Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Dạy đọc hiểu văn bản truyện ngắn hiện đại trong chương trình ngữ văn trugn học phổ thông theo đặc trưng thể loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (805.97 KB, 138 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ LƢU

DẠY ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI
TRONG CHƢƠNG TRÌNH NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
THEO ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC

VINH - 2011


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ LƢU

DẠY ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI
TRONG CHƢƠNG TRÌNH NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
THEO ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI

Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN VĂN VÀ TIẾNG VIỆT

Mã số: 60.14.10


LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. LÊ THỊ HỒ QUANG

VINH - 2011


3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài................................................................................................... 5
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ................................................................................... 6
3. Đối tƣợng và phạm vi tài liệu khảo sát .............................................................. 10
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 11
5. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 11
6. Đóng góp của luận văn ....................................................................................... 11
7. Cấu trúc luận văn ................................................................................................ 11
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ TRUYỆN NGẮN VÀ DẠY ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI TRONG CHƢƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT ............. 12

1.1. Giới thuyết về truyện ngắn .............................................................................. 12
1.1.1. Khái niệm truyện ngắn ................................................................................. 12
1.1.2. Đặc trƣng thể loại của truyện ngắn .............................................................. 14
1.1.3. Phân loại truyện ngắn ................................................................................... 24
1.2. Đặc điểm hệ thống văn bản truyện ngắn hiện đại trong chƣơng trình Ngữ
văn THPT ................................................................................................................ 26
1.2.1. Khái lƣợc đặc điểm chƣơng trình Ngữ văn THPT ..................................... 26
1.2.2. Những nét mới của văn bản truyện ngắn trong SGK Ngữ văn THPT so với

SGK Văn học (chƣơng trình chỉnh lí hợp nhất 2000) .......................................... 29
1.3. Những yêu cầu mới đặt ra trong việc dạy đọc - hiểu văn bản truyện ngắn và
sự đáp ứng thực tế ở trƣờng THPT hiện nay......................................................... 34
1.3.1. Những yêu cầu đặt ra.................................................................................... 34
1.3.2. Thực tế đáp ứng ở nhà trƣờng phổ thông.................................................... 41
Chƣơng 2. HƢỚNG DẪN DẠY ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI
TRONG CHƢƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT THEO ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI ..... 43

2.1. Những định hƣớng chung trong dạy đọc - hiểu truyện ngắn hiện đại ở
trƣờng THPT ........................................................................................................... 43


4
2.1.1. Đặt tác phẩm trong mối quan hệ với tác giả và hồn cảnh ra đời của nó . 43
2.1.2. Khai thác các phƣơng diện nội dung của truyện ngắn hiện đại trong
chƣơng trình Ngữ văn THPT ................................................................................. 46
2.1.3. Khai thác các phƣơng diện hình thức trong truyện ngắn hiện đại ở chƣơng
trình Ngữ văn THPT ............................................................................................... 53
2.2. Dạy đọc - hiểu một số loại hình truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong
chƣơng trình Ngữ văn THPT ................................................................................. 67
2.2.1. Dạy đọc - hiểu truyện ngắn lãng mạn ......................................................... 68
2.2.2. Dạy đọc - hiểu truyện ngắn hiện thực ........................................................ 75
2.2.3. Dạy đọc - hiểu truyện ngắn Cách mạng ..................................................... 82
Chƣơng 3. THIẾT KẾ GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM ................................................... 91
3.1. Một số vấn đề chung....................................................................................... 91
3.2. Các giáo án thể nghiệm .................................................................................. 92
3.3. Thực nghiệm hiệu quả của giáo án thể nghiệm .......................................... 127
3.3.1. Mục đích thực nghiệm................................................................................ 127
3.3.2. Nội dung thực nghiệm ................................................................................ 128
3.3.3. Địa bàn thực nghiệm .................................................................................. 129

3.3.4. Kết quả thực nghiệm .................................................................................. 129
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 132
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 134


5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nói đến thể loại là nói đến một cách nhìn, một cách tƣ duy, cách
cảm nhận đời sống và sáng tạo tác phẩm. Thể loại là yếu tố hình thức lớn, chi
phối các yếu tố hình thức khác, góp phần tạo nên một diện mạo cụ thể cho tác
phẩm văn học. Mỗi tác phẩm văn học đều tồn tại dƣới hình thức một loại thể
nhất định, đòi hỏi một phƣơng pháp, một cách thức phân tích, giảng dạy phù
hợp với nó. Thế nhƣng, trong một thời gian dài trƣớc đây, vấn đề dạy học tác
phẩm văn chƣơng theo đặc trƣng loại thể còn bị xem nhẹ. Đến nay, vẫn chƣa
có tài liệu nào đi sâu vào hƣớng dẫn dạy một tác phẩm văn chƣơng theo đặc
trƣng loại thể thật tƣờng tận, hiệu quả.
1.2. Văn bản truyện ngắn chiếm số lƣợng lớn trong chƣơng trình Ngữ
văn THPT. Tổng số tiết của phần đọc - hiểu văn bản chƣơng trình chuẩn là
167, chiếm 50,2% thời lƣợng mơn Ngữ văn. Trong đó số tiết của giờ đọc hiểu
văn bản truyện ngắn trong chƣơng trình chuẩn là 26 tiết, chiếm 22 %, chƣơng
trình nâng cao là 27 tiết, chiếm 18 %. Truyện ngắn trong chƣơng trình Ngữ
văn THPT đƣợc lựa chọn khá phong phú, thuộc nhiều trào lƣu, khuynh
hƣớng, loại hình khác nhau. Các văn bản này có đặc thù riêng, khơng thể rập
khn cùng một phƣơng pháp dạy - học nhƣ nhau. Vì vậy việc dạy đọc - hiểu
truyện ngắn đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà giáo học pháp lẫn giáo viên trực
tiếp giảng dạy ở trƣờng phổ thông.
1.3. Phần đông cả giáo viên và học sinh đều gặp những khó khăn nhất
định khi tìm hiểu các văn bản này. Khó khăn đó xuất phát từ nhiều nguyên
nhân, có thể kể đến nhƣ sự thiếu hụt tri thức về lí thuyết thể loại, tri thức về

phƣơng pháp dạy đọc - hiểu văn bản truyện ngắn... Việc đƣa ra những định
hƣớng về phƣơng pháp dạy các văn bản truyện ngắn một cách hiệu quả thì
vẫn đang là một vấn đề đặt ra nhiều thách thức. Tìm hiểu phƣơng pháp dạy


6
văn bản truyện ngắn sẽ giúp cho việc dạy đọc - hiểu loại văn bản này nói
riêng, giảng dạy Ngữ văn ở trƣờng phổ thơng nói chung, đạt hiệu quả tốt hơn.
Xuất phát từ những lí do trên chúng tơi quyết định lựa chọn vấn đề Dạy
đọc - hiểu văn bản truyện ngắn hiện đại trong chương trình Ngữ văn
THPT theo đặc trưng thể loại làm đề tài nghiên cứu của luận văn.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Qua sơ bộ tìm hiểu về lịch sử nghiên cứu vấn đề dạy học văn bản
truyện ngắn trong nhà trƣờng phổ thông, chúng tơi thấy đã có một số cơng
trình, bài viết sau đây.
Cơng trình đầu tiên phải kể đến là cuốn Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn
học theo loại thể của nhóm tác giả Trần Thanh Đạm, Đàm Gia Cẩn, Huỳnh
Lý, Hồng Nhƣ Mai. Cơng trình này đã giới thiệu một số kiến thức cơ bản
nhất về loại thể văn học chủ yếu có liên quan đến chƣơng trình văn học ở bậc
THPT, nhất là phần văn học Việt Nam. Cụ thể hơn các tác giả còn giới thiệu
phƣơng pháp vận dụng đặc trƣng các loại thể vào việc giảng dạy các tác phẩm
trong chƣơng trình văn học và kết hợp phân tích một số bài tiêu biểu thuộc
các loại thể khác nhau. Có thể nói, đây là cơng trình đầu tiên đi sâu nghiên
cứu về loại thể văn học và vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể. Ở
phần truyện và giảng dạy truyện, tác giả đã trình bày các đặc trƣng cơ bản của
truyện (tình tiết, nhân vật, lời kể) và phân tích giảng dạy truyện. Theo tác giả,
với các tác phẩm thuộc thể truyện, điều phải quan tâm trƣớc hết là cấu tạo
hình tƣợng tác phẩm : “Hình tƣợng nghệ thuật của truyện mang nội dung hiện
thực và nội dung tƣ tƣởng, đồng thời đƣợc cấu tạo nhuần nhuyễn qua ba yếu
tố tình tiết, nhân vật và lời kể ” [13, 175]. Về cách phân tích một tác phẩm,

