Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên trường đại học lao động xã hội (cơ sở ii)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
………….o0o………….

VŨ THỊ MINH PHƢƠNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO
CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO KỸ NĂNG MỀM
CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC
LAO ĐỘNG XÃ HỘI (CƠ SỞ II)

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Trọng Văn

NGHỆ AN, 2012
LỜI CẢM ƠN








Khoa

ù



C

L G



ó 18 C

C






ng, ó



Dụ



Đạ

Q







ê








PGS.TS. Nguyễn Trọng Văn,


Q

,

è





ê ,








.

C




ũ






ó

ó



ử ờ
L







è



(CSII)



ệ ở

ê




ó
,
ở ê



ê




,




ê





Tác giả
Vũ Thị Minh Phƣơng

Đạ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
NỘI DUNG ................................................................................................................5
CHƢƠNG 1 ...............................................................................................................5
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................5
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .................................................................................5
1.1.1. Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài .........................................................................5
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nƣớc .........................................................................9
1.2. Các khái niệm cơ bản .......................................................................................10
1.2.1. Kỹ năng và kỹ năng mềm .............................................................................10
1.2.2. Đào tạo và đào tạo KNM ........................................................................... 12
1.2.3. Chất lƣợng, chất lƣợng đào tạo và chất lƣợng đào tạo KNM ................. 15
1.2.4. Quản lý và quản lý chất lƣợng đào tạo KNM .......................................... 15
1.2.5. Giải pháp và giải pháp quản lý chất lƣợng đào tạo KNM ....................... 16
1.3. Một số vấn đề lý luận về quản lý đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên ........17
1.3.1. Các KNM cần hình thành ở sinh viên trong q trình đào tạo...................17
1.3.2. Vị trí, vai trò của kỹ năng mềm đối với sinh viên ......................................26

1.3.3. Nhu cầu về trang bị kỹ năng mềm ...............................................................29
1.3.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc nâng cao chất lƣợng đào tạo KNM .........34
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 .........................................................................................38
CHƢƠNG 2 .............................................................................................................40
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.......................................................................40
2.1. Thực trạng công tác đạo tạo kỹ năng mềm ở Việt Nam hiện nay .................40
2.2. Khái quát về Trƣờng Đại học Lao động - Xã hội (CSII) ...............................44
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển ...............................................................44
2.2.2. Quy mô đào tạo .............................................................................................45
2.1.3. Bộ máy quản lý .............................................................................................47
2.2.4. Đội ngũ cán bộ ..............................................................................................50
2.2.5. Cơ sở vật chất ................................................................................................50


2.3. Tổ chức khảo sát thực trạng công tác đào tạo kỹ năng mềm Trƣờng Đại học
Lao động – Xã hội (CSII) .......................................................................................52
2.3.1. Tổng quan về quá trình khảo sát ..................................................................52
2.3.2. Kết quả khảo sát ............................................................................................54
2.4. Nhận xét chung về thực trạng đào tạo kỹ năng mềm tại Trƣờng Đại học Lao
động – Xã hội (CSII) ...............................................................................................61
2.4.1. Mặt mạnh .......................................................................................................61
2.4.2. Mặt yếu .........................................................................................................62
2.5. Thực trạng các giải pháp quản lý công tác đào tạo KNM cho sinh viên tại
Trƣờng Đại học Lao động - Xã hội (CSII) ............................................................65
2.5.1. Quản lý mục tiêu đào tạo ..............................................................................65
2.5.2. Quản lý nội dung, chƣơng trình đào tạo ......................................................66
2.5.3. Quản lý phƣơng pháp đào tạo ......................................................................68
2.5.4. Tổ chức quản lý đào tạo................................................................................69
2.5.5. Quản lý cơ sở vật chất, tài chính phục vụ đào tạo ......................................73
2.5.6. Quản lý môi trƣờng đào tạo..........................................................................74

2.6. Đánh giá thực trạng quản lý công tác đào tạo KNM của Trƣờng Đại học Lao
động - Xã hội (CSII)................................................................................................75
2.6.1. Ƣu điểm .........................................................................................................75
2.6.2. Hạn chế ..........................................................................................................76
2.6.3. Nguyên nhân của thực trạng .........................................................................77
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 .........................................................................................78
CHƢƠNG 3 .............................................................................................................80
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO KỸ
NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
(CSII)........................................................................................................................80
3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp ....................................................................80
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu ..............................................................80
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ..............................................................80
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ...............................................................80


3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi .................................................................81
3.2. Các giải pháp quản lý nâng cao chất lƣợng đào tạo kỹ năng mềm Trƣờng
Đại học Lao động - Xã hội (CSII) ..........................................................................81
3.2.1. Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của cán bộ quản lý, giảng viên
và các tổ chức trong nhà trƣờng về sự cần thiết phải nâng cao chất lƣợng đào tạo
KNM.........................................................................................................................81
3.2.2. Giải pháp nâng cao chính sách quản lý đào tạo của nhà trƣờng ................83
3.2.3. Kiện toàn hoạt động của tổ chuyên môn KNM, tổ chức lao động một cách
khoa học dƣới sự điều hành, chỉ đạo của CBQL. ..................................................85
3.2.4. Giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên ......................................................86
3.2.5. Giải pháp nâng cao ý thức rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên.............88
3.2.6. Giải pháp tạo môi trƣờng cho sinh viên rèn luyện kỹ năng mềm ..............89
3.2.7. Giải pháp gắn liền đào tạo với sử dụng .......................................................91
3.3. Khảo sát mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp ...............................93

3.3.1. Khái quát về khảo sát
3.3.2. Kết quả khảo sát và phân tích kết quả khảo sát...........................................94
3.3.3. Nhận xét .........................................................................................................98
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ...................................................................................... 102
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 103
1. Kết luận ............................................................................................................. 103
2. Kiến nghị........................................................................................................... 104
2.1. Đối với Bộ LĐTB&XH, Bộ Giáo dục & Đào tạo....................................... 104
2.2. Đối với Sở Giáo dục & Đào tạo .................................................................. 105
2.3. Đối với Ban lãnh đạo Trƣờng Đại học Lao động - Xã hội (CSII) ............. 105
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Bộ GD&ĐT:

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ LĐTB&XH:

Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội

CLĐT:

Chất lƣợng đào tạo

CBQL:


Cán bộ quản lý

CSII:

Cơ sở II

GDĐH:

Giáo dục đại học

GV:

Giảng viên

KNM:

Kỹ năng mềm

KN:

Kỹ năng

VLVH:

Vừa làm vừa học

WB:

Ngân hàng thế giới


WDA:

Cục phát triển lao động


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Bảng, Biểu

Trang

Bảng 1.1: Yêu cầu về kỹ năng đối với sinh viên mới tốt nghiệp
phân theo hình thức sở hữu ngành và vị trí tuyển dụng

31-32

Bảng 2.1: Quy mô đào tạo của Trƣờng Đại học Lao động - Xã hội
(CSII)

46

Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý Trƣờng Đại học Lao động - Xã hội
(CSII).

48

Bảng 2.2: Cơ sở vật chất của Trƣờng Đại học Lao động - Xã hội
(CSII).

50


Bảng 2.3: Các kỹ năng mềm đƣợc biết đến tại Trƣờng Đại học Lao
động - Xã hội (CSII)

55

Biểu đồ 2.1: Kết quả đánh giá của sinh viên Trƣờng Đại học Lao
động - Xã hội (CSII) về mức độ cần thiết của các kỹ năng trong
học tập.

56

Biểu đồ 2.2: Kết quả tác động của các yếu tố đến chất lƣợng đào tạo

59

Bảng 3.1: Thống kê kết quả khảo sát về tính cần thiết của các giải
pháp

93

Bảng 3.2: Thống kê kết quả khảo sát về tính khả thi của các giải
pháp

94

Bảng 3.3: Điểm trung bình kết quả khảo sát tính cần thiết và khả
thi của các biện pháp

96


Biểu đồ 3.1: Biểu đồ biểu diễn tính cần thiết và tính khả thi của các
giải pháp

97


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Có thể nói, quá trình tồn cầu hố đã mang lại nhiều cơ hội cho sự tăng
trƣởng kinh tế và phát triển xã hội của các quốc gia. Tuy nhiên, tồn cầu hố
cũng đặt ra nhiều thách thức đối với vấn đề lao động, việc làm và đào tạo nguồn
nhân lực đối với các nƣớc đang phát triển nói chung và đối với Việt Nam nói
riêng. Trong bối cảnh đó, kiến thức và kỹ năng là hai mặt không thể thiếu đối
với ngƣời lao động trong thời kỳ hội nhập. Các nhà quản lý ngày nay luôn muốn
tuyển dụng những ngƣời không chỉ biết làm tốt cơng việc chun mơn mà cịn
phải có khả năng sáng tạo, biết cách giải quyết các vấn đề phát sinh trong công
việc, làm việc với niềm đam mê và động lực lớn, phối hợp hiệu quả với đồng
nghiệp, biết cách trình bày ý tƣởng, có tƣ duy tích cực... mà ngƣời ta gọi chung
đó là kỹ năng mềm trong công việc. Kỹ năng mềm đƣợc khẳng định là một
trong những công cụ hữu hiệu hiệu nhất để đánh giá khả năng thành công của
mỗi ngƣời. Thực tế cho thấy, những ngƣời thành đạt chỉ có 25% là do trình độ
chun mơn, bằng cấp, hay chứng chỉ, 75% cịn lại đƣợc quyết định bởi những
kỹ năng mềm mà họ đƣợc trang bị. Mặc dù vậy, trong khi việc đào tạo kỹ năng
mềm tại các trƣờng Đại học trên thế giới rất đƣợc chú trọng, thì q trình giảng
dạy mơn học này ở nƣớc ta vẫn chƣa thực sự đƣợc tiến hành. Có chăng cũng chỉ
là trong một buổi học ngoại khóa, nhà trƣờng mời diễn giả tới phổ biến sơ lƣợc
kiến thức cho sinh viên. Những buổi học nhƣ vậy chỉ đáp ứng đƣợc nhu cầu rất

nhỏ của sinh viên, trong khi những nội dung của môn học này cịn rất mới mẻ
với các em. Chính vì thế mà ở Việt Nam hiện nay, những sinh viên du học nƣớc
ngồi khi về nƣớc rất dễ dàng tìm kiếm việc làm ƣng ý vì họ có khả năng lãnh
đạo và làm việc nhóm nổi bật hơn nhiều so với các bạn đƣợc đào tạo trong nƣớc.
Điều đó cho thấy, khi đƣợc thay đổi phƣơng pháp giáo dục thì sinh viên Việt
nam có thể phát triển tốt hơn các thế mạnh về tƣ duy, sáng tạo và sự năng động
của mình.


2

Tại Trƣờng Đại học Lao động - Xã hội (CSII) hiện nay, phần lớn sinh viên
sau khi tốt nghiệp đều đƣợc trang bị những kiến thức chuẩn về ngành nghề mà
các em đƣợc đào tạo. Tuy nhiên, các kỹ năng mềm nhƣ kỹ năng làm việc nhóm,
kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, thích nghi, vƣợt qua khủng hoảng, giải
quyết vấn đề, quản lý thời gian,... thì cũng giống nhƣ các sinh viên trƣờng khác,
các em còn rất nhiều hạn chế. Điều này ảnh hƣởng rất lớn đến việc tìm kiếm
những cơ hội việc làm cho các em đồng thời tạo ra nhiều thách thức đối với quá
trình hội nhập chung của đất nƣớc.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng và xu hƣớng phát triển của công tác đào
tạo kỹ năng mềm tại các trƣờng Đại học ở Việt Nam nói chung và ở Trƣờng Đại
học Lao động - Xã hội (CSII) nói riêng, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Một số giải
pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên
Trường Đại học Lao động - Xã hội (CSII)”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo kỹ năng
mềm ở Trƣờng Đại học Lao động - Xã hội (CSII).
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
-K


ê



Công tác quản lý đào tạo kỹ năng mềm cho sinh

viên Trƣờng Đại học Lao động - Xã hội (CSII).


