Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Phân tích tình hình cho vay bảo đảm bằng tài sản tại chi nhánh NHN0&PTNT quận Ngũ Hành Sơn” pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.37 KB, 51 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đinh Bảo Ngọc
Trường…………………
Khoa…………………
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
Đề tài
Phân tích tình hình cho vay
bảo đảm bằng tài sản tại
chi nhánh NHN0&PTNT
quận Ngũ Hành Sơn
SVTH: Trần Thị Kim Nga Trang: 1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đinh Bảo Ngọc
MỤC LỤC
SVTH: Trần Thị Kim Nga Trang: 2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đinh Bảo Ngọc
LỜI MỞ ĐẦU
Khi cho vay, Ngân hàng luôn xác định nguồn thu hồi nợ chính là thu nhập
từ hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Tuy nhiên, không phải mọi
khách hàng vay đều bảo đảm có được những khoản thu nhập dự tính từ hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình để hoàn trả nợ đã vay ngân hàng. Trong
trường hợp khách hàng không trả nợ vay đùng hạn thì ngân hàng gặp rủi ro và
chịu tổn thất về tài chính. Để hạn chế bớt thiệt hại khi gặp rủi ro từ phái khách
hàng, ngân hàng thường áp dụng hình thức cho vay có bảo đảm bằng tài sản của
khách hàng.
Mặt khác tiền cho vay của ngân hàng đối với nền kinh tế sẽ làm tăng khối
lượng tiền trong lưu thông, tăng sức mua của xã hội, tăng khối lượng hàng hoá
trên thị trường. Cho vay có bảo đảm bằng tài sản nhằm bảo đảm quan hệ cân đối
tiền – hàng.
Vì vậy, mặc dù TSĐB chỉ là yếu tố thứ yếu, nhưng trên quan điểm an toàn
và sinh lợi của một ngân hàng, thì nó sẽ là nhân tố giúp giảm bớt rủi ro cho ngân
hàng khi khách hàng không trả được nợ, nhất trong điều kiện hiện nay khi mà
môi trường kinh doanh của doanh nghiệp luôn thay đổi.


Với những lý do trên, em xin chọn đề tài: “Phân tích tình hình cho vay
bảo đảm bằng tài sản tại chi nhánh NHN
0
&PTNT quận Ngũ Hành Sơn”
Thông qua các số liệu, đề tài sẽ được phân tích về tình hình thực tế cho vay có
bảo đảm bằng tài sản của chi nhánh, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả của hoạt động cho vay này.
Đề tài gồm ba phần chính:
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về bảo đảm tín dụng trong hoạt
động cho vay của ngân hàng thương mại.
- Chương 2: Tình hình cho vay có bảo đảm bằng tài sản tại chi nhánh Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quận Ngũ Hành Sơn trong hai năm
2006 -2007.
- Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động cho vay đảm bảo bằng tài sản của ngân hàng.
Do khả năng còn hạn hẹp và thời gian cọ sát thực tế hạn chế nên bài viết
này khó tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong được sự sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến
của các thầy cô cùng các bạn.
SVTH: Trần Thị Kim Nga Trang: 3
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đinh Bảo Ngọc
Em xin chân thành cảm ơn cô Đinh Bảo Ngọc cùng toàn thể cô chú anh
chị tại chi nhánh NHNo&PTNT Quận Ngũ Hành Sơn, nơi em thực tập đã tận
tình hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này.
Đà Nẵng, tháng năm 2008
SVTH: Trần Thị Kim Nga Trang: 4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đinh Bảo Ngọc
CHƯƠNG 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO ĐẢM TÍN DỤNG TRONG
HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Vài nét sơ lược về ngân hàng và tín dụng ngân hàng Thương mại

