Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân nghệ an từ năm 1885 đến năm 1918

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 140 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Tr-ờng đại học vinh

trần thị hằng

phong trào giải phóng dân tộc
của nhân dân nghệ an từ năm 1885
đến năm 1918

Luận văn thạc sĩ khoa học lÞch sư

Vinh - 2010


B GIO DC V O TO
TRNG I HC VINH

trần thị hằng

phong trào giải phóng dân tộc
của nhân dân nghệ an từ năm 1885
đến năm 1918

CHUYấN NGNH: LCH S VIT NAM
M SỐ: 60.22.54

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:

TS. TRẦN VĂN THỨC



VINH - 2010


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn Thầy giáo
TS. Trần Văn Thức mặc dù rất bận rộn, song đã trực tiếp hướng dẫn tận tâm
và chân thành trong suốt thời gian khi tác giả xác định nghiên cứu đề tài cho
đến nay.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo trong khoa Lịch Sử
trường Đại Học Vinh, các thầy cô giáo trong khoa đào tạo Sau Đại học đã tạo
điều kiện thuận lợi cho quá trình làm luận văn khoa học của tác giả.
Tác giả cũng xin được cảm ơn phòng tư liệu của Bảo tàng tổng hợp
Nghệ An, Bảo tàng Xơ Viết Nghệ Tĩnh, phịng tư liệu của thư viện tỉnh Nghệ
An đã giúp đỡ, cung cấp về mặt tư liệu cho tác giả trong quá trình thực hiện
luận văn của mình.
Tác giả xin chân thành cảm ơn tới những người thân trong gia đình và
bạn bè đã động viên chia sẻ khích lệ và giúp đỡ trong quá trình học tập và
hồn thành luận văn.
Với một khoảng thời gian có hạn, mặc dù rất cố gắng song chắc chắn
luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự góp ý kiến của các
thầy cơ, bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc, lời cuối cùng, xin cảm ơn tất cả !
Vinh, tháng 12 năm 2010
Tác giả
Trần Thị Hằng


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................1

1.

Lý do chọn đề tài ................................................................................... 1

2.

Lịch sử vấn đề ....................................................................................... 3

3.

Phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ khoa học .............................................. 4

4.

Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ........................................... 5

5.

Đóng góp khoa học và giá trị thực tiễn ................................................. 6

6.

Bố cục luận văn ..................................................................................... 6

NỘI DUNG .........................................................................................................................7
Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG
PHÁP Ở NGHỆ AN TRƢỚC 1885 ..................................................7
1.1.

Vài nét về phong trào đấu tranh chống Pháp xâm lược từ 1858

đến 1884 ................................................................................................ 8

1.2

Nhân dân Nghệ An kiên quyết chống xâm lược và thái độ đầu
hàng của phong kiến tay sai (1858 đến 1884) ..................................... 10

1.2.1. Phong trào từ năm 1858 đến 1874 ...................................................... 10
1.2.2. Phong trào từ năm 1874 đến năm 1885 .............................................. 13
Chƣơng 2. NHÂN DÂN NGHỆ AN TRONG PHONG TRÀO CẦN
VƢƠNG CHỐNG PHÁP (1885 - 1896) .........................................21
2.1.

Vài nét về phong trào Cần Vương....................................................... 21

2.1.1. Nguyên nhân bùng nổ.......................................................................... 21
2.1.2. Quy mô, diễn biến ............................................................................... 23
2.2.

Văn thân sỹ phu yêu nước và nhân dân Nghệ An ngoan cường
chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương. ............................................... 26

2.2.1. Từ năm 1885 đến năm 1888 ................................................................ 26
2.2.2. Từ 1889 đến 1896................................................................................ 38
2.2.3. Một vài nhận xét về phong trào Cần Vương ở Nghệ An .................... 42


Chƣơng 3. NHÂN DÂN NGHỆ AN TRONG PHONG TRÀO YÊU
NƯỚC CHỐNG PHÁP ĐẦU THẾ KỶ XX (1897 - 1918) .........53
3.1.


Bối cảnh lịch sử ................................................................................... 53

3.2.

Nhân dân Nghệ An với khuynh hướng cứu nước của Phan Bội
Châu ..................................................................................................... 58

3.2.1. Vài nét về hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu ............................ 58
3.2.2. Nhân dân Nghệ An trong phong trào Đông Du (1904 - 1907) và
các hoạt động cứu nước khác do Phan Bội Châu khởi xướng ............ 63
3.3.

Nhân dân Nghệ An trong phong trào cứu nước theo xu hướng
cải cách của Phan Châu Trinh ............................................................. 84

3.3.1. Vài nét về xu hướng cứu nước của Phan Châu Trinh ......................... 84
3.3.2. Nhân dân Nghệ An tích cực hưởng ứng xu hướng cải cách do
Phan Châu Trinh khởi xướng .............................................................. 88
3.4.

Một số phong trào yêu nước khác ở Nghệ An từ 1900-1918 ............. 92

3.4.1. Phong trào đấu tranh của nông dân làng xã ........................................ 92
3.4.2. Phong trào đấu tranh của công nhân Vinh, Bến Thủy, Trường Thi ....... 95
KẾT LUẬN ......................................................................................................................98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................101
PHỤ LỤC



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghệ An là một tỉnh lớn, có dân số đơng, giữ một vị trí quan trọng cả
về chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội trong quá trình dựng nước và giữ nước
của dân tộc Việt Nam.
Nhân dân Nghệ An có truyền thống yêu nước, bất khuất chống ngoại
xâm. Cuối thế kỷ XIX, sau khi thực dân Pháp dùng vũ lực buộc triều đình
Huế ký Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883) và Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6-6-1884),
áp đặt nền bảo hộ lên toàn bộ nước ta, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua
Hàm Nghi, phong trào yêu nước chống thực dân Pháp của nhân dân Nghệ An
dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu, văn thân đã bùng nổ mạnh mẽ, quyết liệt, góp
phần cùng nhân dân cả nước ngăn cản quá trình bình định về quân sự và tiến
hành khai thác bóc lột trên qui mơ lớn của chúng, tô đậm thêm những trang sử
hào hùng của nhân dân Việt Nam nói chung, của nhân dân Nghệ An nói riêng
trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Do có vị trí lịch sử đặc biệt quan trọng, cho nên từ lâu nay, phong trào
yêu nước chống Pháp ở Nghệ An đã được đề cập đến trong nhiều cơng trình
và thể loại xuất bản phẩm, cả trong các tài liệu nghiên cứu và tài liệu thông sử
của các tác giả trong và ngồi nước. Những cơng trình này đã phần nào giúp
người đọc hiểu được những nét cơ bản về phong trào yêu nước chống Pháp
của nhân dân Nghệ An cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Với những cuộc khởi
nghĩa và lãnh tụ tiêu biểu như khởi nghĩa Giáp Tuất do Trần Tấn và Đặng
Như Mai lãnh đạo, khởi nghĩa Nguyễn Xuân Ôn, cùng một số thủ lĩnh nghĩa
quân như Lê Doãn Nhã, Nguyễn Nguyên Thành, Nguyễn Ngợi... cuối thế kỷ
XIX. Bước sang thế kỷ XX, phong trào yêu nước ở Nghệ An tiếp tục rầm rộ,
sôi nổi theo khuynh hướng dân chủ tư sản. Những phong trào yêu nước giai



