MỤC LỤC
PHẦN LÝ THUYẾT (3 điểm)...................................................................2
A. MỞ ĐẦU............................................................................................. 2
B. NỘI DUNG.......................................................................................... 3
1.Cơ sở khách quan của quy luật lý do đầy đủ.....................................3
2. Nội dung của quy luật lý do đầy đủ..................................................4
3. Các yêu cầu của quy luật lý do đầy đủ và những lỗi logic khi tư duy vi
phạm vào các yêu cầu của quy luật lý do đầy đủ..................................5
4. Ý nghĩa của quy luật lý do đầy đủ....................................................7
4.1. Ý nghĩa của quy luật trong lĩnh lực pháp luật............................7
4.2. Vận dụng quy luật này với bản thân..........................................8
C. KẾT LUẬN......................................................................................... 9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................10
PHẦN BÀI TẬP (7 điểm)...............................................................................11
Bài 1:...................................................................................................... 11
Bài 2:...................................................................................................... 12
Bài 3:...................................................................................................... 13
PHẦN LÝ THUYẾT
A. MỞ ĐẦU
Để tồn tại, phát triển con người ln phải có vốn hiểu biết phong
phú về tự nhiên và xã hội. Vì vậy, nhận thức hiện thực khách quan là
một nhu cầu tất yếu của con người. Nhưng mọi sự vật hiện tượng của
thế giới khách quan luôn vận động, biến đổi và phát triển, song vẫn
bao hàm trong nó sự ổn định tương đối. Các quy luật cơ bản của logic
phản ánh trạng thái ổn định tương đối trong sự phát triển của sự vật,
là những mối liên hệ bên trong, bản chất, lặp đi lặp lại trong các quá
trình tư duy. Các quy luật này là cơ sở cho sự hoạt động của quá trình
tư duy.
Nhằm đảm bảo cho tư duy, nhận thức phản ảnh đúng đắn, chân
thực hiện thực khách quan con người cần tuân theo những quy luật
cơ bản của tư duy hình thức. Trong đó, việc tuân thủ quy luật lý do
đầy đủ phản ánh tính có căn cứ, có cơ sở của quá trình tư duy. Đây là
một trong những điều kiện cơ bản của bất kỳ một sự tư duy đúng đắn,
chính xác nào. Điều đó là hiển nhiên, vì niềm tin của một con người
vào một tư tưởng, luận điểm nào đó được rút ra trong q trình lập
luận, chỉ được xác lập khi những tư tưởng, những luận điểm ấy có đầy
đủ những chứng cứ, lý do, cơ sở xác đáng. “ Phân tích cơ sở khách
quan, nội dung và các yêu cầu của quy luật lý do đầy đủ. Bằng
các ví dụ, chỉ ra những lỗi logic khi tư duy vi phạm vào các
yêu cầu của quy luật lý do đầy đủ. Ý nghĩa của quy luật này
trong pháp luật” là một đề tài rất hay, phong phú, mang lại nhiều
kiến thức bổ ích từ thực tiễn cuộc sống nên em chọn đề tài này để tìm
hiểu, học tập, tham khảo và nghiên cứu, biết thêm những nguồn kiến
thức mới, trau dồi kĩ năng tư duy để phát triển mặt kiến thức của bản
thân.
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở khách quan của quy luật lý do đầy đủ
Cơ sở khách quan của quy luật lý do đầy đủ là giữa các sự vật,
hiện tượng thế giới khách quan bao giờ cũng có tồn tại trong mối
quan hệ nhân quả. Trong thực tế, khi có ngun nhân nào đó xuất
hiện thì bao giờ cũng dẫn đến một kết quả xác định. Khơng có một
ngun nhân nào xuất hiện mà lại không đưa tới một kết quả tương
ứng. Ngược lại, khơng có một kết quả nào nảy sinh mà lại không chịu
sự chi phối, tác động của các nguyên nhân tương ứng. Cho nên "nhân
nào quả ấy” là tất yếu khách quan.
Mối quan hệ nhân quả đó của hiện thực được phản ánh vào
trong tư duy dưới dạng quy luật lý do đầy đủ. Khi mỗi một tư tưởng,
luận điểm chân thực xuất hiện, đều bắt nguồn từ những tư tưởng,
luận điểm chân thực khác là nguyên nhân hiện thực, chứ không phải
là nguyên nhân siêu nhiên, thần thánh, ma quỷ.
