Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Báo cáo biện pháp thi giáo viên giỏi ngữ văn 10, biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.26 KB, 16 trang )

BÁO CÁO BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HIỆU QUẢ
THI GIÁO VIÊN GIỎI MÔN NGỮ VĂN LỚP 10
Tên sáng kiến: Một số biện pháp sử dụng hiệu quả phiếu học tập
trong môn Ngữ văn 10 tại trường THPT ....................
Họ tên tác giả: ....................
Mã số: …………………………………....................................................
1. Tình trạng giải pháp đã biết:
a/ Mơ tả ngắn gọn giải pháp đã biết:
Thực hiện văn bản số 1566/SGD&ĐT- GDTrH ngày 21/9/2020 của Sở
Giáo dục và Đào tạo Lào Cai về việc hướng dẫn nhiệm vụ cấp THPT năm học
2020-2021. Văn bản số 1951/SGD&ĐT- GDTrH ngày 09/11/2020 của Sở Giáo
dục và Đào tạo Lào Cai về việc chỉ đạo thực hiện một số yêu cầu về tổ chức sinh
hoạt chuyên môn, nâng cao năng lực tự học của học sinh. Kế hoạch 06/
KHPTDTNT.BX ngày 15/10/2020 về việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học bộ
môn.
Môn Ngữ văn là môn học công cụ, khối lượng kiến thức nhiều, địi hỏi
học sinh có khả năng tư duy, biết suy luận và vận dụng kiến thức. Trong khi đó,
việc học mơn Ngữ văn của học sinh hiện nay có xu hướng giảm do nhiều yếu tố
xã hội. Mặt khác, chất lượng môn Ngữ văn 10 của trường THPT ...................
trong hai năm gần đây chưa đạt được kết quả như mong muốn. Tỉ lệ điểm từ
trung bình trở lên cịn thấp, số lượng điểm khá giỏi ít, điểm trung bình môn học
chưa cao.
Một số biện pháp sử dụng hiệu quả phiếu học tập trong môn Ngữ văn
10 tại trường THPT ................... đã phát huy được tính tích cực của học sinh và
có thể áp dụng nhanh trong q trình dạy học Ngữ văn 10 THPT.
b/ Ưu khuyết điểm của biện pháp:
Ưu điểm:
Những biện pháp này đã phát huy được tính chủ động của giáo viên và
tính tích cực của học sinh trong công tác giảng dạy và học tập môn Ngữ văn 10.

1




Biện pháp góp phần tạo hứng thú cho người học. Học sinh u thích mơn
học hơn, đồng thời kích thích khả năng tư duy sáng tạo của các em.
Khuyết điểm:
Nội dung mơn Ngữ văn THPT 10 có nhiều kiến thức khó, trừu tượng nên
địi hỏi giáo viên phải có hình thức tổ chức, sử dụng phiếu học tập linh hoạt, phù
hợp. Ở nhiều học sinh, khả năng vận dụng liên hệ các đơn vị kiến thức trong
phiếu học tập còn hạn chế.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:
a/ Mục đích của giải pháp:
Làm tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh sử dụng để giảng dạy và
học tập môn Ngữ văn lớp 10 THPT. Từ đó nâng cao chất lượng dạy của giáo
viên và chất lượng học của học sinh đối với môn Ngữ văn.
Hướng dẫn học sinh hình thành kĩ năng, phương pháp học tập hiệu quả,
nhất là trong việc tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh.
Học sinh dễ tư duy, biết vận dụng để tìm hiểu các mạch kiến thức khó
trong từng nội dung bài học.
Tạo niềm yêu thích, kích thích khả năng tư duy sáng tạo của học sinh đối
với môn học.
b/ Mô tả chi tiết nội dung của biện pháp:
Hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học cùng với sự hỗ trợ đắc lực của
các phương tiện kĩ thuật đã và đang phần nào đạt được những yêu cầu đặt ra, đặc
biệt là việc sử dụng các kỹ thuật dạy học hiện đại, giáo án điện tử và ứng dụng
các công nghệ thông tin vào giảng dạy. Tuy nhiên, so với các bộ môn khác, khi
ứng dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, mơn Ngữ văn địi hỏi học
sinh có khả năng tư duy, biết suy luận, biết vận dụng linh hoạt kiến thức. Trong
quá trình dạy học môn Ngữ văn 10 THPT, tôi gặp một số khó khăn như:
Nội dung kiến thức nhiều, khó, thời lượng dạy học ít, vì vậy nếu giáo viên
khơng thiết kế bài dạy đa dạng, phong phú thì dễ gây nhàm chán trong học sinh.

