Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số giải pháp rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.19 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HOÁ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC”

Người thực hiện: Nguyễn Thị Tâm
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nam Ngạn
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Tiếng Việt

THANH HOÁ NĂM 2016


MỤC LỤC
Trang

1. Phần mở đầu

1

Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu

2. Nội dung

3



2.1. Cơ sở lí luận của việc dạy đọc hiểu ở tiểu học

3

* Cơ sở ngôn ngữ và văn học của dạy tập đọc
* Ý nghĩa của đọc hiểu
* Bản chất của quá trình đọc hiểu
2.2. Thực trạng dạy đọc hiểu cho học sinh lớp 4,5

Trường Tiểu học Nam Ngạn

5

* Thực trạng
* Nguyên nhân của những hạn chế trên
2.3. Một số giải pháp rèn đọc hiểu cho học sinh lớp 4,5

7

2.4. Hiệu quả của việc áp dụng những giải pháp trên.

13

3. Kết luận và kiến nghị

15

3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị

Tài liệu tham khảo

16


1. PHẦN MỞ ĐẦU:
1.1.Lí do chọn đề tài:
Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển
những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam. Các
môn học đó cùng với môn Toán, môn Tiếng Việt có một vị trí đặc biệt trong
chương trình. Nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kỹ năng
đọc - kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc học đầu tiên trong trường
phổ thông.
Song chỉ dừng lại ở kỹ năng đọc trơn, đọc thông thạo văn bản thì chưa đủ
mà cần phải rèn cho học sinh đọc hiểu văn bản. Vậy mà trên thực tế giảng dạy,
các em chủ yếu biết đọc thông mà chưa nắm chắc được công cụ hữu hiệu để lĩnh
hội tri thức, tư tưởng tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản được
đọc. Hay nói cách khác, làm thế nào để các em hiểu được "văn"? Làm thế nào để
cho những gì đọc được tác động vào chính cuộc sống của các em?
Muốn làm được những điều nói trên thì người giáo viên phải đổi mới
phương pháp dạy học để phù hợp với giai đoạn hiện nay trên cơ sở hoạt động
tích cực, chủ động, sáng tạo, độc lập của học sinh.
Việc rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh là tác động tích cực tới tư duy
người đọc, bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy các em biết
suy nghĩ một cách lô gíc cũng như biết tư duy có hình ảnh ... Ngoài ra còn giáo
dục tính cách, thị hiếu, thẩm mỹ cho học sinh. Một cách cụ thể, đọc hiểu một bài
tập đọc có nghĩa là học sinh biết tìm ra ý hay xác định nội dung của bài. Để
hướng dẫn học sinh rút ra nội dung bài thì người thầy có thể sử dụng nhiều
phương pháp. Nhưng dù theo phương pháp nào đi chăng nữa thì vẫn không thể
bỏ qua vai trò tổ chức, hướng dẫn của giáo viên. Đặc biệt là "rèn kỹ năng đọc

hiểu" nội dung đưa ra phải được chau chuốt. Học sinh khó có thể tìm ra nội
dung bài một cách dễ dàng. Người thầy phải hướng dẫn các em qua việc đặt hệ
thống câu hỏi, mối quan hệ giữa các đoạn trong bài. Từ đó các em có thể tìm ra
cách đọc hiểu một bài tập đọc một cách dễ dàng.
Như vậy" rèn kỹ năng đọc hiểu" là một phân môn có vị trí đặc biệt quan
trọng không chỉ đối với bậc tiểu học mà đối với bất cứ bậc học nào. Nó rất cần
thiết mà cũng chính là những trăn trở của giáo viên nói chung và bản thân tôi nói
riêng trong mỗi giờ Tập đọc, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả việc dạy Tiếng
Việt.
Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: "Một số giải pháp rèn kỹ năng đọc hiểu
cho học sinh Tiểu học".
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến dạy đọc hiểu cho
học sinh lớp 4, 5, từ đó đưa ra những kinh nghiệm rèn "đọc hiểu cho học sinh
lớp 4,5" góp phần nâng cao hiệu quả của dạy tập đọc cho giáo viên Tiểu học.
1


- Từ những kinh nghiệm “rèn đọc hiểu cho học sinh lớp 4,5" trong nhiều
năm trực tiếp giảng dạy, bản thân tôi cũng sẽ đưa ra những giải pháp và áp dụng
những giải pháp đó vào đối tượng học sinh Trường Tiểu học Nam Ngạn thành
phố Thanh Hóa.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu thực trạng dạy đọc hiểu cho học sinh lớp 4, 5 ở Trường Tiểu
học Nam Ngạn thành phố Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu lý thuyết.
- Điều tra thực trạng.
- Tổng kết kinh nghiệm.


2


2. NỘI DUNG:
2.1. Cơ sở lí luận của việc dạy đọc hiểu ở Tiểu học:
* Cơ sở ngôn ngữ và văn học của dạy Tập đọc.
Đặc trưng của môn Tiếng Việt được thể hiện ở tất cả các mặt ngữ âm, ngữ
nghĩa, ngữ pháp. Khi sử dụng phương pháp dạy Tập đọc phải dựa trên cơ sở của
ngôn ngữ học mà ngôn ngữ học có liên quan mật thiết đến vấn đề ngữ điệu. Dạy
đúng ngữ điệu là dạy học sinh biết làm chủ những yếu tố (ngừng giọng, ngắt
giọng) ngữ điệu là sự hoà hợp về âm hưởng của bài đọc. Nó có giá trị lớn để bộc
lộ cảm xúc. Vì vậy sử dụng đúng ngữ điệu rất quan trọng trong việc rèn đọc hiểu
cho học sinh.
Việc dạy đọc cho học sinh không chỉ đơn thuần là đọc trơn mà phải hình
thành kỹ năng đọc hiểu, đọc diễn cảm thì mới đánh giá được một văn bản tốt
hay chưa tốt và mới thấy được tính chính xác, tính đúng đắn, và tính thẩm
mỹ...của văn bản đó.
- Từ năm học 2006- 2007 học sinh lớp 5 được học chương trình tiểu học mới ở
tất cả các môn. Trong đó môn Tiếng Vịêt gồm 10 đơn vị học, mỗi đơn vị học
ứng với một chủ điểm học trong 3 tuần ( riêng chủ điểm Vì hạnh phúc con người
được học trong 4 tuần), các chủ điểm học tập xoay quanh những vấn đề lớn đặt
ra cho đất nước, dân tộc và cả loài người như:
• Tập Một gồm 5 chủ điểm học trong 18 tuần:
- Yêu Tổ quốc ( Việt Nam – Tổ quốc em ) - tuần 1,2,3.
- Bảo vệ hòa bình, vun đắp tình hữu nghị giữa các dân tộc ( Cánh chim hòa
bình) - tuần 4, 5, 6.
- Sống hài hòa với thiên nhiên, chinh phục thiên nhiên (Con người với thiên
nhiên) - tuần 7, 8, 9.
- Bảo vệ môi trường (Giữ lấy màu xanh) - tuần 11, 12, 13.
- Chống bệnh tật, đói nghèo, lạc hậu (Vì hạnh phúc con người ) - tuần 14,

