Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.31 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>PHÒNG GD&ĐT HẠ HÒA</b> <b>HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN</b>
<b>Năm học: 2015 – 2016 </b>
<i><b> (Hướng dẫn chấm có 02 trang)</b></i>
<b>Câu 1 (8,0 điểm):</b>
<i><b> Yêu cầu chung:</b></i>
- Kiểm tra năng lực viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội, đòi hỏi thí sinh phải huy
động những hiểu biết về đời sống và kĩ năng tạo lập văn bản để làm bài.
- Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng,
có thái độ chân thành nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
<i><b> Yêu cầu cụ thể:</b></i>
<b>1.</b> <b>Ý nghĩa của câu ngạn ngữ (2,0 điểm)</b> :
Kì quan thế giới là một kiệt tác của nhân loại, của tạo hóa, là thành quả vơ giá
của bàn tay và khối óc con người nhưng khơng có kì quan nào đẹp, vĩ đại bằng trái
tinm người mẹ. Nói cách khác, trái tim người mẹ là kì quan đẹp nhất, vĩ đại nhất.
<b>2. Bàn luận (4,0 điểm)</b>
- Khẳng định trái tim người mẹ là kì quan vĩ đại nhất:
+ Con người được sinh ra và lớn lên từ nhịp đập của trái tim người mẹ. Tình yêu của
người mẹ đã làm nên thế giới.
+ Trái tim mẹ nhân hậu, bao dung, mẹ đã cho con lớn lên từ tình yêu bao la, sự dịu
dàng nhân ái.
+ Mẹ dạy cho con biết yêu thương, sẻ chia, mẹ cho con hiểu về ý nghĩa cuộc đời, mẹ
dạy cho con biết hi sinh và những lẽ sống cao cả.
+ Mẹ là biểu tượng đẹp đẽ nhất của thế giới, mẹ là người tạo nên thế giới, mẹ cho
thế giới hiểu thế nào là cuộc sống, là tình yêu thương.
=> Mẹ là biểu tượng của sự hi sinh, của tấm lịng vị tha cao cả. Đó là chất đẹp đẽ
nhất trong tâm hồn con người – là kì quan vĩ đại nhất của thế giới.
- Ca ngợi những tấm gương hiếu thảo và phê phán thái độ thờ ơ, hỗn láo, bất hiếu với
cha mẹ.
<b> 3. Bài học nhận thức và hành động (2,0 điểm)</b>
- Biết yêu quý, kính trọng và hiếu thảo với cha mẹ.
- Có những việc làm cụ thể thể hiện tấm lịng với cha mẹ.
<b>Câu 2 (12,0 điểm)</b>
<i><b> Yêu cầu chung</b></i>
- Kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học, địi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về
tác phẩm truyện và kĩ năng tạo lập văn bản để làm bài.
- Thí sinh có thể cảm nhận và trình bày theo những cách khác nhau, nhưng phải rõ hệ thống
luận điểm, có lí lẽ , căn cứ xác đáng.
<i><b> Yêu cầu cụ thể</b></i>
<b>1. Khái quát:</b><i>(2 điểm)</i>
- Giá trị nhân đạo của văn học dân tộc: thể hiện tình yêu thương con người, ngợi ca
và trân trọng tình cảm cao đẹp giữa con người với con người.
- Hoàn cảnh ra đời, nội dung thể hiện của 2 văn bản “Trong lòng mẹ” (Nguyên
Hồng) và “Lão Hạc” (Nam Cao)
- Các nhân vật trong tác phẩm tuy có hồn cảnh bất hạnh của
<b>2.</b> <b>Chứng minh qua hai văn bản: </b><i>(8 điểm)</i>
<b>* Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng): ca ngợi tình yêu thương mẹ của bé Hồng (3 điểm)</b>
<b>- Khi bà cô nhắc đến mẹ: </b>bé Hồng thương nhớ, bênh vực, bảo vệ mẹ
<b>- Khi gặp mẹ: em sung sướng, hạnh phúc vỡ òa trong lòng mẹ</b>
<b>* Lão Hạc (Nam Cao): ca ngợi tình cha con, tình cảm hàng xóm láng giềng (5 điểm)</b>
- Tình cảm của lão Hạc dành cho con:
+ Khi con trai khơng lấy được vợ phẫn chí bỏ đi, lão rất thương con; ngày đêm mong
ngóng tin tức của con, lão day dứt vì chưa làm trịn bổn phận của người cha.
+ Lão chăm sóc, yêu thương con Vàng vì một phần đó là kỉ vật con lão để lại, lão hi
vọng ngày con trở về.
+ Lão tìm mọi cách để giữ lại mảnh vườn cho con trai, lão thà chết chứ nhất định
không bán đi một sào; cuối cùng lão đã chết để trọn đạo làm cha.
- Tình cảm xóm giềng:
+ Ơng giáo luôn thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ với lão Hạc;
+ Lão Hạc tôn trọng tin tưởng ông giáo;
Văn bản nói riêng và tác phẩm nói chung đã ca ngợi, trân trọng tình người cao đẹp.
- Nghệ thuật kể chuyện đặc sắc của hai tác giả góp phần thể hiện, ngợi ca tình yêu thương
con người
- Khẳng định tình yêu thương con người là truyền thống đạo lý của dân tộc
- Mở rộng, so sánh với các tác phẩm khác
<b>4. Liên hệ, rút ra bài học: về sự sáng tạo văn chương và cuộc sống (1,0 điểm)</b>
<i><b>Lưu ý chung:</b></i>
<i>1. Trên đây chỉ là những định hướng, giám khảo cần linh hoạt, tránh đếm ý cho điểm.</i> Việc
<i>cho điểm từng ý cần thống nhất chung.</i>
<i>2. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. </i>