Các em dễ chán nản ảnh hưởng đến việc nắm bắt và vận dụng kiến thức trong
tồn bộ q trình học tập.

2


Học sinh trường PTDT Nội trú với đặc thù là con em đồng bào dân tộc
miền núi, nhận thức về các vấn đề xã hội cịn hạn chế, cịn tình trạng học sinh
còn chưa biết cách học, cách ghi kiến thức vào bộ não mà chỉ học thuộc lòng,
thuộc một cách máy móc. Nhiều em khó khăn trong việc khắc sâu kiến thức
trọng tâm, không nắm được “sự kiện nổi bật” trong bài học, trong tài liệu tham
khảo, hoặc không biết liên tưởng, liên kết các kiến thức với nhau.
Trên cơ sở đó, trong q trình dạy học tơi đã áp dụng sáng kiến Một số
biện pháp sử dụng hiệu quả phiếu học tập trong môn Ngữ văn 10 tại trường
THPT ................... như sau:
- Giải pháp 1: Xác định vai trị của phiếu học tập trong mơn Ngữ văn
10:
Phiếu học tập là tờ giấy ghi sẵn những công việc độc lập hoặc theo nhóm,
được giáo viên phát cho học sinh để hoàn thành trong một thời gian ngắn của
tiết học.
+ Xác đinh vai trò của phiếu học tập đối với giáo viên:
Phiếu học tập giúp người dạy tổ chức hoạt động trên lớp, kiểm tra đánh
giá với nhiều hình thức mới lạ, hấp dẫn, đạt hiệu quả giảng dạy cao.
Giáo viên truyền đạt được nhiều nội dung kiến thức, hình thành kỹ năng.
Đồng thời tiết kiệm được thời gian đọc câu hỏi và bài tập cho học sinh.
Qua phiếu học tập, giáo viên chuyển từ hình thức thuyết trình sang định
hướng một cách linh hoạt. Đồng thời phiếu học tập giúp giáo viên thực sự trở
thành những “chuyên gia sáng tạo” trong dạy học Ngữ văn.
+ Xác định vai trò của phiếu học tập đối với học sinh:
Phiếu học tập phát huy được năng lực tư duy của từng học sinh trong mỗi

bài học. Thông tin phiếu học tập được truyền nhanh bằng thị giác sẽ lưu trong trí
nhớ học sinh lâu hơn.
Phiếu học tập được thiết kế theo hướng tích cực hóa hoạt động của học
sinh, khơi gợi hứng thú đọc văn bản, kích hoạt sự sáng tạo, tư duy phản biện và
khả năng tự học của học sinh.
Sử dụng phiếu học tập, học sinh được trực tiếp làm việc với văn bản, trực
tiếp khám phá và chiếm lĩnh văn bản trong môn Ngữ văn 10. Các em sẽ hiểu bài
và nắm vững kiến thức hơn.
3