15, 16, 17.
Tuần 10 : Ôn tập giữa học kì I; Tuần 18 : Ôn tập cuối học kì I
• Tập Hai gồm 5 chủ điểm học trong 17 tuần:
- Sống, làm việc theo pháp luật, xây dựng xã hội văn minh (Người công
dân) - tuần 19, 20, 21.
- Bảo vệ an ninh, trật tự xã hội (Vì cuộc sống thanh bình) - tuần 22, 23, 24.
- Giữ gìn và phát huy bản sắc, truyền thống dân tộc (Nhớ nguồn) - tuần 25,
26, 27
- Thực hiện quyền bình đẳng (Nam và nữ ) - tuần 29, 30 , 31,
- Thực hiện quyền của trẻ em (Những chủ nhân tương lai) - tuần 32, 33, 34.
Tuần 28 : Ôn tập giữa học kì II; Tuần 35: Ôn tập cuối học kì II
Về nội dung, các bài tập đọc lớp 4 xoay quanh các chủ đề như sau:
* Tập 1 gồm 5 chủ điểm , học trong 18 tuần:
3


+“Thương người như thể thương thân ’’ (6 bài) – ( lòng nhân ái) - tuần 1,2,3
+ Măng mọc thẳng (6 bài) – ( tính trung thực, lòng tự trọng ) - tuần 4,5,6
+ Trên đôi cánh ước mơ (6 bài) – ( ước mơ) - tuần 7,8,9
+ Có chí thì nên (6 bài ) – ( nghị lực ) - tuần 11,12,13
+ Tiếng sáo diều (8 bài ) – (vui chơi) - Tuần 14,15,16,17
Tuần 10 ôn tập giữa học kì 1
Tập 2 gồm 5 chủ điểm , học trong 17 tuần:
+ Người ta là hoa đất (6 bài ) – (năng lực , tài trí) - tuần 19 , 20 , 21
+ Vẻ đẹp muôn màu (6 bài ) – óc thẩm mĩ - tuần 22,23,24
+ Những người quả cảm ( 6 bài ) – (lòng dũng cảm) - tuần 25,26,27
+ Khám phá thế giới (6 bài ) – ( du lịch thám hiểm ) - tuần 29 , 30 , 31
+Tình yêu cuộc sống (6 bài ) – ( lạc quan, yêu đời ) tuần 32,33,34
Tuần 28 ôn tập giữa học kì 2.
* Yêu cầu về kĩ năng đọc đối với học sinh lớp 4, 5 :

+ Đọc các văn bản nghệ thuật, khoa học, hành chinh, báo chí.
+ Đọc thầm
+ Đọc diễn cảm đoạn văn,bài thơ, màn kịch ngắn.
+Tìm hiểu ý nghĩa của bài văn, bài thơ và một số chi tiết có giá trị nghệ
thuật trong bài văn, bài thơ. Nhận xét về nhân vật, hình ảnh và cách sử dụng
từ ngữ trong bài văn, bài thơ.
+ Đọc thuộc một số bài văn, bài thơ.
+ Dùng từ điển học sinh hoặc các sách công cụ để tra cứu, ghi chép thông tin.
Riêng kỹ năng đọc hiểu (tìm hiểu ý nghĩa bài văn, bài thơ,...) quan trọng và
chiếm nhiều thời gian hơn trong một tiết Tập đọc.
* Ý nghĩa của đọc hiểu.
Như ta đã biết, đọc không chỉ là sự "đánh vần" lên thành tiếng theo đúng
các ký hiệu chữ viết mà quan trọng hơn, đọc còn là một quá trình nhận thức để
có khả năng thông hiểu những gì được đọc. Đọc thành tiếng không thể tách rời
với việc hiểu những gì được đọc. Chỉ khi biết cách hiểu sâu sắc, thấu đáo văn
bản được đọc thì học sinh mới có công cụ hữu hiệu để lĩnh hội những trí thức, tư
tưởng, tình cảm của người khi chứa đựng trong văn bản, có công cụ để lĩnh hội
tri thức khi học các môn khác của nhà trường.
Chính nhờ biết cách đọc hiểu văn bản mà học sinh dần dần có khả năng
đọc rộng để tự học, tự bồi dưỡng kiến thức về cuộc sống, từ đó hình thành thói
quen, hứng thú với việc đọc sách, với việc tự học thường xuyên.
* Bản chất của quá trình đọc hiểu.
4


Đọc là một hoạt động của con người, dùng mắt để nhận biết các kí hiệu và
chữ viết, dùng trí óc để tư duy và lưu giữ những nội dung mà mình đã đọc và sử
dụng bộ máy phát âm phát ra âm thanh nhằm truyền đạt đến người nghe.
Hiểu là phát hiện và nắm vững mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, đối tượng
nào đó và ý nghĩa của mối quan hệ đó. Hiểu còn là sự bao quát hết nội dung và

có thể vận dụng vào đời sống. Hiểu là phải trả lời được các câu hỏi Cái gì? Như
thế nào? Làm thế nào?
Ngoài ra dạy đọc hiểu là giáo dục học sinh lòng ham đọc sách. Thông qua
việc hiểu, làm cho học sinh thích đọc và thấy được khả năng đọc là có lợi ích
cho các em trong cả cuộc đời. Đọc hiểu giúp các em có vốn kiến thức về ngôn
ngữ, đời sống kiến thức văn học, phát triển ngôn ngữ và tư duy, giáo dục tư
tưởng, đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mỹ.
Nói tóm lại đọc hiểu là một hoạt động có quá trình rất rõ vì nó gồm nhiều
hành động được trải ra theo tuyến tính thời gian.
- Hành động đầu tiên của quá trình đọc hiểu là hành động nhận đưa ngôn ngữ
của văn bản tức là nhận đủ các tín hiệu ngôn ngữ mà người viết dùng để tạo ra
văn bản.
- Hành động tiếp theo là hành động làm rõ nghĩa của các chuỗi tín hiệu ngầm.
- Hành động cuối cùng là hành động hỏi đáp lại ý kiến của người viết nêu trong
văn bản này.
Dạy đọc hiểu là hình thành kỹ năng để tiến hành những hành động này.