Ví dụ: Một sinh viên nào đó ln có thành tích cao hơn so với
nhiều bạn sinh viên khác, mặc dù mơi trường học tập có cùng một
điều kiện như nhau. Khi đó, nhiều bạn hay nói rằng số bạn đó may
mắn, gặp đề thi dễ…. Nhưng nếu quan niệm như vậy thì ta sẽ khơng
cải thiện được tình hình của mình. Ngược lại, nếu hiểu rằng để có
được thành tích này, cũng phải có ngun nhân của nó, và nguyên
nhân đó có thể hiểu và ứng dụng được, như sinh viên đó biết cố gắng
học hỏi, trau dồi kiến thức, biết tạo dựng nhiều mối quan hệ tốt…. Thì
ta sẽ tìm hiểu, phân tích rồi tìm cách để áp dụng, và nhờ đó có thể
nâng cao thành tích của mình. Tuân thủ nghiêm các quy luật cơ bản
trình bày trên đây sẽ giúp chúng ta suy nghĩ và trình bày tư tưởng
của mình một cách rõ ràng, chính xác, ngắn gọn, mạch lạc, dễ hiểu.
Như vậy, các sự vật, hiện tượng chỉ xuất hiện, tồn tại và phát
triển được khi có đầy đủ những nguyên nhân và những điều kiện cho
nguyên nhân đó trở thành kết quả, nghĩa là phải có đủ cơ sở, căn cứ.
Ứng dụng các quy luật này chúng ta cũng dễ dàng phát hiện các sai
lầm trong suy luận của người khác và của chính mình để phản bác,
vạch trần sự ngụy biện, hoặc để tránh sai lầm.
2. Nội dung của quy luật lý do đầy đủ
Mỗi luận điểm, tư tưởng được hình thành trong quá trình tư duy,
chỉ được thừa nhận là chân thực khi có đầy đủ các lý do (căn cứ, cơ
sở) hay những tư tưởng quá rõ ràng để chứng minh cho tính chân thực
của nó.
Ví dụ 1: Bạn Hữu Đức lớp mình được kết nạp Đảng viên, vì:
-Về quá trình học tập và rèn luyện tại trường : luôn cố gắng phấn
đấu, và có thành tích xuất sắc trong học tập. Tham gia tích cực những
phong trào do trường, lớp tổ chức. Là người có đạo đức, quan hệ với
bạn bè, thầy cơ,… tốt.
-Có lý lịch rõ ràng, được bạn bè, thầy cơ tín nhiệm, đặc biệt có
nhận thức tư tưởng chính trị.
Sự tác động của quy luật này thể hiện ở chỗ trong quá trình hoạt
động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người, những tri thức
mà con người thu nhận được lại được con người sử dụng trong q
trình tiếp tục nhận thức. Để có thể có những tri thức mới chân thực
thì tất yếu phải xuất phát từ những tri thức đã biết chân thực. Vậy
tính đã được chứng minh, tính có cơ sở vững chắc của tri thức làm
tiền đề trong suy luận là một yêu cầu hết sức quan trọng để có thể có
đươc tư duy đúng đắn, khoa học.
Ví dụ 2: Luận điểm “Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời” chỉ được
xác định là đúng đắn, đáng tin cậy khi có cả hai luận điểm chân thực
làm cơ sở là “Tất cả các hành tinh đều quay xung quanh Mặt Trời” và
“Trái Đất là hành tinh”. Bởi vì dựa vào sự liên kết của hai luận điểm
này ta rút ra được luận điểm khẳng định trên.
Việc kết nối các tư tưởng đã được chứng minh và đã được thừa
nhận là chân thực để làm sáng tỏ tính chân thực của luận điểm làm
cho tư tưởng được trình bày trong tư duy có cơ sở vững chắc, chặt
chẽ, có sức thuyết phục, tránh
được tình trạng áp đặt, quy chụp.
Thêm vào đó là lấy luận cứ khoa học thay thế cho lòng tin mù qng;
chân lí được tơn trọng và đề cao.