2
đoạn này có vị trí quan trọng trong phong trào yêu nước chống Pháp của cả
nước lúc bấy giờ. Từ phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX đến phong trào
Đông Du, Duy tân, xuất dương đầu thế kỷ XX ở Nghệ An là bước phát triển
có tính liên tục, kế thừa truyền thống của cha ông.
Mặc dù vậy, so với nhu cầu tìm hiểu về lịch sử địa phương trong giai
đoạn này của nhân dân Nghệ An nói riêng và những người muốn tìm hiểu về
lịch sử Nghệ An nói chung thì những đề cập trên cịn ít ỏi, lại chưa có hệ
thống nên rất khó khăn trong việc tìm hiểu một cách đầy đủ về vấn đề này
Nghiên cứu đề tài này nhằm góp phần làm sáng tỏ một cách tồn diện,
hệ thống về q trình hình thành và phát triển các phong trào yêu nước chống
thực dân Pháp ở Nghệ An từ 1885 đến 1918. Trên cơ sở đó tìm ra những nét
chung và nét riêng trong phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Nghệ
An với nhân dân cả nước. Đồng thời tìm ra mối liên hệ chặt chẽ giữa các
phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất và
góp phần trả lời cho câu hỏi vì sao các phong trào yêu nước đó sớm đi đến
thất bại
Kết quả nghiên cứu sẽ phục vụ công tác biên soạn lịch sử địa phương,
làm tài liệu tham khảo cho giáo viên ở các trường THCS, THPT và giảng
viên, sinh viên ở bậc Đại học, Cao đẳng. Qua đó góp phần giáo dục tinh thần
yêu nước, lòng tự hào về truyền thống của cha anh. Là người con sinh ra trên
mảnh đất giàu truyền thống, tôi chọn đề tài này để thắp nén tâm nhang tưởng
nhớ những người con trung dũng của quê hương đã ngã xuống cho sự nghiệp
đấu tranh giải phóng dân tộc cuối thế kỷ XIX đến hết Chiến tranh thế giới
thứ nhất.
Vì những lí do trên chúng tơi chọn vấn đề: “Phong trào giải phóng
dân tộc của nhân dân Nghệ An từ năm 1885 đến năm 1918” làm đề tài luận
văn tốt nghiệp của mình.



3
2. Lịch sử vấn đề
Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Nghệ An cuối thế kỷ
XIX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất đã được nhiều trung tâm nghiên
cứu và giảng dạy lịch sử ở Trung ương cũng như địa phương, nhiều thế hệ các
nhà nghiên cứu lịch sử quan tâm. Những thành tựu nghiên cứu được phản ánh
trong các cơng trình thơng sử và chun khảo, các giáo trình giảng dạy, các
sưu tập sử liệu, văn liệu, các báo cáo điền dã, trong đó có nhiều cơng trình đã
được xuất bản. Các cơng trình tiêu biểu như: “Lịch sử 80 năm chống Pháp”,
tập hạ của Trần Huy Liệu, NXB sử học, Viện sử học 1961; “Chống xâm lăng”
3 tập của Trần Văn Giàu, NXB xây dựng phát hành, Hà Nội, 1956; “Lịch sử
Việt Nam 1897 - 1918” của Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia,
Viện sử học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1999; “Phan Đình Phùng - Cuộc
đời và sự nghiệp” của Đinh Xuân Lâm và Chương Thâu, NXB Nghệ An,
2005; “Việt Nam vong quốc sử” của Phan Bội Châu, NXB văn sử địa, Hà
Nội, 1958. Những cơng trình vừa nêu đã đề cập đến bối cảnh phong trào
kháng chiến chống Pháp dưới danh nghĩa Cần Vương cuối thế kỷ XIX cũng
như phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỷ XX.
Qua đó chúng tơi tiến hành đối chiếu so sánh với phong trào yêu nước ở Nghệ
An nhằm tìm ra những nét chung và riêng, cũng như học hỏi về phương pháp
luận sử học khi tiếp cận nghiên cứu vấn đề đặt ra.
Bên cạnh đó, một số nhà nghiên cứu khoa học cũng đã đề cập đến
phong trào đấu tranh ở tỉnh Nghệ Tĩnh vào giai đoạn này, tiêu biểu phải kể
đến cuốn “Lịch sử Nghệ Tĩnh” tập 1, Ban nghiên cứu lịch sử tỉnh biên soạn,
NXB Nghệ Tĩnh, 1984. Cuốn này đề cập đến truyền thống đấu tranh của nhân
dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh; “Danh nhân Nghệ An” tập 1, NXB Nghệ An,
1998.Cuốn này đề cập đến hoạt động yêu nước chống Pháp của một số danh
nhân Nghệ An cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.



4
Ngồi ra cịn có những Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử như “Phong
trào yêu nước chống Pháp ở Nghệ An nửa sau thế kỷ XIX” của Biện Thị
Hoàng Ngọc, bảo vệ năm 2001, tại trường Đại học Vinh; “Trí thức Thanh
Chương (Nghệ An) trong sự nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm từ 1858 đến
1945” của Phan Thị Hoài Thanh, bảo vệ năm 2009, tại trường Đại học Vinh.
Các luận văn này đã đề cập đến một số khía cạnh có liên quan đến các phong
trào yêu nước ở Nghệ An.
Đồng thời có rất nhiều tạp chí và bài viết đã được công bố như “Phong
trào đấu tranh vũ trang chống xâm lược Pháp ở Nghệ Tĩnh cuối thế kỷ XIX”
của Đinh Xuân Lâm đăng trong tạp chí nghiên cứu lịch sử số 5, năm 1984;
“Tư liệu mới về Nguyễn Xn Ơn và cuộc khởi nghĩa do ơng lãnh đạo” của
Đinh Xuân Lâm, Võ Văn Sạch đăng trong tạp chí nghiên cứu lịch sử số 6,
năm 1982. Bài viết này khảo cứu khá kỹ về thủ lĩnh Nguyễn Xuân Ơn.
Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu đã được đề cập trên đây chỉ mới
trình bày một cách khái quát chung chung mà chưa thực sự đi sâu nghiên cứu
một cách đầy đủ về phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Nghệ An cuối
thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Từ đó, đặt ra vấn đề cần nghiên cứu và hệ thống
hoá một cách đầy đủ hơn về phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ
XIX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất ở Nghệ An. Trên cơ sở kế thừa
những thành quả của các nhà nghiên cứu trước, đồng thời dựa vào các nguồn
tài liệu lưu trữ tại các trung tâm lưu trữ quốc gia, thư viện Trung ương, địa
phương, thư viện các trường Đại học... Đặc biệt là tài liệu sưu tầm tại các địa
phương, tác giả đang cố gắng giải quyết những vấn đề khoa học đặt ra.
3. Phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ khoa học
3.1. Phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở tài liệu hiện có chúng tơi đặt ra phạm vi nghiên cứu phong
trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Nghệ An từ khi phong trào Cần
Vương nổ ra đến khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.



