Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Bai tap thu hoach PPDH ki thuat o tieu hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 68 trang )

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN THỦ CÔNG – KĨ THUẬT
PHẦN 1: CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Câu 1: Hãy trình bày đối tượng, nhiệm vụ dạy học môn Thủ công-Kĩ thuật ở Tiểu
học?
Trả lời:
a.Đối tượng dạy học môn Thủ công – Kĩ thuật ở tiểu học
- Phương pháp dạy học (PPDH) Thủ công-Kĩ thuật là một bộ phận của khoa học
giáo dục nghiên cứu q trình dạy học thủ cơng, kĩ thuật ở tiểu học nhằm đạt mục
đích dạy học.
- Đối tượng của PPDH Thủ cơng-Kĩ thuật thực chất là q trình giáo dục thông
qua các hoạt đông dạy học môn Thủ cơng-Kĩ thuật, được xác định về mục đích,
nội dung, phương pháp dạy học và các điều kiện dạy học, góp phần đạt được mục
tiêu đào tạo của nhà trường tiểu học.
Như chúng ta đã biết, quá trình học tập gồm các thành phần quan trọng quan hệ
hữu cơ. Đó là:
+ Mơn học: Bao gồm tất cả những gì cần dạy cho học sinh (kiến thức lí thuyết và
thực hành, kĩ năng, kĩ xảo, năng lực nhận thức, năng lực hành động, thế giới quan
và nhân sinh quan). Đó là những kiến thức cơ bản và nền tảng của quá trình học
tập kĩ thuật tiếp tục sau này đối với học sinh Tiểu học. Nội dung cùa môn học
được quy định bởi chương trình và sách giáo khoa.
+Việc dạy: Là hoạt động của thầy, đó là những phương pháp, hình thức tổ chức
dạy học và những nhiệm vụ sư phạm tương ứng cần thiết.
+Việc học: Đó là hoạt động nhận thức của học sinh dưới sự chỉ đạo của giáo viên
nhằm nắm vững kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, hình thành nhân cách... (đây là mục
đích của qúa trình dạy học).
+ Những điều kiện đảm bảo cho quá trình dạy học Thủ công-Kĩ thuật đạt hiệu
quả: Gồm cơ sở vật chất, tài liệu học tập.
Vậy đối tượng của PPDH Thủ công-Kĩ thuật thực chất là q trình giáo dục thơng
qua các hoạt động dạy học môn Thủ công-Kĩ thuật, được xác định về mục đích,
nội dung, phương pháp dạy và học và các điều kiện dạy học, góp phần đạt được
mục tiêu đào tạo cùa nhà trường Tiểu học.Nó lí giải cụ thể các vần để:


- Dạy và học Thủ công-Kĩ thuật ở tiểu học để làm gì? (mục đích - nhiệm vụ môn
Thủ công-Kĩ thuật ở tiểu học).
- Dạy và học cái gì? (nội dung mơn Thủ cơng-Kĩ thuật ở tiểu học)
- Dạy và học như thế nào? (nguyên tắc, quy luật, phương pháp, hình thức tổ chức
dạy và học trong mối quan hệ qua lại).
b. Nhiệm vụ dạy học môn Thủ công – Kĩ thuật ở tiểu học:
* Nhiệm vụ chung:
- Nghiên cứu q trình dạy học Thủ cơng-Kĩ thuật ở trường Tiểu học để lảm rõ
bản chất và tìm ra những quy luật của nó.
1


- Phát hiện các đặc điểm cơ bản của quá trình dạy học Thủ cơng-Kĩ thuật làm cơ
sở để thiết kế bài học, lựa chọn PPDH và xây dựng cơ sở ỉí luận đề nâng cao chất
lượng của q trình này.
Cụ thể là:
+ Mơn học: Xác định mục đích dạy học Thủ công-Kĩ thuật ờ Tiểu học (cần chỉ rõ
được yêu cầu nhiệm vụ môn Thủ công-Kĩ thuật ờ Tiểu học), các yêu cầu đối với
từng lớp và cả bậc học về các mặt: kiến thức, các kĩ năng cơ bản, hình thành và
phát triển nhân cách cho học sinh. Xác định nội đung môn Thủ công-Kĩ thuật ở
Tiểu học (chỉ rõ được cơ sở khoa học của chương trình, sách giáo khoa và các nội
durig cụ thể của từng mạch kiến thức theo từng lớp).
+ Về mặt giảng dạy: Bằng nghiên cứu lí luận và thực tiễn để tìm ra những phương
pháp và hình thức đạy học tổí ưu nhất, đảm bảo phát triển tư đuy, năng
lực nhận thức và hành động cũng như ý thức tự lực, tích cực của học sinh.
+ Về mặt học tập: Nghiên cứu và giải quyết những con đường tiếp cận tri thức
nhanh nhất dựa trên đặc điểm quá trình dạy học Thủ cơng-Kĩ thuật
+ Mơn PPDH Thủ cơng-Kĩ thuật có nhiệm vụ : nghiên cứu, thiết kế, chế tạo
những đồ dùng dạy học, đồng thời nghiên cứu sử dụng các phương tiện kĩ thuật
hiện đại trong dạy học Thủ công-Kĩ thuật như băng hình, bản trong, phần mềm

dạy học trên máy tính điện tử...
Vậy: Phát hiện ra những mối liên hệ biện chứng tất yếu và có tính quy luật giữa
việc dạy, việc học và nội dung môn Thủ công-Kĩ thuật ờ Tiểu học là nhiệm vụ
chủ yếu của PPDH Thủ công-Kĩ thuật. Xu thế chung của phương pháp dạy học
hiện nay là nghiên cứu để thực hiện việc dạy học có tính chất phát triển và giáo
dục.
* Nhiệm vụ cụ thể:
- Trang bị cho SV một hệ thống hiểu biết về lý luận dạy học Thủ công – Kĩ thuật.
- Phân tích những tài liệu dạy học Thủ cơng, Kĩ thuật như chương trình, sách giáo
viên, sách giáo khoa mơn Thủ công - Kĩ thuật.
- Xác định được mục tiêu về tri thức, kĩ năng, thái độ của học sinh qua từng bài
học Thủ công - Kĩ thuật.
- Lựa chọn và vận dụng phối hợp các phương pháp, phương tiện nhằm giúp học
sinh chiếm lĩnh được nội đung bài học Thủ cơng - Kĩ thuật từ đó đạt được mục
tiêu bài học.
-Phối hợp các hình thức tổ chức dạy học bài Thủ công - Kĩ thuật để đạt hiệu quả
cao nhất.
- Tổ chức đánh giá HS sao cho khách quan, công bằng và có tác dụng giáo đục.
- Bồi dưỡng tình cảm nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức của người GV môn Thủ
công – Kĩ thuật.
- Làm cho SV thấy rõ vị trí mơn Thủ cơng -Kĩ thuật ở Tiểu học, cái hay, cái khó
và tính sáng tạo của vỉệc dạy Thủ cơng - Kĩ thuật. Từ đó nâng cao trách nhiệm và
tình cảm nghề nghiệp.
2


Tóm lại, nhiệm vụ của mơn PPDH Thủ cơng - Kĩ thuật trong nhà trường Sư
phạm là chuẩn bị mọi điều kiện thỉết yếu để sinh viên có thể nhanh chóng đáp
ứng được những u cầu về chun mơn sau khi ra trường,
Câu 2: Phân tích chương trình mơn TC-KT hiện hành, mơn TC-KT có mục tiêu,

kế hoạch, ND, thời lượng như thế nào? Các mạch nội dung chính của từng lớp
học?
Trả lời:
Cùng với các môn học khác, môn Thủ cơng - Kĩ thuật góp phần vào việc hình
thành và phát triển những cơ sở ban đầu, rất quan trọng của nhân cách con người.
* Mục tiêu:
Cùng với các môn học khác, mơn Thủ cơng - Kĩ thuật góp phần vào việc hình
thành và phát triển những cơ sở ban đầu, rất quan trọng của nhân cách con người(
mục tiêu giáo dục tiểu học).
- Các kiến thức, kĩ năng của mơn học có nhiều ứng dụng trong đời sống và cần
thiết cho mỗi con người trong thời đại hiện nay.
Về kiến thức:
- Biết sử dụng một số dụng cụ lao động đơn giản để: cắt một số hình đơn giản
bằng giấy, bìa, cắt, khâu, thêu trên vải, nấu ăn, chăm sóc rau hoa, vật ni, lắp
ghép mơ hình kĩ thuật.
- Biết mục đích, cách tiến hành một số cơng việc lao động đơn giản trong gia
đình: cắt, khâu, thêu, nấu ăn, chăm sóc rau hoa và vật ni.
Về kĩ năng:
- Xé, gấp, cắt, đan, dán được một số hình, chữ cái và đồ chơi đơn giản từ giấy bìa.
- Làm được một số công việc lao động đơn giản trong gia đình và lắp ghép được
một số mơ hình kĩ thuật.
Về thái độ:
- Yêu lao động và quý trọng sản phẩm lao động. Rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì
và thói quen làm việc theo quy trình.
- Có ý thức tự phục vụ, hợp tác với bạn bè và giữ gìn mơi trường sạch đẹp.
* Kế hoạch dạy học:

