Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Tỷ giá hối đoái thực đa phương (REER), vai trò và ứng dụng trong công tác điều hành kinh tế vĩ mô tại việt nam TT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (902.45 KB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

TRẦN THỊ THU HÀ

TỶ GIÁ HỐI ĐỐI THỰC ĐA PHƯƠNG (REER),
VAI TRỊ VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÔNG TÁC
ĐIỀU HÀNH KINH TẾ VĨ MÔ TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 9310105

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

Hà Nội - Năm 2021


Cơng trình được hồn thành tại Viện Chiến lược Phát triển,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Lương Văn Khôi
Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế xã hội quốc gia
2. PGS. TS. Nguyễn Thị Thùy Vinh
Trường Đại học Ngoại Thương

Phản biện 1: ............................................................................
.................................................................................................


Phản biện 2 .............................................................................
.................................................................................................
Phản biện 3: ............................................................................
.................................................................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện
họp tại Viện Chiến lược Phát triển
Vào hồi
giờ
ngày
tháng
năm

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
…………………………………………………………………..


1
MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của Luận án
Chính sách tỷ giá hối đối là một trong những cơng cụ giữ
vai trị quan trọng trong điều hành kinh tế vĩ mơ của một quốc gia.
Tỷ giá thực đa phương (REER) phản ánh giá trị chung của đồng
nội tệ của một quốc gia so với một rổ tiền tệ của các quốc gia khác
có quan hệ thương mại. REER là cơ sở quan trọng để điều chỉnh
nâng hay phá đồng tiền thông qua việc ứng dụng để ước lượng tỷ
giá cân bằng và sai lệch tỷ giá. Hiện tại khơng có nhiều nghiên cứu
đề cập đến việc ứng dụng REER trong điều hành kinh tế vĩ mô của
Việt Nam. Đây là khoảng trống mà Nghiên cứu sinh muốn bổ sung

với 4 trọng tâm: (i) đánh giá tỷ giá hối đoái thực đa phương giai đoạn
2000-2020; (ii) ứng dụng REER để xác định mức độ sai lệch tỷ giá;
(iii) đánh giá tác động của sai lệch tỷ giá tới các chỉ tiêu kinh tế vĩ mơ
Việt Nam; (iv) một số kiến nghị chính sách về ứng dụng tỷ giá REER
trong công tác điều hành kinh tế vĩ mô của Việt Nam.
Xuất phát từ lý do trên, Luận án “Tỷ giá hối đoái thực đa
phương (REER), vai trị và ứng dụng trong cơng tác điều hành kinh
tế vĩ mô tại Việt Nam” được lựa chọn với ý nghĩa cả về lý luận và
thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu: Tỷ giá hối đoái thực đa phương và khả
năng ứng dụng trong nền kinh tế Việt Nam
3. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu, đánh giá vai trị tỷ giá hối
đối thực đa phương của Việt Nam giai đoạn 2000-2020; ứng dụng tỷ
giá REER để ước lượng mức sai lệch tỷ giá và đánh giá tác động đến
một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của Việt Nam như tăng trưởng, lạm
phát, cán cân thương mại.


2
4. Phương pháp nghiên cứu: sử dụng 2 phương pháp nghiên
cứu chính, định tính và định lượng, ngồi ra một số phương pháp
khác được sử dụng là phương pháp tổng hợp, thống kê số liệu.
5. Kết cấu của Luận án: Ngoài Phần Mở đầu và Kết luận,
Luận án bao gồm 4 Chương: Tổng quan tình hình nghiên cứu về tỷ
giá thực đa phương và các ứng dụng; Chương II: Cơ sở lý luận và
thực tiễn về tỷ giá hối đoái thực đa phương và chính sách tỷ giá;
Chương III: Thực trạng cơng tác điều hành chính sách tỷ giá và tỷ giá
thực đa phương của Việt Nam giai đoạn 2000-2020; Chương IV:
Ứng dụng tỷ giá thực đa phương trong điều hành kinh tế vĩ mô Việt
Nam và một số kiến nghị chính sách.



3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TỶ
GIÁ THỰC ĐA PHƯƠNG VÀ CÁC ỨNG DỤNG
1.1. Tỷ giá hối đoái thực đa phương và phương pháp ước
lượng
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu ngoài nước
Cơ sở lý thuyết và phương pháp tính tỷ giá đa phương được các
tổ chức quốc tế đưa ra, sau đó được cơng nhận, mở rộng phát triển
trong các nghiên cứu ứng dụng thực nghiệm. Ray Barrell và cộng sự
(2005) cho rằng trong bối cảnh các nền kinh tế mở cửa, cạnh tranh và
phải tính đến ảnh hưởng của thị trường thứ ba, việc tính REER có thể
trở nên khó khăn hơn khi thiếu dữ liệu để tính trọng số của mỗi quốc
gia. Tổng quan nghiên cứu cho thấy hiện nay có hai phương pháp
tính trung bình trọng số, bao gồm phương pháp tính theo tổng và tích.
Luci Ellis (2001) và Ibrahim (2012) đã nêu ra các bất cập của phương
pháp tính theo tổng và các ưu điểm của phương pháp tích. Đây là lý
do phương pháp này được sử dụng thông dụng hơn ngày nay.
1.1.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước
Một số nghiên cứu đã tính tốn REER theo cơng thức được
cơng bố từ các tổ chức quốc tế trên như. Nguyễn Thị Thu Hằng
(2011); Nguyễn Trần Phúc và Nguyễn Đức Thọ (2009). Các nghiên
cứu trong nước cũng đã sử dụng tỷ trọng thương mại để tính trọng số
đồng tiền, như nghiên cứu của UBKTQH và UNDP (2012)) đã sử
dụng tổng KNXNK hàng hóa của Việt Nam với 20 nước đối tác khác
nhau.
1.2. Mối quan hệ của tỷ giá hối đoái đối với một số chỉ số
kinh tế vĩ mơ
1.2.1. Tổng quan nghiên cứu ngồi nước

