Lời cảm ơn
Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp với đề tài “Dạy học văn bản nghị
luận ở trường trung học phổ thông theo đặc trưng thể loại”, tác giả đã
thường xuyên nhận được sự giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi và chỉ bảo tận tình
của các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là các thầy cô giáo trong tổ
Phương pháp dạy học Ngữ văn và ThS. Bùi Minh Đức - người hướng dẫn
trực tiếp.
Tác giả khoá luận xin được bày tỏ sự biết ơn và gửi lời cảm ơn trân
trọng nhất tới các thầy cô.
Do năng lực của người nghiên cứu có hạn nên khoá luận chắc chắn
không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo,
góp ý của các thầy, cô giáo và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 12 tháng 5. năm 2008
Tác giả khoá luận
Nguyễn Thị Phương Loan
1
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nghiên cứu trong khoá luận là trung thực. Khoá luận này chưa từng được công
bố trong bất cứ công trình nào. Nếu những lời cam đoan trên là sai tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 12 .tháng 5. năm 2008
Tác giả khoá luận
Nguyễn Thị Phương Loan
2
Mục lục
Trang
Mở
Đầu
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích nghiên cứu
4. Nhiệm vụ nghiên
cứu
5. Giới hạn phạm vi nghiên
cứu
6. Phương pháp nghiên cứu
7. Bố cục của khoá luận
Nội dung
Chương 1: Đặc trưng của văn nghị luận
1.1. Khái niệm văn nghị luận
1.2. Phân loại văn nghị luận
1.3. Đặc trưng của thể loại văn nghị luận
1.3.1. Nêu lên ý kiến, thể hiện quan điểm, thái độ của người viết trước
một vấn đề của cuộc sống.
1.3.2. Thuyết phục người đọc bằng hệ thống lí lẽ và cách lập luận chặt
chẽ, hùng hồn
Chương 2: Dạy học văn bản nghị luận ở trường Trung học phổ thông
theo đặc trưng thể loại
2.1. Vai trò của việc dạy văn theo đặc trưng thể
loại
2.2. Định hướng dạy văn nghị luận theo đặc trưng thể
loại
2.2.1. Bước thứ nhất: Đọc-hiểu cấu trúc văn
bản
2.2.2. Bước thứ hai: Đọc-hiểu nội dung văn bản
2.3. Phương pháp dạy văn nghị luận
3
2.3.1. Phương pháp đọc diễn cảm
2.3.2. Phương pháp tái tạo, tái hiện
2.3.3. Phương pháp đàm thoại gợi mở
2.3.4. Phương pháp giảng bình
Chương 3: Thiết kế thể nghiệm dạy học văn bản nghị luận theo đặc
trưng thể loại.
3.1. Mục đích thể nghiệm
3.2. Nội dung thể nghiệm
3.3. Văn bản dạy thể nghiệm
3.4. Giáo án thể nghiệm
Bài 1: Chiếu cầu
hiền
Ngô Thì Nhậm
Bài 2: Một thời đại thi ca
Hoài Thanh
4
Mở Đầu
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Phương pháp dạy học văn đặt vấn đề tìm hiểu những điều kiện sư
phạm và tính quy luật của quá trình đào tạo và giáo dục thẩm mĩ, tìm hiểu
mục đích và nhiệm vụ môn văn, nghiên cứu nội dung và phương thức dạy học
văn trong nhà trường. Khoa học về phương pháp dạy học văn phát hiện mối
quan hệ khách quan giữa mục đích - nội dung - phương pháp và hình thức tổ
chức dạy học văn, góp phần đáp ứng những đòi hỏi về phương pháp và cách
thức giảng dạy.
Khoa học về phương pháp dạy học văn là những chỉ dẫn sư phạm có ý
nghĩa quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả giáo dục thẩm mỹ, góp phần hình
thành cuộc sống văn hoá cho HS.
Tính khoa học của bộ môn này thể hiện chính ở sự chính xác, sự phù
hợp, sự cập nhật với trình độ nhận thức của đối tượng dạy học (HS) và với
thời đại lịch sử cụ thể. Tức là ở những giai đoạn phát triển khác nhau của nền
giáo dục thế giới mà có phương pháp dạy học phù hợp. Do đó đối với nền
giáo dục của một nước nói chung, đối với việc dạy học văn nói riêng, đổi mới
phương pháp dạy học văn là một điều tất yếu để có một được chất lượng dạy
học văn hiệu quả.
Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn là một vấn đề mang tính thời sự
của nước ta hiện nay. Các nhà chiến lược giáo dục đã và đang đưa ra nhiều
phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học văn để góp phần
đưa nền giáo dục nước ta bắt kịp sự phát triển của giáo dục thế giới. Hệ thống
các phương pháp dạy học văn đó có thể nói là đã khá phong phú, đa dạng,
song dạy học văn theo đặc trưng thể loại vẫn là phương pháp dạy học căn bản.
Vì vậy, thực hiện đề tài này, chúng tôi hi vọng sẽ góp phần xây dựng và hoàn
thiện lí luận dạy học về mặt đặc trưng thể loại, đặc biệt là thể nghị luận.
1.2. Chương trình SGK trước đây trình bày các văn bản văn học theo
tiến trình lịch sử, nặng về văn học sử, minh họa cho văn học sử. Cách trình
5
bày này có ưu điểm là giúp GV và HS có cái nhìn khái quát về sự phát triển
của văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử. Nhưng nó cũng làm hạn chế
khả năng tự học của HS, bởi HS học văn bản nào thì viết văn bản ấy mà
không có mối liên hệ với các văn bản khác cùng thể loại.
Chương trình SGK Ngữ văn mới lựa chọn văn bản tác phẩm theo thể loại
và tổ chức dạy học theo đặc trưng thể loại. Chương trình vẫn dựa vào tiến
trình lịch sử văn học dân tộc và thế giới, nhưng ở mỗi giai đoạn (thời kì) sẽ
lựa chọn ra các thể loại văn học tác phẩm văn học tiêu biểu để làm văn bản
mẫu cho việc dạy đọc-hiểu. Do đó, GV và HS không chỉ có cái nhìn khái quát
về văn học Việt Nam và những tinh hoa của văn học thế giới mà còn có cái
nhìn sâu sắc về mặt thể loại. Học một văn bản thuộc thể loại này sẽ có kiến
thức công cụ để tìm hiểu các văn bản khác cùng thể loại. Các văn bản nghị
luận, do đó, cũng đựơc trình bày theo trục thể loại này. Vì vậy, nắm được đặc
trưng của thể loại nghị luận và các phương pháp dạy học văn nghị luận phù
hợp là yêu cầu tất yếu.