5
3.2. Nhiệm vụ khoa học
Từ việc nghiên cứu phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân
Nghệ An luận văn nhằm giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu một cách tương đối, hệ thống và toàn diện những phong trào
yêu nước chống Pháp ở Nghệ An từ 1885 đến 1918.
- Rút ra những đánh giá về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân thất bại
của phong trào yêu nước chống Pháp ở Nghệ An.
- Tìm hiểu sự ảnh hưởng và đóng góp của phong trào đấu tranh chống
Pháp ở Nghệ An đối với sự phát triển chung của phong trào đấu tranh chống
Pháp của cả nước giai đoạn này.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Để thực hiện đề tài này tác giả luận văn đã tham khảo những nguồn tài
liệu như sau:
- Tài liệu lưu trữ về phong trào yêu nước chống Pháp thời cận đại của
nhân dân Nghệ An ở kho lưu trữ tỉnh Nghệ An và ở các địa phương các tỉnh
- Tư liệu ở Bảo tàng tổng hợp Nghệ An, Bảo tàng Xơ Viết Nghệ Tĩnh
- Các cơng trình đã cơng bố có liên quan đến đề tài
- Bên cạnh đó chúng tôi thực hiện điền dã thực tế, tiếp xúc với những
nhân chứng có liên quan, phỏng vấn, trao đổi ý kiến với các cụ cao niên,
những người am hiểu về lịch sử đấu tranh chống Pháp của nhân dân các vùng
miền trên đất Nghệ An. Nguồn tài liệu này rất hữu ích trong việc đối chiếu,
kiểm chứng và kết hợp với các nguồn tài liệu khác để đưa đến những nhận
định chính xác, khoa học và tồn diện.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện luận văn này chúng tôi sử dụng phương pháp luận mác xít
thể hiện ở sự kết hợp các phương pháp là phương pháp lịch sử và phương



6
pháp logic cùng các phương pháp hỗ trợ khác như tổng hợp, thống kê, so sánh
đối chiếu...
5. Đóng góp khoa học và giá trị thực tiễn
Trong quá trình thực hiện tác giả đã cố gắng sưu tầm tư liệu, lựa chọn
các sự kiện lịch sử, các địa danh, nhân vật tiêu biểu một cách trung thực
khách quan, trên cơ sở tư duy khoa học biện chứng, tính kế thừa, phát triển
trong lĩnh vực nghiên cứu lịch sử, hi vọng góp phần làm sáng rõ hơn một số
quan điểm, sự kiện lịch sử. Trên cơ sở đó, phác họa một cách có hệ thống để
từ đó phần nào dựng lại bức tranh toàn cảnh về phong trào đấu tranh của nhân
dân Nghệ An từ năm 1885 đến năm 1918.
Luận văn góp phần hoàn chỉnh hơn lịch sử địa phương trong giai đoạn
nửa sau thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đồng thời là nguồn tài liệu giúp giáo viên
các trường THPT và THCS biên soạn và giảng dạy các tiết học lịch sử địa
phương cho học sinh.
Nghiên cứu về phong trào yêu nước của nhân dân Nghệ An trong giai
đoạn này góp phần vào việc khơi dậy truyền thống yêu quê hương, đất nước của
người dân xứ Nghệ, động viên nhân dân Nghệ An kế tục tinh thần quật cường
của cha ông, tích cực tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, trân
trọng, gìn giữ và có ý thức phát huy những giá trị tốt đẹp của quê hương.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1. Khái quát về phong trào đấu tranh chống Pháp ở Nghệ An
trước 1885
Chương 2. Nhân dân Nghệ An trong phong trào Cần Vương chống
Pháp (1885 - 1896)
Chương 3. Nhân dân Nghệ An trong phong trào yêu nước chống Pháp
đầu thế kỷ XX (1897 - 1918)



7

NỘI DUNG
Chƣơng 1

KHÁI QUÁT VỀ PHONG TRÀO YÊU NƢỚC CHỐNG PHÁP
Ở NGHỆ AN TRƢỚC 1885
1.1. Vài nét về phong trào đấu tranh chống Pháp xâm lược từ 1858 đến 1884
Từ giữa thế kỷ XIX, phong kiến nhà Nguyễn cầm quyền ở Việt Nam
với những chính sách cực kỳ phản động đã đẩy dân tộc ta vào bước đường
suy vong trầm trọng. Dưới triều Tự Đức, mâu thuẫn giữa nhân dân và triều
đình phong kiến hết sức gay gắt. Phong trào đấu tranh của nhân dân chống
triều đình nhà Nguyễn nổ ra khắp nơi làm cho ngai vàng của giai cấp thống
trị lung lay cực độ. Trong hoàn cảnh đất nước đang nguy khốn như vậy, tư
bản Châu Âu trên bước đường phát triển đã ồ ạt kéo sang phương Đông tìm
kiếm “thuộc địa”. Dưới con mắt của bọn thực dân, Việt Nam là vùng đất béo
bở, có vị trí chiến lược quân sự quan trọng ở Đông Nam Á. Trong số bọn
thực dân tới dịm ngó Việt Nam, Pháp tuy tới muộn nhưng lại có ý đồ xâm
lược từ rất sớm. Chính vì vậy sau một q trình điều tra, xem xét và gây
dựng cơ sở lâu dài. Ngày 1/9/1858 liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng
tấn công Đà Nẵng chính thức tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nước ta
với cái cớ của kẻ ngạo mạn là mở cửa tự do buôn bán và truyền đạo. Họ đã
đụng đến cương vực lãnh thổ và nền độc lập dân tộc, những thứ thiêng liêng
nhất của chúng ta. Tất cả những mâu thuẫn vốn có nhường chỗ cho mâu
thuẫn dân tộc.
Những trang sử chống xâm lăng tại Đà Nẵng là những trang đẹp duy
nhất thời đó. Sau năm tháng, liên quân Pháp - Tây Ban Nha không vào sâu
trong đất liền, kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của chúng bị thất bại.
Tháng 2/1859, chúng chuyển quân vào đánh chiếm Gia Định. Gia Định thất