Hầu hết các nghiên cứu ngoài nước khẳng định tỷ giá hối đối là
một trong những cơng cụ vĩ mơ quan trọng để ổn định kinh tế vĩ mô,


4
đảm bảo mức lạm phát thấp và hệ thống tài chính ổn định, khuyến
khích xuất khẩu, kiểm sốt nhập khẩu và duy trì tăng trưởng kinh tế.
1.2.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước
Các nghiên cứu trong nước đã khẳng định tỷ giá hối đối có vai
trị rất quan trọng và tác động lớn đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mơ.
1.3. Tỷ giá cân bằng và các mơ hình ước lượng
1.3.1. Tổng quan nghiên cứu ngoài nước
- Các nền tảng lý thuyết chung về tỷ giá cân bằng và các phương
pháp ước tính: Phương pháp ước tính tỷ giá cân bằng được hình
thành trên cơ sở phân loại tỷ giá cân bằng thành 3 loại: tỷ giá cân
bằng ngắn, trung và dài hạn, tương ứng đại diện là tỷ giá cân bằng
hành vi (Behavior Equilibrium Exchange Rate (BEER)) – của
MacDonald đưa ra vào 1998; và tiếp nối sau đó như Edwards và
Savastano (1999), Jongwanich (2009),..; tỷ giá cân bằng cơ bản
(Fundamental Equilibrium Exchange Rate (FEER )) - tỷ giá cân bằng
trung hạn - được đưa ra ban đầu bởi Williamson (1985) và tiếp tục
được mở rộng bởi chính học giả này vào năm 1994; tỷ giá cân bằng
tự nhiên (Natural Real Exchange Rate (NATREX))- tỷ giá cân bằng
dài hạn – của Stein (1994).
- Ưu nhược điểm của hai phương pháp BEER và FEER: Trên cơ
sở xem xét các ưu điểm, nhược điểm từ các nghiên cứu thực nghiệm
và cân nhắc về sự phù hợp với nền kinh tế Việt Nam, Luận án lựa
chọn áp dụng phương pháp tính tỷ giá cân bằng hành vi (BEER) và đi
sâu làm rõ hơn về cơ sở lý luận của phương pháp này ở Chương II.
1.3.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước: Từ những năm

2000, một số nghiên cứu có thực hiện ước lượng tỷ giá cân bằng
nhưng không nhiều: Hạ Thị Thiều Dao và cộng sự (2011), UBKTQH
& UNDP (2012) ,…
1.4. Sai lệch tỷ giá và các tác động
1.5. Một số hạn chế của các cơng trình nghiên cứu và những
vấn đề được nghiên cứu sâu trong Luận án


5
1.5.1. Một số hạn chế của các cơng trình nghiên cứu
1.5.2. Những điểm mới của Luận án và các vấn đề Luận án
phát triển và đi sâu nghiên cứu
- Tính tỷ giá REER ở Việt Nam giai đoạn 2000-2020, phân tách
theo tỷ trọng theo KNXK, KNNK hàng hóa và dịch vụ thay vì theo
tổng KNXNK hàng hóa của Việt Nam với các nước đối tác như các
nghiên cứu hiện nay.
- Úớc lượng mức độ sai lệch tỷ giá trên cơ sở giá lựa chọn, xác
định mơ hình và các biến phù hợp với Việt Nam.
- Đánh giá định lượng tác động của sai lệch tỷ giá đến một số
chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như lạm phát, tăng trưởng, xuất nhập khẩu;
đánh giá khả năng ứng dụng của tỷ giá REER trong điều hành tỷ giá
phục vụ công tác điều hành vĩ mơ của Chính phủ.