1.1.1 Khái niệm và chức năng của ngân hàng Thương mại.
1.1.1.1 Khái niệm về ngân hàng Thương mại
Theo luật các TCTD năm 1997 đã nêu ra định nghĩa về ngân hàng:
“Ngân hàng là loại hình TCTD được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân
hàng và có dịch vụ liên quan.Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình
ngân hàng gồm NHTM, NH đầu tư, ngân hàng chính sách, NH hợp tác và các
loại hình ngân hàng khác.
Các hoạt động của ngân hàng bao gồm: hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm
dịch vụ ngân hàng với các nội dung nhận tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các
dịch vụ thanh toán như thanh toán t rung gian thu chi hộ…;.
1.1.1.2 Các chức năng cơ bản của ngân hàng.
* Chức năng trung gian tài chính:
NHTM là cầu nối giữa các đầu mối tài chính trong nền kinh tế.
- Trung gian giữa NHTW với các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế: Các
ngân hàng này sẽ đóng vai trò chuyển tiếp các hoạt động của chính sách TIÊU
Thụ của NHTW đến các cá nhân, tổ chức thông qua các hoạt động của mình.
Như vậy, nhờ các chức năng trung gian của ngân hàng, mọi chính sách của
NHTW mới đi vào thực tế.
- Trung gian về tín dụng: trong nền kinh tế, tại một thời điểm, có những cá
nhân tổ chức này tạm thời thừa vốn (do sự không tương ứng về thời gian và quy
mô giữa dòng thu và chi) nhưng cũng có những cá nhân, tổ chức khác tạm thời
thừa vốn (do nhu cầu đầu tư phát triển, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh).
* Chức năng trung gian thanh toán:
Ngân hàng thực hiện chức năng trung gian thanh toán thông qua việc cung
cấp các phương tiện thanh toán cho các chủ thể’ do nó đảm nhiệm hầu hết các
quan hệ thanh toán trong nền kinh tế. Vì thế, hệ thống NH là trung tâm thanh
toán của nền kinh tế.
Chức năng giúp sẽ giúp đẩy nhanh quá trình luân chuyển vốn, góp phần
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế. Mặt khác, nó làm cho lượng tiền
mặt sử dụng trong nền kinh tế sẽ ít đi, từ đó các chi phí liên quan đến việc phát

hành, điều hoà và lưu thông tiền mặt sẽ được tiết kiệm giúp cho NHTW dễ dàng
điều tiết và thực thi chính sách TT.
SVTH: Trần Thị Kim Nga Trang: 5
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đinh Bảo Ngọc
* Chức năng tạo tiền:
Nếu NHTW đưa vào nền kinh tế lượng tiền cơ sở là M, thông qua quá trình
hoạt động của hệ thống ngân hàng sẽ tạo ra lượng tiền lớn hơn khối lượng ban
đầu. Nhưng đây chỉ là lượng tiền ảo có được thông qua chuyển khoản qua hệ
thống ngân hàng. Chỉ có một ngân hàng tì không thể tạo ra tiền, các mắt xích
trong hệ thống ngân hàng phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau, nếu có một mắt
xích ở khâu nào đó bị lỏng lẻo thì sẽ bị vỡ nợ ngay.
1.1.2 Tín dụng ngân hàng:
1.1.2.1 Khái niệm và chức năng của tín dụng ngân hàng
* Khái niệm
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng trong đó có ít nhất một chủ thể
tham gia là ngân hàng. Trong quan hệ tín dụng này, ngân hàng có thể là người
cho vay và là người đi vay. TDNH được cung cấp dưới hình thức tiền tệ, bao
gồm tiền mặt và bút lệ.
* Chức năng
- TDNH thúc đẩy quá trình tập trung và phân phối các nguồn tài chính
trong nền kinh tế qua các quan hệ thị trường.
- Chức năng tạo tiền: TDNH góp phần tạo ra cơ chế tạo tiền cho hệ thống
ngân hàng.
- Chức năng sinh lợi: thông qua hoạt động tín dụng, ngân hàng sẽ đáp ứng
nhu cầu về vốn cho các chủ thể thiếu vốn nhằm đem lại lợi ích cho cả ngân hàng
và người đi vay. Bằng cách đó, đồng vốn đưa vào hoạt động trong nền kinh tế
được sinh lợi tốt.
- TDNH phản ánh tổng hợp và kiểm soát mọi hoạt động của nền kinh tế
giúp cho NHTW có thể cảm nhận được trạng thái của nền kinh tế để có biện
pháp điều chỉnh phù hợp.