1.3. Theo thống kê, chúng tôi nhận thấy nghị luận là thể loại có nhiều
văn bản đang được dạy trong nhà trường THPT. Tuy nhiên, trong thực tế có
không ít GV tiến hành những giờ dạy văn bản nghị luận khô khan, ít kích
thích hứng thú cho HS. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do họ chưa
nắm thật chắc đặc trưng của thể loại nghị luận kéo theo việc không có phương
pháp dạy phù hợp. Do vậy, như một tất yếu, điều này ảnh hưởng không nhỏ
đến quá trình giáo dục trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ cho HS. Cũng do đó, GV và
HS sẽ không có cái nhìn đầy đủ về nền văn học Việt Nam.
Từ thực tiễn ấy, với yêu cầu giảng dạy và với tư cách là một người GV
trong tương lai, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Dạy học văn bản nghị
luận ở trường Trung học phổ thông theo đặc trưng thể loại” với mong
muốn đóng góp một cách tiếp nhận có hiệu quả với văn bản nghị luận. Và đây
cũng là bước chuẩn bị cho việc giảng dạy văn sau này của chúng tôi.
2. Lịch sử vấn đề
6
Mặc dù quan điểm biên soạn chương trình SGK theo trục thể loại mới
được hiện thực hoá chính thức từ năm học 2006 -2007 ở trường THPT, song
trước đó đã có một số tác giả tìm hiểu vấn đề dạy học văn theo đặc trưng thể
loại, trong đó có thể nghị luận. Có thể kể đến những tác giả sau:
- Trần Thanh Đạm trong cuốn “Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học
theo loại thể” đã chỉ ra những đặc trưng của thể loại nghị luận và cách giảng
dạy văn nghị luận, nhưng chủ yếu là chỉ ra những yêu cầu cần đảm bảo trong
tiết dạy văn nghị luận.
- Tác giả Đàm Gia Cẩn trong bài viết “Giảng văn nghị luận theo đặc
trưng loại, thể” chủ yếu đưa ra một số yêu cầu về nội dung bài giảng văn
chính luận và chỉ ra những điểm cần lưu ý khi giảng bài văn nghị luận văn
học. Trước đó, tác giả cũng đã chỉ ra các đặc trưng của thể loại này.
- Tác giả Trần Đình Chung biên soạn một cuốn sách cho GV cấp
Trung học cơ sở có tên “Dạy học văn bản Ngữ văn THCS theo đặc trưng
phương thức biểu đạt”. Trong đó có một chương riêng về dạy học văn bản
nghị luận. Mặc dù mục đích chủ yếu là định hướng cho GV cấp THCS song
cuốn sách này cũng là tài liệu tham khảo cần thiết cho GV THPT. ở đây, tác
giả đã nêu lên những đặc trưng của phương thức nghị luận và một số yêu cầu
cụ thể của phương pháp dạy học văn bản nghị luận dân gian, trung đại và hiện
đại.
- Ngoài ra còn có một số tác giả khác như Nguyễn Đăng Mạnh, Trần
Đình Sử cũng có một số bài viết về văn nghị luận và dạy học văn nghị luận.
Có thể thấy, các công trình nghiên cứu của các tác giả trên dù chưa nhiều
về số lượng nhưng đã giải quyết được một phần rất có ý nghĩa về mặt phương
pháp, đã có đựơc những định hướng chung nhất, cải thiện được tình hình khó
khăn về mặt phương pháp dạy học văn nghị luận cho GV văn. Tiếp tục phát
triển theo hướng mà các nhà nghiên cứu trên đã khẳng định, người viết tiến
hành việc nghiên cứu, tìm hiểu một cách toàn diện hơn về vấn đề “dạy học
văn bản nghị luận theo đặc trưng thể loại” ở trường THPT.
3. Mục đích nghiên cứu
7
Góp phần nâng cao chất lượng dạy học văn bản nghị luận ở trường
THPT nói riêng và dạy học văn nói chung.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, người viết xác định những nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu những đặc trưng của thể loại văn nghị luận.
- Xác định phương pháp dạy học văn nghị luận theo đặc trưng thể loại.
- Thiết kế giáo án thể nghiệm hai văn bản nghị luận trong chương trình
SGK Ngữ văn 11:
+ “Chiếu cầu hiền” – Ngô Thì Nhậm, SGK Ngữ văn 11, tập 1.
+ “Một thời đại trong thi ca” – Hoài Thanh, SGK Ngữ văn 11, tập 2
5. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Phương pháp dạy học tác phẩm văn nghị luận trong SGK
Ngữ văn THPT.
- Tư liệu: Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu
vốn tư liệu bằng tiếng Việt.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phân tích, tổng hợp, so sánh, đối
chiếu
- Phương pháp thực nghiệm
7. Bố cục của khoá luận
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, khoá luận gồm 3 chương:
Chương 1: Đặc trưng của văn nghị luận
Chương 2: Dạy học văn bản nghị luận ở trường THPT theo đặc trưng thể
loại
Chương 3: Thiết kế thể hiện dạy học văn bản nghị luận theo đặc trưng
thể loại
Nội dung
Chương 1
8
Đặc trưng của văn nghị luận
1.1. Khái niệm văn nghị luận
Nói đến văn học nghệ thuật, người ta thường chỉ nghĩ đến những sáng
tác bằng tưởng tượng, bằng hư cấu như: thơ, truyện, kịch mà ít nghĩ đến văn
nghị luận. Từ điển “Bách khoa toàn thư” của Mĩ định nghĩa: “Văn học là
những sản phẩm viết của xã hội bằng văn xuôi hoặc thơ. Theo nghĩa rộng,
văn học bao gồm tất cả các kiểu viết theo lối hư cấu hoặc không hư cấu nhằm
mục đích xuất bản”. Cũng theo phân loại của từ điển này văn nghị luận được
xếp vào dạng thức không hư cấu. Văn nghị luận là một thể văn đặc biệt, khác
với các thể văn hư cấu kể trên ở chỗ, nếu trong thơ, tác giả dùng nhiều đến
tưởng tượng và lấy ngôn từ hàm súc, tinh tế, giàu cảm xúc, giàu hình ảnh,
giàu nhạc điệu để biểu hiện cảm xúc của mình; và trong truyện, kịch, tác giả
lấy việc xây dựng thế giới hình tượng nhân vật làm trung tâm để miêu tả cuộc
sống, con người, để biểu hiện tư tưởng, tình cảm của mình; thì trong văn
chính luận, tác giả không dùng hư cấu - một hoạt động cơ bản của tư duy hình
tượng, không dựa vào trí tưởng tượng mà dựa vào tư duy lôgic, bằng ngôn
ngữ trực tiếp của mình để trình bày một thái độ, một quan điểm, một tư tưởng
nào đó nhằm thuyết phục người đọc, người nghe đồng ý, đồng tình, đồng cảm
với vấn đề và cách giải quyết vấn đề của mình.
