Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý sinh viên ở trung tâm giáo dục quốc phòng vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (846.34 KB, 101 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Tr-ờng đại học vinh

Trần văn thông

Một số giải pháp nâng cao chất l-ợng quản lý sinh viên
ở trung tâm giáo dục quốc phòng vinh
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
MÃ số: 60.14.05

Luận văn thạc sĩ khoa häc gi¸o dơc
Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: PGS.TS. Ngun Ngäc Hỵi

Vinh - 2010


1

Mục lục

TRANG
Các kí hiệu viết tắt

1

1. Lí do chọn đề tài

2

2. Mục đích nghiên cứu


4

3. Khách thể và đối t-ợng nghiên cứu

4

4. Giả thuyết khoa học

4

5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

4

6. Ph-ơng pháp nghiên cứu

5

7. Cấu trúc luận văn

5

Ch-ơng 1. Cơ sở lí luận của ván đề nghiên cứu

6

1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm quản lí và quản lí giáo dục

6


1.1.2. Quản lí nhà tr-ờng

6

1.1.3. Khái niệm sinh viên

6

1.1.4. Công tác quản lí sinh viên

8

1.2. Vị trí, vai trò của cán bộ làm công tác quản lí sinh viên

12

1.3. Đặc điểm, ph-ơng pháp quản lí sinh viên ở Trung tâm Giáo dục

13

Quốc phòng
1.3.1. Đặc điểm

15

1.3.2. Ph-ơng pháp quản lí sinh viên

17


1.4. Nội dung công tác quản lí sinh viên trong các Trung tâm Giáo dục

17

quốc phòng
1.4.1.Quản lí sinh viên trong học tập

19

1.4.2. .Quản lí sinh viên học tập ngoài giờ lên lớp

21

1.4.3. Quản lí sinh viên trong quan hệ với môi tr-ờng xà hội

24

1.4.4. Quản lí sinh viên theo điều lệnh quân đội

25


2

Ch-ơng 2.: Thực trạng công tác quản lí sinh viên ở Tr-ờng Đại học

30

Vinh và một số Trung tâm Giáo dục Quốc phòng trên phạm vi cả
n-ớc

2.1. Khái quát về tr-ờng Đại học Vinh

30

2.2. Thực trạng công tác quản lí sinh viên ở Tr-ờng Đại học Vinh

34

2.3. Khái quát về một số Trung tâm Giáo dục quốc phòng trên phạm vi

38

cả n-ớc
2.4. Thực trạng công tác quản lí sinh viên ở Trung tâm Giáo dục quốc

40

phòng trên phạm vi cả n-ớc
2.4.1. Trung tâm Giáo dục Quốc phòng Đại học quốc gia Thành phố Hồ
Chí Minh

41

2.4.2. Trung tâm Giáo dục Quốc phòng Hà Nội 2

42

2.4.3. Trung tâm Giáo dục Quốc phòng Cần Thơ

46


2.5. Thc trng cụng tỏc qun lý sinh viờn học mơn GDQP ở Khoa Giáo
dục Quốc phịng Trường Đại học Vinh

47

2.5.1. Thực trạng quản lí hoạt động trong học tập

47

2.5.2. Thực trạng quản lí hoạt động rèn luyện và tham gia các phong
trào của sinh viên ở trong và ngồi khoa

49

2.5.3. Thực trạng quản lí sinh viên trong quan hệ với môi trường xã hội
2.6. Khái quát về Trung tâm GDQP Vinh
2.7. Những thuận lợi và khó khăn trong cơng tác quản lí sinh viên khi
học mơn GDQP, AN
2.7.1. Thuận lợi
2.7.2. Khó khăn

51
53
53
55

2.8. Nguyên nhân của thực trạng

58


2.8.1. Nguyên nhân khách quan

58

2.8.2. Nguyên nhân chủ quan

59


3

Chƣơng 3: Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng quản lý sinh viên ở

60

Trung tâm GDQP Vinh
3.1. Các nguyên tắc đề ra giải pháp

60

3.1.1. Đảm bảo thực hiện sứ mạng của nhà trường

60

3.1.2. Đảm bảo nguyên tắc giáo dục

61

3.1.3. Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ


61

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, tính kế hoạch

61

3.1.5. Nguyên tắc trách nhiệm và phân công trách nhiệm

61

3.1.6. Đảm bảo phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi.

62

3.1.7. Đảm bảo phù hợp với đặc thù của hoạt động GDQP, AN

64

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý sinh viên ở Trung tâm Giáo
dục Quốc phòng Vinh
3.2.1. Nâng cao nhận thức về vai trị, vị trí của cơng tác quản lí sinh viên
đối với cán bộ lãnh đạo và cán bộ làm công tác HSSV
3.2.2. Giải pháp tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo
đức, lối sống cho sinh viên.
3.2.3. Giải pháp quản lí sinh viên theo điều lệnh quân đội
3.2.4. Giải pháp nâng cao văn hóa học đường cho sinh viên khi đến

64
65

67
75
81

Trung tâm GDQP học tập
3.2.5. Quản lí sinh viên theo quy chế cơng tác HSSV

82

3.2.6. Đổi mới cơng tác quản lí HSSV nội trú ở Trung tâm GDQP Vinh

83

3.2.7. Giiải pháp tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và

84

xã hội trong công tác quản lý sinh viên
3.2.8. Xây dựng chế độ khen thưởng, trách phạt kịp thời, hợp lý
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận

86
88
88


4

2. Kiến nghị


89
TÀI LIỆU THAM KHẢO

92


5

Lời nói đầu
Sau một thời gian làm việc nghiêm túc, đề tài Một số giải pháp nâng
cao chất l-ợng quản lí sinh viên ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng Vinh đà cơ
bản hoàn thành. Với tình cảm chân thành, tôi xin cảm ơn thầy giáo PGS. TS
Nguyễn Ngọc Hợi, ng-ời đà tận tình h-ớng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô đà giảng
dạy tại lớp Cao học 16 ngành Quản lí giáo dục. Tôi cũng xin chân thành cảm
ơn sự góp ý, chỉ bảo quý báu của đại tá Tr-ơng Xuân Dũng cùng các đồng
nghiệp trong Khoa Giáo dục Quốc phòng Đại học Vinh. Và cũng xin chân
thành cảm ơn gia đình, ng-ời thân, bạn bè đà động viên, tạo mọi điều kiện để
tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đà rất nỗ lực khi thực hiện đề tài này, chúng tôi cũng không sao
tránh khỏi những thiếu sót, rất mong đ-ợc sự góp ý và chỉ bảo của các quý
thầy cô giáo trong Hội đồng bảo vệ luận văn và toàn thể các bạn để bản thân
có điều kiện học hỏi, mở mang kiến thức khoa học. Tôi xin chân thành cảm
ơn.
Vinh, tháng 12 năm 2010
Tác giả


6


CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

ANTT

An ninh trật tự

BVTQ

Bảo vệ tổ quốc

CB

Cán bộ

GD & ĐT

Giáo dục - Đào tạo

GDCTTT

Giáo dục chính trị - tư tưởng

GDQP

Giáo dục quốc phòng


GDQP - AN

Giáo dục quốc phòng - an ninh

HSSV

Học sinh sinh viên

QLGD

Quản lí giáo dục

TNCS

Thanh niên cộng sản

UBND

Ủy ban nhân dân

VHVN – TDTT

Văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


7


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dùng n-íc g¾n liỊn với giữ n-ớc là quy luật tồn tại và phát triển của dân
tộc ta, quy luật đó hiện nay đ-ợc thể hiện trong hai nhiệm vụ chiến lựơc là xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, trong đó nhiệm vụ Giáo dục Quốc
phòng - An ninh (GDQP - AN) cho sinh viên - học sinh đang đ-ợc Đảng, Nhà
n-ớc ta đặc biệt quan tâm. Cụ thể nh- chỉ thÞ 107- CT/TW, ChØ thÞ 62- CT/TW
cđa Bé ChÝnh trÞ, Ban bí th- TW, Quyết định của Thủ t-ớng Chính phủ của
Bộ GD&ĐT về công tác GDQP-AN. Một trong những thành tựu nổi bật của sự
nghiệp đổi mới là công tác GDQP-AN đ-ợc Đảng và Nhà n-ớc chú trọng thực
hiện, đạt kết quả thiết thực. Ngày nay, đất n-ớc ta đang đi sâu vào quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế, công tác GDQP-AN ngày càng đ-ợc tăng c-ờng hơn.
Hiện nay học sinh, sinh viên của n-ớc ta chiếm hơn 1/4 dân số, họ là chủ
nhân t-ơng lai của đất n-ớc. GDQP-AN cho học sinh, sinh viên chính là giáo
dục lòng yêu n-ớc, niềm tự hào dân tộc, nhận thức tốt hơn về vinh dự, trách
nhiệm của tuổi trẻ đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thấy rõ vai
trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của GDQP-AN, những năm qua, Đảng và Nhà
n-ớc ta đà quan tâm đến công tác này đối với mọi tầng lớp nhân dân, trong đó
có học sinh, sinh viên. Giáo dục quốc phòng - An ninh (GDQP - AN) đà trở
thành môn học chính khóa trong các tr-ờng ĐH, CĐ, THCN, THPT và đÃ
đ-ợc tổ chức thực hiện ngày càng nghiêm túc và có hiệu quả. Hệ thống văn
bản pháp quy đà đ-ợc ban hành khá đầy đủ và đồng bộ. Nội dung ch-ơng
trình, ph-ơng pháp tổ chức giảng dạy và học tập môn GDQP không ngừng
đ-ợc đổi mới và hoàn thiện.
Giáo dục kiến thức Quốc phòng - An ninh trong các tr-ờng ĐH, CĐ,
THCN, THPT cũng đà có nhiều đổi mới, từng b-ớc đáp ứng mục tiêu yêu cầu
của đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo đà phối hợp với các bộ, ngành chức năng
xây dựng nội dung, ch-ơng trình cho sinh viên, học sinh phù hợp với thực tế



