Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Thị trường các yếu tố sản xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.72 KB, 37 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM
    

THỊ TRƯỜNG CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT

Người hướng dẫn: TS. Hạ Thị Thiều Dao
Người thực hiện: Nguyễn Trần Ngọc Châu
Dịp Lệ Hồng
Bùi Thương Hiền
Nguyễn Thị Thùy Linh
Nguyễn Vũ Nhật Tiến
Lớp: Cao học 11B2

Naêm 2010


Thị trường các yếu tố sản xuất

Người hướng dẫn: Hạ Thị Thiều Dao

TPHCM

2


Thị trường các yếu tố sản xuất

Người hướng dẫn: Hạ Thị Thiều Dao

MỤC LỤC
    


I. GIỚI THIỆU
1.1 KHÁI NIỆM THỊ TRƯỜNG CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT….……..Trang 03
1.2 ĐẶC TRƯNG THỊ TRƯỜNG………….…………………………..Trang 03

II. THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
2.1CẦU LAO ĐỘNG
2.1.1CẦU VỀ LAO ĐỘNG CỦA MỘT DOANH NGHIỆP…………………Trang 03
- Ngắn hạn
- Dài hạn
- Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch chuyển đường cầu lao động
2.1.2CẦU LAO ĐỘNG CỦA NGÀNH VÀ THỊ TRƯỜNG…………………..Trang 08
2.1.2.1 Cầu lao động của ngành
2.1.2.2 Cầu lao động thị trường
2.2 CUNG LAO ĐỘNG
2.2.1CUNG LAO ĐỘNG CÁ NHÂN …………………………………………Trang 09
- Hiệu ứng thay thế
- Hiệu ứng thu nhập
2.2.2CUNG LAO ĐỘNG CHO MỘT NGÀNH………………………………..Trang 12
- Trong ngắn hạn
- Trong dài hạn
2.2.3CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CUNG LAO ĐỘNG………………..Trang 13
2.3 CÂN BẰNG TRÊN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG………………..Trang 13
2.3.1CÂN BẦNG TRÊN THỊ TRƯỜNG YẾU TỐ LAO ĐỘNG CẠNH TRANH HOÀN
HẢO
2.3.1.1 Thị trường đầu ra cạnh tranh
2.3.1.2 Thị trường đầu ra độc quyền
2.3.1.3 Tô kinh tế trong thị trường lao động cạnh tranh
2.3.2THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VỚI SỨC MẠNH ĐỘC QUYỀN…………..Trang 18
2.3.2.1 Thị trường lao động với sức mạnh độc quyền mua
2.3.2.2 Thị trường yếu tố lao động với sức mạnh độc quyền bán

2.3.3MƠ HÌNH HAI KHU VỰC VỀ VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG………....Trang 21

III. THỊ TRƯỜNG VỐN
3.1 VỐN HIỆN VẬT………………………………………………………Trang 23
3.1.1KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VỐN HIỆN VẬT
3.1.2KHÁI NIỆM VỀ KHO VÀ LUỒNG (DỰ TRỮ VÀ DỊNG LƯU THƠNG)
3.1.3GIÁ TRỊ HIỆN TẠI (PDV) VÀ TIỀN LÃI
3.2 CẦU VỀ DỊCH VỤ VỐN……………………………………….…………..Trang 25
3


Thị trường các yếu tố sản xuất

Người hướng dẫn: Hạ Thị Thiều Dao

3.2.1CẦU VỀ DỊCH VỤ VỐN CỦA MỘT DOANH NGHIỆP
3.2.2CẦU CỦA NGÀNH VỀ DỊCH VỤ VỐN
3.3 CUNG VỀ DỊCH VỤ VỐN…………………………….……………………Trang 27
3.3.1 CUNG VỀ DỊCH VỤ VỐN TRONG NGẮN HẠN
3.3.1.1 Đường cung ngắn hạn của toàn bộ nền kinh tế
3.3.1.1 Đường cung ngắn hạn của ngành
3.3.2 CUNG VỀ DỊCH VỤ VỐN TRONG DÀI HẠN
3.3.1.2 Đường cung dài hạn của toàn bộ nền kinh tế
3.3.1.3 Đường cung dài hạn của ngành
3.4 CÂN BẰNG TRÊN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ VỐN………………..….…Trang 31

IV/ THỊ TRƯỜNG ĐẤT ĐAI
4.1 CUNG VỀ ĐẤT ĐAI ………………………………………………….……Trang 32
4.2 CẦU VỀ ĐẤT ĐAI ……………..…………………...………..………….. Trang 33
4.3 GIÁ THUÊ ĐẤT………………………………………………...………… Trang 33

4.4 CÂN BẰNG TRÊN THỊ TRƯỜNG ĐẤT ĐAI…………………………....Trang33

V/ SỰ KHÁC NHAU GIỮA THỊ TRƯỜNG YẾU TỐ SẢN XUẤT VÀ THỊ
TRƯỜNG HÀNG HÓA………….…… …………………………………….Trang 35
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

4


Thị trường các yếu tố sản xuất

Người hướng dẫn: Hạ Thị Thiều Dao

I. GIỚI THIỆU
1.1 KHÁI NIỆM THỊ TRƯỜNG CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT
Yếu tố sản xuất là những yếu tố đầu vào được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa dịch vụ.
Thị trường các yếu tố sản xuất là thị trường cung cấp các hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho
quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Thị trường yếu tố sản xuất bao gồm 3 nhóm cơ bản: lao
động, vốn, đất đai.
1.2 ĐẶC TRƯNG THỊ TRƯỜNG CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT
 Các doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất sản xuất hàng hóa dịch vụ, thì phải mua các
yếu tố này trên thị trường yếu tố sản xuất. Như vậy trên thị trường này, doanh nghiệp
đóng vai trị là người mua (cầu), cịn các hộ gia đình đóng vai trị người cung cấp các
nguồn lực (cung).
 Số tiền phải trả để mua các yếu tố trên gọi là giá của các yếu tố sản xuất: giá của lao động
là tiền lương (W); giá của vốn là tiền thuê vốn và giá của đất đai là tiền thuê đất đai. Như
vậy, giá của các yếu tố sản xuất chính là thu nhập của những sở hữu yếu tố sản xuất đó.
 Cầu đối với bất kỳ yếu tố sản xuất nào cũng là cầu thứ phát (derived demand – hay cịn
gọi là cầu dẫn suất). Vì các doanh nghiệp xác định cầu đối với các yếu tố sản xuất trên cơ