Phiếu học tập hỗ trợ học sinh trong việc soạn bài, học bài mới, ôn tập, làm
việc cá nhân, làm việc nhóm...
- Giải pháp 2: Xác định yêu cầu của phiếu học tập:
Về nội dung: Phiếu học tập phải đảm bảo nội dung chính xác, ngắn gọn,
mức độ kiến thức được nâng dần từ dễ đến khó. Phiếu học tập sử dụng trên lớp
phải có quy định thời gian thực hiện.
Về hình thức: Phiếu học tập được thiết kế khoa học, có tính thẩm mỹ
nhằm tạo hứng thú, kích thích thị giác và khả năng tư duy của học sinh.
- Gải pháp 3: Các bước sử dụng hiệu quả phiếu học tập trong môn
Ngữ văn 10:
Phiếu học tập được giáo viên tổ chức thực hiện linh hoạt trong các hoạt
động học tập theo từng bước. Ở đây, tôi thiết kế quy trình thực hiện dạy học qua
phiếu học tập theo 5 bước:
Bước thực
hiện

Giáo viên

Học sinh


Bước 1

Giao phiếu học tập cho học Nhận nhiệm vụ qua phiếu học
sinh.
tập

Bước 2

Đưa các chỉ dẫn, gợi ý cho Lắng nghe, hiểu nhiệm vụ
hoạt động của học sinh.

Bước 3

Giám sát, trợ giúp, nhắc nhở Học sinh thực hiện nhiệm vụ,
học sinh thực hiện nhiệm vụ. làm việc cá nhân hoặc theo
nhóm, hồn thành phiếu học
tập.
Hồn thành sản phẩm ( chỉnh
sửa, bổ sung và ghi bài)

Bước 4

Lắng nghe, khen ngợi

Học sinh báo cáo kết quả hoàn
thành phiếu học tập
Thảo luận nhóm hoặc cả lớp,
đặt câu hỏi tương tác.


Bước 5

Đánh giá: Đánh giá ý thức Lĩnh hội, tiếp thu, khắc sâu
4


thực hiện phiếu học tập của kiến thức.
học sinh, nhóm lớp; Đánh giá
sản phẩm, kỹ năng trình bày
(có thể cho điểm để khuyến
khích học sinh).
Đưa ra đáp án và chốt kiến
thức
- Giải pháp 4: Cách sử dụng hiệu quả phiếu học tập trong các hoạt
động dạy học Ngữ văn 10:
Theo mơ hình trường học mới, tiến trình hoạt động dạy học bộ mơn được
thực hiện theo 5 bước: Khởi động-Hình thành kiến thức-Luyện tập-Vận dụngTìm tịi, mở rộng. Năm bước hoạt động nêu trên khơng cứng nhắc mà có thể
được thiết kế và thực hiện linh hoạt, mềm dẻo. Vì thế phiếu học tập áp dụng cho
từng hoạt động dạy học Ngữ văn 10 cũng được thực hiện linh hoạt, phù hợp.
*Sử dụng phiếu học tập trong hoạt động khởi động:
Khởi động là hoạt động đầu tiên nhằm giúp học sinh huy động những kiến
thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các nội dung có liên quan đến bài
học mới. Từ đó sẽ tạo sự hứng thú, lơi cuốn học sinh. Hoạt động khởi động bằng
phiếu học tập thường được tổ chức thông qua hoạt động cá nhân hoặc hoạt động
nhóm sẽ kích thích sự sáng tạo, giúp học sinh hình thành năng lực hợp tác, tinh
thần học hỏi, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ.
Khi sử dụng phiếu học tập trong môn Ngữ văn 10, giáo viên vận dụng
linh hoạt một số loại phiếu:
- Sử dụng phiếu học tập ơ chữ văn học:
Dạy bài Tỏ lịng ( Nguyễn Trãi), giáo viên thiết kế phiếu học tập Ô chữ

văn học với mục tiêu vừa kiểm tra bài cũ (Khái quát VHVN từ TK X đến hết TK
XIX) vừa tạo tâm thế vui vẻ, hứng khởi cho học sinh tiếp cận bài mới.
Ô chữ gồm 5 hàng ngang, giáo viên sử dụng máy chiếu để trình phiếu học
tập, học sinh trả lời theo hàng ngang
Câu 1: Điền từ còn thiếu trong câu sau: VHVN từ TK X đến hết TK XIX
còn được gọi là văn học... ?