tác giả lƣu ý: “Từ trƣớc đến nay, quá trình giảng dạy một bài văn ở trƣờng
phổ thơng thƣờng kinh qua hai chặng chính là: đọc và giảng. Đọc là giai đoạn
lĩnh hội chủ yếu bằng cảm tính, giảng là giai đoạn nhận thức đƣợc nâng lên
mức lí tính( trong phần giảng thƣờng có chen thêm phần hỏi đáp nữa). Đó là
một trình tự tƣơng đối hợp lí. Riêng trong phần giảng trình tự chung thƣờng


7
là : Giới thiệu, chủ đề, bố cục, phân tích, tổng kết. Trình tự này phản ánh quá
trình thâm nhập để tìm hiểu tác phẩm. Ban đầu cần nắm vững nguồn gốc, lai
lịch, xuất xứ, hoàn cảnh của tác phẩm (giới thiệu), tiếp đó cần nắm đƣợc các ý
lớn, ý trung tâm chủ yếu của tồn bài làm nịng cốt, làm phƣơng hƣớng chung
cho bài giảng (chủ đề), sau đó mới đi vào cấu tạo phức tạp của tác phẩm
(phân tích), cuối cùng sau khi nắm vững hình tƣợng tác phẩm, lại trrở về nắm
bao quát toàn bộ giá trị nội dung và nghệ thuật, phát huy tác dụng giáo dƣỡng
và giáo dục của tác phẩm (tổng kết) ” [13, 175-176]. Đây là một trình tự hợp
lí, tuy nhiên cần có sự vận dụng linh hoạt vào từng bài giảng cụ thể. Cuối
cùng tác giả chốt lại vấn đề chính là muốn học sinh cảm thụ và nắm vững
hình tƣợng trong truyện, phải chú trọng ba yêu cầu: Làm cho học sinh nắm
vững đƣợc sự phát triển của tình tiết trong tác phẩm tức là nắm đƣợc cốt
truyện; Làm cho học sinh cảm thụ đƣợc sâu sắc, đánh giá đƣợc đúng đắn nhân
vật trong tác phẩm; Làm cho học sinh cảm và hiểu đƣợc cái ý vị trong lời kể
của tác giả. Đây chính là những nội dung chính của việc dạy tác phẩm truyện
theo loại thể [13, 164- 169 - 174].
Cơng trình thứ hai là cuốn Phương pháp dạy học văn của nhóm tác giả
Phan Trọng Luận (chủ biên), Trƣơng Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế
Phiệt (1988). Cơng trình này đƣợc các trƣờng Đại học Sƣ phạm sử dụng làm
giáo trình và nó cũng đóng vai trị mở đƣờng cho các cơng trình nghiên cứu về
phƣơng pháp dạy học văn. Trong cuốn sách, các tác giả đã trình bày những vấn
đề lí luận chung về bộ mơn, khoa học về phƣơng pháp dạy hoc văn và phƣơng

pháp dạy học bộ mơn. Có thể nói đây là cơng trình đầu tiên nghiên cứu một cách
tổng thể, toàn diện về phƣơng pháp dạy học văn. Tác giả đã dành một thời lƣợng
lớn, trình bày khá chi tiết về phƣơng pháp dạy học bộ môn nhƣ dạy văn học sử,
dạy học làm văn, dạy học lí luận văn học… Tuy nhiên phần phƣơng pháp dạy
học văn bản truyện ngắn tác giả chƣa đề cập đến. Hơn nữa, cuốn sách ra đời
cách đây khá lâu, chƣơng trình phổ thơng đã trải qua nhiều lần cải cách, chỉnh lí,
do đó phần nào nó chƣa bám sát đƣợc thực tế chƣơng trình.


8
Năm 2005, trong cơng trình Phương pháp dạy học tác phẩm văn
chương (theo loại thể), tác giả Nguyễn Viết Chữ đã trình bày các phƣơng
pháp, biện pháp, các cách thức chiến thuật để dạy các tác phẩm văn chƣơng
theo loại thể. Ở chƣơng I của phần II, phƣơng pháp và biện pháp dạy học tác
phẩm văn chƣơng theo loại thể, tác giả đã trình bày một số phƣơng pháp dạy
học thể loại truyện ngắn. Theo tác giả: "Vấn đề cơ bản của truyện ngắn là tình
huống của nó. Dù là trữ tình hay tự sự thì cũng phải quan tâm tới tình huống
của nó… Với những truyện ngắn tự sự, biết đƣợc thi pháp tác giả có thể theo
bƣớc tác giả, theo nhân vật… để tìm ra tƣ tƣởng chủ đề… Những đoạn văn
trữ tình hay, nếu cần thiết phải thuộc bằng biện pháp tích cực qua đọc diễn
cảm kết hợp giảng với bình‟‟ [11, 125-126]. Ở cơng trình này tác giả đã đƣa
ra những biện pháp cụ thể, phần nào định hƣớng cho ngƣời giáo viên các
bƣớc tiến hành phân tích, khám phá một tác phẩm: „„Tránh những quy trình
nhàm chán lặp đi, lặp lại nhƣ: giới thiệu, chủ đề, bố cục, phân tích, tổng kết.
Đây vẫn có thể là logic bên trong của một tiết dạy học tác phẩm văn chƣơng
nói chung, nhƣng khơng phải là cơng thức chung cho mọi giờ dạy học tác
phẩm, mà phải hết sức linh hoạt‟‟ [11, 126] . Những ý kiến đề xuất của tác giả
rất cần thiết đối với ngƣời giáo viên. Tuy nhiên nó đang dừng lại ở mức rất
khái quát, chƣa đƣa ra đƣợc phƣơng pháp cụ thể mà mới chỉ là những định
hƣớng và phần nào đó cịn mang tính phiến diện.

Năm 2006, tác giả Nguyễn Thị Dƣ Khánh trong cuốn Thi pháp học và
vấn đề giảng dạy văn học trong nhà trường đã chỉ ra một số yếu tố thi pháp
truyện và gợi dẫn phân tích văn bản truyện từ góc nhìn của thi pháp học. Thi
pháp truyện là nghệ thuật sáng tạo ra tác phẩm của nhà văn và đó cũng là tồn
bộ q trình sáng tạo ra tác phẩm. Cơng trình này giúp chúng ta khai thác các
phƣơng diện của một văn bản truyện ngắn nhƣ lời văn nghệ thuật, không gian
và thời gian nghệ thuật, mối liên kết của các yếu tố thi pháp. Theo tác giả, lời
văn có vai trị rất quan trọng, phân tích tác phẩm là phân tích lời văn của nó :
"Thƣởng thức một áng văn hay, với ngƣời đọc là một khoái cảm, một hạnh


