Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nhận thức, hành vi của nhân viên công tác xã hội về các tình huống bảo mật thông tin của thân chủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 9 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 47/2021

47

NHẬN THỨC, HÀNH VI CỦA NHÂN VIÊN CƠNG TÁC
XÃ HỘI VỀ CÁC TÌNH HUỐNG BẢO MẬT
THÔNG TIN CỦA THÂN CHỦ
Phạm Thị Huyền Trang
Trường Đại học Thủ đơ Hà Nội
Tóm tắt: Bài viết này là một phần nội dung được rút ra từ đề tài “Đạo đức nghề nghiệp của
nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ người có hồn cảnh đặc biệt”. Thơng qua khảo sát 396
người đang làm công việc trợ giúp trong lĩnh vực công tác xã hội ở Hà Nội, Quảng Ninh,
Thanh Hóa và Đồng Nai; kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, hiểu biết và hành vi của NV CTXH
về các tình huống bảo mật thơng tin của thân chủ chỉ đạt ở mức độ trung bình, nhiều NV CTXH
cịn nhận thức “mơ hồ”, “mù mờ” trong các tình huống ngoại lệ của khía cạnh bảo mật thơng
tin trong thực hành hỗ trợ thân chủ. Bên cạnh đó, khơng có NV CTXH được khảo sát thật sự
có nhận thức và hành vi đúng đắn về tất cả 11 tình huống ứng xử đạo lý có liên quan đến việc
bảo mật thông tin. Kết quả này thật sự báo động về khả năng yếu kém trong việc duy trì các
nguyên tắc đạo đức trong thực hành nghề CTXH liên quan đến vấn đề bảo mật thông tin ở
Việt Nam hiện nay.
Từ khóa: bảo mật, bảo mật thơng tin, đạo đức, nhân viên công tác xã hội.
Nhận bài ngày 11.1.2021; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 22.2.2021
Liên hệ tác giả: Phạm Thị Huyền Trang; Email:

1. MỞ BÀI
Bảo mật là nền tảng của các mối quan hệ công tác xã hội (CTXH) chuyên nghiệp (The
Newfoundland and Labrador Association of Social Workers’ Professional Issues Committee,
2005: 3). Sự tin cậy giữa nhân viên công tác xã hội (NV CTXH) và thân chủ là rất cần thiết,
việc trợ giúp hiệu quả, thường phụ thuộc vào việc NV CTXH đảm bảo quyền riêng tư cho
thân chủ (Reamer, 2016). Việc thân chủ sẵn sàng tiết lộ những chi tiết riêng tư, nhạy cảm về
cuộc sống của họ có thể hiểu là một chức năng của niềm tin rằng NV CTXH của họ sẽ không


chia sẻ thông tin này với người khác mà không có sự đồng ý. Mặc dù có nhiều trường hợp
thơng tin của khách hàng có thể được chia sẻ hoặc được yêu cầu chia sẻ một cách hợp pháp,
nhưng có những trường hợp tiết lộ thông tin cá nhân là vi phạm tính bảo mật của NV CTXH
– thân chủ (The Newfoundland and Labrador Association of Social Workers’ Professional
Issues Committee, 2005: 3). Nhiệm vụ giữ bí mật thơng tin được quy định rõ ràng trong các


48

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

bản quy tắc đạo đức. Như vậy, việc giữ bí mật và chia sẻ thơng tin liên quan vì lợi ích tốt
nhất của thân chủ vừa là trách nhiệm đạo đức vừa là nghĩa vụ pháp lý.
Trong khía cạnh của thực hành nghề CTXH liên quan đến dịch vụ cung cấp cho thân
chủ, việc NV CTXH xác định được “ngưỡng” hiểu biết, hành vi của mình về những u cầu
chuẩn mực đạo đức (ví dụ về bảo mật thông tin) là hết sức quan trọng và cần thiết. Vấn đề
đặt ra cần xem xét là: đo thực trạng hiểu biết, hành vi của các NV CTXH về các tình huống
của khía cạnh bảo mật thơng tin của thân chủ và trong các tình huống nhạy cảm đó, họ sẽ
đánh giá ra sao thơng qua hai phương án trả lời: Đúng (đồng ý, phù hợp với đạo đức nghề
nghiệp) và sai (không đồng ý, không phù hợp với đạo đức nghề nghiệp)

2. NỘI DUNG
2.1. Mục đích và nội dung nghiên cứu
Điều tra, đánh giá thực trạng hiểu biết và hành vi đạo đức nghề nghiệp của NV CTXH
trong hỗ trợ những người có hồn cảnh đặc biệt trong quá trình trợ giúp thân chủ ở khía cạnh
bảo mật thơng tin thơng qua 11 tình huống.
2.2. Phương pháp và khách thể khảo sát
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên 48ram tích 10 bộ quy tắc đạo đức hành nghề của NV CTXH của 10 nước trên
thế giới, tác giả xây dựng 11 tình huống về bảo mật thơng tin trong trợ giúp những người có

hồn cảnh đặc biệt ở Việt Nam hiện nay. Với các tình huống nghiên cứu về vấn đề đạo đức
trong thực hành nghề CTXH thì NV CTXH phải lựa chọn một trong hai phương án: “Đúng”/
“Phù hợp đạo đức” và “Sai”/ “Không phù hợp đạo đức” dựa trên các quy tắc đạo đức nghề
nghiệp mà NV CTXH thường phải đối mặt trong công tác thực tế và theo hiểu biết của họ.
Các kết quả đánh giá của NV CTXH sẽ được đối chiếu và 48ram tích theo các quy tắc
về tiêu chuẩn đạo đức được thừa nhận trong tất cả các bộ quy tắc Đạo đức nghề CTXH đang
tồn tại trên thế giới mà chúng tơi nghiên cứu và chỉ tính phần 48ram (%) số NV CTXH hiểu
đúng hoặc sai liên quan đến đạo đức qua khía cạnh bảo mật thơng tin.
Như vậy, hai phương pháp chính được sử dụng trong bài viết này là 48ram tích tài liệu,
điều tra bằng bảng hỏi về sự hiểu biết, hành vi của NV CTXH với các tình huống đạo đức ở
khía cạnh bảo mật thơng tin .
Tác giả sử dụng phần mềm SPSS 23 để xử lý 48ram tích số liệu điều tra, lập bảng thống
kê trên các dữ liệu nghiên cứu để thuận lợi cho việc 48ram tích, và là cơ sở để đi đến các kết
luận phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Các phép 48ram tích được sử dụng bao gồm:
+ Phân tích thống kê mơ tả: Các phép tính tần suất, ĐTB, độ lệch chuẩn, tỉ lệ phần
48ram các phương án trả lời.
+ Phân tích tương quan: Phân tích này được tiến hành dựa trên hệ số tương quan
Pearson giữa các biến số ®. Phân tích tương quan nhị biến được áp dụng trước hết để tìm
hiểu mối tương quan giữa một item với tổng thể thang đo. Những item nào có hệ số tương


TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 47/2021

49

quan với thang đo nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại bỏ khỏi thang đo.
2.2.2. Khách thể khảo sát
Các số liệu định lượng trong chuyên đề được lấy từ kết quả khảo sát mà tác giả thực
hiện trong tháng 8 năm 2020 trên 396 khách thể (trong đó: 120 người là nam, 275 người là
nữ) đang làm việc tại các lĩnh vực với trẻ rối loạn phát triển, NV CTXH trong bệnh viện và

NV CTXH cung cấp dịch vụ CTXH. Người ít tuổi nhất là 20 tuổi, người có độ tuổi cao nhất
là 55 tuổi, độ tuổi trung bình của nhóm khách thể nghiên cứu là 30. Trình độ đào tạo của các
khách thể từ trung cấp đến sau đại học với kinh nghiệm làm việc từ dưới 1 năm đến trên 10
năm. Nhóm khách thể có chuyên ngành đào tạo là CTXH, GDĐB và Tâm lý học là 297
người (chiếm 75%), các ngành khác là 99 người (chiếm 25%).
2.3. Kết quả nghiên cứu
Trong mối quan hệ giữa NV CTXH và ram chủ, tin cậy là yếu tố rất quan trọng, nếu
không được ram chủ tin cậy, NV CTXH khó có thể làm việc hiệu quả. Tin cậy bắt nguồn từ
nhiều yếu tố: khả năng, hình dáng, tuổi tác, bằng cấp của NV CTXH, nhưng quan trọng hơn
hết đó là nguyên tắc bảo mật. Nghĩa là ram chủ phải được đảm bảo những điều mình tiết lộ
được giữ bí mật (Trần Đình Tuấn, 2010: 37). Về nguyên tắc, thông tin của ram chủ luôn
được giữ bí mật, tuy nhiên, bí mật của ram chủ ln có giới hạn – đó là những ngoại lệ của
việc giữ bí mật. Điều này những người làm dịch vụ trợ giúp phải nắm vững và ram chủ của
họ phải được thơng báo trước và trong q trình trợ giúp (Trần Thị Minh Đức, 2016:3). Vì
vậy, để tìm hiểu nhận thức và hành vi của NV CTXH ở khía cạnh bảo mật thơng tin, chúng
tơi đưa ra 11 tình huống liên quan đến bảo mật thơng tin và các tình huống ngoại lệ cụ thể.
Kết quả ram tích thu được như sau:
Bảng 1: Tỉ lệ phần ram khách thể có câu trả lời phù hợp/không phù hợp đạo đức ở mỗi biểu
hiện nhỏ của khía cạnh Bảo mật thơng tin

Các biểu hiện

1. Tôi luôn tôn trọng và bảo vệ sự riêng tư của
thân chủ
2. Tôi hứa với thân chủ sẽ giữ bí mật tuyệt đối
những chuyện họ kể với tơi *
3. Tôi tiết lộ thông tin của thân chủ cho người có
thẩm quyền nếu họ có dự định làm hại bản thân
hoặc người khác
4. Tôi tiết lộ thông tin của thân chủ khi được họ

hoặc người đại diện pháp lý của họ cho phép
5. Tôi tiết lộ thông tin của thân chủ là trẻ nhỏ với

Số câu trả lời
PHÙ HỢP
ĐẠO ĐỨC

Số câu trả lời
KHÔNG PHÙ
HỢP ĐẠO
ĐỨC
Số
Tỉ lệ
lượng

Số
lượng

Tỉ lệ

334

84.3

62

15.7

35


8.8

361

91.2

215

54.3

181

45.7

212

53.5

184

46.5

163

41.2

233

58.8



50

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

người giám hộ của họ mà khơng cần phải nói cho
trẻ biết *
6. Tơi chụp ảnh, ghi âm cuộc nói chuyện với thân
chủ để có thể giúp đỡ họ tốt hơn mà khơng cần
thiết hỏi ý kiến của họ *
7. Tôi thực hiện tham vấn cho thân chủ ở nơi mà tôi
thấy cần thiết
8. Tôi từ chối cho thân chủ/người giám hộ xem
hồ sơ đánh giá về họ *
9. Đối với thân chủ ở tuổi vị thành niên, tôi thực
hiện các đề xuất hợp lý của cha mẹ/người giám
hộ, người đại diện pháp lý mà không cần hỏi ý
kiến họ *
10. Tôi đã mã hóa hồ sơ, sử dụng mật khẩu để bảo
vệ thơng tin bí mật được lưu trữ trên máy tính
11. Tơi giữ bí mật chuyện của thân chủ ngay cả khi
tịa án yêu cầu tôi cung cấp thông tin về họ *

264

66.7

132

33.3


63

15.9

333

84.1

188

47.5

208

52.5

170

42.9

226

57.1

238

60.1

158


39.9

170

42.9

226

57.1

* Các tình huống đảo chiều
Trong bộ cơng cụ khảo sát thực tiễn, khi nghiên cứu khía cạnh đạo đức của NV CTXH
ở khía cạnh bảo mật thơng tin thơng qua 11 chỉ báo cụ thể. Sau khi phân tích nhân tố bằng
phần mềm SPSS 23, 11 chỉ báo được xếp thành 3 nhóm, gồm:
2.3.1. Vi phạm tiết lộ thơng tin

Biểu đồ 1: Tỉ lệ khách thể có câu trả lời PHÙ HỢP với đạo đức ở khía cạnh vi phạm tiết lộ
thông tin
Ghi chú:
1. Tôi chụp ảnh, ghi âm cuộc nói chuyện với thân chủ để có thể giúp đỡ họ tốt hơn mà không cần thiết hỏi
ý kiến của họ*
2. Tôi từ chối cho thân chủ/người giám hộ xem hồ sơ đánh giá về họ*
3. Đối với thân chủ ở tuổi vị thành niên, tôi thực hiện các đề xuất hợp lý của cha mẹ/người giám hộ, người
đại diện pháp lý mà không cần hỏi ý kiến họ*
4. Tôi tiết lộ thông tin của thân chủ là trẻ nhỏ với người giám hộ của họ mà không cần phải nói cho trẻ biết*


TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 47/2021


51

Tồn bộ 4 tình huống liên quan đến việc vi phạm tiết lộ thông tin của thân chủ đều là
câu hỏi tình huống đảo chiều, những khách thể lựa chọn phương án trả lời “sai” thể hiện sự
hiểu biết, hành vi phù hợp đạo đức. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 66.7% người trả lời
“hỏi ý kiến của thân chủ khi chụp ảnh, ghi âm cuộc nói chuyện với thân chủ để có thể giúp
đỡ họ tốt hơn”. Đây là việc làm phù hợp đạo đức. Thực tế, bất cứ hoạt động ghi âm hay chụp
ảnh trong quá trình trợ giúp thân chủ đều cần có sự cho phép của thân chủ. Lưu giữ hồ sơ là
một phần không thể thiếu và quan trọng của thực hành đối với NV CTXH. Dễ dàng nhận
thấy, có ¾ khách thể có nhận thức, hành vi phù hợp đạo đức ở các tình huống này. Chia sẻ
thêm về vấn đề này, một NV CTXH nói “Chúng em thường xuyên chụp ảnh hoạt động của
các bé hàng ngày, đâu có vấn đề gì”. Đây thực sự là một điều đáng lo ngại, bởi thông tin của
thân chủ có thể tiết lộ bất cứ lúc nào và khơng ai có thể lường trước được những hậu quả của
nó. Thậm chí, trên thực tế khi quan sát các trang mạng (facebook, zalo) của một số NV
CTXH, chúng tơi cịn nhận thấy, các NV CTXH đó cịn cơng khai đăng hình ảnh của thân
chủ, những đoạn nói chuyện với phụ huynh/người nhà của thân chủ để quảng bá cho năng
lực hành nghề của mình hoặc để chia sẻ niềm vui của mình khi giúp đỡ được thân chủ và gia
đình thân chủ.
Trong tình huống“cho thân chủ/người giám hộ xem hồ sơ đánh giá về họ”, có 47.5%
số người trả lời phù hợp đạo đức. Có thể thấy rằng, hơn một nửa số NV CTXH được khảo
sát “từ chối” không cho thân chủ của mình quyền được biết thơng tin về hồ sơ của họ. Đây
là việc làm không đúng theo ngun tắc hành nghề CTXH. Thơng thường, thân chủ có quyền
kiểm tra hồ sơ của họ. Chỉ trong những trường hợp ngoại lệ - khi có bằng chứng thuyết phục
rằng việc thân chủ truy cập vào hồ sơ của họ sẽ gây tổn hại nghiêm trọng cho thân chủ - các
NV CTXH mới được phép hạn chế quyền truy cập của thân chủ vào tất cả hoặc một phần hồ
sơ của họ (xem quy tắc đạo đức của Hiệp hội NV CTXH Mỹ - Tiêu chuẩn 1.08 [a]).
Có 42.9% số người được hỏi trả lời đã “thực hiện các đề xuất hợp lý của cha mẹ/người
giám hộ, người đại diện pháp lý khi đã hỏi ý kiến của những thân chủ ở tuổi vị thành niên”.
Đây là hành động phù hợp đạo đức. Trong cuộc sống, cha mẹ là những người có ảnh hưởng
chính trong cuộc đời của vị thành niên và đôi khi họ cũng đưa ra một vài quyết định quan

