Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp giúp học sinh lớp 1 xây dựng nề nếp lớp tự quản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.64 KB, 9 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến ngành Giáo dục Thị xã Bình Long.
Tơi ghi tên dưới đây:
Số Họ và tên
TT

Ngày
tháng
năm sinh

1

21/02/1975 Trường TH Giáo

Văn viên
Tám

Nguyễn
Thị Thịnh

Nơi cơng Chức
tác
(hoặc danh
nơi thường
trú)

Trình độ Tỷ lệ


chun
đóng
mơn
vào
tạo ra
kiến
Đại học
Sư phạm
Tiểu học

(%)
góp
việc
sáng

100%

1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Biện pháp giúp học sinh
lớp 1 xây dựng nề nếp lớp tự quản.”
2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra
Sáng kiến.
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (Công tác chủ nhiệm)
4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu : 05/9/2020
5. Mơ tả bản chất của sáng kiến:
5.1. Tính mới của sáng kiến:
* Biện pháp của tôi đã giúp cho học sinh nhận thấy:
- Từ lâu nay giáo viên trong khối đã vận dụng nhiều biện pháp như nhắc
nhở, nêu gương xây dựng ban cán bộ lớp, kết hợp gia đình... để duy trì nề nếp
nhưng cịn mang tính nhất thời, thiếu suy nghĩ sâu sát, thiếu bền bỉ. Việc tổ
chức cho học sinh tự đánh giá, nhận xét hành vi, việc kết hợp các hình thức

giao tiếp chưa được quan tâm.
- Đề tài chỉ ra những giải pháp mới giúp cho học sinh đồng bào dân tộc
thiểu số dễ hoà đồng cùng các bạn và có hứng thú thích đi học hơn.
5.2. Nội dung sáng kiến:
I. Lý do chọn đề tài:
1


Lớp một tôi chủ nhiệm đa số học sinh qua mẫu giáo tuy nhiên các em còn
nhỏ, nề nếp cần phải uốn nắn nhiều, ý thức tự giác chưa cao, nhiều gia đình
hồn cảnh cịn khó khăn phải bươn chải để kiếm sống, chưa quan tâm nhiều
đến nề nếp học tập của các em. Tôi nhận thấy bản thân các em rất thiếu thốn,
thiệt thòi cả về chất lẫn tinh thần, dẫn đến các em chưa có thói quen xác định
cho mình một hướng đi đúng trong học tập và nội quy trường lớp, phần lớn các
em rất tự do đồng thời kết hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi lớp 1 lần đầu
tiên cắp sách tới trường chúng rất ngây thơ hồn nhiên chưa quen với trường
lớp,thầy cơ, bạn bè.
Các em được sống trong tình u thương của bạn bè, nên xây dựng được
tập thể lớp tốt vừa giúp các em rèn luyện đạo đức mà còn là chỗ dựa tinh thần
cho những học sinh có hồn cảnh đặc biệt. Do đó tập thể lớp là sân chơi hấp
dẫn nhất của các em. Từ giai đoạn ổn định lớp cho đến khi giảng dạy, tôi luôn
chú ý, quan tâm đến việc rèn cho lớp nếp tự quản, tinh thần tập thể để các em
có tính tự giác, tích cực trong học tập và sinh hoạt.
Với những suy nghĩ trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Biện pháp giúp
học sinh lớp 1 xây dựng nề nếp lớp tự quản” để áp dụng vào thực tế lớp một
tôi đang chủ nhiệm.
II. Thực trạng:
Đối với giáo viên:
- Chưa xử lý khéo tình huống mà các em làm trên lớp vì các em cịn nhỏ,
ngây thơ.