6
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐỐI THỰC
ĐA PHƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ
2.1. Cơ sở lý luận về tỷ giá hối đoái và tỷ giá hối đoái đa
phương
2.1.1 Bản chất và phân loại tỷ giá hối đối

2.1.2. Vai trị của tỷ giá hối đối đa phương trong nền kinh tế
vĩ mơ
Tỷ giá hối đối đa phương đóng vai trị quan trọng trong điều
hành kinh tế vĩ mơ, trong đó bao gồm: (i) Góp phần điều tiết hoạt
động xuất nhập khẩu và xem xét khả năng phá giá hay nâng giá đồng
tiền; (ii) Góp phần ổn định lạm phát và tăng trưởng kinh tế; (iv)
Được sử dụng để xem xét khả năng xảy ra cuộc khủng hoảng tiền tệ
hoặc áp lực tăng giá và phân bổ nguồn lực khơng hiệu quả; (iv) Có ý
nghĩa lớn trong việc đo lường năng lực cạnh tranh toàn cầu của một
quốc gia.
2.1.3. Các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái đa phương bao
gồm nhân tố ngắn hạn bao gồm: chênh lệch giữa lãi suất thực trong
nước và ngoài nước và các nhân tố dài hạn bao gồm: độ mở của nền
kinh tế (OPEN); Điều kiện thương mại (Terms of trade – TOT); Chi
tiêu chính phủ (GEXP); Chênh lệch năng lực sản xuất (PROD); Tỷ lệ
giữa nợ chính phủ trong nước và ngồi nước (

); Tài sản nước ngồi

rịng (NFA)
2.2. Chính sách tỷ giá hối đối
2.2.1. Khái niệm: hệ thống các quy tắc và công cụ được cơ
quan quản lý tiền tệ của quốc gia sử dụng để điều tiết tỷ giá nhằm
phục vụ mục tiêu của quốc gia trong một thời kỳ nhất định.
2.2.2. Nội dung cơ bản: Chính sách tỷ giá bao gồm 2 nội dung
cơ bản là lựa chọn chế độ tỷ giá và can thiệp, điều tiết tỷ giá bằng các
công cụ


7

2.3. Tỷ giá cân bằng
2.3.1. Khái niệm
Tỷ giá cân bằng là tỷ giá được xác định tự do tại điểm giao nhau
giữa cân bằng thị trường (market equilibrium exchange rate). Clark
và MacDonald (1998) cho rằng tỷ giá cân bằng được xác định theo
phương trình sau:
Trong đó:

: tỷ giá cân bằng tại thời điểm t

Z: vectơ bao gồm các biến số kinh tế cơ bản1 có khả
năng ảnh hưởng đến tỷ giá cân bằng trong trung và dài hạn.
T: là véc tơ bao gồm các biến số tạm thời (bao gồm
các biến hiện thời và trễ cũng như các ảnh hưởng động từ các biến
cơ bản, Z) có ảnh hưởng đến tỷ giá cân bằng trong ngắn hạn.
: nhiễu ngẫu nhiên

𝛽 và 𝜃 là các vector hệ số
2.3.2. Các phương pháp xác định tỷ giá cân bằng
2.3.3. Tỷ giá cân bằng hành vi (BEER)
2.3.3.1. Khái niệm và phương pháp ước lượng
Clark và MacDonald (1997) cho rằng để đánh giá giá trị hiện
thời của tỷ giá, có thể sử dụng phương trình rút gọn giải thích hành vi
của tỷ giá thực đa phương qua giai đoạn mẫu như sau:
trong đó:
là vectơ các biến số kinh tế cơ bản có khả năng ảnh hưởng
đến tỷ giá thực trong dài hạn
là vectơ các biến số kinh tế cơ bản có khả năng ảnh hưởng
đến tỷ giá thực trong trung hạn, có thể trùng với chu kỳ kinh tế.


là vectơ các hệ số
Các yếu tố kinh tế cơ bản là khác nhau tùy thuộc vào mơ hình xác định tỷ giá cân
bằng hay khung lý thuyết, trong khi các giá trị của các yếu tố cơ bản này sẽ được xác
định bởi loại cân bằng mà ta quan tâm.
1


8
T là véc tơ các nhân tố số tạm thời có ảnh hưởng đến tỷ giá
thực trong ngắn hạn.
là vectơ các hệ số
: nhiễu ngẫu nhiên
Để minh họa rõ hơn về cách tiếp cận BEER, Clark và
MacDonald (1998) đã giả định ba biến số xác định trong dài hạn của
vectơ (Zt) gồm có giá tương đối xuất nhập khẩu (TOT), giá tương đối
giữa hàng hóa mậu dịch và hàng hóa phi mậu dịch (TNT), tài sản
nước ngồi rịng (NFA), phí bảo hiểm rủi ro biến thiên theo thời gian,
.
Jongwanich (2009) đã sử dụng biến PROD thay thế cho biến
TNT, biến này có tác động ngược chiều với REER thơng qua hiệu ứng
Balassa-Samuelson (Obstfeld và Rogoff, 1996). Theo đó. phương
trình BEER bao gồm các biến:
2.3.3.2. Các nghiên cứu ứng dụng tỷ giá BEER tại các nước
châu Á
2.4. Sai lệch tỷ giá
2.4.1. Khái niệm
Sai lệch tỷ giá xuất hiện khi tỷ giá thực khác biệt so với tỷ giá
thực ở mức cân bằng. Hiểu một cách đơn giản hơn, khi đồng tiền bị
định giá danh nghĩa cao hay thấp so với mức tỷ giá cân bằng của thị
trường, thì hiển nhiên là đồng tiền đó có giá trị thực sai lệch so với

mức cân bằng.
2.4.2. Tác động của sai lệch tỷ giá đối với nền kinh tế
Sai lệch tỷ giá có ảnh hưởng tới kinh tế thơng qua ít nhất 4 kênh
dẫn truyền: ảnh hưởng trực tiếp tới giá hàng hóa từ đó tác động tới
xuất nhập khẩu và khả năng cạnh tranh của khu vực này với phần còn
lại của thế giới; ảnh hưởng tới đầu tư trong nước và nước ngồi, do
đó ảnh hưởng tới q trình tích lũy vốn; ảnh hưởng tiêu cực tới tăng
trưởng kinh tế; gây sai lệch trong phân bổ nguồn lực sản xuất trong
các ngành và từ đó gây bất ổn kinh tế.