8

giáo dục của đất n-ớc, tăng tính hấp dẫn của môn học. Đội ngũ giáo viên
chuyên trách giảng dạy môn GDQP cũng đ-ợc kiện toàn, bảo đảm đủ yêu cầu
học rải các môn học trong tr-ờng học, trang thiết bị dạy học từng b-ớc đ-ợc
đổi mới.
Ngoài việc đổi mới ch-ơng trình, nội dung theo h-ớng dạy - học tích cực,
việc sớm hoàn thiện hệ thống các Trung tâm GDQP nh- tại Hà Nội, Huế,
thành phố Hồ Chí Minh và một số địa ph-ơng trên toàn quốc đang đ-ợc gấp
rút tiến hµnh.
Ngày 13 tháng 6 năm 2003 Bộ trưởng Bộ GD & ĐT đã có Quyết định
thành lập Trung tâm Giáo dục Quốc phòng Vinh trực thuộc Trường Đại học
Vinh. Dự kiến theo kế hoạch học kì II năm học 2010 - 2011, Trung tâm
GDQP Vinh sẽ đi vào hoạt động với chức năng là thực hiện nhiệm vụ GDQP
- AN cho sinh viên trên địa bàn thành phố Vinh với lu lng d kin 10.000
sinh viờn/nm.
Để đạt đ-ợc mục tiêu giáo dục, ngoài việc không ngừng nâng cao chất
l-ợng của đội ngũ cán bộ giảng dạy, đầu t- thích đáng trang thiết bị, cơ sở vật
chất phục vụ giảng dạy và học tập, chúng tôi nghĩ rằng tìm ra những giải pháp
®Ĩ nâng cao chất lượng quản lí sinh viên Trung tõm GDQP Vinh là một vấn
đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cấp bách.
Hin nay, Trng i hc Vinh là mt trong nhng trng Đi hc u
tiên trong c nc chuyn t ào to theo niên chÕ truyền thống sang đµo tạo
theo học chế tÝn chỉ. C¸ch thức tổ chức, quản lý cũ hầu như bị phá v, mô hình
qun lý c không còn phù hp, trong khi mô hình qun lý mi ang bt u
hình thành, công tác qun lý sinh viên nói chung và quản lí sinh viên học môn
GDQP - AN nói riêng cßn gặp rất nhiều khã khăn. Do đã, vấn đề công tác qun
lý sinh viên là mt yêu cu cp bách c t ra. Vấn đề đó lại càng trở nên cấp
bách hơn khi Trung tâm GDQP đi vào hoạt động độc lập ở một địa bàn mới,

tách khỏi khuôn viên ở Tr-ờng Đại học Vinh.


9

Với những lí do trên, chúng tơi nghĩ rằng vấn đề tìm ra một số giải
pháp nâng cao chất lượng quản lí sinh viên ở Trung tâm GDQP Vinh là một
vấn đề có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Vì thế chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu
“Một số giải pháp nâng cao chất lượng cơng tác quản lí sinh viên ở Trung
tâm Giáo dục quốc phòng Vinh”. Hi vọng với đề tài này, luận văn sẽ góp
thêm một tiếng nói nhỏ, góp phần thực hiện tốt mục tiêu đào tạo mà Trường
Đại học Vinh, Trung tâm GDQP Vinh đang đề ra và thực hiện.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn đề xuất một số giải
pháp quản lý sinh viên ở Trung tâm GDQP Vinh.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu:
3.1. Khách thể nghiên cứu:
- Chất lượng quản lý sinh viên ở Trường Đại học Vinh.
- Chất lượng quản lí sinh viên ở một số Trung tâm GDQP
- Chất lượng quản lí sinh viên trong học mơn GDQP - AN ở các trường
Đại học, Cao đẳng trên địa bàn thành phố Vinh.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản
lý sinh viên ở Trung tâm GDQP Vinh.
4. Giả thuyết khoa học
Có thể nâng cao hiệu quả của công tác quản lý sinh viên ở Trung tâm
GDQP Vinh nếu đề xuất được các giải pháp có cơ sở khoa học và có tính khả thi.
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý luận của đề tài.
- Tìm hiểu cơ sở thực tiễn của đề tài.

- Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý sinh viên ở Trung
tâm GDQP Vinh.


10

5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Khảo sát thực trạng công tác quản lí sinh viên ở Trường Đại học Vinh.
- Khảo sát thực trạng quản lí sinh viên ở một số Trung tâm GDQP trên
phạm vi cả nước.
- Đề xuất các giải pháp quản lí sinh viên ở Trung tâm GDQP Vinh.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, khái quát các tài
liệu nghiên cứu lý luận, các văn bản Nghị quyết của Đảng, Nhà nước và các
quy chế, quy định của ngành giáo dục và đào tạo có liên quan đến đề tài.
6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp điều tra qua các phiếu xin ý kiến.
- Phương pháp đàm thoại, phương pháp chuyên gia: Trao đổi, phỏng
vấn trực tiếp cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên, chính quyền địa phương,
các hộ kinh doanh phòng trọ sinh viên… nhằm thu thập thêm thông tin bổ
sung cho phần nghiên cứu thực trạng.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: nghiên cứu thực tiễn để từ đó rút
ra những kết luận và bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý sinh viên
nhằm đạt hịêu quả cao nhất.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung
của luận văn được chia thành 3 chương :
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý sinh viên ở các Trung tâm Giáo
dục quốc phòng trên phạm vi cả nước và ở Khoa Giáo dục Quốc phòng

Trường Đại học Vinh.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý sinh viên ở
Trung tâm Giáo dục Quốc phòng Vinh.


11

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm cơ bản:
1.1.1. Khái niệm quản lí và quản lí giáo dục
* Khái niệm về quản lí
Quản lí thể hiện việc tổ chức, điều hành, tập hợp người, cơng cụ,
phương tiện tài chính...để kết hợp các yếu tố đó với nhau nhằm đạt mục tiêu
định trước.
Về nội dung, thuật ngữ quản lí có nhiều cách hiểu khác nhau. Có thể
điểm qua một số quan niệm về quản lí như sau:
- Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Hoạt động
quản lí là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lí đến khách
thể quản lí trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức có vận hành và đạt được
mục đích của tổ chức” [ 8, tr.1]
- Có ý kiến cho rằng "Quản lí là một hoạt động thiết yếu đảm bảo phối
hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm”
- Tác giả Nguyễn Văn Lê cho rằng "quản lí là tác động vừa có tính khoa học,
vừa có tính nghệ thuật vào hệ thống con người nhằm đạt được mục tiêu kinh tế xã
hội". Ơng cho rằng mục đích của cơng việc quản lí chính là nhằm đạt hiệu quả tối
ưu theo mục tiêu đề ra. Ơng viết “Quản lí là một hệ thống xã hội khoa học và nghệ
thuật tác động vào hệ thống đó mà chủ yếu là vào con người nhằm đạt hiệu quả tối
ưu theo mục tiêu đề ra”[15, tr. 126]
- Giáo sư Đặng Vũ Hoạt và giáo sư Hà Thế Ngữ lại cho rằng “ Quản lí

là một quá trình định hướng, q trình có mục tiêu, quản lí có hệ thống là q
trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Những
mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lí
mong muốn.” [13, tr.225]