Nếu văn hư cấu nhằm kích thích trí tưởng tượng, liên tưởng, xây dựng óc
quan sát tinh tế với tình cảm chân thực, những khám phá đa dạng, hồn nhiên
về cuộc sống, con người thì văn nghị luận lại nhằm hình thành và phát triển
khả năng lập luận chặt chẽ, trình bày những lí lẽ, dẫn chứng một cách mạch
lạc, sáng sủa, rõ ràng, giàu sức thuyết phục, diễn tả những suy nghĩ và nêu ý
kiến riêng của mình về một vấn đề nào đó trong cuộc sống hoặc trong văn
học, nghệ thuật.
Ta có thể thấy rõ sự khác biệt của văn hư cấu và văn nghị luận qua hai ví
dụ sau:
Ví dụ 1:
9
“Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một
vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám
mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt
hình rõ rệt trên nền trời.
Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu
ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào [ ]
Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió
mát. Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối. Các cửa nhà đã
đóng im ỉm, trừ một vài cửa hàng còn thức, nhưng cửa chỉ để hé ra một khe
ánh sáng [ ]
Vòm trời hàng ngàn ngôi sao ganh nhau sáng lấp lánh, lẫn với những
vệt sáng của những con đom đóm bay là là trên mặt đất hay len vào những
cành cây. An và Liên lặng ngước mắt lên nhìn các vì sao để tìm sông Ngân
Hà và con vịt theo sau ông Thần Nông. Vũ trụ thăm thẳm bao la với tâm hồn
hai đứa trẻ như đầy bí mật và xa lạ làm mỏi trí nghĩ, nên chỉ một lúc sau: hai
chị em lại nhìn về mặt đất, về quầng sáng thân mật chung quanh ngọn đèn
lay động trên trõng hàng của chị Tí ”
(Hai đứa trẻ – Thạch
Lam)
Ví dụ 2:
“Nay các ngươi thấy chủ nhục mà không biết lo thấy nước nhục mà
không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải đầu quân giặc mà không biết tức;
nghe nhạc thái thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm. Hoặc lấy việc
chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển; hoặc vui thú
ruộng vườn; hoặc quyến luyến vợ con; hoặc lo làm giàu mà quên việc nước,
hoặc ham săn bắn mà quên việc binh, hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng
hát. Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không thể đâm thủng
áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu
rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý ngàn vàng khôn chuộc, và lại vợ
con bìu díu, việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều không mua được
10
đầu giặc, chó săn tuy khoẻ không đuổi được quân thù; chén rượu ngon không
thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc
bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!”
(Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn)
Đọc hai đoạn văn đưa ra trên đây, người đọc có thể dễ dàng nhận ra đâu
là văn hư cấu, đâu là văn nghị luận.
Ví dụ 1 là đoạn văn lấy ra từ truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.
Đây là đoạn văn dùng hư cấu, tưởng tượng để tả lại khung cảnh của một phố
huyện nghèo lúc chiều tối và khi đêm xuống. Bức tranh thiên nhiên lúc chiều
tối được nhà văn khắc hoạ qua những hình ảnh so sánh đầy màu sắc: “phương
tây đỏ rực như lửa cháy” “đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”, “dãy
tre làng trước mặt đen lại”, cùng những âm thanh rộn rã, đặc trưng của làng
quê nghèo: “tiếng trống thu không”, “tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng
ruộng”, và những đường nét mộc mạc, thôn quê: “dãy tre làng cắt hình rõ rệt
trên nền trời”. Và đây là những hình ảnh phố huyện lúc đêm về: “đêm mùa hạ
êm như nhung và thoảng qua gió mát”, rồi “vòm trời với hàng ngàn ngôi sao
ganh nhau sáng lấp lánh” Tất cả những hình ảnh đó đều là những hình ảnh
chân thực, tiêu biểu cho khung cảnh thiên nhiên làng quê Bắc Bộ Việt Nam.
Tuy nhiên, phải là người có óc quan sát tinh tế thì mới thấy được.
Ngược lại với đoạn văn trên, đoạn văn ở ví dụ 2 lại là một đoạn văn nghị
luận đặc sắc. ở đây, người viết tập trung nêu lên ý kiến, thể hiện quan điểm,
thái độ của mình trước một vấn đề của cuộc sống, đó là: vai trò, trách nhiệm
của tướng sĩ đối với triều đình, đối với sự an nguy của đất nước. Lời văn
trong đoạn văn ở ví dụ 2 đanh thép, hùng hồn với hàng loạt cặp câu phủ định.
Trần Quốc Tuấn đã đặt ra rất nhiều tình huống, lật đi lật lại vấn đề một cách
thấu đáo, kỹ càng bằng những lý lẽ và dẫn chứng tiêu biểu, xác đáng. Cách
lập luận này một mặt thể hiện điều ông đang day dứt là rất đáng quan tâm, rất
quan trọng, mặt khác dồn người nghe vào tình trạng “không thể chối cãi”,
không thể không công nhận những gì ông nói, tức là đã bị thuyết phục hoàn
toàn.
11
Như vậy, có thể khẳng định, nếu quan niệm văn học là nghệ thuật ngôn
từ thì những áng văn nghị luận cũng là một sản phẩm văn học nghệ thuật đích
thực. Vì là những thể loại văn học khác nhau, nên mỗi lối viết văn lại có sự
vận dụng ngôn từ theo một phương thức biểu đạt khác nhau, nhằm mục đích
khác nhau, và do đó, chúng có những đặc điểm riêng, cách nói riêng. Nếu như
văn miêu tả, kể chuyện chỉ qua một số từ ngữ mà lột tả và làm sống dậy trước
mắt người đọc thần thái của sự vật, sự việc thì văn nghị luận lại tiêu biểu
cho cách nói hùng hồn và giàu sức thuyết phục. Nếu như văn hư cấu tác động
nhiều vào trí tưởng tượng, kích thích óc quan sát thì văn nghị luận tác động
mạnh mẽ vào nhận thức lí tính, nâng cao khả năng lập luận, rèn luyện tư duy
lôgic cho người viết.
