mỗi cá nhân về nhau (gồm
hiểu biết những quy định xã hội đối với nhân vật giao tiếp và hiểu biết về sự chủ
động hay bị động của đối phương); b) Những hiểu biết về không gian – thời
gian; c) Những hiểu biết về các nghi thức; d) Những hiểu biết về phương tiện
ngơn ngữ (nói, viết, ngơn ngữ gì ); đ) Những hiểu biết về vấn đề đang nói:
trường học, tơn giáo, cơng xưởng, buổi tọa đàm... [40, tr. 46].
Ngữ cảnh giao tiếp hẹp: Gồm tồn bộ khơng gian, thời gian cụ thể ở đó
cuộc giao tiếp diễn ra (tác giả Đỗ Hữu Châu đã sử dụng khái niệm “thoại
trường” để chỉ ngữ cảnh giao tiếp hẹp).
Ngữ cảnh giao tiếp rộng và ngữ cảnh giao tiếp hẹp ln đi liền, gắn bó
với nhau. Ngữ cảnh giao tiếp hẹp như là những nhát cắt của thời gian, của đời
sống hiện thực được nối kết thành ngữ cảnh giao tiếp rộng.
Như vậy, hội thoại bao giờ cũng diễn ra trong một ngữ cảnh nhất định.
Nó tham gia vào cuộc thoại, quy định cách thức tiến hành và đích đến của
cuộc thoại.


15

1.1.4. Quy tắc hội thoại
“Quy tắc hội thoại là những quy tắc bất thành văn nhưng được xã hội
chấp nhận và những người tham gia hội thoại phải tuân theo khi thực hiện các
vận động hội thoại để cho cuộc thoại vận động như mong muốn” [38, tr. 213].
C.K.Orecchioni đã chia các quy tắc hội thoại thành ba nhóm:
- Thứ nhất, các quy tắc điều hành sự luân phiên lượt lời.
- Thứ hai, những quy tắc chi phối cấu trúc của hội thoại.
- Thứ ba, những quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân trong hội thoai.

1.1.4.1. Quy tắc luân phiên lượt lời
Quy tắc này chỉ ra rằng, trong cuộc thoại các vai giao tiếp phải thường
xuyên thay đổi nhau, các tham thoại Sp1 và Sp2 phải tuân theo thứ tự lần
lượt, người nói phải có người nghe và ngược lại. Để đạt được điều này, người
nói phải biết kết thúc lượt lời của mình sao cho phù hợp, đúng lúc, tránh nói
dài, nói lan man, để nhường lời cho người khác.
Dấu hiệu để nhận biết một lượt lời đã kết thúc gồm:
- Tính trọn vẹn về nội dung, về ý;
- Tính trọn vẹn về hình thức;
- Có ngữ điệu kết thúc (được thể hiện dưới hình thức ngữ điệu câu phù
hợp, các dấu hiệu hình thái đứng ở cuối câu báo hiệu câu đã kết thúc và ý
định của người nói như: nghe, nhé, nha, hở, hả, hỉ, thôi, nào . . .).
(7)

- Sp1: Thế nào, tội anh làm sao? Nói thật ta xem!
- Sp2: Lạy cụ, con chẳng biết rằng có tội gì mà cụ lớn địi.
- Sp1: Anh chết, muốn sống thú thực với ta, rồi ta trình lên cụ lớn ngài

điều cho.
- Sp2: Cụ thương cho thì được, mà bắt tội thì con phải chịu chứ cụ bảo
thú thì con chẳng biết gì mà thú.
- Sp1: Được rồi sẽ biết ! Mày chết !
[II, tr.14]


16

Ở ví dụ (7) các tham thoại của Sp1 và Sp2 được tuân thủ theo quy tắc
luân phiên lượt lời. Các phát ngôn giữa các vai giao tiếp Sp1 và Sp2 đều có sự
hồn chỉnh về nội dung, hình thức và có ngữ điệu kết thúc câu.

