BẢNG TÓM TẮT ĐỀ TÀI
- Tên đề tài: “Sự phát triển của các chuẩn mực quốc tế về trọng yếu
trong kiểm toán”
- Tên tác giả: Nguyễn Thò Thu Hà, lớp KT6-K28
- Đòa chỉ email liên lạc: /
- Giảng viên hướng dẫn: TS. Vũ Hữu Đức
NỘI DUNG
Trong giai đoạn hiện nay, khi bối cảnh nền kinh tế thế giới đang
phát triển với tốc độ không ngừng thì nghề nghiệp kiểm toán, đặc biệt là
kiểm toán độc lập cũng ngày càng phát triển, kéo theo vai trò của nó trong
nền tài chính hiện đại cũng ngày càng trở nên quan trọng. Thế nhưng trên
thế giới trong những năm gần đây, số lượng những vụ kiện tụng về kết quả
kiểm toán báo cáo tài chính đối với các kiểm toán viên độc lập ngày càng
nhiều (vụ Enron, Worldcom hay Parmalat…) đã đặt ra câu hỏi lớn về khả
năng đáp ứng của nghề nghiệp kiểm toán đối với các yêu cầu của xã hội.
Liệu nhu cầu của xã hội về chất lượng kiểm toán có phát triển quá nhanh
so với khả năng đáp ứng của ngành nghề? Các nhà nghiên cứu và thực
hành trong lónh vực này đã đưa ra khái niệm “Khoảng cách giữa nhu cầu xã
hội và khả năng đáp ứng của ngành nghề” và xem đây là một thách thức
đối với sự tồn tại của nghề nghiệp kiểm toán. Trong các nhân tố chính hình
thành nên khoảng cách đó phải kể đến nhân tố bản thân các chuẩn mực
kiểm toán chưa đạt được yêu cầu hợp lý của nghề nghiệp và xã hội. Do đó,
IFAC (Liên đoàn Kế toán Quốc tế) đã tiến hành chỉnh sửa bổ sung một loạt
các chuẩn mực kiểm toán quốc tế nhằm thu hẹp bớt khoảng cách nêu trên,
trong đó có ISA 320 – chuẩn mực kiểm toán quốc tế về tính trọng yếu.
Đứng trước thực trạng trên, người viết rất quan tâm và đã mạnh dạn chọn
đề tài “Sự phát triển của các chuẩn mực quốc tế về tính trọng yếu trong
kiểm toán” với mong muốn được đi sâu vào tìm hiểu quá trình sửa đổi một
chuẩn mực kiểm toán quốc tế, từ đó nêu lên hướng phát triển của nó trong
bối cảnh ngày nay.
Các nội dung thực hiện bao gồm:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về các vấn đề chung nhất về “trọng yếu”
trong kiểm toán. (Nguồn: Principles of Auditing, Auditing: An
intergrated approach, internet…)
- Giới thiệu các nội dung mà ISA 320 hiện hành đã giải quyết, ưu điểm
và khuyết điểm từng vấn đề.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của ISA 320 hiện hành trong thực tiễn kiểm
toán tại KPMG – một trong bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới.
Từ đó nêu lên sự hợp lý cũng như sự bất cập của chuẩn mực hiện hành
về trọng yếu. (Nguồn: KPMG Audit Workbook 2005)
- Nghiên cứu trường hợp của Enron và công ty kiểm toán Arthur
Andersen, từ đó nêu lên sự bất cập và sự cần thiết phải sửa đổi chuẩn
mực ISA 320 hiện hành.(Nguồn: internet)
- Nghiên cứu các nội dung mới của dự thảo ISA 320 (chỉnh sửa), có so
sánh với ISA 320 hiện hành (Nguồn: www.ifac.org)
- Tổng hợp các ý kiến đóng góp cho dự thảo ISA 320 (chỉnh sửa) từ phía
các tổ chức nghề nghiệp và các công ty kiểm toán hàng đầu thế giới.
(Nguồn: www.ifac.org )
- Đưa ra hướng phát triển của ISA 320 và VSA 320.