1.1.2.2 Các nguyên tắc tín dụng ngân hàng.
* Nguyên tắc hoàn trả:
Người đi vay phải hoàn trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn theo thoả thuận.
Nếu người đi vay trả không đúng theo thoả thuận thì ngân hàng không thể cân
đối được nguồn vốn của mình, từ đó gây ra nhiều trở ngại cho hoạt động của
ngân hàng.
* Nguyên tắc mục đích:
Vay thì phải có mục đích và bảo đảm sử dụng vốn vay đúng mục đích đã
thoả thuận với ngân hàng cho vay. Nguyên tắc này làm cơ sở để ngân hàng đánh
SVTH: Trần Thị Kim Nga Trang: 6
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đinh Bảo Ngọc
giá thích hợp pháp khả thi hiệu quả của việc sử dụng vốn vay để có thể thu hồi
vốn nhanh chóng.
* Nguyên tắc đảm bảo:
Vốn vay phải được bảo đảm, tức là người vay phải chứng minh được sự
chắc chắc của việc trả nợ gốc và lãi. Tuỳ thuộc vào từng khách hàng và sự đánh
giá của ngân hàng về khách hàng, mà ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng bảo
đảm bằng tài sản hay bằng uy tín.
1.2 Sự cần thiết của bảo đảm tín dụng trong hoạt động cho vay của
ngân hàng.
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì rủi ro về tín dụng là rủi ro
dẫn đến tổn thất lớn nhất cho ngân hàng, vì vậy cần thiết phải thực hiện các biện
pháp bảo đảm nghĩa vụ trả nợ của khách hàng đi vay. Có thể nói. việc quy định
phải có TSĐB khi đi vay nhằm:
- Giảm bớt tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng không thanh toán được
nợ cho ngân hàng.
- TSĐB là động lực thúc đẩy buộc khách hàng phải thực hiện nghĩa vụ trả
nợ, vì nếu không, khách hàng sẽ mất những tài sản có giá trị và tốn kém chi phí
nhiều hơn.
Ngoài ra, việc ngân hàng nắm giữ TSĐB là nhằm xác định rõ tài sản mà

ngân hàng có thể phong toả và bán, đồng thời nhằm thông báo cho các tổ chức
khác biết ngân hàng có quyền hợp pháp trong mặt phát mại tài sản nếu khách
hàng không có khả năng hoàn trả khoản vay. Ngân hàng sẽ được xếp thứ tự ưu
tiên về quyền quyết định đối với tài sản so với các chủ nợ khác.
1.3 Khái niệm về bảo đảm tín dụng:
1.3.1 Thế nào là bảo đảm tín dụng:
Bảo đảm tín dụng là việc bảo vệ quyền lợi của người cho vay dựa trên cơ sở
thế chấp, cầm cố tài sản thuộc sở hữu của người đi vay hoặc bảo lãnh của bên thứ
ba. Đây chính là nguồn thu nợ thứ hai khi nguồn nợ thứ nhất (bao gồm doanh thu
và lợi nhuận trong cho vay kinh doanh, thu nhập của cá nhân trong cho vay tiêu
dùng) không thể thanh toán được nợ.
1.3.2 Các đặc trưng của đảm bảo tín dụng:
* Giá trị của tài sản đảm bảo phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm: Nghĩa
vụ được bảo đảm bao gồm vốn gốc, lãi (kể cả lãi quá hạn) và các chi phí khác trừ
trường hợp các bên thoã thuận lại và các chi phí không thuộc phạm vi bảo đảm
được thực hiện nghĩa vụ.
SVTH: Trần Thị Kim Nga Trang: 7
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đinh Bảo Ngọc
Vì thế giá trị TSĐB nhỏ hơn nghĩa vụ được bảo đảm sẽ làm cho người đi
vay dễ có động cơ không trả nợ, khi đó ngân hàng sẽ bị tổn thất do không thể thu
hồi được toàn bộ nợ gốc, lãi và các chi phí liên quan từ việc phát mại tài sản.
* Tài sản đảm bảo phải có thị trường liên tục: Mức độ thanh khoản của tài
sản có quan hệ đến lợi ích của người cho vay. Đây là điều kiện cần thiết để ngân
hàng có thể bán hoặc phát mại tài sản khi khách hàng không trả được nợ. Khi
xem xét điều kiện này cần chú ý đến các yếu tố: mức độ thông dụng của TSCB
trên thị trường hiện tại, tài sản đó có thể bán được dễ dàng hay không và các chi
phí liên quan đến việc bán tài sản.
* Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền ưu tiên về xử lý tài
sản: TSĐB phải thuộc sở hữu hợp pháp của người đi vay hay người bảo lãnh và
được pháp luật cho phép giao dịch…. để giúp cho ngân hàng được quyền ưu tiên