Cơng thức (có thể) là: “a chân thực vì có b là cơ sở đầy đủ”. Có 2
loại cơ sở là cơ sở khách quan và cơ sở logic. Trong đó, nguyên nhân
là cơ sở khách quan, kết quả tác động của nó là hệ quả, cịn cơ sở
logic có thể là việc viện dẫn nguyên nhân hoặc hệ quả để suy ra một
kết luận khác.
Quy luật có lý do đầy đủ thể hiện u cầu về tính có căn cứ của
tư tưởng trong q trình nhận thức về sự vật. Nó chỉ thừa nhận một
tư tưởng bất kì là chân thực khi ta đã tìm đủ lí lẽ, cơ sở để chứng
minh cho nó.
3. Các yêu cầu của quy luật lý do đầy đủ và những lỗi logic
khi tư duy vi phạm vào các yêu cầu của quy luật lý do đầy đủ
Yêu cầu 1: Muốn khẳng định một tư tưởng bất kỳ nào đó là chân
thực, phải có đủ cơ sở để lập luận cho tính đúng đắn, chân thực của
nó.
Nói cách khác là chưa nên tin vào bất cứ tư tưởng, luận điểm
nào mà không dựa trên cơ sở các dữ kiện tin cậy và các luận điểm đã
được kiểm chứng từ trước.
Trước hết, những yếu tố là nguyên nhân hoặc điều kiện phải xuất phát
từ những luận điểm chân thực đã được khoa học chứng minh hoặc
được mọi người thừa nhận từ đó tư duy mới khẳng định được sư tồn
tại hiện thực. Do vậy, tư tưởng phản ánh nguyên nhân, điều kiện phải
là những tư tưởng chân thực mới có thể lí giải cho tính chân thực của
luận điểm khác.
Ví dụ 1: “Số bạn kia may mắn quá, đi thi khi nào cũng dược điểm
cao”. Trong nhận định này, việc đi thi được điểm cao do sự may mắn
là khơng thỏa đáng vì may mắn là một khái niệm trừu tượng, khó có
thể kiểm chứng.
Ví dụ 2: “Cô diễn viên A phát ngôn trên nền tảng mạng xã hội
rằng ăn chay, niệm phật sẽ chữa khỏi bệnh ung thư”. Nhận định trên
hồn tồn khơng chân thực vì chưa có sự chứng minh khoa học nào
thỏa đáng.
Ví dụ 3: “ Tôi lái xe mô tô không cần đội mũ bảo hiểm” . Nhận
định này khơng cịn phù hợp với thời điểm hiện tại. Vì, từ ngày 01
tháng 6 năm 2001 bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người ngồi trên
mô tô, xe máy (kể cả trẻ em) đi trên hệ thống đường bộ Việt Nam
theo đúng Nghị quyết số 02/2001/NQ-CP ngày 2 tháng 3 năm 2001
của Chính phủ.
Ví dụ 4: “Anh B có mặt tại hiện trường, do đó anh B chắc chắn là
hung thủ”.
Dựa vào những ví dụ trên, ta có những lỗi logic khi tư duy vi phạm vào
yêu cầu 1 là:
- Sử dụng những tư tưởng không chân thực hoặc tư tưởng chưa
được chứng minh, thừa nhận thậm chí cịn đang tranh cãi.
- Coi tư tưởng của người nổi tiếng, người có địa vị cao là chân lí
mà khơng kiểm chứng, bỏ qua việc xem xét tính chân thực, đã được
thừa nhận hay chưa.
-Dùng tư tưởng làm luận cứ khơng cịn được xã hội thừa nhận,
không phù hợp với thời điểm hiện tại (giáo điều). Chẳng hạn, viện dẫn
những điều luật cũ khơng cịn phù hợp với thực tiễn của xã hội mặc
dù nó đã được sửa đổi, bổ sung nhưng lại không sử dụng làm căn cứ.
-Hồ đồ, vội vàng, đưa ra những tư tưởng có tính chất áp đặt, quy
chụp hoặc thiếu căn cứ, chưa đủ để đưa ra kết luận gây sai lầm
nghiêm trọng. Đặc biệt trong lĩnh vực pháp luật, công tác điều tra…
Yêu cầu 2: Các tư tưởng, tri thức dùng làm tiền đề cho quá trình
nhận thức, tư duy tiếp theo, trước hết phải là tri thức chân thực, đồng
thời nó phải có quan hệ tất yếu với cái mà ta cần chứng minh.
