Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

đề cương các môn học tuần 1 năm học 2021 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.59 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>NỘI DUNG BÀI HỌC MÔN NGỮ VĂN 9 (Tuần 1) Tiết 1,2 – Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (Lê Anh Trà) I. Đọc và tìm hiểu chung văn bản. - Xuất xứ: Trích từ bài viết Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị của Lê Anh Trà. - Bố cục: 2 phần; + Từ đầu..." rất hiện đại ": Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của Bác. + Còn lại: Nét đẹp trong lối sống và làm việc của Bác - Đề tài: Hội nhập và giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc (BSVHDT: là kết tinh những giá trị tinh thần mang tính truyền thống của dân tộc) II. Tìm hiểu chi tiết văn bản: 1. Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của HCM: - Hoàn cảnh tiếp thu: Trong suốt cuộc đời cách mạng truân chuyên. - Cách tiếp thu: Học ngôn ngữ các nước, học qua lao động, học ở mọi nơi, học có chọn lọc. - Kết quả: Am hiểu nhiều, sâu về cuộc sống, lịch sử, văn hóa của các dân tộc tren thế giới - Vận dụng những cái hiện đại, tích cực dựa trên nền tảng truyền thống dân tộc tạo nên phong cách văn hóa HCM 2. Nét đẹp trong lối sống, làm việc của Bác: - Lối sống của Bác: + Nơi ở và làm việc: Chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ, chỉ vài ba phòng, đường đi trải đầy sỏi, trồng nhiều cây xanh. + Trang phục, tư trang: Quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, dép lốp; chiếc va li con, đài bán dẫn luôn mang bên mình. + Bữa ăn: cá kho, rau luộc, cà muối…. Một lối sống mộc mạc, đơn sơ, đạm bạc, dân dã. - Là lẽ sống tự nhiên (cái đẹp là cái giản dị, tự nhiên -> yếu tố nghị luận), thanh cao, gần gũi với nhân dân. - Gần gũi với cách sống của các nhà hiền triết, các bậc quân tử ngày xưa 3. Ý nghĩa của phong cách HCM: - Vẻ đẹp trong phong cách sống và làm việc của Bác là vẻ đẹp vốn có, tự nhiên, gần gũi, không xa lạ với mọi người - Lối sống của Bác vừa giản dị lại vừa thanh cao. III. Tổng kết. - Nghệ thuật: Cách lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu chân thực; kết hợp kể, tả, bình, so sánh góp phần làm nổi bật chủ đề, gây ấn tượng cảm xúc sâu sắc. - Ý nghĩa văn bản: VB cho thấy cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh trong nhận thức và hành động. Là một bài học về cách sống, đồng thời nhắc nhở, giáo dục mỗi người trong thời kì đất nước đang hội nhập: tiếp thu tinh hoa nhân loại nhưng phải biết giữ gìn bản sắc dân tộc. Câu hỏi ôn tập: 1. Vì sao nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao? 2. Hãy kể thêm một số đức tính cao quí khác ở Bác mà em biết; nêu hướng học tập tấm gương Bác trong học tập và ứng xử hàng ngày của em. 3. Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách HCM.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Tiết 3 – Tiếng Việt: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI I. Phương châm về lượng 1. Ví dụ: - Ví dụ 1/SGK/trang 8 Câu trả lời lần 2 của Ba chưa nói rõ địa điểm học bơi (chỉ nói môi trường "bơi") → chưa đi vào nội dung thông tin. - Ví dụ 2 - Văn bản "Lợn cưới, áo mới"/SGK/9 Hỏi, trả lời đều thừa nội dung thông tin -> gây cười => Cần nói cho có nội dung, đủ thông tin, không thiếu, không thừa: phương châm về lượng. 2. Ghi nhớ 1: SGK/9 II. Phương châm về chất. 1. Ví dụ. a. Văn bản "Quả bí khổng lồ"/SGK/9: Phê phán nói khoác, nói sai sự thật b. Không nên khẳng định, nói những điều không có bằng chứng xác thực => Khi giao tiếp: Nói đúng sự thật, nói những điều có bằng chứng xác thực: Phương châm về chất. 2. Ghi nhớ 2: SGK/10 III. Luyện tập (Bài tập SGK/10 1. Cả 2 đều thừa thông tin: a. gia súc – nuôi ở nhà. vi phạm b. chim – hai cánh PCVL 3. Phương châm về lượng đã không được thực hiện. 4. a. Khi điều sắp nói chưa đảm bảo chắc chắn → tránh vi phạm phương châm về chất. b. Không muốn nói lại điều đã nói rồi hoặc người khác đã biết rồi → tránh vi phạm phương châm về lượng. (Như tôi đã trình bày ở trên, vấn đề giáo dục trẻ em rất quan trọng.) 5. - Ăn đơm nói đặt: đặt điều, bịa chuyện xấu cho người khác. - Ăn ốc nói mò: nói không có căn cứ. - Khua môi múa mép: ba hoa, khoác lác.. →Vi phạm phương châm về chất. Câu hỏi ôn tập: 1. Thế nào là phương châm về lượng? Phương châm về chất? 2. Làm bài tập 2, bài tập 5 (giải thích nghĩa của các thành ngữ còn lại). 