2.2. Thực trạng dạy đọc hiểu cho học sinh lớp 4,5 Trường Tiểu học
Nam Ngạn.
* Thực trạng:
Về nội dung, kiến thức rất phù hợp với trình độ của lứa tuổi học
sinh, nhiều bài mang tính giáo dục rất cụ thể, gần gũi với các em, mạch
kiến thức là một chuỗi tích hợp theo từng chủ điểm hay trong toàn bộ
chương trình Tập đọc lớp 4,5 từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
Song đối với học sinh tiểu học nói chung, với học sinh Trường Tiểu
học Nam Ngạn thành phố Thanh Hóa thuộc vùng ven của thành phố nói
riêng - điều kiện kinh tế khó khăn, dân trí thấp, phụ huynh ít có điều kiện
quan tâm tới việc học hành của con em mình nên việc đọc hiểu ở phân
môn Tập đọc của các em còn rất nhiều hạn chế. Việc chuyển tải những
kiến thức một cách dễ hiểu nhất đến với học sinh là một điều trăn trở lớn

của người giáo viên. Phải biết đưa ra hệ thống câu hỏi phù hợp, dễ hiểu,
hấp dẫn để khơi gợi sự tò mò, niềm hứng thú của các em trong mỗi giờ
Tập đọc.
Qua việc dự giờ các đồng chí giáo viên lớp 4,5 trong trường và thực tế
giảng dạy phân môn Tập đọc, tôi nhận thấy hầu như các đồng chí dạy đều tương
5


đối tốt, nắm vững quy trình, phương pháp, vận dụng linh hoạt các hình thức lên
lớp trong quá trình dạy tập đọc. Giáo viên đọc mẫu hay, học sinh đọc to, rõ ràng,
mạch lạc, có một số em rất tích cực xây dựng bài, tích cực tham gia trả lời câu
hỏi. Song bên cạnh đó còn có một bộ phận học sinh (chiếm tỷ lệ nhiều) chưa đạt
yêu cầu về kỹ năng đọc hiểu. Trong rất nhiều giờ tập đọc đã dự, tôi thấy nhiều
học sinh không hề giơ tay khi cô giáo đặt câu hỏi giải nghĩa từ, hay tìm ý, nội
dung của bài. Có nghĩa là kỹ năng đọc hiểu của các em còn rất hạn chế.
Qua khảo sát chất lượng đọc hiểu của các lớp 4,5 tôi thu được kết quả sau:
Lớp
Sĩ số
Số HS hiểu văn bản
Số HS chưa hiểu văn bản
5A
21
12
9
5B
20
10
10
4
27

17
10
Số HS chưa hiểu văn bản nghĩa là trong suốt quá trình tìm hiểu bài các em
HS này không hề giơ tay phát biểu ý kiến, hoặc nếu GV có chỉ định thì em đó
cũng không thể trả lời đầy đủ theo ý muốn của GV.
* Nguyên nhân của những hạn chế trên.
1. Giáo viên chưa chú trọng đến hình thức đọc thầm.
Qua thực tế dự giờ tập đọc ở lớp 4, 5 tôi thấy khi thực hiện một giờ tập đọc
GV thường dạy theo quy trình sau (phần bài mới).
- GV giới thiệu bài.
- 1 HS khá đọc - lớp đọc thầm bài 1 lần (hoặc có GV chuyển bước đọc
thầm này xuống phần tìm hiểu bài).
- Đọc theo cặp
- GV đọc mẫu, HS chú theo dõi.
- Tìm hiểu bài kết hợp đọc thầm.
- Luyện đọc diễn cảm.
Như vậy là trong một tiết tập đọc GV chỉ phát lệnh cho học sinh đọc thầm
bài rất ít, lại rất hình thức. Có giờ tập đọc GV vừa yêu cầu "các em đọc thầm
bài" lại hỏi luôn câu hỏi. GV không hề có ý thức coi trọng việc đọc thầm, không
kiểm tra HS có đọc thầm không và thực tế thì có rất nhiều em không tham gia
đọc thầm.
2. Giáo viên chưa quan tâm đến phương pháp rèn kỹ năng đọc hiểu cho học
sinh.
Thực tế dạy đọc biểu hiện này ở trường Tiểu học là GV nêu câu hỏi, HS trả
lời, GV yêu cầu HS khác nhận xét đánh giá câu trả lời của bạn sau đó là GV
nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng nhất của HS. GV chỉ nêu câu hỏi và chờ đợi
những câu trả lời đúng mà không biết, không quan tâm đến quá trình đọc diễn ra
như thế nào? HS làm gì và cần làm gì để có được câu trả lời. GV mới chỉ quan

6



tâm đến kết quả - các nội dung, kiến thức bài đọc, đem lại mà chưa quan tâm
đến phương pháp để đạt được kết quả này.
- Việc tìm hiểu đề tài của văn bản chưa được xác định kỹ. Đề tài của văn
bản thường nằm trong chủ điểm. Thực tế trong khi dạy tập đọc, GV rất hay quên
khi cho HS nắm được bài tập đọc này thuộc vào chủ điểm gì.
- Việc tìm hiểu tên bài tập đọc hầu như không có. GV dạy chủ yếu coi tên
bài tập đọc chỉ là tên để gọi - như một danh từ chứ chưa cho HS tìm hiểu, nhận
biết tên bài tập đọc thường thể hiện ý chính, nội dung của bài.
- Việc tìm hiểu và giải nghĩa từ ngữ trong bài tập đọc còn qua loa, đại khái.
Trong thực tế dạy học hiện nay, việc phát hiện từ mới trong bài tập đọc không
phải do HS phát hiện mà đa số từ phía GV. GV lấy những từ đó ra từ SGV, và
kết hợp giải nghĩa trong quá trình tìm hiểu bài.
Một vài HS biết giơ tay trả lời sau đó GV giải thích. Và cứ như vậy, các từ
GV đưa ra chỉ sử dụng độc nhất một hình thức hỏi đáp “di danh định nghĩa”. Chỉ
có một số HS hoạt động còn lại và đa số các em không hiểu thì cứ việc ngồi yên.
Vì vậy trong khi dạy tập đọc, ít có HS hiểu được cái hay của việc dùng từ ngữ,
hình ảnh.
- Việc xác định nội dung của đoạn gặp nhiều khó khăn: Đó là do GV chưa
hướng dẫn HS tìm ra câu quan trọng của đoạn để xác định ý. Hiện nay, khi dạy
cho HS tìm ý của đoạn, GV tiến hành hỏi một vài câu hỏi sau đó cho HS tìm ý
của đoạn. Chỉ vài HS tham gia trả lời câu hỏi là hiểu, tìm được ý của đoạn. Còn
lại hầu như các em không thể tìm được. Nếu như GV quan tâm đến việc tìm ra
câu quan trọng của đoạn thường nằm ở đầu, cuối đoạn sẽ rất nhiều HS tìm được
ý chính của đoạn.
- Việc tìm hiểu nội dung chính và mục đích thông báo của văn bản hiện nay
GV thường gộp chung làm một và được xác định ở cuối bài sau khi hướng dẫn
HS tìm hiểu bài xong, thường hay hỏi: "Nội dung bài này nói gì?" hay “Qua bài
này, tác giả muốn nói với em điều gì?”. Và số lượng HS trả lời tìm ra được nội