- Chưa có phương pháp tổ chức học tập, rèn luyện giúp các em tiến bộ.
- Chưa có kế hoạch phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và phụ huynh.
Đối với học sinh:
- Các em tiếp thu bài quá chậm vì thiếu tập trung trong lúc học bài mới.
- Nắm bắt kiến thức học một cách mơ hồ.
- Đa số các em chưa hiểu được đã đến lúc mình coi hoạt động học là chủ
yếu.
III. Các giải pháp thực hiện:
Rèn nếp trong từng môn, hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng. Tuy nhiên,
trong từng tiết học mục đích của giáo viên là đảm bảo chất lượng dạy và học học sinh thực sự học mà vui, vui mà học, khơng khí học tập khơng căng thẳng
mà sôi nổi, vui trong sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh phải có nề nếp trong
học tập của từng môn. Giáo viên cần chú ý xác định rõ học lực và hoàn cảnh
của từng em, đề ra yêu cầu cụ thể, kết hợp với các ban ngành đoàn thể để có
hướng giúp đỡ học sinh cá biệt.
Ở năm đầu tiên của cấp Tiểu học, các em rất hiếu động, thường hay mất
tập trung, thiếu tính kiên trì, ngại tư duy; muốn hoàn thành nhiệm vụ rèn nề nếp
học tập một cách nhanh chóng cho các em. Vì vậy, tôi đưa ra một số biện pháp
nhằm giúp các em nhanh có được những thói quen và nề nếp tốt trong học tập.
2


1. Thực hiện tốt công tác bàn giao lớp học đầu năm:
- Gặp gỡ trao đổi với cha mẹ học sinh để nắm bắt tình hình hồn cảnh,
đặc điểm, nơi ở của từng học sinh.
- Tìm hiểu lí lịch học sinh :
+Thông qua giấy điều tra.
+ Tổng hợp thông tin, tiến hành sắp xếp chỗ ngồi, chia tổ.
+ Lập sơ đồ lớp học.
- Lập sổ tay theo dõi :
+ Ghi chép cụ thể, chi tiết các trường hợp cần rèn luyện hỗ trợ.

+ Hướng dẫn Ban cán sự giúp đỡ.
2. Đưa ra bình chọn Ban cán sự lớp:
Đầu tiên phải lựa chọn, bồi dưỡng được lớp trưởng xứng đáng là con
chim đầu đàn của lớp, có phong cách chỉ huy và giao tiếp tốt. Ban cán sự lớp,
tổ trưởng phải gương mẫu có khả năng tổ chức và quan trọng nhất là có tinh
thần trách nhiệm cao. Đối với lớp học tốt, học sinh nhanh nhẹn để làm được
điều này khơng khó, song đối với lớp học chậm thì đây quả là vấn đề không dễ.
Để lớp trưởng cũng như đội ngũ cán bộ lớp ngày càng có đủ năng lực điều
hành, tổ chức đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải có kế hoạch lựa chọn khoa học,
tổ chức và bồi dưỡng cho những em này một số kỹ năng cần thiết, nhất là thời
gian đầu khi mới thành lập đội ngũ Ban cán sự.
* Kỹ năng lựa chọn :
Qua sự tín nhiệm của tập thể lớp, và sự quan sát, lựa chọn, gợi ý của giáo
viên chủ nhiệm. Có em có năng lực học tập nhưng khơng có khả năng điều
hành lớp.Phải chọn những học sinh có khả năng học tập tốt, năng lực và phẩm
chất tốt biết diễn đạt mạch lạc một vấn đề hơn những học sinh khác.
* Kỹ năng thiết kế công việc :
Giáo viên chủ nhiệm dựa vào kế hoạch của nhà trường, của sao nhi đồng
biết những công việc cần thiết trong năm học, trong tháng, tuần để lên kế hoạch
cho tập thể lớp hoạt động, mà trong đó đội ngũ cán sự lớp là những người có
trách nhiệm theo dõi, điều hành dưới sự giám sát chỉ đạo chặt chẽ của giáo viên
chủ nhiệm.
Với mục tiêu và nhiệm vụ như trên, công tác tự quản chỉ thực sự phát huy
hiệu quả tác dụng khi học sinh tham gia các hoạt động với tư cách là chủ thể
thực sự. Điều đó có nghĩa là các em phải có đủ khả năng để tích cực, chủ động
tham gia vào việc tổ chức hoạt động. Vì vậy, cần bồi dưỡng cho HS biết cách
tổ chức các hoạt động khi các em rất muốn thực hiện nhưng còn lúng túng, ngỡ
ngàng.
+Các giai đoạn thiết kế và tổ chức một hoạt động