xử lý tài sản nhằm thu nợ khi người vay không trả được nợ.
1.4 Các hình thức bảo đảm tín dụng.
1.4.1. Bảo đảm bằng tài sản
1.4.1.1 Thế chấp tài sản.
1.4.1.1.1 Khái niệm:
Thế chấp tài sản là việc bên đi vay dùng tài sản là bất động sản thuộc sở
hữu của mình hoặc giá trị quyền sử dụng đất hợp pháp để bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ đối với bên cho vay.
Bất động sản là tài sản không thể di dời được: nhà ở các cơ sở kinh doanh
như nhà máy,khách sạn, cửa hàng, nhà kho… và các tài sản khác gắn liền với
đất. Giá trị quyền sử dụng đất: Đó là giá trị của quyền được sử dụng ổn định lâu
dài các loại đất do nhà nước giao cho trường hợp người đi vay không có quyền
sở hữu đối với đất đai.
1.4.1.1.2 Các chủ thể tham gia trong hình thức cho vay thế chấp tài sản:
- Bên thế chấp: là các công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân, là
người sở hữu hợp pháp tài sản và chấp nhận giao tài sản cho ngân hàng để thế
chấp cho khoản vay.
- Bên nhận thế chấp: là bên cho vay, đó là các tổ chức tín dụng, sẽ tiếp nhận
tài sản thế chấp bằng các chứng từ sở hữu do bên thế chấp giao. Bên nhận thế
chấp tạm thời là người nắm giữ quyền định đạt các tài sản thế chấp cho đến khi
nó được giải chấp.
SVTH: Trần Thị Kim Nga Trang: 8
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đinh Bảo Ngọc
1.4.1.2 Cầm cố tài sản.
1.4.1.2.1Khái niệm:
Cầm cố tài sản là việc bên đi vay giao là tài sản là động sản thuộc sở hữu
của chính mình cho bên vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
1.4.1.2.2Các loại tài sản cầm cố thông dụng:
- Cầm cố hàng hoá: Các loại hàng hoá thường được cầm cố tại ngân hàng
là: nguyên vật liệu dùng cho sản xuất, hàng hoá tiêu dùng và xuất khẩu, thiết

bị,máy móc, dây chuyền sản xuất, xe cộ thông dụng….
- Chiết khấu ký hoá phiếu:
Ký hoá phiếu là biên lai do công ty kinh doanh kho phát hành cho người ký
thác hàng hoá tại kho của công ty.
Khi người ký thác hàng hoá có nhu cầu vốn ngắn hạn, họ có thể đến ngân
hàng xin vay trên cơ sở bảo đảm bằng hàng hoá đã ký thác tại công ty kinh doanh
kho. Số tiền được vay trên cơ sở bảo đảm bằng hàng hoá ngân hàng giữ lại phần
để đảm bảo án toàn cho tiền vay. Trường hợp cho vay này được ngân hàng gọi là
chiết khấu.
Khách hàng tách hoá phiếu ra khỏi biên lai và chuyển giao cho ngân hàng
bằng cách bối thự. Nhận được ký hoá phiếu đã bối thự, ngân hàng sẽ chiết khấu
và cấp cho khách hàng
số tiền = số tiền thanh toán – (lãi chiết khấu + hoa hồng phí)
Sau đó, ngân hàng sẽ thông báo cho công ty kinh doanh kho để họ ghi vào
danh sách theo dõi.
- Bảo đảm bằng tiền gửi:
Tiền gửi dùng làm đảm bảo cho khoản ứng trước của ngân hàng chủ yếu là
tiền gửi có kỳ hạn và tiết kiệm, còn đối với tiền gửi thanh toán khi dùng làm bảo
đảm cho ngân hàng phải được chuyển sang một tài khoản phong toả.
- Bảo đảm bằng vàng:
Đảm bảo bằng vàng là hình thức đảm bảo trong cho vay cá nhân. Vàng
dùng làm đảm bảo được ký gửi và bảo quản tại ngân hàng. Các ngân hàng phải
tiến hành việc phân kim và định giá vàng, làm cơ sở để xác định mức vay.
- Cầm cố các chứng khoán: Giá trị của các chứng khoán phần lớn được xác
định theo giá thị trường chứ không phải theo mệnh giá của chúng. Vì vậy khi
cần cho vay cầm cố bằng chứng khoán, ngân hàng phải nghiên cứu mức độ rủi
ro của từng loại chứng khoán.
Trên đây là một số loại hàng hoá cầm cố mà các ngân hàng áp dụng hiện
nay, ngoài ra còn có một số hình thức khác được ngân hàng ở các nước phát triển
SVTH: Trần Thị Kim Nga Trang: 9