dung rất hạn hữu có giờ tập đọc chỉ có 2 - 3 em là tìm được.
- Khả năng hỏi đáp văn bản của HS còn rất đơn điệu, non nớt bởi vì việc
thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường được GV chắp đuôi vào cuối giờ học
bằng một bài diễn thuyết dài dòng hoặc bằng một công thức máy móc .

2.3. Một số giải pháp rèn đọc hiểu cho học sinh lớp 4,5
Rèn đọc hiểu là kỹ năng quan trọng của dạy tập đọc lớp 4,5. Từ những
mặt được, mặt hạn chế và những nguyên nhân dẫn đến hạn chế đã phân tích ở
trên, việc đưa ra một hệ thống những giải pháp để khắc phục những hạn chế là
qua quá trình đọc hiểu cho học sinh lớp 4,5 là cần thiết và cấp bách. Sau đây tôi
xin trình bày các giải pháp mà tôi đã thực hiện.
Giải pháp 1: Coi trọng hình thức đọc thầm.
- Đọc thầm là hình thức đọc không phát ra âm thanh mà chuyển trực tiếp từ
ký tự sang nghĩa để hiểu văn bản. Đọc thành tiếng và đọc thầm nằm trong thế
7


đối lập, sóng đôi. Đối với HS lớp 5 thì đọc thầm có ưu thế hơn hẳn thành tiếng ở
chỗ nhanh hơn từ 1,5 đến 2 lần và để tiếp nhận, thông hiểu nội dung văn bản thì
đọc thầm giúp các em hiểu nhanh và sâu sắc hơn.
- Hiệu quả của việc dạy đọc thầm được đo bằng khả năng thông hiểu văn
bản. Do đó dạy đọc thầm chính là dạy đọc có ý thức, đọc hiểu. Kết quả đọc thầm
phải giúp HS hiểu nghĩa của từ, cụm từ, câu, đoạn, bài,...tức là toàn bộ những gì
đọc. Các biện pháp có thể áp dụng là: giao nhiệm vụ để định hướng rõ yêu cầu
đọc thầm của HS (đọc câu nào? đoạn nào?, đọc để trả lời câu hỏi hay để nhớ, để
thuộc lòng, đọc để trả lời câu hỏi nào?).
Giới hạn thời gian để tăng dần tốc độ đọc thầm cho HS và tăng dần độ khó của
nhiệm vụ (đọc lướt để tìm từ ngữ hay chi tiết, hình ảnh nhất định trong một, hai
phút, đọc lướt để nêu nội dung chính của đoạn, của bài trong một, hai phút).
Ví dụ 1. Trong bài “Đất Cà Mau” (TV 5 tập 1 trang 89), GV cho HS đọc thầm

với các yêu cầu sau:
1. Đọc thầm toàn bài:
Đọc thầm toàn bài và cho biết mỗi đoạn văn tác giả miêu tả sự vật gì?
HS đọc thầm và tìm ý, sau đó nêu:
+ Đoạn 1: Miêu tả mưa ở Cà Mau.
+ Đoạn 2: Miêu tả cây cối và nhà cửa ở Cà Mau.
+ Đoạn 3: Con người Cà Mau.
2. Đọc thầm theo đoạn
Đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi tương ứng với đoạn 1:
- Mưa ở Cà Mau có gì khác thường?
Đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi tương ứng với đoạn 2:
- Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao?
- Người Cà Mau dựng nhà cửa như thế nào?
Đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi tương ứng với đoạn 3:
Người Cà Mau có tính cách như thế nào?
Ví dụ 2: Bài “Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà” (TV5 tập 1 trang 69),
GV cho HS đọc thầm với các yêu cầu sau:
1. Đọc thầm toàn bài:
HS đọc thầm toàn bài để tìm câu thơ miêu tả cảnh đẹp đêm trăng trên sông Đà?
(Câu Một đêm trăng chơi vơi). Hay đọc thầm để tìm câu thơ có sử dụng biện
pháp nhân hóa (Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông/ Những tháp khoan nhô
lên trời ngẫm nghĩ)
2. Đọc thầm câu để tìm từ ngữ được nhân hóa trong câu thơ (say ngủ, ngẫm
nghĩ)
Ví dụ 3: Bài “Hạt gạo làng ta” (TV5 tập 1 trang 139 ),
GV cho HS đọc thầm với các yêu cầu sau:
1. Đọc thầm toàn bài thơ để trả lời các câu hỏi cuối bài.
8



