Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

NGHỆ THUẬT CHỚP THỜI cơ của ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM TRONG CÁCH MẠNG THÁNG tám 1945 và sự vận DỤNG NGHỆ THUẬT đó đối với bản THÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.88 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ


TIỂU LUẬN

NGHỆ THUẬT CHỚP THỜI CƠ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
TRONG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 VÀ SỰ VẬN DỤNG NGHỆ
THUẬT ĐÓ ĐỐI VỚI BẢN THÂN

Họ và tên: Võ Trần Bảo Ngọc
MSSV: 46.01.609.052
Lớp hp: POLI200402
MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2021


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài: ....................................................................................................1
NỘI DUNG .............................................................................................................2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH
MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ........................................................................2
1.1 Cơ sở lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh về nền tảng lý luận Đảng ....................2
1.2. Sơ lược về nội dung của Cách Mạng Tháng Tám năm 1945:..............................3
1.2.1. Nguyên nhân dẫn đến: ......................................................................................3
1.2.2. Diễn biến của Cách mạng tháng Tám năm 1945: ............................................4
CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT CHỚP THỜI CƠ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT
NAM TRONG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 VÀ SỰ VẬN DỤNG NGHỆ
THUẬT ĐÓ ĐỐI VỚI BẢN THÂN.......................................................................5


2.1. Nghệ thuật chớp thời cơ của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong cách mạng tháng
Tám 1945: ...................................................................................................................5
2.2. Vận dụng nghệ thuật chớp thời cơ đó trong tình hình mới và cho bản thân:.......8
2.2.1. Vận dụng thời cơ đó trong tình hình mới: ........................................................8
2.2.2. Vận dụng nghệ thuật chớp thời cơ đối với bản thân: .......................................9
KẾT LUẬN .............................................................................................................9


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
- Trải qua 76 năm từ khi thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945, đã
đánh dấu được sự chuyển biến tích cực về nhiều mặc của Đảng Cộng Sản Việt
Nam. Trong nhiều năm qua Đảng đã vận dụng nghệ thuật chớp thời cơ của Chủ
Tịch Hồ Chí Minh đề ra và giúp cho Việt Nam có bước tiến mới trong cơng cuộc
xây dựng Đất Nước và đạt được nhiều thành tựu, đưa Việt Nam sánh vai với các
cường quốc năm châu như lời Hồ Chủ Tịch căn dặn
- Để làm rõ về nghệ thuật chớp thời cơ mà Hồ Chí Minh đề ra tác giả đã
chpjn đề tài : “Nghệ thuật chớp thời cơ của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong cách
mạng tháng Tám 1945 và vận dụng nghệ thuật đó đối với bản thân.


2

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
1.1 Cơ sở lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh về nền tảng lý luận Đảng
Trong tác phẩm Đường cách mệnh, Hồ Chí Minh dẫn lời Lênin: “Khơng có

lý luận cách mệnh, thì khơng có cách mệnh vận động… Chỉ có theo lý luận cách
mệnh tiền phong, đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiền
phong”1. Cuộc hành trình tìm đường cứu nước và chuẩn bị thành lập Đảng là q
trình Hồ Chí Minh nghiên cứu, khảo sát, so sánh các học thuyết trên thế giới. Tìm
hiểu Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, Cách mạng Mỹ năm 1776 và Cách
mạng tư sản Pháp năm 1789, Người đã rút ra kết luận: “bây giờ học thuyết nhiều,
chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất
là chủ nghĩa Lênin”. Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở tư tưởng
của Đảng, trang bị thế giới quan, phương pháp luận cho những chiến sĩ cách mạng.
Nắm vững chủ nghĩa Mác - Lênin giúp Đảng giữ vững nguyên tắc tổ chức, hiểu rõ
những vấn đề chiến lược cách mạng. Chủ nghĩa Mác - Lênin làm cho Đảng trở
thành trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc. Không nắm vững chủ nghĩa Mác Lênin giống như người một mắt sáng một mắt mờ, dễ xa rời con đường cách mạng.
Theo Hồ Chí Minh, “Học chủ nghĩa Mác - Lênin không phải nhắc như con vẹt “Vô
sản thế giới liên hiệp lại” mà phải thống nhất chủ nghĩa Mác - Lênin với thực tiễn
cách mạng Việt Nam. Nói đến chủ nghĩa Mác - Lênin ở Việt Nam là nói đến chủ
trương, chính sách của Đảng… Chủ nghĩa Mác - Lênin không phải ở đâu người ta
cũng làm cộng sản, cũng làm Xôviết”2. Nắm vững chủ nghĩa Mác - Lênin là quán
triệt những vấn đề thuộc nguyên lý, quan điểm, lập trường, phương pháp. Phải học
1

Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.2, tr.279

2

Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.6, tr.368-369.