5


Câu 2: Văn học VN thời trung đại ngoài thành phần văn học chữ Hán cịn
có thành phần văn học ..?
Câu 3: VH VN thế kỉ X – thế kỉ XIV mang nội dung yêu nước với âm
hưởng nào?
Câu 4: VHVN thế kỉ XV – thế kỉ XVII mang nội dung yêu nước với âm
hưởng nào?
Câu 5: Tác phẩm nào được mệnh danh là “bản Tuyên ngôn độc lập” đầu
tiên của nước ta?
I

R U N G Đ Ạ I
C H Ữ N Ô M
H À O H Ù N G
N G Ơ I

C A

N A M Q U Ô C S Ơ N H À

GV giới thiệu bài mới thông qua từ khóa ĐƠNG A, em biết gì về tên gọi

này? Em hiểu gì về “Hào khí Đơng A”?
- Sử dụng phiếu học tập khai thác kênh hình:
Dạy bài Tỏ lòng ( Nguyễn Trãi), giáo viên thiết kế phiếu học tập bằng
tranh minh họa để tạo tâm thế vui vẻ, hứng khởi cho học sinh tiếp cận bài mới.
HS quan sát một số bức tranh sau và trả lời câu hỏi: Những hình ảnh này
gợi em nhớ đến nhân vật nào trong lịch sử? Từ đó giáo viên dẫn dắt vào bài mới.

6


Lế hội đền Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên
Dạy bài Phú sông Bạch Đằng, giáo viên sử dụng phiếu học tập như sau:
Hãy tưởng tượng bạn đang ở đây - Khu di tích lịch sử Bạch Đằng giang.
Những cảm nhận, xúc cảm và câu hỏi nào đang gợi lên trong bạn ? Hãy cùng
chia sẻ!

DI TÍCH BẠCH ĐẰNG GIANG

…………………………………………………………………………………...………
…………………………………………………………………………………...………
…………………………………………………………………………………...………

* Sử dụng phiếu học tập trong hoạt động hình thành kiến thức:
Sử dụng phiếu học tập trong hoạt động hình thành kiến thức được áp dụng
chủ yếu bằng hình thức bảng biểu, sơ đồ, trả lời ngắn gọn theo câu hỏi có sẵn,
điền thơng tin vào nhánh sơ đồ tư duy...Các hình thức này nhằm phát huy năng
lực đọc hiểu văn bản của học sinh trong các hoạt động học tập. Ở hoạt động này,
giáo viên nên sử dụng chủ yếu phiếu học tập khai thác tối đa kênh chữ trong văn
bản.
- Thiết kế, sử dụng phiếu học tập bằng sơ đồ, bảng biểu.


7


Dạy học bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX,
mục tìm hiểu về các thành phần của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, giáo
viên yêu cầu học sinh hoạt động theo phiếu học tập sau:
VD1:
VHVN từ TKXXIX

Văn học chữ Hán

Văn học chữ Nơm

Thời gian hình thành
Thể loại chủ yếu
Tác giả, tác phẩm
tiêu biểu
VD2: Tìm hiểu về các giai đoạn phát triển của văn học từ thế kỉ X đến hết
thế kỉ XIX theo bảng sau:
X-XIV

XV-XVII

XVII-đầu XIX

Cuối XIX

Hoàn cảnh lịch sửxã hội
Các bộ phận văn học

Nội dung
Nghệ thuật
VD3: Em hãy nối những biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước trong Văn học

trung đại Việt Nam ở cột 1với các dẫn chứng tương ứng ở cột số 2:

1/ Biểu hiện

2/ Dẫn chứng

1. Ý thức độc lập, tự chủ, tự cường, tự
hào dân tộc.

a. Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Căm giặc nước thề khơng cùng sống

2. Lịng căm thù giặc sâu sắc, tinh thần b. Như nước Đại Việt ta từ trước
quyết chiến, quyết thắng với kẻ thù.
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

3. Biết ơn, ca ngợi những người hi sinh c. Chương Dương cướp giáo giặc
8


vì đất nước.