sở mục tiêu của doanh nghiệp; mà mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi
nhuận. Dựa vào cầu của người tiêu dùng đối với hàng hóa dịch vụ trên thị trường hàng
hóa, các doanh nghiệp tính tốn mức cầu đối với các yếu tố sản xuất để đạt mục tiêu lợi
nhuận tối đa.
 Để tối đa hóa lợi nhuận, các doanh nghiệp cũng so sánh chi phí cận biên của một yếu tố
với doanh thu cận biên mà yếu tố đó tạo ra, lựa chọn lượng yếu tố đầu vào sao cho sản
phẩm doanh thu biên của yếu tố đó bằng với chi phí cận biên của chúng.
II. THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
2.1 CẦU LAO ĐỘNG
2.1.1 CẦU VỀ LAO ĐỘNG CỦA MỘT DOANH NGHIỆP
Cầu về lao động là số lao động mà người thuê có khả năng và sẵn sàng thuê ở mức tiền
lương khác nhau trong một thời gian nhất định
Trong ngắn hạn, lao động được xem là một loại yếu tố sản xuất biến đổi, tương tự như
nguyên liệu, nhiên liệu… Ngược lại, vốn được thể hiện qua nhà xưởng, máy móc, thiết bị… là
yếu tố sản xuất cố định. Đó là những nguồn lực mà xí nghiệp khơng thể thay đổi dễ dàng trong
ngắn hạn.
5


Thị trường các yếu tố sản xuất

Người hướng dẫn: Hạ Thị Thiều Dao

Giả sử một xí nghiệp sản xuất sản phẩm bằng cách sử dụng yếu tố vốn (K) và lao động
(L), đơn giá tương ứng là R và W
Xét trong ngắn hạn
Trong ngắn hạn, với yếu tố vốn cố định, doanh nghiệp phải quyết định thuê bao nhiêu lao
động nếu mục tiêu của xí nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Đường cầu của một doanh nghiệp đối
với lao động cho biết số lượng lao động mà doanh nghiệp sẽ thuê ở mức tiền lương khác nhau.
Với giả định là lao động là yếu tố biến đổi duy nhất. Dựa trên những hiệu quả mà yếu tố lao

động mang lại cho tổng doanh thu và chi phí phải bỏ ra, doanh nghiệp phải quyết định thuê bao
nhiêu lao động nếu mục tiêu của xí nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận
Trong một thời gian nhất định, khi doanh nghiệp thuê thêm một lao động thì doanh nghiệp
phải chi một khoản tiền lương là W. Mặt khác, lượng lao động mới này sẽ tạo ra một lượng sản
phẩm tăng thêm trong tổng sản phẩm của doanh nghiệp. Phần sản phẩm tăng thêm được gọi là
năng suất biên của lao động (Marginal Product of Labour-MPL). Năng suất biên của lao động
chính là số sản phẩm tăng thêm khi một đơn vị lao động tăng thêm

Phần doanh thu tăng thêm từ năng suất biên của lao động được gọi là doanh thu sản phẩm
biên của lao động (Marginal Revenue Product of Labour-MRPL). Như vậy, doanh thu sản phẩm
biên của lao động là mức thay đổi trong tổng doanh thu của doanh nghiệp khi thay đổi một đơn
vị lao động. Nó bằng tích số giữa doanh thu biên (MR) và sản phẩm biên (MPL)

Ví dụ: ta có dữ liệu của một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn như sau:
Lao động
Số lượng sản phẩm
1
4
2
14
3
20
4
24
5
26
6
27
7
26

Và giả định giá bán sản phẩm là 3đ/sản phẩm
Vậy doanh thu sản phẩm biên của lao động sẽ là:
P

Q

TR
(TR=P xQ)

ΔTR

L

ΔL

MRPL
(=ΔTR/ΔL)
6


Thị trường các yếu tố sản xuất

3
3
3
3
3
3
3


4
14
20
24
26
27
26

Người hướng dẫn: Hạ Thị Thiều Dao

12
42
60
72
78
81
78

30
18
12
6
3
-3

1
2
3
4
5

6
7

1
1
1
1
1
1

30
18
12
6
3
-3

Để đảm bảo có lợi nhuận, doanh nghiệp chỉ thuê thêm lao động khi doanh thu sản phẩm
biên lớn hơn chi phí tiền lương mà doanh nghiệp bỏ ra để thuê thêm đơn vị lao động đó, tức là
MRPL> W. Đồng thời, doanh nghiệp cũng sẽ sa thải lao động nếu như doanh thu sản phẩm biên
nhỏ hơn chi phí tiền lương mà doanh nghiệp bỏ ra để thêm một đơn vị lao động, tức là
MRPLlao động bằng mức tiền lương mà doanh nghiệp bỏ ra để thuê thêm số đơn vị lao động, tức là
MRPL=W
Từ ví dụ trên ta có thể xác định được tiền lương của cơng nhân tương ứng với số lượng
lao động cụ thể:
L
1
2
3

4
5
6
7

Q
4
14
20
24
26
27
26

MRPL
30
18
12
6
3
-3

W
30
18
12
6
3
-3


Tại mức tiền lương W=30 (MRPL=W), doanh nghiệp sẽ thuê hai đơn vị lao động. Tại mức
tiền lương W=18 (MRPL=W ), doanh nghiệp sẽ thuê 3 đơn vị lao động. Tương tự, tại các mức
tiền lương là 12, 6, 3 số đơn vị lao động được thuê sẽ lần lượt là 4, 5 và 6. Thể hiện các kết hợp
(L,W) trên đồ thị có được đường cầu lao động. Đường cầu lao động (DL) cũng chính là đường
doanh thu sản phẩm biên của lao động vì MRPL =W.