2. Đọc thầm toàn bài để nhầm học thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ.
Hay Khi dạy bài “Nghĩa thầy trò ” (TV 5 Tập 2 trang 79), GV sử dụng các
lần đọc thầm sau:
+ Đọc thầm lần 1: Sau khi giới thiệu bài, 1 HS khá đọc bài, cả lớp đọc thầm
theo bạn để nắm nội dung bài .
+ Đọc thầm lần 2: Trong khi các bạn đọc nối tiếp đoạn (3 lượt), cả lớp cũng đọc
thầm theo (3 lượt) để luyện phát âm và hiểu thêm về các từ ngữ trong bài.
+ Đọc thầm lần 3: Trước khi tìm hiểu nội dung câu hỏi 1 (hoặc nội dung đoạn
1) cho HS đọc thầm đoạn 1.
+ Đọc thầm lần 4: Trước khi tìm hiểu nội dung câu hỏi 2 (hoặc nội dung đoạn
2) cho HS đọc thầm đoạn 2.
+ Đọc thầm lần 5: Trước khi tìm hiểu nội dung câu hỏi 3 (hoặc nội dung đoạn
3) cho HS đọc thầm đoạn 3.
+ Đọc thầm lần 6: Trước khi luyện đọc diễn cảm bài, cho HS đọc thầm để tìm ra
giọng đọc của bài.
Như vậy, HS đã được đọc thầm nhiều lần trước khi phân tích nội dung bài kết
hợp với đọc cá nhân thành tiếng để HS nắm đươc nội dung văn bản. Việc đọc
thành tiếng và đọc thầm đã được kết hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn với nhau.
Giải pháp 2: Hướng dẫn học sinh hiểu đề tài (chủ điểm) của văn bản.
Có thể hiểu đề tài (chủ điểm) của một văn bản là đối tượng và vấn đề chính
mà văn bản ấy biểu đạt.
Xác định đề tài văn bản là HS phải trả lời được câu hỏi văn bản nói về cái
gì, về việc gì, về ai?.
Để xác định đề tài văn bản, nhiều khi phải dựa vào chủ điểm bài tập đọc.
Ví dụ: khi dạy bài tập đọc “ Cửa sông" (TV5 tập 2 trang 74), HS rất băn
khoăn và khó khi trả lời câu hỏi 4 cuối bài:
Phép nhân hóa ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói lên điều gì về “tấm lòng”
của cửa sông đối với cội nguồn?
Nếu ta xác định được bài thơ nằm trong chủ điểm “Nhớ nguồn” thì học
sinh sẽ trả lời được: “tấm lòng” của cửa sông là không quên cội nguồn.

Cũng có bài tập đọc có tranh minh họa, GV hướng dẫn HS quan sát kỹ
tranh sẽ nhận ra được chủ điểm của văn bản.
Ví dụ: Khi dạy bài “Phong cảnh đền Hùng” (TV5 Tập 2 trang 68), GV
hướng dẫn HS quan sát kĩ và mô tả bức tranh trong SGK (tranh vẽ về đền
Hùng - là nơi thờ cúng các vua Hùng đã có công dựng nước, tổ tiên của dân tộc
Việt Nam.) HS dễ dàng nhận ra chủ điểm mới sẽ học là “Nhớ nguồn”.
Như vậy, việc nhận ra đề tài (chủ điểm) của văn bản sẽ giúp HS hiểu bài
một cách nhanh chóng hơn.
Giải pháp 3: Dạy đọc hiểu cần phải hướng dẫn các em tìm hiểu tên bài.
Bài tập đọc thường có một cái tên. Tên bài không phải là một cái gì được
góp vào văn bản một cách ngẫu nhiên mà có lý do. Vì vậy tên bài tập nói với
9


chúng ta nhiều điều. Nó giúp ta xác định được đề tài văn bản và phần nào đoán
được nội dung của bài. Vì thế khi dạy đọc hiểu cho HS, giáo viên phải hướng
cho HS khai thác tên bài.
Muốn vậy trước tiên phải hướng dẫn HS bám vào câu chữ của tên gọi để
hiểu nội dung bài một cách nhanh chóng.
Ví dụ: Bài tập đọc "Sầu riêng" (TV4 tập 2 trang 34), rõ ràng tên đầu bài rất
ngắn gọn ta có thể gợi ý, hướng dẫn HS hiểu ngay được bài tập đọc này nói về
cây sầu riêng.
Hay bài : “Khuất phục tên cướp biển" (TV4 tập 2 trang 66), tên bài gắn liền
với nội dung, HS có thể bám vào tên đầu bài để khai thác nội dung bài.
Ngoài những ví dụ trên, trong phân môn tập đọc lớp 4,5, có thể liệt kê các
bài tập đọc tên bài thể hiện rõ nội dung như:
Lớp 4 : Tuần 1 (Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ; Thư thăm bạn); Tuần 4 (Một
người chính trực); Tuần 6 (Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca, Chị em tôi); Tuần 9
(thưa chuyện với mẹ); Tuần 10 (Điều ước của vua Mi-đat); Tuần 11(Ông trạng
thả diều); Tuần 12 (Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi); Tuần 16 (Kéo co);Tuần 20

(Trống đồng Đông Sơn); Tuần 21 (Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa); Tuần
22 (Sầu riêng); Tuần 25 (Khuất phục tên cướp biển); Tuần 31 (Ăng-co-vát, Con
chuồn chuồn nước),...
Lớp 5: Tuần 1(Thư gửi các học sinh, Quang cảnh làng mạc ngày mùa);
Tuần 5 (Một chuyên gia máy xúc); Tuần 12 (Mùa thảo quả); Tuần 13 (Người gác
rừng tí hon); Tuần 9 (Đất Cà Mau); Tuần 15 (Buôn Chư Lênh đón cô giáo);
Tuần 20 (Thái sư Trần Thủ Độ, Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng); Tuần 23
(Phân xử tài tình); Tuần 24 (Luật tục xưa của người Ê-đê); Tuần 25 (Phong cảnh
đền Hùng); Tuần 26 (Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân); Tuần 27 (Tranh làng
Hồ); Tuần 30 (Tà áo dài Việt Nam); Tuần 32 (Út Vịnh),...
Tuy nhiên có những bài tập đọc, tên bài đặt một cách kín đáo, nó thường
không toát lên nội dung của bài. Vì vậy khi dạy đọc hiểu cho HS, GV phải
hướng dẫn các em có thể đặt tên khác cho bài tập đọc.
Ví dụ: Bài tập đọc “ Một vụ đắm tàu” (TV 5 tập 2 trang 108), đọc đề bài
HS rất dễ hiểu là bài đọc nói về một vụ đắm tàu. Trong khi nội dung chính của
bài thơ lại là : Ca ngợi tình bạn giữa Ma-ri-ô và Giu-li-et-ta. Rõ ràng tên bài chỉ
là một hình ảnh dùng thay thế, nhằm nói lên nội dung bài. GV có thể gợi ý để
HS đặt tên khác cho bài như: “Tình bạn cao thượng”, hay “Sự hi sinh”,...
Hay bài tập đọc: “Những con sếu bằng giấy” (TV 5 tập 1 trang 36), HS rất
dễ nhầm lẫn bài đọc nói về những con sếu. Trong khi đó nội dung bài lại là tố
cáo tội ác chiến tranh hạt nhân; thể hiện khát vọng sống, khát vọng hòa bình của
trẻ em. Khi dạy đọc hiểu bài này, giáo viên có thể gợi ý HS đặt tên khác như:
Khát vọng sống,....
Ngoài ví dụ trên, GV có thể liệt kê thêm một số tên bài kín đáo, ẩn chứa nội
dung như:
Lớp 4:
10