trọng cho con cái của họ. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng dịch vụ CTXH, thân chủ là vị
thành niên có quyền được biết hết tất cả những thông tin liên quan đến bản thân. Trẻ vị thành
niên có thể đưa ra sự đồng ý có hiểu biết nên được cung cấp các quyền bảo mật, quyền thông
tin giống như người lớn (Isaacs & Stone, 2001; Mitchell, Disque & Robertson, 2002). Vì
vậy, nếu khơng có sự đồng ý của thân chủ vị thành niên, bất kỳ những đề xuất của cha mẹ
hoặc người giám hộ, NV CTXH cũng khơng được phép làm trong q trình làm việc chuyên
nghiệp.
Có 41.2% số người trả lời phù hợp đạo đức ở tình huống “nói cho thân chủ là trẻ em
biết về việc tiết lộ thông tin của trẻ với người giám hộ”. Về nguyên tắc, tất cả mọi thông tin
của thân chủ đều được giữ bí mật (trừ một số ngoại lệ) và khi chia sẻ cho người khác thì cần
có sự đồng ý của thân chủ. Tuy nhiên, đối với những thân chủ là trẻ em, NV CTXH phải cân
nhắc kĩ càng trong việc cân bằng nhiệm vụ của họ để bảo vệ trẻ em khỏi bị tổn hại và nghĩa


52

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐƠ HÀ NỘI

vụ chăm sóc chung của cha mẹ trẻ. NV CTXH có thể chia sẻ thông tin một cách hợp pháp
mà không cần sự đồng ý, nếu nó để giữ cho một đứa trẻ hoặc cá nhân có nguy cơ bị bỏ rơi
hoặc bị tổn hại về thể chất, tình cảm hoặc tinh thần hoặc nếu nó đang bảo vệ sức khỏe thể
chất, tinh thần hoặc cảm xúc của trẻ.
2.3.2. Tôn trọng bảo mật thông tin

Biểu đồ 2: Tỉ lệ khách thể có câu trả lời PHÙ HỢP với đạo đức ở khía cạnh tơn trọng bảo
mật thông tin
Ghi chú:
5. Tôi luôn tôn trọng và bảo vệ sự riêng tư của thân chủ
6. Tôi đã mã hóa hồ sơ, sử dụng mật khẩu để bảo vệ thơng tin bí mật được lưu trữ trên máy tính
7. Tơi tiết lộ thơng tin của thân chủ khi được họ hoặc người đại diện pháp lý của họ cho phép