7


Thị trường các yếu tố sản xuất

Người hướng dẫn: Hạ Thị Thiều Dao

Đường cầu lao động của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn dốc xuống về bên phải theo
quy luật năng suất sản phẩm biên của lao động giảm dần. Mức tiền lương và số lượng lao động
được thuê có quan hệ nghịch chiều. Khi tiền lương cao, số lượng lao động được thuê sẽ giảm và
ngược lại

8


Thị trường các yếu tố sản xuất

Người hướng dẫn: Hạ Thị Thiều Dao

W

W1
W0


DL=MRPL

L1

L0

L

Đường cầu lao động của doanh nghiệp cạnh tranh hồn tồn

Trong thị trường cạnh tranh hồn hảo thì

. Tuy nhiên, trong

thị trường cạnh tranh độc quyền, doanh thu biên MR luôn nhỏ hơn giá bán sản phẩm (P), do đó
đường cầu trong thị trường sản phẩm có thế lực độc quyền dốc hơn trong thị trường cạnh tranh.
Nghĩa là, với bất cứ mức lương đã cho nào, các hãng độc quyền sẽ thuê số lượng lao động ít hơn
so với hãng cạnh tranh

9


Thị trường các yếu tố sản xuất

Người hướng dẫn: Hạ Thị Thiều Dao

W

Đường cầu lao động của hãng cạnh tranh


W

MRPL=P.MPL
MRPL=MR.MPL
Đường cầu lao động của hãng độc quyền
L1

L2

L

Xét trong dài hạn
Trong dài hạn, cả vốn và lao động đều biến đổi. Do đó, khi tiền lương giảm, nhiều lao
động hơn được thuê để sản xuất số lượng sản phẩm lớn hơn, số lượng lao động lớn hơn lại đòi
hỏi hãng đầu tư thêm máy móc. Nhiều máy móc hơn được sử dụng, MP L tăng làm cho đường
MPL dịch chuyển sang phải, mà điều này lại làm mức cầu lao động tăng.
Hình dưới đây minh họa điều này. Khi tiền lương giảm từ W 0 xuống W1 thì lượng cầu lao
động không phải L1’ mà là L1. Tiền công thấp hơn sẽ làm cho chi phí biên do thuê thêm lao động
thấp hơn doanh thu sản phẩm nên doanh nghiệp sẽ thuê nhiều lao động hơn. Nhưng đường
MRPL0 biểu diễn đường cầu của lao động khi việc sử dụng máy móc là không đổi. Tiền công
thấp hơn sẽ thúc đẩy doanh nghiệp thuê nhiều máy móc hơn, cũng như lao động. Vì nhiều máy
móc hơn, năng suất biên của lao động sẽ tăng lên (với nhiều máy móc hơn thì người công nhân
làm việc với năng suất cao hơn) và đường doanh thu sản phẩm biên sẽ dịch chuyển sang phải tới
đường MRPL1. Do đó đường cầu lao động khơng phải là đường MRPL1 mà là đường nối hai điểm
A và C. Hình vẽ cũng cho thấy đường cầu về lao động trong trường hợp này co giãn hơn bất cứ
10


Thị trường các yếu tố sản xuất


Người hướng dẫn: Hạ Thị Thiều Dao

đường nào trong các đường sản phẩm biên của lao động. Như vậy, khi đầu vào về vốn biến động
trong dài hạn thì độ co giãn của cầu lớn hơn vì hãng có thể dùng vốn để thay thế cho lao động
trong quá trình sản xuất
W

W0

MRPL1

MRPL0
A

C

W
1

B
DL
L0

L1’

L1

L

Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch chuyển đường cầu lao động

Trong thị trường cạnh tranh hồn hảo, ta có:
Cơng thức trên cho thấy có 2 yếu tố làm thay đổi cầu lao động là giá sản phẩm và năng
suất biên của lao động:
- Giá sản phẩm (đầu ra): Khi giá sản phẩm của doanh nghiệp tăng, doanh thu biên sản phẩm của
lao động tăng, do đó, đường cầu lao động sẽ dịch chuyển qua bên phải với mức tiền lương không
đổi
- Năng suất biên của lao động (MPL): có hai yếu tố có thể thay đổi năng suất biên của lao động
là mức độ sử dụng các yếu tố đầu vào khác lao động và trình độ cơng nghệ. Ví dụ như khi vốn
sản xuất tăng thêm sẽ tác động tăng thêm sản phẩm trên một đơn vị lao động tăng thêm và như
vậy MPL tăng. Khi xuất hiện trình độ cơng nghệ cao hơn, làm tăng thêm sản phẩm với một
lượng đầu vào như trước, như vậy, năng suất biên sản phẩm của lao động tăng
2.1.2 CẦU LAO ĐỘNG CỦA NGÀNH VÀ THỊ TRƯỜNG
2.1.2.1 CẦU LAO ĐỘNG CỦA NGÀNH
Giả định trong ngành cạnh tranh hoàn hảo, với mức giá sản phẩm của mỗi doanh nghiệp
là P0 và mức tiền lương W0. Mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn thuê số lượng lao động L0 thỏa mãn
MRPL0=W0. Như vậy, tại mức lương W0, lượng cầu lao động của ngành là L 1, tính bằng cách
cộng tất cả số lao động cần thuê của tất cả doanh nghiệp trong ngành.
11


Thị trường các yếu tố sản xuất
W

MRPL1

Người hướng dẫn: Hạ Thị Thiều Dao
Đường cầu lao động của ngành

MRPL0


Đường cầu lao
động
của
ngành khi giá
không đổi

W0
W1

l0

l1

l1’

Cầu lao động của doanh nghiệp

L

L0

L1

L1’

L

Cầu lao động của ngành

Trong hình a, khi tiền lương giảm xuống W1, các doanh nghiệp sẽ thuê nhiều lao động

hơn và cung sản phẩm sẽ tăng. Với giả định là cầu sản phẩm khơng đổi thì có 2 trường hợp:
- Khi cầu không đổi mà cung sản phẩm tăng sẽ làm cho giá sản phẩm giảm (P 1giá sản phẩm không đổi. Lúc này, do giá sản phẩm giảm nên đường MRP L0 của doanh nghiệp sẽ
dịch chuyển sang bên trái đến đường MRPL1. Với mức tiền lương W1, doanh nghiệp sẽ thuê l1 lao
động. Đường cầu về lao động của ngành là tổng cầu lao động của tất cả các doanh nghiệp tại
mức lương W1. Do đó, đường cầu về lao động của ngành là điểm nối hai điểm (W 0, L0) và (W1,
L1)
- Giả định giá sản phẩm không đổi. Với mức tiền lương W1, mỗi doanh nghiệp thuê L1’ lao động.
Như vậy, đường cầu về lao động của ngành là đường nối hai điểm (W0,L0) và (W1, L1’)
2.1.2.2 CẦU LAO ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
Cầu lao động thị trường chính là tổng cộng cầu lao động của các ngành theo số lượng trên
trục hoành
2.2 CUNG LAO ĐỘNG
2.2.1 CUNG LAO ĐỘNG CÁ NHÂN
Cung lao động là lượng lao động được cung ứng bởi cá nhân cho doanh nghiệp nhằm vận
hành máy móc và tạo ra sản phẩm, góp phần tạo ra lợi nhuận cho người sử dụng lao động. Cung
lao động được đo lường bởi 1 đơn vị thời gian, thường sử dụng đơn vị giờ.
Đường cung lao động là lượng lao động sẽ được cung ứng ở mỗi mức tiền lương khác
nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Khác với thị trường hàng hóa, cung lao động là hàng
hóa đặc biệt, lượng cung lao động cho thị trường phụ thuộc vào cá nhân sở hữu nó. Lượng thời
12