9
CHƯƠNG III.
THỰC TRẠNG CƠNG TÁC ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH
TỶ GIÁ VÀ TỶ GIÁ THỰC ĐA PHƯƠNG CỦA VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2000-2020
3.1. Chính sách và diễn biến tỷ giá giai đoạn 2000-2020
3.1.1. Tổng quan tình hình kinh tế vĩ mơ giai đoạn 2000-2020
3.1.2. Chính sách và diễn biến tỷ giá giai đoạn 2000-2020
Cơ chế điều hành tỷ giá trước năm 2015 nhằm mục tiêu ổn định
giá trị danh nghĩa của VNĐ/USD trong bối cảnh nền kinh tế mở cửa
đã dẫn đến nhiều bất cập. Từ sau 2015, việc chuyển sang neo giữ
theo một rổ tiền tệ (8 đồng tiền) giúp giữ ổn định tỷ giá và đảm bảo
tính linh hoạt của chính sách hơn. Tuy vậy, nhiều quan điểm cho thấy
cơ chế điều hành này vẫn còn cứng nhắc và trên thực tế vẫn neo vào
USD là chủ yếu (Trần Thị Thanh Huyền, 2018). Trong khi đó, với
bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, thị trường tài chính tiền tệ của
Việt Nam đang ngày càng chịu những ảnh hưởng lớn, cần có cơ chế
tỷ giá phản ánh đúng quy luật vận động thị trường, gắn với bối cảnh
hội nhập là cần thiết. Do vậy, rổ tiền tệ của tỷ giá trung tâm nên được

mở rộng hơn nữa để phản ánh đầy đủ, khách quan hơn giá trị thương
mại của Việt Nam với các đối tác thương mại, từ đó có thêm thông
tin tin cậy và thực tế để thực hiện điều hành tỷ giá chủ động, hiệu quả
và phù hợp với xu thế.
3.2. Tỷ giá thực đa phương của Việt Nam giai đoạn 20002020
Luận án sử dụng công thức của OECD (2010) để tính tỷ giá
thực đa phương (REER) ở Việt Nam giai đoạn 2000-2020 theo cách
tính trọng số theo phương pháp tích.

trong đó:


10
- t là thời gian, tính theo tháng, quý hoặc năm;
- n là số lượng các đối tác thương mại chính của Việt Nam;
-

tỷ giá hối đối thực đa phương của Việt Nam ở thời kỳ

-

là tỷ giá hối đoái song phương danh nghĩa của quốc gia

t;

(khu vực) j và Việt Nam, đo bằng giá của 1 đơn vị tiền tệ của nước
(khu vực) j tính bằng tiền đồng Việt Nam (VND) ở thời kỳ t;
-




là chỉ số giá tiêu dùng của nước (khu vực) j và Việt

Nam trong thời kỳ t;
-

là tỷ trọng của đồng tiền nước j tại thời điểm t, tương ứng

với tỷ trọng mại của nước (hoặc khu vực) j trong tổng giá trị thương
mại của Việt Nam với các đối tác được xem xét trong thời kỳ t.
Về phạm vi các nước được sử dụng: Sử dụng tỷ giá song
phương với 32 đồng tiền của 50 đối tác thương mại lớn nhất của Việt
Nam (19 nước thuộc khu vực Eurozone) với tỷ trọng thương mại
hàng năm chiếm trên 98% tổng giá trị thương mại của Việt Nam với
các nước trên thế giới.
Dữ liệu sử dụng để xác định tỷ trọng thương mại được lấy từ
nguồn Direction of Trade Statistics (DOT) của IMF; dữ liệu tỷ giá
song phương với đồng USD, chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam và
các quốc gia đối tác được lấy từ nguồn International Financial
Statistics (IFS)/IMF.
Về phạm vi thời gian và tần suất số liệu: Luận án tiến hành ước
lượng tỷ giá REER ở Việt Nam theo số liệu quý từ q I/2000 đến
q IV/2020.
Kết quả tính tốn cho thấy, xu hướng biến động của tỷ giá hối
đoái thực đa phương với 32 đồng tiền được mơ tả như Hình 3.10. Kết
quả xác định tỷ giá REER dựa trên đánh giá sức mua thông qua chỉ
số giá tiêu dùng cho thấy nếu năm 2000 được coi là năm cơ sở với


11

chỉ số là 100 thì tới năm 2020, chỉ số tỷ giá hối đối thực đa phương
là 77,86 có nghĩa là đồng Việt Nam có xu hướng lên giá khoảng
22,14%.