8
thủ. Từ đây triều đình Huế chia rẽ khơng cịn thống nhất về ý chí nữa. Hai
phe chủ chiến và chủ hịa làm xáo trộn triều đình, làm chao đảo lòng dân.
Trớ trêu thay! Vua Tự Đức người đứng đầu xã tắc lúc đó lại thuộc phe chủ
hịa. Chủ hịa dù hòa quốc sách hay hòa kế sách đều đi ngược với truyền
thống bất khuất của dân tộc ta. Trong bối cảnh đó, đa phần quan lại trong
triều đều ngả theo hướng sợ “tàu đồng, súng thép” của giặc không giám
đánh, rồi giảng hòa đi tới đầu hàng, cắt đất từng phần và cuối cùng dâng cả
nước cho giặc Pháp. Bi kịch của đất nước là ở đấy! Vì thế, triều Nguyễn
không biết tổ chức đánh giặc mặc dù tinh thần kháng chiến trong dân lên
cao. Do kinh tế và tài chính kiệt quệ nên qn đội khơng những khơng
được trang bị vũ khí hiện đại, khơng được luyện tập quân sự theo kiểu mới
mà vẫn khư khư ôm giữ chiến thuật quân sự đã trở nên lỗi thời, không thích
ứng với đối tượng chưa từng có tiền lệ trong lịch sử chống ngoại xâm của
ta. Điều đó cũng khẳng định một thực tế ngay từ đầu đại bộ phận thuộc
hàng ngũ phong kiến cầm quyền đã mang nặng tư tưởng thất bại chủ nghĩa,
khiếp sợ trước kẻ thù.
Tuy nhiên, do được tinh thần dân tộc và lòng yêu nước soi đường chỉ
lối nên ngay từ khi Pháp nổ súng xâm lược nước ta thì nhân dân ta đã sáng tạo
ra nhiều cách đánh thông minh như đánh giặc bằng súng, đánh giặc bằng bút
và bằng cả phong trào tỵ địa.
Ngay sau khi kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của địch tại Đà
Nẵng thất bại, Pháp xuống tàu đi vào Nam mở mặt trận mới ở Gia Định
(2/1859). Mở đầu, địch tập trung ở Vũng Tàu bắn phá các pháo đài phòng thủ
của ta, nhưng phong trào nhân dân chống Pháp khơng lúc nào ngớt, nhân dân
miền Nam ln tìm cách đánh giặc thích hợp tiêu biểu nhất là cách đánh pháo
thuyền - một phương tiện chiến tranh lợi hại thời bấy giờ. Năm 1862, phong
trào nhân dân chống Pháp dâng cao ở các quận, huyện và thị trấn thuộc hai



9
tỉnh Gia Định và Định Tường. Chính lúc đó, triều đình Huế ký điều ước ngày
5/6/1862 cắt ba tỉnh miền Đơng và đảo Cơn Lơn cho Pháp. Sau đó, thực dân
Pháp thực hiện tiếp âm mưu chiếm ba tỉnh miền Tây. Trên thực tế, chỉ trong
vịng khơng đầy năm ngày, chúng đã chiếm gọn ba tỉnh miền Tây mà không
gặp phải sự kháng cự nào. Nhưng ngay sau đó phong trào nhân dân kháng
chiến chống pháp tiếp tục dâng lên mạnh mẽ ở ba tỉnh miền Tây tiêu biểu là
cuộc khởi nghĩa của Phan Tam - Phan Ngũ, cuộc khởi nghĩa của Nguyễn
Trung Trực...
Phong trào chống Pháp của nhân dân miền Nam khiến cho kẻ thù khiếp
sợ. Cuối cùng, do triều đình bỏ rơi, tìm cách ngăn cản thậm chí tiếp tay cho
Pháp đàn áp phong trào, các cuộc khởi nghĩa lần lượt thất bại. Nhưng phong
trào chỉ tạm lắng xuống để đến khi có thời cơ thuận lợi sẽ bùng nổ trở lại. Quả
đúng như vậy, ngay sau khi đã đánh chiếm được Nam Kỳ lục tỉnh, Pháp quay
trở lại tấn công các tỉnh miền Bắc. Tuy nhiên, chúng đã gặp phải sự kháng cự
quyết liệt của nhân dân ta. Quân ta ở nhiều nơi trên miền Bắc đã nổi lên vây
đánh địch như ở Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình... tiêu biểu là trận Cầu
Giấy (Hà Nội) đã khiến cho thực dân Pháp hết sức hoang mang lo sợ. Mặc dù
vậy, các tỉnh miền Bắc đã nhanh chóng bị rơi vào tay Pháp. Chớp thời cơ,
thực dân Pháp quyết định đánh thẳng vào Huế buộc triều đình đầu hàng. Hai
điều ước Nhâm Tuất (1883) và Quý Mùi (1884) được Pháp ký kết giữa triều
đình Huế với thực dân Pháp đã xác lập quyền đô hộ lâu dài và chủ yếu của
thực dân Pháp ở Việt Nam.
Trước tình hình đó, ngay lập tức trên cả nước đã diễn ra nhiều cuộc
khởi nghĩa thực sự có tầm vóc lớn. Tiêu biểu ở Nghệ An là khởi nghĩa Giáp
Tuất (1874), khởi nghĩa Nguyễn Xuân Ôn...Như vậy, ngay trong buổi đầu
Pháp xâm lược, nhân dân Nghệ An đã dõi theo từng bước chân chúng và sớm
chuẩn bị tinh thần sẵn sàng chiến đấu.