Thị trường các yếu tố sản xuất

Người hướng dẫn: Hạ Thị Thiều Dao

gian trong một ngày bị giới hạn 24 giờ, người lao động tối đa hóa độ thỏa dụng bằng cách phân
bổ thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Người lao động nên dành thời gian cho làm việc nhiều hơn
hay nghỉ ngơi, giải trí nhiều hơn? Điều này phụ thuộc vào mức tiền lương mà họ nhận được có

đủ khuyến khích người lao động từ bỏ nghỉ ngơi và giải trí để làm việc nhiều hơn. Khi tiền
lương tăng, người lao động sẽ có hai động thái sau:
(1) Người lao động sẽ tăng thời gian lao động, giảm thời gian nghỉ ngơi vì lúc này việc nghỉ
ngơi sẽ trở nên khá tốn kém so với mức thu nhập kiếm được. Hay nói cách khác, người
lao động sẽ thay thế nghỉ ngơi bằng lao động. Đây chính là hiệu ứng thay thế khiến
người lao động làm việc nhiều hơn để có thu nhập cao hơn và điều này làm cho đường
cung lao động dốc lên.
(2)

Diễn giải: Giả sử với mức lương ban đầu W0 người lao động chọn làm việc h1’ giờ và nghỉ
ngơi h1 giờ, điểm A giao giữa đường đẳng ích TU0 và đường ngân sách Hl0 là kết hợp tối ưu của
người lao động. Khi tiền lương tăng từ W0 lên W1, đường ngân sách dịch chuyển lên trên từ Hl0
lên Hl1, lúc này người lao động chọn điểm B là kết hợp tối ưu, lượng thời gian làm việc tăng từ
h1’ thành h2’ và giảm thời gian nghỉ ngơi từ h1 còn h2 giờ.
(3) Hiệu ứng thu nhập xuất hiện khi mức tiền lương tăng tạo thu nhập cao cho người lao
động, lúc này người lao động trở nên khá giả hơn, với họ thời gian nghỉ ngơi và giải trí
trở nên quý báu hơn là làm việc. Người lao động sẽ giảm bớt thời gian làm việc và dành
thời gian để giải trí, nghỉ ngơi và điều này làm cho đường cung lao động trở nên dốc
đứng và uống cong về phía sau.

13


Thị trường các yếu tố sản xuất

Người hướng dẫn: Hạ Thị Thiều Dao

Diễn giải: Với mức tiền lương ban đầu W0, lựa chọn tối ưu của người lao động tại điểm
A với số giờ làm việc và số giờ nghỉ ngơi tương ứng là h 1’ và h1. Khi tiền lương tăng từ W0 lên
W1, đường ngân sách tăng lên Hl1 và người lao động chuyển lên đường bàng quan cao hơn TU 1,

lựa chọn tối ưu của người lao động tại điểm B. Tại B, số giờ làm việc giảm từ h 1’ xuống h2’ và
số giờ nghỉ ngơi tăng từ h1 lên h2. Vậy khi tiền lương tăng, số giờ làm việc giảm, do đó đường
cung lao động uốn cong về phía sau.

14


Thị trường các yếu tố sản xuất

Người hướng dẫn: Hạ Thị Thiều Dao

Tóm lại, khi tiền lương tăng, người lao động sẽ tăng hoặc giảm giờ làm việc. Tuy nhiên,
điều này phụ thuộc vào quan niệm của người lao động về công việc và nghỉ ngơi.
2.2.2 CUNG LAO ĐỘNG CHO MỘT NGÀNH
Trong ngắn hạn, do nguồn cung lao động của một ngành tương đối ổn định, nên việc mở
rộng thuê lao động trong ngành đó sẽ đẩy mức tiền lương lên. Đường cung lao động ngắn hạn
dốc lên. Khác với đường cung lao động của cá nhân, đường cung lao động của ngành không uốn
cong mà dốc lên như đường cung sản phẩm hàng hóa thơng thường. Đường cung lao động cá
nhân uốn ngược là do tác động thu nhập khi mức tiền lương tăng lên. Tuy nhiên, trong thực tế,
không một doanh nghiệp nào đồng ý trả mức lương cao hơn cho người lao động để đổi lấy thời
gian lao động ít hơn. Giả sử doanh nghiệp yêu cầu người lao động làm thêm giờ thì doanh nghiệp
sẵn sàng trả một mức lương cao hơn. Nhưng nếu doanh nghiệp nhận thấy việc tăng lương không
mang lại số giờ công mong muốn (do tác động của hiệu ứng thu nhập đến người lao động) thì họ
sẽ thuê thêm lao động từ những ngành khác. Dĩ nhiên, mức lương mà doanh nghiệp phải trả cho
những lao động từ những ngành khác chuyển sang sẽ cao hơn mức lương cân bằng ở những
ngành đó nhưng mức lương đó lại nhỏ hơn là mức lương doanh nghiệp phải trả cho chính lao
động của mình để đạt mức giờ cơng mong muốn. Vì vậy, đường cung lao động của một ngành
trong ngắn hạn dốc lên.

Trong dài hạn, đường cung của lao động ít dốc hơn vì nguồn cung ứng lao động cho

tồn bộ nền kinh tế sẽ tăng lên. Khi sự tăng lương diễn ra trong một ngành cụ thể sẽ làm tăng số
người muốn gia nhập vào ngành đó (ví dụ các sinh viên sẽ học các ngành đó nhiều hơn), do đó,
cung của ngành tăng và tiền lương của những lao động này sẽ giảm xuống. Mỗi ngành không
phải trả mức lương cao như vậy trong dài hạn để tăng cung của loại lao động đó cho ngành nữa.
Trong ngắn hạn, mức cung lao động cho một kỹ năng xác định gần như cố định. Để có một phần

15


Thị trường các yếu tố sản xuất

Người hướng dẫn: Hạ Thị Thiều Dao

lớn hơn trong tổng lao động, một ngành phải đưa ra mức lương tương đối cao hơn so với các
ngành khác để thu hút lao động từ các ngành ấy.