Lớp
1
2

3
4
5
Cộng tồn cấp

Số tiết/ tuần
1
1
1
1
1

Số tuần
35
35
35
35
35
175

Tổng số tiết / tuần
35
35
35
35
35
175

* Nội dung: Các chủ đề:


3


- Kĩ thuật tạo hình bằng giấy bìa ( xé dán giấy, gấp hình, cắt dán giấy, làm đồ
chơi, cắt dán chữ, đan nan)
- Kĩ thuật phục vụ ( cắt khâu, thêu, nấu ăn)
- Kĩ thuật trồng rau, hoa
- Kĩ thuật ni gà.
- Lắp ghép mơ hình kĩ thuật.
* Thời lượng: 1 tiết/ tuần; 35 tiết/ năm
* Các mạch nội dung từng lớp:
LỚP 1
THỦ CÔNG

LỚP 2
THỦ CÔNG

Thời
lượng: Thời
lượng:
1tiết/tuần x 35 1tiết/tuần x 35
1. Kĩ thuật xé,
dán giấy
- Giới thiệu các
loại giấy, bìa và
dụng cụ học
thủ
cơng.
- Xé, dán hình
cơ bản: hình

vng,
hình
trịn, hình chữ
nhật, hình tam
giác.
- Xé, dán quả
cam.
- Xé, dán cây
đơn
giản.
- Xé, dán hình
con vật: con
gà, con mèo.
- Xé, dán ngơi
nhà.
- Xé, dán lọ có
cắm hoa đơn
giàn.

1. Kĩ thuật gấp
hình
- Gấp tên lửa.
- Gấp máy bay
phản
lực.
- Gấp máy bay
đuôi
rời.
- Gấp thuyền
phẳng

đáy
không
mui.
- Gấp thuyền
phẳng đáy có
mui.

LỚP 3

LỚP 4
THỦ KĨ THUẬT

CƠNG
Thời lượng:
1tiết/tuần x
35
1. Làm đồ
chơi
- Gấp tàu
thuỷ 2 ống
khói
- Gấp con
ếch.
- Gấp, cắt,
dán ngôi sao
5 cánh và lá
cờ đỏ sao
vàng.
- Gấp, cắt,
dán

bông
hoa,
- Làm lọ hoa
gắn tường,
- Làm đồng
hồ để bàn.
- Làm quạt
giấy
tròn.

Thời lượng:
1tiết/tuần x
35
1. Kĩ thuật
phục
vụ
1.1. Cắt khâu
- Dụng cụ
khâu, cắt vải.
Tập cắt vải
theo đường
thẳng, cong.
Khâu
thường, khâu
đột.
- Khâu ghép
hai
đường
mép
vải

bằng
mũi
khâu thường.
- Ghép mép
vải và khâu
viền mép vải
bằng
mũi
khâu
đột.
1.2.
Thêu
- Thêu móc
xích.
- Ứng dụng

LỚP 5
KĨ THUẬT
Thời
lượng:
1tiết/tuần x 35
1. Kĩ thuật
phục vụ:
1.1. Cắt, khâu,
thêu
- Đính khuy 2
lỗ.
- Thêu dấu X.
1.2. Nấu ăn
- Giới thiệu

công
dụng,
cách sử dụng
một số loại bếp
thơng thường
và dụng cụ nấu
ăn gia đình.
- Chuẩn bị nấu
ăn ( chuẩn bị
dụng cụ nấu
ăn; nhặt, rửa
rau, vo gạo,...)
- Thổi cơm,
luộc rau.
- Hướng dẫn
chế biến một số
món ăn đơn
giản; rán thịt,
4


2. Kĩ thuật
gấp
hình
- Gấp hình cơ
bản và quy ước
về gấp giấy.
- Gấp các đoạn
thẳng cách đều.
- Gấp cái quạt.

- Gấp cái ví.
- Gấp mũ ca lơ.

3. Kĩ thuật
cắt, dán giấy
- Cách sử dụng
bút chì, thước
kẻ,
kéo,

2. Phối hợp
gấp, cắt, dán
hình
- Gẩp, cắt, dán
hình
ừịn.
- Gấp, cắt, dán
biển báo giao
thơng chỉ lối đi
thuận chiều và
biển báo cấm
xe đi ngược
chiều.
- Gấp, cắt, dán
biển báo giao
thơng cấm đỗ
xe.
- Cắt, dán trang
trí thiếp chúc
mừng.

- Gấp, cắt, dán
làm phong bì.
- Làm đồng hồ
đeo
tay.
- Làm vịng đeo
tay,
- Làm con
bướm.

thêu các mẫu
thêu
đơn
giản.
- Cắt, khâu,
thêu
sản
phẩm
tự
chọn,

trứng,
các,
đậu,..)
- Hướng dẫn
cách trình bày
bàn ăn, thu dọn
bàn ăn, rửa bát
đĩa, dụng cụ.


2. Cắt, dán
chữ cái đơn
giản
- Cắt, dán
chữ I, T.
- Cắt, dán
chữ H, U.
- Cắt, dán
chữ
V.
- Cắt, dán
chữ
E.
- Cắt chữ
VUI VẺ.

2. Kĩ thuật
trồng rau,
hoa
- Lợi ích của
việc
trồng
rau,
hoa,
- V ậ t liệu
và dụng cụ
trồng
rau,
hoa.
- Điều kiện

ngoại cảnh
của cây rau,
hoa.
- Trồng cây
rau,
hoa.
- Chăm sóc
rau,
hoa.

2. Kĩ thuật
ni gà:
- Lợi ích của
việc ni gà.
- Một số giống
gà được ni
nhiều ở nước
ta.
- Thức ăn ni
gà.
- Chăm sóc gà.
Vệ
sinh
phịng
bệnh
cho gà.

3. Đan nan
- Đan nong
mốt.

- Đan nong
đơi.

3. Lắp ghép
mơ hình kĩ
thuật
- Làm quen
với các chi

3. Lắp ghép
mơ hình kĩ
thuật.
- Lắp cần cẩu.
- Lắp xe ben.

5


- Kẻ các đoạn
thẳng cách đều,
Cắt
các
đường thẳng và
dán thành hàng
rào.
- Cắt, dán hình
chữ nhật, hình
vng,
hình
tam

giác.
- Cắt, dán và
trang trí ngơi
nhà.

tiết của bộ
lắp
ghép.
- Lắp đu.
- Lắp xe nôi

- Lắp máy bay
trực
thăng.
- Lắp rơbốt
- Lắp ghép mơ
hình tự chọn.

Câu 3: Các biện pháp phát triển tư duy kĩ thuật và hình thành năng lực kĩ thuật
cho học sinh trong dạy học TCKT ở Tiểu học?
Trả lời:
Khi đưa ra các biện pháp phát triển tư duy kĩ thuật và hình thành năng lực kĩ
thuật cho học sinh trong dạy học TCKT ở Tiểu học, trước hết ta cần nắm được
khái niệm cũng như đặc điểm, cấu trúc của tư duy kĩ thuật và năng lực kĩ thuật.
Tư duy kĩ thuật:
a)Khái niệm: Tư duy kĩ thuật là sự phản ánh khái quát các nguyên lí kĩ thuật, các
q trình kĩ thuật, các thiết bị kĩ thuật dưới dạng sơ đồ, kết cấu mơ hình và cả kết
cấu kĩ thuật nhằm giải quyết các nhiệm vụ đặt ra trong thực tế.
b)Cấu trúc: Gồm 3 phần theo sơ đồ sau:
Khái niệm


Hình ảnh
(Trực quan)

Thực hành
(Thao tác)

-Để phát triển tư duy kĩ thuật cho học sinh cần phải tác động vào cả ba thành
phần.
+ Tư duy kĩ thuật mà việc giải quyết vấn đề dựa trên các khái
niệm kĩ thuật, các mối quan hệ lơgic và gắn bó với ngơn ngữ, cịn
được
gọi


duy
trừu
tượng.

6


+ Tư duy kĩ thuật mà việc giải quyết vấn đề dựa trên hình ảnh
trực quan (kể cả biểu tượng), còn được gọi là tư duy trực quan.
+ Tư đuy kĩ thuật mà việc giải quyết vấn đề bằng thao tác vật
chất hướng vào giải quyết các tình huống cụ thể, còn được gọi ià
tư duy thao tác (thực hành).
c.)Đặc điểm của tư duy kĩ thuật:
Tư duy kĩ thuật mang đầy đủ nhũng đặc điểm chung của tư duy,
cịn


những
đặc
điểm
riêng:
+ Tính linh hoạt của tư duy kĩ thuật (thể hiện ờ tính thực tiễn,
tính
kinh
tế,tính
chức
năng).
+ Thống nhất chặt chẽ giữa lí thuyết và thực hành.
+ Tác động qua lại giữa khái niệm và hình ảnh.
+ Tư duy kĩ thuật mang tính chất nghề nghiệp.
Năng lực kĩ thuật:
a)Khái niệm:
Năng lực kĩ thuật là sự tương xứng giữa một bên là tổ hợp những
thuộc tính tâm lí của con người và bên kia là những yêu cầu của
dạng hoạt động kĩ thuật cụ thể đang đặt ra cho người sản xuất.
-Năng lực kĩ thuật phải được thể hiện trong kết quả hoạt động.
Khi mục đích kĩ thuật được đặt ra, người nào đi tới mục đích bằng
chính hoạt động lao động của mình thỉ được coi là có năng lực kĩ
thuật.
-Năng
lực

thuật
bao
gồm:
+

Năng
lực
nhận
thức

thuật.
+
Năng
lực
thiết
kế

thuật.
+ Năng lực vận dụng kĩ thuật - trong mối tương quan giữa
chúng.
b)Cấu trúc: Năng lực kĩ thuật gồm 3 yếu tố tạo thành: Yếu tố chủ đạo, yếu
tố bổ trợ và yếu tố có tính chất điểm tựa.

Nhận thức kĩ thuật

Thiết kế kĩ thuật

Vận dụng kĩ thuật

7


- Yếu tố chủ đạo gồm tư duy kĩ thuật và tưởng tượng kĩ thuật.
- Yếu tố bỗ trợ gồm quan sát kĩ thuật và trí nhớ kĩ thuật.
- Cịn yếu tố điểm tựa phải tính đến hứng thú kĩ thuật và sự khéo

tay.
Những biện pháp cơ bản nhằm phát triển tư duy kĩ thuật
và hình thành năng lực kĩ thuật cho học trong dạy học TCKT ở
Tiểu học.
- Trên cơ sở thừa nhận những đặc điểm, cấu trúc của tư duy kĩ
thuật như đã nêu trên, có thể tiến hành các biện pháp sau đây
nhằm phát triền tư duy kĩ thuật cho học sinh.
+ Để học sinh phát triển tư duy và tưởng tượng kĩ thuật, cần phải
cung cấp phương tiện cho học sinh, đó là sự cung cấp ngơn ngữ
kĩ thuật (bản vẽ kĩ thuật, tranh quy trình....)- Chẳng hạn dạy học
sinh nắm vững môn vẽ Kĩ thuật (ở Tiểu học: học sinh nắm vững
các kí hiệu, quy ước, tập đọc các sơ đồ, bản vẽ và tập vẽ các bản
vẽ đơn giản...).
+ Sử dụng hợp lí có mục đích với yêu cầu cao các phương tiện
trực quan nhằm tạo ra các hình ảnh, biểu tượng ban đầu, làm tư
liệu cho tư duy.
+ Phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác học tập của học sinh
bằng cách áp đụng các phương pháp dạy học hiện đại: Dạy học
nêu vấn đề dạy học lấy học sinh làm trung tâm... Với sự hỗ trợ
của các thiết bị kĩ thuật.
+ Tổ chức cho tốt q trình thực hành Thủ cơng, Kĩ thuật để học
sinh có điều kiện vận dụng và hồn thiện kiến thức lí thuyết.
+ Cấu trúc của bài dạy phù hợp với lôgic nội dung kĩ thuật và
lôgic của quá trình nhận thức, tuân thủ mối quan hệ có quy luật
giữa mục đích - nội dung và phương pháp khơng chỉ trong tồn
bài mà ngay ở từng khâu, từng buổi lên lớp.
+ Thường xuyên chú ý rèn luyện cho học sinh các thao tác tư
duy trong quá trình dạy học: Phân tích - tổng hợp, quy nạp - diễn
dịch, so sánh...
- Dựa vào các đặc điểm và cấu trúc của năng lực kĩ thuật, muốn

hình thành và bồi dưỡng năng lực kĩ thuật thì phải tác động đồng
thời vào cả ba loại năng lực: Nhận thức, thiết kế và vận dụng kĩ
thuật. Trong đó hình thành và phát triển tư duy kĩ thuật là yếu tố
có tính chất chủ đạo.
+Nãng lực kĩ thuật mang tính cá nhân, gắn với một đạng hoạt
động kĩ thuật cụ thể.

8


+ Năng lực kĩ thuật là một dạng năng lực đặc biệt, nó được hình
thành dần dần qua hệ thống các hoạt động kĩ thuật trong một
lĩnh vực giới hạn.
Ví dụ: Mô phỏng về năng lực kĩ thuật trong phạm vi gấp thuyền
phẳng đáy không mui (đối với học sinh lớp 2). Năng lực này được
tạo từ ba khâu:
- Lĩnh hội kĩ thuật: Gồm việc nắm vững quy trình gấp thuyền
phẳng đáy không mui. Cách chọn giấy cho phù hợp, gấp nếp
cách đều, gấp tạo thân, tạo mui...
- Thiết kế kĩ thuật: Đọc được bàn vẽ, hiểu các kí hiệu, chọn được
giấy phù hợp, gấp được theo quy trình..,.
- Vận dụng kĩ thuật: Biết gấp thuyền phẳng đáy không mui sang
gấp thuyền phẳng đáy có mui.
Câu 4: Có những PPDH chủ yếu nào? Nêu khái niệm, đặc trưng, các bước tiến
hành, ưu điểm và hạn chế, lưu ý sư phạm của từng phương pháp. Việc lựa chọn
PPDH phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Trả lời:
Các phương pháp thường được sử dụng trong dạy học môn Thủ công – Kĩ
thuật ở tiểu học là :
Phương pháp dạy học dùng ngôn ngữ.

Phương pháp trình bày trực quan.
Phương pháp dạy học thực hành Thủ cơng, Kĩ thuật.
Phương pháp dạy học theo nhóm.
*Phương pháp dạy học dùng ngôn ngữ
- Khái niệm
Phương pháp dạy học dùng ngôn ngữ được giáo viên sử dụng rộng rãi trong các
giờ lên lớp lý thuyết, cả trong giờ thực hành, thậm chí cả khi hướng dẫn họcsinh
quan sát các mơ hình, tranh vẽ, các phương tiện trực quan khác. Sự hình
thành các khái niệm kĩ thuật, các biểu tượng và q trình kĩ thuật được miêu tả
bằng lời nói đơi khi kết hợp với các mơ hình vẽ. Bước chuyển từ cảm giác đến tư
duy, từ cụ thể đến trừu tượng chỉ có thê thực hiện được dưới hình thức lời giảng.
Khơng có tư duy trừu tượng thì khơng thể nhận thức sâu sắc thực tiễn.
Đặc trưng
- Phương pháp dùng ngơn ngữ là PPDH trong đó GV sử dụng ngơn ngữ để giúp
HS tiếp thu kiến thức và hình thành thái độ theo mục tiêu đã xác định.
- Nhóm phương pháp dùng ngôn ngữ bao gồm các phương pháp như giảng giải,
giải thích, đàm thoại, trình bày nêu vấn đề, thuyết trình,...
Ưu, nhược điểm

9


- Ưu điểm: trong một thời gian hạn chế giáo viên có thể cung cấp cho học sinh
một lượng thơng tin lớn theo một lôgic chặt chẽ. Sự giảng bài không chỉ là sự
truyền đạt kiến thức đơn thuần mà là một q trình phân tích, tổng hợp, khái qt
hố các hiện tượng, nêu rõ mối quan hệ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng, giữa cái
bộ phận và cái toàn thể, giữa cái riêng và cái chung. Trong q trình này, học sinh
khơng chì tiếp thu kiến thức mới mà cịn được hiểu thêm phương pháp, phân tích,
lập luận lôgic của giáo viên. Sử dụng phương pháp này, giáo viên có nhiều khả
năng tác động đến tư tưởng, tình cảm của học sinh bằng những lời nói sinh động,

hấp dẫn đầy hình tượng và cảm xúc của mình.
- Nhược điểm: với phương pháp này học sinh hoàn toàn tiếp thu thụ động và dễ
mệt mòi chán nản nếu bài giảng rời rạc, buồn tẻ. Để khắc phục giáo viên cần tuân
thủ những yêu cầu của phương pháp này và biết kết hợp khéo léo với các phương
pháp dạy học khác. Học sinh có thể tiếp thu kiến thức khi nghe giáo viên giảng
bài, bạn bè phát biểu hoặc đo đọc sách. Do đó, trong q trình giảng dạy giáo
viên có thể sử dụng phương pháp này dưới các dạng: Diễn giảng, trần thuật, đàm
thoại; làm việc với sách giáo khoa...
Các bước tiến hành và lưu ý sư phạm
Phương pháp dạy học bằng ngôn ngữ được thể hiện qua các hình thức sau:
4.2.1. Hình thức dùng lời nói
a. Diễn giảng
a. 1. Khái niệm
- Diễn giảng là hình thức của phương pháp dùng lời trong đó giáo viên giảng tài
liệu mới (có minh hoạ hoặc khơng có minh hoạ). Cịn học sinh thụ động nghe và
ghi nhớ. Trong dạy Thủ công, Kĩ thuật ở Tiểu học, phương pháp này thường được
vận dụng ở tiết 1 nhằm giới thiệu cho học sinh cấu tạo vật phẩm trong hoạt động
quan sát và nhận xét mẫu; hướng dẫn thao tác kĩ thuật; liên hệ vật phẩm với thực
tiễn... trong các bàí học dạng hình thành kĩ năng kĩ thuật. Tuy nhiên mức độ giảng
giải cần giảm dần từ lớp 1 đến lớp 5.
a.2. Các bước tiến hành
* Bước chuẩn bị
+ Lựa chọn nội dung giảng giải phù hợp với mục tiêu của hoạt động, khả năng
tiếp thu của học sinh, gây được hứng thú đối với các em, có tác dụng định hướng.
+ Tập dượt giảng giải sao cho lưu loát, tự tin không phụ thuộc vào tài liệu, giáo
án.
+ Chuẩn bị vật mẫu, tranh quy trình…
* Bước giảng giải
+ Giáo viên có thể giới thiệu khái quát vật mẫu, giới thiệu thao tác mẫu rồi sau đó
đi vào chi tiết cụ thể.

+ Nội dung cần được trình bày chính xác, lơgic chặt chẽ sẽ giúp cho học sinh hình
dung ra các em sẽ phải làm gì? Và làm như thế nào?

10


* Bước tổng kết: Sau khi giảng giải xong cấu tạo của vật phẩm hay các thao tác
cần làm, giáo viên hoặc học sinh (tốt nhất là học sinh) tổng kết ngắn gọn về nội
dung của kiến thức vừa hình thành thông qua phần giảng giải của giáo viên.
a.3. Các yêu cầu sư phạm
- Để giảng dạy tốt cần thực hiện các yêu cầu sau:
+ Ngôn ngữ diễn giảng, trần thuật phải được chọn lọc chính xác, phong phú, dễ
hiểu.
+ Khi diễn tả phải thể hiện tình cảm: Giọng nói bình tĩnh, êm diu, nhưng nhiệt
tình sơi nổi đúng lúc, nét mặt, điệu bộ và giọng nói của giáo viên phải tăng sức
truyền cảm.
+ Nhịp điệu giảng vừa phải, chỗ khó giảng chậm hơn.
+ Các khái niệm kĩ thuật, các động tác kĩ thuật cần giải thích rõ ràng.
b. Đàm thoại
b. 1. Khái niệm.
Đàm thoại là một hình thức trình bày tài liệu, trong đó giáo viên dựa vào những
tri thức và kinh nghiệm thực tế đã có của học sinh, thông qua hệ thống các câu
hỏi để hướng dẫn học sinh suy nghĩ và lần lượt từng câu hỏi, từng bước tiến dần
đến kết luận cần thiết, giúp học sinh tự mình tìm ra kiến thức mới.
b.2. Các bước tiến hành.
* Bước chuẩn bị
Trong khỉ chuẩn bị, giáo viên cần:
- Xây dựng hệ thống các câu hỏi. Căn cứ vào mục tiêu cùa các hoạt động quan sát
và nhận xét mẫu, hoạt động thao tác mẫu, căn cứ vào khả năng, kinh nghiệm của
học sinh để xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp.

* Bước đàm thoại
+ Giáo viên có thể giới thiệu khái quát vật mẫu, giới thiệu thao tác mẫu rồi sau đó
đi vào chi tiết cụ thể bằng các câu hỏi.
+ Nội dung các câu hỏi cần được nêu chính xác, lơgic chặt chẽ sẽ giúp cho học
sinh hình đung ra các em sẽ phải làm gì? Và làm như thế nào?
* Bước tổng kết: Sau khi đàm thoại xong về các đặc điểm, cấu tạo của vật phẩm
hay các thao tác cần làm, giáo viên hoặc học sinh (tốt nhất là học sinh) tổng kết
ngắn gọn về nội dung của cuộc đàm thoại.
a.3. Các yêu cầu sư phạm
+ Khi sử dụng phương pháp đàm thoại phải lấy sự hiểu biết mà học sinh đã có
làm xuất phát điểm của đàm thoại.
+ Học sinh phải . thức được mục đích của đàm thoại.
+ Yêu tố quyết định thành công của việc sử dụng đàm thoại là nội dung và tính
chất của các câu hỏi đưa ra. Việc dự kiến câu trả lời của học sinh cũng như nghệ
thuật gợi ý khi học sinh gặp khó khăn. Các câu hỏi phải lôgic, trong sáng, rõ ràng
và dễ hiểu, số lượng và tính phức tạp của câu hỏi phụ thuộc vào: Kiến thức cần
thiết để tri giác tài liệu mới, tính phức tạp của vấn đề nghiên cứu, trình độ học
11


sinh. Sau khi giải quyết mỗi câu hỏi, giáo viên cần tổng kết lại và nhấn mạnh kiến
thức mới cần lĩnh hội.
+ Phải kịp thời uốn nắn những câu trả lời sai, khơng chính xác. Phải kết hợp dạy
học sinh những câu trả lời, phát triển kĩ năng điên đạt của học sinh.
4.2.2. Hình thửc dùng chữ viết: Làm việc vớ. sách giáo khoa
a. Khái niệm
Sách - nguồn tri thức cơ bản - là phương tiện chủ yếu lưu truyền kinh nghiệm qua
các thế hệ xã hội loài người.
Ngay từ lớp 1, học sinh đã có thể đọc và nghiên cứu sách nhưng chúng ta hầu như
chưa quan tâm đúng mức đến các em làm việc với sách như thế nào?

Việc sử dụng sách giáo khoa và tài liệu học tập được coi như là PPDH chẳng
những giúp cho việc nắm kiến thức và phát huy tích cực hoạt động trí tuệ của học
sinh mà cịn có tác dụng rèn ỉuyện cho các em thói quen và kĩ năng đọc sách.
Yêu cầu và chức năng của sách giáo khoa trong dạy học Thủ công, Kĩ thuật
Trong sách giáo khoa, tri thức phải được sắp xếp một cách hệ thống phù hợp với
những quan điểm lơgic, tâm lí học và lí luận đạy học. Khi sử đụng sách giáo khoa
kĩ thuật để xây đựng bài đạy giáo viên cần nắm vững chức năng của sách giáo
khoa.
- Chức năng thông tin: Sách giáo khoa là phương tiện quan trọng dùng trong nhà
trường, trong đó trình bày: Những tri thức về tự nhiên, xã hội, kĩ thuật và con
người, những kinh nghiệm thực hiện các phuơng thức hoạt động kĩ năng, kĩ xảo,
những kinh nghiệm đánh giá thế giới quan, cải tạo thực tiễn. Các thông tin ở đây
được thể hiện bằng chữ, hình vè, sơ đồ, đồ thị, biểu bảng...
- Chức năng nghiên cứu: Được phản ánh trong sách về phương pháp và con
đường lĩnh hội trí thức với các yếu tố của q trình nhận thức kĩ thuật. Những tri
thức đó phải là cơ sở cho việc học tập sau này của học sinh.
- Chức năng thực hành luyện tập: Từ lơgic của q trình nhận thức mà sách giáo
khoa thường được cấu trúc đồng tâm có mở rộng, củng cố và vận dụng tri thức ở
các mức độ khác nhau từng lớp và cấp học,
Song chức năng của sách giáo khoa phát huy đến đâu còn phụ thuộc vào sự
hướng dẫn của giáo viên.
b. Các bước tiến hành
b. 1. Chuẩn bị
- Xác định nội dung của bài cần giao cho học sinh (cá nhân hay nhóm).
- Khi giao cho các em đọc sách, cần chỉ rõ: Đọc cái gì? Với mục đích gì? Cần trả
lời những câu hỏi gì?
- Những yêu cầu khi đọc sách nên lập thành phiếu giao việc (hay phiếu học tập).
b.2. Tiến hành
- Giáo viên giao việc cho học sinh, hướng dẫn cách thực hiện; phát phiếu học tập
(phiếu giao việc) nếu có.


12


- Học sinh đọc tài liệu (sách giáo khoa) theo yêu cầu, viết trả lời vào phiếu học
tập (thảo luận nhóm, viết kết luận nếu giáo viên giao việc cho nhóm), giáo viên
tiếp cận với học sinh để nắm bắt việc thực hiện của học sinh (ví dụ, những em có
kết quả đúng, những em có kết quả sai...).
b.3. Tổng kết
- Theo từng nội dung, một học sinh (đại diện nhóm) trình bày kết quả đọc sách
trước lớp, các em khác có thể có ý kiến bổ sung, nhận xét, tranh luận với nhau...
- Giáo viên kết luận theo từng nội dung, ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai, vì sao.
c. Các yêu cầu sư phạm
Sách giáo khoa Thủ cơng, Kĩ thuật có thể sử dụng ở trên lớp, ngay trong giờ học
và ở nhà với các yêu cầu sau:
- Nội dung giao cho học sinh phải phù hợp với bài học Thủ công, Kĩ thuật; vừa
sức với các em.
- Không nên cho học sinh sử dụng sách giáo khoa trong suốt giờ học mà phải kết
hợp chặt chẽ với quá trình giảng bài của giáo viên và các phương tiện dạy học
khác.
- Khi học sinh trình bày kết quả, cần tạo điều kiện cho các em bảo vệ ý kiến của
mình, tranh luận với bạn, bổ sung ý kiến cho nhau.
4.2.3. Hình thức sử dụng ngơn ngữ kĩ thuật (tranh quy trình, bản vẽ, sơ đồ, biểu
bảng)
- Ngơn ngữ kĩ thuật là bản vẽ, nên ngay từ lớp 1, 2 cần cho trẻ làm quen với các
kí hiệu, quy ước, dần dần dạy các em tập học đọc vả làm việc với bản vẽ. Từ lớp
3 trở đi nên cho trẻ dần dần thực hành các thao tác kĩ thuật theo các bản vẽ.
- Giáo viên cần đặt ra hệ thống các câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời khi đọc
xong từng phần, hình vẽ thao tác...
- Yêu cầu học sinh tìm những ứng đụng ừong sản xuất và đời sống, minh hoạ ý