Ví dụ 1: “Hình vng là hình có bốn cạnh và hai góc vng, nên
hình chữ nhật là hình vng”. Ta thấy, định nghĩa hình vng ở tiền
đề này là hồn tồn khơng chân thực.
Ví dụ 2: “Anh A có vợ là giám đốc cho rằng đây là một dự án có
tiềm năng”. Ở nhận định này, vợ anh A là giám đốc có thể là nhận
định đúng nhưng nó khơng liên quan trực tiếp đến kết luận.
Dựa vào những ví dụ trên, ta có những lỗi logic khi tư duy vi
phạm vào yêu cầu 2 là:
-Sử dụng tư tưởng, nhận định không chân thực làm tiền đề, luận
cứ gây ra kết luận sai lầm.
- Sử dụng, viện dẫn những tư tưởng (có thể đúng) nhưng khơng
liên quan với tư tưởng cần lí giải hoặc đưa ra chứng cứ giả nhằm làm
rối loạn mối quan hệ để người khác hiểu sai bản chất của vấn đề….
Lỗi logic quan trọng nhất do vi phạm các yêu cầu của luât lý do
đầy đủ là lỗi “kéo theo ảo”. Nó bộc lộ ở nơi thực ra khơng có mối liên
hệ logic đầy đủ giữa các tiền đề và kết luận, luận đề và các luận cứ,
nhưng nguời ta lại cứ tưởng là có mối liên hệ ấy.
Việc rút ra được tính chân thực của hệ quả phải là một quan hệ
tất yếu của logic từ trong sự liên kết của các cơ sở. Không được sử
dụng các cơ sở một cách tùy tiện hoặc không rút ra hệ quả một cách
thuần túy, chủ quan, duy ý chí. Quy luật này chống lại các tư tưởng
phi logic, không liên hệ với nhau, vô tổ chức, thiếu minh chứng; lý
thuyết trần trụi; đưa ra các kết luận thiếu sức thuyết phục, cái sau
không được suy ra từ cái trước. Trong quá trình rút ra tư tưởng về đối
tượng phải tuân thủ các quy luật lơgíc học và các quy tắc suy luận,
khi thực hiện các thao tác tư duy phải tránh vi phạm quy luật lý do
đầy đủ.
4. Ý nghĩa của quy luật lý do đầy đủ
Việc nắm vững nội dung và vận dụng đúng đắn quy luật lý do
đầy đủ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn, nó tác động đến mọi
mặt trong đời sống. Tuân thủ quy luật này đảm bảo cho tính có cơ sở
của kết luận, tạo cho tư duy tính chính xác, tính có căn cứ đúng q
trình phản ánh hiện thực khách quan. Đó là bản tính của tư duy logic,
tư duy khoa học.
Rèn luyện cho con người ln ln có ý thức về tính chân thực
và tính đầy đủ các căn cứ trong quá trình lập luận khi đưa ra các ý
kiến, quan điểm để thuyết phục người khác. Khắc phục được khuynh
hướng “cả tin” thiếu cơ sở hoặc mù quáng trước những hiện tượng
nảy sinh trong đời sống.
4.1. Ý nghĩa của quy luật trong lĩnh lực pháp luật
Các sự vật hiện tượng chỉ xuất hiện, tồn tại và phát triển khi có
đầy đủ những nguyên nhân và điều kiện cho nguyên nhân đó có thể
trở thành kết quả, nghĩa là phải có đầy đủ cơ sở căn cứ. Vì vậy quy
luật này có tầm quan trọng trong hoạt tư duy của con người đặc biệt
vận dụng hiệu quả trong lĩnh vực pháp luật:
Khi xây dựng, ban hành một điều lệnh, một bộ luật mới… ta phải
cân nhắc tất cả những điều kiện một cách có cơ sở. Điều đó làm sáng
tỏ, thuyết phục, tạo niềm tin cho mọi người vào điều lệnh một cách
logic. Ví dụ : Khi nói hành vi của người nào đó bị coi là tội phạm phải
có căn cứ. Đó là hành vi hội tụ đủ 4 dấu hiệu: Nguy hiểm cho xã
hội; có lỗi; trái pháp luật; phải chịu hình phạt.