1.1.4.2. Những quy tắc chi phối cấu trúc của hội thoại
Các cuộc hội thoại đa dạng về kiểu loại, nhưng giữa chúng vẫn có
những cái chung về cấu trúc. Chính nhờ những cái chung về cấu trúc này mà
lời nói của Sp1 và Sp2 mới hợp quy cách, khiến cho sự tương tác trong hội
thoại đạt mục đích. Theo lý thuyết phân tích hội thoại thì hội thoại có hai tổ
chức tổng qt: tổ chức cặp (Sequential Organisation) và tổ chức được ưa
thích (Preference Organisation). Các tổ chức này được xây dựng từ lượt lời
(Turn talk). Cho dù được xây dựng theo cấu trúc nào đi chăng nữa thì trong
hội thoại hành vi đáp lời ln phải đảm bảo tính liên kết đề tài, tương thích
với hành vi trao lời. Mỗi lượt lời của Sp1 hay Sp2 đều phải được xây dựng
trên cơ sở lượt lời trước đó, điều này cũng có nghĩa là một hành vi trao lời sẽ
đòi hỏi một hành vi đáp lời tương ứng với nó.
Một hành vi trao lời của Sp1 có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức
khác nhau và có thể nhận được những hành vi đáp lời khác nhau (bằng ngôn
ngữ): chấp nhận, khước từ, đồng tình, phản đối, im lặng… từ phía Sp2.
Nhưng dù Sp2 lựa chọn quyết định hình thức phản hồi nào thì khn mẫu về
cách thức thể hiện cũng đã được định sẵn theo một nguyên tắc nhất định cho
người tham gia hội thoại. Trong thực tế giao tiếp hội thoại, mỗi nhân vật đều
phải lựa chọn cho mình một phương thức giao tiếp nào đó dựa trên những thói
quen, tập tục…. đã trở thành quy ước xã hội, mà ở đó các nhân vật giao tiếp
phải tuân theo sao cho phù hợp để đạt được mục đích giao tiếp mà ta gọi đó là
chiến lược giao tiếp phù hợp.
(8)

Nhà chủ xin phép cụ cho bốn người lên hầu bài, rồi đi xuống. Lúc gặp

cậu người nhà, anh ta mới khẽ hỏi:


17


- Sp1: Đơi giày của cụ, cậu có cất khơng?
- Sp2: Không! Sao bác hỏi lố bịch thế?
- Sp1: Vậy thì mất à! Đơi giày của cụ như thế nào hở cậu?
- Sp2: Mới nguyên, kiểu Gia Định, đế cờ - lết, mua những ngót ba
đồng!
[I, tr.142]
Ở ví dụ (8) các tham thoại Sp1 và Sp2 có sự thống nhất với nhau về
chủ đề. Tham thoại thứ nhất của Sp1 có nội dung hỏi Sp2 có cất đơi giầy của
cụ Bá không? Tham thoại hồi đáp của Sp2 trả lời khơng biết và tỏ thái độ
khơng bằng lịng với câu hỏi của Sp1 đặt ra. Tham thoại thứ hai của Sp1 là sự
chột dạ, lo sợ vì để làm mất giầy cụ Bá nên hỏi Sp2 về kiểu dáng của đôi giầy
để mua. Tham thoại hồi đáp thứ hai của Sp2 là câu trả lời của Sp2 đối với câu
hỏi của Sp1. Như vậy, các tham thoại của Sp1 và Sp2 đã có sự liên kết chặt
chẽ với nhau về chủ đề, hành vi đáp lời luôn dựa trên nội dung của hành vi
trao lời.
1.1.4.3.Quy tắc chi phối quan hệ liên nhân trong hội thoại
Quan hệ liên nhân là mối quan hệ xét trong tương quan xã hội, hiểu
biết, tình cảm giữa các nhân vật giao tiếp với nhau. Quan hệ liên nhân giữa
các nhân vật giao tiếp có thể xét trên hai trục: trục tung và trục hoành. Trục
tung là trục vị thế xã hội hay còn gọi là trục quyền uy (Power) trục hoành là
trục quan hệ khoảng cách còn gọi là trục thân cận (Solidarity).
a. Quan hệ thân cận
Quan hệ thân cận chỉ rõ mối quan hệ gần gũi hay xa cách giữa các nhân
vật tham gia giao tiếp. Mối quan hệ này có thể thay đổi trong quá trình hội
thoại từ thân đến sơ và ngược lại từ sơ đến thân. Khoảng cách quan hệ giữa
các nhân vật tham gia giao tiếp như họ hàng, ruột thịt, quen biết, không quen
biết… Ảnh hưởng đến việc lựa chọn hành vi ngôn ngữ trong hội thoại.