9
phúc, tự nó có giá trị nâng cao trí tuệ, bồi bổ tâm hồn. Đó là hình thức của văn
học, cũng là nội dung của văn học. Xét trong tƣ cách là công cụ, ngôn ngữ là
yếu tố thứ nhất của văn học nói chung‟‟ [23, 141]. Về thời gian, không gian
nghệ thuật, tác giả đã chỉ ra sự khác biệt giữa truyện truyền thống và truyện
hiện đại trong việc sử dụng yếu tố này: “Truyện truyền thống thƣờng có một
cốt truyện đƣợc tổ chức chặt chẽ, có đầu có đi, thƣờng diễn biến theo trình
tự thời gian, phát triển từ thấp đến cao, có thắt nút, cởi nút. Với loại truyện
này, cốt truyện nổi lên nhƣ một yếu tố hàng đầu. Không gian thời gian chỉ là
một bối cảnh có tính chất ƣớc lệ… Các loại truyện mang màu sắc hiện đại có
sự thay đổi khá căn bản trong việc tổ chức không gian thời gian và kết cấu
của tác phẩm. Nguời đọc có vai trị chủ động hơn. Họ dƣờng nhƣ đƣợc cùng
tham gia vào quá trình làm phim‟‟, cùng “nhà quay phim‟‟ đặt máy ở nhiều
nơi, hƣớng ống kính về nhiều phía, trên nhiều trục toạ độ không gian và thời
gian khác nhau‟‟ [23; 147, 149].
Đổi mới phƣơng pháp dạy học văn đƣợc bắt đầu bằng việc thay đổi
chƣơng trình SGK. Bộ SGK Ngữ văn chƣơng trình chuẩn do tác giả Phan
Trọng Luận (tổng chủ biên) và bộ SGK Ngữ văn nâng cao do tác giả Trần
Đình Sử (tổng chủ biên) đã có những thay đổi so với bộ SGK chỉnh lí hợp

nhất năm 2000. Bộ SGK Ngữ văn đã định hƣớng cho giáo viên và học sinh
khám phá phân tích tác phẩm bằng hệ thống câu hỏi hƣớng dẫn học bài,
bằng yêu cầu cần đạt và ghi nhớ ở đầu và cuối mỗi bài học. Phần yêu cầu
cần đạt giúp giáo viên xác định đƣợc trọng tâm kiến thức của bài học,
giúp học sinh kiểm tra việc dạy của giáo viên và việc tiếp thu kiến thức
của mình. Phần hệ thống câu hỏi hƣớng dẫn học bài giúp HS từng bƣớc
khám phá, tiếp cận văn bản và đồng thời nó cũng hƣớng dẫn GV tổ chức
giờ học.
Cùng với bộ SGK Ngữ văn mới, Bộ Giáo dục cũng cho xuất bản đồng
thời bộ SGV Ngữ văn. Đây là bộ sách cơng cụ, có tác dụng định hƣớng cho
GV tiếp cận, sử dụng bộ SGK mới. Trong bộ sách, ở phần 2 Phương pháp và


10
tiến trình tổ chức dạy học các tác giả đã đƣa ra những phƣơng pháp cụ thể để
tiến hành 1 giờ dạy đọc - hiểu văn bản truyện ngắn. Những phƣơng pháp này
rất cụ thể, thiết thực, phù hợp và giúp ích rất lớn cho ngƣời GV. Tuy nhiên,
đây mới chỉ là phƣơng pháp cho từng tác phẩm cụ thể, chứ chƣa phải là
phƣơng pháp dạy học văn bản truyện ngắn nói chung.
Ngồi ra, chúng ta có thể kể đến các sách tham khảo, hƣớng dẫn
dạy học nhƣ : Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10, 11, 12 của Nguyễn Văn
Đƣờng; Để học tốt; Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường, Kĩ
năng đọc- hiểu văn bản Ngữ văn của Nguyễn Kim Phong. Trong cơng
trình Thiết kế bài giảng Ngữ văn, tác giả Nguyễn Văn Đƣờng đã chỉ ra các
bƣớc để khám phá, phân tích các tác phẩm. Tuy nhiên tất cả những cơng
trình này đều mới chỉ dừng lại ở việc khám phá, phân tích một tác phẩm
cụ thể chứ chƣa đƣa ra đƣợc phƣơng pháp chung nhất cho loại văn bản
truyện ngắn nói chung.
Nhìn chung đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về văn bản truyện
ngắn và những cơng trình này đều có những đóng góp vào việc dạy đọc

hiểu văn bản truyện ngắn. Tuy nhiên, nó mới chỉ dừng lại ở việc đƣa ra
những phƣơng pháp dạy một văn bản cụ thể. Việc đƣa ra những định
hƣớng chung về mặt phƣơng pháp để dạy học văn bản truyện ngắn vẫn
chƣa đƣợc đề cập đến.
Nhƣ vậy, lịch sử nghiên cứu của đề tài Dạy đọc - hiểu văn bản truyện
ngắn hiện đại trong chương trình ngữ văn THPT theo đặc trưng thể loại cịn
khá mới mẻ. Vì thế, đây vẫn đang là một vấn đề khoa học cần đƣợc tiếp tục
tìm hiểu, nghiên cứu thêm.
3. Đối tƣợng và phạm vi tài liệu khảo sát
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là các nguyên tắc và phƣơng pháp
dạy đọc - hiểu văn bản truyện ngắn hiện đại trong chƣơng trình Ngữ văn
THPT theo đặc trƣng thể loại


11
3.2. Phạm vi tư liệu khảo sát
Nghiên cứu đề tài này chúng tôi khảo sát các văn bản truyện ngắn hiện
đại trong chƣơng trình Ngữ văn THPT (chƣơng trình chuẩn, chƣơng trình
nâng cao) và có sự so sánh đối chiếu với chƣơng trình Ngữ văn THCS.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Giới thuyết khái niệm truyện ngắn và đặc điểm của hệ thống văn bản
truyện ngắn hiện đại trong chƣơng trình Ngữ văn THPT
- Đề xuất một số định hƣớng dạy đọc - hiểu văn bản truyện ngắn hiện
đại trong chƣơng trình Ngữ văn THPT
- Thiết kế một số giáo án thử nghiệm
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
- Phƣơng pháp so sánh đối chiếu

- Phƣơng pháp thống kê, phân loại
- Phƣơng pháp phân tích tổng hợp
- Phƣơng pháp thực nghiệm
6. Đóng góp của luận văn
Với mục đích tìm hiểu, đề xuất một số phƣơng pháp dạy học văn bản
truyện ngắn trong chƣơng trình Ngữ văn THPT, luận văn sẽ cung cấp cho
giáo viên những gợi ý thiết thực trong q trình giảng dạy mơn Ngữ văn nói
chung, dạy đọc - hiểu truyện ngắn hiện đại nói riêng.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
văn đƣợc triển khai qua 3 chƣơng:
Chương 1: Tổng quan về truyện ngắn và dạy đọc - hiểu văn bản truyện
ngắn hiện đại trong chƣơng trình Ngữ văn THPT
Chương 2: Hƣớng dẫn dạy đọc- hiểu văn bản truyện ngắn hiện đại trong
chƣơng trình Ngữ văn THPT theo đặc trƣng thể loại
Chương 3: Thiết kế giáo án thể nghiệm


12
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TRUYỆN NGẮN
VÀ DẠY ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI
TRONG CHƢƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT
1.1. Giới thuyết về truyện ngắn
1.1.1. Khái niệm truyện ngắn
Khái niệm truyện ngắn (tiếng Anh: Short Story, tiếng Pháp: Nouvelle,
tiếng Nga: Hoberra) đã có mặt trong nhiều từ điển chuyên ngành cũng nhƣ
các cơng trình nghiên cứu lí luận văn học.
Để hiểu khái niệm truyện ngắn, trƣớc hết chúng ta cần phân biệt các khái
niệm “chuyện”, “truyện” và “truyện ngắn”. “Chuyện” thƣờng dùng trong

trƣờng hợp câu chuyện hay kể chuyện hàm ý bằng lời, có tính chất truyền
khẩu, chuyện kể theo kí ức của trí nhớ, bỏ qua yếu tố trần thuật. “Truyện”
dùng để chỉ một thể loại văn học, có cốt truyện, ngƣời trần thuật, có hƣ cấu,
bịa đặt… Tuy nhiên hạn chế của khái niệm “truyện” là chƣa chỉ ra đƣợc văn
bản đó ngắn hay dài, đƣợc viết bằng văn vần hay văn xuôi… Điều này đã dẫn
đến sự ra đời của các khái niệm truyện ngắn, truyện vừa, truyện thơ, truyện
nôm… “Truyện ngắn” là một thể loại văn học, ra đời tƣơng đối muộn và xung
quanh khái niệm này đang cịn có nhiều định nghĩa khác nhau. Sau đây, chúng
tơi sẽ trình bày một số định nghĩa về truyện ngắn tiêu biểu.
Từ điển thuật ngữ văn học đã định nghĩa về truyện ngắn nhƣ sau: “Tác
phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung của thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết các
phƣơng diện của đời sống: đời tƣ, thế sự hay sử thi, nhƣng cái độc đáo của nó
là ngắn. Truyện ngắn đƣợc viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi
không nghỉ… Cốt truyện của truyện ngắn thƣờng diễn ra trong một thời gian,
không gian hạn chế, chức năng của nó nói chung là nhận ra một điều gì đó sâu
sắc về cuộc đời, tình ngƣời. Kết cấu của truyện ngắn khơng chia thành nhiều
tầng, nhiều tuyến mà thƣờng đƣợc xây dựng theo nguyên tắc tƣơng phản hoặc