- Những hạt thóc giống - Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám

nói lên sự thật.
- Vẽ trứng – Nhờ khổ công luyện tài Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành họa
sĩ thiên tài.
- Dù sao trái đất vẫn quay- Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng
cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.
- Ăn “mầm đá” – Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, vừa biết cách làm cho
chúa ăn ngon miệng, vừa khéo giúp chúa thấy được một bài học về ăn
uống.
Lớp 5:
- Những người bạn tốt – Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của cá
heo với con người.
- Chuỗi ngọc lam – Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết
quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.
- Tiếng rao đêm – Ca ngợi hành động dũng cảm cứu người của anh thương
binh.
- Hộp thư mật – Hành động dũng cảm, mưu trí của anh Hai Long và các
chiến sĩ tình báo.
- Lớp học trên đường – Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu
học của Rê-mi.
Như vậy, đề bài là tên gọi của một bài đọc (văn, thơ, bản tin,...). Nó là sự
biểu đạt nội dung của bài, là yếu tố tiếp xúc giữa tác phẩm với người đọc. Có
những tên bài thể hiện nội dung trực tiếp, chỉ cần đọc đầu đề, người ta cũng đã
có thể nắm bắt được phần nội dung quan trọng nhất, chủ yếu nhất của bài.
Nhưng cũng có những tên bài ẩn, kín đáo hoặc đầu bài mượn sự vật này để nói
về sự vật khác. Chính vì vậy trong quá trình dạy học, GV cần biết cách lựa chọn,
hướng dẫn HS khai thác nội dung bài dựa theo tên bài một cách phù hợp nhất để
HS dễ dàng nắm được nội dung chủ yếu của bài.
Giải pháp 4: Hướng dẫn HS tự phát hiện ra từ mới và giải nghĩa từ
Dạy đọc hiểu GV phải để HS tự phát hiện ra từ mới, quan trọng khó hiểu
trong bài tập đọc, hướng dẫn các em giải nghĩa từ bằng nhiều cách, từ đó tìm ra

cái hay của việc dùng từ ngữ hình ảnh.
Có thể nói việc hiểu bài bắt đầu từ việc hiểu từ. Nhưng không phải ta đi
giải nghĩa các từ mà chỉ tập trung giải nghĩa những từ chìa khoá có quan hệ trực
tiếp với đề tài, chủ đề của văn bản. Vì vậy để tìm từ mới trong giờ học, GV
thường đặt vấn đề "Hãy chỉ ra những từ em chưa hiểu nghĩa”. HS sẽ chọn từ tuỳ
thuộc vào trình độ của mình, GV lựa từ để hướng dẫn HS giải nghĩa, chứ không
chỉ đưa ra những từ mà SGV đưa ra để giải nghĩa cho HS. Đặc biệt là giải nghĩa
từ ở lớp 4, 5 GV phải chọn được từ dùng "đắt", từ “chìa khóa” trong bài tập đọc
để tìm ra giá trị nghệ thuật, cái hay của cách dùng từ.

11


Ví dụ: Trong bài "Hạt gạo làng ta” (TV5 Tập 1 trang 139) có sử dụng từ:
"hạt vàng" trong khổ thơ cuối mà không dùng từ “hạt gạo”. Từ "hạt vàng" có
nghĩa là hạt gạo rất quý, nó làm nên nhờ công sức của bao người.
Hay trong bài thơ “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” (TV 4 tập
2 trang 48) có sử dụng từ ngữ “Mặt trời của bắp; mặt trời của mẹ” để nói lên
tình yêu của mẹ đối với cách mạng và niểm hi vọng của mẹ đối với con.
Hoặc trong bài “Cửa sông” (TV5 tập 2 trang 74),
Từ “Cửa” được dùng theo nghĩa mới, không dùng để chỉ mọi cái cửa bình
thường mà bằng biện pháp nghệ thuật chơi chữ độc đáo, tác giả nói “Cửa sông”
giống như một cái cửa của dòng sông mở ra để sông đi vào biển lớn.
Tìm ra từ mới, việc làm rõ nghĩa của từ cũng rất quan trọng. Không nên chỉ
giải nghĩa từ theo cách "hỏi - đáp" hoặc "giải thích" mà giải nghĩa từ phải bằng
nhiều hình thức khác nhau và phải biết lựa chọn biện pháp giải nghĩa cho phù
hợp với từng từ, phù hợp với vai trò từng từ trong văn bản. Tránh tình trạng giải
nghĩa từ sa vào “giảng từ” như các tiết luyện từ sẽ làm mất đi mục tiêu của giờ
tập đọc.
Thông thường, ở các tiết tập đọc, tôi thường chọn các cách giải nghĩa từ

sau:
- Giải nghĩa từ bằng hình ảnh
Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc "Sầu riêng” (TV4 tập 2 trang 34) hoặc bài “
Mùa thảo quả” (TV 5 tập 1 trang 113), nhiều em sẽ không biết cây sầu riêng
hay cây thảo quả là loại cây như thế nào. GV nên giải nghĩa bằng trực quan cho
HS quan sát hình ảnh cây sầu riêng, cây thảo quả.
- Giải nghĩa bằng định nghĩa: Ngoài việc giải nghĩa từ bằng hình ảnh, GV
có thể hướng dẫn HS giải nghĩa từ bằng định nghĩa (thông thường dành cho HS
khá, giỏi)
Ví dụ: giải nghĩa từ “thảo quả” (Mùa thảo quả, TV 5 tập 1 trang 113): là một
loại cây thân nhỏ, quả hình bầu dục, lúc chín màu đỏ, mùi thơm ngào ngạt, dùng
làm thuốc và gia vị.
Hay giải nghĩa từ “gùi” (Buôn Chư Lênh đón cô giáo, TV 5 Tập 2 trang 144): đồ
vật đan bằng mây, tre đeo trên lưng để chuyên chở đồ đạc, miệng loe hơn đáy có
hình trụ,...
- Giải nghĩa từ theo lối so sánh từ đồng nghĩa, gần nghĩa hay trái nghĩa.
Ví dụ: giải nghĩa từ “thịnh nộ” (Đất Cà Mau, TV 5 tập 1 trang 89): là giận dữ, tỏ
ra giận lắm, một cách đáng sợ.
- Giải nghĩa từ theo cách miêu tả:
Ví dụ: khi giải nghĩa từ “sửng sốt ” (Những người bạn tốt, TV5 tập 1 trang 64):
ngạc nhiên cao độ, vẻ mặt có thể biến đổi khác.
Hay giải nghĩa từ “đỏ” (Quang cảnh làng mạc ngày mùa, TV 5 Tập 1 trang 10):
chỉ mầu sắc có mầu như mầu máu tươi.