nghĩa thực tiễn của tài liệu.
Các bước tiến hành khi sử dụng tranh quy trình, bản vẽ... cũng giống như khi học
sinh làm việc với sách giáo khoa.
- Dự kiến các câu hỏi dẫn dắt học sinh nhớ các kí hiệu, các quy ước trong các
bước của quy trình.
- Tập cho học sinh đọc các kí hiệu, các quy ước.
- Dần dần tập cho học sinh thơng qua các kí hiệu, quy ước tự thao tác theo các
bước của tranh quy trình.
- Dự kiến bước nào cần hướng dẫn, bước nào để cho học sinh tự thực hiện...
* Phương pháp trình bày trực quan
Khái niệm
- Phương pháp trình bày trực quan là phương pháp dạy học trong đó sử dụng
phương tiện ừực quan, nhằm giúp cho học sinh trực tiếp cảm giác, tri giác tài ỉiệu
mới. Trên cơ sở đó nắm vững được bản chất của đối tượng kĩ thuật.
Đặc trưng
13


- Phương pháp dạy học trực quan là PPDH trong đó GV sử dụng các phương tiện
trực quan như tranh ảnh, mơ hình, mẫu vật, bảng biểu... nhằm giúp HS có biểu
tượng đúng về sự vật và tiếp thu kiến thức, rèn kỹ năng theo mục tiêu bài học một
cách thuận lợi, dễ dàng.
- Nhóm phương pháp dạy học trực quan gồm phương pháp trình bày trực quan,
phương pháp quan sát...
Ưu, nhược điểm
- Ưu điểm: thường được sử dụng nhiều nhất trong hoạt động hướng dẫn quan sát
nhận xét mẫu và hướng dẫn thực hiện thao tác, tổ chức cho HS thực hành tạo sản
phẩm. Ngồi ra cịn sử dụng trong tổ chức trưng bày sản phẩm của học sinh, sử
dụng để giới thiệu bài gây hứng thú cho học sinh chú ý vào giờ học, ham thích tạo
sản phẩm.

+ Phương tiện trực quan phải phản ánh đúng bản chất kỹ thuật, quy trình thực
hiện, đảm bảo tính thẩm mỹ, điển hình và dễ sử dụng.
- Nhược điểm: Phương tiện trực quan phải phù hợp với mục tiêu và điều kiện dạy
học.
+ Kích thước, hình dạng ... của phương tiện trực quan phải đủ độ lớn, rõ ràng,
đảm bảo cho HS cả lớp quan sát được.
+ Phải tìm vị trí thích hợp để HS dễ quan sát và quan sát rõ khi giới thiệu vật
mẫu hoặc treo tranh. Trình bày tranh ảnh, vật mẫu hợp lý và đúng theo trình tự
nội dung.
Các bước tiến hành và lưu ý sư phạm
a. Bước chuẩn bị
- Xác định phần nào của bài học cần trình bày trực quan.
- Chuẩn bị các phương tiện kĩ thuật (sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn, tranh quy
tranh, mơ hình, vật thật...).
- Chuẩn bị các câu hỏi dẫn dắt khi trình bày trực quan.
b. Bước tiến hành trình bày trực quan
- Giới thiệu khái quát về vật thể trực quan (nêu tên gọi, công dụng, ý nghĩa...).
- Giải thích mục đích quan sát và hướng dẫn trọng tâm quan sát, nhận xét và liệt
kê các dấu hiệu quan sát được.
- Hướng dẫn thực hiện các thao tác phân tích, tổng hợp, so sánh và khái qt hố
để rút ra những dấu hiệu chung, bản chất.
c. Bước tổng kết
- Tổng kết sự phân tích để rút ra kết luận: về khái niệm kĩ thuật; mô tả từng bộ
phận (tên gọi, hình dáng, kích thước, màu sắc, vật liệu cần thiết cho bộ phận
đó...), sự lắp ghép, liên kết giữa các bộ phận.
- Tổng kết các bước thực hiện từng thao tác, quy trình thực hiện các thao tác làm
ra sản phẩm.
Phương pháp dạy học thực hành Thủ công, Kĩ thuật
Khái niệm
14



Thực hành Thủ công, Kĩ thuật là hoạt động đặc trưng của các giờ học Thủ
cơng, Kĩ thuật nhằm hình thành và rèn luyện các kĩ năng lao động cần thiết cho
học sinh. Vì vậy, phương pháp dạy học thực hành Thủ công, Kĩ thuật là phương
pháp đạy học chủ yếu, đặc trưng của môn Thủ công, Kĩ thuật ở Tiểu học.
Đặc trưng
Trong dạy học Thủ công, Kĩ thuật, thực hành được hiểu là những hoạt động vật
chất của học sinh nhằm ứng dụng những hiểu biết thủ công, kĩ thuật. Dạy học
thực hành Thủ công, Kĩ thuật là một quá trình sư phạm do giáo viên tổ chức nhằm
củng cố hiểu biết, tạo ra những cơ sở hình thành kĩ năng, kĩ xảo kĩ thuật cho học
sinh và thực hiện những chức năng giáo dục khác
Ưu, nhược điểm
- Ưu điểm của phương pháp này là có tính trực quan cao và đảm bảo mối liên hệ
giữa lí thuyết với thực hành.
-Nhược điểm:
+ Phương pháp này là phương pháp dạy học trong đó giáo viên biểu diễn các
thao tác kĩ thuật kết hợp với giải thích nhằm giúp học sinh hiểu rõ trình tự và cách
thức thực hiện từng thao tác kĩ thuật trong quy trình kĩ thuật để làm ra sản phẩm.
+ Phương pháp này thường được sử đụng khi giáo viên tổ chức hoạt động
hướng đẫn thao tác kĩ thuật. Phương pháp này thường được sử đụng kết hợp với
phương pháp giải thích - minh hoạ, phương pháp trình bày trực quan, phương
pháp vấn đáp.
Các bước tiến hành và lưu ý sư phạm
-Phương pháp thực hành Thủ công, Kĩ thuật gồm phưcmg pháp làm mẫu và
phương pháp huấn luyện - luyện tập.
Phương pháp làm mẫu
a. Khái niệm: Phương pháp làm mẫu là phương pháp dạy học trong đó giáo viên
biểu diễn các thao tác kĩ thuật kết hợp với giải thích nhằm giúp học sinh hiểu rõ
trình tự và cách thức thực hiện từng thao tác kĩ thuật trong quy trình kĩ thuật để

làm ra sản phẩm.
b. Các bước tiến hành làm mẫu
b. 1. Chuần bị làm mẫu
- Phân tích cơng việc cần làm mẫu để xác định xem cơng việc đó gồm những thao
tác, động tác nào, phải sắp xếp chứng theo trình tự nào, đự đốn những sai sót khi
luyện tập.
- Dự kiến thao tác nào cần hướng dẫn, thao tác nào cần tổ chức cho học sinh tự
thực hiện.
- Chuẩn bị sẵn sàng các công cụ, nguyên liệu, kích thước của chi tiết làm mẫu đủ
lớn để học sinh cả lớp quan sát được.
- Làm mẫu thử để xác định trạng thái của vật phẩm, công cụ và thời gian dành
cho việc làm mẫu, chọn lọc những giải thích cần thiết khi làm mẫu.
b.2. Tiến trình làm mẫu
15


- Định hướng hoạt động của học sinh bằng cách nêu rõ mục đích làm mẫu, tên
cơng việc, vật liệu, dụng cụ, trình tự cơng việc, u cầu quan sát...
- Làm mẫu với tốc độ chậm, chia công việc ra các bước, nêu các bước tiếp theo.
Cần coi trọng việc giảng giảỉ. Làm mẫu chậm nhằm giúp cho học sinh nắm chính
xác từng thao tác và ghi nhớ trình tự của chúng. Nếu cần, có thể hướng dẫn hai
lần.
- Làm mẫu tóm tắt tồn bộ cơng việc với tốc độ bình thường để ghi lại ấn tượng
về tiến trình cơng việc,
b,3. Bước tổng kết
Đánh giá kết quả làm mẫu nhằm xác định mức độ nắm vững trình tự cơng việc
của học sinh. Để làm được việc này, có thể yêu cầu một học sinh làm mẫu, những
học sinh khác quan sát, nhận xét. Tuỳ thuộc vào kết quả làm thử mà chuyên sang
luyện tập.
c. Các yêu cầu sư phạm