Hình 3.10: Tỷ giá hối đoái thực đa phương giai đoạn 2000 – 2020
Nguồn: Tính tốn của tác giả
Trong giai đoạn từ 2000-2002, sức mua đa phương của VND
tương đối ổn định, sau đó có xu hướng mất giá từ 2003 tới 2007. Sau
năm 2008, đặc biệt là sau 2011, nền kinh tế Việt Nam có tỷ lệ lạm
phát cao hơn so với các nước khác trong khu vực trong khi đồng
USD có xu hướng lên giá với các đồng tiền mạnh trên thế giới như
Nhân dân tệ, Yên Nhật Bản, Euro nhờ khả năng phục hồi của nền
kinh tế Mỹ. Sự neo giữ đồng Việt Nam với USD về mặt danh nghĩa
tất yếu làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị
trường quốc tế trong giai đoạn 2011-2013 so với giai đoạn trước đó.
Tuy nhiên, từ năm 2013 đến nay, đồng VND có xu hướng tăng giá
khá ổn định so với các đồng tiền khác trên thế giới.
Về cơ bản, kết quả tính tốn REER do Luận án thực hiệncó
cùng xu hướng biến động của REER do Nguyễn Thị Thu Hằng
(2011), song có kết quả có nhiều điểm khác so với kết quả do
UBKTQH và UNDP (2012) thực hiện. Điều này có thể được lý giải
do mẫu đối tác thương mại, mức độ bao phủ KNXK đến 98% và rổ
tiền tệ được tham chiếu để tính tốn cao hơn. Sự khác biệt này thậm


12
chí cịn có thể cao hơn nếu xét đến cả tỷ trọng KNNK như đã được
đề cập ở trên. Do đó, việc lấy mẫu số lượng đối tác và số lượng đồng
tiền được sử dụng để tính tốn REER có ảnh hưởng lớn tới kết quả
tính tốn REER.

Luận án cũng tiến hành tính REER với 8 đồng tiền của 8 đối tác
thương mại của Việt Nam (chiếm tỷ trọng thương mại với Việt Nam
khoảng 70%) trong rổ tiền tệ tính tỷ giá trung tâm (REER 8) của NHNN
và REER20 với 20 đồng tiền của 23 nước (3 nước thuộc khu vực
Eurozone) (chiếm trên 80% thương mại của Việt Nam) và so sánh với
kết quả REER32 đồng tiền. Kết quả cho thấy, về xu hướng thì REER 32,
REER 20 và REER 8 khơng có sự khác biệt lớn song về mức độ tỷ giá
REER 8 có độ sai lệch đáng kể so với REER 20 và REER 32, có thời
điểm tỷ giá REER 8 sai lệch lên tới 10%. Điều này cho thấy việc chọn
lựa REER với rổ đồng tiền với phạm vi bao phủ thương mại lớn hơn có
thể phản ánh đầy đủ giá trị thương mại của Việt Nam với các nước đối
tác hơn thì kết quả tính REER sẽ có thể tin cậy, chính xác hơn.

Hình 3.11: Tỷ giá thực đa phương với phạm vi các nước khác nhau
Nguồn: Tính tốn của tác giả


13
CHƯƠNG IV.
ỨNG DỤNG REER TRONG ĐIỀU HÀNH KINH TẾ VĨ MƠ
VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH
4.1. Mơ hình ước lượng tỷ giá cân bằng cho Việt Nam
Luận án xây dựng mơ hình ước lượng tỷ giá cân bằng cho Việt
Nam theo phương pháp BEER, trong đó lựa chọn các biến phù hợp
với Việt Nam và sử dụng mơ hình VECM để ước lượng tỷ giá cân
bằng ở Việt Nam, đồng thời xác định mức độ sai lệch tỷ giá.
Công thức xác định tỷ giá thực đa phương cân bằng theo
phương pháp BEER được xây dựng như sau:
Trong đó:
Là giá đơn vị xuất khẩu trên giá đơn vị nhập khẩu trong

nước;
Độ mở của nền kinh tế được thay thế bằng tỷ lệ giữa
tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên GDP danh nghĩa;
giá tương đối giữa hàng hóa mậu dịch và hàng hóa phi
mậu dịch, thay thế bằng tỷ số giữa chỉ số giá tiêu dùng trong nước
(CPI) trên chỉ số gia sản xuất hay bán buôn trong nước;
là tài sản nước ngồi rịng, là tổng tài sản có nước ngồi
(trừ lượng vàng dự trữ chính thức) trừ tổng các khoản nợ nước ngoài,
được biểu thị dưới dạng tỷ số với GNP.
là chi tiêu chính phủ, được tính là tỷ lệ giữa chi tiêu
Chính phủ trên GDP danh nghĩa.
là phí bảo hiểm rủi ro được thay thế bằng lệ giữa tổng các
khoản nợ tài chính rịng trong nước của Chính phủ (gnfl) trên GDP
danh nghĩa


14
rt,

: lãi suất thực trong nước, rt, là giá trị trung bình hàng năm

của lợi tức danh nghĩa trái phiếu chính phủ 5 năm trừ trung bình trượt
12 q trung tâm của tỷ lệ lạm phát đo thay đổi về CPI từ năm trước.
Lãi suất nước ngoài, , là mức lãi suất thực nước ngoài.
4.2. Ước lượng tỷ giá thực cân bằng của Việt Nam và mức
độ sai lệch tỷ giá
Tỷ giá cân bằng (BEER) được ước lượng dựa trên phương trình
sau:
BEER = 0,675TOT + 2,143GEXP – 0,142NFA + 3,145
Có thể thấy tất cả các hệ số ước lượng của các biến giải thích

đều cho dấu đúng lý thuyết và đều có ý nghĩa thống kê. Do đó, có thể
kết luận các biến giá tương đối xuất nhập khẩu, chi tiêu chính phủ, tài
sản nước ngồi rịng có mối quan hệ dài hạn với tỷ giá hối đối.