18

Khoảng cách quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp càng nhỏ (mức độ thân cận
lớn), thì ngơn ngữ của họ càng thân mật, gần gũi, ngược lại khoảng cách giữa
các nhân vật giao tiếp càng lớn (mức độ thân cận thấp) thì ngơn ngữ của họ
càng mang tính nghi thức, nghi lễ, khách sáo…
Có nhiều dấu hiệu thể hiện quan hệ thân cận trong giao tiếp: dấu hiệu
bằng lời; dấu hiệu phi lời; dấu hiệu kèm lời. Người nói có thể tự lựa chọn cho
mình dấu hiệu thể hiện sao cho phù hợp với từng mối quan hệ giao tiếp.
Chẳng hạn, những dấu hiệu bằng lời như hệ thống đại từ xưng hô, từ dùng
thưa gửi, cách sử dụng từ hình thái… thể hiện rất rõ sắc thái, tình cảm cá nhân
thân - sơ, trọng - khinh trong đó.
(9)

- Sp1: Mợ ơi! Tôi đã theo lời mợ là đến ngày mợ đẻ, thì sang nhà hộ

sinh tỉnh Bắc Ninh mà nằm cho êm tiếng. Bây giờ chỉ cần mợ giữ cái bụng
cho kín đáo. Mợ đẻ xong, tơi ni lấy con.
- Sp2: Thế rồi cậu bỏ tôi bơ vơ?
[I, tr. 30]
Trong ví dụ (9) giữa Sp1 và Sp2 hồn tồn khơng có quan hệ vợ chồng,
nhưng Sp1 và SP2 đã lựa chọn từ ngữ chỉ quan hệ vợ chồng để xưng hô: mợ cậu nhờ việc lựa chọn cách xưng hô này mà quan hệ giữa họ trở nên gần gũi,
thân thiết hơn.
b. Quan hệ vị thế
Quan hệ vị thế là quan hệ tôn ti trong xã hội, tạo thành các vị thế trên
dưới trong giao tiếp. Đặc trưng của mối quan hệ này là tính quyền lực và tính
tương đối. Quan hệ vị thế phụ thuộc vào các yếu tố khách quan như: chức vụ
(cao - thấp); tuổi tác (già - trẻ); giới tính (nam - nữ); học vấn (bằng cấp cao
hơn, thấp hơn); kinh tế (giàu - nghèo)… Những yếu tố khách quan này tạo ra
những vị thế khác nhau chi phối quá trình giao tiếp tùy theo quan niệm truyền

thống văn hóa của mỗi cộng đồng ngôn ngữ, quan hệ vị thế cũng tạo nên dấu


19

ấn cá nhân của các nhân vật giao tiếp. Dấu hiệu để thể hiện quan hệ vị thế có
thể bằng lời hoặc phi lời. Những dấu hiệu bằng lời gồm có hệ thống từ xưng
hơ, các danh từ thân tộc, nghi thức lời nói, các hành vi ngơn ngữ, cách tổ chức
hội thoại, phép lịch sự… đều thể hiện vị thế và được thể hiện khác nhau ở
từng cộng đồng ngơn ngữ - văn hóa.
(10) Cụ thư kí. Khơng biết đã sẵn sàng ở đó lúc nào - mặt hầm hầm, trỏ ba
toong vào mặt chị hất hàm hỏi:
- Sp1: Ai cho phép mày khóc?
- Sp2: Lạy cụ mẹ con chết thì con khóc.
[I, tr. 584, 585]
Ở ví dụ (10) là đoạn hội thoại giữa hai nhân vật Cụ thư kí và chị cu Sứt,
ta thấy có hai cách xưng hơ đối ngược nhau. Đối với Cụ thư kí người trong
làng thuộc bề trên nên gọi chị cu Sứt là “mày”. Cịn đối với chị cu Sứt là
người có địa vị thấp cho nên đã xưng bằng “con” vừa thể hiện sự thành kính
với bề trên đồng thời cũng là cách xưng hô quen thuộc của người nông dân
với quan lại trong xã hội cũ.
Ngoài các dấu hiệu bằng lời thì những dấu hiệu phi lời như: tư thế, kiểu
cách, âm lực và âm lượng, hình thức trang phục… trong giao tiếp cũng phản
ánh quan hệ vị thế. Người tham gia giao tiếp cần phải hiểu biết và nắm bắt
được những quan hệ vị thế giữa các dân tộc, giữa các nền văn hóa, để có
những chiến lược giao tiếp phù hợp, đạt được mục đích giao tiếp chung.
1.1.5. Cấu trúc hội thoại
Hội thoại là một tổ chức có tính chất tôn ti như là một tổ chức cú pháp
nên nó có các đơn vị, các bậc, các cấp độ. Có các đơn vị sau:
- Cuộc thoại (cuộc tương tác)