ê

ứ : Các giải pháp quản lý trong công tác đào tạo phát

triển kỹ năng mềm cho sinh viên Trƣờng Đại học Lao động - Xã hội (CSII).
4. Giả thuyết khoa học
Có thể nâng cao chất lƣợng đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên Trƣờng
Đại học Lao động - Xã hội (CSII), nếu đề xuất đƣợc các giải pháp có cơ sở khoa
học và có tính khả thi.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu


3

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nâng cao chất lƣợng đào tạo kỹ
năng mềm: các khái niệm, vai trò của kỹ năng mềm và sự cần thiết phải nâng
cao chất lƣợng đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên.
- Thực trạng công tác quản lý đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên tại
Trƣờng Đại học Lao động - Xã hội (CSII), chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu và
nguyên nhân của những vấn đề tồn tại.
- Đề xuất các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo kỹ năng

mềm cho sinh viên Trƣờng Đại học Lao động - Xã hội (CSII)
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp các Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu sau:
- Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận, bao gồm: Phƣơng pháp phân
tích-tổng hợp tài liệu và phƣơng pháp khái quát hóa những nhận định độc lập.
- Nhóm phƣơng pháp ngháp nghiên cứu thực tiễn, bao gồm: phƣơng pháp
thống kê, phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục, phƣơng pháp lấy ý kiến
chuyên gia.
- Phƣơng pháp thống kê tốn học.
7. Những đóng góp của luận văn
- Về lý luận: Luận văn đã góp phần khái quát những vấn đề cơ bản về việc
đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên trên thế giới và tại Việt Nam hiện nay. Đồng
thời tác giả cũng phân tích những vấn đề cơ bản của quản lý nhằm nâng cao chất
lƣợng đào tạo nói chung và đào tạo kỹ năng mềm nói riêng.
- Về thực tiễn: Trên cơ sở phân tích thực trạng đào tạo kỹ năng mềm tại
Trƣờng Đại học Lao động - Xã hội (CSII), luận văn đã chỉ ra những vấn đề còn
tồn tại trong việc quản lý công tác đào tạo kỹ năng mềm của Nhà trƣờng. Từ đó,
tác giả đã đề xuất một số giải pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao chất lƣợng
đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên tại Trƣờng Đại học Lao động - Xã hội
(CSII).
8. Cấu trúc của luận văn:


4

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, luận văn gồm có
3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chƣơng 2: Cơ sở thực tiễn của đề tài
Chƣơng 3: Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lƣợng đào tạo kỹ năng

mềm cho sinh viên Trƣờng Đại học Lao động - Xã hội (CSII).


5

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Ngân hàng Thế giới gọi thế kỷ 21 là kỷ nguyên của kinh tế dựa vào kỹ
năng - Skills Based Economy. Năng lực của con ngƣời đƣợc đánh giá trên cả 3
khía cạnh: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Các nhà khoa học thế giới cho rằng: để
thành đạt trong cuộc sống thì kỹ năng mềm (trí tuệ cảm xúc) chiếm 85%, kỹ
năng cứng (trí tuệ logic) chỉ chiếm 15% [15].
Trƣớc đây, nhà trƣờng là nơi duy nhất để ta có thể tiếp cận với kiến thức
nhƣng ngày nay, thế giới ngày càng phẳng hơn, nhờ internet mọi ngƣời đều có
thể tiếp cận đƣợc thơng tin, dữ liệu một cách bình đẳng, mọi lúc, mọi nơi. Kiến
thức ngày càng nhiều và từ việc có kiến thức đến thực hiện một cơng việc để có
kết quả cụ thể khơng phải chỉ có kiến thức là đƣợc. Từ biết đến hiểu, đến làm
việc chuyên nghiệp với năng suất cao là một khoảng cách rất lớn. Vậy câu hỏi
đặt ra là: “Kỹ năng nào là cần thiết cho mỗi con ngƣời để thành công trong công
việc và cuộc sống?” Và hầu hết các cuộc khảo sát nghiên cứu đều chỉ ra rằng: kỹ
năng cứng mở ra cho chúng ta cánh cửa để tìm đến những cơ hội việc làm
nhƣng kỹ năng mềm lại mở ra những cánh cửa của thành công.
Tại Mỹ, Bộ Lao động Mỹ (The U.S. Department of Labor) cùng Hiệp hội
Đào tạo và Phát triển Mỹ (The American Society of Training and Development)
gần đây đã thực hiện một cuộc nghiên cứu về các kỹ năng cơ bản trong công
việc. Kết luận đƣợc đƣa ra là có 13 kỹ năng cơ bản cần thiết để thành công trong
công việc:

(1)

Kỹ năng học và tự học (learning to learn)

(2)

Kỹ năng lắng nghe (Listening skills)


6

(3)

Kỹ năng thuyết trình (Oral communication skills)

(4)

Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills)

(5)

Kỹ năng tƣ duy sáng tạo (Creative thinking skills)

(6)

Kỹ năng quản lý bản thân và tinh thần tự tôn (Self esteem)

(7)

Kỹ năng đặt mục tiêu/ tạo động lực làm việc (Goal setting/motivation


skills)
(8)

Kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp (Personal and career

development skills)
(9)

Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ (Interpersonal skills)

(10)

Kỹ năng làm việc theo nhóm (Teamwork)

(11)

Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills)

(12)

Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả (Organizational effectiveness)

(13)