12

Hiện nay, quản lí thường được định nghĩa rõ hơn: quản lí là q trình
đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng kế hoạch tổ chức, chỉ đaọ và kiểm tra. Như
vậy, có thể khái qt: quản lí là sự tác động chỉ huy, điều khiển hướng dẫn
các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt mục đích
đề ra. Quản lí là q trình tác động có định hướng, có tổ chức dựa trên các
thơng tin về tình trạng của đối tượng và mơi trường nhằm giữ cho sự vận
hành của đối tượng được ổn định và phát triển tới mục tiêu đã định.
Quản lí là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lí lên
đối tượng quản lí và khách thể quản lí nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các
tiềm năng, các cơ hội của tổ chức nhằm đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện
biến động của mơi trường.
* Quản lí giáo dục (QLGD)
QLGD là tổng hợp các biện pháp tổ chức, kế hoạch hóa, nhằm bảo
đảm sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục. Hệ
thống giáo dục là một hệ thống xã hội, QLGD cũng chịu sự chi phối của quy
luật xã hội và tác động của quản lí xã hội. Trong QLGD, các hoạt động quản
lí hành chính nhà nước và quản lí sự nghiệp chun mơn đan xen vào nhau,
thâm nhập lẫn nhau không tách biệt tạo thành hoạt động quản lí thống nhất.
Khái niệm QLGD là một lĩnh vực mà từ trước đến nay được rất nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm nghiên cứu. Hiện nay có rất nhiều quan niệm về QLGD:
- Theo tác giả Trần Kiểm “Quản lí giáo dục, quản lí trường học có thể
hiểu là một chuỗi tác động hợp lí (có mục đích tự giác, hệ thống, có kế hoạch)

mang tính tổ chức sư phạm của chủ thể quản lí đến tập thể giáo viên và học
sinh, đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, nhằm huy
động cho họ cùng cộng tác, phối hợp, tham gia mọi hoạt động của nhà trường,
nhằm làm cho quá trình này vận hành tối ưu với việc hoàn thành mục tiêu dự
kiến” [16, tr.18].


13

- Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang “ Quản lí giáo dục là hệ thống
những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lí
(hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lí giáo dục
của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam, thế
hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới các mục tiêu dự kiến, tiến tới trạng thái mới về
chất”. [19, tr.35]
- Theo tác giả Nguyễn Gia Quý “ Quản lí quá trình giáo dục là quản lí
một hệ thống tồn vẹn bao gồm các yếu tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp,
tổ chức giáo dục, người dạy, người học, cơ sở vật chất, kĩ thuật phục vụ cho
dạy và học, môi trường giáo dục, kết quả giáo dục” [20, tr. 15]
Từ những khái niệm nêu trên, có thể hiểu một cách chung nhất: QLGD
là q trình vận dụng ngun lí, khái niệm, phương pháp chung nhất của khoa
học quản lí vào lĩnh vực QLGD. QLGD là hoạt động của các chủ thể và đối
tượng quản lí thống nhất với nhau trong một cơ cấu nhất định, nhằm đạt mục
đích đề ra của quản lí bằng cách thực hiện các chức năng nhất định và vận
dụng các biện pháp, nguyên tắc, công cụ quản lí thích hợp.
1.1.2. Quản lí nhà trường
* Khái niệm về quản lí nhà trường
Trường học là một hệ thống xã hội mà ở đó tiến hành q trình giáo
dục đào tạo. Nhà trường là một thiết chế đặc biệt của xã hội trong đó diễn ra
q trình giáo dục đào tạo. Nhà trường là một bộ phận của cộng đồng xã hội

và trong hệ thống giáo dục quốc dân đó chính là cơ sở.
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “quản lí nhà trường, quản lí giáo dục nói
chung là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm
của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lí giáo dục để tiến tới


14

mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và
với từng học sinh.” [12, tr.71]
Có thể hiểu quản lí nhà trường bao gồm hai loại:
- Tác động của những chủ thể quản lí bên trên và bên ngồi nhà trường.
- Tác động của những chủ thể quản lí bên trong nhà trường.
Như vậy, quản lí nhà trường là những tác động quản lí của các cơ quan
quản lí giáo dục cấp trên nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện cho hoạt động giảng
dạy, học tập, giáo dục trong nhà trường. Quản lí nhà trường bao gồm những chỉ
dẫn, quyết định của những thực thể bên ngồi nhà trường nhưng có liên quan
trực tiếp đến nhà trường như cộng đồng được đại diện dưới hình thức Hội đồng
giáo dục nhằm định hướng sự phát triển của nhà trường và hỗ trợ, tạo điều kiện
cho việc thực hiện phương hướng phát triển đó.
Quản lí nhà trường do chủ thể bên trong nhà trường bao gồm các hoạt
động quản lí giáo viên, quản lí HSSV, quản lí q trình dạy học, giáo dục,
quản lí cơ sở vật chất trang thiết bị trường học: quản lí tài chính, quản lí lớp
học và nhiệm vụ của giáo viên, quản lí mối liên hệ giữa nhà trường và cộng
đồng.
Trường học là một hệ thống xã hội đặc trưng bởi quá trình giáo dục.
Giáo dục là quá trình hình thành, hồn thiện nhân cách, cịn đào tạo là hướng
vào một nghề nhất định. Theo đó, từ trường phổ thơng đến các trường chuyên
nghiệp, dạy nghề người ta thường dùng là đào tạo. Các thành tố để tạo thành
quá trình giáo dục và đào tạo trong nhà trường, gồm:

- Mục tiêu giáo dục, đào tạo
- Nội dung giáo dục, đào tạo
- Phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, đào tạo
- Lực lượng giáo dục, đào tạo (gồm giáo viên, cán bộ viên chức)
- Đối tượng giáo dục, đào tạo (người học)


15

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo
- Bộ máy tổ chức, quản lí
- Mơi trường đào tạo
Quản lí nhà trường là một bộ phận của QLGD nói chung, khơng có
trường học thì khơng thể có giáo dục đúng nghĩa của nó. Theo tác giả Trần
Kiểm “Quản lí giáo dục, quản lí trường học có thể là một chuỗi tác động hợp
lí (có mục đích, tự giác, hệ thống, có kế hoạch) mang tính tổ chức, sư phạm
của chủ thể quản lí đến tập thể giáo viên và học sinh, đến lực lượng giáo dục
trong và ngoài nhà trường nhằm tác động họ cùng cộng tác, phối hợp, tham
gia vào hoạt động của nhà trường, nhằm làm cho quá trình này vận hành tối
ưu tới việc hoàn thành những mục tiêu dự kiến” [16, tr.18]
Khái niệm trên cho thấy: quản lí nhà trường là QLGD được tổ chức,
thực hiện ở một phạm vi không gian nhất định của một đơn vị giáo dục - đào
tạo - nhà trường. Quản lí với từng bậc học khác nhau, với loại hình khác nhau
để đảm bảo đạt được mục tiêu quản lí đặt ra. Tuy nhiên, dù quản lí nhà
trường ở bậc học nào, loại hình trường nào thì cũng phải bảo đảm những yếu
tố cơ bản chung nhất là:
- Xác định rõ mục tiêu quản lí của nhà trường, đó là mục tiêu hoạt động
của nhà trường được dự kiến trước khi triển khai hoạt động. Mục tiêu đó được
cụ thể hóa trong kế hoạch năm học chính là các nhiệm vụ, chức năng mà nhà
trường phải thực hiện trong năm học.

- Xác định cụ thể nội dung các mục tiêu, trên cơ sở đó hoạch định các
mục tiêu một cách tổng thể, chủ thể quản lí cụ thể hóa nội dung, từng mục
tiêu. Đây là những điều kiện cho mục tiêu trở thành hiện thực khi được tổ
chức thể hiện trong năm học.
- Nhà trường là một cơ sở giáo dục - đào tạo, là một đơn vị độc lập, nhà
trường thực hiện sứ mệnh chính trị của mình là giáo dục, dạy học thế hệ trẻ.


16

Tóm lại, quản lí nhà trường là một khoa học và mang tính nghệ thuật,
nó được thực hiện trên cơ sở những quy luật chung của khoa học quản lí,
đồng thời nó có những nét đặc thù riêng. Đó là những quy định ở bản chất của
sự lao động -lao động sư phạm của người giảng viên - bản chất của quá trình
dạy học - giáo dục, mà là đối tượng của nó là học sinh, sinh viên. Học sinh,
sinh viên vừa là đối tuợng vừa là chủ thể hoạt động của chính bản thân mình.
Sản phẩm giáo dục – đào tạo của nhà truờng là nhân cách học sinh, sinh viên
được rèn luyện phát triển theo yêu cầu xã hội. Có thể nói rằng quản lí nhà
trường là q trình tổ chức giáo dục - đào tạo hồn thiện và phát triển nhân
cách học sinh, sinh viên một cách khoa học và có hiệu quả, chất lượng tốt đáp
ứng nhu cầu xã hội.
* Nội dung cơng tác quản lí nhà trường
Quản lí nhà trường là một bộ phận của QLGD nói chung, khơng có
trường học thì khơng thể có giáo dục đúng nghĩa của nó. Theo Nguyễn Ngọc
Quang “ Quản lí trường học là tập hợp những tác động tối ưu (công tác tham
gia hỗ trợ, phối hợp, can thiệp) của chủ thể quản lí đến tập thể giáo viên, học
sinh và cán bộ khác”. [18]
Khái niệm trên cho thấy: Quản lí nhà trường là QLGD được tổ chức,
thực hiện trong một phạm vi không gian nhất định của một đơn vị giáo dục đào tạo -nhà trường. Quản lí với từng bậc học khác nhau với loại hình khác
nhau để đảm bảo đạt được mục tiêu quản lí đặt ra. Tuy nhiên, dù quản lí nhà

trường ở bậc học nào, loại hình trường nào thì cũng phải bảo đảm những yếu
tố cơ bản chung nhất là :
- Xác định rõ mục tiêu quản lí của nhà trường, đó là mục tiêu hoạt động
của nhà trường được dự kiến trước khi triển khai hoạt động. Mục tiêu đó được
cụ thể hóa trong kế hoạch năm học, chính là nhiệm vụ, chức năng mà nhà
trường phải thực hiện trong năm học.


17

- Xác định cụ thể nội dung các mục tiêu trên cơ sở đó hoạch định các
mục tiêu một cách tổng thể, chủ thể quản lí cụ thể hóa nội dung từng mục
tiêu. Đây là những điều kiện để cho mục tiêu trở thành thiện thực khi được tổ
chức thực hiện trong năm học.
- Nhà trường là cơ sở giáo dục - đào tạo, là một đơn vị độc lập, nhà trường
thực hiện sứ mệnh chính trị của mình là dạy học và giáo dục thế hệ trẻ.
1.1.3. Khái niệm sinh viên
Theo Quy chế công tác HSSV do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành
kèm theo quyết định số 1584/GD - ĐT ngày 27 tháng 7 năm 1993 và được
khẳng định trong Luật giáo dục thì những người đang học trong các trường
thuộc hệ đại học và cao đẳng được gọi là sinh viên.
Sinh viên là nhân vật trung tâm trong các trường đại học, cao đẳng.
Trọng tâm hoạt động của bộ máy chính quyền, các tổ chức Đảng, Đoàn, Hội
sinh viên trong nhà trường dưới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng
với sự phối hợp chặt chẽ của Ban, Ngành ở Trung ương, của các cấp ủy Đảng
và chính quyền địa phương đều hướng vào nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất
của các trường là giáo dục, rèn luyện sinh viên.
Theo Luật giáo dục và được Quốc hôi thông qua tháng 12 năm 1998 thì
sinh viên có các nhiệm vụ sau:
Thực hiện nhiệm vụ học tập theo mục tiêu, chương trình và kế hoạch

giáo dục của nhà trường.
Kính trọng nhà giáo, cán bộ quản lí, cơng nhân viên của nhà trường, cơ
sở giáo dục khác, tuân thủ pháp luật của nhà nước, thực hiện nội quy, điều lệ
của nhà trường.
Rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh cá nhân và bảo vệ mơi trường.
Giữ gìn và bảo vệ tài sản của nhà trường.
Tham gia lao động cơng ích và hoạt động xã hội ở địa phương.


18

Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, cơ sở
giáo dục khác.
Quyền của người học:
Được nhà trường và cơ sở giáo dục khác tôn trọng và đối xử bình đẳng
về cơ hội học tập.
Được cung cấp thông tin liên quan đến việc học tập và rèn luyện,
hướng nghiệp của mình.
Tham gia vào các hoạt động của các tổ chức chính trị, xã hội hợp pháp
theo quy định của pháp luật và tuân thủ điều lệ của tổ chức ấy.
Được sử dụng các trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động học tập, văn
hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao của nhà trường.
Trực tiếp hoặc thơng qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với nhà
trường, cơ sở giáo dục khác các giải pháp góp phần xây dựng nhà trường, bảo
vệ quyền lợi ích chính đáng của người học.
Được học vượt lớp, học một lúc nhiều lớp, nhiều trường nếu đủ điều
kiện học tập theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Được khen thưởng nếu có thành tích học tập và rèn luyện tốt. Được cấp
học bổng nếu học giỏi hoặc gia đình khó khăn. Được cấp bằng nếu tốt nghiệp
kì thi cuối cấp học, bậc học. Được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước

trong tuyển dụng vào cơ quan nhà nước nếu tốt nghiệp loại giỏi và đạo đức tốt.
Nghĩa vụ của sinh viên tại các trường cao đẳng, trường đại học công lập:
Người tốt nghiệp cao đẳng, tốt nghiệp đại học tại các trường công lập,
người đi học chương trình đại học, sau đại học ở nước ngồi nếu hưởng học
bổng do nhà nước cấp hoặc do nước ngồi tài trợ theo Hiệp định kí kết với
nhà nước thì phải chấp hành sự điều động làm việc có thời hạn của Nhà nước,
nếu khơng chấp hành thì phải bồi hồn học bổng, chi phí đào tạo.


19

1.1.4. Công tác quản lý sinh viên
Nội dung của công tác sinh viên có thể hiểu trên các phương diện sau:
- Tổ chức sinh viên trúng tuyển vào học.
- Tổ chức và quản lí việc học tập của sinh viên theo đúng chương trình,
kế hoạch đã định và thực hiện đúng các quy chế, quy định hiện hành.
- Tổ chức và quản lí đời sống vật chất của sinh viên như ăn, ở, sinh
hoạt của sinh viên nội trú kí túc xá.
- Tổ chức và quản lí đời sống tinh thần của sinh viên như cơng tác
chính trị tư tưởng, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt
động xã hội khác của sinh viên.
- Tổ chức thực hiện tốt các chế độ chính sách của nhà nước quy định
đối với sinh viên về học bổng, học phí, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể và
các chế dộ khác có liên quan đến đời sống vật chất, tinh thần của sinh viên.
- Phối hợp với các ngành, các cấp chính quyền địa phương nơi trường
đóng (phường, xã, quận, huyện, tỉnh, thành phố tùy theo nội dung quy mô của
vấn đề) xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh chính trị, trật tự và an tồn xã hội
trên địa bàn nơi trường đóng, giải quyết kịp thời và đúng đắn các vụ việc, các
vấn đề liên quan đến học sinh, sinh viên. Hướng dẫn sinh viên nghiêm chỉnh
chấp hành luật pháp, nội quy, quy chế.