13
liên tƣởng. Bút pháp tƣờng thuật của truyện ngắn thƣờng là chấm phá. Yếu tố
quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cơ đúc, có dung lƣợng
lớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chƣa
nói hết” [17, 370]. Định nghĩa này đã nêu đƣợc tƣơng đối đầy đủ các đặc
điểm của tác phẩm truyện ngắn cả về hình thức, nội dung lẫn việc tiếp nhận
của ngƣời đọc.
150 thuật ngữ văn học của tác giả Lại Nguyên Ân đã định nghĩa về
truyện ngắn nhƣ sau : “Truyện ngắn là một thể loại tự sự cỡ nhỏ, thƣờng đƣợc
viết bằng văn xuôi, đề cập hầu hết các phƣơng diện của đời sống con ngƣời và
xã hội. Nét nổi bật của truyện ngắn là giới hạn về dung lƣợng. Tác phẩm

truyện ngắn thích hợp với ngƣời tiếp nhận (độc giả), đọc nó liền một mạch
không nghỉ” [2, 359 - 360]. Định nghĩa này đã nhấn mạnh đến hình thức tự sự
cỡ nhỏ của truyện ngắn. Cỡ nhỏ ở đây đƣợc hiểu là ngắn gọn, cơ đúc, tinh lọc
và hay. Nói đến truyện ngắn là phải nói đến sự ngắn gọn và hàm súc. Nhà văn
A.P Sêkhốp đã nói: “Nghệ thuật truyện ngắn là nghệ thuật cắt tỉa, tƣớc bỏ cái
gì khơng cần thiết”, cịn A. Tơnxtơi thì khẳng định: “Truyện ngắn là một hình
thức nghệ thuật khó viết bậc nhất”.
Giáo trình Lí luận văn học của nhóm tác giả (do Phƣơng Lựu chủ biên),
cũng nhấn mạnh đến tính chất ngắn của thể loại này. Theo các tác giả:
“Truyện ngắn là hình thức ngắn của tự sự. Khuôn khổ ngắn nhiều khi làm cho
truyện ngắn có vẻ gần gũi với các hình thức truyện kể dân gian nhƣ truyện cổ,
giai thoại, truyện cƣời, hoặc gần với những bài kí ngắn. Nhƣng thực ra khơng
phải. Nó gần với tiểu thuyết hơn cả bởi là hình thức tự sự tái hiện cuộc sống
đƣơng thời. Nội dung thể loại truyện ngắn có thể rất khác nhau: đời tƣ, thế sự
hay sử thi, nhƣng cái độc đáo của nó lại là ngắn” [34, 397].
Từ những định nghĩa về truyện ngắn nêu trên, chúng tôi đi đến cách
hiểu về khái niệm “truyện ngắn” nhƣ sau: Truyện ngắn là hình thức tự sự cỡ
nhỏ, tập trung mơ tả một mảnh của cuộc sống, một biến cố hay một vài biến
cố xảy ra trong một giai đoạn nào đó của đời sống nhân vật, biểu hiện một


14
mặt nào đó của tính cách nhân vật, thể hiện một khía cạnh của vấn đề xã hội.
Cốt truyện của truyện ngắn thƣờng giới hạn trong một không gian, thời gian
nhất định. Nhân vật của truyện ngắn thƣờng chỉ là hiện thân cho một trạng
thái quan hệ xã hội. Kết cấu truyện ngắn thƣờng không nhiều tầng tuyến mà
xây dựng theo kiểu tƣơng phản hoặc liên tƣởng.
1.1.2. Đặc trưng thể loại của truyện ngắn
Đến nay, việc xác định đặc trƣng của truyện ngắn vẫn đang còn nhiều ý
kiến khác nhau. Nhƣng nhìn chung, nhiều tác giả đều khá thống nhất trong

việc chỉ ra các đặc trƣng của truyện ngắn nhƣ: Cốt truyện, nhân vật, kết cấu,
chi tiết, bút pháp trần thuật, giọng điệu… Những yếu tố này sẽ tạo nên sự
khác biệt của truyện ngắn với tiểu thuyết. Nếu tiểu thuyết là thể loại chiếm
lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn và tồn vẹn của nó thì truyện ngắn
hƣớng tới khắc hoạ một hiện tƣợng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ
nhân sinh hay đời sống tâm hồn con ngƣời. Truyện ngắn có ít nhân vật, ít sự
kiện phức tạp. Và nếu mỗi nhân vật của tiểu thuyết là một thế giới thì nhân
vật của truyện ngắn là một mảnh nhỏ thế giới ấy. Truyện ngắn thƣờng khơng
nhắm tới khắc hoạ những tính cách điển hình đầy đặn, nhiều mặt trong tƣơng
quan với hoàn cảnh. Nhân vật của truyện ngắn thƣờng là hiện thân cho một
trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội, hoặc trạng thái tồn tại của con ngƣời.
Trong Vấn đề giảng dạy tác phẩm theo loại thể, tác giả Trần Thanh
Đạm nhấn mạnh: “Đã là truyện thì phải có câu chuyện, tức là có tình tiết.
Tình tiết là dấu hiệu đặc trƣng đầu tiên của truyện… đã là truyện thì phải
có nhân vật. Dù ở trạng thái này hay trạng thái khác, sự tồn tại và hoạt
động của nhân vật giữa hệ thống các sự việc, các biến cố cuẩ cốt truyện là
đặc trƣng cơ bản thứ hai của truyện… đã là truyện thì phải có lời kể. Lời kể
của tác giả hay của ngƣời kể chuyện nhƣ là cái nền ngơn ngữ trên đố dệt
nên hình tƣợng của tác phẩm tự sự, đồng thời cũng là nơi bộc lộ tƣ tƣởng,
tình cảm, cá tính,phong cách của nhà văn, đó là đặc trƣng cơ bản thứ ba của
truyện” [13, 164-169-174]. Nhƣ vậy theo tác giả, truyện ngắn có 3 đặc trƣng