3. Từ BT5, hãy xây dựng một tình huống hội thoại không tuân thủ PCVL, PCVC (chú ý vận dụng vào thực tế giao tiếp).. Tiết 4,5 – Tập làm văn: SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH I. Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong VBTM 1. Ôn tập văn bản thuyết minh. - Tính chất VBTM: trình bày đặc điểm tiêu biểu của sự vật, hiện tượng 1 cách khách quan, chính xác; không có yếu tố hư cấu tưởng tượng, giúp người đọc nghe, hiểu chính xác... - Các PPTM: nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê các bộ phận, nêu số liệu, ví dụ, so sánh.... - Các đối tượng thuyết minh: cây cối, con vật, đồ dùng sinh hoạt, đồ dùng học tập, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử… 2. Viết VBTM có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật a. Ví dụ: văn bản: Hạ Long – Đá và Nước/SGK/12.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Đối tượng thuyết minh: đá ở Hạ Long. - Thuyết minh đặc điểm: sự kì lạ của đá ở Hạ Long là vô tận. - Cung cấp tri thức khách quan về đá ở Hạ Long: nhiều đá, gợi nhiều sự tưởng tượng kì lạ, vô tận. - PPTM: liệt kê, giải thích kết hợp liên tưởng tưởng tượng, nhân hóa → đặc điểm thuyết minh cụ thể hơn, sinh động hơn (tạo nên một thế giới đá sống động, có hồn, hấp dẫn.) *Lưu ý: Khi sử dụng các BPNT khi tạo VBTM cần đảm bảo được tính chất của VBTM; thực hiện được mục dích TM; vận dụng cac PPTM b. Ghi nhớ: SGK/13 II. Luyện tập: Bài tập SGK 1. Văn bản "Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh"/SGK/13,14 a. Là 1 truyện vui có tính chất thuyết minh. - Tính thuyết minh thể hiện: giới thiệu loài ruồi có hệ thống, chính xác như: về họ- giống- loài, tập tính sinh sống, sinh sản, đặc điểm cơ thể..., thức tỉnh ý thức giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh, ý thức diệt ruồi. - Các PPTM : định nghĩa, số liệu, liệt kê. b. Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng: kể chuyện, nhân hóa. c. Tác dụng: gây hứng thú cho người đọc nhỏ tuổi, vừa là truyện vui, vừa học thêm tri thức. 2. Đoạn văn nhằm nói về tập tính của chim cú (yếu tố thuyết minh). - Biện pháp nghệ thuật: kể - hồi tưởng (ngộ nhận hồi nhỏ). III. Thực hành viết đoạn văn TM có sử dụng các BPNT *Đề bài: Thuyết minh cái quạt. *Hướng dẫn làm bài: - Bài TM về một thứ đồ dùng. - Đối tượng TM: cái quạt - Mục đích: giới thiệu công dụng, cấu tạo, chủng loại, lịch sử của đồ dùng. - PPTM: số liệu, giải thích, phân loại phân tích… - Một số BPNT trong VBTM: tự thuật, kể chuyện, hỏi đáp theo lối nhân hóa…:-> làm cho bài văn đạt được mục đích TM, vừa hấp dẫn, sinh động 1. Dàn ý khái quát: a. Mở bài: Cái quạt tự giới thiệu về mình (hoặc: phỏng vấn họ nhà quạt, thăm 1 nhà sưu tầm quạt...) b. Thân bài: - Định nghĩa: Tôi là dụng cụ dùng phổ biến trong mọi gia đình..., có bản to và mỏng để tạo ra gió. - Giới thiệu họ nhà quạt: đông đúc, đa dạng, mỗi loại có cấu tạo và công dụng khác nhau. - công dụng của họ nhà quạt: làm vật trang trí, làm kỉ niệm, trao duyên…. - Được con người đối xử... c. Kết bài: Lời nhắn gởi của quạt. 2. Viết đoạn văn thuyết minh. (Có sử dụng biện pháp nghệ thuật). * Ví dụ đoạn mở bài, đoạn TB giới thiệu chiếc quạt giấy: - Đoạn mở bài: Những ngày hè oi bức, vật giúp con người xua bớt đi cái nóng khó chịu đem lại những làn gió mát mẻ chính là chúng tôi, anh em họ hàng nhà quạt. Chúng tôi có mặt ở khắp mọi nơi trên mọi miền tổ quốc để thực hiện cái nhiệm vụ cao cả đáng tự hào ấy! - Đoạn giới thiệu họ hàng, đặc điểm nhà quạt: Họ hàng chúng tôi khá đông nào là: quạt mo, quạt giấy, quạt nan rồi quạt điện… Ngoài việc tạo ra những làn gió mát thì chúng tôi còn được sử dụng vào nhiều công dụng khác như trang trí, làm đồ chơi cho trẻ em, là vật làm duyên của các cô gái trong các lễ hội… Anh em chúng tôi mỗi người có một tính cách, một đặc điểm khác nhau . Anh quạt điện mạnh mẽ năng động . Cô quạt mo hiền hậu, từ tốn . Em quạt nan vui tính, nhẹ nhàng . Còn tôi, quạt giấy thì được nhận xét là dịu dàng, thướt tha. Câu hỏi ôn tập: 1. Xác định và chỉ ra tác dụng của BPNT được sử dụng trong văn bản “Họ nhà Kim” SGK/16. 2. Dựa vào dàn ý, viết một đoạn văn kết bài và đoạn TB (TM về công dụng của cái quạt, có sử dụng các BPNT)..

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

×