- Biểu dương, khen thưởng những sinh viên đạt thành tích cao trong
học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học, trong các hoạt động xã hội, xử lí kỉ
luật đối với học sinh sinh viên vi phạm pháp luật và nội quy, quy chế. Chỉ đạo
thực hiện tốt công tác thanh tra.
Cán bộ làm cơng tác quản lí sinh viên có vị trí rất quan trọng trong hệ
thống giáo dục của nhà trường. Với hệ thống tổ chức từ cấp trường đến các
khoa đào tạo, cán bộ quản lí học sinh sinh viên là người giúp việc cho hiệu


20

trưởng, trưởng khoa thực hiện các nhiệm vụ, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên
và nhà trường về các hoạt động liên quan đến học sinh sinh viên.
Quản lí sinh viên là một nội dung của quản lí giáo dục, đó là hoạt động
điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội.
Đây là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật
của chủ thể quản lí nhằm vận hành theo đường lối và nguyên lí giáo dục của
Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam
mà tiêu điểm là giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến
lên trạng thái mới về chất.
1.2. Vị trí, vai trị của cán bộ làm cơng tác quản lí sinh viên
Trong cơng tác quản lí nói chung, người ta thường chia cán bộ quản lí
thành ba loại:
- Cán bộ lãnh đạo: là thủ trưởng của các cơ quan quản lí nhà nước, các
viện, các trường đào tạo…Đây là những chủ thể quản lí có thẩm quyền ra
quyết địn quản lí và chịu trách nhiệm với các quyết định đã đưa ra.
- Các chuyên gia là những người công tác ở đơn vị giúp việc cho lãnh
đạo trong việc đưa ra những quyết định quản lí, những chương trình, chính
sách. Họ là những người thực hiện chức năng tham mưu cho bộ máy quản lí.
- Cán bộ kĩ thuật: là những người phục vụ trong bộ máy quản lí, thực

hiện các chức năng, nghiệp vụ trong bộ máy quản lí.
Từ những vấn đề trên chúng ta thấy rõ vai trị của đội ngũ cán bộ quản
lí nhà trường trong sự phát triển của hệ thống đào tạo ở trung tâm GDQP là
rất quan trọng. Để thực hiện tốt vị trí vai trị, người cán bộ quản lí trong
trường học phải:
- Thực sự là cốt cán trong đội ngũ nhân lực giáo dục ở nhà trường, thực
sự là hạt nhân trong sự cải tiến, đổi mới phương pháp quản lí và thực hiện dân
chủ hóa trong nhà trường.


21

- Là người tổ chức các hoạt động nhà trường theo đúng đường lối, quan
điểm của Đảng và Nhà nước về cơng tác quản lí nhà trường và chất lượng
giáo dục - đào tạo toàn diện đối với sinh viên.
- Người cán bộ quản lí phải nắm vững mục tiêu đào tạo quản lí của nhà
trường và có kế hoạch thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra. Do vậy, người cán bộ
quản lí nhà trường là người tổ chức, điều khiển mục tiêu đào tạo của nhà
trường trở thành hiện thực.
- Trên cương vị cơng tác của mình, người cán bộ quản lí trường học là
người đảm bảo cho bộ máy nhà trường, các bộ phận chức năng trong hoạt động
quản lí thực hiện có hiệu quả q trình quản lí cần biết thiết kế, biết gắn kết các
mối quan hệ cá nhân, tổ chức, đoàn thể trở thành cơ cấu thống nhất, hợp lí.
Chính nhờ sự thống nhất hợp lí đó mà tạo ra hiệu quả quản lí, sức mạnh quản
lí, phát huy được tiềm năng, năng lực của tập thể, cá nhân với mức cao nhất.
Đối với cán bộ làm cơng tác quản lí học sinh sinh viên có vai trị, vị trí
như sau:
* Về tổ chức:
- Chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức tiếp nhận học sinh sinh viên
mới, cử cán bộ lớp, hướng dẫn chỉ đạo cơng tác kiện tồn, tổ chức đầu năm học

cho các lớp, phối hợp với Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh để tiến hành
đại hội Liên chi đoàn, Chi đoàn , Chi hội sinh viên theo đúng quy định.
- Thường xuyên theo dõi, giúp đỡ nhiệm vụ chuyên môn cho ban cán
sự lớp, chăm lo xây dựng nịng cốt sinh viên, giữ vững đồn kết nhất trí trong
từng lớp, trong khoa.
* Về quản lí giáo dục:
- Tiếp nhận quản lí và bổ sung hồ sơ, lập và quản lí sinh viên theo địa
chỉ chi tiết, phân loại đối tượng chính sách, phối hợp với gia đình và xã hội để
quản lí, giáo dục sinh viên.


22

- Phối hợp chặt chẽ với cán bộ giảng dạy, các bộ phận có liên quan,
phát huy vai trị làm chủ của học sinh, sinh viên để nắm vững tư tưởng, thái
độ, nhận thức của học sinh, sinh viên sau mỗi học kì, năm học, khóa học.
- Đơn đốc kiểm tra sinh viên thực hiện tốt nội quy, quy chế, giữ vững
an ninh chính trị và trật tự an tồn trong khoa và nhà trường.
- Tổ chức, động viên, theo dõi các phong trào thi đua trong sinh viên.
Kịp thời khen thưởng những sinh viên đạt thành tích cao trong học tập và
phong trào. Đồng thời chấn chỉnh học sinh, sinh viên vi phạm.
- Quan tâm xây dựng các tập thể, cá nhân điển hình trong học tập và
rèn luyện, đồng thời có biện pháp QLGD chặt chẽ đối với những sinh viên
chậm tiến.
- Tổ chức các hình thức giáo dục thích hợp để phịng chống các tệ nạn
xã hội trong học sinh, sinh viên.
- Thường xuyên quan tâm theo dõi các sinh hoạt ngoài giờ của học
sinh, sinh viên. Hướng dẫn sinh viên làm các thủ tục theo quy định.
* Thực hiện chế độ chính sách, chăm lo đời sống sinh viên
- Căn cứ kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên, đề xuất thưởng,

phạt và làm thủ tục đề xuất mức học bổng, trợ cấp xã hội.
- Nghiên cứu, hướng dẫn sinh viên thực hiện tốt các chế độ chính sách
hiện hành của nhà nước và nhà trường.
- Tổ chức cho sinh viên thực hiện tốt các loại hình bảo hiểm, khám sức
khỏe định kì, quan tâm giúp đỡ, động viên những sinh viên có hồn cảnh đặc
biệt khó khăn hoặc gặp rủi ro đột xuất.
- Phối hợp với Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội sinh
viên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao.