15
cơ bản, đó là: tình tiết (cốt truyện), nhân vật và lời kể chuyện. Tác giả Bùi
Việt Thắng trong công trình Truyện ngắn những vấn đề lí thuyết và thể loại
đƣa ra các đặc trƣng của truyện ngắn nhƣ: dung lƣợng, cốt truyện, kết cấu,
tình huống, nhân vật.
Trên cơ sở tham khảo ý kiến của các nhà nghiên cứu đi trƣớc, sau đây
chúng tơi sẽ trình bày một số đặc trƣng cơ bản của truyện ngắn để bạn đọc

tiện theo dõi.
1.1.2.1. Cốt truyện
Cốt truyện là một phƣơng diện của lĩnh vực hình thức nghệ thuật, nó
chỉ lớp biến cố của hình thức tác phẩm. Cốt truyện có chức năng quan trọng là
bộc lộ các mâu thuẫn của đời sống, tức là thể hiện xung đột. Cốt truyện gồm 5
phần: Trình bày, Thắt nút, Phát triển, Cao trào, Mở nút. Ngoài ra, một số
truyện cịn có thêm phần vĩ thanh. Tuy nhiên ở những cốt truyện cụ thể không
phải bao giờ cũng cố đầy đủ các thành phần đã nêu. Có nhiều cách phân loại
cốt truyện nhƣ cốt truyện biên niên, cốt truyện đồng tâm hoặc cốt truyện đơn
tuyến, cốt truyện đa tuyến. Cốt truyện biên niên là cốt truyện mà trong đó các
mối liên hệ thời gian giữa các sự kiện trở thành nét nổi trội. Các cốt truyện mà
trong đó giữa các sự kiện, các mối liên hệ nhân quả chiếm ƣu thế gọi là cốt
truyện đồng tâm. Cốt truyện thƣờng diễn biến một chiều từ đầu đến cuối theo
một trật tự thời gian nhƣng thƣờng câu chuyện khi thì ở thời hiện tại, khi thì
ngƣợc về quá khứ, thậm chí có khi cái xảy ra sau lại kể trƣớc, cái xảy ra
trƣớc lại kể sau. Cốt truyện truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tơ Hồi nói
chung có tính chất một chiều. Tác giả lần lƣợt kể về số phận của các nhân vật
trải qua hai giai đoạn: khi ở Hồng Ngài, Mỵ và A Phủ lần lƣợt bị rơi vào vịng
nơ lệ của nhà thống lí Pá Tra, cùng bị áp bức, bóc lột, bạc đãi thậm tệ rồi do
cùng cảnh ngộ mà đi đến cứu nhau, đƣa nhau chạy trốn sang Phiềng Sa. Ở
Phiềng Sa hai ngƣời thành vợ chồng, nhờ cán bộ giúp đỡ, giác ngộ hai ngƣời
trở thành chiến sĩ du kích, cán bộ cơ sở của cách mạng, của kháng chiến.
Còn ở truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao, cốt truyện lại khơng diễn biến


16
theo một chiều mà từ hiện tại quay về quá khứ rồi từ quá khứ quay trở về
hiện tại. Vào đầu truyện Nam Cao xây dựng hình ảnh Chí Phèo say rƣợu,
vừa đi, vừa chửi. Sau khi ra tù Chí Phèo suốt ngày chìm đắm trong cơn say,
chửi bới, cƣớp bóc, rạch mặt ăn vạ… Từ đó tác giả ngƣợc dịng thời gian

đƣa ngƣời đọc trở về q khứ tìm hiểu cuộc đời trƣớc đây của Chí. Quá
khứ của hắn là một đứa trẻ bất hạnh bị bỏ rơi trong cái lị gạch cũ bỏ
khơng, sau đó nhờ ngƣời làng nuôi, hắn lớn lên trở thành ngƣời canh điền
khỏe mạnh, chăm chỉ, lƣơng thiện. Nhƣng chính Bá Kiến cùng nhà tù thực
dân đã biến hắn thành một con ngƣời hoàn tồn khác. Tiếp đó tác giả lại
tiếp tục kể về cuộc đời hiện tại của Chí - làm tay sai cho Bá Kiến, con quỷ
dữ của làng Vũ Đại.
Cốt truyện có vai trị rất quan trọng trong sáng tạo truyện ngắn. Nhà
văn Anh Môôm khẳng định: “Nhà văn sống bằng cốt truyện y nhƣ hoạ sĩ
sống bằng màu và bút vẽ vậy”. Trong cuốn Tìm hiểu truyện ngắn, Trần
Thanh Địch đã viết: “Cịn gì quan trọng hơn cốt truyện và nếu thiếu nó thì
cả nền lí luận nghệ thuật sẽ cịn ra gì nữa? Nếu cốt truyện khơng dùng đƣợc
thì tài năng ta cũng sẽ lãng phí vơ ích. Và chính vì nghệ sĩ hiện nay khơng
có những cốt truyện xứng đáng nên tình hình nghệ thuật hiện đại mới bi đát
nhƣ thế” [14, 16].
Trong cốt truyện, đoạn kết đóng vai trị quan trọng. Nó đƣợc coi nhƣ là “cú
đấm nghệ thuật” tạo ấn tƣợng duy nhất và mạnh mẽ đến ngƣời đọc. Quan sát
truyện ngắn hiện đại chúng ta thấy có một số kiểu kết thúc nhƣ bằng cái chết của
nhân vật chính trong sáng tác của Nam Cao, bằng tiếng cƣời trong truyện ngắn
của Nguyễn Công Hoan, kết thúc bỏ lửng trong truyện ngắn của Nguyễn Minh
Châu… Truyện ngắn Tinh thần thể dục kết thúc bằng cảnh săn lùng, áp giải
ngƣời đi xem bóng đá và những câu nói văng tục của Lí trƣởng: “ Đoạn ơng lo
lắng, đi cuối cùng, mắt nhanh nhẹn để coi cẩn thận như coi tù binh.
- Mẹ bố chúng nó, cho đi xem đá bóng chứ ai giết chết mà trốn như trốn
giặc!”.


17
Nếu truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan thƣờng kết thúc bằng tiếng
cƣời thì truyện của Nam Cao lại hay kết thúc bằng cái chết của nhân vật chính

nhƣ Lão Hạc, Chí Phèo, thể hiện tấn bi kịch của đời ngƣời. Qua đó, Nam Cao
một mặt phê phán, tố cáo xã hội, mặt khác thể hiện tinh thần nhân đạo của
ông. Đằng sau những câu văn có vẻ lạnh lùng, khách quan là nỗi đau, là nƣớc
mắt của Nam Cao đối với thân phận con ngƣời trong xã hội cũ.
Dù có kết thúc truyện nhƣ thế nào thì cũng nhằm khám phá nghệ thuật
đời sống. Tác phẩm có thể dừng lại ở dấu chấm cuối cùng nhƣng dòng đời
vẫn tiếp tục chảy. Mỗi cách kết thúc là một giả định nghệ thuật về đời sống
vốn ln phức tạp và bí ẩn ngoài sức tƣởng tƣợng của con ngƣời. Điều quan
trọng là sau mỗi cách kết thúc, tác giả phải gieo vào lòng ngƣời đọc những
nhận thức sâu sắc về quy luật đời sống và những dự cảm về tƣơng lai, về cái
đẹp tất yếu chiến thắng. Cốt truyện và đặc biệt là cách kết thúc hay là một
cách giúp ngƣời đọc thấu thị đƣợc chân lí đời sống.
Tóm lại, đã là truyện thì phải có cốt truyện. Cốt truyện tập trung thể hiện
rõ tồn bộ nội dung của truyện. Chính yếu tố này làm nên đặc trƣng riêng của
truyện ngắn, phân biệt nó với các thể loại khác.
1.1.2.2 Tình huống
Cốt truyện là yếu tố tất nhiên của truyện nhƣng không phải là yếu tố quan
trọng nhất. Từ lâu nhiệm vụ quan trọng của nghệ thuật là tìm những tình huống
thú vị cho phép bộc lộ những hứng thú quan trọng và sâu sắc cũng nhƣ cái nội
dung chân thực của tâm hồn. Nhà văn Nguyễn Minh Châu trong Trang giấy
trước đèn đã nói về tình huống: “Hình nhƣ đó là những ngƣời cầm bút có cái
biệt tài có thể chọn ra trong cái dịng đời xi chảy một khoảnh khắc thời gian
mà ở đó cuộc sống đậm đặc nhất, chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất, một khoảnh
khắc cuộc sống với một vài sự việc diễn biến sơ sài và cũng bình thƣờng thơi,
nhƣng bắt buộc con ngƣời ở vào một tình hoặc có thể dồn dập thế phải bộc lộ ra
cái phần tâm can nhất, cái phần ẩn náu sâu kín nhất, thậm chí có khi đó là cái
khoảnh khắc chứa cả một đời ngƣời, một đời nhân loại” [10, 258-260].