Hàm Tử bắt qn thù..

4. Lịng tự hào trước chiến công thời
đại.


d. Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

5. Tình yêu thiên nhiên, đất nước

e. Thác đánh giặc, chết cũng đánh
giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn
kiếp nguyện được trả thù kia…

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

- Thiết kế, sử dụng phiếu học tập bằng cách trả lời ngắn gọn:
VD. Phiếu học tập cá nhân khi dạy bài Truyện An Dương Vương và Mị
Châu, Trọng Thủy.
Đọc thầm văn bản và tóm tắt từng phần cốt truyện theo sợi dẫn sau:
Gợi dẫn

Tóm tắt

1a/ Từ đầu đến “...rước vào trong ................................................................
thành”.
1b/ Đoạn “Vua sai Cao Lỗ.....xin ................................................................
hòa” .
1c/ Đoạn “Trọng
lẫy .....phương Nam”

Thủy

mang ................................................................


- Thiết kế phiếu học tập bằng cách điền vào chỗ trống
Sử dụng loại phiếu điền vào chỗ trống nhằm giúp học sinh tái hiện được
kiến thức trong bài học một cách thuận lợi. Học sinh dựa vào văn cảnh cụ thể sẽ
dễ dàng tìm ra đáp án.
VD: Dạy phần Đọc văn bản ở đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh
phụ, ta có thể thiết kế phiếu như sau:
Dựa vào kết quả đọc, em hãy nhập vai nhân vật trữ tình để hồn thành văn bản
sau :
Chàng đi chinh chiến theo lệnh vua. Nhớ chàng, thiếp đã.....(1), thiếp lại ngồi
trước cửa....(2). Nhưng nhìn ra ngồi kia chẳng thấy.....(3). Bng rèm xuống,
thiếp chỉ có....(4) làm bạn. Song đèn có biết cũng như...(5). Thiếp...(6) chẳng nói
nên lời, nhìn hoa đèn lại càng thấy bi thiết. Trong đêm, thiếp nghe...(7) suốt năm
canh. Ngày dài, thiếp nhìn cây hịe trước sân nhà phất phơ rủ bóng. Thiếp
9


gượng...(8) nhưng...(9). Nhớ chàng, thiếp mong muốn nhờ ngọn gió đông ấm áp
của mùa xuân....(10).
* Sử dụng phiếu học tập trong hoạt động luyện tập:
Ở hoạt động này, việc sử dụng phiếu học tập nhằm kiểm tra, củng cố nội
dung kiến thức, kỹ năng qua bài học. Học sinh áp dụng trực tiếp kiến thức, kỹ
năng đã biết để giải quyết các tình huống trong học tập.
VD: Thực hiện phần Luyện tập trong bài học Chuyện chức phán sự đền
Tản Viên (Nguyễn Dữ) để củng cố kiến thức cho học sinh. Phiếu học tập dùng
cho nhóm 5 thành viên
Tưởng tượng cuộc giao tiếp văn học giữa bốn nhân vật trong phiếu học
tập sau về chủ đề : Cần hành động thế nào trước cái xấu, cái ác? Hãy chia sẻ.
1/ Thổ công

2/ Ngô Tử Văn


- Chi tiết trong văn bản:........................

- Chi tiết trong văn bản:.......................

- Câu trả lời: ........................................

- Câu trả lời: .......................................

3/ Các vị thần ở đền miếu xung quanh

4/ Người kể chuyện:

- Chi tiết trong văn bản:...................

- Chi tiết trong văn bản:......................

- Câu trả lời: ....................................

- Câu trả lời: .......................................

