Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Báo cáo biện pháp thi giáo viên giỏi môn ngữ văn 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (859.91 KB, 12 trang )

1
BÁO CÁO BIỆN PHÁP GIÁO DỤC THI GIÁO VIÊN GIỎI MƠN NGỮ
VĂN 9

I.LÝ DO HÌNH THÀNH BIỆN PHÁP
1. Vai trị của biện pháp
Cấu trúc chương trình Ngữ văn THCS, thời gian dành cho tiết nghị luận xã
hội không nhiều. Với kiểu bài này phân phối chương trình chỉ có 04 tiết dạy.
Trong đó 02 tiết tìm hiểu lí thuyết, 02 tiết tìm hiểu về cách làm bài
Kiểu bài này địi hỏi các em phải biết lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục,
có kiến thức đời sống và tìm những dẫn chứng thực tế để minh họa. Trong khi
đó, tài liệu tham khảo về cách làm bài còn hạn chế.
Dạng đề này thường yêu cầu viết một đoạn văn ngắn ( có giới hạn số câu)
thời gian dành cho phần này khoảng từ 35 đến 40 phút, học sinh không thể viết
quá dài nhưng cũng không được viết sơ sài, nghĩ gì viết đó mà phải nắm chắc
phương pháp làm bài, xử lí yêu cầu của đề thi một cách linh hoạt, hiệu quả.Rất
nhiều học sinh cịn trong tình trạng không xác định được yêu cầu của đề thi.
2.Thực tế vấn đề nghiên cứu tại đơn vị
Qua tìm hiểu thực tế, ta thấy việc dạy học văn nghị luận xã hội tuy đã đạt
được những kết quả nhất định nhưng vẫn còn bộc lộ khá nhiều hạn chế. Kết quả
các bài kiểm tra, bài thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT, thi học sinh giỏi các cấp
môn Ngữ văn của trường THCS..........tuy đã có chuyển biến nhưng khi viết bài
nghị luận xã hội, học sinh cịn gặp nhiều khó khăn, trong đó có kiểu bài nghị
luận về sự việc, hiện tượng đời sống, học sinh vẫn bị trừ điểm bởi những lỗi mắc
phải thuộc về kiến thức và kĩ năng. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này thuộc
cả về phía thầy cô và học sinh.
2.1. Với giáo viên
Một số thầy cô tập trung nhiều thời gian và tâm huyết của mình vào việc
dạy cách làm bài nghị luận văn học mà chưa chú trọng nhiều vào việc chưa chú
trọng nhiều vào việc hướng dẫn các hoạt động học trong học kiểu bài viết đoạn
văn nghị luận xã hội vì cho rằng phần này chỉ chiếm 3/10 điểm.




2
Có những giáo viên cịn lúng túng khi dạy kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện
tượng đời sống nhất là khi dạy cho đối tượng học sinh giỏi, khi tiếp cận với dạng
đề mở, với những đề bài mà vấn đề nghị luận cịn là trìu tượng.
Phương pháp dạy học của một số giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu đổi
mới, nặng về truyền thụ kiến thức khiến giờ học trở nên nặng nề.
Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học của một số giáo viên cịn
chưa tích cực đổi mới phương pháp.
2.2. Với học sinh
Vốn hiểu biết các vấn đề xã hội còn hạn chế. Một số học sinh chưa có ý
thức quan sát, tìm hiểu, suy nghĩ, nhìn nhận, đánh giá về các sự việc, hiện tượng
đời sống một cách thường xuyên.
Khả năng nhận thức vấn đề trước một sự việc, hiện tượng của một số học
sinh còn hạn chế.
Một số học sinh chưa hứng thú, say mê với việc học tập môn Ngữ văn nói chung
và thực hành làm kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống nói riêng.
Có những học sinh dành nhiều thời gian cho bài nghị luận văn học chưa
thật chú trọng nhiều đến bài nghị luận xã hội.
3. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
“Hướng dẫn tổ chức các hoạt động học nhằm giúp học sinh học tốt kiểu bài
văn nghị luận xã hội về một sự việc hiện tượng đời sống trong chương trình Ngữ
văn 9” giúp học sinh khắc phục những biểu hiện trì trệ trong việc dạy học bộ
môn.
Đưa ra những biện pháp cụ thể để việc tổ chức hoạt động hướng dẫn viết
đoạn văn nghị luận xã hội trong các tiết học, bài học hiệu quả.
Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh để các em có
thể làm chủ bản thân, làm chủ tri thức, hứng thú và đam mê với mơn học. Hình
thành được các phẩm chất, năng lực cho học sinh sau mỗi tiết học.