2.2.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CUNG LAO ĐỘNG
+ Tiền lương: Tiền lương thay đổi sẽ ảnh hưởng đến lượng cung lao động tăng hoặc
giảm, thông qua hiệu ứng thu nhập và hiệu ứng thay thế. Hai tác động này sẽ làm di chuyển
lượng cung trên đường cung. Ngoài ra, các yếu tố gây làm dịch chuyển đường cung, gồm:
+ Dân số và di cư lao động: Những nước có dân số đơng và chính sách mở rộng nhập cư
sẽ tác động làm thay đổi cung lao động.
+ Yếu tố ngoại vi: Sự thay đổi cung lao động của ngành khác sẽ ảnh hưởng đến cung lao
động của một ngành. Ví dụ, tiền lương của ngành sản xuất tăng mạnh sẽ thu hút lao động từ
ngành công chức dịch chuyển sang và sẽ ảnh hưởng đến cung lao động khu vực công.
+ Công nghệ: Khoa học kỹ thuật phát triển sẽ thay thế lao động con người, tiền lương
giảm và cầu về lao động của doanh nghiệp giảm.
2.3 CÂN BẰNG TRÊN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG CỦA NGÀNH
2.3.1 CÂN BẰNG TRÊN THỊ TRƯỜNG YẾU TỐ LAO ĐỘNG VỚI SỰ CẠNH TRANH
HOÀN HẢO

Trạng thái cân bằng trên thị trường lao động cạnh tranh phụ thuộc vao thị trường đầu ra là
cạnh tranh hay độc quyền. Sự khác nhau giữa thị trường đầu ra cạnh tranh với thị trường đầu ra
độc quyền thể hiện ở giá cân bằng và lượng cân bằng.
2.3.1.1 THỊ TRƯỜNG ĐẦU RA CẠNH TRANH

16


Thị trường các yếu tố sản xuất

Người hướng dẫn: Hạ Thị Thiều Dao

Trên thị trường đầu ra cạnh tranh thì giá cân bằng do tác động của cung và cầu chứ không
do người sản xuất quyết định nên nhà sản xuất sẽ sản xuất hàng hóa ở mức sản lượng tương ứng
với giá cân bằng, mức sản lượng này sẽ quyết định cầu của doanh nghiệp về các yếu tố lao động.

SL

W2
W
Wcc
W1

DL=MRPL

Tiền
lương

Số công nhân
Lc

Cân bằng trên thị trường yếu tố lao động với sự cạnh tranh hoàn hảo

Tại thị trường lao động có tính cạnh tranh thì giá lao động tức tiền lương chịu tác động
của cung và cầu lao động, tại mức giá cân bằng thì số lượng lao động mà người sản xuất muốn
thuê sẽ bằng với số lượng lao động muốn cung ứng.
Nếu tiền lương giảm xuống W1 thấp hơn Wc thì số lượng người lao động muốn đi làm
thấp hơn nhu cầu lao động mà người sản xuất muốn mua. Sự thiếu hụt lao động làm cho người
sản xuất phải tăng mức tiền lương để thu hút lao động đến khi cung lao động bằng cầu lao động
và tiền lượng sẽ quay về mức cân bằng Wc, lượng lao động cân bằng là LC.
Ngược lại ở mức tiền lương W2 cao hơn Wc sẽ dẫn đến tình trạng cung lao động lớn hơn
cầu lao động, sự khiếm dụng xảy ra dẫn đến một số người không có việc làm sẽ chấp nhận mức
tiền lương thấp hơn, như vậy tiền lương sẽ giảm xuống trở lại điểm cân bằng Wc.
Nếu thị trường đầu ra là cạnh tranh hoàn hảo thì đường cầu đối với lao động đo lường lợi
ích biên mà một lao động bổ sung đem lại bằng với mức chi phí biên của lao động đó(mức tiền
lương Wc).
2.3.1.2 THỊ TRƯỜNG ĐẦU RA ĐỘC QUYỀN
Tiền
lương

17


Thị trường các yếu tố sản xuất

Người hướng dẫn: Hạ Thị Thiều Dao
SL

Wc
Wd


DL
P.MP
Sớ cơng nhân L

L

c
Hình: Cân bằng trên thị trường yếu tố lao động với đầu ra độc quyền

Khi thị trường đầu ra là độc quyền thì điều kiện MRPL=P* MPL không đúng nữa vì giá
bán sản phẩm trên thị trường do người sản xuất quyết định. Để bán được nhiều sản phẩm thì nhà
sản xuất sẽ phải hạ giá bán (do đường cầu của doanh nghiệp độc quyền là đường cầu thị trường),
do đó đường cầu lao động của hãng sẽ nằm dưới đường đường cầu lao động trong trường hợp thị
trường là cạnh tranh hoàn hảo (tức đường thể hiện giá bán sản phẩm nhân với sản phẩm biên của
lao động [P*MPL] ). Hãng sẽ thuê lao động với số lượng là Lc với giá là Wd thấp hơn mức giá Wc
trong thị trường đầu ra cạnh tranh.
2.3.1.3 TÔ KINH TẾ TRONG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG CẠNH TRANH
Nếu tô kinh tế trong thị trường sản phẩm đầu ra là sự chênh lệch giữa số tiền mà hảng thu
về từ việc bán hàng với chi phí tối thiểu để sản xuất sản phẩm thì tơ kinh tế trong thị trường các
yếu tố sản xuất được hiểu là chênh lệch giữa số tiền phải trả cho một yếu tố sản xuất và số tiền
tối thiểu cần chi để sử dụng yếu tố đó. Từ đó, ta suy ra tơ kinh tế trong thị trường lao động thì là
phần chênh lệch giữa tiền công thực trả và khoản tiền tối thiểu cần thiết để th lao đợng.