18

Cũng bàn về tình huống, nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng: “ Truyện
ngắn dẫu sao cũng phải ngắn, do đó thủ thuật chủ yếu của truyện ngắn là thủ
thuật điểm huyệt. Trên cơ thể con ngƣời, cũng nhƣ trên cơ thể cuộc đời, có
những huyệt điểm nào đó, có thể làm rung động tất cả. Truyện ngắn nhằm vào
đó. Truyện ngắn điểm huyệt thể hiện bằng cách nắm bắt trúng những tình
huống cho phép phơi bày cái chủ yếu nhƣng lại bị che giấu trong muôn mặt
cuộc sống hàng ngày. Nhìn chung, mỗi truyện ngắn bao giờ cũng đƣợc xây
dựng trên một tình huống, khai thác tình huống ấy” [Dẫn theo 47,114].
Trong thể loại truyện ngắn, dựa trên những tiêu chí khác nhau ngƣời ta
có thể chia ra nhiều loại tình huống khác nhau. Nhà văn Nguyên Ngọc chia
tình huống ra làm hai loại: tình huống lớn và tình huống nhỏ. Tác giả Bùi Việt
Thắng trong Truyện ngắn, những vấn đề lí thuyết và thực tiễn thể loại chia
tình huống thành ba kiểu: tình huống kịch, tình huống tâm trạng và tình huống
tƣợng trƣng. Tình huống kịch là những tình huống bao hàm các xung đột đời
sống mang tính kịch cao, trong đó sự va chạm giữa các nhân vật trở nên gay
gắt và dồn nến trong một thời gian, không gian và hành động theo quy tắc tam
nhất của kịch. Nhà văn Nguyễn Công Hoan tỏ ra sắc sảo nhạy bén khi phát
hiện ra những tình huống hài hƣớc trớ trêu trong cuộc sống. Truyện ngắn Tinh
thần thể dục của ơng rất thành cơng ở việc xây dựng tình huống kịch. Mở đầu
câu chuyện là sự việc đầy hài hƣớc, đó là tờ trát của quan trên yêu cầu Lí
trƣởng làng Ngũ Vọng phải dẫn đủ 100 ngƣời đi xem bóng đá. Từ sự việc này
dẫn đến những cảnh đối phó dở khóc, dở cƣời của ngƣời dân, mỗi ngƣời một
cách nhƣng đều cùng một mục đích là khơng phải đi xem bóng đá. Cuối cùng
là một cuộc áp giải và săn lùng ráo riết của Lí Trƣởng để kiếm đủ 100 ngƣời.
Truyện ngắn nhƣ một vở bi hài kịch, những ngƣời dân hiền lành đau khổ vì
trốn phu, trốn lính nay lại khổ vì phải trốn đi xem bóng đá. Cái phong trào ấy
khơng có ích lợi cho ai, trái lại thành tai hoạ cho ngƣời dân. Tình huống tâm
trạng là đặt nhân vật vào trong những va chạm hàng ngày, từ đó miêu tả
những biến đổi tinh tế trong tâm trạng nhân vật. Tình huống tƣợng trƣng là



19
kiểu tình huống trong đó cái ý nghĩa của hình tƣợng, sự bộc lộ chủ đề rất kín
đáo, thậm chí có khi bị phủ một lớp sƣơng mờ huyễn hoặc.
Tình huống truyện là một kiểu quan hệ đặc biệt giữa nhân vật này với
nhân vật khác hoặc giữa nhân vật với hồn cảnh của nó qua đó nhà văn bộc lộ
đậm nét tính cách, tâm trạng hay thân phận của mình góp phần thể hiện nổi
bbật tƣ tƣởng của tác phẩm. Truyện ngắn thƣờng chỉ xoay quanh một tình
huống, tuy nhiên vẫn có những truyện ngắn nhiều tình huống. Vi hành của
Nguyễn Ái Quốc là một truyện ngắn tiêu biểu cho sự thành cơng của nghệ
thuật xây dựng tình huống. Ở truyện ngắn này, tác giả đã sáng tạo đƣợc một
tình huống độc đáo, tạo đƣợc hiệu quả đả kích sâu cay nhƣng kín đáo. Đó là
sự nhầm lẫn của đôi thanh niên Pháp trên tàu điện ngầm tƣởng nhân vật “tơi”
là hồng đế An Nam, vẫn cái mũi tẹt ấy, vẫn đôi mắt xếch ấy, vẫn cái mặt
bủng nhƣ vỏ chanh ấy. Qua cuộc trị chuyện thì thầm tinh quái của họ, nhân
vật “tôi” nghe đƣợc ngƣời dân Pa ri nghĩ về hoàng đế Khải Định nực cƣời, lố
bịch ra sao: đầu quấn khăn, đội nón, ngón tay đeo đầy nhẫn, trên ngƣời đầy
lụa là, hạt cƣờm… Trong con mắt của ngƣời Pháp, ông vua xứ bảo hộ nhƣ
một sinh vật lạ, hiếm hoi đến từ một xứ sở xa xôi và mông muội. Thành ra
chân dung của vị hồng đế nọ trong câu chuyện có vẻ rất hồn nhiên, vui vẻ
của hai ngƣời Pháp cứ dần lộ ra hết sức ngộ nghĩnh, lố bịch. Dƣờng nhƣ nhân
vật “tôi” nghe và kể lại cho cơ em họ những gì mình nghe đƣợc mà thơi, một
cách hồn tồn khách quan về vị hoàng đế An Nam trên đất Pháp “ mẫu
quốc”. Cái giá và chân dung vị hoàng đế cứ thấp dần, kém dần trong câu
chuyện của hai ngƣời Pháp ấy: họ đƣợc nhìn hồng đế mà khơng phải mất
tiền nhƣ xem vợ lẽ nàng hầu vua Cao Miên, trò leo trèo nhào lộn của sƣ thánh
xứ Công gô; hơn thế Khải Định còn giống một con rối trên sân khấu nhà hát
của họ. Sáng tạo tình huống truyện là mối quan tâm hàng đầu của những nhà
văn viết truyện ngắn. Dụng ý tạo tình huống nhầm lẫn ối ăm, buồn cƣời mà
vẫn rất có lí lại đạt hiệu quả châm biếm sâu cay, kín đáo là thành cơng xuất

sắc của Vi hành.


20
Có thể nói, trong truyện ngắn hiện đại tình huống truyện giữ vai trò hết
sức quan trọng. Những truyện ngắn hay, đặc sắc thƣờng có tình huống độc
đáo, hấp dẫn. Truyện ngắn Việt Nam đạt đƣợc thành công về nội dung và
nghệ thuật một cách rực rỡ trƣớc hết là vì các nhà văn đã sáng tạo ra nhiều
kiểu tình huống tiêu biểu.
1.1.2.3. Nhân vật
Cốt truyện, tình huống làm nên đặc trƣng của truyện ngắn nhƣng trung
tâm của nó lại là con ngƣời, là nhân vật. Nhân vật là con ngƣời đƣợc miêu tả
trong tác phẩm thông qua các biến cố, xung đột, mâu thuẫn và chi tiết. Đó là
mâu thuẫn nội tâm của nhân vật, mâu thuẫn giữa nhân vật này với nhân vật
kia. Cho nên nhân vật luôn luôn gắn lền với cốt truyện. Nhờ đƣợc miêu tả qua
xung đột, mâu thuẫn nên khác với hình tƣợng hội hoạ, điêu khắc, nhân vật
văn học là một chỉnh thể vận động có tính cách, đƣợc bộc lộ dần trong khơng
gian, thời gian mang tính q trình. Nhân vật văn học cịn thể hiện quan niệm
nghệ thuật và lí tƣởng thẩm mĩ của nhà văn về con ngƣời. Vì thế nhân vật
luôn gắn chặt với chủ đề tác phẩm.
Nếu mỗi nhân vật trong tiểu thuyết là một thế giới thì nhân vật trong
truyện ngắn là một mảnh nhỏ của thế giới ấy. Truyện ngắn thƣờng không
nhắm tới khắc hoạ những tính cách điển hình đầy đặn, nhiều mặt trong tƣơng
quan với hoàn cảnh. Nhân vật trong truyện ngắn thƣờng là hiện thân của một
trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con ngƣời.
Truyện ngắn thƣờng chọn những thời điểm, những khoảnh khắc có ý nghĩa
điển hình. Lỗ Tấn từng đánh giá về truyện ngắn: “Truyện ngắn miêu tả một
khoảng lông mà biết đƣợc một con báo, miêu tả một đôi mắt mà biết đƣợc cả
con ngƣời”. Qua đánh giá đó, ta thấy đƣợc nét riêng, nổi bật của nhân vật
trong truyện ngắn. Đó là tác giả chú trọng vào chiều sâu, chộp lấy những

khoảnh khắc tiêu biểu của xã hội.
Nhân vật văn học khơng đƣợc xem xét trong cả q trình vận động,
phát triển của tính cách mà chỉ chú trọng vào những thời điểm, những khoảnh