II. NỘI DUNG CỦA BIỆN PHÁP
1. Xác định những năng lực, phẩm chất cần hình thành và phát triển cho học sinh


3
Trong mỗi tiết học, bài học hình thành cho học sinh những năng lực, phẩm
chất riêng biệt, không bài học nào giống bài học nào. Vì vậy, khi thiết kế kế
hoạch giảng dạy, giáo viên cần nắm chắc những năng lực và phẩm chất cần hình
thành cho học sinh.
2. Nhận diện đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Có đề về sự việc, hiện tượng tốt cần ca ngợi, biểu dương.
- Có đề về sự việc, hiện tượng không tốt cần lưu ý, phê phán, nhắc nhở.
- Có đề cung cấp sẵn sự việc, hiện tượng dưới dạng một truyện kể, một
đoạn tin để người làm bài sử dụng; có đề khơng cung cấp nội dung sẵn, mà chỉ
gọi tên, người làm bài phải trình bày, mơ tả sự việc, hiện tượng đó.
- Mệnh lệnh đề thường là: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ …( Số câu, còn
hay kết hợp với yếu tố Tiếng Việt)
3. Biện pháp hướng dẫn tổ chức các hoạt động học nhằm giúp học sinh học tốt
kiểu bài văn nghị luận xã hội về một sự việc hiện tượng đời sống theo hướng
phát triển phẩm chất, năng lực
3.1. Tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực bằng việc hướng
dẫn học sinh tự học
Giáo viên hướng dẫn, hỗ trợ học sinh tự suy nghĩ, khám phá vấn đề.
Dạy học cá biệt hóa, tức là phải dạy cách học và tự học có hướng dẫn cho
học sinh theo năng lực, trình độ riêng của các em.Ví dụ: Tổ chức cho học sinh
học theo dự án bằng hướng dẫn học sinh tự học.

Hướng dẫn học sinh tự học
3.2. Tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực bằng việc dạy học gắn

liền với thực tiễn


4
Dạy học gắn liền với thực tiễn thông qua hoạt động trải nghiệm như: tham
quan thực tế, ngoại khóa các vấn đề xảy ra trong cuộc sống: bạo lực, tình u
học trị, các vấn đề về mơi trường, giao thơng, dịch bệnh….

Hoạt động trải nghiệm về môi trường

Dạy học gắn liền với thực tiễn thông qua xây dựng hệ thống câu hỏi để các
em biết vận dụng, gắn liền với thực tiễn cuộc sống.
3.3. Tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực bằng việc kiểm tra,
đánh giá
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của từng cá nhân sau khi giáo viên giao một nhiệm vụ
Kiểm tra sản phẩm hoạt động nhóm trong các nhiệm vụ. Quan sát và kiểm
tra thái độ, kỹ năng tham gia hoạt động học của học sinh.
Xây dựng đề kiểm tra có liên quan tới các đến các vấn đề về sự việc hiện
tượng trong xã hội khá nổi bật được quan tâm.
3.4. Ứng dụng công nghệ thông tin và trang web google vào trong quá trình
dạy học theo định hướng phát triển năng lực
- Giáo viên có thể sử dụng cơng nghệ thơng tin trong quá trình thiết kế tổ
chức dạy học cho học sinh thông qua các hoạt động học như: quan sát hiện
tượng qua tranh ảnh, video thực tế.