Câu trả lời của bạn sau khi lắng nghe cuộc trò chuyện
................................................................................................................................
.
*Sử dụng phiếu học tập trong hoạt động vận dụng:
Hoạt động vận dụng hướng đến việc học sinh vận dụng các kiến thức, kỹ
năng để giải quyết các tình huống tương tự hoặc mới trong học tập và cuộc sống.
Phần này thường chiếm ít thời gian trong tổng số 45 phút, vì thế sử dụng phiếu
học tập sẽ giúp tiết kiệm tối đa thời gian cho giáo viên và học sinh.
VD. Trong bài học Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa, để hướng

dẫn học sinh vận dụng kiến thức, giáo viên sử dụng phiếu học tập trả lời câu hỏi:
1/ Cái cò... sung chát đào chua
10


Câu ca mẹ hát gió đưa về trời
Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru
…Mẹ ru cái lẽ ở đời
Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn
Bà ru mẹ... mẹ ru con
Liệu mai sau các con cịn nhớ chăng?
(Trích Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa – Nguyễn Duy)
a/ Em hiểu thế nào về câu thơ:
Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn
b/ Tác giả gửi gắm điều gì qua hai câu thơ:
Bà ru mẹ…mẹ ru con
Liệu mai sau các con còn nhớ chăng?
2/ Dành cho học sinh khá, giỏi. ( BTVN)
Nhà nghiên cứu văn học Đỗ Bình Trị cho rằng: “ Các nhà văn học được văn
trong truyện cổ tích và học được thơ trong ca dao”.
Bằng sự trải nghiệm văn học của mình, em hãy bình luận ý kiến trên
*Sử dụng phiếu học tập trong hoạt động tìm tịi, mở rộng:
Từ kiến thức, kỹ năng trong bài học, học sinh tiếp tục tìm tịi và mở rộng
kiến thức ngoài lớp học theo chiều sâu và chiều rộng. Đồng thời sử dụng phiếu
học tập trong hoạt động này sẽ giúp học sinh tự đặt ra các tình huống có vấn đề
nảy sinh từ nội dung bài học, từ thực tiễn cuộc sống và giải quyết bằng nhiều
cách khác nhau.
VD:Trong bài học Ca dao than thân, u thương, tình nghĩa, để hướng dẫn
học sinh tìm tịi, mở rộng kiến thức, giáo viên sử dụng phiếu học tập trả lời câu

hỏi để hướng dẫn học sinh về nhà làm.
11


Sưu tầm hai câu ca dao có liên quan đến một trong số các hình ảnh biểu
tượng: chiếc khăn, chiếc áo, ngọn đèn...
Viết đoạn văn thể hiện cảm nhận của em về hình ảnh biểu tượng đó
.................................................................................................................................
VD. Phiếu học tập sử dụng trong bài Phú sông Bạch Đằng:
Yêu cầu

Thực hiện

Sưu tầm và ghi lại một số câu thơ,
phú lấy cảm hứng từ dịng sơng Bạch
Đằng lịch sử mà anh/chị thấy ấn
tượng.

.......................................................

Trong những ngày tháng chống Mĩ
hào hùng, Chế Lan Viên viết:

........................................................

.......................................................

........................................................

Mỗi gié lúa đều muốn thêm nhiều hạt


........................................................

Gỗ trăm cây đều muốn hóa nên trầm

........................................................ .

Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt

........................................................

Mỗi con sơng đều muốn hóa Bạch
Đằng

........................................................
........................................................

Kết hợp những kiến thức lịch sử đã
học với hình tượng trong bài Phú
sông Bạch Đằng của Trương Hán
Siêu, hãy viết một đoạn văn ngắn
trình bày cảm nhận của anh/chị về
hình tượng sông Bạch Đằng trong
lịch sử.

........................................................
........................................................
........................................................
........................................................
........................................................

........................................................