8. Tơi hứa với thân chủ sẽ giữ bí mật tuyệt đối những chuyện họ kể với tôi*

Bảo mật thông tin là quyền riêng tư của cá nhân trong việc chia sẻ thông tin với NV
CTXH và những người có liên quan (Trần Thị Minh Đức, 2016: 1). Nó được hướng dẫn cụ
thể trong các bộ quy tắc đạo đức của các nước có nghề CTXH phát triển trên thế giới, như
Bộ quy tắc đạo đức của Hiệp hội NV CTXH Mỹ (2017) được ghi trong phần 1.07 (từ mục a
đến w); Bộ quy tắc đạo đức của Hiệp hội NV CTXH Úc (2010) được ghi trong phần 5.2.4
(từ mục a đến k); Hiệp hội NV CTXH Vương quốc Anh (2014) được ghi trong phần 3
(nguyên tắc 5, 10); Hiệp hội NV CTXH Canada (2005) được ghi ở Phần giá trị 5 (nguyên
tắc từ 1 - 5); Hiệp hội NV CTXH Singapore (2017) được ghi ở phần A, mục 6 và mục 7;
Hiệp hội NV CTXH Nhật Bản (2002) được ghi ở Phần 1, mục 7, 8, 9, 10; Hiệp hội NV
CTXH Hàn Quốc (2012) được ghi ở phần II (Mục 1.4, 1.6) và Bộ lao động Thương binh và
Xã hội (2017c) được ghi ở Điều 5.2. Như vậy, để bảo vệ quyền riêng tư của thân chủ, trách
nhiệm của NV CTXH là tơn trọng tính cá nhân và giữ bí mật về thơng tin của thân chủ.
Khi đưa ra các tình huống liên quan đến tơn trọng bảo mật thông tin, chúng tôi nhận
thấy, nhận thức và hành vi của những người được hỏi là khác nhau trong hai nhóm này. Có
84.3% số người có câu trả lời phù hợp đạo đức về việc “Tôi luôn tôn trọng và bảo vệ sự
riêng tư của thân chủ”. Vì bí mật của thân chủ ln có giới hạn nên ở câu tình huống 11, NV
CTXH khơng thể nói với thân chủ rằng mình “sẽ giữ bí mật tuyệt đối những chuyện họ kể
với tơi”. Đây là câu hỏi tình huống đảo chiều, những khách thể lựa chọn phương án trả lời
“sai” thể hiện sự hiểu biết, hành vi phù hợp đạo đức. Tiếc rằng, chỉ có 8.8% NV CTXH có


TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 47/2021

53

câu trả lời phù hợp đạo đức trong tình huống này. Có thể thấy rằng, hơn 90% khách thể nghiên
cứu đang hiểu sai và làm sai về nguyên tắc bảo mật trong thực hành nghề.
Có 60.1% số NV CTXH có câu trả lời phù hợp đạo đức ở tình huống “Tơi đã mã hóa

hồ sơ, sử dụng mật khẩu để bảo vệ thông tin bí mật được lưu trữ trên máy tính”. Hiện nay,
thơng tin về thân chủ có thể được các NV CTXH lưu giữ theo nhiều cách khác nhau, bao
gồm cả hồ sơ trường hợp hoặc dưới dạng điện tử trên nhiều hệ thống CNTT khác nhau. Tại
Mục 1.07 [l] Quyền riêng tư và Bảo mật của Hiệp hội NV CTXH Mỹ (2017: 12) quy định:
NV CTXH nên bảo vệ tính bí mật của các hồ sơ điện tử và văn bản của khách hàng và các
thông tin nhạy cảm khác. NV CTXH nên thực hiện các bước hợp lý để đảm bảo rằng hồ sơ
của khách hàng được lưu trữ ở một vị trí an tồn và hồ sơ của khách hàng khơng có sẵn cho
những người khác khơng được phép truy cập. Điều này cũng được quy định trong Mục 5[f]
của Hiệp hội NV CTXH Singapore; Mục 5.2.5 [g] của Hiệp hội NV CTXH Úc.
Có 53.5% số người trả lời phù hợp đạo đức ở tình huống “Tơi tiết lộ thông tin của thân
chủ khi được họ hoặc người đại diện pháp lý của họ cho phép”. Giữ bí mật và chia sẻ thơng
tin liên quan vì lợi ích tốt nhất của thân chủ vừa là trách nhiệm đạo đức vừa là nghĩa vụ pháp
lý. NV CTXH cần chia sẻ thơng tin một cách thích hợp tn thủ các u cầu đạo đức với
quyền riêng tư và bảo mật; thông tin chỉ được tiết lộ với sự đồng ý của thân chủ hoặc trong
những ngoại lệ. Điều này cũng được quy định rõ ràng trong 10 bộ quy tắc đạo đức (mà chúng
tơi nghiên cứu). Có thể thấy rằng, hơn một nửa số NV CTXH được khảo sát đã và đang làm
đúng nguyên tắc chia sẻ thông tin một cách hợp lý khi có sự đồng ý của thân chủ hoặc người
đại diện pháp lý của thân chủ.
Nhìn chung, kết quả thu được ở Biểu đồ 2 với 4 tình huống liên quan đến bảo mật thông
tin và cách thức tiến hành khi làm việc với thân chủ cho thấy sự nhận thức đúng đắn, phù
hợp đạo đức của NV CTXH trong hoạt động thực hành chỉ đạt ở mức độ trung bình, nhiều
NV CTXH cịn “mơ hồ”, “mù mờ” trong các tình huống ngoại lệ của khía cạnh tơn trọng
bảo mật thông tin trong thực hành hỗ trợ thân chủ.
2.3.3. Giới hạn của bảo mật thông tin