Nói tóm lại, văn nghị luận là một thể loại nhằm phát biểu tư tưởng, tình
cảm, thái độ, quan điểm của người viết một cách trực tiếp về các vấn đề văn
học, chính trị, đạo đức, lối sống và được trình bày bằng một thứ ngôn ngữ
trong sáng, hùng hồn với những lập luận chặt chẽ, mạch lạc, giàu sức thuyết
phục
1.2. Phân loại văn nghị luận
Căn cứ vào nội dung, người ta có thể xếp những bài văn nghị luận ra làm
hai loại: nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Trong đó, nghị luận văn học là
những bài nghị luận về một vấn đề văn học nào đó: một chi tiết, một hình ảnh
nghệ thuật; một tác giả, một tác phẩm; một vấn đề lí luận văn học còn nghị
luận xã hội (ta thường gọi là văn chính luận) là những bài nghị luận về một
vấn đề chính trị, đạo đức, lối sống nào đó.
Căn cứ vào các giai đoạn văn học, người ta chia thành ba loại: nghị luận
dân gian, nghị luận trung đại, nghị luận hiện đại. Tất nhiên, vì ở những giai
đoạn lịch sử cụ thể khác nhau mà ba loại văn nghị luận này sẽ có hình thức
biểu đạt, mục đích biểu đạt khác nhau, song chúng đều giống nhau là ở chỗ là
cùng sử dụng phương thức nghị luận, tức là trong văn bản của mỗi loại này
đều có tính tranh biện, tranh luận đúng sai về một vấn đề.
1.3. Đặc trưng của thể loại văn nghị luận
12
1.3.1. Nêu lên ý kiến, thể hiện quan điểm, thái độ của người viết trước một
vấn đề của cuộc sống.
ở nước ta, văn nghị luận là một thể loại văn giàu truyền thống, có giá trị
và tác dụng to lớn trong trường kì lịch sử, trong công cuộc dựng nước và giữ
nước. Có thể nói, trong suốt quá trình lịch sử đó, văn nghị luận là nơi phản
ánh rõ nhất đời sống tinh thần, tư tưởng, ý chí và khát vọng của cả dân tộc.
Đó là lòng yêu nước nồng nàn: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối,
ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan
uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này
gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng” (Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn). Đó là
lòng tự hào, tự tôn dân tộc, khẳng định vị thế ngang bằng của dân tộc với đế
quốc phương Bắc:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có”
(Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)
Đó là tư tưởng trọng người hiền tài, đãi kẻ sĩ: “hiền tài là nguyên khí của
đất nước. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh và vươn cao; nguyên khí suy
thì thế nước yếu mà xuống thấp” thể hiện rõ trong bài văn bia khắc ở Văn
miếu Quốc Tử Giám do Thân Nhân Trung soạn thảo (1442).
Đó còn là những nhận thức thẩm mĩ của cha ông ta về vẻ đẹp và ý nghĩa
của văn chương nghệ thuật: “Đối với thơ văn, cổ nhân ví như khoái chá, ví
như gấm vóc; khoái chá là vị rất ngon trên đời, gấm vóc là màu rất đẹp trên
đời, phàm người có miệng, có mắt, ai cũng quý trọng mà không vứt bỏ, khinh
thường. Đến như thơ văn thì lại là sắc đẹp ngoài cả sắc đẹp, vị ngon ngoài cả
13
vị ngon, không thể đem mắt tầm thường mà xem, miệng tầm thường mà nếm
được. Chỉ có thi nhân là có thể xem mà biết sắc đẹp, ăn mà biết được vị ngon
ấy thôi” (Lời Tựa “Trích diễm thi tập” – Hoàng Đức Lương).
Hay là sự trân trọng vai trò của những người có tài, có đức và tư tưởng
“chiêu hiền đãi sĩ” của vua Quang Trung trong Chiếu cầu hiền do Ngô Thì
Nhậm soạn thảo: “Từng nghe nói rằng: Người hiền xuất hiện ở đời, thì như
ngôi sao sáng trên trời cao. Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền
ắt làm sứ giả cho thiên tử. Nếu như che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài
mà không được đời dùng, thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền vậy”.
Như vậy, về mục đích biểu đạt, văn nghị luận trung đại xuất hiện trong
những thời điểm khác nhau của đời sống lịch sử đất nước, được viết bởi
những người giữ trọng trách của đất nước để bàn bạc, giải thích, chứng minh,
khẳng định những vấn đề chính trị, xã hội liên quan đến đời sống cộng đồng.
Bước sang thế kỉ XX, đội ngũ sáng tác văn chương nghệ thuật không còn
giới hạn hầu như là những người thuộc tầng lớp quý tộc, vua quan, tướng
lĩnh như thời trung đại nữa mà mở rộng ra mọi tầng lớp nhân dân. Chính vì
thế, văn học nói chung, văn nghị luận nói riêng có sự phát triển vượt bậc hơn
bao giờ hết. Hàng loạt tên tuổi các nhà chính luận, văn luận xuất sắc với
những áng văn nghị luận bất hủ, mà tiêu biểu nhất là Hồ Chí Minh với bản
Tuyên ngôn độc lập (1945)- lời tuyên bố độc lập của nước Việt Nam Dân chủ
cộng hoà với toàn thể nhân dân và thế giới. Cùng với chủ tịch Hồ Chí Minh là
những chí sĩ yêu nuớc đồng thời là những nhà chính luận cự phách như: Phan
Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế, Nguyễn An
Ninh Tiếp đó là những nhà cách mạng, nhà văn hoá lớn như: Trường
Chinh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp cùng rất nhiều nhà viết
văn nghị luận nổi tiếng sau đó như: Hải Triều, Đặng Thai Mai, Hoài Thanh,
Xuân Diệu, Chế Lan Viên
Đó là tiếng nói đau đớn của một chí sĩ cách mạng trước sự mất mát thui
chột đi nền luân lí xã hội: “Xã hội luân lí ở nước ta thì tuyệt nhiên không ai
biết đến, so với quốc gia luân lí thì người mình còn dốt nát hơn nhiều. Một
14
tiếng bè bạn không thể thay cho xã hội luân lí được, cho nên không cần cắt
nghĩa làm gì” (Về luân lí xã hội ở nước ta – Phan Châu Trinh).
Đó còn là những lời bình tinh tế của Hoài Thanh – nhà phê bình văn học
nổi tiếng của nền văn học hiện đại Việt Nam – về tinh thần thơ mới và bi kịch
tâm hồn của các nhà Thơ mới (1932 -1945):
“Thi nhân ta cơ hồ đã mất hết cái cốt cách hiên ngang ngày trước. Chữ
“ta” với họ to rộng quá. Tâm hồn họ chỉ vừa thu trong khuôn khổ chữ “tôi”.