- Giải pháp 5: Một số lưu ý khi sử dụng phiếu học tập trong môn
Ngữ văn 10:

12


Căn cứ vào từng bài học, từng đối tượng học sinh để thiết kế hình thức
phiếu học tập cho phù hợp. Mỗi lớp có thể sử dụng một loại phiếu học tập khác
nhau trong cùng một bài.
Phiếu học tập phải được xây dựng ý tưởng và thiết kế trước khi lên lớp.
Tùy từng mục đích học tập, giáo viên có thể phát phiếu cho học sinh hoàn
thành trong thời gian: Trước khi học bài mới, trong khi học bài mới và sau khi
học để củng cố kiến thức.
Phiếu học tập là phương tiện dạy học bổ trợ, cần được kết hợp với các tài
liệu và phương tiện dạy học khác để tổ chức các hoạt động học tập.
Giáo viên không được lạm dụng phiếu học tập. Số lượng phiếu trong một
giờ học vừa phải, chỉ nên từ 1 đến 3 phiếu, vì nếu sử dụng nhiều sẽ dẫn đến tình
trạng nhàm chán, giảm hứng thú ở học sinh. Đặc biệt, không phải nội dung kiến
thức nào cũng dùng phiếu học tập để hướng dẫn học sinh học tập.
Để thiết kê phiếu học tập nhanh, đẹp, chúng ta có thể tham khảo trang
/>sub_confirmation=1
c/ Điểm khác biệt, tính mới của biện pháp:
Nội
dung áp
dụng

Trước khi áp dụng


Sau khi áp dụng biện pháp

biện pháp

1/ Vai trò Chưa thấy được hết vai trò của Nhận thấy được tầm quan trọng của
của phiếu phiếu học tập trong giảng dạy phiếu học tập trong hoạt động tổ chức,
học tập
bộ môn
hương dẫn của giáo viên và hoạt động
học tập của học sinh.
2/
Yêu Thiết kế phiếu học tập chủ yếu Thiết kế phiếu học tập đảm bảo yêu
cầu của đáp ứng được yêu cầu về mặt cầu cả về nội dung và hình thức
phiếu học nội dung
tập
3/
Các Các bước triển khai, thực hiện Thực hiện chủ động, linh hoạt theo 5
bước sử phiếu còn tùy hứng, chưa theo bước cơ bản.
dụng
quy trình cụ thể.
phiếu học
tập
13


4/ Cách
sử dụng
phiếu học
tập trong
hoạt động

học

- Chủ yếu sử dụng phiếu học
tập trong hoạt động hình thành
kiến thức và hoạt động luyện
tập, củng cố

- Sử dụng linh hoạt trong nhiều hoạt
động để đạt hiệu quả dạy học: Hoạt
động khởi động; Hoạt động hình thành
kiến thức; Hoạt động luyện tập; Hoạt
động vận dụng; Hoạt động tìm tịi mở
rộng.

- Dùng phiếu học tập trong nhiều bài
học: Đọc hiểu văn bản; tiếng Việt;
- Dùng phiếu học tập chủ yếu
Làm văn; Hoạt động trải nghiệm...
trong bài học tiếng Việt, làm
văn.
- Đa dạng hình thức trình bày phiếu
học tập: Sơ đồ, bảng biểu; Ơ chữ;
- Chủ yếu sử dụng phiếu học
Điền vào chỗ trống; Trả lời ngắn gọn
tập dạng sơ đồ, bảng biểu.Chủ
theo câu hỏi; Ru bích; Thang đo...
yếu sử dụng phiếu học tập
bằng kênh chữ.
Sử dụng linh hoạt phiếu học tập, có sự
kết hợp giữa kênh hình và kênh chữ

nhằm đạt hiệu quả cao.
- Tần suất sử dụng: Giáo viên có ý
thức sử dụng phiếu học tập thường
xuyên, phù hợp trong những bài học
- Tần suất sử dụng: Ít sử dụng Ngữ văn 10. Hình thành ý thức đổi
phiếu học tập. Chủ yếu thực mới phương pháp dạy học hiệu quả,
hiện trong những tiết dự giờ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
hội giảng.