Khi làm cơng tác điều tra, công tố, thực hiện nhiệm vụ, quy luật
này giúp công tác được thực hiện một cách logic, khoa học, đủ căn cư
pháp lý,..,hạn chế gây ra tình trạng oan sai, gây hại cho người vô tội.
Tránh được tư tưởng giáo điều, chủ quan, duy ý chí của cán bộ.
Pháp luật thể hiện cho tính liêm minh, phổ biến và có tính chặt
chẽ. Những người làm việc trong lĩnh vực này cần có một tư duy logic,
lời nói có căn cứ, nên ý nghĩa của quy luật này có tầm quan trọng rất
lớn. Ví dụ: Tại phiên tịa sơ thẩm, hội đồng xét xử với vai trò là trọng
tài sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng để giải quyết chỉ có sức thuyết
phục và được Tịa án chấp nhận khi và chỉ khi nó dựa trên các sự kiện,
tình tiết và đầy đủ các chứng cứ, tài liệu đã được thẩm tra, xác minh
cơng khai tại phiên tịa và chỉ ra được mối liên hệ logic khách quan
giữa các sự kiện, tình tiết của vụ án…
4.2. Vận dụng quy luật này với bản thân
Là một sinh viên việc áp dụng quy luật có lý do đầy đủ là rất cần
thiết, nó giúp bản thân tơi rèn luyện được tính tư duy logic. Khi học
tập hay gặp các vấn đề trong thực tiễn, ta sẽ tập được tính tư duy có
căn cứ, thuyết phục, xâu chuỗi đầy đủ những lập luận chân thực trước
khi đưa ra kết luận. Tránh được những tư tưởng chủ quan, tùy tiện,
mê tín và những tư tưởng khơng có căn cứ. Tất cả những kỹ năng trên
sẽ giúp cho tơi và sinh viên trường luật có thêm nhiều kinh nghiệm
trong những định hướng nghề nghiệp sắp tới của mình. Một tư tưởng
chân thực khi nó có đầy đủ các cơ sở đúng đắn. Một luật sư chân
chính khi có đầy đủ những suy luận logic.
C. KẾT LUẬN
Việc nắm vững nội dung và vận dụng đúng đắn quy luật lý do
đầy đủ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn. Điều đó được thể hiện ở
chỗ, nó rèn luyện cho con người ln ln có ý thức về tính chân thực
và tính đầy đủ các căn cứ trong quá trình lập luận. Khắc phục được
khuynh hướng “cả tin” thiếu cơ sở hoặc mù quáng trước những hiện
tượng nảy sinh trong đời sống. Nâng cao năng lực tư duy khoa học
tìm hiểu được căn nguyên của những vấn đề phát sinh và phát triển
trong hiện thực.
Tuân thủ nghiêm các quy luật cơ bản sẽ giúp chúng ta suy nghĩ
và trình bày tư tưởng của mình một cách rõ ràng, chính xác, ngắn
gọn, mạch lạc và dễ hiểu. Ứng dụng các quy luật này chúng ta cũng
dễ dàng phát hiện các sai lầm trong suy luận của người khác và của
chính mình để phản bác, để vạch trần sự ngụy biện, hoặc để tránh
những sai lầm. Vì vậy, việc tuân thủ việc tuân thủ quy luật lý do
đầy đủ cũng như các quy luật khác của logic hình thức là điều kiện tất
yếu giúp tư duy con người phản ánh đúng đắn thế giới khách quan,
tránh được những sai lầm không cần thiết.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Như Hải: Lôgic học đại cương, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2007.
[2] Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lơgíc học, Nxb. Cơng an nhân dân, Hà Nội,
2016.
[3] Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình lơgíc học đại cương, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2014.