- Giáo viên trước khi iên lớp phải íhuộc thành thạo các thao tác kĩ thuật của nội
dung bài học.
- Chọn vị trí làm mẫu thích hợp để tiến hành hướng dẫn thao tác kĩ thuật, đảm bảo
cho học sinh quan sát rõ các thao tác do giáo viên hướng dẫn.
- Chỉ hướng đẫn những thao tác mới, khó (hoặc những thao tác chuyển tiếp phức
tạp) kết hợp với giảng giải chặt chẽ. Còn những thao tác học sinh đã được học
hoặc đã biết, giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia tư thực hiện thao tác kĩ
thuật.
Phương pháp luyện tập và huấn luyện
a. Khái niệm
- Luyện tập là sự lặp đi, lặp Ịại một hành động có kế hoạch, có hệ thống nhằm
hình thành, rèn luyện kĩ năng và củng cố kĩ xảo.
- Huấn luyện là PPDH thực hành Thủ cơng, Kĩ thuật do giáo viên chỉ đạo mà
trong đó sự luyện tập xảy ra.
b. Các bước tiến hành
* Bước chuẩn bị
- Giáo viên nêu mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ của bài thực hành.
- Nêu khái quát quy trình làm ra sản phẩm.
- Kiểm tra, phục hồi kiến thức, kĩ năng có liên quan tới nội dung thực hành.
- Chỉ rõ những quy định sử đụng dụng cụ, nguyên vật liệu, vệ sinh và đảm bảo an
toàn lao động tuyệt đối.
* Bước tiến hành huấn luyện - luyện tập
- Bố trí hợp lí chỗ làm việc cho học sinh, đảm bảo đủ nguyên vật liệu, dụng cụ.
- Làm mẫu.
- Học sinh thực hiện công việc theo nội dung bài học.
- Giáo viên phát hiện và khắc phục các sai sót, loại bỏ các động tác thừa.
- Giáo viên giám sát việc giữ đúng về kỉ luật và an toàn lao động.
16



* Bước tồng kết
- Kết thúc hoạt động thực hành (gồm củng cổ hiểu biết, kĩ năng, đánh giá hoạt
động rèn luyện kĩ năng).
- Kết thúc buổi học (gồm làm vệ sinh, dặn đò chuẩn bị cho tiết học sau...).
c. Các yêu cầu sư phạm
- Thực hiện đúng tiến trình cơng việc (như đã làm mẫu).
- Sừ dụng hợp lí sức ìực, thời gian, phương tiện kĩ thuật đế đảm bảo chất
lượng, năng suất và hiệu quả lao động.
-Trong khi kiểm tra, chú ý phát hiện các sai sót, tìm nguyên nhân và tìm ra biện
pháp khắc phục, cần xem xét do chọn sai vật liệu, công cụ, đo- lấy dấu sai kích
thước, đứng ngồi khơng đúng tư thế, làm sai động tác cử động...
Phương pháp đạy học theo nhóm
1. Khái niệm
- Dạy học theo nhóm vừa là phương pháp dạy học vừa là hình thức tổ chức dạy
học. Dạy học theo nhóm là phương pháp đạy học trong đó học sinh được tổ chức
thành các nhóm nhỏ để trao đổi kiến thức và hợp tác với nhau dưới sự hướng dẫn
của giáo viên,
2. Đặc trưng
- Dạy học theo nhóm là phương pháp dạy học tích cực và được áp dụng rộng rãi
với hầu hết các môn học ở Tiểu học. Trong dạy học Thủ công, Kĩ thuật, phương
pháp dạy học theo nhóm thường được áp dụng khi giáo viên tổ chức cho học sinh
thảo luận một vấn đề nào đó trong nội dung bài học lí thuyết và tổ chức hoạt động
thực bành trong bài học hình thành kĩ nãng kĩ thuật.
3. Ưu,nhược điểm
- Ưu điểm: là phương pháp dạy học tích cực và được áp dụng rộng rãi với hầu hết
các môn học ở Tiểu học. Trong dạy học Thủ cơng, Kĩ thuật, phương pháp dạy học
theo nhóm thường được áp dụng khi giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận một
vấn đề nào đó trong nội dung bài học lí thuyết và tổ chức hoạt động thực bành
trong bài học hình thành kĩ nãng kĩ thuật.
- Nhược điểm: Dạy học theo nhóm vừa là phương pháp dạy học vừa là hình thức

tổ chức dạy học. Dạy học theo nhóm là phương pháp đạy học trong đó học sinh
được tổ chức thành các nhóm nhỏ để trao đổi kiến thức và hợp tác với nhau dưới
sự hướng dẫn của giáo viên,
4. Các bước tiến hành, lưu ý sư phạm
a. Bước chuẩn bị
- Xác định nội dung thảo luận. Nội dung thảo luận nhóm rất đa dạng.
b. Bước tiến hành làm việc theo nhóm
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm vụ và có thể giới hạn thời
gian dành cho các nhóm, phát phiếu thảo luận nếu có.
- Giáo viên nêu vấn đề, hướng dẫn học sinh cách làm việc trong nhóm.
- Các nhóm độc lập làm việc theo hướng dẫn của giáo viên.
17


c. Bước trình bày kểt quả và tổng kểt
- Học sinh trình bày kết quả: Theo từng nội dung, đại điện các nhóm trình
bày kết quả làm vỉệc của nhóm mình, các nhóm khác tranh ỉuận trao đổi.
- Giáo viên tổng kết ngắn gọn và kết luận từng nội dung. Ngồi ra, giáo
viên có thể khen ngợi hay nhắc nhở tinh thần, thái độ làm việc, cách ứng xử của
các nhóm trong q trình ỉàm việc theo nhóm.
d. Các u cầu sư phạm
- Vấn đề đưa ra thảo luận trong nhóm phải thiết thực, gần gũi và được học
sinh quan tâm, câu hỏi thảo luận phải vừa sức với học sinh tiểu học (nếu câu hỏi
khó thì chia nhỏ thành những câu hỏi có tính chất gợi ý).
- Tổ chức nhóm phù hợp, tránh tổ chức nhóm với số lượng học sinh lớn,
không nên chỉ cử những học sinh khá làm nhóm trưởng, chú ý tới tính đồng đều
của các nhóm.
- Cần nghiên cứu và đưa vào sử dụng các kĩ thuật hoạt động nhóm, tránh tổ
chức nhóm mang tính hình thức.
- Tạo ra khơng khí thân thiện, thoải mái và tin cậy nhưng nghiêm túc trong

nhóm, có như vậy học sinh mới thảo luận một cách tự nhiên và tự tin; tránh hiện
tượng căng thẳng và hay đùa cợt trong khi thảo luận.
- Cần tạo điều kiện để học sinh tự do bày tỏ ý kiến của mỉnh, tranh luận với
nhau. Cần động viên kịp thời bằng iời khen và tạo khơng khí thi đua giữa các
nhóm.
Việc lựa chọn PPDH phụ thuộc vào những yếu tố
Trong thức tiễn lập kế hoạch và tiến hành dạy học, người thầy giáo thường xuyên
đối diện với câu hỏi: Làm thế nào để lựa chọn PPDH phù hợp và có hiệu quả?
Các nhà lí luận dạy học, nhà giáo học pháp bộ mơn thường đưa ra lời khuyên:
Mội PPDH có một giá trị riêng, khơng có PPDH nào là vạn năng, giữ vị trí độc
tơn trong dạy học, cần phối hợp sử dụng các PPDH,… Lời khuyên này không sai
nhưng gần như không có tác dụng thao tác hóa; giá trị giúp đỡ với giáo viên q
ít nếu như khơng chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương
pháp dạy học: Việc lựa chọn PPDH được tiến hành một cách tùy tiện, bất kì hay
bị ràng buộc bởi những tiên chuẩn khoa học sao?
Câu trả lời cần được tìm kiếm ở các mối quan hệ của phương pháp dạy học với
các yếu tố liên quan, đó là: Với mục tiêu dạy học, với nội dung dạy học, với nhu
cầu, hứng thú, thói quen học tập của học sinh, năng lực, sở trường, kinh nghiệm
sư phạm của giáo viên với điều kiện giảng dạy và học tập. Dưới đây là các cơ sở
căn bản cần quan tâm khi lựa chọn PPDH:
1.
Chọn những PPDH có khả năng cao nhất đối với việc thực hiện mục tiêu
dạy học
Mỗi mơ hình lí luận dạy học, PPDH đều có những điểm mạnh, điểm hạn chế nhất
định. Nhưng khi xem xét việc thực hiện một mục tiên dạy học nhất định thì có
18


một số PPDH có khả năng cao hơn các PPDH khác. Chẳng hạn nếu đặt mục tiêu
nhanh chóng truyền thụ cho xong nội dung dạy học thì PPDH thuyết trình có vị