Đừng có tìm ở họ cái khí phách ngang tàng của một thi hào đời xưa như Lý
Thái Bạch, trong trời đất chỉ biết có thơ. Đến chút lòng tự trọng cần có để
khinh cảnh cơ hàn, họ cũng không có nữa:
Nỗi đời cơ cực đang giơ vuốt
Cơm áo không đùa với khách thơ
Không biết trong khi rên rỉ như thế, Xuân Diệu có nghĩ đến Nguyễn
Công Trứ, một người đồng quận, chẳng những đã đùa cảnh nghèo mà còn lấy
cảnh nghèo làm vui.
Nhưng chúng ta trách gì Xuân Diệu! Xuân Diệu, nhà thơ đại biểu đầy
đủ nhất cho thời đại, chỉ nói cái khổ sở, cái thảm hại của hết thảy chúng ta.
Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu,
nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu
trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng cùng Hàn Mặc Tử, Chế
Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu
không bền,điên cuồng rồi tỉnh,đắm say vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về
hồn ta cùng Huy Cận.
Cả trời thực, trời mộng vẫn nao nao theo hồn ta.
Thực chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao như thế. Cùng
lòng tự tôn, ta mất cả cái bình yên thuở trước.
Thời trước, dầu bị oan khuất như Cao Bá Nhạ, dầu bị khinh bỏ như cô
phụ trên bên Tầm Dương, vẫn còn có thể dựa vào một cái gì đó không di
dịch. Ngày nay, lớp thành kiến phủ trên linh hồn đã tiêu tan cùng lớp hoa hoè
phủ trên thi tứ. Phương tây đã trao trả hồn ta lại cho ta. Nhưng ta bàng
15
hoàng vì nhìn vào đó ta thấy thiếu một điều, một điều cần hơn trăm nghìn
điều khác: một lòng tin đầy đủ.
Đó, tất cả những bi kịch đương diễn ngấm ngầm, dưới những phù hiệu
dễ dãi, trong hồn người thanh niên ”
(Thi nhân Việt Nam – Hoài Thanh)
Đó là những bài nghị luận văn học đầy súc tích, tài hoa, uyên bác
Các nhà chính luận, văn luận nói trên đề cập đến nhiều vấn đề vừa mang
tính thời sự, vừa mang tính khoa học lâu dài trong xã hội hiện đại. Nhưng dù
bàn luận đến những vấn đề nào thì mục đích chung của người viết nghị luận
hiện đại vẫn là hướng sự quan tâm của đông đảo người đọc đến những vấn đề
có ý nghĩa quan trọng và thiết thực đối với đời sống cá nhân và cộng đồng, từ
đó xây dựng nhận thức và hành động tích cực của họ trong hoạt động thực
tiễn của mình. Vì vậy văn nghị luận thời hiện đại trở thành một trong những
phương tiện tuyên truyền và học tập, cổ vũ và phấn đấu tích cực cho mọi
người.
1.3.2. Thuyết phục người đọc bằng hệ thống lí lẽ và cách lập luận chặt chẽ,
hùng hồn
Để bài văn có sức thuyết phục cao, người viết phải đưa ra những lí lẽ,
những lập luận tiêu biểu, phù hợp, những bằng chứng xác đáng. Lí lẽ và lập
luận giúp người đọc hiểu, còn bằng chứng làm người ta tin vào vấn đề người
viết nêu ra. Và khi người đọc hiểu và tin, tức là đã bị thuyết phục. Đây là mục
đích và là động lực cao nhất khi người viết viết một bài nghị luận.
1.3.2.1. Lí lẽ của bài văn nghị luận thể hiện ở hệ thống luận điểm của bài
viết. Mỗi bài văn nghị luận là một đề xuất ý kiến, là trình bày tư tưởng, quan
điểm của người viết trước một vấn đề văn học hoặc cuộc sống. Vẻ đẹp của bài
văn nghị luận thể hiện ở chất trí tuệ. Chất trí tuệ thể hiện ở hệ thống luận
điểm. Cho nên luận điểm chính là linh hồn của bài văn nghị luận. Luận điểm
thể hiện rõ tư tưởng, quan điểm, chủ trương, đánh giá của người viết đối với
một vấn đề cần thuyết phục và làm sáng tỏ. Luận điểm của bài văn nghị luận
16
thường được thể hiện dưới hình thức những câu văn ngắn gọn với những phán
đoán có tính chất khẳng định hoặc phủ định. Chẳng hạn như:
- Cuộc sống không có tình bạn như trái đất không có mặt trời.
- Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác.
- Xin lập khoa luật.
- Xuân Diệu – nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới.
- Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
Luận điểm là điểm tựa lớn nhất của toàn bộ bài viết. Nó thể hiện rõ nhất
mục đích, quan điểm của người viết. Vì vậy, một bài văn nghị luận không có
luận điểm cũng giống như một cơ thể sống không có linh hồn vậy.
“Trong một bài văn nghị luận, luận điểm là một hệ thống: có luận điểm
chính (dùng làm kết luận của bài, là cái đích của bài viết) và luận điểm phụ
(dùng làm luận điểm xuất phát hay luận điểm mở rộng)” (Ngữ văn 8, tập 2,
NXBGD, H, 2004, tr.75). Khi đó, luận điểm chính trong văn bản nghị luận
tương đương với chủ đề của văn bản. Trong văn bản nghị luận, vì tác giả luôn
mong muốn nói trực tiếp quan điểm, tư tưởng, thái độ, mục đích của mình tới
người nghe nên chủ đề không cần giấu kín như các văn bản nghệ thuật khác,
mà lộ rõ, thậm chí nó thể hiện ngay ở nhan đề của văn bản.