Kỹ năng lãnh đạo bản thân (Leadership skills)
Năm 1989, Bộ Lao động Mỹ cũng đã thành lập một Ủy ban Thƣ ký về Rèn

luyện các Kỹ năng Cần thiết (The Secretary’s Commission on Achieving
Necessary Skills - SCANS). Thành viên của ủy ban này đến từ nhiều lĩnh vực

khác nhau nhƣ giáo dục, kinh doanh, doanh nhân, ngƣời lao động, công chức…
nhằm mục đích “thúc đẩy nền kinh tế bằng nguồn lao động kỹ năng cao và công
việc thu nhập cao”.
Tại Úc, Hội đồng Kinh doanh Úc (The Business Council of Australia BCA) và Phịng thƣơng mại và cơng nghiệp Úc (the Australian Chamber of
Commerce and Industry - ACCI) với sự bảo trợ của Bộ Giáo dục, Đào tạo và
Khoa học (the Department of Education, Science and Training - DEST) và Hội
đồng giáo dục quốc gia Úc (the Australian National Training Authority ANTA) đã xuất bản cuốn “Kỹ năng hành nghề cho tƣơng lai” (năm 2002). Cuốn
sách cho thấy các kỹ năng và kiến thức mà ngƣời sử dụng lao động yêu cầu bắt
buộc phải có. Kỹ năng hành nghề (employability skills) là các kỹ năng cần thiết
khơng chỉ để có đƣợc việc làm mà còn để tiến bộ trong tổ chức thông qua việc


7

phát huy tiềm năng cá nhân và đóng góp vào định hƣớng chiến lƣợc của tổ chức.
Các kỹ năng hành nghề bao gồm có 8 kỹ năng nhƣ sau:
(1)

Kỹ năng giao tiếp

(2)

Kỹ năng làm việc theo nhóm

(3)

Kỹ năng giải quyết vấn đề

(4)


Kỹ năng sáng tạo và mạo hiểm

(5)

Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc

(6)

Kỹ năng quản lý bản thân

(7)

Kỹ năng học tập

(8)

Kỹ năng cơng nghệ

Chính phủ Canada cũng có một bộ phụ trách về việc phát triển kỹ năng cho
ngƣời lao động. Bộ Phát triển Nguồn Nhân lực và Kỹ năng Canada (Human
Resources and Skills Development Canada - HRSDC) có nhiệm vụ xây dựng
nguồn nhân lực mạnh và có năng lực cạnh tranh, giúp ngƣời Canada nâng cao
năng lực ra quyết định và năng suất làm việc để nâng cao chất lƣợng cuộc sống.
Bộ này cũng có những nghiên cứu để đƣa ra danh sách các kỹ năng cần thiết đối
với ngƣời lao động. Conference Board of Canada là một tổ chức phi lợi nhuận
của Canada dành riêng cho nghiên cứu và phân tích các xu hƣớng kinh tế, cũng
nhƣ năng lực hoạt động các tổ chức và các vấn đề chính sách cơng cộng. Tổ
chức này cũng đã có nghiên cứu và đƣa ra danh sách các kỹ năng hành nghề cho
thế kỷ 21 (Employability Skills 2000+) bao gồm các kỹ năng nhƣ:
(1)


Kỹ năng giao tiếp

(2)

Kỹ năng giải quyết vấn đề

(3)

Kỹ năng tƣ duy và hành vi tích cực

(4)

Kỹ năng thích ứng

(5)

Kỹ năng làm việc với con ngƣời

(6)

Kỹ năng nghiên cứu khoa học, công nghệ và tốn

Chính phủ Anh cũng có cơ quan chun trách về phát triển kỹ năng cho
ngƣời lao động. Bộ Đổi mới, Đại học và Kỹ năng đƣợc chính chủ thành lập từ


8

ngày 28/6/2007, đến tháng 6/2009 thì đƣợc ghép với Bộ Kinh tế, Doanh nghiệp

và Đổi mới Pháp chế để tạo nên bộ mới là Bộ Kinh tế, Đổi mới và Kỹ năng. Bộ
này chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến việc học tập của ngƣời lớn,
một phần của giáo dục nâng cao, kỹ năng, khoa học và đổi mới. Cơ quan chứng
nhận chƣơng trình và tiêu chuẩn (Qualification and Curriculum Authority) cũng
đƣa ra danh sách các kỹ năng quan trọng bao gồm:
(1)

Kỹ năng tính tốn

(2)

Kỹ năng giao tiếp

(3)

Kỹ năng tự học và nâng cao năng lực cá nhân

(4)

Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông

(5)

Kỹ năng giải quyết vấn đề

(6)

Kỹ năng làm việc với con ngƣời

Chính phủ Singapore có Cục phát triển lao động WDA (Workforce

Development Agency) WDA đã thiết lập hệ thống các kỹ năng hành nghề ESS
(Singapore Employability Skills System) gồm 10 kỹ năng nhƣ sau:
(1)

Kỹ năng cơng sở và tính tốn

(2)

Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông

(3)

Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định

(4)

Kỹ năng sáng tạo và mạo hiểm

(5)

Kỹ năng giao tiếp và quản lý quan hệ

(6)

Kỹ năng học tập suốt đời

(7)

Kỹ năng tƣ duy mở toàn cầu


(8)

Kỹ năng tự quản lý bản thân

(9)

Kỹ năng tổ chức cơng việc

(10)

Kỹ năng an tồn lao động và vệ sinh sức khỏe

Trong WDA cịn có Trung tâm kỹ năng hành nghề (The Centre for
Employability Skills (CES) để đánh giá hệ và hỗ trợ đào tạo kỹ năng [16].
Từ những nghiên cứu trên chúng ta có thể thấy rằng, việc đào tạo và phát
triển các kỹ năng mềm đƣợc hầu hết các nƣớc trên thế giới quan tâm, nghiên