3

tinh thần xử trí mọi việc của Mác, Lênin để vận dụng và phát triển sáng tạo vào

hoàn cảnh cụ thể của nước ta là một nước thuộc địa, trên cơ sở đó bổ sung, làm
phong phú chủ nghĩa Mác - Lênin. Học Mác - Lênin là để giữ vững lập trường cách
mạng, nâng cao tư tưởng; học để làm việc, làm người, làm cán bộ, phụng sự đoàn
thể, giai cấp, dân tộc và nhân loại. Chủ nghĩa Mác - Lênin giúp cho Đảng ta trở
thành một Đảng đạo đức, văn minh. Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng
tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động sẽ không rơi vào chủ nghĩa biệt phái, giáo
điều, mà ln ln đổi mới và sáng tạo trong mọi hồn cảnh và tình thế. Bàn về
nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh nhấn mạnh đó là
nhờ Đảng luôn nắm vững, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện,
hoàn cảnh nước ta.3

1.2. Sơ lược về nội dung của Cách Mạng Tháng Tám năm 1945:
1.2.1. Nguyên nhân dẫn đến:
- Tháng 8/1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào những ngày cuối.
+ Ở châu Âu, phát xít Đức và Italia bị tiêu diệt đã đặt quân phiệt Nhật vào thế tuyệt
vọng, thất bại là điều không tránh khỏi.
+ Ở châu Á – Thái Bình Dương, qn Đồng minh tiến cơng mạnh mẽ các vị trí của
Nhật: ngày 6 và 9/8/1945 Mỹ ném hai trái bom nguyên tử xuống Hirosima và
Nagasaki; ngày 9/8/1945, Hồng quân Liên Xô tiêu diệt đội quân Quan Đông của
Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc.
Ngày 15/8/1945, Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
- Việc Nhật Bản đầu hàng, đã tác động sâu sắc tới tình hình Việt Nam:
+ Lực lượng quân Nhật ở Việt Nam hoang mang, chính phủ thân Nhật Trần Trọng
Kim rệu rã.

3

PGS.Ts Nguyễn Đình Phong, Nxb Chính Trị Quốc Gia Sự Thật



4

+ Đại diện quân Đồng minh (Anh và Trung Hoa Dân quốc) với danh nghĩa giải giáp
quân đội Nhật chưa tiến vào Việt Nam.
Thời cơ khách quan thuận lợi để nhân dân Việt Nam nổi dậy giành chính quyền đã
tới.4

1.2.2. Diễn biến của Cách mạng tháng Tám năm 1945:
- Từ ngày 14/8/1945, tại nhiều nơi, cấp bộ Đảng, Việt Minh đã căn cứ tình hình cụ
thể của địa phương và vận dụng chỉ thị: “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của
chúng ta”, để phát động nhân dân khởi nghĩa.
- Chiều 16/8/1945, theo lệnh của Ủy ban khởi nghĩa, một đơn vị giải phóng quân do
Võ Nguyên Giáp chỉ huy, từ Tân Trào về thị xã Thái Nguyên, mở đầu cuộc Tổng
khởi nghĩa.
- 18/8/ 1945, Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành chính quyền sớm
nhất.
- Tối 19/8/1945 khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội.
- Ngày 23/8/1945, nhân dân Huế giành được chính quyền.
- Ngày 25/8/1945, khởi nghĩa giành thắng lợi tại Sài Gòn.
- Ngày 28/8/1945, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi trong cả nước (trừ một số
thị xã do quân Trung Ha Dân quốc chiếm đóng từ trước).
- 30/8/1945, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị. Chế độ phong kiến Việt Nam hoàn toàn
sụp đổ.5

Lịch sử 12, bài 16 phong tràogiải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 - 1945). Nước Việt
Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời, sách giáo khoa, nxb Giáo Dục Việt Nam
4

Lịch sử 12, bài 16 phong tràogiải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 - 1945). Nước Việt
Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời, sách giáo khoa, nxb Giáo Dục Việt Nam