3


Tập trung vào việc học, ôn bài trong giờ truy bài, tham gia các phong trào
của nhà trường theo đợt: Văn nghệ vào dịp Trung thu; Ngày nhà giáo Việt Nam
20-11, Sắc màu tuổi thơ,…
Giai đoạn rút kinh nghiệm
Biết cách biểu dương, kiểm điểm, rút ra bài học thành công, thất bại để tổ
chức tốt các hoạt động tiếp theo.
*Kỹ năng bồi dưỡng :
Giáo viên cần tin tưởng vào khả năng của học sinh, các em có thể tự quản
nếu tác động đúng cách. Người chủ nhiệm cần biết cách tạo cho các em sự tự
tin vào khả năng của chính mình và tạo điều kiện để các em thể hiện.
Giáo viên giữ vai trò là người cố vấn chứ không phải là người làm thay.
Công khai chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của cán bộ lớp, xây dựng
uy tín cho cán bộ lớp.
Thường xuyên trao đổi, hướng dẫn các em theo nhiệm vụ đã phân công.
* Kỹ năng kiểm tra và đánh giá:
Giáo viên chủ nhiệm phải thật sự nhiệt tình, tâm huyết trong cơng tác chủ
nhiệm, khéo léo, tế nhị uốn nắn những việc làm chưa đúng để các em khơng
mất uy tín, mất tự tin trong tập thể lớp. Song cũng khơng vì thế mà nng
chiều, ưu tiên, làm cho các em tự kiêu và trở thành người tí gì cũng đi mách với
cơ.
* Những cá nhân khác:
Theo dõi giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của cán sự lớp, báo cáo với
giáo viên chủ nhiệm nếu phát hiện cán sự lớp làm việc chưa đúng.
Có trách nhiệm và nghĩa vụ chấp hành các quy định của nhà trường, lớp
và chịu sự quản lý điều hành của cán sự lớp.
3. Tổ chức tốt tiết hoạt động ngồi giờ lên lớp:
Để học sinh tích cực hoạt động, tạo ra sân chơi lành mạnh và bổ ích cho

các em nhằm giúp các em nhận thức được “Vui để học” sẽ tạo hứng thú và luôn
nghĩ rằng “Một ngày đến trường là một ngày vui”. Trên tinh thần đó các em có
ý thức thi đua lành mạnh, thoải mái, xác định đúng động cơ học tập cùng rèn
luyện và cùng giúp đỡ nhau tiến bộ. Do vậy việc tổ chức tiết sinh hoạt ngồi
giờ có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hành theo phương pháp tích cực. Để
tổ chức tiết sinh hoạt này đạt chất lượng và hiệu quả giáo viên chủ nhiệm cần
thực hiện tốt một số cơng việc:
- Nắm chắc mục đích u cầu của từng hoạt động trong chủ đề tháng.
- Đề ra kế hoạch hoạt động.
- Chuẩn bị về phương tiện, hình thức tổ chức.
4. Phối hợp với phụ huynh học sinh:
Buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đã đề ra yêu cầu để phụ huynh cùng rèn
nếp cho học sinh.
4


- Hàng ngày, kiểm tra sách vở của con.
- Nhắc nhở con học và làm bài tập cô giao
- Chuẩn bị sách, vở và đồ dùng học tập cho con theo thời khoá biểu hàng
ngày.
- Giáo dục con ý thức gọn gàng, ngăn nắp khi học tập, vui chơi.
- Sinh hoạt điều độ, đúng thời gian biểu, giờ nào việc nấy, tránh tình
trạng vừa học vừa chơi.
- Thường xuyên trao đổi cùng giáo viên chủ nhiệm, qua trò chuyện trực
tiếp, điện thoại hoặc qua sổ liên lạc để kịp thời nhắc nhở, đôn đốc học sinh nếp
học tập ở lớp cũng như ở nhà.
- Luôn động viên học sinh bằng những phần quà thiết thực, tạo niềm
vui cho các em khi tới trường.
5. Phối hợp cùng giáo viên Tổng phụ trách và giáo viên bộ môn:
a) Đối với giáo viên bộ môn:

Ngay từ khi học sinh bước vào lớp một, ngồi cơ giáo chủ nhiệm lớp , các
em cịn được học các thầy, cô giáo bộ môn như: Hát, Mỹ thuật, Thể dục…nên
việc rèn nếp cho học sinh lớp một là rất cần thiết. Giáo viên chủ nhiệm kết hợp
với giáo viên bộ môn chuyên biệt để cùng rèn nếp cho học sinh từ tư thế ngồi,
cách cầm bút, cách phát biểu…Nếp này phải được rèn thường xuyên trong học
sinh để các em tạo thói quen và trở thành điều kiện thuận lợi cho việc học tập ở
những lớp trên.
Tháng đầu, giáo viên bộ mơn cịn rất ngại và sợ mất thời gian, tơi đã phân
tích với các cơ giáo viên bộ mơn và được sự ủng hộ nhiệt tình của các cô cho
nên nếp học tập của các em được xuyên suốt và trở thành thói quen hàng ngày.
Các cô giáo viên bộ môn cũng rất vui khi các em đã thật sự đi vào nề nếp,
giáo viên chỉ việc giảng dạy và không phải quan tâm nhiều đến việc rèn nề nếp,
kiểm tra nề nếp.
b) Đối với giáo viên Tổng phụ trách:
- Như chúng ta thấy hiện nay việc giáo dục nề nếp cho học sinh là một
trong những yếu tố cơ bản giúp học sinh hình thành và phát triển về năng lực
và phẩm chất cho các em. Giáo viên Tổng phụ trách là một trong những giáo
viên góp phần quan trọng trong việc giáo dục học sinh.
- Trong thời điểm hiện tại việc kết hợp cùng giáo viên Tổng phụ trách lại
càng có ý nghĩa quan trọng. Nhất là khi tình hình dịch bệnh COVID-19 đang
diễn biến phức tạp. Việc kết hợp cùng giáo viên Tổng phụ trách đã giúp cho
học sinh lớp tôi thực hiện tốt việc chấp hành quy định nhà trường. Tôi luôn
thường xuyên liên hệ cùng giáo viên Tổng phụ trách giáo dục các em trong tiết
sinh hoạt đầu tuần như:
- Hướng dẫn học sinh thực hiện các nội dung như: Rửa tay với xà phòng
và nước sạch; che mũi, miệng khi ho bằng khăn vải hoặc ống tay áo; không
dùng chung đồ dùng cá nhân; không khạc nhổ bừa bãi…
5



- Hàng ngày, trước khi vào giờ học, giáo viên điểm danh và hỏi học sinh
có cảm thay sốt hay có ho, khó thở, mệt mỏi khơng, Nếu có, giáo viên đưa ngay
học sinh đến phòng y tế để kiểm tra, theo dõi.
- Trong thời gian học, khi giáo viên phát hiện học sinh có biểu hiện sốt
hoặc ho, khó thở thì phải đưa đến phịng y tế ngay để kiểm tra, theo dõi, cách ly
và thông báo ngay cho trạm y tế xã, cha mẹ học sinh.

Hướng dẫn học sinh rửa tay và đeo khẩu trang
6. Phối hợp cùng Ban giám hiệu nhà trường:
- Khen trước lớp:
Những học sinh có biểu hiện tốt về năng lực, phẩm chất, học tập, hoạt
động văn nghệ.
- Nhắc nhở trước lớp:
- Những học sinh chưa chú ý trong giờ học, quên đồ dùng học tập, trêu
trọc bạn.
- Khen thưởng trước toàn trường:
Do hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng, tổng phụ trách đội biểu dương vào
tiết sinh hoạt dưới cờ.
- Khen thưởng đột xuất đối với học sinh có thành tích cao: Đạt giải trong
các hội thi.
** Tăng cường công tác kiểm tra vào đầu các tiết học.
- Nhận xét, đánh giá học sinh kịp thời.
- Khen ngợi nhóm, tổ giúp bạn tiến bộ
5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến:
6


Đề tài đã được triển khai, áp dụng ở khối 1 tại trường TH Lê Văn Tám và
các trường Tiểu học trên địa bàn thị xã Bình Long. Bước đầu đã mang lại hiệu
quả cao trong dạy học.