5

Học sinh truy cập trang Wed tự tìm thơng tin trong giờ học
Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng trang web google để tra cứu thơng

tin, tìm hiểu tư liệu về bài học để vốn kiến thức phong phú và chọn lọc được
những sự việc có tính chất tiêu biểu
3.5. Hướng dẫn học sinh ghi nhật ký tiết học và cách sử dụng nhật ký tiết
học đó
Hướng dẫn mỗi học sinh chuẩn bị 1 cuốn sổ: Nhật ký Ngữ văn để ghi lại
những thơng tin hữu ích trong học tập bộ mơn và biết cách sử dụng nó để khắc
sâu thêm tri thức môn học, tra cứu thông tin trong mơn học.
Cuốn nhật ký Ngữ văn này có thể được chia thành các nội dung như: Nhật
ký về các sự việc tiêu biểu, các tấm gương tiêu biểu....
3.6. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh để góp phần
phát huy năng lực, phẩm chất học sinh
Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nội khóa với chủ đề về an tồn
giao thơng, mơi trường, phòng chống covid ngay trong trường học...


6

Hoạt động ngoại khóa chủ đề dịch bệnh, mơi trường
Tổ chức hoạt động trải nghiệm ngoại khóa thì phạm vi hoạt động rộng hơn,
các em thích thú với những điều mới mẻ chưa từng biết đến. Vốn sống phong
phú hơn rất nhiều
3.7 Hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập.Rèn cho HS kĩ năng tạo lập văn
bản – Viết đoạn văn

MƠ HÌNH ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ MỘT SỰ VIỆC,
HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
*Mở đoạn: Dẫn dắt, giới thiệu sự viêc, hiện tượng
*Thân đoạn:
- Giải thích: Khái niệm, thực trạng của hiện tượng.
- Nguyên nhân: Chủ quan, khách quan

- Tác động/ Tác hại: Đúng, tốt, ý nghĩa-Lí lẽ- Dẫn chứng.
- Giải pháp: Cần, nên,phải…, Tránh, phê phán..Bài học cho bản thân và mọi
người.
*Kết đoạn:Khẳng định lại vấn đề. Mở rộng, nâng cao ý nghĩa vấn đề.


7
Bài tập vận dụng : Viết đoạn văn 10 – 12 câu trình bày suy nghĩ của em về
tình trạng học vẹt của nhiều học sinh.
- Yêu cầu hình thức: Đúng kiểu bài nghị luân về một sự việc hiện tượng đời
sống. Đảm bảo số câu. Khơng sai lỗi chính tả. Diễn đạt mạch lạc.
*Yêu cầu nội dung
+ Mở đoạn: Dẫn dắt nêu khái quát về vấn đề học vẹt. Sơ lược nhận định, ý kiến
của em về vấn đề này.
+ Thân đoạn:

- Giải thích: Học vẹt là gì? Học thuộc lịng từng câu từ nhưng lại khơng hiểu ý
nghĩa bài học. Đây là cách học sai lầm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất
lượng học tập. Thực trạng phổ biến tràn lan trong nhà trường ( ví dụ biểu hiện cụ
thể )

- Nguyên nhân: Chủ quan: HS chưa tự giác; chưa ý thức tầm quan trọng của việc
học...
Khách quan:Nhồi nhét kiến thức, nặng về lý thuyết…..

- Tác hại: Không làm chủ kiến thức, chất lượng GD đi xuống; Hiệu quả không
cao; khả năng vận dụng, liên hệ thực tế kém, dễ chán nản, làm cho xã hội kém
phát triển….

- Giải pháp: Tuyên truyền học sinh cần nâng cao kiến thức; xác định mục tiêu

học tập; cải cách điều chỉnh phương thức giảng dạy….
+ Kết đoạn:
Khẳng định lại quan điểm, ý kiến về học vẹt. Bàn luận mở rộng vấn đề.
4. Cách thức thực hiện.
- Thực hiện trong các tiết dạy kiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng
đời sống.
- Đánh giá hiệu quả của giải pháp từ đó điều chỉnh giải pháp cho phù hợp.
5. Quy trình thực hiện giải pháp của bản thân.