Hình 4.4: Chêch lệch tỷ giá cân bằng và tỷ giá thực
Nguồn: Tính tốn của tác giả
Hình 4.4 cho thấy rằng trước năm 2011, tỷ giá thực về cơ bản bị
định giá cao, riêng giai đoạn 2003-2005, tỷ giá thực theo sát với tỷ
giá cân bằng. Kể từ 2011, tỷ giá thực đang có xu hướng định giá thấp
theo cách tiếp cận tỷ giá cân bằng hành vi. So sánh với diễn biến tỷ
giá chính thức và biên độ tỷ giá được cơng bố bởi NHNN với mức độ
sai lệch tỷ giá vừa ước lượng được cho thấy, về cơ bản biên độ tỷ giá


15
được NHNN đưa ra thường cao hơn so với mức độ sai lệch tỷ giá và
có những đợt phá giá tiền đồng thấp hơn so với thực tế. Cụ thể từ
1/7/2002, biên độ tỷ giá áp dụng đối với hầu hết các kỳ hạn giao dịch
tăng lên ± 0,25%, trong khi mức độ sai lệch tỷ giá giai đoạn quý
3/2002 đến quý 2/2004 dao động trong khoảng ±0,11%; năm 2004
duy trì mức biến động tỷ giá khơng q 1%, lớn hơn so với mức độ
sai lệch trong khoảng -0,62% đến 0,11% giai đoạn 2004-2016; kể từ
31/12/2006 NHNN nới lỏng biên độ dao động tỷ giá lên mức ±0,5%,
cao hơn mức độ chênh lệch tỷ giá là -1,08% đến -0,74% trong năm
2007; từ 10/3/2008, NHNN điều chỉnh biên độ lên mức ±1%, so với
mức độ chênh lêch tỷ giá -1,40% đến -1,18% từ quý 1/2008 đến quý
4/2008; kể từ 24/12/2008, NHNN điều chỉnh biên độ lên mức ±3%,
rộng hơn khoảng chênh lệch tỷ giá -1,41% trong quý 1/2009;
24/3/2009 biên độ tỷ giá được điều chỉnh lên mức ±5%, lớn hơn mức
-1,39% đến -0,31% giai đoạn từ quý 2/2009 đến quý 1/2011; biên độ

tỷ giá kể từ 2/2011-8/3/2012 được điều chỉnh giảm xuống mức ±1%,
lớn hơn mức độ chênh lệch tỷ giá là -0,08% đến 0,57%; năm 2013
biên độ được nâng lên ±2 đến ±3%, trong khi mức độ chênh lệch tỷ
giá trong năm này trong chỉ khoảng 1,24% đến 1,65%; năm 2014,
NHNN nâng tỷ giá chính thức thêm 1%, mức phá giá tiền đồng thấp
hơn độ chênh tỷ giá năm này dao động trong khoảng 1,65% đến
1,76%; tháng 8/2015 biên độ tỷ giá được nâng lên mức ±3%, lớn hơn
nhiều so với mức độ chênh lệch tỷ giá là 1,7%. Năm 2016, năm đầu
tiên áp dụng tỷ giá trung tâm, mức sai lệch vẫn tiếp tục ở mức cao
1,8%.
Từ năm 2017 đến năm 2020, tỷ giá trở về xu hướng tương đối
cân bằng với mức sai lệch tỷ giá dao động ở mức từ 0,4% đến 0,7%.
Phát hiện từ nghiên cứu này có ý nghĩa hơn khi nghiên cứu của
UBKTQH và UNDP (2012) lại đưa ra kết quả tương đối khác khi họ
cho rằng giai đoạn trước năm 2002 tổng độ sai lệch có thời điểm đạt
tới trên -20%, giai đoạn tiếp theo tỷ giá bị định giá thấp với tổng độ