5


5

CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT CHỚP THỜI CƠ CỦA ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG CÁCH MẠNG THÁNG
TÁM 1945 VÀ SỰ VẬN DỤNG NGHỆ THUẬT ĐÓ ĐỐI VỚI
BẢN THÂN
2.1. Nghệ thuật chớp thời cơ của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong cách
mạng tháng Tám 1945:
- Để có thể tiến hành cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 là quãng thời
gian dài và vơ cùng khó khăn đối với Đảng, Chủ Tịch Hồ Chí Minh, các nhà tri thức
yêu nước và nhân dân ta. Gần hai mươi năm chuẩn bị cho cuộc kháng chiến từ năm
1925 đến năm 1945, nhưng khi thời cơ đến thì các chiến sĩ vẫn hừng hực tinh thần
chiến đấu, toàn thể nhân dân Việt Nam quyết tâm rũ bỏ kiếp sống nơ lệ, đập tan
xiềng xích, áp bức, bốc lột của bọn thực dân, phong kiến giành lại độc lập tự do cho
dân tộc Việt Nam.
- Thời cơ giành chính quyền chỉ tồn tại trong thời gian từ khi Nhật đầu hàng
Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương, vào khoảng nửa cuối
tháng Tám năm 1945. Trong tình hình trên, vấn đề dành chính quyền được đặt ra
như một cuộc chạy đua ước rút với quân Đồng minh mà Đảng và nhân dân ta không
thể chậm trễ. Không chỉ để tranh thủ thời cơ, mà còn phải khắc phục thời cơ đưa
cách mạng đến thành cơng.6
Thời cơ cách mạng:
- Thứ nhất, đó là bắt đầu từ sự kiện ngày 12/8/1946, sau khi nhận được tin phát xít
Nhật Bản đã bị thua to trên hầu khắp các chiến trường châu Á - Thái Bình Dương
trong thế chiến II, nên phải gửi công hàm cho các nước Đồng minh đề nghị ngừng
bắn. Bằng nhãn quan chính trị nhạy bén, tầm nhìn chiến lược, nắm bắt thời cuộc kịp
thời, đồng chí Hồ Chí Minh và Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã nhóm họp


6

PGS. TS Nguyễn Trọng Phúc, Giáo Trình Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam, Hà Nội - 2019


6

ngay tại Tân Trào để quyết định Tổng khởi nghĩa vũ trang trong cả nước. Ngay sau
cuộc họp, “Mệnh lệnh khởi nghĩa ( 12 - 08 - 1945)”7 đã được phát ra.
- Chiều tối ngày hôm sau, 13/8/1945, đang trong lúc Ban Thường vụ Trung ương
Đảng họp để nhận định tình hình, phân cơng nhiệm vụ chỉ đạo khởi nghĩa vụ trang,
thì tiếp tục nhận được thêm một tin rất quan trọng, đó là phát xít Nhật đã bại trận và
chuẩn bị đầu hàng quân Đồng minh. Ngay lập tức, Trung ương Đảng và Tổng bộ
Việt Minh đã thành lập Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc; đồng thời soạn thảo “Quân
lệnh số 1 (13 - 08 - 1945)”8. Đến 23 giờ đêm cùng ngày, bản “Quân lệnh số 1” hoàn
thành và được phát đi ngay, hạ lệnh Tổng khởi nghĩa trên toàn quốc.
- Ngày 14/8/1945, sau khi nghe tin Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố
Hirôsima của Nhật Bản, đồng chí Hồ Chí Minh đề nghị họp Hội nghị toàn quốc của
Đảng tại Tân Trào. Hội nghị đã nhận định: “Cơ hội rất tốt cho ta giành quyền độc
lập đã tới”. Trên cơ sở đó, đồng chí Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chúng ta cần tranh
thủ từng giây, từng phút. Tình hình sẽ chuyển biến nhanh chóng. Khơng thể để lỡ
cơ hội”9
- Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã nhận định và nắm bắt được tình
hình có sự chuyển biến nhanh chóng: phát xít Nhật đã chết gục theo phát xít Đức;
quân đội Nhật đã và đang tan rã, bị tước vũ khí trên khắp các chiến trường; quân
Đồng minh sắp kéo vào Đông Dương. Vì vậy nếu khơng khởi nghĩa giành chính
quyền từ tay quân Nhật, mà để đến khi quân Đồng minh kéo vào nhận bàn giao
chính quyền từ tay qn Nhật, thì nhân dân ta không thể tiến hành khởi nghĩa được
nữa, vì lúc này Việt Minh đang cùng phe với quân Đồng minh.


Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam - Tập II (1930 - 1945), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội năm
2008, tr.977.
7

Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam - Tập II (1930 - 1945), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội năm
2008, tr.978.
8

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, Tập 7, tr.424425
9


7

- Thứ hai, sự kiện Chính phủ cách mạng lâm thời yêu cầu vua Bảo Đại thoái vị và
tiếp nhận sự thoái vị của nhà vua (ngày 30/8/1945 tại Huế) cũng là việc lực lượng
cách mạng đã chớp thời cơ, tranh thủ thời cơ và vận dụng đúng thời cơ. Việc vua
Bảo Đại thoái vị đánh dấu sự sụp đổ của chính quyền phong kiến; đồng thời triệt
tiêu một đầu mối quan trọng mà các thế lực đế quốc, phản động muốn duy trì, sử
dụng để mưu toan chống phá chính quyền cách mạng, đặt lại ách thống trị trên đất
nước ta.
- Thứ ba, sự kiện ngày 2/9/1945 tại vườn hoa Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc
bản “Tun ngơn Độc lập” tun bố với tồn thể nhân dân Việt Nam và với thế
giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, độc lập và tự do đã ra đời; Chính phủ lâm
thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa cũng đã chính thức ra mắt trước quốc
dân đồng bào. Nếu chậm trễ không tuyên bố độc lập, chủ quyền trước khi qn
Đồng minh tiến vào thì dù có cướp được chính quyền cũng phải bàn giao lại cho
quân Đồng minh tiếp quản. Vì vậy, việc Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục chớp thời
cơ, khẩn trương chỉ đạo sớm tiến hành tổ chức Lễ Độc lập liền sau khi cuộc Tổng

khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám thành công trên cả nước chính là nhằm ngay lập
tức khẳng định chủ quyền của nhân dân Việt Nam trước các thế lực đế quốc, phản
động đội lốt dưới danh nghĩa quân Đồng minh.
- Cách mạng Tháng Tám và Lễ Độc lập chỉ có thể thực hiện thành cơng trong
khoảng thời gian 22 ngày ấy. Nếu Tổng khởi nghĩa diễn ra trước ngày 12/8/1945 sẽ
khơng được vì khi ấy phát xít Nhật vẫn còn khá mạnh, chưa chịu ngừng bắn và đầu
hàng quân Đồng minh. Còn nếu Lễ Độc lập tuyên bố và khẳng định chủ quyền của
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa diễn ra muộn hơn sau ngày 2/9/1945 cũng khơng
được vì khi ấy qn Anh và qn Tưởng đã vào nước ta giải giáp, tiếp quản chính
quyền từ tay quân Nhật.
- Cách mạng Tháng Tám thành công và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa đã làm rung chuyển cả Đông Nam Á, châu Á, châu Phi và nhiều khu vực khác
trên thế giới; tạo ra làn sóng cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào đấu tranh giành độc lập,


8

tự do của các nước thuộc địa như: Inđônêxia cùng giành được độc lập trong tháng
8/1945; Ấn Độ giành độc lập năm 1947; Mianma giành độc lập năm 1948; Marôc
giành độc lập năm 1956; Malaixia giành độc lập năm 1957; Ănggôla giành độc lập
năm 1961; Angiêri giành độc lập năm 1962...10

2.2. Vận dụng nghệ thuật chớp thời cơ đó trong tình hình mới và cho bản
thân:
2.2.1. Vận dụng thời cơ đó trong tình hình mới:
- Trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển đất nước về sau
này, chúng ta cũng đều nhiều lần vận dụng thành công bài học về chớp thời cơ và
tận dụng thời cơ. Năm 1986, Trung ương Đảng đã kịp thời nắm bắt tình hình, tận
dụng thời cơ có sự chuyển biến trong lý luận và nhận thức để tiến hành công cuộc
đổi mới đất nước, đưa Việt Nam thoát ra khỏi những khó khăn của thời kỳ bao cấp

và ảnh hưởng của chiến tranh. Năm 1991, những biến cố chính trị ở Liên Xô và các
nước Đông Âu đã tạo ra cho chúng ta những thách thức rất lớn, nhưng chúng ta đã
vượt qua thử thách, nắm bắt được thời cơ, chuyển hóa khó khăn thành cơ hội để giữ
vững định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng cũng uyển chuyển trong ngoại giao để
mở rộng quan hệ đối với nhiều nước trên thế giới. Những năm sau đó, Việt Nam
cũng đã nắm bắt tốt thời thế để gia nhập ASEAN năm 1995; cùng trong năm 1995,
Việt Nam đồng ý bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ; năm 2007 gia nhập Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO); được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng
Bảo an Liên hiệp quốc năm 2007.
- Một trong những yếu tố giúp chúng ta nhìn nhận, phân tích, đón bắt, tận
dụng tốt thời cơ chính là nhân tố con người. Vì vậy, trong bối cảnh sự phát triển
như vũ bão của khoa học, công nghệ, chúng ta cần chú trọng nguồn nhân lực chất
lượng cao để đi tắt, đón đầu. Đảng ta chỉ ra rằng, ngồi quyết tâm chính trị, thì yếu
tố con người, nguồn lực con người có tri thức là yếu tố quyết định. Do đó, nhiệm vụ
đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực
10

Trần Quỳnh, bài học chớp thời cơ và vận dụng thời cơ-nghệ thuật của đấu tranh cách mạng, 30/08/2018


9

chất lượng cao, có đủ đức, tài, có khả năng nắm bắt, đón đầu, làm chủ khoa học
cơng nghệ chính là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, bởi đó là sức mạnh nội lực to lớn
của toàn dân tộc. Trên cơ sở phát huy nội lực, kết hợp tốt nội lực với ngoại lực thì
chúng ta sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập
quốc tế.11

2.2.2. Vận dụng nghệ thuật chớp thời cơ đối với bản thân:
- Đối với bản thân tôi, việc nắm bắt thời cơ trong học tập hiện nay rất quan trọng.

Chúng ta cần phải dựa vào nghệ thuật chớp thời cơ của chủ tịch Hồ Chí Minh trong
các trận chiến lịch sử như là phân tích , đánh giá tình hình rồi sau đó mới khai triển
kế hoạch một cách chính xác.
- Ở bậc đại học, chúng ta có rất nhiều thứ phải biết nắm bắt kịp thời, như là tham
gia một câu lạc bộ ở trường, thử sức với những vai trị mới như bí thư, hay lớp
trưởng, chúng ta có thể giao lưu kết bạn với nhiều người, và cịn có thể phụ giúp
một phần tiền với gia đình bằng việc đi làm thêm vừa được trau dồi thêm nhiều kĩ
năng nữa.

KẾT LUẬN
Cách mạng Tháng Tám thành công để lại cho Đảng và nhân dân Việt Nam nhiều
kinh nghiệm quý báu: về chỉ đạo chiến lược; về xây dựng lực lượng; về phương
pháp cách mạng; về xây dựng Đảng.
Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của đường lối giải phóng dân tộc đúng đắn,
sáng tạo của Đảng và tư tưởng độc lập tự do của Hồ Chí Minh. Nó chứng tỏ rằng:
một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc do Đảng Cộng sản lãnh đạo hoàn toàn có
khả năng thắng lợi ở một nước thuộc địa trước khi giai cấp cơng nhân ở “chính
quốc” lên nắm chính quyền.
11

Trần Quỳnh, bài học chớp thời cơ và vận dụng thời cơ-nghệ thuật của đấu tranh cách mạng, 30/08/2018


10

Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đảng đã lãnh đạo nhân dân
đưa lịch sử dân tộc sang trang mới, đánh dấu bước nhảy vọt vĩ đại trong q trình
tiến hố của dân tộc. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ khi ra đời, dù phải trải
qua mn vàn khó khăn thử thách, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, với tinh thần
đoàn kết phấn đấu của tồn dân, ln được xây dựng và củng cố, vững bước tiến

trên con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Suốt 15 năm đấu tranh cách
mạng 1930-1945, Đảng đã lãnh đạo giai cấp và dân tộc hoàn thành mục tiêu giành
độc lập, thiết lập nhà nước dân chủ nhân dân.12

12

PGS. TS Nguyễn Trọng Phúc, Giáo Trình Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam, Hà Nội - 2019


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.2, tr.279.
2. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.6, tr.368-369.
(4 , 5) Lịch sử 12, bài 16 phong tràogiải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng
Tám (1939 - 1945). Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời, sách giáo khoa, nxb
Giáo Dục Việt Nam.
(6 , 12) PGS. TS Nguyễn Trọng Phúc, Giáo Trình Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt
Nam, Hà Nội - 2019.
7. Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam - Tập II (1930 - 1945), Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội năm 2008, tr.977.
8. Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam - Tập II (1930 - 1945), Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội năm 2008, tr.978.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2001, Tập 7, tr.424-425
(10 , 11)Trần Quỳnh, bài học chớp thời cơ và vận dụng thời cơ-nghệ thuật của đấu
tranh cách mạng, 30/08/2018
NHẬN TỪ: />


×