8
- Một là: Tìm hiểu các yêu cầu trong quá trình dạy học theo định hướng phát
triển năng lực, phẩm chất người học.
Hai là: Tìm hiểu về đối tượng học sinh và tìm hiểu về mục tiêu kiểu bài nghị
luận về một sự việc hiện tượng đời sống .
Ba là: Định hướng và xây dựng cách thức tổ chức dạy học theo định hướng
phát triển năng lực.
Bốn là: Vận dụng vào trong quá trình dạy học và kiểm tra sự tiến bộ của học sinh.
III. HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CỦA VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TRONG
THỰC TẾ GIẢNG DẠY
1. Phạm vi áp dụng
- Lựa chọn thử nghiệm trên 1 vấn đề ( Viết đoạn văn 10 – 12 câu trình bày
suy nghĩ của em về tình trạng học vẹt của nhiều học sinh.) với lớp thực nghiệm
(9C) và lớp đối chứng (9D). Thấy rõ sự khác biệt giữa 2 lớp thực nghiệm và đối
chứng thông qua bài làm và kết quả khảo sát trước tác động và sau tác động.
- Áp dụng đồng bộ trên các lớp khối 9. Thu thập số liệu qua kết quả điểm từ
số lượng bài kiểm tra.
2. Thời điểm áp dụng: Năm học 2020 - 2021
3. Hiệu quả của giải pháp
3.1 Với giáo viên và học sinh

- Giáo viên và học sinh đều nhận thức rõ vai trị, nhiệm vụ của mình trong
dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của người học.
- Học sinh tích cực hơn trong giờ học, các em chủ động tham gia hoạt động
học, làm chủ kiến thức.
- Giờ học sôi nổi hơn, hấp dẫn hơn. Và từ đó tăng thêm niềm đam mê, u
thích bộ mơn Ngữ văn.
3.2. Kết quả thông qua các số liệu điều tra
Khảo sát lớp thực nghiệm và lớp đối chứng khi cho làm đề:Viết đoạn văn 10
– 12 câu trình bày suy nghĩ của em về tình trạng học vẹt của nhiều học sinh.


9
* Kết quả trước tác động – qua bài kiểm tra khảo sát đầu học kì II:
Điểm
8->9

Tổng số
Lớp thực
nghiệm
9C(36)
Lớp đối
chứng
9D(35)

SL
3

%
8,3


2

5,7

Điểm
6.5->8
SL
%
7
19,4
8

22,8

Điểm
5-><6.5
SL
%
17
47,2
15

42,8

Điểm
3.5-><5
SL
%
7
19,4

9

25,7

Điểm
Dưới 3.5
SL
%
2
5,7
1

3

Qua khảo sát cho thấy giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng kết quả tương
đương nhau. Vì vậy, 2 lớp có sự tương đồng và có thể sử dụng để đem ra so
sánh.
* Kết quả sau tác động – qua bài kiểm tra giữa kì (Sau khi áp dụng biện pháp
đối với lớp thực nghiệm, lớp đối chứng thực hiện dạy học theo truyền thống)
Điểm
8->9

Tổng số
Lớp thực
nghiệm
9C
Lớp đối
chứng
9D


SL
8

%
22,2

2

5,7

Điểm
6.5->8
SL
%
18
50
8

Điểm
5-><6.5
SL
%
6
16,6

22,8

18

51,4


Điểm
3.5-><5
SL
%
4
11,2
6

17,1

Điểm
Dưới 3.5
SL
%

1

3

Qua khảo sát cho thấy giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng kết quả đã có
sự biến chuyển, thay đổi rõ rệt. Vì vậy, ta có thể khẳng định biện pháp hiệu quả
rõ rệt khi áp dụng.
* Bảng thang đo hiểu biết và thái độ của học sinh về tổ chức dạy học theo định
hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học ở các lớp năm học: 2020 – 2021:

Thái độ

Trước
và sau

tác

Rất tốt

Tốt

Bình Khơng Khơng
thường
tốt
biết
chút


10
động

nào

1. Em có nắm được vai
trị của mình trong hoạt
động học

Trước

3

7

17


7

Sau

10

11

11

4

2. Em tích cực, chủ động
tham gia hoạt động học.

Trước

4

6

16

8

Sau

8

13


11

4

Trước

0

5

15

10

Sau

8

18

6

4

Trước

1

5


20

5

Sau

7

16

9

4

3. Em sáng tạo trong
hoạt động học

4. Sự gắn bó của em với
mơn Văn khi được tích
cực tham gia hoạt động
học.

2

2

6

5


Tổng số ý kiến

IV. KẾT LUẬN ÁP DỤNG NỘI DUNG TRÌNH BÀY

1. Về phía giáo viên
Sau khi áp dụng biện pháp trên tại khối 9 trường THCS..........học kì
1năm học 2020- 2021, tơi nhận thấy giáo viên tích cực trong việc trao đổi
với đồng nghiệp trong khối lớp để có những điều chỉnh phù hợp với đối
tượng học sinh. Mỗi một tiết học Ngữ văn giáo viên hướng dẫn học sinh
viết đoạn văn kiểu bài văn nghị luận xã hội về một sự việc hiện tượng đời
sống một cách sáng tạo và phù hợp với học sinh từng lớp học.
Các buổi sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học đã góp
phần định hình và thúc đẩy các giáo viên trong tổ nhóm chun mơn sáng
tạo và tích lũy thêm kiến thức, kinh nghiệm của đồng nghiệp và chia sẻ
những kinh nghiệm, đóng góp của cá nhân mình để hồn thiện hơn tiết học,
bài giảng.


11
2. Về phía học sinh
Học sinh tích cực và chủ động hơn hẳn trong tiết học. Các em chủ
động bày tỏ quan điểm cá nhân của bản thân trước các vấn đề của xã hội
cũng như vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống trong cuộc sống có
liên quan đến bộ môn Ngữ văn.
Tâm lý nặng nề khi viết đoạn văn nghị luận về kiểu bài văn nghị luận
về một vấn đề xã hội dần dần được tháo gỡ. Trong các tiết học, học sinh
được bày tỏ quan điểm và sự sáng tạo của học sinh dưới định hướng của
giáo viên đạt được hiệu quả không nhỏ.
3. Kiến nghị

3.1. Với tổ chuyên môn, đồng nghiệp và nhà trường
+ Thường xuyên tổ chức các cuộc tập huấn chuyên môn để giúp các
đồng nghiệp trao đổi, học hỏi kinh nghiệm cùng giúp nhau tháo gỡ những
khó khăn trong q trình giảng bài góp phần nâng cao trình độ chun mơn,
nghiệp vụ.
+ Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho giáo viên như tài liệu, sách tham
khảo.Tổ chức một trang Web về chuyên môn cho các giáo viên trong nhà trường
để cùng trao đổi, học hỏi kinh nghiệm.
3.2. Với Phòng giáo dục, Sở giáo dục
Phổ biến các sáng kiến, giải pháp, đề tài khoa học hay để các giáo viên
cùng trao đổi kinh nghiệm và học tập.
Trên đây là biện pháp:“Hướng dẫn tổ chức các hoạt động học nhằm giúp
học sinh học tốt kiểu bài văn nghị luận xã hội về một sự việc hiện tượng đời
sống” tôi đã áp dụng hiệu quả cho học sinh tại khối lớp 9, trường THCS Cao
Thắng, Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Biện pháp này lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi THCS
cấp Thành phố, năm học 2020 – 2021 và chưa được dùng để xét duyệt thành tích
khen thưởng cá nhân trước đó.


12
Xác nhận của nhà trường

Người báo cáo



×