21
khắc có ý nghĩa điển hình. Khi phân tích nhân vật cần đặt nó trong quan hệ
với trào lƣu văn học vì mỗi trào lƣu văn học có một kiểu xây dựng nhân vật
riêng. Trào lƣu hiện thực chủ nghĩa thƣờng xây dựng nhân vật tính cách, nhân
vật điển hình trong hồn cảnh điển hình. Nhân vật thƣờng đƣợc đặt trong
những quan hệ, xung đột với xã hội, từ đó bộc lộ rõ tính cách. Chẳng hạn khi
phân tích nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí phèo của Nam Cao cần
cho học sinh nắm những ý nhƣ: Chí Phèo tiêu biểu cho số phận đau khổ tột
cùng của ngƣời nông dân Việt Nam trƣớc Cách mạng tháng Tám. Chị Dậu,
anh Pha khổ nhƣng mới chỉ dừng lai ở khổ vật chất, họ vẫn đƣợc coi là con
ngƣời. Chí Phèo không những khổ vật chất, tứ cố vô thân, không mảnh đất
cắm dùi mà còn đau đớn hơn là nỗi khổ tinh thần. Chí Phèo bị cự tuyệt quyền
làm ngƣời, bị gạt ra ngoài xã hội và làm con quỷ dữ. Chí Phèo điển hình cho
một bi kịch tha hố của con ngƣời muốn hồn lƣơng mà khơng đƣợc. Ở tù về,
để có miếng ăn hắn đã đành “nhắm mắt đƣa chân” vào cái nghề cƣớp bóc rạch
mặt ăn vạ. Đến khi gặp Thị Nở, cảm nhận đƣợc sự ấm áp của tình ngƣời, hắn
khao khát đƣợc hồn lƣơng. Hắn tiếp tục nung nấu ƣớc mơ: “Một gia đình
nho nhỏ, chồng cày thuê cuốc mƣớn, vợ dệt vải. Nhƣng xã hội phong kiến với
bao hủ tục lạc hậu đã đóng cánh cửa trở về của Chí. Tia hi vọng vừa loé lên
đã vụt tắt, hắn lại phải tiếp tục sống cuộc đời quỷ dữ. Nhƣng khi ý thức đã trở
về không cho phép sống nhƣ thế nữa, hắn đành phải tìm đến cái chết. Từ số
phận, cuộc đời của Chí Phèo, Nam Cao đặt ra một dự cảm về con đƣờng giải
phóng cho ngƣời nơng dân. Chi tiết kết thúc truyện, Thị Nở nhìn nhanh xuống
bụng và nhìn ra cái lị gạch bỏ khơng đã để lại cho ngƣời đọc nhiều suy nghĩ.
Phải chăng lại có một chí Phèo con nữa sắp ra đời. Qua đó Nam Cao lên tiếng

địi phải thay đổi xã hội, nếu khơng cái vịng luẩn quẩn từ Năm Thọ, Binh
Chức, Chí Phèo, Chí Phèo con sẽ khơng bao giờ chấm dứt. Tiếng kêu địi
hƣớng thiện của Chí Phèo trƣớc lúc chết: “ Tao muốn làm người lương thiện.
Ai cho tao làm người lương thiện. Không, làm thế nào cho mất dược vết mảnh


22
chai trên mặt này…” sẽ còn ám ảnh mãi trong lòng ngƣời đọc, đặt ra yêu cầu
cần phải thay đổi.
Nếu trào lƣu hiện thực chủ yếu khắc hoạ tính cách nhân vật thì trào lƣu
lãng mạn thƣờng đi vào thế giới nội tâm, khám phá những xúc cảm, những
rung động tinh tế trong tâm hồn con ngƣời. Ta có thể thấy rõ điều đó qua
truyện ngắn Thạch Lam. Trong truyện ngắn Thạch Lam, ngƣời đọc khơng
thấy hình bóng “nghệ sĩ đao phủ” khua đƣờng dao ngọt nhƣ chặt một khúc
chuối xuất hiện trong sáng tác của Nguyễn Tuân và cũng không thấy kiểu
nhân vật “nửa tây nửa ta” trong sáng tác Vũ Trọng Phụng. Nhân vật của
Thạch Lam nhẹ nhàng, sâu lắng nhƣng hơn cả đó là “những nhân vật thật và
hoạt động, ngồi những tính cách và đặc điểm địa vị xã hội, tìm đến những bí
mật khơng tả nổi ở trong mỗi con ngƣời” (Văn Giá). Nhân vật của ơng đƣợc
sản sinh từ giọt nƣớc mắt mủi lịng của một cậu bé chứng kiến những đứa bạn
cùng lứa đang từng khắc chống lại cái đói, cái rét mà động lịng sẻ áo trong
Gió lạnh đầu mùa; hay là những xót thƣơng của ngƣời nghèo đối với kẻ
nghèo trong Hai đứa trẻ. Một trong những điều làm nên thành công của
Thạch Lam trong truyện ngắn Hai đứa trẻ là tài miêu tả diễn biến tâm trạng
nhân vật Liên. Xây dựng nhân vật này, Thạch Lam không chú ý nhiều đến
ngoại hình, nhân vật rất ít nói và hành dộng cũng đơn giản, chủ yếu khắc hoạ
nội tâm, những suy nghĩ sâu kín trong lịng. Phân tích nhân vật này cần khắc
sâu những ý: Liên là ngƣời có tâm hồn nhảy cảm tinh tế, có tấm lịng hiếu
thảo, giàu tình thƣơng và lịng nhân ái; có ƣớc mơ, khao khát về tƣơng lai, về
một cuộc sống tốt đẹp hơn; Qua Liên, Thạch Lam thể hiện sự đồng cảm, xót

thƣơng với những con ngƣời nghèo khổ, đồng thời nâng niu những ƣớc mơ,
khát vọng của họ.
Tóm lại, đã là truyện thì phải có nhân vật. Dù ở trạng thái này hay
trạng thái khác, sự tồn tại và hoạt động của nhân vật giữa hệ thống các sự
việc, các biến cố của cốt truyện là đặc trƣng cơ bản thứ ba của thể loại
truyện ngắn.