- Đoạn thoại
- Cặp thoại (cặp trao đáp)


20

Ba đơn vị cuộc thoại, đoạn thoại, cặp thoại gọi là ba đơn vị lưỡng thoại
(song thoại)
- Tham thoại
- Hành động ngôn ngữ
Tham thoại, hành động ngôn ngữ là đơn vị đơn thoại (một người nói ra).
Do điều kiện và mục đích của đề tài, chúng tơi khơng thể đi sâu tìm
hiểu hết các đơn vị, ngơn ngữ mà chỉ xin trình bày những vấn đề lý thuyết liên
quan đến đề tài đó là: Cuộc thoại, đoạn thoại, cặp thoại.
1.1.5.1. Cuộc thoại
Cuộc thoại (cuộc tương tác) là đơn vị hội thoại bao trùm, lớn nhất. Một
cuộc thoại được xác định bởi các nhân tố sau:
- Nhân vật hội thoại: Một cuộc hội thoại được xác lập sự đương diện
liên tục của hai hay nhiều hay nhiều người tham gia.
- Tính thống nhất về thời gian và vị trí diễn ra hội thoại: Thời gian có
thể ban ngày, ban đêm, chiều tối, hơm qua. Khơng gian có thể là một góc sân,
một cuộc họp ở hội trường hay cuộc nói truyện ở nhà riêng... Tiêu chí này chỉ
có tính chất tương đối bởi vì trong quá trình hội thoại thời gian và khơng gian
có thể thay đổi.
- Tính thống nhất về đề tài diễn ngôn: “Đề tài là cái phạm vi hiện thực
mà người nói đề cập đến” [38, 186]; “Chủ đề là cái chủ đích mà người nói,
người nghe cùng đề cập đến trong toàn bộ cuộc thoại” [38, 189]. Một cuộc
thoại có độ dài ngắn khác nhau song địi hỏi phải có sự thống nhất về đề tài –
tức các nhân vật tham gia cuộc thoại cùng hướng đến vấn đề, một cái đích
chung. Theo Grice một cuộc thoại phải theo hướng nhất định từ đầu cho đến

khi kết thúc [15, 312]. Tuy nhiên, trên thực tế lại tồn tại rất nhiều cuộc thoại
mà đề tài liên tục được thay đổi (điển hình là cuộc tán ngẫu). Do tính chất
khơng chặt chẽ của các tiêu chí trên, C. K. Orecchioni đã đưa ra một định


21

nghĩa mềm dẻo hơn về cuộc thoại: “Để có một và chỉ một cuộc thoại, điều
kiện cần và đủ là có một nhóm nhân vật có thể thay đổi nhưng khơng đứt
qng nói về một vấn đề có thể thay đổi nhưng không đứt quãng” [15, 313].
Như vậy, để nhận diện một cuộc thoại điều kiện cần và đủ là có một
nhóm nhân vật này cùng nói về một vấn đề - đề tài trong một phạm vi thời
gian, không gian nhất định.
1.1.5.2. Đoạn thoại
Đoạn thoại là một mảng diễn ngôn do một cặp trao đáp liên kết chặt
chẽ với nhau về nghĩa hoặc về ngữ dụng. Về ngữ nghĩa đó là sự liên kết chủ
đề: một chủ đề duy nhất và về ngữ dụng đó là tính duy nhất về đích [15, 313].
Cấu trúc tổng quát của một cuộc thoại là:
- Đoạn thoại mở thoại: Mang tính chất “đưa đẩy”, có chức năng mở ra
cuộc thoại và nêu đề tài diễn ngôn.
- Đoạn thân thoại: Là đoạn phản ánh nội dung chính của cuộc thoại.
- Đoạn kết thoại: Là đoạn thoại có chức năng tổng kết, kết luận về chủ
đề hội thoại. Để kết thúc chúng ta có thể đưa ra những lời hứa hẹn, cảm ơn,
chúc mừng, xin lỗi, từ biệt...
1.1.5.3. Cặp thoại (cặp trao đáp)
Cặp thoại là đơn vị lưỡng thoại nhỏ nhất của cuộc thoại do các tham
thoại tạo nên. Căn cứ vào các tham thoại người ta chia các cặp thoại thành các
dạng sau:
- Cặp thoại một tham thoại
Xét về nguyên tắc cặp thoại phải có ít nhất hai tham thoại của hai nhân

vật – tức là phải có trao lời và đáp lời đó là trường hợp tham thoại Sp1 phát ra
nhưng không được Sp2 hưởng ứng hồi đáp bằng một hành vi tương ứng.
(11) - Sp1: Trời mưa quá nhỉ! (Hai bạn trẻ đang yêu giận nhau và người bạn
trai chủ động làm lành trước với bạn gái)