16
sai lệch dao động trong khoảng 0 đến 18% cho tới đầu năm 2008;
trong những năm sau đó mức độ chênh lệch của tỷ giá hiện hành so
với mức cân bằng dao động trong khoảng từ 0 đến -20%. Trong khi
nghiên cứu này, mức chênh lệch tỷ giá cao nhất là +1,8% vào năm
2016 và -1,4% kể từ quý 4/2008 đến quý 2/2009. Sở dĩ có sự sai lệch
này có thể việc chọn biến của UBKTQH và UNDP (2012) không đủ
tính đại diện và trong 4 biến giải thích thì chỉ có 2 hệ số của 2 biến là
có ý nghĩa thống kê, trong đó hệ số ước lượng của biến NFA lại sai
dấu; biến OPEN như giải thích ở trên có tính trùng lặp do Việt Nam
càng xuất khẩu thì càng nhập khẩu nhiều; và thiếu vắng biến TNT thể
hiện giá tương đối đối giữa hàng hóa mậu dịch và hàng hóa phi mậu

dịch. Điều quan trọng nữa là UBKTQH và UNDP (2012) chỉ lấy mẫu
20 nước đối tác thương mại để tính REER và kết quả REER được
ước tính cũng khác nhiều so với kết quả của nghiên cứu này.
4.3. Khả năng ứng dụng tỷ giá thực đa phương trong điều
hành kinh tế vĩ mô Việt Nam – Một số kiến nghị chính sách
4.3.1. Đánh giá sai lệch tỷ giá đến một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mơ
Trong phần này, Luận án sẽ sử dụng mơ hình kinh tế lượng toàn
cầu NIGEM (National Institute Global Econometric Model) để đánh
giá tác động của sai lệch tỷ giá đến một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của
Việt Nam.
Đánh giá tác động của sai lệch tỷ giá giai đoạn 2016-2020
Mô phỏng các mức sai lệch tỷ giá từ năm 2016-2020 tính được
ở trên vào mơ hình NIGEM, giả định chỉ tính đến tác động của sai
lệch này đến một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mơ mà chưa tính đến các tác
động khác, có thể thấy ảnh hưởng của việc định giá thấp đồng nội tệ
đã có những ảnh hưởng tiêu cực nhất định đối với tăng trưởng GDP,
xuất nhập khẩu và lạm phát của Việt Nam. Đặc biệt trong thời điểm
năm 2016, với mức sai lệch ở mức 1,8% (đồng tiền VND lên giá),
hàng hóa Việt Nam kém cạnh tranh hơn, đắt hơn so với hàng hóa
nước ngồi, từ đó xuất khẩu giảm 0,05 điểm %, GDP giảm khoảng


17
0,07 điểm%, lạm phát giảm 0,08 điểm%. Các tác động này cũng có
thể là một trong những nguyên nhân khiến thực tế tăng trưởng kinh tế
vĩ mô năm 2016 không đạt kỳ vọng đặt ra (như đã phân tích ở phần
tổng quan kinh tế vĩ mô ở trên). Năm 2017, khi mức sai lệch giảm đi
các tác động tiêu cực cũng có xu hướng giảm nhẹ, tuy nhiên tác động
lại có xu hướng tăng lên vào năm 2018 với tăng trưởng xuất khẩu
giảm 0,03 điểm %, GDP giảm 0,05 điểm %, lạm phát giảm 0,04 điểm

%. Tác động tiêu cực của sai lệch tỷ giá vào 2 năm 2019 và 2020
giảm đáng kể khi độ sai lệch giảm dần.

Hình 4.5: Tác động của sai lệch tỷ giá đến một số chỉ tiêu kinh tế
vĩ mơ giai đoạn 2016-2020
Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên mơ hình NIGEM
Dự báo tác động của sai lệch tỷ giá trong thời gian tới
Trên cơ sở giả định mức sai lệch tỷ giá trong năm 2021 tiếp tục
dao động ở mức ±1% như thời điểm 5 năm trước, Luận án cũng tiến
hành mô phỏng kịch bản tỷ giá bị sai lệch ±1% so với mức tỷ giá cân
bằng trong thời gian tới. Kết quả cho thấy sai lệch tỷ giá dù là nhỏ
(1%) cũng sẽ để lại những hệ lụy lớn đối với nền kinh tế vĩ mơ.
4.3.2. Kiến nghị chính sách trong việc ứng dụng tỷ giá thực đa
phương trong điều hành kinh tế vĩ mô
4.3.2.1. Sự cần thiết ứng dụng tỷ giá hối đối đa phương trong
nền kinh tế vĩ mơ
Việc áp dụng cơ chế tỷ giá trung tâm hiện nay với 8 đồng tiền
đã phần nào giúp tiền đồng ổn định hơn, song phương pháp tính tỷ


18
giá và cơ cấu các đồng tiền trong rổ tiền tệ của tỷ giá này vẫn chưa
được công bố và thực chất vẫn là neo với đồng USD. Sử dụng mơ
hình NIGEM so sánh tác động của việc tăng tỷ giá thực đa phương và
tỷ giá VNĐ/USD đồng thời mô phỏng tác động của một biến động tài
chính trên thế giới (Mỹ tăng lãi suất cơ bản) đến tỷ giá thực đa
phương và tỷ giá VNĐ/USD cho thấy nếu chỉ dùng tỷ giá song
phương giữa VNĐ và USD thì chưa đủ để có thể đưa ra những quyết
sách đúng trong điều hành kinh tế vĩ mô. Trong trường hợp coi tỷ giá
trung tâm là tỷ giá đa phương thì cần mở rộng thêm giỏ tiền tệ tham