9

cứu. Nó trở thành nhiệm vụ khơng chỉ của Nhà trƣờng mà còn là nhiệm vụ của
Bộ lao động thậm chí là của Chính phủ.
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nƣớc
Trong khi việc đào tạo kỹ năng mềm tại các trƣờng Đại học trên thế giới rất
đƣợc chú trọng, thì q trình giảng dạy mơn học này ở nƣớc ta vẫn chƣa thực sự
đƣợc tiến hành. Có chăng cũng chỉ là trong một buổi ngoại khóa, nhà trƣờng
mời diễn giả tới phổ biến sơ lƣợc kiến thức cho sinh viên. Những buổi học nhƣ
vậy chỉ đáp ứng đƣợc nhu cầu rất nhỏ của sinh viên, trong khi những nội dung
của mơn học này cịn rất mới mẻ với các bạn.
Những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) tiến hành khá

thành cơng chƣơng trình cải cách giáo dục Phổ thông cơ sở. Công tác này nhận
đƣợc nhiều kết quả tốt, cách dạy và học của giáo viên, học sinh phù hợp với tình
hình mới. Tuy nhiên, tại các trƣờng Đại học, cao đẳng, việc cải cách chƣa thể
hiện đƣợc hiệu quả rõ nét. Chƣơng trình học khơng có nhiều thay đổi. Sinh viên
vẫn học những mơn mang nặng tính lý thuyết. Đặc biệt, sinh viên Việt Nam rất
thiếu kiến thức về kỹ năng mềm.
Một khảo sát của 234 nhà tuyển dụng và 3.364 sinh viên tốt nghiệp từ 20
trƣờng đại học, đƣợc công bố trong các nghiên cứu "Giải pháp cho Nâng cao
chất lƣợng giáo dục đại học" của Hồ Chí Minh Trƣờng Đại học Sƣ phạm, phát
hiện rằng cả hai sinh viên tốt nghiệp và tuyển dụng chia sẻ một điểm chung:
50% sinh viên tốt nghiệp phải đƣợc đào tạo lại. Lý do chính là kỹ năng nghề
nghiệp không đáp ứng các tiêu chuẩn của nhà tuyển dụng. 36,3% các nhà tuyển
dụng trả lời rằng học sinh phải đƣợc đào tạo lại trong tất cả các kỹ năng, 28,3%
trong kỹ năng chuyên môn và 33,6% trong cả hai kỹ năng và kiến thức chuyên
môn. [12].
Một cuộc khảo sát gần đây của Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội (Bộ
LĐTB&XH) cho thấy rằng khoảng 13% sinh viên tốt nghiệp phải đào tạo lại
hoặc bổ sung thêm nhiều kỹ năng, 40% sinh viên tốt nghiệp phải đƣợc giám sát


10

chặt chẽ tại nơi làm việc và hơn 41% sinh viên tốt nghiệp cần thời gian quản chế
hơn trƣớc khi họ thực sự có thể thực hiện cơng việc của họ [13].
Sinh viên từ các trƣờng đại học tại thành phố Hồ Chí Minh, khi khảo sát,
cũng bày tỏ rằng họ chỉ có 25% kỹ năng cần thiết, 54% tự đánh giá rằng họ có
thể làm việc trong một nhóm, và 45% cho biết họ có kỹ năng giao tiếp. Tỷ lệ
sinh viên có đƣợc kỹ năng khác là rất thấp, chủ yếu là dƣới 30%. Chỉ có 8,4%
học sinh nói rằng họ có kỹ năng phỏng vấn tốt.
Trên cơ sở nghiên cứu các hệ thống kỹ năng mềm cần thiết cho ngƣời lao

động của các nƣớc phát triển trên thế giới (Mỹ, Australia, Canada, Anh,
Singapore) và thực tế ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã tổng hợp 10 kỹ năng
mềm cần thiết cho ngƣời lao động cũng nhƣ sinh viên Việt Nam nhƣ sau:
(1)

Kỹ năng học và tự học

(2)

Kỹ năng lãnh đạo bản thân và hình ảnh

(3)

Kỹ năng tƣ duy sáng tạo và mạo hiểm

(4)

Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc

(5)

Kỹ năng lắng nghe

(6)

Kỹ năng thuyết trình

(7)

Kỹ năng giao tiếp và ứng xử


(8)

Kỹ năng giải quyết vấn đề

(9)

Kỹ năng làm việc theo nhóm

(10)

Kỹ năng đàm phán

1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Kỹ năng và kỹ năng mềm
1 2 1 1 Kỹ
Theo từ điển tiếng Việt: “Kỹ năng là khả năng ứng dụng tri thức khoa học
vào thực tiễn.” [20]


11

Theo cách hiểu thông thƣờng: “Kỹ năng là năng lực hay khả năng chuyên
biệt của một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó đƣợc sử dụng để giải
quyết tình huống hay cơng việc nào đó phát sinh trong cuộc sống”. [17]
Để giải thích nguồn gốc hình thành kỹ năng có lẽ khơng có cơ sở lý thuyết
nào tốt hơn 2 lý thuyết về Phản xạ có điều kiện (đƣợc hình thành trong thực tế
cuộc sống của cá nhân) và Phản xạ không điều kiện (là những phản xạ bẩm sinh
mà cá nhân sinh ra đã sẵn có); trong đó, kỹ năng của cá nhân gần nhƣ thuộc về
cái gọi là phản xạ có điều kiện, nghĩa là kỹ năng đƣợc hình thành từ khi một cá

nhân sinh ra, trƣởng thành và tham gia hoạt động thực tế cuộc sống.
1.2.1.2. Kỹ



Theo từ điển Wikipedia có viết: Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các
kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con ngƣời nhƣ: kỹ năng sống, giao tiếp,
lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thƣ giãn, vƣợt qua
khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới... [23]
Kỹ năng mềm (KNM) là một thuật ngữ xã hội học chỉ những kỹ năng có liên
quan đến việc sử dụng ngơn ngữ, khả năng hịa nhập xã hội, thái độ và hành vi
ứng xử áp dụng vào việc giao tiếp giữa ngƣời với ngƣời [18].
Kỹ năng mềm chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con ngƣời,
khơng mang tính chun mơn, khơng thể sờ nắm, khơng phải là kỹ năng cá tính
đặc biệt, chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả,
nhà thƣơng thuyết hay ngƣời hịa giải xung đột...
Nói chung, KNM là những kỹ năng có liên quan đến việc hịa mình vào,
sống với hay tƣơng tác với xã hội, cộng đồng, tập thể hoặc tổ chức.
1.2.2. Đào tạo và đào tạo KNM
1221 Đ



Đào tạo đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến
thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để ngƣời học lĩnh hội và nắm vững
những tri thức, kỹ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho


12


ngƣời đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận đƣợc một công việc
nhất định. Khái niệm đào tạo thƣờng có nghĩa hẹp hơn khái niệm giáo dục,
thƣờng đào tạo đề cập đến giai đoạn sau, khi một ngƣời đã đạt đến một độ tuổi
nhất định, có một trình độ nhất định. Có nhiều dạng đào tạo: đào tạo cơ bản và
đào tạo chuyên sâu, đào tạo chuyên môn và đào tạo nghề, đào tạo lại, đào tạo từ
xa, tự đào tạo…
Theo cách hiểu khác, đào tạo là các hoạt động truyền tải thông tin và dữ
liệu từ ngƣời này (huấn luyện viên hoặc giảng viên) sang ngƣời khác (học viên).
Kết quả là có sự thay đổi về kiến thức, kỹ năng và thái độ của học viên từ mức độ
thấp đến mức độ cao.
Quá trình đào tạo: gồm ba giai đoạn:
-

Quảng cáo các thông tin mới và dữ liệu,

-

Phân tích thơng tin và dữ liệu mới nhằm mở mang kiến thức mới;

-

Tiếp thu và liên kết kiến thức mới với những kiến thức đã học đƣợc để biến
nó thành tài sản của riêng mình.
Một chƣơng trình đào tạo tốt phải ln ln chú trọng rằng mình hƣớng

vào đối tƣợng nào, họ đã có kiến thức gì trƣớc đây và huấn luyện viên, giảng
viên sẽ giúp nhƣ thế nào trong giai đoạn phân tích chƣơng trình đào tạo.
Cơng tác đào tạo đang chiếm vị thế quan trọng và đƣợc xã hội rất quan
tâm, bởi nó là nền tảng để sản xuất ra nguồn nhân lực chất lƣợng cao, là hạt
nhân cơ bản để xây dựng nền kinh tế tri thức trong xã hội ngày nay.

1222 Đ

ạ KNM

Đào tạo KNM đề cập đến việc dạy các kỹ năng có liên quan đến việc hịa
mình vào, sống với hay tƣơng tác với xã hội, cộng đồng, tập thể hoặc tổ chức, để
từ đó ngƣời học lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ năng, nghề nghiệp một
cách có hệ thống để chuẩn bị cho ngƣời đó thích nghi với cuộc sống và khả năng
đảm nhận đƣợc một công việc nhất định trong xã hội.


13

1.2.3. Chất lƣợng, chất lƣợng đào tạo và chất lƣợng đào tạo KNM
1231 C
Về bản chất, khái niệm chất lƣợng mang tính tƣơng đối. Ở mỗi vị trí khác
nhau ngƣời ta có quan niệm khác nhau về chất lƣợng. Trong thực tế, có rất nhiều
cách định nghĩa về chất lƣợng nhƣng có thể tập hợp thành 5 nhóm quan niệm về
chất lƣợng nhƣ sau: “Chất lƣợng là sự vƣợt trội”, “chất lƣợng là sự hoàn hảo”,
“chất lƣợng là sự phù hợp với mục tiêu”, “chất lƣợng là sự đáng giá về đồng
tiền” và “chất lƣợng là giá trị chuyển đổi”. [9, tr.115]
Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ISO, trong dự thảo DIS 9000:2000 đã
đƣa ra định nghĩa nhƣ sau: “Chất lƣợng là khả năng tập hợp các đặc tính của
một sản phẩm, hệ thống hay q trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và
các bên liên quan” [11, tr.81]. Đây cũng là định nghĩa đƣợc nhiều tổ chức,
chuyên gia trên thế giới thừa nhận. Mỗi lĩnh vực, ngành nghề sẽ cụ thể hóa định
nghĩa về chất lƣợng cho phù hợp.
Chất lƣợng còn đƣợc định nghĩa nhƣ là sự tuân thủ toàn bộ các yêu cầu;
các yêu cầu này là toàn bộ các yêu cầu của tổ chức và khách hàng chứ không chỉ
đơn thuần là việc tuân thủ các đặc tính của sản phẩm. Chất lƣợng khơng chỉ là

một đặc tính đơn lẻ mà tồn bộ tất cả các đặc tính quyết định mức độ đáp ứng
các yêu cầu của khách hàng.
Tóm lại, có nhiều quan điểm, nhiều cách hiểu khác nhau về chất lƣợng.
Song, chúng ta có thể khái quát bằng khái niệm sau: Chất lƣợng chính là sự đáp
ứng nhu cầu hay là sự thõa mãn nhu cầu ngƣời sử dụng với các mục đích khác
nhau.
1.2.3.2. C



Chất lƣợng đào tạo đƣợc định nghĩa rất khác nhau tùy từng thời điểm và
giữa những ngƣời quan tâm: sinh viên, giảng viên, ngƣời sử dụng lao động và
các cơ quan kiểm định. Trong nhiều hoàn cảnh nó cịn phụ thuộc vào tình trạng
phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc.


14

Trong một nghiên cứu khá nổi tiếng của Harvey và Green (1993) nhằm
tổng kết những quan điểm chung của các nhà giáo dục, CLĐT đƣợc định nghĩa
nhƣ tập hợp của các thuộc tính khác nhau nhƣ sau: chất lƣợng là sự vƣợt trội
(hay sự xuất sắc), chất lƣợng là sự hồn hảo (kết quả hồn thiện khơng có sai
sót), chất lƣợng là sự phù hợp với mục tiêu (đáp ứng nhu cầu của ngƣời đƣợc
đào tạo), chất lƣợng là sự đáng giá về đồng tiền (trên khía cạnh đáng giá để đầu
tƣ), và chất lƣợng là sự chuyển đổi (từ trạng thái này sang trạng thái khác).
Ở các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á, những định nghĩa về CLĐT hầu
nhƣ đƣợc hiểu theo khía cạnh “chất lƣợng là sự phù hợp với mục tiêu” [9,
tr.115]. Tuy nhiên, sự phù hợp với mục tiêu đƣợc hiểu rất khác nhau giữa các
quốc gia tùy vào đặc điểm văn hóa, hệ thống quản lý giáo dục đào tạo và tình
hình kinh tế xã hội của các nƣớc.