23
1.1.2.4. Ngôn ngữ trần thuật
Ngôn ngữ trần thuật (lời kể chuyện) là một yếu tố rất quan trọng của
truyện. Cốt truyện, nhân vật, tồn bộ hình tƣợng của truyện đƣợc dệt nên qua
lời kể đó. Lời kể một mặt là phƣơng tiện để phản ánh cuộc sống thành hình
tƣợng trong truyện ngắn, mặt khác cũng lại là phƣơng tiện để biểu hiện thái độ,
tình cảm, tâm tƣ, sự đánh giá của tác giả đối với cuộc sống. Lời kể đóng vai trò
quan trọng trong truyện ngắn, nhiều khi từ những sự việc bình thƣờng nhƣng
nhờ có lời kể hay mà truyện thành lí thú, hấp dẫn... Lời kể trong truyện thƣờng
khắc họa lên hình tƣợng một nhân vật thƣờng khi là vơ hình mà lại vơ cùng
quan trọng. Đó là hình tƣợng tác giả, hình tƣợng ngƣời kể chuyện. Lời kể trong
chuyện là nơi bộc lộ phong cách, cá tính của nhà văn, đồng thời cũng là nguồn
hấp dẫn thẩm mỹ và nghệ thuật đối với ngƣời đọc. Lời kể chính là ngơn ngữ
nghệ thuật của truyện. Ngơn ngữ nghệ thuật bao giờ cũng nhằm khêu gợi đƣợc
sự sống và truyền đạt đƣợc cảm xúc. Cái hay của lời kể trong truyện thƣờng là
ở chỗ tự nhiên, nhuần nhị, sinh động và truyền cảm.
Truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hồi là một tác phẩm trong đó lời kể
của tác giả đạt đến trình độ nghệ thuật cao. Tơ Hồi kể tự nhiên, giản dị, sinh
động, thấm thía, nhiều chỗ thấm đƣợm chất thơ. Ngay đoạn văn mở đầu tác
giả đã giới thiệu đƣợc hoàn cảnh và nhân vật: "Ai ở xa về có dịp vào nhà
thống lí Pa Tra, sẽ trông thấy một cô gái ngồi bên tảng đá cạnh tàu ngựa…”.
Những lời kể nặng trĩu chất sống, kết tinh những nhận xét, suy nghĩ, cảm xúc

của nhà văn, khơng có vốn sống dồi dào khơng thể viết đƣợc. Nghệ thuật kể
chuyện là ở chỗ biết chọn lọc và sắp xếp. Ngƣời kể chuyện khéo thì biết dừng
lại ở chỗ nào, lƣớt qua chỗ nào, cái nào nói trƣớc, cái gì nói sau sao cho nói rõ
đƣợc ỹ nghĩa của sự việc. Các nhà văn hiện thực thƣờng sử dụng giọng điệu
trần thuật khách quan. Giọng văn Nam Cao trong Chí phèo lạnh lùng, suồng
sã, đay nghiến, ơng cố gắng đóng cũi sắt tình cảm của mình: "Hắn vừa đi vừa
chửi, bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Ban đầu hắn chửi trời. Có
hề gì? Trời có của riêng nhà nào ? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao, đời
là tất cả nhưng chẳng là a”.


24
Văn học lãng mạn thƣờng mang giọng trữ tình. Giọng văn Thạch Lam
là những lời tâm sự thủ thỉ, nhẹ nhàng, man mác: "Chiều, chiều rồi. Một chiều
êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài ruộng theo gió nhẹ đưa
vào” Hay "Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng
qua gió mát. Đường phố và các ngõ con dần chứa đầy bóng tối" [25, 94 - 96].
Lời kể của truyện là sợi tơ dệt nên tình tiết và nhân vật, dệt nên tồn bộ hình
tƣợng. Sự phân tích lời kể do đó gắn chặt với việc phân tích tình tiết và nhân
vật, cùng làm nên cái sức sống của truyện ngắn nhƣ là tác phẩm có một
phƣơng thức kết cấu đặc biệt theo loại thể. Nói tóm lại, đã là truyện thì phải
có lời kể. Lời kể của tác giả hay ngƣời kể chuyện nhƣ là cái nền ngơn ngữ
trên đó dệt nên hình tƣợng của tác phẩm tự sự đồng thời cũng là nơi bộc lộ
tâm tƣ, tình cảm, cá tính, phong cách của nhà văn.
Trên đây là một số đặc trƣng cơ bản của thể loại truyện ngắn làm nên
giá trị và vị trí của thể loại này trong đời sống văn hóa dân tộc.
1.1.3. Phân loại truyện ngắn
Truyện ngắn là thể loại năng động, ít bị những quy tắc có tính quy
phạm gị bó, chi phối. Việc phân chia truyện ngắn thành các kiểu, loại chỉ
mang tính chất tƣơng đối vì ranh giới giữa các thể loại văn học không phải là

bức thành bất khả xâm phạm. Trên thực tế có nhiều tiêu chí để phân loại
truyện ngắn. Mỗi tiêu chí phân loại kèm theo một hệ thống các loại truyện
ngắn. Căn cứ vào ranh giới quốc gia, có thể chia truyện ngắn thành hai loại:
truyện ngắn Việt Nam, truyện ngắn nƣớc ngoài. Căn cứ vào nội dung phản
ánh, ngƣời ta chia truyện ngắn thành truyện ngắn hiện thực, truyện ngắn trào
phúng, truyện ngắn phong tục, truyện ngắn trữ tình… Một tiêu chí quan trọng
để phân loại truyện ngắn đó là căn cứ vào loại hình lịch sử văn học. Dựa vào
đặc điểm loại hình - lịch sử, ngƣời ta chia truyện ngắn làm bốn loại: truyện
dân gian, truyện ngắn trung đại, truyện ngắn hiện đại, truyện ngắn hậu hiện
đại. Thuật ngữ truyện ngắn hậu hiện đại xuất hiện mới đây, và trong phạm vi
luận văn này chúng tôi không bàn đến. Thuật ngữ truyện ngắn trung đại cũng


25
đang có nhiều ý kiến khác nhau. Một quan điểm cho rằng, truyện ngắn Việt
Nam với tƣ cách là một thể loại độc lập thì chỉ có ở thời hiện đại. Đại diện
cho quan điểm này là nhà văn Nguyễn Công Hoan, ông cho rằng: “Loại
truyện viết bằng văn xuôi theo nghệ thuật Âu Tây là loại mới có trong văn
học Việt Nam, từ ngày ta chịu ảnh hƣởng của văn học Pháp”. Quan điểm của
các nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ, Bùi Duy Tân, Nguyễn Đăng Na cho rằng
truyện ngắn có từ trong văn học trung đại. Tác giả Nguyễn Đăng Na trong
cuốn Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại viết: “Đặc điểm của giai đoạn
này -XV và XVI -là tự sự văn xi đã thốt khỏi mối ràng buộc của văn học
dân gian và văn học chức năng, tự sáng tạo ra truyện mới vừa mang đậm sắc
thái dân tộc, vừa phản ánh đƣợc hiện thực đƣơng thời. Thành tựu nổi bật ở
thời kì này phải kể đến hai tác phẩm, một của Lê Thánh Tông do ngƣời đời
sau sƣu tầm: Thánh Tông di thảo, một của Nguyễn Dữ - tác phẩm đƣợc mệnh
danh là “thiên cổ kì bút”: Truyền kì mạn lục. [35, 24]. Hình thức ban sơ của
truyện ngắn chính là “truyền kì”. Truyền kì là một thứ “truyện thần thoại có
tác giả”, cốt truyện của nó có thể lƣu truyền trong dân gian đƣợc các nhà văn

sử dụng, gọt giũa, nâng cao thành tác phẩm văn học. Truyện ngắn trung đại
Việt Nam mang nội dung và ảnh hƣởng của lối kể chuyện dân gian. Thời kì
đầu chịu ảnh hƣởng của lối văn tự sự trong các bộ sử. Truyện ngắn trung đại
có lối kể chuyện chính xác, khách quan, khơng bình luận, lời văn ngắn gọn,
tinh giản. Lối văn chép sử cũng nhƣ lối kể chuyện dân gian chƣa cho phép tác
giả dừng lại, đi sâu vận dụng miêu tả tinh tế tâm trạng con ngƣời hoặc lối độc
thoại nội tâm phức tạp nhƣ trong văn xuôi hiện đại. Do kế thừa văn học dân
gian nên truyện đang nhiều yếu tố ƣớc lệ tƣợng trƣng…
Trong loại hình truyện ngắn hiện đại, căn cứ vào thái độ chính trị và
khuynh hƣớng thẩm mĩ ngƣời ta chia truyện ngắn thành ba loại: truyện
ngắn lãng mạn, truyện ngắn hiện thực, truyện ngắn cách mạng. Mỗi loại
hình có những đặc điểm riêng về đề tài, cách xây dựng nhân vật… Chúng
tơi sẽ nói kĩ hơn vấn đề này ở chƣơng 2.


×