Tất cả những điều nói trên là để khẳng định vai trò của luận điểm trong
bài văn nghị luận. Nhưng bài văn nghị luận có luận điểm chưa phải là yếu tố
quyết định bài văn đó hay mà quan trọng hơn là luận điểm của bài văn ấy có
độc đáo, có mới mẻ, có sâu sắc hay không? Nếu chỉ dừng lại ở chỗ có luận
điểm mà luận điểm đó đã cũ, là những cái hiển nhiên ai cũng biết thì bài văn
rất dễ rơi vào nhàm chán, đơn điệu. Nói khác đi, luận điểm trong bài văn nghị
luận phải là ý hay. Tức là nó phải mới, phải riêng, phải đúng, phải sâu. Nó
vừa đáp ứng được yêu cầu có cơ sở đạo lý và khoa học vững chắc, vừa có sức
thuyết phục với người đọc, người nghe. Muốn vậy, luận điểm phải xuất phát
từ đời sống thực tế và từ kho tàng tư tưởng, đạo lí của dân tộc và nhân loại;
người viết phải học tập, trau dồi kinh nghiệm và phải gắn liền đến đời sống
thực tế. “Một hiện tượng sống thì bao giờ cũng là phong phú, đa chiều, đa
17
dạng, đa diện vì thế đa nghĩa. Cho nên người ta nói một áng văn hay là một
áng văn không có đáy, nghĩa là khai thác mãi cũng không cạn ý, cũng không
hết ý. Và mỗi độc giả, do vốn sống, vốn văn hoá, trình độ thẩm mĩ khác nhau,
có thể phát hiện ra ở cùng một tác phẩm văn học những vẻ đẹp khác nhau và
những ý nghĩa khác nhau. Cái gọi là ý mới, ý riêng của người viết bài văn
nghị luận văn học chính là ở đấy mà ra” (Nguyễn Đăng Mạnh, Kinh nghiệm
viết một bài văn – tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi THPT, NXBĐHQG, H,
2002).
Một thành phần không thể thiếu của luận điểm là luận cứ. “Luận cứ là lí
lẽ và dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm” (SGV Ngữ văn 7, tập 2, NXBGD,
H, 2003, tr. 28). Ví dụ, để làm rõ luận điểm “Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng
các dân tộc bị áp bức” nhà báo Nguyễn An Ninh đã nêu ra 4 lí lẽ với hàng
loạt dẫn chứng: Lí lẽ thứ nhất (thói học đòi Tây hoá của một bộ phận trí thức
đương thời) được dẫn kèm với những dẫn chứng xác đáng (thích bập bẹ năm
ba tiếng Tây hơn là diễn tả ý tưởng cho mạch lạc bằng tiếng nước mình; cóp
nhặt những thói tầm thường của phong hoá châu âu; trang trí và kiến trúc lai
căng; từ bỏ tiếng mẹ đẻ và văn hoá cha ông). Lí lẽ thứ hai (tiếng nói là người
bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp
giải phóng các dân tộc bị thống trị) đựơc cụ thể bằng hai dẫn chứng (“nếu
người An Nam hãnh diện giữ gìn và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong
phú việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vần đề thời gian”; “từ chối
tiếng mẹ đẻ là từ chối sự tự do”). Lí lẽ thứ ba (khẳng định tiếng “nước mình”
không nghèo nàn) được chứng minh bằng các dẫn chứng không thể chối cãi
(nhiều người “chỉ biết những từ thông dụng mà còn nghèo nàn hơn cả bất kì
người phụ nữ và nhân dân An Nam nào”; so sánh với “ngôn ngữ Nguyễn
Du”; do con người bất tài hay ngôn ngữ nghèo nàn). Lí lẽ thứ tư đó là mối
quan hệ giữa ngôn ngữ nước ngoài và ngôn ngữ “nước mình”.
“Lí lẽ là những đạo lí, lẽ phải đã được thừa nhận, nêu ra là được đồng
tình. Dẫn chứng là sự việc, số liệu, bằng chứng để xác nhận cho luận điểm.
18
Dẫn chững phải xác thực, đáng tin cậy, không thể bác bỏ” (Ngữ văn 7, tập 2,
SGV, NXBGD, H, 2003, tr.28).
1.3.2.2. Nếu như lí lẽ của bài văn nghị luận thể hiện ở hệ thống luận
điểm thì lập luận là cách thức trình bày lí lẽ. Nên yếu tố đặc trưng tiếp theo
của văn nghị luận là lập luận. Lập luận là cách tổ chức lí lẽ và dẫn chứng để
làm nổi rõ luận điểm. “Lập luận là cách nêu luận điểm và vận dụng lí lẽ, dẫn
chứng sao cho luận điểm được nổi bật và có sức thuyết phục [ ]. Lập luận
bao gồm các cách suy lí, quy nạp, diễn dịch, phân tích, chứng minh, so sánh,
tổng hợp sao cho luận điểm đưa ra là hợp lí, không thể bác bỏ [ ], lập luận
có ở khắp trong bài văn nghị luận” (Sđd).
Những bài văn nghị luận nổi tiếng đều là những bài văn hàm chứa trong
đó những cách lập luận sắc sảo, mẫu mực. Tính lôgic, tính chặt chẽ với những
lí lẽ rõ ràng, những chứng cớ hiển nhiên buộc người nghe không thể không
công nhận là đặc điểm của những bài nghị luận này.
Để thuyết phục tướng sĩ chăm chỉ luyện tập binh thư yếu lược, Trần
Quốc Tuấn mở đầu bài Hịch tướng sĩ bằng việc nêu lên sự thật lịch sử: đó là
từ xưa đến nay, những trung thần nghĩa sĩ đều hết lòng với chủ tướng. Tiếp
theo ông trình bày những suy nghĩ của mình hết sức chặt chẽ:
- Ta vốn cùng các ngươi sinh ra và lớn lên trong cùng một hoàn cảnh.
- Ta lại đối xử với các ngươi hết sức chu đáo, tận tình.
- Thế mà nay các ngươi nhìn thấy chủ nhục mà không biết lo, thấy nước
nhục mà không biết thẹn, , ăn chơi, tiêu khiển thì hậu quả sẽ ra sao.
- Nếu các ngươi nghe lời ta dạy bảo thì sẽ có một tương lai tốt đẹp thế
nào.
Lôgic của bài Hich là thế và ngay trong một đoạn văn cũng có sự chặt
chẽ là thế. Chẳng hạn, đoạn Trần Hưng Đạo chuyển sang nhận định tình hình
tư tưởng và hoạt động của các tướng sĩ lúc đó mà ông nghiêm khắc phê phán
nhiều mặt: “Nay các ngươi nhìn thấy chủ nhục mà không biết lo, thấy nước
nhục mà không biết thẹn Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có
được không?”. Đây là một đoạn văn trọng tâm rất hay, ý văn có lí có tình, lời
19
văn sắc bén, sôi động, đầy hình ảnh, âm thanh uyển chuyển nhờ lối biền ngẫu.
tác giả khơi dậy lòng căm thù giặc rồi chuyển sang phê phán những thói quen,
biểu hiện tiêu cực, những tư tưởng và hành động không hợp thời của tướng sĩ
nặng về cầu an hưởng lạc, thiếu tinh thần cảnh giác đối với mưu đồ đen tối và
sâu xa của giặc, cũng như thiếu tinh thần trách nhiệm đối với tiền đồ của dân
tộc. Từ đó, Trần Hưng Đạo đã dựng lên hai viễn cảnh: một viễn cảnh “đen
tối” của nước mất nhà tan, một viễn cảnh “sáng chói” trong độc lập, tự do
Như vậy, con đường sống chết đã rõ, lẽ phải trái đã rõ. Muốn sống chỉ có con
đường duy nhất là phải chuẩn bị chiến đấu chống giặc.
Bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn xứng đáng là một mẫu mực về
phép lập luận.
Nghệ thuật lập luận còn phụ thuộc rất nhiều vào cách nêu vấn đề, cách
dẫn dắt người đọc, người nghe, cách phân tích bằng nhiều thủ pháp nhỏ như
so sánh, liên hệ, đối chiếu, nêu dẫn chứng thực tế, đưa số liệu thống kê
Tuyên ngôn độc lập của Hồ chủ tịch là một mẫu mực như thế.
Không phải ngẫu nhiên, ngay từ đâùu, Người đã dẫn ra hai bản tuyên
ngôn của Pháp và Mĩ. Từ chỗ khẳng định quyên tự do, độc lập của mỗi dân
tộc, mỗi cá nhân mà “đó là nhưng lẽ phải không ai chối cãi được”, Người đặt
lại vấn đề: “Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do,
bình đẳng, bác ái đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của
chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa ”. Luận điểm này đã được
Người chứng minh rất cụ thể và sáng tỏ ở nhiều phương diện:
- Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân một chút tự do dân
chủ nào,
- Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tuỷ, khiến cho dân ta nghèo
nàn, thiếu thốn, xơ xác, tiêu điều,
Sau khi chứng minh một cách hùng hồn bản chất vô nhân đạo của bọn
thực dân Pháp, Người khẳng định một sự thật: “Từ mùa thu năm 1940, nước
ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ không là thuộc địa của Pháp nữa. Sự thật
20
là nhân dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật chứ không phải từ tay
Pháp”.
Đây cũng là một luận điểm hết sức quan trọng trong hệ thống lập luận
của tác giả bản Tuyên ngôn. Bởi vì xuất phát từ đây mà Người tuyên bố thoát
ly hẳn quan hệ với thực dân Pháp.
Kết luận bản Tuyên ngôn được rút ra như một lẽ tất yếu, một lôgic tự
nhiên, một lẽ phải thông thường, ai cũng phải công nhận: “Nước Việt Nam có
quyền hưởng tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh
thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy”.
Nghệ thuật lập luận còn phụ thuộc vào việc hành văn, giọng văn, vào
cách dùng từ, đặt câu. Do đặc điểm và tính chất của nó, văn nghị luận ít dùng
loại câu mô tả, trần thuật, kể lể sự việc mà chủ yếu dùng loại câu hoặc phủ
định với nội dung hầu hết là các phán đoán, nhận xét, đánh giá chắc chắn, sâu
sắc. Do nhu cầu lập luận, văn nghị luận thường phải dùng đến những từ như:
thật vậy, thế mà, tuy nhiên, vả lại, mà còn, có nghĩa là, giả sử, nếu như, trước
hết, tóm lại, nói chung gọi là hệ thống từ lập luận. Chẳng hạn:
“Hiền tài là nguyên khí của đất nước. Nguyên khí thịnh thì thế nước
mạnh và vươn cao; nguyên khí suy thì thế nước yếu mà xuống thấp. Bởi lẽ đó
là các bậc thánh đế minh vương không ai không coi việc gây dựng nhân tài,
tuyển chọn kẻ sĩ, bồi đắp nguyên khí làm việc quan trọng hàng đầu. Kẻ sĩ đối
với nước nhà quan trọng như vậy, cho nên cái ý tôn sùng không biết thế nào
là cùng. Không những yêu chuộng ban cấp khoa danh lại tôn sùng trao cho
tước trật, ban ơn rất nhiều vẫn có thể chưa đủ. Không những đề tên ở Tháp
Nhạn còn ban danh hiệu bảng vàng”.
Như đã nói, văn nghị luận biểu hiện chủ yếu bằng tư duy lôgic nhưng
văn nghị luận không gạt bỏ hình tượng ngôn ngữ gợi cảm. Vì hình tượng và
ngôn ngữ giàu sắc thái biểu cảm trong bài văn nghị luận biểu hiện nhiệt tình
và thái độ của tác giả trước vấn đề nghị luận. Những yếu tố trữ tình đó trong
bài văn nghị luận tác động mạnh vào tình cảm người đọc, người nghe, có tác
dụng thuyết phục mặt tình cảm, chinh phuc trái tim con người. Tình hỗ trợ
21
thêm cho lí, lí tiếp thêm sức mạnh nhờ có tình, do đó tác dụng thuyết phục
tăng lên gấp bội. Những bài văn chính luận có giá trị thuyết phục thường là
những bài kết hợp rất chặt chẽ giữa lí và tình, vì trong thực tế thường không
thể tách rời lí trí và tình cảm được.
Để viết được một bài văn nghị luận hay là rất khó. Tạo nên bài văn nghị
luận cần phải có nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, luận điểm và lập luận là
những yếu tố quan trọng, quyết định hàng đầu đến chất lượng bài văn nghị
luận. Thiếu các yếu tố này không thể tạo nên một bài văn nghị luận đích thực.
22
Chương 2
Dạy học văn bản nghị luận ở trường Trung học phổ thông theo đặc
trưng thể loại
2.1. Vai trò của việc dạy văn theo đặc trưng thể loại
Mục tiêu của SGK Ngữ văn THPT là nhằm trang bị cho HS mặt bằng tri
thức và năng lực cảm thụ, phân tích tác phẩm văn chương, nhằm bồi đắp,
nâng cao nhu cầu và khả năng hưởng thụ thẩm mĩ cho HS cấp học này; giúp
các em “tiếp xúc với những giá trị tinh thần phong phú và những đặc sắc về
văn hoá, cảnh vật, cuộc sống, con người Việt Nam và thế giới thể hiện trong
các tác phẩm văn học và trong các văn bản được học” , “có kĩ năng nghe,đọc
một cách thận trọng, biết cách phân tích, nhận xét tư tưởng, tình cảm, và một
số giá trị nghệ thuật của các văn bản được học, để từ đó hình thành ý thức và
kinh nghiệm ứng xử thích hợp đối với những vấn đề được nêu ra trong các
văn bản đó” (Bộ GD&ĐT, Chương trình SGK THPT môn Ngữ văn, NXBGD,
H, 2005).