Biểu đồ 3: Tỉ lệ khách thể có câu trả lời PHÙ HỢP với đạo đức ở khía cạnh giới hạn của bảo
mật thông tin
Ghi chú:



54

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐƠ HÀ NỘI

9. Tơi tiết lộ thơng tin của thân chủ cho người có thẩm quyền nếu họ có dự định làm hại bản thân hoặc
người khác
10. Tơi giữ bí mật chuyện của thân chủ ngay cả khi tịa án u cầu tơi cung cấp thơng tin về họ*
11. Tôi thực hiện tham vấn cho thân chủ ở nơi mà tôi thấy cần thiết

Giới hạn của tính bảo mật đã được quy định tại Mục 3.10 của Hiệp hội NV CTXH
Vương Quốc Anh, Giá trị 5. Bảo mật trong thực hành nghề của Hiệp hội NV CTXH Canada;
Mục 5.2.4 của AASW; Mục 1.07 của Hiệp hội NV CTXH Mỹ; mục A.6 của Hiệp hội NV
CTXH Singapore; mục I.7,8,9 của Hiệp hội NV CTXH Nhật Bản; Điều 5.2 của Thơng tư
01. Theo đó, ngoại lệ của bí mật là khi: 1/ Ngăn chặn nguy cơ rõ ràng và sắp xảy ra đối với
thân chủ hoặc những người khác (như khi thân chủ tự hủy hoại bản thân hoặc những người
khác); 2/ Tòa án hoặc cơ quan được ủy quyền hợp pháp yêu cầu cung cấp thông tin; 3/Bảo
vệ trẻ em (khi trẻ em bị lạm dụng hoặc bị xâm hại); 4/Thân chủ cho phép tiết lộ thông tin
(đồng ý bằng văn bản). Kết quả khảo sát cho thấy, có 54.3% số người trả lời phù hợp đạo
đức ở tình huống“Tơi tiết lộ thơng tin của thân chủ cho người có thẩm quyền nếu họ có dự
định làm hại bản thân hoặc người khác”. Ở tình huống đảo chiều “Tơi giữ bí mật chuyện của
thân chủ ngay cả khi tịa án u cầu tơi cung cấp thơng tin về họ”, những khách thể lựa chọn
phương án trả lời “sai” thể hiện sự hiểu biết, hành vi phù hợp đạo đức chỉ có 4.9%. Dễ dàng
nhận thấy được, chỉ có khoảng ½ số NV CTXH đang thực hiện đúng hai tình huống ngoại
lệ của ngun tắc giữ bí mật thông tin trong thực hành nghề nghiệp. Những người khác cịn
chưa hiểu rõ ràng và sâu sắc về những tình huống này, đơi khi cịn “mơ hồ” về những giới
hạn của bảo mật thơng tin trong tiến trình trợ giúp.
Việc bảo mật thông tin là nguyên tắc quan trọng nhất của cơng việc trợ giúp, thậm chí
có người gọi là nguyên tắc sống còn của CTXH. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy, ở khía
cạnh bảo mật thơng tin, khơng có bất cứ một NV CTXH nào được khảo sát có hiểu biết và
hành vi đúng đắn ở tất cả 11 tình huống mà chúng tơi đặt ra. Bên cạnh đó, có 5/396 người

(chiếm tỉ lệ 1.3%) có tất cả các câu trả lời hồn tồn khơng phù hợp đạo đức. Kết quả này
thật sự đáng lo ngại về vấn đề bảo mật thông tin trong thực hành CTXH ở Việt Nam hiện
nay. Nếu NV CTXH làm trái nguyên tắc bảo mật thông tin, sẽ làm tổn hại đến lợi ích, danh
dự, có thể dẫn đến việc thân chủ khơng cịn tin tưởng vào NV CTXH, việc trợ giúp nữa.