trí quan trọng. Nhưng nếu đặt mục tiêu phát triển năng lực kĩ thuật của học sinh
thì phải chọn PPDH trực quan kĩ thuật và PPDH dạy học thực hành Thủ công, Kĩ
thuật.
2.
Lựa chọc các PPDH phù hợp với nội dung học tập
Giữa nội dung và PPDH có mỗi quan hệ tác động lẫn nhau, trong nhiều trường
hợp quy định lẫn nhau. Ở bình diện kĩ thuật dạy học, PPDH cần phù hợp với nội
dung dạy học. Mỗi nội dung dạy học đều liên hệ mật thiết với những hoạt động
nhất định.
Ví dụ: Trong bài học hình thành kĩ năng kĩ thuật thì khi nội dung dạy học là hoạt
động quan sát và nhận xét mẫu có thể dùng PPDH giảng giải, đàm thoại hay trực
quan kĩ thuật nhưng khi nội dung dạy học là hoạt động thao tác mẫu thì PPDH
trực quan Kĩ thuật thích hợp hơn cả.
3. Lựa chọn PPDH cần chú ý đến hứng thú, thói quen của học sinh, kinh nghiệm
sư phạm của giáo viên
a)
Cần chuẩn đoán nhu cầu, hứng thú của học sinh khi lựa chọn các PPDH
b)
Chú ý thay đổi phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học tránh
nhàm chán, gây hứng thú cho học sinh. Cần thay đổi phương pháp dạy học sau
15.20 phút
c)
Ưu tiên lựa chọn các PPDH dạy học mà học sinh, giáo viên đã thành thạo.
V ới các PPDH có ưu điểm tương đồng, cần ưu tiên lựa chọn PPDH mà giáo
viên và học sinh đã thành thạo, bởi thực hiện dễ dàng hơn.
Khơng vì tiêu chí này mà quay trở lại với phương phá truyền thụ một chiều. Hiện
nay, rất cần thiết cho giáo viên và học sinh trở nên quen thuộc với các kĩ thuật dạy
học mới có hiệu quả cao trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục. Để nâng cao
tay nghề cần:


Nghiên cứu các vấn đề đổi mới phương pháp dạy học qua sách vở, giáo
trình, tạp chí chun mơn, các lớp tập huấn…

Rút kinh nghiệm các giờ dạy của bản thân kết hợp với tiến hành dự giờ,
trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp…
d) Lựa chọn PPDH phù hợp với điều kiện dạy học
a)
Ở đây đề cập đến phương pháp dạy học diễn ra trong mối quan hệ với các
điều kiện vật chất, đặc biệt là thiết bị dạy học. Đương nhiên là cần phải lựa chọn
phương pháp dạy học phù hợp với điều kiện của nhà trường, của phòng thí
nghiệm, của tình trạng đang có.
b)
Trong khn khổ điều kiện cho phép, cần chọn thứ tự ưu tiên khả năng tốt
nhất.
c)
Các thiết bị dạy học hiện đại không luôn đồng nghĩa với các thiết bị dạy
học đắt tiền. Tính hiện đại của thiết bị dạy học thể hiện ở việc sử dụng các thiết bị

19


sao cho đạt yêu cầu cao nhất trong việc thực hiện các mục tiêu dạy học, thể hiện
rõ tư tưởng sư phạm hiện đại.
Tóm lại, trên đây là 4 cơ sở quan trọng nhất, là căn cứ xuất phát khi tiến hành lựa
chọn, lập kế hoạch các PPDH. Điều quan trọng nhất là cần xác định lựa chọn
phương pháp và hình thức tổ chức dạy học có thể giúp học sinh:
Lĩnh hội tri thức trong các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo,
theo phương pháp khoa học.
Học trong tương tác, trong việc hình thành các quan hệ hợp tác, thân thiện,
cùng nhau giải quyết các nhiệm vụ học tập.

Học tập với niềm say mê, hứng thú, khao khát tìm tịi, khám phá.
Câu 5: Nêu các hoạt động dạy học chủ yếu của một bài thực hành Thủ công – Kĩ
thuật ở tiểu học, xác định mục tiêu và cách thức tiến hành của từng hoạt động. ?
Trả lời:
Các hoạt động dạy học chủ yếu của một bài thực hành Thủ công – Kĩ thuật ở
Tiểu học là :
Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị phương tiện và trang bị tri thức kĩ thuật cho
học sinh.
+ Kiểm tra vật liệu, dụng cụ
+ Khôi phục tri thức thực hành Thủ công - Kĩ thuật được trang bị ở tiết 1.
Hoạt động 2: Học sinh thực hành.
+ Dự kiến tổ chức cho học sinh thực hành làm ra sàn phẩm theo cá nhân, theo
nhóm.
+ Bố trí hợp lí chỗ làm việc cá nhân, nhóm; đảm bào đủ nguyên vật liệu.
+ Giáo viên theo đối, nhắc nhở an toàn lao động, khi nào? cần chú ý tới vấn đề
gì? Hoạt động 3: Trưng bày và đánh giá sản phẩm
+ Nên tổ chức trưng bày sản phẩm theo hình thức nào? (hình thức trưng bày sản
phẩm sẽ liên quan mật thiết với việc kiểm tra đánh giá sản phẩm).
+ Đánh giá sản phẩm theo tiêu chí nào? Làm thế nào học sình theo dối được các
tiêu chí đó.
+ Việc đánh giá sản phẩm nên kết hợp đánh giá của học sinh và đánh giá của giáo
viên. Kết quả của đánh giá phải là những thông tin phản hồi (tương đối) kết quả
bài học mà học sinh đạt được theo mục tiêu của bài. Có nghĩa là các kết quả đó
được đánh giá đến từng học sinh và lượng hoá được. Nếu chỉ gọi một vài học sinh
lên nhận xét và đánh giá sản phẩm (đạt hay khơng đạt theo tiêu chí) thì đó chỉ là
hình thức.
Mục tiêu và cách thức tiến hành của từng hoạt động
Hoạt động 1.
- Tên hoạt động: Kiểm tra sự chuẩn bị phương tiện và trang bị tri thức kĩ thuật
cho học sinh.


20


- Mục tiêu của hoạt động: Kiểm tra học sinh chuẩn bị về phương tiện, kiến thức
có liên quan đến bài học tiết 2.
- Cách tiến hành:
+ Về phương tiện, dụng cụ: có thể kiểm tra theo bàn, nhóm, tổ.
+ Về hiểu biết về cách làm: có thể kiểm tra bằng trả lời câu hỏi, gọi học sinh thao
tác lại.
-Kết luận của hoạt động: Giáo viên tự nhận xét đa số học sinh cả lớp đã sẵn sàng
bước vào thực hành thì tiến hành cho thực hành.
Hoạt động 2:
- Tên hoạt động: Học sinh thực hành
- Mục đích thực hiện: Rèn luyện kĩ năng thực hành và học sinh làm được sản
phẩm theo mục tiêu của bài học. Rèn thói quen lao động theo quy trình, an tồn,
vệ sinh và ý thức hợp tác trong lao động.
- Cách tiến hành:
+ Trong hoạt động thực hành ở tiết 2 (hay tiết 3) học sinh tái hiện lại những gì
quan sát được và lặp đi lặp lại những thao tác làm mẫu của giáo viên để làm ra
sản phẩm. Đó chính là giai đoạn 3: giai đoạn hình thành kĩ năng kĩ thuật.
+ Yêu cầu: Học sinh vận dụng được kiến thức đã học để làm ra sản phẩm ngay
tại lớp học. Qua thực hành củng cố được kiến thức, rèn luyện được kĩ năng, đôi
tay khéo léo và giáo dục thái độ lao động cho học sinh.
Phương pháp dạy học chủ đạo: pp huấn luyện – luyện tập
Để thực hiện tốt mục tiêu yêu cầu và pp dạy học chủ đạo của bước này, GV cần
chú ý thực hiện những việc sau đây:
+ Đảm bảo học sinh có đầy đủ nguyên liệu, dụng cụ để thực hành, vì khơng có
ngun liệu, dụng cụ thì Hs khơng thể thực hành được. Do đó trước khi cho học
sinh làm thực hành, GV cần kiểm tra sự chuẩn bị của HS. Trước khi tổ chức cho

học sinh thực hành, Gv cần yêu cầu HS nhắc lại các bước làm ra sản phẩm đã học
ở tiết 1. Có thể gọi 1-2 HS lên bảng thực hiện các thao tác trong quy trình.
+ Sau đó, Gv dùng tranh quy trình kĩ thuật để hệ thống lại các bước thực hành. Có
thể thực hiện hay lưu ý một số các thao tác nhỏ. Quy trình này nên treo trên bảng
trong mối quá trình học sinh thực hành.
+ Nhắc nhở an toàn lao động cho học sinh khi thực hành nhất là các giờ học có sử
dụng kéo, dao, kim khâu,…
+ Khi tổ chức cho học sinh thực hành, tùy nội dung bài học và điều kiện tổ chức
dạy học Gv có thể cho học sinh thực hành các nhân hay thực hành theo cặp,
nhóm. Việc tổ chức thực hành theo cặp, theo nhóm phải tuân thủ các yêu cầu của
các hình thức này.
+Trong quá trình học sinh thực hành, Gv cần quan sát, tìm hiểu xem học sinh có
khó khăn gì khơng? Cần uốn nắn theo thao tác nào? Tiến độ công việc và kĩ năng
thực hành của học sinh?... Từ đó, có sự giúp đỡ, chỉ báo kịp thời để học sinh hoàn
thành sản phẩm.

