Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Du thao nghi quyet phien hop thu muoi tam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.97 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày 28 tháng 3 năm 2016 PHIÊN HỌP THỨ MƯỜI TÁM.. SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC TRIỂN KHAI CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN. I. KIỂM DIỆN II. NỘI DUNG:. - Có mặt:. …………. - Vắng: ………………………………. 1. Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn theo “Nghiên cứu bài học”. 1.1. Giáo viên trong tổ tiến hành dự giờ do Đ/C Dương Thị Hường dạy minh họa tại lớp 5B: - Gv chọn cho mình chỗ ngồi dự giờ phù hợp, tốt nhất là ngồi hai bên để tiện quan sát học sinh. GV dự mang theo máy ghi hình, quay phim chụp ảnh học sinh. Đặc biệt chú ý đến khả năng lĩnh hội, quan sát hành vi học tập của học sinh trong giờ học. - GV dự giờ phải đảm bảo nguyên tắc: không làm ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh; không gây khó khăn cho giáo viên dạy minh họa; khi dự giờ phải tập trung vào việc học của học sinh, theo dõi nét mặt, hành vi, thái độ tập trung đến bài học của từng học sinh thông qua đó đánh giá được mức độ nắm vững bài của học sinh, sự hào hứng hoặc thờ ơ với bài học của học sinh, những khó khăn của học sinh, tìm mối liên hệ giữa việc học của học sinh với tác động của phương pháp, nội dung dạy học. 1.2.Họp tổ chuyên môn: Suy ngẫm, thảo luận, tìm giải pháp khắc phục: - Giáo viên dạy tự nhận xét về hiệu quả giảng dạy của mình: Ý tưởng đã thực hiện được, chưa thực hiện được so với giáo án đề ra, những tình huống nảy sinh ngoài giáo án. - Toàn bộ giáo viên trong tổ tham gia đóng góp ý kiến cho bài giảng minh họa, cần nhấn mạnh những ưu điểm nổi bật, hạn chế chính, hiệu quả bài giảng đối với học sinh, tập trung phân tích hoạt động học tập của học sinh, không đi sâu phân tích về giáo viên dạy và không xếp loại giờ dạy. - Suy ngẫm và thảo luận bài học. * Gợi ý thảo luận về bài dạy minh họa: Trong tiết học hoạt động nào hiệu quả? Hoạt động nào chưa hiệu quả? Đối tượng học sinh nào hứng thú? Đối tượng học sinh nào không hứng thú? Đối tượng học sinh nào khó khăn trong học tập, mức độ học sinh lĩnh hội kiến thức ra sao? Chỉ ra các nguyên nhân? Từ đó phân tích về nội dung kiến thức, phương pháp giảng dạy đưa ra đã phù hợp chưa, ưu điểm, hạn chế gì, đề xuất cách khắc phục. 1.2.Rút kinh nghiệm và vận dụng vào các bài giảng của mỗi giáo viên trong tổ. Chốt thành bài học chung của tổ chuyên môn. 1. Đánh giá công tác cũ: - Toàn tổ ổn định nề nếp soạn bài, chấm chữa, đánh giá và nhận xét thường xuyên học sinh. - Đã tổ chức thảo luận và lập kế hoạch bồi dưỡng, giúp đỡ học sinh tiếp thu chậm, chưa đạt giữa học kì II và bình bầu giáo viên chủ nhiệm giỏi ở tổ chuyên môn. - Đã tổ chức chu đáo cho học sinh tham gia thi giải toán qua mạng cấp tỉnh cho em Hải lớp 5A. Kết quả đạt 270/300 điểm..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Các lớp đã tổ chức cho học sinh tham gia trang trí lớp học thân thiện, môi trường lớp học thân thiện theo chỉ đạo của Ban giám hiệu. - Đã tổ chức chu đáo cho học sinh tham gia vui chơi, giải trí chiều ngày 25/3 nhân kỉ niệm 26/3. * Ưu điểm: Duy trì tốt sĩ số và nề nếp chuyên môn. GV thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn. - Giáo viên đã thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và chú ý quan tâm đến học sinh tiếp thu chậm, học sinh khuyết tật. - Duy trì tốt công tác bồi dưỡng các đội tuyển học sinh năng khiếu ở các lớp. * Hạn chế: Một số em học sinh chưa ngoan, còn mải chơi, rất cần sự quan tâm giáo dục của giáo viên. 2. Phương hướng hoạt động: *Phát động thi đua dạy tốt, học tốt lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam 30/4. - Tiếp tục duy trì các nề nếp chuyên môn: Soạn bài bám sát thời khoá biểu của khối giảng bài chú ý các đối tượng học sinh; Chấm, chữa bài, đánh giá thường xuyên cho học sinh theo thông tư 30/2014 trên phần mềm quản lí điểm và tăng cường rèn nề nếp học sinh. - Tăng cường nâng cao chất lượng dạy học: Củng cố đôi bạn học, dành nhiều thời gian kèm, giúp đỡ học sinh tiếp thu chậm, học sinh khuyết tật trong mỗi lớp. -Tiếp tục bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn Tiếng Việt của tổ chuyên môn. *Công tác khác: + Tích cực mượn và sử dụng đồ dùng dạy, mượn sách tham khảo, truyện cho học sinh. + Duy trì tốt nề nếp truy bài, thể dục, vệ sinh môi trường khu vực trường, lớp học. + Giáo viên thực hành tự học tự bồi dưỡng theo kế hoạch cá nhân. 3. Ý kiến Giáo viên: - Đ/C tổ trưởng: Các đồng chí giáo viên chú ý áp dụng sáng tạo chuyên đề ”Nghiên cứu bài học” đã thực hiện vào bài soạn, bài giảng theo nhận thức của mỗi giáo viên và đối tượng học sinh cụ thể của lớp mình. ......................................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................................. 4. Tổ trưởng chốt nghị quyết: .............................................................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(3)</span> NỘI DUNG THỐNG NHẤT TỰ HỌC TỰ BỒI DƯỠNG CHUYÊN ĐỀ “NGHIÊN CỨU BÀI HỌC” MÔN TẬP ĐỌC LỚP 5. 1. Chuẩn bị cho tiết tập đọc: a) Đối với giáo viên: - Đọc bài trước để nắm nội dung bài Tập đọc. - Xác định giọng điệu chung của cả bài như thế nào. - Lưu ý từ khó đọc, câu dài. - Xem xét hệ thống câu hỏi trong SGK cho từng đối tượng học sinh. b) Đối với học sinh: - Biết chuẩn bị bài, đọc nhiều lần. - Tìm hiểu các từ ngữ phần chú giải. - Xác định nội dung của bài học. - Chú ý ngắt nghỉ những câu văn dài. 2. Các hình thức luyện đọc cho học sinh: Để giờ học nhẹ nhàng, đem lại hiệu quả thiết thực, giáo viên cần lưu ý một số điểm có thể điều chỉnh nội dung và phương pháp như sau: - Khi dạy Tập đọc giáo viên cần tập trung thực hiện yêu cầu cơ bản đọc đúng, rõ, rành mạch, rõ ràng, tiến tới đọc lưu loát văn bản, nắm được ý cơ bản của bài tập đọc. Để đạt yêu cầu này, giáo viên cần chú trọng hình thức đọc cá nhân để rèn luyện uốn nắn cho từng học sinh, kết hợp hình thức đọc theo nhóm, theo cặp để mỗi em được đọc nhiều lần và được giúp đỡ nhau luyện đọc trong tiết học. - Trong quá trình học sinh đọc nối tiếp theo đoạn, giáo viên chú ý theo dõi để nhận xét, gợi ý tưởng về cách phát âm, nghỉ hơi câu dài hay tốc độ đọc sau cho thích hợp. - Đọc thành tiếng để luyện đọc hay (đọc diễn cảm) giáo viên : Cần căn cứ vào nội dung, phong cách văn bản để dễ dẫn dắt, gợi mở học sinh tìm ra cách đọc và tập thể hiện bằng giọng. + Đối với văn bản nghệ thuật: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm thông qua việc dẫn dắt, học sinh thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với sự việc, hình ảnh, cảm xúc, tình cảm nhân vật trong bài. + Đối với văn bản khác: giáo viên hướng dẫn học sinh về ngữ điệu đọc sao cho phù hợp với mục đích thông báo, khắc phục những cách đọc nghiên về hình thức hoặc diễn cảm tùy tiện của học sinh tiểu học. - Giáo viên lắng nghe học sinh đọc để phát hiện khả năng đọc của mỗi em, từ đó có cách rèn luyện thích hợp cho từng em ; khuyến khích học sinh đọc trong lớp trao đổi, nhận xét về chỗ được hay chưa được của bạn, nhằm giúp học sinh rút kinh nghiệm để đọc tốt hơn..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 3) Phần hướng dẫn tìm hiểu bài: - Trong quá trình tìm hiểu các câu hỏi trong sách giáo khoa, giáo viên cần chú ý rèn cho hs cách trả lời câu hỏi, cách diễn đạt bằng câu văn gọn, rõ ràng, dùng từ đúng. - Nêu rõ câu hỏi để định hướng cho hs đọc thầm (đoạn, bài) và trả lời đúng nội dung (có thể kết hợp cho 1 hs đọc thành tiếng, những HS khác đọc thầm sau đó trao đổi, thảo luận về vấn đề giáo viên nêu ra. - Dùng nguyên văn câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa hoặc có thể chia tách thành 1, 2 ý nhỏ để HS dễ thực hiện. 4) Luyện đọc lại: - Luyện đọc lại được thực hiện sau khi học sinh nắm được nội dung bài học. Hình thức tổ chức hs luyện đọc lại và thi đọc (theo nhóm, cá nhân) đọc truyện theo vai, thi đọc tốt một đoạn hay cả bài, giáo viên có thể giúp HS bước đầu có ý thức đọc diễn cảm đọc diễn cảm với yêu cầu cụ thể như sau: + Thể hiện giọng của từng nhân vật. + Thể hiện tình cảm của tác giả. - Với những bài dạy có yêu cầu HTL, giáo viên cần cho hs đọc kĩ hơn. 5. Quy trình một tiết Tập đọc: 1) KIểm tra bài cũ. 2) Dạy bài mới a. Giới thiệu bài. b. Hướng dẫn hs luyện đọc và tìm hiểu bài. - Luyện đọc: + Hs đọc thành tiếng đoạn văn (khổ thơ). Một học sinh đọc cả bài – giáo viên chia đoạn. Đọc nối tiếp nhau trước lớp theo đoạn. Đọc theo nhóm. Hs đọc toàn bài. + Giáo viên đọc mẫu:. - Tìm hiểu nội dung bài: - Luyện đọc lại: - Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 đoạn văn (thơ): - Hs thi đọc diễn cảm. - Hs học thuộc long đối với những yêu cầu HTL. - Nêu nội dung bài học. 3. củng cố - dặn dò. 6. Các hình thức dạy học:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> a. Dạy học theo nhóm: Quy trình tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm: -Bước 1: Hình thành các nhóm: (Theo cách chia nhóm như là: nhóm theo tổ, theo bàn, theo số, theo sở thích, theo trình độ để giáo viên dễ uốn nắn và bổ xung lỗ hổng kiến thức cho học sinh,…) -Bước 2: Cử nhóm trưởng: (Mỗi nhóm cử một nhóm trưởng do giáo viên cử, hoặc do tổ tự bầu ra). -Bước 3: Giao và nhận nhiệm vụ: Giáo viên giao việc cho các nhóm và nhóm trưởng cần nói rõ yêu cầu về nội dung công việc và thời gian thực hiện. -Bước 4: Các nhóm làm việc: Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động, mỗi thành viên trong nhóm đều phải hoạt động không được ỷ lại vào nhóm trưởng và các thành viên khác trong nhóm, cần suy nghĩ độc lập trước khi trao đổi giúp đỡ nhau. Giáo viên theo dõi giúp đỡ các nhóm trưởng và giải quyết thắc mắc của các nhóm nếu có. -Bước 5: Các nhóm trình bày: Cử một hoặc một vài đại diện (không nhất thiết phải là nhóm trưởng) trình bày kết quả làm việc của nhóm mình trước tập thể, cả lớp tìm hiểu công việc của nhóm khác. -Bước 6: Các nhóm trình bày xong cuối cùng tổng hợp và kết luận. Giáo viên tổng hợp ý kiến của các nhóm và kết luận nhằm xác định sự đúng sai và động viên khuyến khích học sinh. b- Dạy học cá thể hoá hoạt động học của học sinh: Quy trình dạy học cá thể hoá hoạt động học của từng học sinh thường được điều hành qua các bước sau: -Bước 1: Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị sẵn các phiếu bài tập, các tình huống vào phiếu bài tập. -Bước 2: Giao và nhận nhiện vụ: Giáo viên nêu yêu cầu phát cho mỗi em một tờ phiếu đã chuẩn bị. -Bước 3: Học sinh suy nghĩ trả lời theo yêu cầu của phiếu (ở phần để trống) -Bước 4: Học sinh trình bày sản phẩm của mình. Học sinh khác nhận xét. -Bước 5: Tổng hợp và kết luận..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> *Học sinh tự đánh giá mình, đánh giá bạn. *Giáo viên nhận xét ý kiến trình bày của học sinh - kết luận xác định đúng sai. c. Dạy học cả lớp: Cần chú ý cách đặt câu hỏi cho phù hợp: việc thiết kế hệ thống câu hỏi trong dạy toán là rất quan trọng. Câu hỏi có thể được dùng trong đàm thoại, khi vấn đáp phát hiện vấn đề có tính chất toán học, khuyến khích học sinh suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, sáng tạo,… Giáo viên căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng của bài học để thiết kế các hoạt động nhằm tổ chức cho học sinh tham gia nhiệm vụ học tập, giúp các em hình thành kiến thức qua các hoạt động đó..

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

×