12


- Giải nghĩa từ theo cách phân tích từ ra từng tiếng và giải nghĩa từng tiếng
này:
Ví dụ: khi giải nghĩa từ “Trí dũng song toàn ” (Trí dũng song toàn ,TV 5

tập 2 trang 56): trí là mưu trí, dũng là dũng cảm. Trí dũng song toàn là vừa mưu
trí, vừa dũng cảm.
Hay giải nghĩa từ “nhân chứng” (Luật tục xưa của người Ê-đê, TV 5 Tập 2
trang 56): nhân là chỉ người, chứng là chứng thực sự việc. Nhân chứng là người
làm chứng.
Như vậy, việc lựa chọn cách giải nghĩa từ phù hợp sẽ giúp HS dễ hiểu, hiểu
sâu sắc, sẽ giúp các em thấy được cái hay của việc dùng từ ngữ, hình ảnh hay
chính là dạy cảm thụ văn một trong những yêu cầu của đọc hiểu.
Giải pháp 5: Xác định được những câu quan trọng, đoạn ý từ đó sẽ giúp
các em hiểu được nội dung câu đoạn hoặc nội dung cả bài.
Không phải bài tập đọc nào cũng chỉ gồm những câu đơn giản, có độ dài
vừa phải và dễ hiểu đối với HS. Thường trong bài đọc, một số câu có cấu trúc
phức tạp, GV thường hay chọn để luyện đọc thành tiếng cho HS. Phần lớn
những câu này chứa đựng ý quan trọng thể hiện nội dung chính của văn bản. Vì
vậy, việc giúp HS nhận ra các câu phù hợp để rồi tìm hiểu nghĩa của chúng có
vai trò quan trọng trong việc dạy hiểu nội dung bài Tập đọc thuộc thể loại văn
xuôi. Còn khi dạy HS đọc thơ, có những câu thơ có cú pháp khác thường, có khi
lời thơ bị dồn nén, rút gọn, có nhiều câu thơ mơ hồ về nghĩa gây khó hiểu, GV
phải cho HS phát hiện để làm rõ nghĩa. Sau đó cho HS xác định những câu quan
trọng, nêu được ý của cả đoạn bài. Việc này sẽ giúp chúng ta nhanh chóng chiếm
lĩnh văn bản.
Ví dụ ở lớp 4: HS phát hiện câu quan trọng sẽ hiểu nội dung bài:
- Dạy bài "Điều ước của vua Mi – đát” ( TV4 tập 1 trang 90).
GV giúp HS phát hiện được câu có ý nghĩa quan trọng nhất của bài là: “Mi
- đát sung sướng hiểu rằng hạnh phúc không thể xây dựng bằng lòng tham"
Nội dung bài: Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho
con người.
- Bài: " Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” (TV4 tập 1 trang 5) HS cần xác định được
câu: Tôi xòe cả hai càng ra, bảo Nhà Trò:
- Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe

ăn hiếp kẻ yếu" ( TV 4 - tập 1 trang 5).
Nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất
công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.
- Bài: " Người ăn xin” -TV4 tập 1 trang 30" HS cần xác định được câu:
Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.- Ông lão nói bằng
giọng khản đặc.
Khi ấy tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông
lão.
13


Nội dung bài: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương
xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghéo khổ.
Ví dụ ở lớp 5: HS phát hiện câu quan trọng sẽ hiểu nội dung bài:
- Bài: " Ê-mi-li, con,...” (TV5 tập 1 trang 49) HS cần xác định được câu thơ:
Ta đốt thân ta
Cho ngọn lửa sáng lòa
Sự thật.
Nội dung bài: Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ tự thiêu để
phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
- Bài: " Thầy cúng đi bệnh viện” (TV5 tập 1 trang 158) HS cần xác định được
câu:
Từ nay tôi dứt khoát bỏ nghề thầy cúng. Bà con ốm đau nên đi bệnh viện.
Nội dung bài: Phê phán cách chữa bệnh bằng cúng bái, khuyên mọi người chữa
bệnh phải đi bệnh viện.
- Bài: " Cái gì quý nhất ” (TV5 tập 1 trang 85) HS chỉ cần xác định được câu:
Người lao động là quý nhất
Nội dung bài: Người lao động là quý nhất
Tuy nhiên có những bài tập đọc trong sách TV5, không thể tìm được nội
dung nên trong khi dạy GV không thể gò ép, bắt buộc HS cứ phải tìm nội dung.

Việc tìm nội dung phải thực hiện sau khi đã tìm được ý của các đoạn. Việc tìm ý
đoạn cần rèn cho HS các kỹ năng sau:
- Phân tích liệt kê các sự kiện chính trong đoạn.
- Xác định mối quan hệ giữa các sự kiện nêu trong đoạn.
- Tóm tắt nội dung đoạn thành một câu.
Sau đó HS cần thực hiện các thao tác sau để tìm nội dung của cả bài:
- Ghi nhớ sự kiện chính, ý chính của từng đoạn.
- Phân tích để làm rõ lập luận của người viết.
- Tổng hợp ý của các đoạn thành ý chung cả bài (nội dung).
- Phát biểu ý chung thành một câu (vài câu).
Giải pháp 6: Rèn cho học sinh kỹ năng hỏi đáp văn bản.
Đây là kỹ năng giữ vai trò hoàn thiện quá trình đọc hiểu. Từ gợi ý của GV, học
sinh tự bộc lộ suy nghĩ của mình cho cả lớp biết về một vấn đề nào đó liên quan
đến bài học. Hoặc học sinh hỏi và bạn trả lời theo gợi ý của giáo viên.
Với học sinh lớp 4, 5 để có kỹ năng này các em phải làm các công việc sau:
- Nêu những hiểu biết, thái độ, hành động của mình sau khi học xong bài tập
đọc.
- Nêu vài dự kiến thực hiện điều mà văn bản gọi ra hoặc yêu cầu.
Đây chính là bài học mà HS tự rút ra sau khi đọc văn bản. HS hỏi đáp
được văn bản là GV đã thực hiện chức năng giáo dục kĩ năng sống trong giờ tập
đọc.
14