chiếu với tỷ trọng thương mại lớn hơn để đảm bảo sự tin cậy chính
xác.
4.3.2.2. Một số kiến nghị chính sách
- Tỷ giá là một trong những công cụ quan trọng trong điều hành
kinh tế vĩ mô. Việc ứng dụng tỷ giá thực đa phương với việc điều
chỉnh rổ tiền tệ tham chiếu mở rộng hơn, độ bao phủ thương mại lớn
hơn (ít nhất là trên 80% kim ngạch thương mại của Việt Nam) trong
điều hành chính sách tỷ giá sẽ phản ánh đầy đủ, chính xác và khách
quan giá trị thương mại của Việt Nam với các nước đối tác thương
mại, từ đó cho kết quả tính tỷ giá thực đa phương chuẩn xác hơn, từ
đó tạo cơ sở quan trọng điều hành kinh tế vĩ mô chủ động, hiệu quả
và phù hợp với xu thế hiện tại.
- Để có căn cứ xác định VND đang bị định giá cao hay thấp hơn
giá trị thực để có những điều chỉnh giá VND phù hợp, cần ước lượng
tỷ giá thực cân bằng và ứng dụng tỷ giá thực đa phương (với cơ cấu
đồng tiền mở rộng hơn có thể phản ánh được đầy đủ giá trị thương
mại của Việt Nam với các nước đối tác thương mại) để xác định được
mức độ sai lệch tỷ giá.
- Thường xuyên có những đánh giá về tác động của sai lệch đối
với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mơ của Việt Nam.
- Cần có cơ chế để các cơ quan có thẩm quyền cung cấp các số
liệu này, đặc biệt là các số liệu liên quan đến nợ nước ngoài, tài sản


19
nước ngồi, nợ Chính phủ, chỉ số giá hàng mậu dịch và hàng phi mậu
dịch, FDI thực hiện, chi tiêu chính phủ, lãi suất trong nước và lãi suất
ngồi nước, lãi suất trái phiếu,... và các số liệu cung cấp cho việc cập
nhật mơ hình cấu trúc vĩ mơ;
- NHNN cần xây dựng lộ trình minh bạch hóa các thơng tin số

liệu liên quan đến công tác điều hành tỷ giá trong tương lai, đặc biệt
trong bối cảnh Việt Nam đang và sẽ phải thực hiện lộ trình cam kết
về tài chính trong các Hiệp định đã ký kết. Trong tương lai gần,
NHNN có thể xem xét và thực hiện (i) cơng khai các tiêu chí về xây
dựng rổ tiền tệ; (ii) chính thức cơng bố về tỷ giá REER theo căn cứ
tính tốn thống nhất và lập cơ sở dữ liệu về NEER và REER.
- NHNN cần thường xuyên trao đổi thông tin, phối hợp chặt chẽ
với các Bộ, ngành trong cơng tác điều hành CSTT, giá hàng hóa dịch
vụ, dự báo lạm phát…
- Một số hướng nghiên cứu tiếp theo:
+ Nghiên cứu tính thêm tỷ giá cân bằng theo cách tiếp cận
FEER để có thêm thơng tin đối chứng với cách tiếp cận BEER;
+ Trong điều kiện chuỗi số liệu đủ dài, có thể bổ sung một số
biến kinh tế cơ bản, cũng như những biến phản ánh những biến động
ngắn hạn vào mơ hình tính tỷ giá cân bằng thực theo cách tiếp cận
BEER như giá dầu thế giới, thâm hụt ngân sách,... thì tỷ giá thực cân
bằng thu được có thể sẽ được cải thiện.


20
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu của Luận án đã đáp ứng đầy đủ mục tiêu,
nội dung và yêu cầu so với Đề cương đã được phê duyệt. Cụ thể,
Luận án đã tiến hành nghiên cứu sâu phần lý thuyết liên quan đến tỷ
giá thực đa phương (REER), các loại tỷ giá, tỷ giá thực cân bằng.
Trên cơ sở đó, Luận án đã lựa chọn mơ hình tính tốn REER phù
hợp, phát triển mơ hình tính tỷ giá hối đối thực cân bằng cho Việt
Nam. Để làm cơ sở cho việc đối chiếu, xem xét các quyết định của
NHTW đối với việc điều chỉnh tỷ giá chính thức hay quyết định về
biên độ dao động tỷ giá có sát với diễn biến thực của đồng VND hay

độ sai lệch về tỷ giá, Luận án đã xem xét thực tiễn tỷ giá hối đoái
thực đa phương trong điều hành kinh tế vĩ mơ của Việt Nam giai
đoạn 2000-2020.
Nghiên cứu vẫn cịn những hạn chế nhất định, xuất phát từ một
số khó khăn khách quan và chủ quan trong quá trình nghiên cứu: hạn
chế trong thu thập dữ liệu cho việc tính tốn, ước lượng tỷ giá hối đoái
cân bằng; hạn chế trong việc đánh giá sâu về vai trò và ứng dụng của tỷ
giá REER trong điều hành kinh tế vĩ mô. Nguyên nhân do hạn chế về
tiếp cận các thông tin, dữ liệu và tài liệu tham khảo về công tác điều
hành, chính sách tỷ giá của NHNN nên Nghiên cứu sinh chưa đủ thơng
tin và dữ liệu để phân tích sâu.



×