Sự phù hợp với mục tiêu có thể bao gồm việc đáp ứng địi hỏi của những
ngƣời quan tâm nhƣ các nhà quản lý, nhà giáo hay các nhà nghiê n cứu giáo dục
đào tạo. Sự phù hợp với mục tiêu còn bao gồm cả sự đáp ứng hay vƣợt qua các
chuẩn mực đã đƣợc đặt ra trong giáo dục và đào tạo. Sự phù hợp với mục tiêu
cũng đề cập đến những yêu cầu về sự hoàn thiện của đầu ra, hiệu quả của đầu tƣ.
Mỗi trƣờng đại học cần xác định nội dung của sự phù hợp với mục tiêu đào tạo
của mình, sau đó chất lƣợng đào tạo là vấn đề làm sao để đạt đƣợc mục tiêu đó.
Ở Việt Nam, chất lƣợng đào tạo có nghĩa là sinh viên ra trƣờng có kiến
thức, kỹ năng, phƣơng pháp làm việc tốt, đảm đƣơng đƣợc công việc, năng động
sáng tạo trong lĩnh vực chuyên mơn mà mình đƣợc đào tạo, đồng thời có khả
năng thích nghi nhanh chóng với mơi trƣờng cơng việc.
Nói tóm lại, có thể hiểu chất lƣợng đào tạo “là sự đáp ứng của sản phẩm
đào tạo với các chuẩn mực và tiêu chí đã đƣợc xác định”. [10, tr.8]
1.2.3.3. C

ạ KNM

Giống nhƣ định nghĩa chất lƣợng đào tạo, khái niệm chất lƣợng đào tạo kỹ
năng mềm cũng trừu tƣợng và khó nắm bắt. Và cũng có thể hiểu một cách đơn
giản rằng, chất lƣợng đào tạo kỹ năng mềm là những kết quả mà học viên đạt


15

đƣợc phù hợp với kỳ vọng của tổ chức đào tạo. Nói một cách cụ thể hơn, ngƣời
đào tạo về kỹ năng mềm đƣợc đánh giá là chất lƣợng khi học viên của họ biết
thuyết trình hay trƣớc đám đơng sau khi họ đƣợc đào tạo về kỹ năng thuyết
trình; biết phối hợp làm việc hiệu quả với dồng nghiệp sau khi họ đƣợc đào tạo
kỹ năng làm việc nhóm; biết tự xây dựng kế hoạch công việc một cách hiệu quả
sau khi đƣợc đào tạo về kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức cơng việc... Nói tóm

lại, sự hoàn thiện và phát triển các kỹ năng của mỗi cá nhân chính là thƣớc đo về
chất lƣợng đào tạo kỹ năng mềm.
1.2.4. Quản lý và quản lý chất lƣợng đào tạo KNM
1241 Q
Hoạt động quản lý hình thành từ sự phân công hợp tác lao động, từ sự xuất
hiện của tổ chức, cộng đồng. Với nhu cầu hƣớng đến hiệu quả tốt hơn, năng suất
cao hơn trong hợp tác lao động của cộng đồng địi hỏi phải có sự chỉ huy, phối
hợp, phân công, kiểm tra, điều chỉnh... Do đó xuất hiện vai trị ngƣời quản lý.
Khái niệm quản lý là một khái niệm rất quan trọng, phong phú và có những
dấu hiệu đặc trƣng, có nhiều đối tƣợng, đồng thời nó cũng thay đổi theo từng
giai đoạn lịch sử, bởi vậy khơng có khái niệm quản lý chung cho mọi lĩnh vực.
Có thể nêu một số khái niệm quản lý nhƣ sau:
Theo từ điển tiếng Việt thông dụng (Nxb. Giáo dục, 1998), quản lý là “tổ
chức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, cơ quan”.
Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc, thì: “Hoạt động
quản lý là hoạt động có định hƣớng, có chủ định của chủ thể quản lý đến khách
thể quản lý trong một tổ chức, nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt đƣợc mục
đích của tổ chức [4, tr.1].
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo và tập thể tác giả, thì: “Quản lý là một quá
trình tác động gây ảnh hƣởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm
đạt đƣợc mục tiêu chung.” [1, tr.176].
Theo tác giả Trần Hữu Cát và Đoàn Minh Duệ: “Quản lý là hoạt động thiết
yếu nảy sinh khi con ngƣời hoạt động tập thể, là sự tác động của chủ thể vào


16

khách thể, trong đó quan trọng nhất là khách thể con ngƣời, nhằm thực hiện các
mục tiêu chung của tổ chức” [2, tr.41].
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang thì: “Quản lý là tác động có mục đích,

có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể ngƣời lao động nói chung là khách
thể quản lý nhằm thực hiện đƣợc mục tiêu dự kiến” [8, tr.24].
Tác giả Trần Kiểm thì lại có khái niệm về quản lý nhƣ sau: “Quản lý là
những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử
dụng, điều chỉnh, phối hợp các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và
ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ƣu nhằm đạt đƣợc mục đích của
tổ chức với hiệu quả cao nhất” [7, tr.15].
Mặc dù trình bày khác nhau, song các khái niệm trên đã vạch rõ bản chất
của quản lý, đó là: cách tổ chức, điều khiển của chủ thể quản lý đến khách thể
quản lý nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu chung của tổ chức đã đề ra.
Mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý rất đa dạng phong phú
nhƣng trong mối quan hệ đó cần quan tâm nhất là quan hệ giữa con ngƣời với
con ngƣời và coi đó là hoạt động cốt lõi của hoạt động quản lý. Đó là mối quan
hệ tác động qua lại, tƣơng hỗ với nhau tạo nên một hệ gọi là hệ quản lý.
Từ những ý chung của các định nghĩa và xét quản lý với tƣ cách là một
hành động, tác giả đồng ý với quan niệm: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có
hƣớng đích của chủ thể quản lý tới đối tƣợng quản lý nhằm đạt đƣợc mục tiêu đề
ra”.
1242 Q