Qua phần trình bày trong đề tài, người viết đã cố gắng truyền tải những
bất cập của ISA 320 hiện hành về việc cung cấp các hướng dẫn hữu ích cho
kiểm toán viên trong quá trình vận dụng tính trọng yếu, từ đó nêu bật lên các
nội dung mới được bổ sung trong dự thảo ISA 320 (chỉnh sửa). Thông qua
việc tổng hợp các ý kiến đóng góp của các chuyên gia, người viết đã phần
nào hình dung được xu hướng phát triển trong tương lai của chuẩn mực kiểm
toán này. Quá trình IAASB liên tục hoàn thiện các chuẩn mực quốc tế cũng
chính là bài học quý báu mà các nhà làm luật của Việt Nam cần rút ra trong
quá trình biên soạn hệ thống chuẩn mực Việt Nam.
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
CHƯƠNG 1
NHỮNGVẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍNH TRỌNG YẾU TRONG KIỂM TOÁN
1.1. KHÁI NIỆM “TRỌNG YẾU” TRONG KIỂM TOÁN
1.1.1. Khái niệm “trọng yếu” trong kiểm toán
1.1.2. Sự cần thiết phải xác lập mức trọng yếu trong một cuộc kiểm
toán
1.2. VIỆC VẬN DỤNG “TRỌNG YẾU” TRONG QUY TRÌNH MỘT CUỘC KIỂM
TOÁN
1.3. CƠ SỞ XÁC LẬP VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP THƯỜNG DÙNG KHI XÁC
LẬP
MỨC TRỌNG YẾU
1.3.1. Xác lập mức trọng yếu cho tổng thể báo cáo tài chính (PM)
1.3.2. Phân bổ mức trọng yếu ở mức độ tổng thể báo cáo tài chính
cho
từng khoản mục (TE - sai lệch có thể chấp nhận được)
1.4. MỐI QUAN HỆ GIỮA “TRỌNG YẾU” VÀ “RỦI RO KIỂM TOÁN”
1.4.1. Khái niệm “rủi ro kiểm toán”
1.4.2. Các bộ phận của rủi ro kiểm toán
1.4.3. Mối quan hệ giữa “trọng yếu” và “rủi ro kiểm toán”
1.5. SỰ PHỤ THUỘC VÀO XÉT ĐOÁN NGHỀ NGHIỆP CỦA KIỂM TOÁN
VIÊN KHI VẬN DỤNG TÍNH TRỌNG YẾU
CHƯƠNG 2
CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN QUỐC TẾ VỀ TÍNH TRỌNG YẾU VÀ ẢNH
HƯỞNG
TRONG THỰC TIỄN
2.1 GIỚI THIỆU CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN QUỐC TẾ VỀ TRỌNG YẾU
2.2 NỘI DUNG CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN QUỐC TẾ VỀ TRỌNG YẾU
2.3.THỰC TẾ VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN QUỐC TẾ TRONG
VIỆC XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU TẠI KPMG - MỘT TRONG BỐN
CÔNG TY KIỂM TOÁN
LỚN NHẤT THẾ GIỚI
2.3.1. Vài nét về KPMG
2.3.2. Qui trình xác lập mức trọng yếu tại KPMG
a) Chính sách của KPMG
b) Thực tế áp dụng chính sách tại KPMG
2.3.3. Nhận xét về ảnh hưởng của Chuẩn mực kiểm toán quốc tế về
tính
trọng yếu trong quy trình kiểm toán thực tế tại KPMG
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU DỰ THẢO CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN QUỐC TẾ MỚI
VỀ TÍNH TRỌNG YẾU
3.1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI SỬA ĐỔI CHUẨN MỰC VỀ TÍNH TRỌNG YẾU
3.1.1. Trường hợp Enron - Một thí dụ về sự bất cập của chuẩn mực
hiện hành
3.1.2. Sự cần thiết phải sửa đổi chuẩn mực về tính trọng yếu
3.2 NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA DỰ THẢO CHUẨN MỰC VỀ TÍNH TRỌNG YẾU
3.2.1 Về hình thức
3.2.2 Về nội dung
3.3 Ý KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA CÁC CHUYÊN GIA
3.3.1 Về nội dung
a) Các vấn đề chính
b) Các vấn đề khác:
3.3.2 Về hình thức
CHƯƠNG 4
HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN QUỐC TẾ VÀ
CHUẨN MỰC
KIỂM TOÁN VIỆT NAM VỀ TRỌNG YẾU
4.1 HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN QUỐC TẾ
VỀ TRỌNG YẾU
4.2.NHẬN XÉT VỀ CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VIỆT NAM VỀ TÍNH TRỌNG
YẾU
VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN