Tải bản đầy đủ (.docx) (165 trang)

Tỷ giá hối đoái thực đa phương (REER), vai trò và ứng dụng trong công tác điều hành kinh tế vĩ mô tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 165 trang )

1
MỞ ĐẦU

1.

Sự cần thiết của Luận án

Chính sách tỷ giá hối đối đóng vai trị quan trọng trong điều hành kinh
tế vĩ mô của một quốc gia và tỷ giá hối đối là một trong những cơng cụ quan
trọng nhất của quá trình này. Về lý thuyết, tỷ giá hối đoái phản ánh mức giá
tương đối giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Trong nền kinh tế mở khi một
quốc gia tham gia vào hoạt động thương mại và thực hiện các giao dịch với
một số quốc gia khác thì việc cần có một chỉ số phản ánh giá trị chung của
đồng nội tệ của quốc gia đó so với một rổ tiền tệ của các nước đối tác thương
mại - tỷ giá hối đoái đa phương- trở nên rất cần thiết. Tỷ giá hối đoái đa
phương danh nghĩa (NEER) được tính dựa trên cơ sở này là tỷ giá giữa đồng
nội tệ với một rổ các đồng tiền của các nước khác lấy quyền số là tỷ trọng
thương mại hoặc thanh tốn quốc tế của nước đó với các nước đối tác. Trên cơ
sở đó, tỷ giá hối đối thực đa phương (REER) được tính dựa trên NEER sau
khi loại bỏ yếu tố lạm phát. Để trả lời câu hỏi một đồng tiền có bị định giá quá
cao hay quá thấp hay không - mức sai lệch của tỷ giá, người ta phải xác định
được mức cân bằng của tỷ giá, hay tỷ giá hối đoái cân bằng của đồng tiền đó.
So sánh REER với tỷ giá hối đoái cân bằng sẽ cho thấy mức độ sai lệch tỷ giá
– phản ánh đồng tiền đang xem xét được định giá quá cao hay quá thấp làm
cơ sở để điều chỉnh tỷ giá là phá giá hay nâng giá đồng tiền.

Sai lệch tỷ giá là vấn đề được nhiều nghiên cứu đề cập đến trong những
năm gần đây, nhất là trong bối cảnh các quốc gia đang tìm hướng đi cho mình
để ổn định, phát triển kinh tế, góp phần ổn định nền kinh tế toàn cầu. Nhiều
nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng, sai lệch tỷ giá có thể gây ra những bất ổn



2
cho nền kinh tế: Thứ nhất, sai lệch tỷ giá ảnh hưởng trực tiếp tới giá hàng hóa
có thể tham gia thương mại quốc tế và khu vực xuất nhập khẩu, tác động tới
khả năng cạnh tranh của khu vực này với phần còn lại của thế giới; Thứ hai,
sai lệch tỷ giá có thể ảnh hưởng tới đầu tư trong nước và nước ngồi, do đó
ảnh hưởng tới q trình tích lũy vốn; Thứ ba, mức sai lệch tỷ giá càng lớn thì
càng có ảnh hưởng khơng tốt tới tăng trưởng kinh tế như biến động về điều
kiện thương mại, tỷ giá danh nghĩa, mức cung ứng tiền, năng suất lao động…
Do đó, việc xác định và ứng dụng REER để xác định mức sai lệch tỷ giá có ý
nghĩa quan trọng trong điều hành tỷ giá và ổn định kinh tế vĩ mô.


thời điểm nghiên cứu sinh đề xuất Luận án này và khi Luận án được

phê duyệt (năm 2015) thì ở Việt Nam chưa sử dụng NEER, REER và tỷ giá
hối đoái cân bằng phổ biến trong công tác điều hành tỷ giá mà phần lớn chỉ
dựa vào điều hành tỷ giá hối đoái song phương, chủ yếu là giữa tiền đồng và
đồng đô la Mỹ (USD) (điều này có thể dẫn đến việc điều chỉnh tỷ giá không
phù hợp với điều kiện vĩ mô cụ thể dẫn đến những sai lầm trong điều hành
trong điều hành kinh tế vĩ mô và gây ra những hệ lụy cho nền kinh tế). Từ
năm 2016 đến nay, NHNN đã áp dụng tỷ giá hối đoái trung tâm - neo VND
theo một rổ tiền tệ gồm 8 đồng tiền - đã giúp cho thị trường tiền tệ ít xáo trộn
hơn, diễn biến tỷ giá không biến động mạnh như trước, song nhiều quan điểm
cho thấy tỷ giá trung tâm vẫn còn cứng nhắc và trên thực tế vẫn neo vào USD
là chủ yếu1. Hơn thế nữa, cách tính tốn tỷ giá trung tâm và tỷ trọng của từng
đồng tiền trong rổ tiền tệ chưa được công bố khiến cho các cơ quan có vai trị
quan trọng trong điều phối kinh tế vĩ mơ khơng thể tham khảo để có thể đánh
giá mức độ tác động thực sự của những biến động của các đồng


1Trích nguồn: Trần Thị Thanh Huyền (2018) "Chính sách tỷ giá hối đối trong bối cảnh Việt Nam hội nhập
kinh tế quốc tế".


3
tiền trên thế giới tới giá của tiền đồng (hay còn được gọi là VND) và tới nền
kinh tế Việt Nam, đồng thời doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc dự báo tỷ
giá để đưa ra kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, là nền kinh tế nhỏ và có độ
mở cao nên Việt nam chịu tác động ngày càng lớn từ những biến động của
kinh tế thế giới (đặc biệt là những biến động của chính sách tài chính tiền tệ
của các nước là đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam), chính sách tỷ giá có
thể trở nên thiếu phù hợp khi chính sách này chủ yếu nặng về quản lý tỷ giá
hối đoái song phương danh nghĩa, thiếu các phân tích và đánh giá thường
xuyên về REER và tỷ giá hối đoái cân bằng, mức độ sai lệch về tỷ giá và đánh
giá tác động của các sai lệch tỷ giá này đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như tăng
trưởng, lạm phát, xuất khẩu, nhập khẩu,... Trong khi đó, trong bối cảnh việc
hốn đổi tiền tệ giữa VND với đồng tiền của nhiều nước đã và đang trở thành
xu hướng nổi trội, việc áp dụng một rổ 8 đồng tiền có thể cần được mở rộng
hơn nữa để đảm bảo tính chính xác, khách quan phù hợp với xu thế hội nhập
quốc tế, hội nhập tài chính của Việt Nam đang ngày càng sâu rộng và tỷ trọng
thương mại của Việt Nam với các nước và vùng, lãnh thổ đang có nhiều thay
đổi.
Trong phát triển kinh tế thị trường, ổn định kinh tế vĩ mô có ý nghĩa, vai trị
quan trọng trên nhiều phương diện, đặc biệt là mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với
tăng trưởng kinh tế. Ổn định kinh tế vĩ mô, nhất là kiểm soát lạm phát, ổn định
giá trị đồng tiền sẽ tạo điều kiện thuận lợi để duy trì trật tự và thúc đẩy đầu tư,
sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngược lại,
tăng trưởng kinh tế tạo nền tảng cho ổn định vĩ mô thông qua bảo đảm các cân
đối lớn của nền kinh tế như cân đối hàng tiền, tiết kiệm đầu tư; thu chi ngân sách

nhà nước, xuất nhập khẩu, cán cân thanh toán, việc làm, thu nhập và bảo đảm an


4
sinh xã hội. Có thể nhận thấy những biến động của tỷ giá hối đoái thường rất
được quan tâm, cả cho những tín hiệu mà chúng chứa đựng về triển vọng lạm
phát trong tương lai và cho cả ý nghĩa của chúng về mức độ cạnh tranh của
doanh nghiệp. Tuy nhiên, những biến động của tỷ giá hối đoái song phương, ví
dụ VND so với USD và EUR, khơng truyền tải đủ thơng tin cho các nhà hoạch
định chính sách hoặc cho các doanh nghiệp ngoại trừ các khoản giao dịch song
phương cụ thể. Trong khi đó, tỷ giá hối đoái đa phương đo lường giá VND so với
một rổ các đồng tiền của các đối tác thương mại của Việt Nam cung cấp thông
tin đầy đủ hơn cho các nhà hoạch định chính sách. Những biến động về tỷ giá
hối đoái tác động tới một số biến kinh tế vĩ mơ quan trọng, trong đó quan trọng
nhất là thương mại, lạm phát trong nước, tăng trưởng GDP,...

Do đó, việc nghiên cứu, ứng dụng REER nhằm xem xét mức độ sai lệch
về tỷ giá đối với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mơ có ý nghĩa và vai trị quan trọng
trong cơng tác hoạch định chính sách kinh tế vĩ mơ nói chung và chính sách tỷ
giá của Việt Nam nói riêng vì nó khơng chỉ giúp Chính phủ, hệ thống các
Ngân hàng Việt Nam có được những thơng tin quan trọng về hiện trạng cũng
như tương lai VND, từ đó có những chính sách điều chỉnh phù hợp với điều
kiện kinh tế vĩ mô cụ thể, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt
Nam ngày càng sâu rộng.
Hiện có nhiều nghiên cứu về tỷ giá hối đoái đa phương và các ứng dụng tỷ
giá đa phương để xác định tỷ giá cân bằng và sai lệch tỷ giá ở Việt Nam, song
theo nhận thức của Nghiên cứu sinh, một số nghiên cứu hiện nay còn hạn chế về
số liệu và tần suất số liệu, lựa chọn mơ hình và biến số, do đó kết quả từ một số
nghiên cứu hiện còn chưa thực sự thuyết phục. Đặc biệt là, chưa có nhiều nghiên
cứu đề cập đến việc ứng dụng tỷ giá hối đoái thực đa phương đến công tác điều

hành kinh tế vĩ mô, bao gồm việc đánh giá các nhân tố quyết định và mức độ sai
lệch trong điều hành tỷ giá, tác động của sai lệch tỷ giá tới các


5
chỉ tiêu kinh tế vĩ mô Việt Nam - đánh giá khả năng ứng dụng tỷ giá REER
trong công tác điều hành tỷ giá và kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Tất cả những
điều này có thể sẽ được xem xét và giải quyết trong Luận án này.
Mục tiêu nghiên cứu

2.

Mục tiêu tổng quát: Luận án nghiên cứu tỷ giá hối đối thực đa phương
(REER), vai trị và ứng dụng trong nền kinh tế vĩ mơ nói chung; đánh giá khả
năng ứng dụng trong nền kinh tế Việt Nam
Mục tiêu cụ thể:
-

Tính tốn tỷ giá hối đối thực đa phương, ước lượng tỷ giá cân bằng

của Việt Nam giai đoạn 2000-2020 để xem xét hiệu quả và mức độ phù hợp
của các chính sách tỷ giá với điều kiện kinh tế vĩ mơ của Việt Nam trong
giai đoạn này.
-

Tính toán mức sai lệch tỷ giá và đánh giá tác động của sai lệch này đến

một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như lạm phát, tăng trưởng, xuất nhập khẩu;
-


Đánh giá khả năng ứng dụng của tỷ giá hối đoái thực đa phương trong

điều hành tỷ giá phục vụ cơng tác điều hành vĩ mơ của Chính phủ.
Luận án hướng vào trả lời 5 câu hỏi nghiên cứu sau:
(1) Có những loại tỷ giá nào và loại tỷ giá hối đối nào được áp dụng trong
điều hành chính sách tỷ giá và ổn định kinh tế vĩ mô theo thơng lệ quốc tế?
(2)

Việt Nam đã thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái kể từ năm 2000 -

2020 như thế nào?
(3)

Tỷ giá hối đoái đa phương của Việt Nam giai đoạn 2000-2020 có phản

ánh đúng giá của tiền đồng khơng?
(4) Việc thực thi chính sách tỷ giá hối đối đa phương tác động đến một số
chỉ tiêu kinh tế vĩ mơ Việt Nam có gì khác so với tỷ giá hối đối song phương?

(5) Những kiến nghị chính sách nào cần được đưa ra nhằm ứng dụng tỷ
giá đa phương trong công tác điều phối vĩ mô Việt Nam trong thời gian tới?


6

3.

Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Luận án là tỷ giá hối đoái thực đa phương;

vai trò và khả năng ứng dụng tỷ giá thực đa phương trong điều hành kinh tế vĩ
mô của Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu, xem xét vai trò, xác định, đánh

giá tỷ giá hối đoái đa phương của Việt Nam; ước lượng tỷ giá cân bằng và ứng
dụng tỷ giá thực đa phương để xác định mức sai lệch tỷ giá đến kinh tế vĩ mô
của Việt Nam, giới hạn ở một số chỉ tiêu vĩ mô chủ yếu như tăng trưởng, lạm
phát, cán cân thương mại.
- Về thời gian: Luận án sử dụng số liệu theo quý bắt đầu từ quý I/2000 thời điểm Việt Nam bắt đầu ký Hiệp định Thương mại Việt Nam – Mỹ và
cũng là thời điểm khởi đầu giai đoạn nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng
với thế giới - được cập nhật cho đến quý IV/2020.
-

Về không gian: Luận án nghiên cứu tỷ giá hối đoái thực đa phương, tỷ

giá cân bằng, sai lệch tỷ giá và đánh giá tác động đến một số chỉ tiêu kinh tế
vĩ mô của Việt Nam.
4.

Phương pháp nghiên cứu

- Cách tiếp cận nghiên cứu của Luận án
Chính sách tỷ giá hối đối có một vai trị quan trọng trong điều hành kinh tế
vĩ mô của một quốc gia. Biến động về tỷ giá hối đối có tác động tới một số biến
số kinh tế vĩ mô quan trọng, trong đó quan trọng nhất là thương mại, lạm phát
trong nước, tăng trưởng GDP,... Luận án sử dụng cách tiếp cận đối tượng nghiên
cứu trên cơ sở tiếp cận của kinh tế phát triển nhằm ước lượng tỷ giá hối đoái đa
phương, tỷ giá cân bằng, ứng dụng xác định mức sai lệch tỷ giá, đánh giá sai lệch
tỷ giá đến kinh tế vĩ mơ - hay nói cách khác là ứng dụng tỷ giá đa



7
phương trong điều hành tỷ giá và kinh tế vĩ mơ của Việt Nam. Các phân tích,
ước lượng, đánh giá được Luận án thực hiện một cách độc lập để ước lượng tỷ
giá REER, tỷ giá cân bằng, ứng dụng tỷ giá REER xác định sai lệch tỷ giá và
xem xét khả năng ứng dụng tỷ giá đa phương trong điều hành chính sách tỷ
giá và kinh tế vĩ mơ bằng phương pháp định lượng. Từ đó đưa ra một số đề
xuất kiến nghị chính sách.
- Phương pháp luận nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp kết hợp định tính và định lượng.
Phương pháp định tính được sử dụng bao gồm phương pháp tổng hợp,
phân tích dữ liệu theo chuỗi thời gian theo quý hoặc năm; phương pháp thống
kê số liệu; phương pháp lịch sử và logic. Phương pháp định tính được sử dụng
chủ yếu trong phần phân tích đánh giá về chính sách tỷ giá trong giai đoạn
2000-2020.
Phương pháp định lượng bao gồm: (i) sử dụng mơ hình hiệu chỉnh sai số
(VECM) để ước lượng tỷ giá hối đoái cân bằng, mức độ sai lệch tỷ giá, (ii) sử
dụng mơ hình kinh tế lượng tồn cầu (NIGEM)) đánh giá tác động của sai
lệch tỷ giá tới một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô Việt Nam giai đoạn 2000-2020 và
đánh giá khả năng ứng dụng tỷ giá hối đoái thực đa phương trong điều hành vĩ
mô, dựa trên số liệu quý hoặc năm từ các nguồn như Tổng cục Thống kê
(GSO), IMF hoặc cơ sở dữ liệu mơ hình kinh tế lượng toàn cầu NiGEM.


8
- Khung phân tích của Luận án:
Nghiên cứu lý
thuyết


Câu hỏi
nghiên cứu

Các giả định

Nghiên cứu
thực tế (dữ
liệu, số liệu)

Thực trạng điều hành tỷ giá
hối đoái và tỷ giá đa phương
của Việt Nam

Tính tốn tỷ giá
REER, ước lượng
tỷ giá cân bằng và
sai lệch tỷ giá
5.

Xác định thông tin
cần bổ sung

Cơ sở lý luận và
thực tiễn về tỷ giá
hối đoái
đa
phương, tỷ giá
cân bằng và sai
lệch tỷ giá
Xây dựng mơ hình

kinh tế lượng

Ứng dụng tỷ giá thực đa
phương trong điều hành
kinh tế vĩ mô và một số
kiến nghị chính sách

Những đóng góp mới của Luận án

Để thực hiện các mục đích nghiên cứu, Luận án đã tính tốn tỷ giá REER


Việt Nam giai đoạn 2000-2020. Tuy nhiên, khác với một số nghiên cứu trong

nước hiện có, trong cơng thức tính REER, Luận án tính tỷ trọng thương mại
phân tách theo tỷ trọng theo KNXK, KNNK hàng hóa và dịch vụ thay vì theo
tổng KNXNK hàng hóa của Việt Nam với các nước đối tác như nghiên cứu của
UBKTQH và UNDP (2012). Việc thực hiện phân tách theo tỷ trọng hàng hóa và
dịch vụ sẽ phản ánh đầy đủ và chính xác hơn giá trị thương mại thực tế của Việt
Nam với các nước đối tác thương mại, đặc biệt trong bối cảnh giá trị thương mại
dịch vụ đang có vai trị ngày càng tăng trong tổng giá trị thương mại của Việt
Nam với thế giới. Trong đó, tỷ giá thực đa phương được tính theo


9
quý, từ quý I/2000 đến quý IV/2020, dựa trên rổ tiền tệ gồm 32 đồng tiền thuộc
50

đối tác thương mại chính của Việt Nam với tỷ trọng thương mại chiếm đến


98% giá trị thương mại của Việt Nam giai đoạn 2000-2020 (một số nghiên cứu

trước đây lựa chọn số lượng đồng tiền của các đối tác chiếm khoảng 70% giá
trị thương mại của Việt Nam).
Luận án thực hiện ước lượng tỷ giá cân bằng của Việt Nam trên cơ sở
khảo cứu các phương pháp tính tỷ giá cân bằng đang được áp dụng trên thế
giới hiện nay, phân tích các ưu, nhược điểm của từng phương pháp, từ đó lựa
chọn phương pháp, mơ hình và các biến phù hợp với Việt Nam để áp dụng
ước lượng tỷ giá cân bẳng, ứng dụng tỷ giá REER và tỷ giá cân bằng để ước
lượng sai lệch tỷ giá của Việt Nam.
Sau khi xác định được mức sai lệch tỷ giá, Luận án thực hiện đánh giá
định lượng tác động của sai lệch này đến một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như
lạm phát, tăng trưởng, xuất nhập khẩu thông qua mô phỏng các tác động này
bằng việc sử dụng mơ hình kinh tế lượng (NIGEM) và đánh giá khả năng ứng
dụng của tỷ giá thực đa phương trong điều hành tỷ giá phục vụ cơng tác điều
hành vĩ mơ của Chính phủ. Đây chính là điểm đóng góp mới quan trọng của
Luận án so với các cơng trình nghiên cứu hiện có.
Trên cơ sở các kết quả thu được, Luận án đã đề xuất áp dụng tỷ giá
REER trong công tác điều hành tỷ giá và kinh tế vĩ mô trong thời gian tới.
6. Kết cấu của Luận án
Ngoài Phần Mở đầu và Kết luận, Luận án bao gồm 4 Chương sau:
Chương I: Tổng quan tình hình nghiên cứu về tỷ giá thực đa phương và
các ứng dụng;
Chương II: Cơ sở lý luận về tỷ giá hối đoái thực đa phương và chính
sách tỷ giá;
Chương III: Thực trạng cơng tác điều hành chính sách tỷ giá và tỷ giá
thực đa phương của Việt Nam giai đoạn 2000-2020;
Chương IV: Ứng dụng tỷ giá thực đa phương trong điều hành kinh tế vĩ
mô Việt Nam và một số kiến nghị chính sách.



10
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TỶ GIÁ THỰC ĐA
PHƯƠNG VÀ CÁC ỨNG DỤNG
Phần tổng quan nghiên cứu của Luận án đi sâu khảo cứu các mảng vấn
đề chính liên quan đến các nội dung mà Luận án sẽ thực hiện: mối quan hệ tác
động của tỷ giá hối đối và các chỉ số kinh tế vĩ mơ (tăng trưởng GDP, lạm
phát, xuất nhập khẩu); tỷ giá hối đoái đa phương và các phương pháp ước
lượng; tỷ giá cân bằng và các mơ hình ước lượng tỷ giá cân bằng; sai lệch tỷ
giá và tác động của sai lệch tỷ giá đến kinh tế vĩ mô. Trên cơ sở tổng quan về
lý luận, phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu
trong và ngoài nước liên quan đến các vấn đề kể trên, phần cuối Chương I rút
ra các hạn chế chủ yếu của các nghiên cứu, những điểm có thể kế thừa và
những vấn đề cần đi sâu nghiên cứu trong Luận án.
1.1. Tỷ giá hối đoái thực đa phương và phương pháp ước lượng
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu ngoài nước
Cơ sở lý thuyết và phương pháp tính tỷ giá đa phương được đưa ra bởi các
tổ chức tài chính quốc tế quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế
giới (WB), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), sau đó được cơng
nhận, thống nhất rộng rãi và mở rộng phát triển trong các nghiên cứu ứng dụng
thực nghiệm. Theo IMF, về lý thuyết, tỷ giá hối đoái phản ánh mức giá tương đối
giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Khi một quốc gia tham gia vào hoạt động
thương mại và thực hiện các giao dịch khác với một số quốc gia khác, đặc biệt là
nền kinh tế có độ mở cao thì cần xây dựng một chỉ số chung phản ánh giá trị
chung của đồng tiền được tính dựa trên các tỷ giá song phương và mức độ
thương mại giữa nước này so với một rổ tiền tệ của các nước đối tác thương mại,
đó là tỷ giá hối đối đa phương (hay cịn được gọi là tỷ giá hối



11
đoái hiệu quả hay hữu hiệu). OECD (2010) cho rằng tỷ giá hối đối đa
phương danh nghĩa (NEER) được tính dựa trên cơ sở này là tỷ giá giữa đồng
nội tệ của một nước với một rổ đồng tiền của các nước khác lấy quyền số là tỷ
trọng thương mại hoặc thanh toán quốc tế. Tỷ giá hối đoái thực đa phương
(REER) được tính dựa trên NEER sau khi loại bỏ yếu tố lạm phát.
Dựa trên cơ sở lý thuyết này, các nghiên cứu đã tiếp tục phát triển và mở
rộng trong ứng dụng tính tốn REER.
Ray Barrell và cộng sự (2005) cho rằng trong bối cảnh các nền kinh tế
mở cửa, cạnh tranh và phải tính đến ảnh hưởng của thị trường thứ 3, việc tính
REER có thể trở nên khó khăn hơn khi thiếu dữ liệu để tính trọng số của mỗi
quốc gia. Trong một số nghiên cứu trước đây, khi số liệu về trọng số thương
mại của nước chủ nhà không được thống kê đầy đủ hoặc thiếu, các nghiên cứu
thường lấy tỷ trọng thương mại hiện hành thay thế. Tuy nhiên, Hinkle và cộng
sự (1999) cho rằng việc sử dụng trọng số thương mại hiện hành có thể làm
giảm vấn đề của việc thay đổi về cấu trúc thương mại nên được sử dụng cho
nghiên cứu chính sách.
Tổng quan nghiên cứu cho thấy có 2 phương pháp tính trung bình trọng
số, bao gồm phương pháp tính theo tổng và tích. Luci Ellis (2001) mơ tả 2
phương pháp tính trung bình trọng số trong ước lượng tỷ giá đa phương, theo
đó phương pháp tính trung bình tổng được mơ tả như sau:
=∑

=1

Trong đó:
là tỷ giá hối đối đa phương ở thời điểm t,
là tỷ trọng thương mại của các đối tác thương mại,
là tỷ giá hối đoái song phương giữa nước chủ nhà và các đối tác
thương mại,



12

N

là số đối tác thương mại.

Trong phương pháp tính trung bình trọng số theo tích, tỷ giá hối đối đa
phương được tính như sau:
=∏

=1

Theo Luci Ellis (2001) và Ibrahim (2012) phương pháp tính bình qn
trọng số theo tổng mặc dù đã khá quen thuộc nhưng có một số lý do về thống
kê và lý thuyết cho thấy phương pháp tính theo tổng còn một số bất cập và
hạn chế. Luci Ellis (2001) cho rằng tỷ lệ phần trăm thay đổi của các chỉ số khi
tính theo phương pháp trung bình tổng có thể sẽ chênh lệch về mức độ phụ
thuộc vào việc các tỷ giá hối đoái song phương được biểu thị theo đơn vị nội
tệ trên đơn vị ngoại tệ, hoặc ngược lại. Đồng thời, chỉ số tỷ giá hối đối dựa
vào phương pháp tổng cũng có thể sẽ bị sai lệch lớn khi chu kỳ gốc bị thay
đổi. Trong khi đó, với phương pháp tính trung bình tích, tất cả những điều này
sẽ được giải quyết khi phương pháp này thực hiện tính phần trăm thay đổi của
các chỉ số một cách đối xứng (Rosensweig (1987). Ngoài ra, logarit của trung
bình tích chính là trung bình cộng của giá trị log các tỷ giá song phương. Tính
năng hữu ích này của phương pháp tích làm đơn giản hóa nhiều mơ hình kinh
tế lượng thơng qua việc biểu diễn tuyến tính trong logarit. Những ưu điểm của
phương pháp tính bình quân gia quyền trong ước lượng tỷ giá thực song
phương bằng phương pháp tích đã khiến phương pháp này được ưa chuộng sử

dụng hơn trong các nghiên cứu thực nghiệm và ở các NHTW trên thế giới.
Phương pháp này cũng được Luận án áp dụng trong phần tính tỷ giá thực đa
phương ở Chương III của Luận án nhờ các đặc điểm ưu việt ở trên.
Bên cạnh đó, ngồi yếu tố CPI, các nhà nghiên cứu còn sử dụng nhiều chỉ
số khác để đại diện cho mức giá cả ở một quốc gia bao gồm: (i) Chỉ số giá cả của
riêng hàng hóa thương mại; (ii) Tỷ lệ giữa chỉ số giá hàng hóa xuất khẩu


13
và chỉ số giá hàng hóa nhập khẩu (được biết với tên gọi là điều kiện thương
mại (Clark và MacDonald, 1998; Zhang, 2002; Jongwanich, 2009); (iii) Chỉ
số giá nhân công lao động; (iv) Tỷ lệ giữa chỉ số giá cả của hàng hóa thương
mại và hàng hóa khơng tham gia thương mại; (v) Chỉ số giảm phát GDP hay
chỉ số giá bán buôn (Lim, 2000).
1.1.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước


Việt Nam, một số nghiên cứu đã tính tốn REER theo công thức được

công bố từ các tổ chức quốc tế trên. Nguyễn Thị Thu Hằng (2011) đã tính tốn
hai chỉ số NEER và REER theo năm cho giai đoạn 2000-2010 theo 10 đối tác
thương mại chính của Việt Nam; Nguyễn Trần Phúc và Nguyễn Đức Thọ (2009)
đã ước lượng 2 chỉ số này cả theo số liệu năm giai đoạn 1992-2007 và số liệu
tháng giai đoạn tháng 1/1995 đến tháng 12/2007 với rổ tiền tệ của 25 đối tác
thương mại chính của Việt Nam với quyền số là tỷ trọng thương mại theo năm
cho cả hai chuỗi số liệu năm và tháng. Các nghiên cứu trong nước cũng đã sử
dụng tỷ trọng thương mại để tính trọng số đồng tiền, như nghiên cứu của Vũ
Quốc Huy và cộng sự (2012) trong khuôn khổ tài trợ của Uỷ ban Kinh tế Quốc
hội và Tổ chức UNDP (sau đây viết tắt là UBKTQH và UNDP (2012)) đã sử
dụng tổng KNXNK hàng hóa của Việt Nam với 20 nước đối tác khác nhau.

Nghiên cứu này đã lần đầu tiên tính tốn được tỷ giá thực đa phương của Việt
Nam, mức sai lệch tỷ giá và đánh giá tác động đến chỉ tiêu xuất khẩu trên cơ sở
sử dụng các số liệu khá cập nhật, chi tiết hơn cả về tần suất thời gian và không
gian so với các nghiên cứu trước đây, sử dụng mơ hình kinh tế lượng để đánh giá
ảnh hưởng của tỷ giá đối với các sản phẩm xuất khẩu theo danh mục quốc tế
(195 mặt hàng theo mã SITC 3 chữ số và trên 90 mặt hàng theo mã HS 2 chữ số
trên 4 thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Hoa Kỳ, Khu vực Eurozone
(gồm 15 nước), Nhật Bản và Hàn Quốc. Mặc dù có khác nhau về tần suất và thời
gian sử dụng, các chỉ số NEER và REER do các nghiên


14
cứu trong nước tính được phần nào đã cho thấy kết quả nhận định tương đối
thống nhất ở một số giai đoạn: chẳng hạn như sự mất giá thực tế trong giai
đoạn 2000-2013; sự lên giá thực giai đoạn 2004-2007 (Nguyễn Thị Thu Hằng
và cộng sự (2010). Tuy nhiên, có thể do hạn chế về số liệu và tần suất số liệu
trong các nghiên cứu hiện có, sự lựa chọn mơ hình và biến số, kết quả từ một
số nghiên cứu có thể cho thấy những đánh giá thiếu tin cậy chẳng hạn kết quả
từ nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hằng (2011) và UBKTQH và UNDP
(2012) đã kết luận đến cuối năm 2010 REER của Việt Nam vẫn cao hơn so
với năm 2003 đến hơn 20%. Nghiên cứu của UBKTQH và UNDP (2012)) đã
có những khắc phục các hạn chế bằng cách tính lại các chỉ số với số liệu có
tần suất cao hơn và phạm vi rộng hơn (theo tháng), lần đầu tiên đưa mức sai
lệch tỷ giá để xem xét song nghiên cứu này lại chỉ xem xét đến việc đánh giá
tác động của REER tới nhân tố xuất khẩu thơng qua mơ hình VECM, mà chưa
xem xét đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế như tăng trưởng,
nhập khẩu, lạm phát,...và quan trọng hơn chưa thực hiện xem xét đánh giá các
tác động của sai lệch tỷ giá đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô. Kết quả của nghiên
cứu đưa ra mức sai lệch lên đến 20% trong giai đoạn cuối năm 2010 cũng đã
được nghiên cứu này cho rằng cần phải kiểm tra và xem xét, bao gồm cả các

phân tích độ nhạy cảm của việc lựa chọn mơ hình và các biến số.
1.2. Mối quan hệ của tỷ giá hối đoái đối với một số chỉ số kinh tế vĩ mơ

1.2.1. Tổng quan nghiên cứu ngồi nước
Hầu hết các nghiên cứu ngoài nước khẳng định tỷ giá hối đối là cơng cụ
vĩ mơ quan trọng để ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo mức lạm phát thấp và hệ
thống tài chính ổn định, khuyến khích xuất khẩu, kiểm sốt nhập khẩu và duy
trì tăng trưởng kinh tế.
Theo nguyên lý lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm, tỷ giá thay đổi sẽ ảnh
hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của một


15
quốc gia. Chiến lược phát triển kinh tế hướng vào xuất khẩu đi kèm với hành
động phá giá đồng nội tệ luôn là trọng tâm được nhiều nghiên cứu và các nhà
hoạch định chính sách các nước lưu tâm. Các nghiên cứu kiểm chứng độ tin cậy
của giả thuyết liệu đồng nội tệ định giá thấp có khả năng trở thành con đường
phát triển thịnh vượng cho một quốc gia, bởi tỷ giá cho phép thay đổi sức cạnh
tranh của các loại hàng hoá và dịch vụ do các nước sản xuất ra. Thông thường,
khi giá của đồng tiền của một nước giảm so với các đồng tiền khác, hàng xuất
khẩu của nước đó trở nên rẻ hơn cịn hàng hoá nhập khẩu lại trở nên đắt hơn một
cách tương đối. Nói cách khác, chính phủ duy trì đồng nội tệ được định giá thấp
là gián tiếp cấp ưu đãi cho xuất khẩu và là một khoản thuế cho nhập khẩu. Hàng
loạt các nghiên cứu như Kreinin (1967, 1973); Houthakker and Magee (1969);
Khan (1974, 1975); Goldstein and Khan (1976, 1978); Wilson và Takacs (1979);
Warner và Kreinin (1983); Haynes và Stone (1983); Bahmani - Oskooee (1986);
Marquez (1990); Mah (1993) … là minh chứng rõ ràng nhất cho mối quan hệ
giữa định giá thấp nội tệ và cải thiện cán cân thương mại. Tuy nhiên, có trường
hợp đặc biệt khi cán cân hàng hóa được cải thiện ở nước này nhưng lại không
được cải thiện ở nước khác.


Các nghiên cứu cũng thống nhất về mối quan hệ trực tiếp giữa định giá
thấp đồng nội tệ (đồng nội tệ không ở mức tỷ giá thực cân bằng) với tăng
trưởng kinh tế. Hausman và các cộng sự (2005) xác định, đồng nội tệ định giá
thực thấp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở 83 quốc gia phát triển và đang phát
triển trong giai đoạn 1960 - 2000. Levy-Yeyati và Sturzenegger (2009) chỉ ra
bằng chứng là các nước đang phát triển duy trì lượng dự trữ ngoại hối lớn để
can thiệp duy trì nội tệ định giá thấp, khuyến khích tăng trưởng kinh tế.
Rodrik (2008) đã lấy minh chứng từ các trường hợp Trung Quốc, Ấn Độ,
Hàn Quốc và Đài Loan. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở những quốc gia và vùng
lãnh thổ này tăng vào nửa cuối thập kỷ 70, tương ứng với thời kỳ nội tệ định


16
giá thấp với tỷ lệ mất giá nội tệ có lúc lên tới 50%. Với trường hợp hai “con
hổ” châu Á là Hàn Quốc và Đài Loan, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại
trong giai đoạn đồng nội tệ định giá thực cao hoặc mức độ định giá thấp của
đồng nội tệ giảm đi. Theo quan điểm của Rodrik, trong nền kinh tế nhỏ, hai
khu vực hàng hóa có thể tham gia thương mại quốc tế và không thể tham gia
thương mại quốc tế đều phải chịu các biến động thị trường khi giá thay đổi.
Các biến động này có thể là từ chính sách, từ thất bại thị trường. Tâm điểm
của vấn đề là độ lớn tương đối của các biến động trong hai khu vực. Nếu biến
động này ở khu vực có thể tham gia thương mại quốc tế càng lớn thì sẽ chiếm
tỷ trọng nhỏ ở mức cân bằng. Một chính sách hay cú sốc ngoại sinh tạo ra sự
giảm giá nội tệ đều có thể kích thích tăng trưởng. Chính vì thế, Rodrik nhấn
mạnh là chiến lược phát triển kinh tế thơng qua chính sách định giá thấp đồng
nội tệ là chính sách tốt thứ hai cho các nước đang phát triển.
Karadam D., và Özmen E (2011) đã sử dụng dữ liệu dạng bảng của một
số quốc gia phát triển khu vực Đông Á để chứng minh mối quan hệ giữa tỷ
giá hối đoái đa phương và tăng trưởng của các nước này, các bằng chứng cho

thấy các nước châu Á đã có chiến lược tăng trưởng kinh tế dựa vào xuất khẩu
nhờ duy trì chính sách tỷ giá hối đối ổn định và cạnh tranh.
M.M.

Habib, E. Mileva, L. Stracca (2017) đã giải thích mối quan hệ giữa

tỷ giá thực đa phương và tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là ở những nước có thu
nhập thấp và thu nhập trung bình trên thế giới (dưới 6.000 USD/người/năm).
Q trình tác động của tỷ giá hối đối đa phương đến tốc độ tăng GDP được
các tác giả giải thích qua sự phát triển thần kỳ của ngoại thương ở những nước
đang phát triển. Jaeseok, Yue, Chengyan (2017); Bohl Martin (2015); Tang Bo
(2014); Hadj Fraj, (2018); Arestis P, Baltar CT, (2018); Ribeiro, R.S.M., (2019)
cũng thừa nhận tồn tại mối quan hệ dương giữa tỷ giá hối đoái đa phương và tốc
độ tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.


17
Liên quan đến mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái với lạm phát, nhiều nghiên
cứu khẳng định việc phá giá đồng tiền là nhân tố chính làm gia tăng lạm phát
(Kamin, 1996) trong trường hợp nghiên cứu cho Mêhicô; Dornbusch và các cộng
sự (1990) trong nghiên cứu Achentina, Braxin, Pê ru, và Mê-hi-cô. Tuy nhiên,
các nghiên cứu khác cho rằng phá giá tiền tệ có ảnh hưởng đến lạm phát nhưng
mức tác động không đáng kể (Dornbusch và cộng sự, 1990) trong nghiên cứu
trường hợp Bôlivia; Kamas (1995) cho trường hợp của Cô lôm bia.
Đối với kênh tác động của tỷ giá hối đoái đối với lạm phát, các nghiên cứu
cho rằng các thay đổi về tỷ giá hối đối có thể ảnh hưởng đến giá cả trong nước
thơng qua tác động đến tổng cung và cầu. Ở phía cung, tỷ giá có thể ảnh hưởng
trực tiếp đến lạm phát do ảnh hưởng đến giá mua hàng nhập khẩu của người mua
trong nước. Trong nền kinh tế nhỏ và mở cửa, khi đồng tiền bị phá giá có thể dẫn
đến giá nhập khẩu cao hơn và ngược lại. Mặt khác, biến động tỷ giá hối đối

cũng có thể ảnh hưởng gián tiếp đến giá cả hàng hoá trong nước ở phía cung. Cụ
thể là việc gia tăng chi phí nguyên liệu nhập khẩu đầu vào do phá giá tiền tệ sẽ
làm tăng chi phí biên và dẫn tới tăng giá hàng hoá sản xuất trong nước (Hyder
and Shah, 2004). Tỷ giá biến động cũng ảnh hưởng đến giá cả hàng hố thơng
qua tác động đến tổng cầu. Ở một phạm vi nhất định, việc giảm giá (hay tăng
giá) đồng nội tệ sẽ làm tăng (hay giảm) nhu cầu của nước ngồi đối với các hàng
hố và dịch vụ trong nước có thể gây ra việc tăng (hay giảm) trong xuất khẩu
rịng và do đó ảnh hưởng đến tổng cầu (Hyder and Shah, 2004).
Một số nghiên cứu đã tập trung vào đánh giá tác động của tỷ giá hối đoái
thực với cả lạm phát và sản lượng đầu ra. Klau (1998) đã tập trung nghiên cứu
mối quan hệ này với việc sử dụng dữ liệu của 22 nước cận Sahara trong giai
đoạn 1980-1996, kết quả nghiên cứu cho thấy việc điều chỉnh giảm tỷ giá thực
làm tăng cả lạm phát và sản lượng đầu ra. Đồng thời phá giá đồng nội tệ có tác
động tích cực đến nền kinh tế cả trong ngắn và dài hạn. Kamin và Rogers (2000)


18
trong trường hợp nghiên cứu các dữ liệu theo quý của Mê-hi-cơ giai đoạn
1981-1985 đã sử dụng mơ hình tự hồi quy véc tơ (VAR) để ước lượng mối
quan hệ giữa tỷ giá hối đoái đa phương với lạm phát, tăng trưởng kinh tế và
lãi suất của Mỹ. Nghiên cứu đã cho thấy mặc dù sự biến động của sản lượng
đầu ra được giải thích chủ yếu bởi yếu tố đổi mới sáng tạo, việc phá giá đồng
tiền vẫn dẫn tới giảm sản lượng kinh tế và tăng lạm phát ở Mê-hi-cơ. Odusola
và Akinlo (2001) đã sử dụng mơ hình VAR với 6 biến số (tỷ giá chính thức, tỷ
giá song phương giá cả hàng hoá, thu nhập, cung tiền và lãi suất) cho trường
hợp của Ni-giê-ria và các kết quả cho thấy có tác động 2 chiều của phá giá
đồng tiền đến sản lượng: tác động hạn chế của phá giá đồng tiền tới sản lượng
có thể thấy trong quý đầu tiên, nhưng các quý tiếp theo có tác động mạnh hơn.
Nghiên cứu cũng cho thấy tỷ giá chính thức có thể làm giá cả gia tăng đáng
kể. Các kết quả này hàm ý rằng việc sử dụng hệ thống tỷ giá linh hoạt không

nhất thiết dẫn tới mở rộng sản lượng, đặc biệt trong ngắn hạn. Berument và
Pasaogullari (2003) đã sử dụng mơ hình VAR ước lượng mối quan hệ giữa tỷ
giá thực hiệu quả với lạm phát và tăng trưởng của Thổ Nhĩ Kỳ, kết quả cho
thấy sản lượng kinh tế bị ảnh hưởng tiêu cực sau khi đồng tiền bị mất giá,
đồng thời mất giá tiền tệ cũng gây ra tình trạng lạm phát.
1.2.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước
Các nghiên cứu trong nước đã khẳng định tỷ giá hối đối có vai trị rất
quan trọng và tác động lớn đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mơ.
Võ Trí Thành và đồng tác giả (2000) đã sử dụng phương trình hành vi đơn
giản để đánh giá tác động của phá giá tỷ giá thực đến tăng trưởng, kết quả cho
thấy phá giá tỷ giá hối đoái thực có tác động tích cực (dù mức độ khơng ổn định
theo từng giai đoạn) đến tăng trưởng kinh tế trong cả ngắn và dài hạn. Một số
nghiên cứu khác đã sử dụng các phương pháp định lượng để đánh giá tác động
của tỷ giá đến các chỉ số kinh tế vĩ mô. Nguyễn và Kaliarajan (2006) đã sử dụng


19
dữ liệu tháng giai đoạn 1991-1999 và phương pháp véc tơ tự hồi quy đánh giá
tác động của tỷ giá hối đoái hiệu quả đối với lạm phát ở Việt Nam, kết quả
cho thấy tác động của phá giá tỷ giá danh nghĩa đối với lạm phát là tích cực,
tuy nhiên tác động này không đáng kể.
Đầu năm 2000, nhiều nghiên cứu trong nước đã sử dụng các phương
pháp định lượng phức tạp hơn đánh giá tác động của tỷ giá đến các chỉ tiêu
kinh tế vĩ mơ, trong đó đặc biệt là cán cân thương mại, lạm phát, tăng trưởng.
Các nghiên cứu Võ Trí Thành và đồng tác giả (2000), Camen (2006) và
Nguyễn Đức Thành và cộng sự (2009) cho thấy chính sách tỉ giá ổn định góp
phần vào việc ổn định và giảm lạm phát, song tác giả cho rằng tác động này
chỉ mang tính chất cộng hưởng cho các tác động của chính sách tiền tệ đến
nền kinh tế chứ khơng có tác động mạnh mẽ trực tiếp đến lạm phát.
Nguyễn Thanh Bình, Hồ Lê Nguyệt Cầm, Đỗ Trịnh Quỳnh Như (2019)

nhận định mối quan hệ giữa tỷ giá hối đối đến tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa
quan trọng do tác động đáng kể đến giá cả thị trường trong nước, cán cân
thương mại và sản lượng quốc gia. Nghiên cứu này tập trung phản ánh tác
động của tỷ giá hối đoái đa phương tới tốc độ tăng trưởng kinh tế của 5 quốc
gia trong khu vực ASEAN bao gồm: Việt Nam, Indonesia, Singapore,
Philipines, Malaysia trong giai đoạn 1989-2018 thông qua phương pháp PraisWinsten (PCSE). Kết quả cho thấy tồn tại mối quan hệ dương giữa tỷ giá hối
đoái đa phương và tốc độ tăng GDP ở các nước đang phát triển, trong đó có
Việt Nam, cụ thể khi tỷ giá hối đoái đa phương tăng 1% sẽ có tác động tích
cực, làm tăng trưởng GDP của 5 quốc gia tăng 16,2%.
Nguyễn Thị Thu Hằng và cộng sự (2010) nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ
giá hối đoái và lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn 1992-2009 đã khẳng định
giữ ổn định tỷ giá có thể giúp tăng cường lòng tin vào đồng nội tệ, buộc Chính
phủ phải kiểm sốt thâm hụt ngân sách và tốc độ tăng tín dụng và thơng


20
qua đó tăng cường mức độ tin cậy vào chính sách của Chính phủ. Khi những yếu
tố này được kiểm soát, lạm phát sẽ ổn định. Đặc biệt, trong một nền kinh tế có
mức độ “đơ la hố” cao như Việt Nam, khi nguy cơ lạm phát quay trở lại và niềm
tin vào VND giảm sút, người dân sẽ quay lưng lại với đồng nội tệ và chuyển
sang dự trữ vàng và USD để tiết kiệm và phòng thân. Do đó, việc quản lý tỷ giá
có ảnh hưởng đến kiểm sốt lạm phát vì tỷ giá khơng chỉ ảnh hưởng tới hàng hố
xuất nhập khẩu mà cịn tới các hàng hố nội địa nếu giá của chúng thường được
tính bằng USD. Mặc dù vậy, nghiên cứu này cũng cho rằng chỉ một mình chính
sách tỷ giá khơng thể có hiệu quả trong chống lạm phát, ổn định tỷ giá không
gắn với kiểm soát cung tiền và tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng như các điều tiết
vĩ mơ nhằm kiểm sốt tổng cầu thì cũng khơng thể giúp ngăn chặn và kiểm sốt
lạm phát, đặc biệt trong bối cảnh dịng vốn luân chuyển tương đối tự do. Mặt
khác, nếu tổng cầu và các chính sách tiền tệ được kiểm sốt hợp lý thì việc điều
chỉnh tỷ giá theo thị trường khơng nhất thiết sẽ gây ra lạm phát. Chính sự lưỡng

lự, khơng rõ ràng, khơng nhất qn trong chính sách tỷ giá mới dễ gây ra kỳ
vọng lạm phát và lạm phát thực tế ở kỳ sau nếu các chính sách kinh tế vĩ mơ
khơng đi theo hướng kiểm sốt lạm phát.
Đối với mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại, Nguyễn Thị Thu
Hằng (2010) cho rằng sự lên giá thực của VND trong giai đoạn nghiên cứu đã
làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới.
Nghiên cứu thực nghiệm của nhóm tác giả đối với nền kinh tế Việt Nam giai
đoạn 1992-2009 cho thấy tình hình nhập siêu của Việt Nam gắn kết khá chặt chẽ
với biến động của tỷ giá thực tế. Giai đoạn 1992-1996 tuy tỷ giá danh nghĩa
được giữ tương đối ổn định nhưng do lạm phát của Việt Nam vẫn cao hơn nhiều
so với lạm phát ở Mỹ nên VND đã lên giá thực tế. Gắn với quá trình lên giá này
là sự gia tăng liên tục của thâm hụt thương mại. Giai đoạn từ 1997-2003 là giai
đoạn VND mất giá danh nghĩa và do lạm phát ở Việt Nam thấp, VND cũng


21
mất giá thực tế và gần như theo sát giá danh nghĩa, thâm hụt thương mại nhìn
chung ở mức thấp nhưng bắt đầu tăng cao vào cuối giai đoạn khi tỷ giá thực
bắt đầu ngừng tăng. Những năm gần đây, từ 2003 đến nay, đánh dấu sự lên giá
thực mạnh mẽ của VND do tỷ giá danh nghĩa được giữ tương đối cứng nhắc
và sự mất giá danh nghĩa vào cuối năm 2008 và 2009 không bù đắp được
chênh lệch lớn về lạm phát giữa Việt Nam và Mỹ. Gắn liền với tình trạng lên
giá thực tế này là mức nhập siêu ngày càng lớn và kéo dài.
UBKTQH và UNDP (2012) đã cho thấy tỷ giá có ảnh hưởng lớn đến
xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, tác động tích cực này phụ thuộc vào cả 2
yếu tố: sản phẩm xuất khẩu và thị trường xuất khẩu. Kết quả này khẳng định
vai trị của cơng cụ tỷ giá trong việc thúc đẩy xuất khẩu.
Nguyễn Thị Thùy Vinh và S. Fujita (2007) đo lường mối tương quan giữa
tỷ giá hối đoái thực đa phương với tăng trưởng kinh tế và mức giá của Việt Nam
trên cơ sở số liệu trong giai đoạn 1992-2005 với việc ứng dụng mơ hình VAR đã

cho thấy tỷ giá hối đối có những tác động đáng kể đến sản lượng kinh tế và lạm
phát, song mối quan hệ này thể hiện mức độ khác nhau ở mỗi giai đoạn khác
nhau. Trước năm 1999, khi cơ chế tỷ giá của Việt Nam chưa được điều chỉnh
theo cơ chế thị trường, tỷ giá khơng có tác động đến mức giá chung, chỉ có mức
giá tác động đến tỷ giá. Sau năm 1999, khi nền kinh tế thay đổi cơ chế xác định
tỷ giá tại Việt Nam thông qua việc cho phép các NHTM xác định tỷ giá giao dịch
hàng ngày dựa trên tỷ giá bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố vào đầu
ngày và biên độ dao động áp dụng cho từng thời kỳ thì tồn tại mối quan hệ 2
chiều giữa tỷ giá và lạm phát và cả tăng trưởng kinh tế. Mặc dù vậy, tỷ giá khơng
có tác động đáng kể đến lạm phát, chỉ có lạm phát tác động đáng kể đến tỷ giá.
Các tác giả kết luận tác động của tỷ giá đến lạm phát khơng đơn giản vì trong
một nền kinh tế mở, tỷ giá thực ảnh hưởng đến giá cả tương đối giữa các hàng
hoá sản xuất trong nước và mặt hàng nhập khẩu. Tỷ giá có


22
thể tác động trực tiếp đến lạm phát do việc thay đổi giá cả tính bằng đồng nội
tệ của các mặt hàng nhập khẩu và qua đó ảnh hưởng đến chỉ số giá cả. Do đó,
Việt Nam cần hướng tới một cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn để ổn định kinh tế vĩ
mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
1.3. Tỷ giá cân bằng và các mơ hình ước lượng
1.3.1. Tổng quan nghiên cứu ngồi nước
-

Các nền tảng lý thuyết chung về tỷ giá cân bằng và các phương pháp

ước tính
Các mơ hình ước tính tỷ giá cân bằng khác nhau trở nên phổ biến ở trên
thế giới vào cuối những năm 1990 với sự ra đời của đồng Euro năm 1999 và
sự nổi lên của các nền kinh tế chuyển đổi ở Trung và Đông Âu. Koen và cộng

sự (2001), Maeso-Fernandez và cộng sự (2002), và Detken và cộng sự (2002)
đã sử dụng các mô hình xác định tỷ giá cân bằng khác nhau để tìm hiểu các
nhân tố cấu thành cơ bản tác động đến đồng Euro và phân tích các phương
trình hành vi của đồng tiền này. Sâu hơn, Stein (2002) đã nghiên cứu việc mở
rộng thành viên trong Liên minh châu Âu (EU) có ảnh hưởng đến giá trị cân
bằng thực của đồng Euro hay không. Cũng như trường hợp đồng Euro, cũng
đã có nhiều nghiên cứu xem xét biến động của các đồng tiền ở các nước
chuyển đổi. Egert và cộng sự (2001) đã thực hiện nghiên cứu chuyên sâu về
chủ đề tỷ giá cân bằng đối với các đồng tiền ở khu vực Trung và Đông Âu.
Trong các nghiên cứu này, một lượng lớn các kiến nghị chính sách có thể ảnh
hưởng đến sự biến động của các đồng tiền nội tệ và mức độ sai lệch đã được
đưa ra thảo luận bao gồm cả tình trạng thâm hụt vãng lai lớn.
Trong nhiều nghiên cứu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), tỷ giá thực đa
phương cân bằng đã được ước tính với nhiều phương pháp khác nhau. Robert
Tchaidze (2007) đã sử dụng 3 cách tiếp cận khác nhau để ước tính tỷ giá cân
bằng từ tỷ giá REER. Cách tiếp cận đầu tiên – Phương pháp cán cân vĩ mô


23
(MB) – xây dựng cán cân vãng lai chuẩn dựa trên mối quan hệ giữa cán cân vãng
lai và một bộ các nhân tố cấu thành cơ bản. REER được điều chỉnh theo mức co
giãn giữa tài khoản vãng lai với REER. Cách tiếp cận thứ 2 - Tiếp cận tỷ giá hối
đoái thực cân bằng- trực tiếp hơn, dựa vào mối quan hệ thực nghiệm giữa REER
và các nhân tố cơ bản. Cuối cùng, cách tiếp cận thứ 3 - dựa trên cân bằng bên
ngoài (ES) - đánh giá mức ổn định của tài khoản vãng lai.

Tổng quan nhiều nghiên cứu ngồi nước cho thấy, nhìn chung, phương
pháp ước tính tỷ giá cân bằng được hình thành trên cơ sở phân loại tỷ giá cân
bằng thành 3 loại: tỷ giá cân bằng ngắn, trung và dài hạn.
MacDonald (1997) và Clark, MacDonald (1998) đã đưa ra những nghiên

cứu đầu tiên về tỷ giá cân bằng hành vi (Behavior Equilibrium Exchange Rate
(BEER)) – đại diện cho tỷ giá cân bằng ngắn hạn - để minh họa cấu trúc cơ bản
của phương pháp tiếp cận BEER để điều chỉnh tỷ giá thực về tỷ giá cân bằng.
Những nền tảng lý thuyết của phương pháp tính BEER dựa trên các khái niệm cơ
bản của thuyết ngang giá lãi suất khơng có bảo hiểm (UIP). Các nghiên cứu tiếp
nối sau đó như Edwards và Savastano (1999), Wren- Lewis (1998), Rebecca L.
Driver và Peter F. Westaway (2003), Jongwanich (2009),... đã tiếp tục kế thừa và
phát triển phương pháp này. Jongwanich (2009) mở rộng thêm lựa chọn các biến
kinh tế cơ bản trong phương trình của Clark và MacDonald khẳng định phương
pháp phân rã các thành phần ngắn hạn và dài hạn, và giai đoạn nghiên cứu khác
nhau có thể dẫn đến tỷ giá hối đối cân bằng và tổng độ sai lệch khác nhau.
Hinkle và Montiel (1997) cho rằng phương pháp BEER phù hợp khi ước lượng
tỷ giá cân bằng ở các nước đang phát triển với việc cung cấp lý thuyết và các
cách tiếp cận thực nghiệm bao gồm kỹ thuật ước lượng cân bằng từng phần, cấu
trúc mơ hình cân bằng tổng qt. Wren- Lewis (1998) đã lập luận rằng phương
pháp tính BEER là một phương pháp tính đơn giản hơn


24
là một mơ hình ước lượng tỷ giá hối đối. BEER có thể nắm bắt sự dịch
chuyển cơ bản và có hệ thống của tỷ giá hối đối.
Phương pháp tính tỷ giá cân bằng cơ bản (Fundamental Equilibrium
Exchange Rate (FEER )) - tỷ giá cân bằng trung hạn - được đưa ra ban đầu từ
cơng trình nghiên cứu quốc tế của Williamson (1985) và tiếp tục được mở
rộng bởi chính học giả này vào năm 1994. Tiếp sau đó, phương pháp này tiếp
tục được mở rộng bởi nhiều nghiên cứu như Wren –Lewis (1992); Bayoumi
và cộng sự (1994); (MacDonald, 2000); Drvier và Westaway (2004),… Các
nghiên cứu cho rằng ước tính tỷ giá cân bằng theo phương pháp FEER từ tỷ
giá hối đoái đa phương là cho tỷ giá REER phải thoả mãn đồng thời cả cân
bằng bên trong và bên ngồi, như vậy FEER là một “phương pháp tính tỷ giá

hối đoái thực tế phù hợp với cân bằng kinh tế vĩ mô trung hạn”. Wren_ Lewis
(1992) đã chỉ ra rằng FEER chỉ là “phương pháp tính tỷ giá hối đoái thực phù
hợp trong điều kiện cân bằng kinh tế vĩ mô trung hạn”. Điều này đồng nghĩa
với cách tiếp cận FEER không áp dụng cho lý thuyết xác định tỷ giá hối đoái
mà được giả định rằng một sự phân kỳ tỷ giá hối đoái hiện hành từ FEER sẽ
tạo động lực đưa tỷ giá giao ngay về tỷ giá FEER. Cách tiếp cận này chỉ để
ước tính FEER cho giá trị cân bằng trong trung hạn. Tuy nhiên, quá trình hội
tụ từ tỷ giá thực trong ngắn hạn về giá trị cân bằng lại không được xác định
(MacDonald, 2000).
Phương pháp ước lượng tỷ giá cân bằng tự nhiên (Natural Real Exchange
Rate (NATREX))- tỷ giá cân bằng dài hạn - được Stein (1994) mơ tả cụ thể theo
đó các nhân tố cơ bản là sự biến động năng suất và tiết kiệm xã hội (sự ưa thích
theo thời gian của việc tiêu dùng/ chi tiêu của Chính phủ và hộ gia đình) trong
nước và nước ngồi, được thể hiện bởi nhân tố Z(t). Các nhân tố cơ bản được xác
định là ngoại sinh không chỉ tác động đến đầu tư, tiết kiệm và tài khoản vãng lai
mà còn tác động đến quỹ đạo của NATREX. NATREX sẽ hội


25
tụ về một tỷ lệ bền vững trong dài hạn khi khơng có một sự thay đổi nào trong
các nhân tố cơ bản (khơng có sự thay đổi trong dịng vốn và nợ). Khi khoảng
thời gian càng dài thì việc điều chỉnh tỷ giá động có thể được đánh giá tốt nhất
bằng phương pháp NATREX. Đó là lý do cho những nghiên cứu gần đây rất ưa
chuộng áp dụng mô hình NATREX để phân tích ý nghĩa của chính sách tiền tệ và
chính sách tỷ giá trong dài hạn, ví dụ như nghiên cứu của Rajan và Siregar
(2002) khi phân tích về chênh lệch tỷ giá trước và sau khủng hoảng của đồng
Dollar Hong Kong và đồng Dollar Singapore; hay Stein (2002) nghiên cứu về tác
động của sự mở rộng liên minh châu Âu lên tỷ giá cân bằng. Như vậy có thể
nhận thấy về bản chất NATREX là một dạng khác của FEER. Tuy nhiên, để xác
định NATREX phải xem xét cả điều kiện trong trung hạn và dài hạn khi tổng vốn

và nợ nước ngoài hội tụ về các giá trị ở trạng thái dừng của nó.

1.3.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước
Tổng quan nghiên cứu các công trình nghiên cứu trong nước cho thấy,
mặc dù cịn ít, song từ những năm 2000, tại Việt Nam bắt đầu xuất hiện các
nghiên cứu thực hiện ước lượng tỷ giá cân bằng. Hạ Thị Thiều Dao và cộng
sự (2011) đã ước lượng tỷ giá BEER từ tỷ giá REER với việc sử dụng phương
pháp lọc Hodrick - Prescott (HP) và sau đó đã sử dụng mơ hình hiệu chỉnh sai
số (ECM) để đánh giá tác động của các biến số cơ bản đến tỷ giá cân bằng.
Kết quả cho thấy tỷ giá hối đoái đa phương của Việt Nam đã bị đánh giá cao
so với các đối tác ngoại thương chính trong tương quan với thời điểm gốc của
giai đoạn nghiên cứu, năm 2000, điều này cho thấy sức cạnh tranh của hàng
hóa Việt Nam so với các đối tác ngoại thương chính giảm. Diễn biến này càng
làm cho mục tiêu cân bằng cán cân thương mại bằng cách đẩy mạnh xuất
khẩu càng khó được thực hiện.
Đáng chú ý, UBKTQH và UNDP (2012) đã nghiên cứu tỷ giá hối đoái
giai đoạn 2000-2011, xem xét các nhân tố quyết định, ước lượng tỷ giá cân


×