10
1.2 Nhân dân Nghệ An kiên quyết chống xâm lƣợc và thái độ đầu hàng
của phong kiến tay sai (1858 đến 1884)
1.2.1. Phong trào từ năm 1858 đến 1874
Từ ngàn đời nay, Nghệ An là mảnh đất nghèo khổ không được thiên
nhiên ưu đãi, luôn phải đối mặt với thiên tai lũ lụt hạn hán thường xuyên.
Không những thế, từ xa xưa, Nghệ An luôn là nơi phải chiến đấu trực tiếp với
giặc ngoại xâm do vị trí địa lý đặc biệt của mình. Chính điều đó đã hun đúc
nên phẩm chất đáng quý của con người xứ Nghệ: giàu nghĩa khí. Đây là nơi
đã sinh ra những anh hùng liệt sĩ, danh tướng, lương thần, nhiều nhà nho
khẳng khái và bao nhiêu người dân thường đã hy sinh cho chính nghĩa. Cuộc
sống của người dân nơi đây gắn liền với q trình chiến đấu khơng mệt mỏi
chống thiên tai, chống lại ách thống trị và chống ngoại xâm để sinh tồn.
Đầu thế kỷ XIX, Nghệ An đã có giám mục đốc chính người Pháp đến
truyền đạo. Người đầu tiên lập ra vùng giáo Xã Đoài (Nghi Lộc) là giám mục
Gơchiê (Gauthier) (tức Ngơ Gia Hậu). Điều đó chứng tỏ Nghệ An được thực
dân Pháp chú ý ngay từ đầu. Tuy nhiên, đây là âm mưu rất nguy hiểm của
thực dân Pháp, chúng hiểu rõ truyền thống đấu tranh bất khuất và tinh thần
đoàn kết của nhân dân Nghệ An nên mượn tay tơn giáo để chia rẽ dần khối
đồn kết đó. Nhân dân Nghệ An đã sớm nhận ra bản chất của các giáo sĩ và dã
tâm xâm lược của thực dân Pháp nên rất cảnh giác nhắc nhở nhau:
“Vè vẻ vè ve
Cái vè giữ nước
Các cố đạo đi trước
Quân cướp nước theo sau”
Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam nhân dân ta chủ yếu là
nông dân đã tạm gác mối thù giai cấp cùng sát cánh với quân đội triều đình
bảo vệ tổ quốc. Các đội dân quân đông đảo đặt dưới sự chỉ huy của các văn



11
thân sĩ phu yêu nước hăng hái ra mặt trận Đà Nẵng sau đó là mặt trận Gia
Định xung phong đánh giặc giữ nước phối hợp chặt chẽ với quân chính quy
của triều đình. Phong trào đấu tranh ngày càng mạnh mẽ đã chứng minh một
cách hùng hồn tinh thần yêu nước của nhân dân, của các văn thân sĩ phu trước
sự mất cịn của dân tộc.
Có thể nói, khi thực dân Pháp tiến hành vũ trang xâm lược nước ta m
(1858), từ đầu nhân dân Nghệ An đã sục sơi bầu máu nóng giết giặc cứu
nước. Đơng đảo các văn thân sĩ phu yêu nước đã thấy rõ dã tâm xâm lược của
thực dân Pháp cũng như đã thấy được thái độ sai trái của triều đình Huế trên
con đường hoà nghị. Nhiều sĩ phu đã cáo quan bất chấp lệnh hồ nghị của
triều đình để đứng về phía nhân dân chống giặc.
Ngay sau khi nghe tin Pháp - Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng lập tức
phong trào dâng biểu kiên quyết xin triều đình đánh giặc Pháp diễn ra khá
rầm rộ thu hút đông đảo sĩ phu văn thân Nghệ An như Hồ Sỹ Thuần, Dương
Doãn Hài ở Quỳnh Lưu...
Sau khi nghe tin Gia Định bị chiếm (17/2/1859) Tiến sỹ Văn Đức Giai
đã dâng biểu lên triều đình kiên quyết chống giặc Pháp và họ đã đưa một đội
nghĩa dũng Nghệ Tĩnh vào Nam chiến đấu đáp lại lời kêu gọi của vị chỉ huy
tối cao bấy giờ: Trương Định. Được sự giúp đỡ ấy, Trương Định và nhân dân
Nam Bộ đã buộc kẻ thù phải từ bỏ kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”
chuyển sang kế hoạch “tằm ăn lá dâu” xâm chiếm nước ta một cách từ từ.
Những hoạt động dũng cảm đó góp phần khẳng định một chân lý đơn giản
nhưng vô cùng cao quý là từ xưa bất cứ ở đâu trên mảnh đất xứ Nghệ hễ có
giặc ngoại xâm thì mọi người dân đều có quyền và có nghĩa vụ thiêng liêng
kề vai sát cánh đánh đuổi chúng.Trong khi tinh thần chiến đấu lên cao như
vậy thì triều đình Huế ký Hiệp ước 1862 cắt 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ cho
Pháp. Tuy nhiên bất chấp hiệp ước, ngọn cờ Trương Định trong chiến trường



12
miền Nam đỏ thắm chữ “Phan - Lâm mãi quốc triều đình khí dân”. Làn sóng
phản đối hồ nghị càng dâng cao, lời sớ đánh Pháp của Phan Huân, rồi bản
cáo trạng của Hoàng Phan Thái lần lượt vang lên, một lần nữa lại nói lên sự
phẫn nộ chính đáng của nhân dân Nghệ An trước sự đầu hàng giặc của triều
đình. Ngự sử Phan Huân quê ở Hà Tĩnh đã đại diện cho nhân sĩ đất Hồng Lam
kịch liệt chỉ trích Tự Đức: “thiên hạ là của thiên hạ, thiên hạ không phải là
của bệ hạ mà chuyên giữ lấy một mình, trước hết xin giết Phan Thanh Giản để
nghiêm quân lệnh sau khi xin đuổi Trương Đăng Quế về nhà riêng để ngăn
chặn mưu gian” [31;413]. Tiếp sau Phan Huân, đầu xứ Hoàng Phan Thái một
sĩ phu nhiệt thành yêu nước ở vùng Nghi Lộc đã đanh thép lên án thực dân
Pháp xâm lược: “Quân nghịch thù trời đất không dung dễ làm điều nhân ai
cũng giết chúng nó được. Dân ta vốn trọng cương thường thấy điều nghĩa ai
bỏ qua thì khơng phải kẻ dũng. Lần đầu chúng làm nhơ bẩn cương thổ ta, cây
cỏ nước Nam này đều coi là thù địch” [54;209-210]. Nhận thấy nguy cơ lấn
chiếm dần dần theo khẩu hiệu “tăm ăn lá dâu” của thực dân Pháp trong khi
triều đình vẫn bảo thủ với chủ trương nghị hòa, văn thân sĩ phu đất Hồng Lam
đã tổ chức cuộc gặp mặt tại Võ Liệt (Thanh Chương) để bày mưu tính kế,
mưu loại bỏ ngoại xâm, bảo vệ độc lập chủ quyền của giang sơn xã tắc. Vào
năm 1865, các tổ chức yêu nước của văn thân, sĩ phu (các Nghĩa sĩ đoàn) nối
tiếp nhau ra đời trong tỉnh và đẩy mạnh hoạt động khắp nơi càng làm cho bè
lũ phong kiến đầu hàng từ trung ương đến địa phương hốt hoảng lo sợ. Như
vậy ngay từ rất sớm Nghệ An đã được chuẩn bị về mặt tư tưởng cho cuộc
chiến đấu quyết liệt với kẻ thù. Tuy nhiên mọi cố gắng của sĩ phu và nhân dân
Nghệ An để đánh đuổi giặc Pháp đều bị triều đình gạt bỏ. Tự Đức đã nhiều
lần xuống chiếu hăm doạ sĩ phu và những người yêu nước ở Hồng Lam.
Trong lúc cuộc đấu tranh của nhân dân và sĩ phu cả nước nói chung và Nghệ
An nói riêng đang diễn ra gay cấn thì sự kiện mới đã xảy ra. Pháp đánh chiếm