Ví dụ: Dạy xong bài: " Thầy thuốc như mẹ hiền ” (TV 5 tập 1 trang 153) GV
hỏi:
- Qua bài này em hiểu thêm gì về Hải Thượng Lãn Ông?
- Em học tập được Hải Thượng Lãn Ông điều gì?
- Em sẽ định làm gì theo bài học đó.
Hay bài: " Người gác rừng tí hon” , (TV 5 tập 1 trang 124)

GV có thể hỏi:
- Em học tập được điều gì ở bạn nhỏ trong câu chuyện?
- Để có được những đức tính như bạn nhỏ, ngay từ bây giờ, em cần phải làm gì?
Hoặc bài: " Vẽ trứng” (TV 4 tập 1 trang 140)
GV có thể hỏi:
- Nhờ đâu mà Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi trở thành họa sĩ?
- Em học tập được ở ông đức tính gì?
- Để sau này thành công trong nghề nghiệp mình yêu thích, ngay từ bây giờ,
em cần phải làm gì?
Như vậy, với phân môn tập đọc ngoài việc củng cố và nâng cao kĩ năng đọc
hiểu cho HS, việc hỏi đáp văn bản còn mở rộng vốn hiểu biết, bồi dưỡng tư
tưởng, tình cảm, nhân cách cho HS.

2.4. Hiệu quả của việc áp dụng những giải pháp trên.
- Qua việc dự giờ của các đồng chí GV lớp 4,5 tôi đã tự rút ra được 6 giải
pháp rèn đọc hiểu cho học sinh lớp 4,5. Những giải pháp này đã được các đồng
chí vận dụng trong quá trình dạy đọc hiểu cho HS của lớp mình. Kết quả (năm
học 2015 - 2016 )
Lớp

Sĩ số

Số giờ khảo
sát

Số HS hiểu văn
bản

5A
5B

4

21
20
27

12
10
14

20
18
25

Số HS chưa hiểu
văn bản
1
2
2

Thực tế qua kết quả khảo sát thấy: Khi áp dụng các biện pháp trên kết quả
đạt được đã tăng lên đáng kể, số HS hiểu bài đạt kết quả cao rõ rệt.
Để có được kết quả nêu trên, trước hết là do sự nỗ lực của mỗi HS, các
em có tính tự giác cao trong học tập, thấy hứng thú trong giờ tập đọc.
Nguyên nhân nữa là tạo được sự kết hợp giữa nhà trường và gia đình, sự
giúp đỡ của bạn bè đồng nghiệp, của ban giám hiệu.

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
3.1. Kết luận:
15



Dạy đọc có ý nghĩa rất to lớn ở tiểu học. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản
đầu tiên với mỗi người đi học. Đọc giúp các em chiếm lĩnh được một ngôn ngữ
để dùng trong giao tiếp và học tập. Đọc là một công cụ để học tập các môn. Đọc
tạo ra hứng thú và động cơ học tập… Tập đọc là phân môn thực hành. Năng lực
đọc được tạo nên từ 4 kỹ năng đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức, đọc diễn
cảm. Bốn kỹ năng đọc được hình thành trong hai hình thức đọc thành tiếng và
đọc hiểu. Hai kỹ năng này được rèn đồng thời và hỗ trợ cho nhau. Đối với tập
đọc lớp 4,5 kỹ năng đọc hiểu cần được coi trọng vì nó là cơ sở để các em có vốn
" văn" có thể tái sinh văn bản, giúp HS hiểu biết hơn, bồi dưỡng ở các em lòng
yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp…
Tuy nhiên không phải ai cũng xác định được và thực hiện tốt việc hình
thành rèn kỹ năng đọc hiểu cho HS. Đó là công việc hết sức khó khăn và đòi hỏi
người GV tiểu học nói chung, lớp 4, 5 nói riêng phải có bề dày kinh nghiệm.
Chính vì thế tôi đã nghiên cứu các giải pháp "Rèn kỹ năng đọc hiểu cho học
sinh", với mong muốn sẽ góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào mục tiêu
nâng cao chất lượng đọc hiểu nói riêng và chất lượng dạy tập đọc ở tiểu học nói
chung. Nếu những giải pháp này được vận dụng một cách linh hoạt sáng tạo ở
tất cả các khối lớp. Tôi tin chắc rằng hiệu quả dạy tập đọc ở tiểu học sẽ góp phần
vào việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.

3.2. Kiến nghị:
- Để rèn luyện kỹ năng đọc hiểu cho HS tiểu học, GV không ngừng nâng cao
kiến thức, nhiệm vụ chuyên môn, năng lực sư phạm và thường xuyên đổi mới
phương pháp dạy học mới đáp ứng mục tiêu đào tạo HS Tiểu học nhằm giúp các
em lĩnh hội tri thức, độc lập sáng tạo.
- GV cần phải lựa chọn nội dung bài tập, câu hỏi sao cho phù hợp với đối tượng
HS của mình.
- Nên nhân rộng những tiết hội giảng đạt kết quả cao để giáo viên khác học tập.

Các giải pháp của tôi chắc chắn sẽ còn nhiều vấn đề phải xây dựng. Rất mong
được sự góp ý chân tình của các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 3 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị
Người viết
Nguyễn Thị Tâm

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học
(Lê Phương Nga - Nguyên Trí)
16


2/ Phương pháp dạy học Tập đọc ở Tiểu học
(Lê Phương Nga)
3/ Rèn luyện kỹ năng sử dụng Tiếng Việt
(Đào Ngọc - Nguyễn Quang Ninh)
4/ Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 4 - lớp 5.
(Trần Mạnh Hưởng- Lê Hữu Tỉnh)
5/ Để học tốt Tiếng Việt lớp 4 - 5 (tập 1 - 2)
(Đỗ Lê Chẩn - Đỗ Việt Hùng - Lê Hữu Tỉnh)
6/ Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 4 - 5 (tập 1 - 2)
(NXB Giáo dục)
7/Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức và kĩ năng các môn học ở Tiểu học lớp
4-5
(NXB Giáo dục)


17




×