6. Những thông tin cần được bảo mật ( nếu có): Khơng
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Muốn cho học sinh có nếp học tập tốt GV phải hướng dẫn học sinh một
cách tỉ mỉ, từ việc chuẩn bị sách vở đồ dùng học tập ở nhà đến việc lấy vở, cất
vở khi chuyển tiết, nếp giơ tay phát biểu ý kiến, chú ý nghe giảng, giữ gìn sách
vở đồ dùng học tập, làm bài, viết bài sao cho theo kịp lớp, đảm bảo thời gian
học.
- Giáo viên luôn uốn nắn các em từ những động tác ngồi ngay ngắn,
khơng nằm bị ra bàn, vừa ảnh hưởng tới sức khoẻ, vừa gây khơng khí uể oải
trong lớp học. Trong từng tiết học, từng công việc cụ thể các em đều được rèn
tính ngăn nắp, tính khoa học, nhanh nhẹn, để các em chủ động trong việc tiếp
thu kiến thức mới. Những định hướng này góp phần hình thành cho học sinh
lớp một có nề nếp trong học tập giúp các em học tập tốt hơn và từ đó các em
cũng có hứng thú say mê trong học tập.
8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
8.1. Kết quả đạt được:
Năm học 2019-2020 lớp tơi chủ nhiệm khơng có học sinh bỏ học.
- Tham gia tốt các phong trào do nhà trường và Đội phát động trong đó
đội ngũ cán sự ln đi đầu, gương mẫu trong các phong trào: Nề nếp học tập,
thi chữ viết đẹp, văn nghệ, kế hoạch nhỏ, heo đất tình thương, nghĩa tình biên
giới, cây mùa xuân giúp bạn nghèo ăn tết, giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh
chung, các biện pháp phòng chống dịch covid 19,….Tất cả các phong trào đều
hoàn thành tốt, được nhà trường hội thiện nguyện và liên đội khen thưởng.
Kết quả học kỳ 1 năm học 2020 – 2021 như sau:
- Tham gia tốt các phong trào do nhà trường và Đội phát động theo từng
đợt trong đó đội ngũ cán sự ln đi đầu, gương mẫu trong các phong trào: Nề
nếp học tập, văn nghệ, thi đọc thơ, kế hoạch nhỏ, heo đất tình thương, nghĩa
tình biên giới, cây mùa xuân giúp bạn nghèo ăn tết, giữ vệ sinh cá nhân và vệ
sinh chung, ….Tất cả các phong trào đều hoàn thành tốt, được nhà trường hội

thiện nguyện và liên đội khen thưởng.
Các mơn học cịn lại đều đạt mức hồn thành và hoàn thành tốt.
+ Các phong trào tham gia :
Văn nghệ vui Tết trung thu đạt giải Ba.
Đọc thơ chào mừng 20-11 đạt giải Nhất
Nề nếp lớp, đi học chuyên cần và giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh chung
được Hội thiện nguyện khen nhất tháng.
7


Lớp đạt giải Nhất trong công tác Đội và phong trào thanh thiếu nhi trong
HKI.
Heo đất tình thương; Cây mùa xuân giúp bạn nghèo ăn tết đều tham gia
tích cực, hỗ trợ 9 phần quà cho các em trong lớp có HCKK.
8.2. Bài học kinh nghiệm:
Trong việc giáo dục nề nếp cho học sinh hiện nay, ngoài việc giáo viên
cần làm gương tốt : ‘‘Mỗi thầy cô là một tấm gương sáng về đạo đức cho học
sinh noi theo’’ thì việc nêu gương – khen thưởng những học sinh thực hiện tốt
nề nếp là rất cần thiết. Vậy tôi thiết nghĩ việc này nên tổ chức thường xuyên
trong các giờ chào cờ đầu tuần có sự tham gia của học sinh toàn trường để các
em được biết những tấm gương sáng ở ngay gần mình mà học tập, noi theo. Có
như vậy hiệu quả giáo dục nề nếp mới tăng cao, học sinh chắc chắn sẽ vui vẻ
thực hiện, đua nhau thực hiện tốt các quy định mà ban thi đua nhà trường đưa
ra.
Trong chương trình sách giáo khoa đạo đức lớp 1 tuy bài học và tranh
minh họa rất phù hợp với đối tượng học sinh. Có những câu chuyện đạo đức về
những tấm gương sáng trong cuộc sống thường ngày với việc thực hiện các
hành vi đạo đức đúng để các em học sinh dễ nắm bắt, học tập và noi theo. Học
tập qua những tấm gương, những nhân vật trong các câu chuyện có thật hẳn các
em sẽ thấy rất thú vị và gần gũi, từ đó giúp các em định hướng tốt hơn nữa

trong việc thực hiện đúng các hành vi đạo đức của mình.
HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN NHÀ TRƯỜNG XÁC NHẬN

8


9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng
kiến lần đầu:
HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN NGÀNH GIÁO DỤC THỊ XÃ
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trên trong đơn đều là trung thực,
đúng sự thật, và tơi hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật .
An Lộc, ngày 15 tháng 1 năm 2021
Người nộp đơn

Nguyễn Thị Thịnh

9



×