13
thành Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ (1873) hành động đó gây nên sự
căm phẫn tột độ trong lòng nhân dân. Tại Nghệ An, trước áp lực của nhân
dân, tổng đốc An Tĩnh (Tôn Thất Triệt) đã phải họp văn thân sỹ phu toàn
vùng để bàn bạc kế chống Pháp. Hội nghị đã nhất trí cử Trần Tấn, Đặng Như
Mai (Nghệ An) và Nguyễn Huy Điền, Trần Quang Cán (Hà Tĩnh) đứng ra lo
việc chống Pháp.
Ngày 15 tháng 3 năm 1874, Hiệp ước Giáp Tuất được ký kết, nhân
dân Nghệ An từ vùng rừng núi đến đồng bằng, ven biển đã kịp thời đứng
dậy đấu tranh vừa chống đế quốc xâm lược, vừa chống phong kiến đầu hàng,
phong trào qui tụ trong một cuộc khởi nghĩa lớn: khởi nghĩa Giáp Tuất
(1874). Cùng một lúc nhân dân Nghệ An đã tuyên chiến với hai kẻ thù
“cướp nước” và “bán nước”.
Như vậy, kể từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, rồi sau đó
trực tiếp tiến đánh Nghệ An, nhân dân và những người sĩ phu yêu nước Nghệ
An đã trải qua quá trình chuẩn bị lâu dài về mặt tư tưởng tinh thần cho các
cuộc khởi nghĩa. Hơn thế nữa, họ có sự chuẩn bị ở trình độ nhất định về cơ sở
vật chất cho chiến tranh. Chính sự chuẩn bị chu đáo kỳ cơng đó đã là một yếu
tố tạo nên nhưng cuộc đấu tranh có tính quyết liệt, sâu rộng ở Nghệ An so với
các tỉnh khác trong thời gian sắp tới.
1.2.2. Phong trào từ năm 1874 đến năm 1885
Cuộc khởi nghĩa năm Giáp Tuất (1874) là hệ quả của phong trào đấu
tranh từ thấp lên cao trong gần 20 năm (1858 - 1874) của nhân dân Nghệ An
chống bọn cướp nước và lũ bán nước. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là các sĩ phu
tâm huyết nhiệt tình yêu nước và được nhân dân tơn kính như Trần Tấn, Đặng
Như Mai, Nguyễn Huy Điển, Trần Quang Cán, Trương Quang Thủ. Trong tất
cả các vị chỉ huy tối cao có uy tín nhất là Trần Tấn.
Trần Tấn người xã Chi Nê (nay là Thanh Chi - Thanh Chương - Nghệ

An). Thông minh ham học nhưng lận đận nơi trường ốc, năm 1842, ông thi đỗ


14
tú tài nhưng liền mấy khóa sau đều hỏng cử nhân, ơng quyết định bỏ đường
khoa cử và tìm nơi dạy học, học trị thành đạt khá đơng, uy tín của ông ngày
càng lớn. Khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền đông Nam Kỳ, Trần Tấn đã bộc lộ sự
căm thù trước dã tâm của chúng, ông vừa dạy học vừa vận động nhân dân tìm
nhân tài để có cơ hội trả thù giặc Pháp. Ơng cịn đi khắp các tỉnh trong Nam
ngoài Bắc để liên kết sĩ phu. Năm 1866, khi làm bang biện huyện Thanh
Chương, ơng đã cùng phó tổng Phan Điềm kéo dân phu đến các nhà thờ đạo ở
vùng bàn thạch, Mạc Vĩnh (thuộc xã Thạch Khê) nhằm trấn áp bọn tay chân
của thực dân Pháp mượn lốt thầy tu đang xâm nhập trong nhân dân chuẩn bị
tiến hành xâm lược. Hành động của ông đã bị triều đình chặn lại bằng việc
tước bằng bang biện và phạt 80 trượng. Năm 1868, nghe tin quân Pháp chiếm
trọn cả sáu tỉnh Nam Kỳ ông đã cùng với học trị của mình vận động nhân dân
đuổi hết bọn cha cố ra khỏi huyện. Lần này ông bị kết án tử hình nhưng vì cịn
có mẹ già nên được tha. Ông trở về nhà tích cực ra sức vận động nhân dân
chuẩn bị lực lượng để chờ dịp khởi nghĩa, quyết chí chiêu tập nghĩa quân để
“chống cả Triều lẫn Tây” tức là vừa chống đế quốc vừa chống phong kiến
phản động:
Vận trời chả biết làm sao
Ta về dàn trận đánh đao với Triều
Dập dìu trống đánh cờ xiêu
Phen này quyết đánh cả Triều lẫn Tây.
Đặng Như Mai: quê ở xã Nam Kim, Nam Đàn, Nghệ An là học trò tâm
huyết của Trần Tấn, ơng có cùng chí lớn với thầy của mình là tìm cách đánh
đuổi thực dân Pháp trả thù cho nước nhà. Ông đậu tú tài năm 1846 nhưng làm
thầy dạy học chứ không ra làm quan để thu phục những người yêu nước. Uy
tín và tấm lịng u nước của ơng rất lớn nên nhân dân và các sĩ phu Nghệ An

đã cử ông cùng với Trần Tấn đứng ra phụ trách việc chống Pháp trong tỉnh.
Ơng là người chỉ huy có uy tín sau Trần Tấn trong cuộc khởi nghĩa Giáp Tuất