22

- Sp2: (Im lặng)...
- Cặp thoại hai tham thoại (cặp thoại đôi)
Cấu trúc cặp thoại này gồm hai tham thoại. Tham thoại thứ nhất được
gọi là tham thoại dẫn nhập (Initiatiue). Tham thoại thứ hai là tham thoại hồi
đáp (Reactive)
(12) - Sp1: Xe!
- Sp2: Đây!
[I, tr. 53]
(13) - Sp1: Thôi các cô để con quẩy gánh nước không bà đánh con nhé!
- Sp2: Ừ!
[I, tr. 239]
- Cặp thoại ba tham thoại
Về nguyên tắc một cặp thoại đủ hai tham thoại đã là hoàn chỉnh. Tuy
nhiên, trong thực tế giao tiếp những cặp thoại như vậy nhiều khi không chuyển
tải hết được nội dung, mục đích của cuộc thoại, tạo cảm giác cụt lủn, khơ cứng.
Vì vậy, cấu trúc cặp thoại trong giao tiếp có xu hướng mở rộng nhằm làm tăng
tính uyển chuyển cho cuộc thoại, tạo cho cuộc thoại có độ mở, giao tiếp khơng
bị cụt lủn. Đây chính là lý do xuất hiện cặp thoại ba tham thoại.
(14)

Chúng tôi vâng lời cụ. Khi mực mài xong, cụ để các đồ dùng trước


mặt, lên ngọn kính, rồi hỏi:
- Sp1: Viếng ông cụ thân sinh ra bản thân phải không?
- Sp2: Dạ.
- Sp1: Ông cụ ấy bao nhiêu tuổi?
- Sp2: Bẩm ngót bảy mươi.
- Sp1: À thọ nhỉ? Con cháu khá giả đấy chứ?
- Sp2: Bẩm vâng.
[I, tr. 101]


23

Trên đây là những dạng cặp thoại tương đối đơn giản, trong đó tương
ứng với một lượt lời của Sp1 và Sp2 chỉ có một tham thoại do một hành vi
ngôn ngữ thực hiện. Song trên thực tế giao tiếp hội thoại việc tổ chức các lượt
lời trong một cặp thoại phức tạp hơn nhiều. Trong giới hạn phạm vi đề tài
nghiên cứu của mình, chúng tơi chỉ xin tìm hiểu các kiểu cặp thoại đơn giản
trên mà không đi tìm hiểu các kiểu cặp thoại phức tạp trong luận văn của mình.
1.2. Lý thuyết hành động ngơn ngữ
1.2.1. Khái niêm hành động ngơn ngữ
Ngơn ngữ có một chức năng quan trọng là công cụ để tiến hành giao
tiếp xã hội. “Khi ngôn ngữ được sử dụng để giao tiếp thì ta nói ngơn ngữ đang
hành chức, hay ngơn ngữ hành chức khi con người nói năng bằng một ngơn
ngữ nhất định. Vậy, nói năng là một dạng hành động đặc biệt của con người –
hành động bằng ngôn ngữ” [38, tr. 68].
Theo Đỗ Hữu Châu: “Hành động ngôn ngữ là hành động thực hiện khi
tạo ra một phát ngôn (diễn ngơn) trong giao tiếp. Hành động ngơn ngữ địi hỏi
phải có điều kiện, thao tác, cách thức tổ chức thao tác và quan trọng nhất là có
đích như mọi hành động khác của con người có ý thức” [15, 43].
1.2.2. Phân loại khái quát các hành động ngôn ngữ

Theo J.L.Austin thì một hành động ngơn ngữ được thực hiện khi một
người nói (hoặc viết) Sp1 phát ra một phát ngôn U cho người nghe (người
đọc) Sp2 trong ngữ cảnh C. Ơng cho rằng có ba loại hành động ngơn ngữ lớn:
hành động tạo lời, hành động mượn lời và hành động ở lời.
1.2.2.1. Hành động tạo lời (Locutionary act)
Hành động tạo lời là hành động sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ như :
ngữ âm, từ, các kiểu kết hợp từ. . . để tạo ra phát ngôn. Nhờ hành động tạo lời,
chúng ta hình thành nên các biểu thức có nghĩa.
(15) - Thưa mợ, chú ấy bảo chốc nữa mợ sang mà mua.