3. KẾT LUẬN
Nhìn chung, kết quả nghiên cứu ở 11 tình huống liên quan đến bảo mật thơng tin và cách
thức tiến hành khi làm việc với thân chủ cho thấy sự nhận thức đúng đắn, phù hợp đạo đức
của NV CTXH trong hoạt động thực hành chỉ đạt ở mức độ trung bình, nhiều NV CTXH
cịn “mơ hồ”, “mù mờ” trong các tình huống ngoại lệ của khía cạnh bảo mật thông tin trong
thực hành hỗ trợ thân chủ. Việc NV CTXH khi thực hành nghề xác định rõ quyền cung cấp
thông tin và bảo lưu thông tin là thuộc về thân chủ, cịn NV CTXH cần có trách nhiệm bảo
mật thông tin cho họ (trừ các trường hợp ngoại lệ) thì khi NV CTXH muốn lưu giữ thơng tin
của thân chủ (qua ghi âm, hình ảnh, video, ghi chép,…) hoặc chia sẻ thông tin của thân chủ
cho chuyên môn từ người giám sát, đồng nghiệp để phục vụ cho hiệu quả của công việc, NV
CTXH cần thông báo với thân chủ và nói rõ mục đích của việc lưu trữ thông tin và những ai


TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 47/2021

55

được quyền biết về thơng tin đó. Kết quả đánh giá chung về nhận thức, hành vi của các NV
CTXH đối với khía cạnh bảo mật thơng tin qua 11 tình huống cho thấy, khơng có người nào
được khảo sát thật sự có nhận thức và hành vi đúng đắn về tất cả các tình huống ứng xử đạo
lý có liên quan đến việc bảo mật thông tin. Kết quả này thật sự báo động về khả năng yếu
kém trong việc duy trì các nguyên tắc đạo đức trong thực hành nghề CTXH liên quan đến
vấn đề bảo mật thông tin ở Việt Nam hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2017), Quy định về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối

với người làm công tác xã hội, TT 01/2017/TT-BLĐTBXH.
2. Trần Thị Minh Đức (2016), Nhận thức của nhà tâm lý về các tình huống bảo mật thơng tin khách
hang, Tạp chí Tâm lý học số 2 (203).
3. Isaacs, M. L., & Stone, C. (2001), Confidentiality with minors: Mental health counselors’ attitudes
toward breaching or preserving confidentiality, Journal of Mental Health Counseling, 23(4), 342-356.
4. Mitchell, C. W., Disque, J. G., & Robertson, P. (2002), When parents want to know: Responding
to parental demands for confidential information, ASCA Professional School Counseling, 6(2),
156 -161.
5. The Newfoundland and Labrador Association of Social Workers’ Professional Issues Committee
(2005), Confidentiality in the age of techonology.
6. Trần Đình Tuấn (2010), Cơng tác xã hội lý thuyết và thực hành, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

THE AWARENESS AND BEHAVIOR OF SOCIAL WORKERS
UNDER CIRCUMSTANCES OF CLIENT CONFIDENTIALITY
Abstract: This article is a part of the content of “Professional ethics of social workers in
assisting people with special circumstances”. By taking a survey on 396 social workers in
Hanoi, Quang Ninh, Thanh Hoa and Dong Nai, the results showed that the understanding
and behavior of social workers about the situation of client confidentiality are about the
average. Many social workers are still not sure about the exception of these activities while
supporting their clients. Besides, none of the social workers who are surveyed had an
adequate perception and behavior towards 11 situations related to data privacy. This result
alarms their weaknesses in terms of maintaining ethical principles in social works related
to information privacy issues in Vietnam recently.
Keywords: Information privacy, ethic, social workers.



×