Hình vẽ W
trên cho ta thấy đường cung lao động cho biết bao nhiêu lao động sẽ được cung
ứng với mỗi mức tiền lương, tiền lương càng cao thì số lao động SL ứng càng tăng. Thị trường
cung
lao động cạnh tranh hoàn hảo sẽ cân bằng tại điểm B mà tại đó số lao động được thuê là L C với
mức lương là WC.
B

Từ mức tiền Wc
lương tại điểm A trở đi dọc theo đường cung sẽ ln có mỗi lượng cung lao động
nhất định ứng với mỗi mức tiền lương khác nhau nghĩa là sẽ có một số lượng người lao động sẽ
D = MRP
chấp nhận đi làm nếu họ được nhận lương cao hơn tại điểm A.LDo đó,L đường cung S L cũng thể
hiện các mức A
lương tối thiểu mà tại mỗi mức lương đó sẽ có một lương cung lao động nhất định
muốn có việc làm.
O

Lc

L

18


Thị trường các yếu tố sản xuất

Người hướng dẫn: Hạ Thị Thiều Dao

Mức lương cân bằng WC sẽ được chi trả cho số lao động LC, do đó những người chấp
nhận đi làm dưới mức lương này khi được trả tại mức WC sẽ có được tơ kinh tế.
Tồng
tiền
lương được trả tại điểm cân bằng B là hình OWCBLC, chi tiêu tối thiểu cần thiết để thuê L đơn vị
lao động là vùng OABLC( tức vùng nằm dưới đường cung và về phía bên trái lượng cung lao
động cân bằng LC) nên tô kinh tế mà người lao động nhận được ở hình trên là tam giác AWcB.
Trong trường hợp cung lao động là hoàn toàn co dãn thì tô kinh tế bằng 0 bởi tiền lương
tối thiểu để thuê lao động cũng chính là tiền lương cân bằng trên thị trường. Tô kinh tế chỉ thu

được khi cung không co dãn ở mức độ nao đó. Nếu cung là hoàn toàn không co dãn thì toàn bộ
số tiền thuê sẽ là tơ kinh tế bởi tại bất kì mức tiền lương nào cũng sẽ ln có một lượng cung lao
động cố định sằn sàng cung ứng và do đó toàn bộ mức lương cân bằng trên thị trường sẽ là tô
kinh tế của số lao động đã được thuê đó.
Ví dụ: Thị trường lao động ngành X có đường cung và đường cầu như hình dưới, mức
lương cân bằng trên thị trường là 50$/giờ có 100 nghìn lao động được th. Từ mức lương cao
hơn 30$/giờ sẽ ln có một lượng cung lao động nhất định được cung ứng cho thị trường. Tổng
tiền lương được trả là $50*100,000= $5,000,000, chi phí tối thiểu để người lao động đi làm là
½*(30+50)*100,000= $4,000,000. Tơ kinh tế mà những người có việc làm mà chấp nhận đi làm
với mức lương tồi thiểu lớn hơn 30$/giờ là 5,000,000-4,000,000= $1,000,000 (= 1/2*100,000*20
)
$/giờ

SL
B
2.3.2 THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VỚI SỨC MẠNH ĐỘC QUYỀN
50
2.3.2.1 THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VỚI SỨC MẠNH ĐỘC QUYỀN MUA
Thị trường lao động với sức mạnh độc quyền là thị trường mà ở đó những người thuê lao
DL= MRPL
động có tác động chi phối đến số lượng lao động được thuê hoặc giá thuê lao động. Sự xuất hiện
30
người mua độc quyền yếu tố lao động có nhiều nguyên nhân. Trước hết là do chỉ có duy nhất
một hãng kinh doanh trong một vùng hoặc hãng này có lượng lao động cần thuê chiếm tỉ lệ chi
O
100
Số lao động (nghìn người)
phối trên thị trường lao động trong ngành hoặc do luật pháp có điều khoản/quy định loại trừ hiệu
lực của luật chống độc quyền liên quan đến lĩnh vực lao động đối với một ngành nào đó.
Ví dụ, Tổng cơng ty điện lực Việt Nam có sức mạnh độc quyền trên thị trường lao động

kỹ sư điện lực vì cơng ty này sử dụng đa số số lượng kỹ sư điện lực hiện có trên thị trường. Như
vậy, tổng cơng ty này có quyền quyết định đến tiền lương hoặc số lượng kỹ sư điện lực cần thuê
trên thị trường lao động.
19


Thị trường các yếu tố sản xuất

Người hướng dẫn: Hạ Thị Thiều Dao

Trên thị trường cạnh tranh hồn hảo thì đường cung lao động đối với một hãng là co dãn
hồn tồn bởi hãng có thể th bao nhiêu lao động tùy ý tại mức lương cân bằng trên thị trường
do đường cung lao động của hãng là đường co giãn hoàn toàn với tiền lương đồng thời cũng là
đường chi phí lao động trung bình (mức tiền lương trung bình mà doanh nghiệp bỏ ra để thuê 1
lao động) và đường chi phí lao động biên (chi phí tiền lương tăng thêm để thuê thêm một đơn vị
lao động) và có giá trị bằng mức lương cân bằng trên thị trường. Hãng sẽ tối đa hóa lợi nhuận
bằng cách chọn số lao động được thuê mà tại đó có MRPL=w.
Ngược lại, trên thị trường lao động mà hãng có sức mạnh độc quyền mua thì
đường chi phí lao động trung bình và đường chi phí lao động biên khơng trùng nhau vì đường
cung lao động của hãng cũng chính là đường cung lao động của thị trường. Đường chi phí lao
động trung bình lúc này chính là đường cung lao động trên thị trường và có hướng dốc lên trên
bởi hãng muốn th thêm nhiều nhân cơng thì hãng phải nâng tiền lương, trong khi đó mỗi nhân
cơng th bổ sung thêm sẽ làm tăng chi phí tiền lương bởi tiền lương dành cho mỗi công nhân bổ
sung sau sẽ lớn hơn cơng nhân trước, do đó đường chi phí lao động trung bình sẽ nằm dưới
đường chi phí lao động biên
Hình bên dưới cho thấy hãng thể hiện sức mạnh độc quyền mua trên thị trường lao động ở
chỗ hãng sẽ chọn thuê số lao động là Ld dựa trên cơ sở tối đa hóa lợi nhuận tại điểm B mà tại đó
chi phí lao động biên bằng doanh thu biên với mức tiền lương là Wd thấp hơn mức lương trên thị
trường cạnh tranh hoàn hảo là Wc.