24

[I, tr. 66]
Đây là phát ngôn được cấu tạo dựa trên trật tự C- V.
1.2.2.2. Hành động mượn lời (Perlocutionary act)
Hành động mượn lời là những hành động “mượn” phương tiện ngôn
ngữ (các phát ngôn) để gây ra hiệu quả ngồi ngơn ngữ ở người nghe, hoặc ở
chính người nói. Với những người nghe khác nhau, ta có hiệu quả khơng
giống nhau.
Ví dụ: Đến chiều lớp 10A8 có lịch học bồi dưỡng. Cô chủ nhiệm lên
thông báo với cả lớp: “Chiều nay các em nghỉ học để thầy, cô họp hội đồng
giáo dục”. Phát ngơn này có thể gây ra hiệu quả khác nhau ở những đối tượng
học sinh khác nhau như: học sinh lười học thì vui sướng khi được nghỉ học,
học sinh chăm chỉ thì lại buồn vì phải nghỉ học. . . Đó chính là hiệu quả mượn
lời của phát ngôn trên. Hiệu quả của hành động mượn lời rất phân tán, vì hành
động mượn lời khơng có tính quy ước.
1.2.2.3. Hành động ở lời ( Illocutionary act)
a) Khái niệm hành động ở lời
Hành động ở lời là hành động người nói thực hiện ngay khi nói năng.

Hiêu quả của chúng gây những sự tác động trực tiếp thuộc về ngôn ngữ, gây
phản ứng với người nhận.
(16)

- Sp1: Nhà có cái bị hay cái hộp nhỏ nào khơng?
- Sp2: Có.
[I, tr. 241]
Hiệu quả của hành vi ở lời trên đây được thể hiện ở phát ngôn trả lời

của Sp2: “có”.
Các hành vi hỏi, yêu cầu, ra lệnh... Khi chúng ta hỏi ai về một vấn đề
gì đó thì người được hỏi có nhiệm vụ phải trả lời chúng ta, cho dù trả lời


25

không biết. Không trả lời, không đáp lại câu hỏi thì người nghe bị coi là mất
lịch sự.
Khác với hành động mượn lời, hành động ở lời có ý định, có quy ước
và có thể chế dù rằng quy ước và thể chế của chúng có thể khơng hiển ngơn
và quy tắc vận hành chúng được mọi người trong cộng đồng ngôn ngữ tuân
theo một cách tự giác.
O.Ducrot nhấn mạnh thêm các hành động ở lời. Theo ông: “hành động
ở lời khác với hành động tạo lời và hành động mượn lời ở chỗ chúng thay đổi
tư cách pháp nhân của người đối thoại. Chúng đặt người nói và người nghe
vào những nghĩa vụ và quyền lợi mới so với tình trạng của họ trước khi thực
hiện hành động ở lời đó” [15, tr. 90].
b) Phân loại hành động ở lời
Bàn về vấn đề phân loại hành động ở lời, có hai hướng phân loại chính:
- Theo hướng của J.Austin, các hành động ở lời được chia làm 5 nhóm,

đó là:
1. Phán xử (verditives, verditifs) gồm những động từ như: xử trắng án,
miêu tả, phân tích, đánh giá, phân loại,. . .
2. Hành sử (exercitives, exercitifs) gồm: ra lệnh, chỉ huy, đặt hàng, giới
thiệu, van xin, khuyến cáo, bổ nhiệm, khai mạc, bế mạc, . . .
3. Cam kết (commissives,commissfs) gồm: hứa hẹn,đảm bảo, cam kết,
thề nguyền, giao ước, . . .
4. Ứng xử (behabitives, comportementaux) gồm: xin lỗi, cảm ơn, khen
ngợi, chào mừng, thách thức, nghi ngờ, . . .
5. Bày tỏ (expositives, expositifs) gồm: phủ định, khẳng định, trả lời,
phản bác, nhượng bộ, dẫn thí dụ, báo cáo các ý kiến, ...[Dẫn theo 15, tr. 121].
- Theo hướng của J.Searle, các hành động ngôn ngữ được chia làm 5
nhóm là:


×