PHẦN BÀI TẬP
Bài 1: Cho công thức sau: {[(a → 7c) ∨ (b → 7d) ∧ (a ∨ b)]} (7c
∨ 7d)
a) Hãy tính giá trị logic của cơng thức trên với bộ giá trị (a=0;
b=0; c=1, d=1)?
b) Bằng phương pháp lập bảng giá trị logic hãy cho biết công
thức trên là đúng hay sai? Vì sao?
a. Giá trị logic của công thức: {[(a → 7c) ∨ (b → 7d) ∧ (a ∨ b)]} (7c
∨ 7d) với bộ giá trị (a=0; b=0; c=1; d=1):
{[(a → 7c) ∨ (b → 7d) ∧ (a ∨ b)]} (7c ∨ 7d)
= {[(0 → 71) ∨ (0 → 71) ∧ (0 ∨ 0)]} (71 ∨ 71)
= {[(0 → 0) ∨ (0 → 0) ∧ 0 ]} (0 ∨ 0)
={1∨1∧0} 0
=0 0
=1
b. Đặt:
N = {[(a → 7c) ∨ (b → 7d) ∧ (a ∨ b)]}
M = {[(a → 7c) ∨ (b → 7d) ∧ (a ∨ b)]} (7c ∨ 7d)
Bảng giá trị logic
a
b
c
d
1
1
1
1
1
1
1
1
0
0
0
0
0
0
0
0
1
1
1
1
0
0
0
0
1
1
1
1
0
0
0
0
1
1
0
0
1
1
0
0
1
1
0
0
1
1
0
0
1
0
1
0
1
0
1
0
1
0
1
0
1
0
1
0
a → 7c b → 7d
0
0
1
1
0
0
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
0
1
0
1
1
1
1
1
0
1
0
1
1
1
1
1
a∨b
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
0
0
0
0
7c ∨
7d
0
1
1
1
0
1
1
1
0
1
1
1
0
1
1
1
N
M
0
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
0
0
0
0
1
1
1
1
0
1
1
1
0
1
1
1
1
0
0
0
Dựa vào bảng giá trị logic đã lập, ta thấy cơng thức trên sai, vì giá trị logic của cơng thức
trên là giả dối ở các bộ giá trị (a=1; b=0; c=1; d=1), (a=0; b=1; c=1; d=1), (a=0; b=0;
c=1; d=0), (a=0; b=0; c=0; d=1) và (a=0; b=0; c=0; d=0).
Bài 2: Cho mệnh đề sau:
“Để xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì phải xây dựng
được đội ngũ cán bộ, cơng chức trong sạch, có năng lực”
Có thể suy được những kết luận nào từ mệnh đề trên và dựa vào đâu để suy ra
được những kết luận đó?
Quy ước:
a: “Xây dựng, hồn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”.
b: “Xây dựng được đội ngũ cán bộ, cơng chức trong sạch, có năng lực”.
Ta có, mệnh đề trên là phán đốn có cơng thức: a → b
Có thể suy được 3 kết luận từ mệnh đề trên, là:
7b → 7a: “Không xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng
lực thì khơng thể xây dựng, hồn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”.
7a ∨ b: “Hoặc là khơng xây dựng, hồn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa hoặc là xây dựng được đội ngũ cán bộ, cơng chức trong sạch, có năng lực”.
7(a ∧ 7b): “Khơng thể xây dựng, hồn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa mà không xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng
lực”.
Dựa vào tính đẳng trị của phán đốn phức.
a
1
1
0
0
b
1
0
1
0
a→b
1
0
1
1
7b → 7a
1
0
1
1
7a ∨ b
1
0
1
1
7(a ∧ 7b)
1
0
1
1
Bài 3: Cho lập luận sau:
“Ông A là luật sư vì ơng A rất am hiểu về pháp luật”.
a) Khơi phục suy luận trên về dạng tam đoạn luận đầy đủ? Cho biết loại hình suy
luận? Xác định tính chu diên của các thuật ngữ trong suy luận trên?
b) Mô hình hóa quan hệ thực giữa các thuật ngữ của suy luận trên?
c) Thực hiện phép đổi chất, đổi chỗ và đổi chất kết hợp với đổi chỗ với tiền đề lớn
của suy luận trên?
d) Suy luận trên có hợp logic khơng? Vì sao?
a. Suy luận trên về tam đoạn luận đầy đủ:
“Mọi luật sư đều là người rất am hiểu về pháp luật”.
P+
M-
“ Ông A rất am hiểu về pháp luật”
S+
“Ông A là luật sư”.
M-