Tiền
lương

Chi phí lao động
biên (MEL)

B
C

Wc
Wd

SL=Chi phí lao
động trung
bình (AEL)

DL=MRPL
Ld

Lc

Sớ cơng nhân

Hình:Cân bằng trên thị trường yếu tố lao động với sức mạnh độc quyền mua
20


Thị trường các yếu tố sản xuất

Người hướng dẫn: Hạ Thị Thiều Dao


Từ hình trên cho thấy hãng độc quyền mua yếu tố lao động sẽ tối đa hóa lợi nhuận tại
điểm B là giao điểm giữa đường sản phẩm doanh thu biên với đường chi phí biên. Từ điểm B vẽ
một đường song song với trục tung cắt đường cung lao động SL, từ đó xác định được số lao động
cần thuê là Ld với mức giá thuê (tiền lương) là Wd thấp hơn so với mức tiền thuê Wc trên thị
trường cạnh tranh hoàn hảo. Trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo, đường cung lao động cắt
đường doanh thu sản phẩm biên tại điềm C sẽ xác định lượng công nhân cần thuê là L c tại giá
thuê cân bằng là Wc. Người mua độc quyền lao động sẽ thuê lao động ít hơn và với giá thuê thấp
hơn so với trên thị trường cạnh tranh.
2.3.2.2 THỊ TRƯỜNG YẾU TỐ LAO ĐỘNG VỚI SỨC MẠNH ĐỘC QUYỀN BÁN
Sự hiện diện của sức mạnh độc quyền bán trên thị trường yếu tố lao động xuất phát từ sự
ra đời của các nghiệp đoàn lao động. Mục tiêu của nghiệp đoàn là bảo vệ quyền lợi cho thành
viên của nghiệp đồn và giúp các thành viên tìm được các cơng việc phù hợp với mức tiền lương
có lợi nhất cho họ.
Sự độc quyền bán trên thị trường lao động xảy ra khi nghiệp đoàn lao động nắm quyền
chi phối về việc quyết định mức lương cũng như số lượng lao động tham gia váo ngành mà
nghiệp đoàn đang trực thuộc. Thơng thường các nghiệp đồn thường sử dụng sức mạnh độc
quyền để nâng mức lương cho các thành viên nếu thấy mức tiền lương trung bình mà họ nhận
được thấp hơn doanh thu sản phẩm biên mà họ làm ra hoặc để giải quyết việc làm cho các thành
viên thì nghiệp đoàn thường thỏa thuận với người thuê lao động về mức lương thấp hơn mức
lương cân bằng trên thị trường.

21


Thị trường các yếu tố sản xuất

Người hướng dẫn: Hạ Thị Thiều Dao

Tiền lương ($/công nhân)


C

WM

D

WD

A

Wc

B

O

SL

LM

MR

LD

DL
Lc

Số công nhân (người)


Cân bằng trên thị trường yếu tố lao động với sức mạnh độc quyền bán

Thị trường lao động trong trường hợp là cạnh tranh hoàn toàn sẽ cân bằng tại điểm A
là giao điểm giữa đường cung và đường cầu lao động, số lao động có việc làm là L c và mức tiền
lương trả cho người lao động là Wc.Đường cung lao động thể hiện sự cung ứng lao động của
nghiệp đoàn tương ứng với mỗi mức tiền lương nhất định.
Trong trường hợp sử dụng sức mạnh độc quyền thì nghiệp đồn có thể chọn bất cứ mức
tiền lương nào và tương ứng với nó là lượng cung nhât định (cũng như một nhà độc quyền bán
sản phẩm chọn giá cả và lượng sản phẩm tương ứng). Kết quả của việc nghiệp đoàn khi sử dụng
sức mạnh độc quyền là tăng mức tiền lương cho các thành viên được thực hiện thơng qua mục
tiêu là tối đa hóa số cơng việc, tối đa hóa tổng tiền lương hay tối đa hóa tơ kinh tế mà chọn mức
tiền lương khác nhau.
Từ hình trên ta sẽ phân tích các mục tiêu khác nhau ở trên của nghiệp đồn thơng qua
hình vẽ :
- Tối đa hóa số lượng việc làm: Nghiệp đồn sẽ cung ứng số lao động tối đa là L c theo giá
cạnh tranh trên thị trường tại mức tiền lương là Wc.Mục đích này sẽ giúp nghiệp đồn giải quyết
được việc làm cho hầu hết các thành viên, tăng cường thu hút những lao động bên ngoài tham gia
22


Thị trường các yếu tố sản xuất

Người hướng dẫn: Hạ Thị Thiều Dao

làm thành viên để có được cơng việc nhất là những người đang thất nghiệp nhưng đáp ứng được
tiêu chí lựa chọn của tổ chức nghiệp đồn.
- Tối đa hóa tơ kinh tế: nghiệp đồn có thể giúp các thành viên đạt được tô kinh tế tối đa bằng
cách hạn chế số lượng thành viên để tăng mức tiền lương lên WM. Tại điểm B, các thành viên sẽ
có được tơ kinh tế tối đa khi nghiệp đồn chọn số lượng lao động là L M mà tại đó đường cung lao
động cắt đường doanh thu biên đối với nghiệp đoàn. Đường doanh thu biên đối với nghiệp đoàn

thể hiện mức tiền lương bổ sung mà các thành viên có được. Đường cung lao động thể hiện chi
phí cơ hội của các thành viên khi có việc làm. Tô kinh tế tối đa mà các thành viên nhận được là
hình thang OWdCB.Tuy nhiên, hạn chế trong trường hợp nghiệp đồn tối đa hóa tơ kinh tế cho
thành viên là sẽ số lượng người có lao động trong nghiệp đoàn giảm xuống mức thấp nhất so với
trường hợp nghiệp đồn chọn mục đích là tối đa hóa số lượng việc làm hay tối đa hóa tổng tiền
lượng.
- Tối đa hóa tổng tiền lương: tổng tiền lương thể hiện tổng lợi ích mà hãng đem lại cho các
thành viên. Nghiệp đoàn sẽ cung ứng số lao động là LD tương ứng với doanh thu biên đối với
thành viên bằng 0. Nghiệp đoàn sẽ giảm tiền lương từ mức WM là mức đem lại tô kinh tế tối đa
cho các thành viên xuống mức tiền lương thấp hơn WD nhưng số thành viên có việc làm lại tăng
từ LM lên LD.Như vậy, tại điểm D trên đường cung với đường doanh thu biên đối với thành viên
có giá trị bằng 0 thì nghiệp đồn đạt được tổng tiền lương tối đa.Trong trường hợp này, sự chia
bớt một phần tô kinh tế của các thành viên sẽ giúp cho các thành viên khác có được việc làm.
Tóm lại, khi nghiệp đồn sử dụng sức mạnh độc quyền bán để tăng tiền lương thì sẽ làm ít
thành viên hơn có việc làm.
2.3.3