23

- Phối hợp với các nhà máy, doanh nghiệp, trường phổ thông tổ chức
cho sinh viên tham gia thực hành, thực tập, tạo mối liên hệ, giao lưu giúp cho
học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường có cơ hội tìm kiếm việc làm.
1.3. Đặc điểm, phƣơng pháp quản lí sinh viên ở Trung tâm GDQP
1.3.1. Đặc điểm
Sinh viên đến học tại các Trung tâm GDQP là những lớp người trẻ có độ
tuổi từ 18 đến 23, trưởng thành từ các nhà trường THPT. Họ hiện đang theo
học ở các khoa chuyên ngành ở các Trường Đại học, được thụ hưởng thành
quả của đất nước trong thời kì hội nhập quốc tế; điều kiện sống kể cả vật chất
và tinh thần đều tốt hơn. Họ được tiếp nhận nhiều kênh thông tin, tri thức
khoa học, được tiếp cận với nhiều phương tiện giáo dục hiện đại, khoa học. Vì
vậy, có điều kiện tốt trong việc khám phá thành trì khoa học và đạt nhiều
thanh tựu đáng kể trên nhiều lĩnh vực. Nhìn chung, sự tác động đối với độ
tuổi này là có nhiều mặt tích cực, song cũng có nhiều mặt hạn chế.
Mặt tích cực là lịng nhiệt tình, nhạy cảm với các vấn đề xã hội, có
hướng vươn lên trong học tập, công tác hăng say, năng động trong các hoạt
động, có ước mơ…Tuy nhiên, đối lập với những tính cách ấy lại là những hạn
chế của tuổi trẻ. Đó là thiếu kinh nghiệm sống, bồng bột, chủ quan, thiếu tính

kiềm chế, khi gặp khó khăn dễ hoang mang, dễ bị kích động, lơi kéo, thiếu
tính kỉ luật.
Sinh viên nội trú tại Trung tâm là khá lớn, lại không ổn định (chỉ nội trú 1
tháng từ 800 đến 1.000 sinh viên/đợt học), nên việc quản lí cũng gặp nhiều khó
khăn. Đây là đặc điểm mang tính đặc thù khi quản lí HSSV ở Trung tâm GDQP.
Đặc thù của quản lí HSSV ở trung tâm GDQP cịn là quản lí sinh viên
đến từ những trường và ngành nghề đào tạo khác nhau, được ăn, ở, sinh hoạt
tập trung duy trì theo chế độ học tập, sinh hoạt của Quân đội. Đây là những
đặc thù riêng của quản lí sinh viên mà nhà quản lí cần phải có kế hoạch xây


24

dựng mơ hình hoạt động hướng vào mục tiêu đào tạo của các trường và các
ngành để hình thành và phát triển nhân cách HSSV.
Công tác QLSV trong các cơ sở đào tạo nói chung và Trung tâm GDQP
nói riêng được tổ chức dựa trên cở sở hành lang pháp lí hiện hành. Đó là cơng
cụ, là cơ sở để quản lí HSSV hoạt động. Cơng cụ đó là các văn bản pháp quy
do Nhà nước và Bộ giáo dục đào tạo Ban hành. Ở Trung tâm GDQP, việc sử
dụng Điều lệnh quản lí bộ đội cũng hết sức quan trọng, tạo ra một mảng riêng
biệt trong việc quản lí HSSV.
Hệ thống tổ chức bộ máy, phân cấp, phân quyền các quy trình tổ chức
hoạt động, tổ chức cơng tác giáo dục - đào tạo được quán triệt đến mọi người
thông qua Nghị quyết của Đảng, các cơ quan quản lí Nhà nước ban hành, các
Văn bản quản lí GD - ĐT và QL HSSV trong các trường một cách đắc lực,
đạt hiệu quả, động viên được tinh thần say mê, nhiệt tình, cộng tác của mọi
người ở vị trí khác nhau.
Nhiệm vụ đào tạo của Trung tâm GDQP là trang bị kiến thức QP, AN và
những kỷ năng quân sự cơ bản, tạo cho sinh viên một nếp sống, kỉ luật mang
tính quân đội, tác phong hiện đại, rèn luyện tác phong, phẩm chất anh Bộ đội

cụ Hồ.
1.3.2. Phương pháp quản lí sinh viên
Trong hoạt động quản lí giáo dục nói chung và quản lí HSSV nói riêng,
cần sử dụng hiệu quả các biện pháp quản lí vào cơng tác quản lí của mình,
biết kết hợp và sử dụng hợp lí làm cho hiệu quả hoạt động quản lí đạt chất
luợng cao hơn. Tuy nhiên, mỗi phương pháp quản lí đều có mặt tích cực và
hạn chế của nó. Do vậy, cần căn cứ vào thực tế cụ thể, hồn cảnh cụ thể mà
vận dụng thích hợp. Các phương pháp quản lí sinh viên thường dùng là:
- Các phương pháp hành chính tổ chức:


×