21


+ Trước khi kết thúc bước này Gv nên gợi ý để học sinh trang trí, trình bày sản
phẩm theo khả năng sáng tạo của từng em, từng nhóm.
-Kết luận hoạt động: Gv tự nhận xét đa số học sinh cả lớp đạt mục tiêu của hoạt
động, ý thức lao động tập thể và vệ sinh, an toàn lao động.
Hoạt động 3:
- Tên hoạt động: Trưng bày và đánh giá sản phẩm.
- Mục tiêu của hoạt động: Đánh giá sản phẩm của học sinh có đạt mục tiêu bài
học theo chuẩn kiến thức không.
- Cách tiến hành:
+ Giáo viên chỉ định những học sinh, nhóm được trình bày sản phẩm theo các vị
trí dự kiến trước. Có thể trình bày sản phẩm theo nhóm hoặc cá nhân.

+ Giáo viên gợi ý hoặc đưa ra những tiêu chí đánh giá sản phẩm.
+ Học sinh nhận xét, đánh giá những sản phẩm được trưng bày theo những tiêu
chí đánh giá.
+ Giáo viên nhận xét, đánh giá từng sản phẩm theo các mức: Hoàn thành tốt(A +),
Hoàn thành(A), Chưa hoàn thành(B).
-Kết luận của hoạt động: Giáo viên dựa vào đánh giá của học sinh kết hợp đánh
giá của bản thân, nhận xét mục tiêu bài học đạt được ở mức độ nào, cần lưu ý gì,
rút kinh nghiệm gì cho bài học sau.
Câu 6:
Thiết kế một mẫu phiếu tự đánh giá sản phẩm bài “Lắp xe nôi” – Lớp 4 của học
sinh, trong đó thể hiện rõ các tiêu chí đánh giá và mức độ đánh giá.
Trả lời:
PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM CUẢ HỌC SINH
BÀI 16: Lắp xe nôi ( Lớp 4)
Họ và tên:…………………………………………
Mức
độ Tiêu chí đánh giá
đánh giá
Thời
gian

Sản phẩm
lắp
đúng
quy trình

( tối đa
2*)
( tối đa 4*)


Tổng hợp
Đánh giá
Xe
nôi Chưa HT
chắc
(dưới 5*)
chắn,
chuyển
động
được

HT

HTT

( 5- ( 9
8*)
-10*
)

( tối đa
4*)
Chưa

đạt

22


( 0*)

Đạt ( ½ số
* tối đa)
Tốt
( đủ số *)
Tổng

hợp

số *

Câu 7: Phân tích một số điểm cần lưu ý trong thông tư về đánh giá học sinh tiểu
học (TT 27/2020), từ đó nêu kết luận sư phạm cần thiết khi đánh giá phần công
nghệ trong môn Tin học và Công nghệ (CT 2018) ?
Trả lời:
1. Một số điểm cần lưu ý trong thông tư về đánh giá học sinh tiểu học (TT
27/2020)
- Quy định đánh giá học sinh tiểu học được thực hiện theo lộ trình như sau:
1. Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.
2. Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2.
3. Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3.
4. Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4.
5. Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5.
- Đề kiểm tra định kỳ chỉ còn 3 mức:
+ Mức 1: Nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả được nội dung đã học và áp dụng trực
tiếp để giải quyết một số tình huống, vấn đề quen thuộc trong học tập.
+ Mức 2: Kết nối, , sắp xếp được một số nội dung đã học để giải quyết vấn đề
có nội dung tương tự.
+ Mức 3: Vận dụng các nội dung đã học để giải quyết một số vấn đề mới hoặc
đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập và cuộc sống.
- Đánh giá học sinh ở trường, lớp dành cho người khuyết tật

+ Học sinh khuyết tật học theo phương thức giáo dục hoà nhập tùy theo dạng
khuyết tật và mức độ khuyết tật, được đánh giá như đối với học sinh khơng
khuyết tật, có điều chỉnh u cầu cho phù hợp với dạng khuyết tật và mức độ
khuyết tật hoặc theo yêu cầu của kế hoạch giáo dục cá nhân.
+ Học sinh khuyết tật học theo phương thức giáo dục chuyên biệt được đánh giá
theo quy định dành cho giáo dục chuyên biệt hoặc theo yêu cầu của kế hoạch giáo
dục cá nhân.
+ Đối với học sinh học ở các lớp dành cho người khuyết tật: giáo viên đánh giá
học sinh căn cứ vào nhận xét, đánh giá thường xuyên qua các buổi học tại lớp

23


dành cho người khuyết tật và kết quả đánh giá định kỳ mơn Tốn, mơn Tiếng Việt
được thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Quy định này.
- Giáo viên vận dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá, theo đó trong
đánh giá thường xuyên:
+ Về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục: Giáo viên vận dụng linh
hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá, nhưng chủ yếu thơng qua lời nói chỉ ra
cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa, viết nhận xét vào
vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ
kịp thời.
* Học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm
bạn trong q trình thực hiện các nhiệm vụ học tập để học và làm tốt hơn.
* Cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét, đánh giá học sinh bằng
các hình thức phù hợp và phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh học
tập, rèn luyện.
+ Về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực:
* Giáo viên vận dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá, căn cứ vào
những biểu hiện nhận thức, hành vi, thái độ của học sinh, đối chiếu với yêu cầu

cần đạt của từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi theo Chương trình giáo dục
phổ thơng cấp tiểu học để nhận xét và có biện pháp giúp đỡ kịp thời.
* Học sinh được tự nhận xét và được tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn về những
biểu hiện của từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi để hoàn thiện bản thân.
* Cha mẹ học sinh trao đổi, phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh
rèn luyện và phát triển từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi.
Giáo viên tiểu học không chấm điểm 0 bài kiểm tra
+ Cụ thể, trong đánh giá định kỳ, bài kiểm tra của học sinh được giáo viên sửa
lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang điểm 10, không cho điểm thập phân và được
trả lại cho học sinh. Điểm của bài kiểm tra định kỳ không dùng để so sánh học
sinh này với học sinh khác. Nếu kết quả bài kiểm tra cuối học kỳ I và cuối năm
học bất thường so với đánh giá thường xuyên, giáo viên đề xuất với nhà trường có
thể cho học sinh làm bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học tập của học
sinh.
- Đánh giá định kỳ kết quả giáo dục học sinh cuối năm theo 4 mức:
+ Hoàn thành xuất sắc
+ Hoàn thành tốt
+ Hoàn thành
+ Chưa hoàn thành
- Đánh giá định kỳ về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục
+ Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên dạy
môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và yêu cầu cần đạt, biểu
hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục để
đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:
24


* Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập và thường xuyên có biểu hiện
cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
* Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập và có biểu hiện cụ thể về các

thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
* Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập hoặc chưa có
biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo
dục.
+ Vào cuối học kỳ I và cuối năm học, đối với các môn học bắt buộc: Tiếng Việt,
Tốn, Ngoại ngữ 1, Lịch sử và Địa lí, Khoa học, Tin học và Cơng nghệ có bài
kiểm tra định kỳ;
Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kỳ mơn Tiếng Việt, mơn Tốn vào
giữa học kỳ I và giữa học kỳ II.
+ Đề kiểm tra định kỳ phù hợp với yêu cầu cần đạt và các biểu hiện cụ thể về các
thành phần năng lực của môn học, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các
mức như sau:
* Mức 1: Nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả được nội dung đã học và áp dụng trực
tiếp để giải quyết một số tình huống, vấn đề quen thuộc trong học tập;
* Mức 2: Kết nối, sắp xếp được một số nội dung đã học để giải quyết vấn đề có
nội dung tương tự;
* Mức 3: Vận dụng các nội dung đã học để giải quyết một số vấn đề mới hoặc
đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập và cuộc sống.
- Đánh giá định kỳ về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực
Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên chủ
nhiệm phối hợp với các giáo viên dạy cùng lớp, thông qua các nhận xét, các biểu
hiện trong quá trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng
phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của mỗi học sinh, đánh giá theo các mức sau:
+ Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên.
+ Đạt: Đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên.
+ Cần cố gắng: Chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa rõ.
- Khen thưởng cuối năm:
+ Danh hiệu Học sinh Xuất sắc (cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo
dục ).
+ Danh hiệu Học sinh Tiêu biểu hoàn thành tốt trong học tập và rèn luyện (cho

những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng
thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một mơn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất
một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công nhận)
- Quy định về "tổng hợp đánh giá kết quả giáo dục", "hồ sơ đánh giá", cũng là
những điểm mới của Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT. Điều này nhằm tường
minh hố q trình đánh giá, đồng thời đảm bảo kết cấu chặt chẽ, hợp logic về
mặt hình thức, tạo thành quy trình hồn chỉnh trong đánh giá gồm đủ các hình
thức: đánh giá thường xuyên; đánh giá định kỳ; tổng hợp đánh giá kết quả giáo
25


×