MƠ HÌNH HAI KHU VỰC VỀ VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG

Sự can thiệp của nghiệp đoàn khi sử dụng sức mạnh độc quyền bán để tăng lương cho
một số thành viên dẫn đến sự rời bỏ nghiệp đoàn của các thành viên cịn lại đến khu vực phi
nghiệp đồn. Do người lao động có thể vào và ra khỏi nghiệp đồn nên bất kỳ sự thay đổi nào về
tiền lương do nghiệp đoàn thực hiện sẽ dẫn đến sự dịch chuyển lao động vào và ra khỏi ngành.
Khi nghiệp đoàn tăng lương lên cao hơn so với mức lương đang cân bằng trên thị trường thì sẽ
có một số người trong nghiệp đồn khơng thể kiếm được việc, dẫn đến các thành viên này rời
khỏi tổ chức.Khi đó cung lao động ở khu vực phi nghiệp đoàn sẽ tăng lớn hơn mức cầu hiện tại
sẽ phá vỡ mức lương cân bằng hiện tại, làm cho tiền lương bị giảm.
Thơng qua phân tích hình bên dưới ta sẽ thấy rõ sự tác động của nghiệp đoàn khi sử dụng
sức mạnh độc quyền đến mức cung và tiền lương lao động phi nghiệp đoàn.
Giả định rằng tổng cung của cơng nhân nghiệp đồn và phi nghiệp đồn là khơng đổi là

SL.Cầu lao động của hãng ở khu vực nghiệp đoàn là DL1, cầu lao động của hãng ở khu vực phi
23


Thị trường các yếu tố sản xuất

Người hướng dẫn: Hạ Thị Thiều Dao

nghiệp đoàn là DL2.Tổng cầu của thị trường là tổng theo chiều ngang cầu trong hai khu vực đó và
ký hiệu là DL.
Khi nghiệp đồn sử dụng sức mạnh độc quyền bán để tăng lương từ WD đến WM thì số
thành viên của nghiệp đồn bị thất nghiệp là Lc, khi đó những thành viên này sẽ rời khỏi
nghiệp đồn để kiếm cơng việc khác, kết quả là số lượng lao động ở khu vực phi nghiệp đoàn
tăng lên một khoảng là Lc, cuối cùng làm cho tiền lương của khu vực phi nghiệp đoàn giảm từ
WD đến WC.
Như vậy, khi nghiệp đoàn sử dụng sức mạnh độc quyền bán của mình để tăng tiền lương cho các
thành viên của hội thì sẽ làm giảm tiền lương ở khu vực lao động phi nghiệp đồn.
Tiền lương ($/cơng nhân)

SL

WM

WD

Wc

DL2

DL


DL1

O

Lc

Ld

Số cơng nhân (người)

Mơ hình hai khu vực về việc làm cho lao động

III. THỊ TRƯỜNG VỐN
Vốn là một trong các yếu tố đầu vào cùng kết hợp với lao động và đất đai trong sản xuất. Vốn
cố định trong ngắn hạn vì việc điều chỉnh yếu tố này lâu hơn nhiều so với việc điều chỉnh các
yếu tố khác như lao động, do đó mọi quyết định về việc sử dụng vốn nhất thiết phải xem đến vai
trò của thời gian và tương lai trong hành vi kinh tế. Mối quan tâm của chúng ta về thị trường vốn
không chỉ dừng lại ở lượng cân bằng mà sẽ tập trung tìm hiểu các quyết định đầu tư của các xí
24


Thị trường các yếu tố sản xuất

Người hướng dẫn: Hạ Thị Thiều Dao

nghiệp. Khi các xí nghiệp chi tiêu vốn để mua các nhà máy, máy móc thiết bị mà xí nghiệp dự
tính tồn tại nhiều năm họ phải so sánh những phí tổn mà họ phải chi hiện nay với lợi nhuận mà
số vốn mới sẽ sản sinh trong tương lai. Để thực hiện việc so sánh này ta phải tính tốn giá trị
hiện tại của các luồng tiền trong tương lai.

3.1 Vốn hiện vật
3.1.1 Khái quát chung về vốn hiện vật
Vốn hiện vật là dự trữ các hàng hóa đã sản xuất được sử dụng để sản xuất ra các hàng
hóa và dịch vụ khác.
Vốn hiện vật bao gồm các tài sản như: nhà máy, máy móc, trang thiết bị, kho, bến bãi,
hàng tồn kho…đó là vốn cố định. Ngồi ra cịn có vốn lưu động như: hàng tồn kho, hàng hóa đã
sản xuất đang chờ bán, hàng hóa mới hồn thành một phần , ngun liệu cho sản xuất trong
tương lai,…
Vốn hiện vật khác với vốn tài chính, nó là tài sản hữu hình của doanh nghiệp và của nền
kinh tế (có tính lâu bền, có thể sờ thấy được)
Trong thực tế rất khó đo được tổng số vốn một các chính xác. Theo thời gian, vốn hao
mịn, kém năng suất và ít giá trị hơn. Để duy trì vốn phải có sự đầu tư, tức là tạo ra các hàng tư
liệu lao động mới và cải tiến các loại tư liệu hiện có. Nếu đầu tư ròng là dương, tổng đầu tư hớn
hơn lượng bù đắp cho hao mòn, tức là dự trữ vốn tăng. Ngược lại nếu tổng đầu tư thấp có thể
khơng bù đắp được hao mòn và dự trữ vốn suy giảm.
3.1.2 Khái niệm về kho và luồng
Vốn được đo như một kho, tức là số lượng nhà máy, máy móc… mà xí nghiệp sở hữu.
Còn các đầu vào khác như lao động, nguyên liệu được đo như các luồng.
Kho (stocks) là số lượng tài sản tại một thời điểm.
Luồng (flows) là nguồn hàng hóa hay dịch vụ được tạo ra trong một khoảng thời gian nào
đó.
VD: Doanh nghiệp sở hữu một nhà máy sản xuất xi măng trị giá 15 tỷ đồng => kho vốn
của doanh nghiệp là 15 tỷ đồng. Hàng năm doanh nghiệp phải thuê 300.000 giờ lao động và sản
xuất được 10.000 tấn xi măng => số giờ lao động và số tấn xi măng là luồng.
3.1.3 Giá trị hiện tại (PDV) và tiền lãi
Không giống như lao động, các tư liệu có thể mua được và có giá tài sản. Giá của một tài
sản là tổng số tiền có thể mua đứt tài sản đó. Chủ sở hữu của một tài sản vốn có được dịng dịch
vụ vốn trong tương lai từ tài sản đó, khi đó họ sẽ phải tính xem họ phải tốn bao nhiêu trong mỗi
25



×