Văn bản chương trình giáo dục cấp trung học phổ thông đã trình bày
mục tiêu cấp học theo Luật Giáo dục quy định: “Giáo dục THPT nhằm giúp
HS củng cố và phát triển những kết quả ở THCS, hoàn thiện học vấn phổ
thông có nhiều hiểu biết về kĩ thuật, hướng nghiệp, có điều kiện lựa chọn
hướng phát triển và phát huy năng lực cá nhân, tiếp tục học Đại học, cao
đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”.
Tuy nhiên, môn Ngữ văn THPT không tự giới hạn ở mục tiêu riêng và
chung đó. Với tư cách là môn học công cụ, môn Ngữ văn THPT còn phải
hướng tới mục tiêu hình thành cho HS phương pháp đọc-hiểu các kiểu, loại
văn bản, nhất là các văn bản ở dạng thức sáng tạo nghệ thuật trong và cả
ngoài SGK, nhưng bắt đầu từ SGK phổ thông. HS “biết đọc các kiểu văn bản
theo đặc trưng kiểu văn bản, nâng cao năng lực tích hợp đọc và viết các văn
bản thông dụng”, “khuyến khích tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học
sinh. Tiến tới kiểm tra cách đọc, cách học bằng các bài tập có nội dung cảm
23
thụ những văn bản ngoài SGK” (Bộ GD&ĐT, Tài liệu bồi dưỡng GV dạy
SGK Ngữ văn 11, NXBGD, H, 2005).
Phương thức biểu đạt là cách thức tạo lập và tồn tại của văn bản làm
thành các đặc trưng hình thức của các kiểu văn bản phù hợp với mục đích
giao tiếp. Như thế, hình thức của một văn bản thấm đẫm nội dung để đạt tới
mục đích giao tiếp mới là hình thức mang tính nội dung. Cách thức tạo lập và
tồn tại của văn bản tức là phương thức biểu đạt văn bản đó sẽ tạo thành các
kiểu văn bản với những đặc trưng riêng của nó. Khi đã nắm được đặc trưng
riêng của từng kiểu loại văn bản thì người học thể tiếp nhận được dễ dàng hơn
những văn bản văn học cùng thể loại trong chương trình SGK Ngữ văn. Điều
này cho thấy, dạy học văn theo đặc trưng thể loại là con đường khoa học để
chiếm lĩnh các văn bản Ngữ văn nói riêng, các văn bản văn học nói chung.
Vì vậy đổi mới phương pháp dạy học văn bản Ngữ văn THPT chính là
dạy học văn bản Ngữ văn phù hợp với đặc trưng thể loại. Đó được xem như là
nguyên tắc dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình SGK cấp học này.
2.2. Định hướng dạy văn nghị luận theo đặc trưng thể loại
Nhiệm vụ dạy học chủ yếu của phân môn Văn trong môn học Ngữ văn ở
trường THPT là dạy học Đọc-hiểu văn bản. Thể loại văn nghị luận là một
kiểu văn bản nên dạy học văn nghị luận cũng chính là dạy học Đọc-hiểu văn
bản văn nghị luận.
Mục tiêu phân tích tác phẩm không đặt ra sự cần thiết phải đi theo một
quy trình nào bởi lẽ có nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Có thể nói mỗi một
cá nhân tiếp nhận là một hướng tiếp cận riêng bởi mỗi người tuỳ trình độ, vốn
sống, sở thích mà có khả năng, có cách tiếp nhận khác nhau. Nhưng mục
tiêu đọc-hiểu văn bản với yêu cầu giúp HS vừa chiếm lĩnh được nội dung văn
bản văn học, vừa có kiến thức công cụ về mặt đặc trưng thể loại của văn bản
văn học đó cho phép nghĩ tới các bước của hoạt động đọc-hiểu này.
Tiến trình một giờ dạy học văn bản văn nghị luận có thể diễn ra theo quy
trình như sau:
2.2.1. Bước thứ nhất: Đọc-hiểu cấu trúc văn bản
24
Nội dung của hoạt động này là giúp HS tiếp nhận các dấu hiệu chính về
đặc trưng thể loại văn nghị luận. Đó là đọc để phát hiện ra các luận điểm và
cách lập luận của tác giả. Tức là đọc để xác định được đó có phải là văn bản
nghị luận hay không, tại sao?
Hoạt động đọc-hiểu cấu trúc văn bản chính là việc thông qua những cách
đọc phù hợp với đặc trưng của thể loại mà từ đó tìm ra những đặc điểm của
thể loại đó. Nó tương ứng với thao tác GV tổ chức cho HS tiến hành đọc văn
bản- bước đầu tiên của quá trình tiếp cận và chiếm lĩnh tri thức văn học và
cũng là bước đầu tiên của hoạt động Đọc-hiểu văn bản. Hoạt động này nằm ở
mục thứ nhất của phần Đọc-hiểu văn bản (hay là phần Học văn bản) trong
Thiết kế bài dạy. Như thế, hoạt động đọc hiểu cấu trúc văn bản cần được xem
là khởi điểm của một quá trình dạy học xét từ nguyên tắc tiếp nhận văn bản.
Nó có tác dụng mở luồng mạch cho đọc-hiểu sâu các giá trị văn bản, đồng
thời là cơ hội rèn kiến thức và kĩ năng nhận biết các kiểu, loại văn bản đây là
kĩ năng được coi là một phần yêu cầu của các đề thi trắc nghiệm Ngữ văn
hiện nay.
Đây là bước quan trọng mà bất kì giờ Đọc-hiểu văn bản nào cũng phải
thực hiện. Song, trước đây, do nhận thức sai lầm về bản chất của quá trình
dạy học mà GV là chủ đạo, là trung tâm, còn HS thụ động lắng nghe và ghi
chép, mà nhiều GV đã bỏ qua bước này hoặc chỉ thực hiện mang tính chiếu lệ,
qua loa, không phát huy được tác dụng của nó.
Việc đọc thế nào cho phù hợp với đặc trưng của thể loại nghị luận,
chúng tôi sẽ trình bày cụ thể ở những phần sau.
2.2.2. Bước thứ hai: Đọc-hiểu nội dung văn bản
Đây là bước tiếp theo của quá trình đọc-hiểu nhằm phát hiện, phân tích,
đánh giá văn bản từ các yếu tố nội dung - hình thức nổi bật. Khái niệm nội
dung văn bản được dùng theo cách hiểu biện chứng về mối quan hệ nội dung
- hình thức, nghĩa là nội dung mang tính hình thức và ngược lại. Không có nội
dung nào nằm ngoài hình thức của nó.
25