ạ KNM

Quản lý chất lƣợng đào tạo KNM là hệ thống những hoạt động có tổ chức,
có hƣớng đích của ngƣời quản lý tới việc đào tạo KNM cho ngƣời học nhằm
thực hiện mục tiêu giúp ngƣời học có thể dễ dàng thích nghi và hịa nhập nhanh
chóng vào mơi trƣờng xã hội
1.2.5. Giải pháp và giải pháp quản lý chất lƣợng đào tạo KNM
1251 G



17

Theo từ điển Tiếng Việt, giải pháp là phƣơng pháp giải quyết một vấn đề
cụ thể nào đó [21].
Cịn theo Nguyễn Văn Đạm, giải pháp là toàn bộ những ý nghĩ có hệ
thống cùng với những quyết định và hành động theo sau, dẫn tới sự khắc phục
một khó khăn [11].
Khái niệm giải pháp có những điểm chung với các khái niệm phƣơng
pháp, biện pháp nhƣng nó cũng có những điểm riêng. Điểm riêng cơ bản của
thuật ngữ này là nhấn mạnh đến phƣơng pháp giải quyết một vấn đề, với sự khắc
phục khó khăn nhất định. Trong một giải pháp có thể có nhiều biện pháp.
1252 G

ạ KNM

Giải pháp quản lý chất lƣợng đào tạo KNM là hệ thống các cách thức để nâng
cao hiệu quả quản lý chất lƣợng đào tạo KNM.
1.3. Một số vấn đề lý luận về quản lý đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên
1.3.1. Các KNM cần hình thành ở sinh viên trong quá trình đào tạo
Nhƣ nghiên cứu ở trên, sinh viên Việt Nam phải đƣợc bổ sung 10 kỹ năng
mềm cần thiết. Để tìm hiểu nội dung của những kỹ năng mềm thiết yếu đó, tác
giả xin phân tích một số nét cơ bản nhƣ sau:
1.3.1.1. Kỹ
Nhẩm tính sơ lƣợc, ở cấp học phổ thơng, mỗi học trị phải đọc trên 60
quyển sách. Bốn năm đại học, mỗi sinh viên phải học và đọc trung bình trên 100
quyển sách. Với những con số biểu tƣợng cho sự khổng lồ của kiến thức trong
cuộc đời đi học, mỗi học trò, mỗi con ngƣời cần tìm cho mình những cơng cụ,
phƣơng pháp, mà quan trọng nhất là kỹ năng học và tự học để lãnh hội hết
những kiến thức chuyên môn dành cho mình [21].
Nhiều sinh viên cho rằng chỉ cần cố gắng học là có thể đạt kết quả tốt,

nhƣng học ở đại học khác với học ở trung học rất nhiều, và biết cách học có hiệu
quả ở đại học là một điều quan trọng mà có khi chƣa đƣợc chú ý đúng mức. Nếu
nhƣ các bạn sinh viên vẫn tin rằng chỉ cần chăm chỉ học tập sẽ đạt kết quả tốt thì


18

suy nghĩ đó sẽ làm cho các bạn thất vọng trong học tập. Nếu nhƣ các bạn sinh
viên vẫn không có sự sáng tạo trong học tập, khơng có phƣơng pháp học tập
hiệu quả cho riêng bản thân mình, các bạn sẽ khó tìm thấy một sự thành cơng
trong học tập cũng nhƣ trong cuộc sống. Hệ quả của phƣơng pháp học khơng tốt
sẽ là lãng phí thời gian, thành tích học tập kém, thậm chí thi rớt dẫn đến chán
nản, thất vọng và bất mãn. Học đối với sinh viên là cuộc sống, là tƣơng lai. Có
một phƣơng pháp học tập tốt và sáng tạo cho chính bản thân mình sẽ là chìa
khóa đƣa các bạn sinh viên đến với thành công trong con đƣờng học tập một
cách nhanh và hiệu quả nhất.
1.3.1.2. Kỹ



Kỹ năng lãnh đạo đƣợc xem nhƣ một nhân tố quan trọng trong lĩnh vực
quản lý. Một nhà quản lý giỏi cũng có thể là một nhà lãnh đạo giỏi và ngƣợc lại.
Nhà lãnh đạo cũng giống nhƣ ngƣời thuyền trƣởng của con tàu, một thuyền
trƣởng giỏi sẽ dẫn dắt con tàu vƣợt qua sóng cả để về đến bến an tồn.
Bạn có thể trở thành ngƣời lãnh đạo ở nhiều lĩnh vực, cấp độ khác nhau,
nhƣng trƣớc hết cần phải lãnh đạo đƣợc chính bản thân mình. Lãnh đạo bản thân
là tự mình chiến thắng sự yếu kém, buồn chán, cám dỗ... để thực hiện những
mục tiêu lâu dài mà mình đã đặt ra. Có bạn cho rằng, để lãnh đạo bản thân, quan
trọng nhất là phải rèn đƣợc ý chí và quan niệm sống đúng đắn. Bạn khác thì chia
sẻ kinh nghiệm: “Chỉ cần đặt ra nguyên tắc sống đúng đắn và tuân thủ theo

những ngun tắc đó thì đã chiến thắng đƣợc chính mình”. Lãnh đạo bản thân
giúp con ngƣời khám phá thế giới bên trong để hiểu mình hơn. Từ những nhận
thức đúng đắn về mình sẽ giúp bản thân có thể xây dựng cho mình kế hoạch
hành động nhằm đạt đƣợc những mục tiêu và ƣớc mơ trong cuộc sống, giúp con
ngƣời tƣ duy tích cực hơn để sống tự tin, hạnh phúc và thành đạt.
1.3.1.3. Kỹ





Kỹ năng tƣ duy sáng tạo và mạo hiểm bao gồm trong nó nhiều kỹ năng.
Đầu tiên phải kể tới kỹ năng thƣờng đƣợc gọi là "khả năng liên kết". Nó thuộc


×