3/ Khả năng áp dụng của biện pháp:
Những biện pháp này được áp dụng đại trà cho học sinh học mơn Ngữ
văn THPT. Trong đó đề tài tập trung chủ yếu vào học sinh học Ngữ văn lớp 10.
Trong quá trình dạy học Ngữ văn, khi áp dụng các biện pháp này, tôi đã thu
được một số kết quả đáng khích lệ. Trong năm học 2020-2021, tơi tiến hành áp
dụng phiếu học tập trong học tập Ngữ văn 10, các em đã chủ động lĩnh hội kiến
thức một cách hiệu quả. Thậm chí, tơi cịn vận dụng các biện pháp này vào công
tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn. Học sinh rất hứng thú và vận dụng tốt
phương pháp trong q trình học tập và ơn luyện. Đồng thời khi tham gia Hội thi
Giáo viên THPT dạy giỏi cấp tỉnh năm học 2019-200, tôi đã áp dụng biện pháp
vào giờ dạy hội giảng và đạt được kết quả đáng khích lệ.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng biện pháp:
14


Khi tiến hành thử nghiệm các biện pháp sử dụng hiệu quả phiếu học tập
trong môn Ngữ văn 10 tại trường THPT ................... tôi đã thống kê được kết
quả như sau:
+ Nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy mơn Ngữ văn 10. Các giờ học
có sử dụng phiếu học tập diễn ra sơi nổi hơn, học sinh có khả năng tương tác tốt
hơn.

+ Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập
bộ môn.
+ Taọ hứng thú cho học sinh tiếp thu kiến thức Ngữ văn linh hoạt và hiệu
quả.
+ Giúp người học tự tin hơn vào khả năng cảm thụ văn học của mình. Các
em đã mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của mình về một vấn đề cụ thể.
Kết quả cụ thể:
Trước khi áp dụng:
Chất lượng bộ môn Ngữ văn 10 đầu năm học 2020-2021:
G

K

TB

Y

TB trở lên

Lớp

TS HS

T
S

%

TS


%

TS

%

T
S

%

TS

%

10A

35

4

12%

15

43%

14

40%


2

5%

33

94%

10B

35

5

14%

10

29%

19

54%

1

3%

34


97%

- Kết quả sau khi áp dụng biện pháp:
Chất lượng bộ môn Ngữ văn 10 giữa học kỳ II, năm học 2020-2021

Lớp

TS
HS

10A
10B

G

K

TB

Y

TB trở lên

T
S

%

TS


%

TS

%

T
S

%

TS

%

35

4

12%

18

51%

13

37%


0

0%

35

100%

35

5

14%

20

57%

10

29%

0

0%

35

100%


Kết quả thi học sinh giỏi môn Ngữ văn :
15


Kết quả cấp trường: 01 giải Ba; 03 giải Khuyến khích
Kết quả cấp tỉnh: 02 giải Khuyến khích ( Học sinh Lò Thị Hạnh-10A; Lý
Láo San- 12B)
Kết quả thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn: Bản thân tôi đã sử dụng
phiếu học tập trong giờ dạy Hội giảng và đạt giải Nhì trong Hội thi Giáo viên
THPT dạy giỏi cấp tỉnh.
Bảng số liệu cho thấy, kết quả giảng dạy và học tập môn Ngữ văn 10 sau
khi áp dụng phương pháp cao hơn so với thời gian đối chứng. Tỉ lệ học sinh xếp
loại yếu giảm xuống, chất lượng khá giỏi được nâng lên, đặc biệt là chất lượng
thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn đạt được kết quả bước đầu, tuy còn
khiêm tốn. Điều quan trọng là học sinh khơng cịn cảm thấy e ngại, nhàm chán
với môn học mà tỏ ra tự tin, chủ động khám phá và lĩnh hội tri thức. Đó cũng
chính là mong muốn của tơi khi tiến hành áp dụng đề tài này.
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu : Không
6. Tài liệu kèm theo gồm:
- Bản vẽ, sơ đồ: 0 (bản)
- Bản tính tốn: 0 (bản)
- Các tài liệu khác: 0 (bản).
..................., ngày 08 tháng 5 năm
Người báo cáo

2021 Nhận xét của tổ chức, cá nhân
đã áp dụng sáng kiến lần đầu

...................


16



×