15
(1874) trên địa bàn tỉnh trong thời gian quân Pháp gấp rút tiến quân ra Bắc Kỳ
cũng là quá trình sĩ phu và nhân dân Nghệ An dưới sự chỉ huy của Trần Tấn
và những người cộng sự đang ra sức chuẩn bị lực lượng. Hai ngày sau khi
điều ước Giáp Tuất được ký kết (ngày 17 tháng 3 năm 1874), Trần Tấn đã
thảo bài hịch “Bình Tây sát tả” kêu gọi binh sĩ và nhân dân đứng lên khởi
nghĩa. Nhân dân khắp tỉnh, đông nhất là Thanh Chương rồi đến Nam Đàn và
các huyện khác nô nức hưởng ứng. Chỉ trong mấy ngày quân số nghĩa quân
đã lên tới mấy ngàn người.
Tại Thanh Chương, Trần Tấn cùng con là Trần Hướng, Đặng Quang
Vinh (con Đặng Như Mai), Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Hữu Khai (người Võ
Liệt) đã cho nghĩa quân gấp rút luyện tập tích trữ thêm quân lương.
Tại Nam Đàn, Đặng Như Mai cùng với Bùi Danh Thiềm, Bùi Danh
Mậu, Hồ Duy Cường (quê Nam Thanh) đã cắm cờ chiêu quân tại núi Anh
(Nam Thanh).
Tại Hưng Nguyên, các toán quân của tú tài Nguyễn Cảnh Toản (còn gọi
là Đốc Biện), Đinh Bạt Duật (gọi là Tú Hai) cũng được nhân dân trong huyện
nô nức hưởng ứng.
Nhờ sự giúp đỡ của nhân dân, nghĩa quân đã xây dựng được một số căn
cứ khởi nghĩa tại vùng Chi Nê (Thanh Chi, Thanh Chương), Thanh Thuỷ
(Nam Thanh, Nam Đàn). Đặc biệt là vùng ven sông Con ở Hương Sơn - Hà
Tĩnh đã được lập thành một khu căn cứ hậu cần, vừa là chỉ huy sở của nghĩa
quân Trần Quang Cán.
Trai tráng khắp nơi nô nức kéo tới các điểm “chiêu quân” và nhanh
chóng được chia thành các “cơ” “đội” về luyện tập ở các căn cứ nhằm nâng
cao tinh thần chiến đấu cho quân sĩ. Lá cờ đại một màu vàng rực rỡ phất phới

tung bay trước cửa đại bản doanh nghĩa quân như kêu gọi thôi thúc mọi
người. Văn học yêu nước lúc đó đã kịp thời ghi lại bằng những nét đơn sơ
song tràn đầy phấn khởi cảnh tượng sôi động, hùng tráng. Những người nông


16
dân ngày thường “côi cút làm ăn toan lo nghèo khó” “chỉ biết ruộng trâu, ở
trong làng họ” giờ đây sơi sục một bầu khí huyết:
“Nghĩa binh nghĩa sĩ ta hè
Đóng chung áo giáp tứ bề ruổi rong
Đâu ai cũng một lòng
Cờ bay lá nghĩa súng đùng tiếng nhân
Cuộc cờ tính nước thấp cao
Xuất xe ruổi pháo ào ào tiến lên
Làm trai có chí thì nên
Khắp nơi trơng non biển rõ tên anh hùng” [37; 40]
Cuối năm 1873, lúc công việc chuẩn bị khởi nghĩa của nhân dân Nghệ
An đang vào những bước cuối cùng thì thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Hà
Nội. Điều ước bán nước của triều đình Huế ký với thực dân Pháp ngày
15/3/1874 đã như một mồi lửa làm bùng cháy khơng khí hừng hực căm phẫn
bấy lâu nay trong toàn dân, văn thân sĩ phu u nước. Những trí thức dân tộc
lúc đó trước sự tồn vong của đất nước cũng hăng hái đứng lên:
“Đường văn thân hay chữ
Đường võ nghệ cũng nhiều
Bất cửu phẩm trong triều
Đi ngay trời rậm rực
Đi dọc trời rậm rực” [37; 57]
Cuộc khởi nghĩa đã thu hút được sự chú ý của quan lại, cường hào,
tổng lý và dần lôi kéo họ tham gia. Sở dĩ đạt kết quả ấy là bởi vì cuộc khởi
nghĩa xuất phát từ mục đích đánh Tây cứu nước và chống thái độ chủ hịa của

triều đình Tự Đức.
Trận đầu, nghĩa qn đánh các huyện Anh Sơn, Thanh Chương, Nam
Đàn. Trong trận đánh ở phủ Anh Đô (Thịnh Lạc - Nam Đàn), dưới sự chỉ huy


17
của Trần Tấn, các đội quân chủ lực ở Thanh Chương, Nam Đàn cùng loạt tiến
công và giành thắng lợi. Tại đây nghĩa quân đã đuổi tri phủ gian ác Tôn Thất
Cường, rồi cử Chưởng Mỹ (một nông dân người xã Thanh Luân - Thanh
Chương) lên thay.
Trên đà thắng lợi đó, Trần Tấn chia một cánh quân (do Đặng Như Mai
chỉ huy) tiến xuống các huyện phía Bắc Nghệ An. Sau gần một tháng bao vây
và làm tê liệt mọi liên lạc giữa phủ Diễn Châu với triều đình, nghĩa quân tiến
ra chốt chặn ở Quỳnh Lưu đề phòng đội quân của Tôn Thất Thuyết đang được
điều từ Sơn Tây về. Cùng với cánh quân tiến ra phía Bắc, Trần Tấn cũng cho
nghĩa quân về áp sát thành Vinh, triển khai một tuyến bao vây từ xã Hải Đô
(thuộc Nghi Công, huyện Nghi Lộc) đến vùng Cầu Rầm, Chợ Đước (Hưng
Nguyên).
Đầu tháng 4/1874, sau một trận đụng độ với bọn phản động do các cha
cố người Pháp chỉ huy ở gần Xã Đoài (Nghi Diên), thấy chưa đủ sức để đánh
thành Vinh, Trần Tấn cho nghĩa quân lui về vùng Thanh Thủy (Nam Đàn) để
củng cố thêm lực lượng.
Đến tháng 7/1874, trừ vùng Vinh, còn lại phần lớn các phủ huyện Nghệ
An đều lọt vào tay nghĩa quân. Thừa thắng nghĩa quân phối hợp chiến đấu với
các đội quân ở Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên. Nghĩa quân đi
tới đâu đều được nhân dân các địa phương nhiệt liệt hoan nghênh, hăng hái ủng
hộ sẵn sàng đưa lương thực, rượu, trâu ra khao thưởng, số người theo nghĩa
quân ngày càng đông. Quan trọng hơn, phong trào ngày càng lan rộng và đi sâu
vào quần chúng - những người bấy lâu nay uất ức căm thù phong kiến và thực
dân. Vì vậy nó đẩy tính chất đấu tranh giai cấp ngày càng quyết liệt, khơng khí

khởi nghĩa cũng vì thế mà ngày càng tưng bừng phấn khởi:
“Là ngày tháng ba
Tú Mai kéo ra


18
Vây thành phủ Diễn
Tờ truyền các huyện
Hoả tốc lấy quân
Đạo đóng huyện Quỳnh
Đạo đóng Tam Lễ
Đạo đóng mặt bể
Đạo đóng chân rừng
Từ Dần chí Dậu
Quan kéo đầy đường
Ngả đị Vinh kéo sang
Ngả đò Đao trở lại” [28;134].
Thế chẻ tre của nghĩa quân Trần Tấn đã làm cho thực dân Pháp phải
kêu lên “kẻ thù của nước Pháp đã nổi dậy ở Nghệ An...” [50;180]. Các nhà
viết sử của triều đình đã phải công nhận là cuộc “nổi loạn” của Trần Tấn “thế
rất hung hăng, hiện tình so với trước lại càng khẩn cấp” [53;37]
Khởi nghĩa Giáp Tuất đã làm cho thực dân Pháp và Nam triều phong
kiến nhiều phen thất điên bát đảo. Ngày 15/5/1874, tại cánh đồng giữa xã
Nam Thanh và xã Nam Diên (Nam Đàn) 21 tên chỉ huy Nam triều bị bắt
sống, tên bố chánh Phạm Hy Lãng và án sát Nguyễn Dơn bị phạt tội trượng
(đánh roi) vì bất lực khơng dẹp nổi loạn “Bình Tây sát tả”.
Thực dân Pháp và tay sai đã tập trung tồn lực để đối phó với nghĩa
qn Trần Tấn. Chúng đã khoét vào điểm yếu của nghĩa quân là “sát tả” (giết
người theo đạo thiên chúa) để bêu rếu Trần Tấn và kích động giáo dân kết
hợp với chúng để chống trả nghĩa quân. Mặc dù Trần Tấn chỉ muốn chĩa mũi

nhọn vào bọn gián điệp đội lốt thầy tu nhưng chủ trương “sát tả” rất bất lợi
cho việc tập trung lực lượng và dễ bị kẻ thù xuyên tạc, lợi dụng làm cho sức
mạnh đoàn kết chiến đấu của dân tộc bị thu hẹp lại.


19
Không những thế, bọn quan quân Nam triều phải cố gắng hết sức để
“dẹp loạn” vì thực dân Pháp đã trắng trợn dọa dẫm “nếu triều đình khơng dẹp
xong được cuộc nổi loạn thì bắt buộc chúng ta sẽ cho quân đổ bộ để cứu con
chiên” [77;22]. Tình hình o ép đó làm cho Tự Đức cuống cuồng lo sợ. Nhà
vua đã phái đô thống Hồ Oai, Tham tán Chu Đình Kế đem qn của triều đình
hiện đang đóng ở Thanh Hoá về Nghệ An phối hợp với quân của tỉnh để trấn
áp phong trào, tìm cách đánh bắt nghĩa quân. Đồng thời lại dùng biện pháp
chính trị cử Đặng Văn Kiều người Hà Tĩnh đang làm Toản Tu Sử Quán trong
triều, về quê để tuyên truyền hiểu dụ nhân dân đừng đi theo nghĩa quân. Tự
Đức còn treo giải thưởng cho người bắt được Trần Tấn và Đặng Như Mai.
Trước tình hình đó, Trần Tấn và Đặng Như Mai chủ trương tạm rút lui nghĩa
quân để tập trung lực lượng, đồng thời mở rộng phạm vi hoạt động đánh địch
ở nhiều nơi, trên nhiều mặt trận. Chỉ sau một thời gian ngắn các phủ huyện
trong tỉnh Nghệ An như Anh Sơn, Nam Đàn, Thanh Chương, Diễn Châu nối
tiếp nhau lọt vào tay nghĩa quân. Sau nhiều lần thất bại nhục nhã qn triều
đình củng cố lực lượng nhanh chóng tấn công lại nghĩa quân.
năm 1874, cuộc khởi nghĩa Giáp Tuất hồn tồn tan rã và bị dìm trong
biển máu. Cuộc khởi nghĩa đó khơng những phải chống lại triều đình mà một
lúc phải chống lại ba thế lực: quân đội triều đình, tàu đồng đại bác của thực
dân Pháp và một lực lượng giáo dân phản động dưới sự chỉ huy của các cha
cố người Pháp. Sự thất bại của nó trong hồn cảnh lịch sử đất nước lúc bấy
giờ là một tất yếu. Tuy thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa Giáp Tuất năm 1874
đã góp phần phát huy mạnh mẽ tinh thần yêu nước ý chí kiên cường bất khuất
của dân tộc Việt Nam nói chung và xứ Nghệ nói riêng trước cuộc xâm lăng

của thực dân Pháp và hành động đầu hàng bán nước của triều đình Huế. Sự
kiện đó cũng chứng tỏ sự phân hố dữ dội của xã hội Việt Nam thời điểm đó
giữa một bên thiểu số gồm nhà vua và một số quan lại phản động đầu hàng


20
cùng với bọn xâm lược với một bên là đại đa số nhân dân lao động, sĩ phu
cùng với một số quan lại có tinh thần dân tộc khơng chịu đầu hàng giặc.
Tiếng súng của cuộc khởi nghĩa Giáp Tuất 1874 chưa ngừng được bao
lâu thì giặc Pháp đã tăng cường lực lượng quân sự ra Bắc Kỳ và đánh chiếm
Hà Nội lần thứ 2 (25 /4 /1882). Bất chấp trận đại bại lần thứ hai ở Cầu Giấy,
tên chỉ huy Rivie phải đền tội năm 1883 và đến ngày 18/8 tại Huế trên cơ sở
những thắng lợi chớp nhoáng đó chúng đã dùng vũ lực buộc triều đình Huế
ký kết hiệp ước tháng 8 năm 1883 đến hiệp ước tháng 6 năm 1884 xác lập nền
đô hộ lâu dài của chúng ở Việt Nam.
Sau năm 1874, phong trào chống Pháp ở Nghệ An tiếp tục diễn ra dưới
nhiều hình thức. Tuy không quyết liệt như khởi nghĩa Giáp Tuất nhưng hình
thức đấu tranh lại khá phong phú như: các lực lượng đấu tranh vũ trang rút
vào hoạt động bí mật chủ yếu ở vùng núi Thanh Chương, Anh Sơn và một số
huyện miền núi phía Tây. Mặt khác các văn thân sĩ phu sáng tác thơ văn với
nội dung chủ yếu lên án hành động bán nước hại dân của nhà Nguyễn, xót
thương cho nhân tình thế thái. Nơng dân ở các làng xã chịu sự đàn áp dã man
của triều đình, vì thế mâu thuẫn ngày càng dâng cao và họ chỉ chờ thời cơ là
đứng dậy chống triều đình và ngoại xâm. Một số người đã bỏ quê hương, gia
nhập phong trào chống Pháp ở Bắc Kỳ và một số địa phương khác.
Vượt qua mn vàn khó khăn gian khổ những người con ưu tú của
mảnh đất Nghệ An vẫn khơng ngừng nung nấu ý chí diệt thù cứu nước để 10
năm sau lại hùng dũng đứng lên mạnh mẽ quyết liệt hơn trong phong trào
Cần Vương.



×