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đinh Bảo Ngọc
sử dụng như: Bảo đảm bằng các khoản phải thu, bảo đảm bằng hợp đồng nhận
thầu, bảo đảm bằng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
1.4.1.3 Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba.
1.4.1.3.1 Khái niệm.
Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba là việc thứ ba cam kết với tổ chức tín
dụng cho vay về việc sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình để thực hiện nghĩa
vụ tả nợ thay cho khách hàng vay, nếu đến hạn trả nợ mà khách hàng vay không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ.
1.4.1.3.2 Phân loại hình thức bảo lãnh.
- Bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ.
+ Bảo lãnh một phần nghĩa vụ là hình thức bảo lãnh một phần số nợ phải
thanh toán cho ngân hàng, trong trường hợp này phải ghi rõ số tiền bảo lãnh.
+ Bảo lãnh toàn bộ nghĩa vụ là hình thức bảo lãnh toàn bộ số nợ phải thanh
toán cho ngân hàng.
- Bảo lãnh riêng biệt và bảo lãnh duy trì:
+ Bảo lãnh riêng biệt là hình thức được áp dụng cho một số tiền vay cụ
thể theo hợp đồng tín dụng và được hạch toán riêng trên tài khoản cho vay.
+ Bảo lãnh duy trì là hình thức bảo lãnh cho một loạt các giao dịch và mức
bảo lãnh theo hạn mức tối đa.
1.4.1.3.3. Các chủ thể liên quan đến hoạt động bảo lãnh.
- Người bảo lãnh: là người thực hiện nghĩa vụ thay cho người đi vay trong
trường hợp khoản nợ đáo hạn người đi vay không trả được nợ.
- Người nhận bảo lãnh: là người chủ nợ, người hưởng thụ bảo lãnh. Trong
quan hệ tín dụng, người nhận bảo lãnh là các ngân hàng cho vay, ngân hàng là
người có quyền yêu cầu người đi vay thanh toán nợ khi đến hạn.
- Người được bảo lãnh: là người đi vay, người có nghĩa vụ phải thanh toán
nợ vay cho ngân hàng cho vay.
1.4.1.4 Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
1.4.1.4.1 Khái niệm.

Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay là việc bên đi vay dùng tài sản
của mình mà giá trị tài sản được tạo nên bởi một phần hoặc toàn bộ khoản vay
của tổ chức tín dụng để đảm bảo cho chính khoản vay đó.
1.4.1.4.2 Điều kiện của khách hàng vay: theo nghị định 178 về bảo đảm
tiền vay quy định:
- Uy tín: Khách hàng vay phải là KH có tín nhiệm đối với tổ chức tín dụng.
SVTH: Trần Thị Kim Nga Trang: 10
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đinh Bảo Ngọc
- Có khả năng tài chính và có các nguồn thu hợp pháp có khả năng thu hồi
được trong thời hạn vay vốn.
- Có dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ khả thi, có khả
năng hoàn trả nợ.
- Có mức vốn tự có tham gia vào dự án và giá trị TSĐB tiền vay bằng các
biện pháp cầm cố, thế chấp tối thiểu bằng 50% tổng mức vốn đầu tư của dự án.
- Bảo hiểm: nếu tài sản đó pháp luật có quy định phải mua bảo hiểm khi
khách hàng vay phải cam kết mua bảo hiểm trong suốt thời hạn vay vốn khi tài
sản đó được hình thành và đưa vào sử dụng.
1.4.1.4.3 Quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan.
- Quyền của khách hàg: khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tích từ tài
sản. Cho thuê, cho mượn nếu có thoả thuận với tổ chức tín dụng.
- Nghĩa vụ của khách hàng: giao cho TCTD bản chính giấy chứng nhận
quyền SH tài sản đó, thông báo cho TCTD về quá trình hình thành và tình trạng
TSĐB.
- Quyền của TCTD: kiểm tra và yêu cầu khách hàng vay cung cấp thông
tin để kiểm tra, giám sát tài sản. Thu hồi nợ vay trước hạn nếu khách hàng vay
không sử dụng vốn vay để hình thành tài sản như đã cam kết. Xử lý tài sản hình
thành từ vốn vốn vay để thu nợ khi khách hàng vay không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ.
1.4.2. Bảo đảm không bằng tài sản
1.4.2.1 Khái niệm:

Trong trường hợp người đi vay không có tài sản cầm cố , thế chấp đòi hỏi
phải yêu cầu một bên thứ ba đứng ra bảo lãnh có nghĩa vụ trả nợ . Ngoài ra trong
một số trường hợp việc cầm cố thế chấp tài sản đó không an toàn hay oan toàn
thấp, NH yêu cầu người đi vay phải có bảo lãnh .Bảo lãnh là việc một pháp nhân
hay thể nhân đêm tài sản , tièn bạc và uy tín của mình để đmả bảo và cam kết
với người cho vay sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho người đi vay nếu người đi vay
không trả được nợ cho người vay khi đến hạn . Trong nghiệp vụ bảo lãnh gồm
các bên sau:
+Bên bảo lãnh:là pháp nhân hay thể nhân theo yêu cầu của người đi vay sẽ
đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo và trách nhiệm thay cho người đi
vay nếu người đi vay không trả nợ được cho ngân hàng .
+ Bên được bảo lãnh : Là công ty, xí nghiệp tổ chức kinh tế hay các nhân
có nhu cầu vay vốn ngân hàng nhưng không đủ uy tín hay không có tài sản để
SVTH: Trần Thị Kim Nga Trang: 11
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đinh Bảo Ngọc
bảo đảm cho khoản vốn vay. Khi được bảo lãnh , bên được bảo lãnh sẽ phải trả
một khoản chi phí nhất định cho bên bảo lãnh
+ Bên nhận bảo lãnh: Đó là người cho vay ( NH Thương mại, Công ty TC).
1.4.2.2 Điều kiện đối với người bảo lãnh :
Phải có đủ năng lực pháp lý và khả năng trả nợ thay cho khách hàng , có đủ
năng lực TC, uy tín hay tài sản dùng để bảo đảm nợ vay.
- Sơ đồ khái quát của hình thức bảo lãnh:
(1)
(6)
(4) (5)
(3) (2)
(1): Hợp đồng bảo lãnh. (4): yêu cầu thanh toán
(2): NH cấp tín dụng (5): Thanh toán cho NH
(3): Người vay không trả được nợ (6): Bồi thường bảo lãnh
1.4.2.3 Trình tự xét duyệt một bảo lãnh.

+ Xem xét tư cách pháp nhân của một người bảo lãnh: Người bảo lãnh phải
đủ tư cách pháp nhân và đủ năng lực hành vị, người ký giấy có đủ khả năng TC
để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ?
+ Xem xét uy tín và khả năng TC của người bảo lãnh. Uy tín cảu người bảo
lãnh thể hiện ở trách nhiệm và sự sòng phẳng trong thanh tóan của người bảo
lãnh trong suốt quá trình bảo kinh doanh từ trước tới nay . Do đó trong bảo lãnh
cần xem xét khả năng tài chình thực tế của người bảo lãnh và chỉ chấp nhận bảo
lãnh cho những khoản vốn vay nhỏ hơn rất nhiều so với khả năng TC của người
bảo lãnh. Cần xem xét động cơ của người bảo lãnh nhằm lợi ích gì: Núp bóng
quốc doanh để kinh doanh hay muốn mượn tay NH để bán tài sản bất hợp pháp?
1.5 Một số quy định về cho vay có bảo đảm bằng tài sản của hệ thống
ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam:
Hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản của hệ thống NHN
0
& PTNT
dựa trên nền tảng là nghị định 178/1999/NĐ-CP của Chính phủ về đảm bảo tiền
vay. Tuy nhiên, bên cạnh đó, ngân hàng cũng có những quy định riêng của mình.
SVTH: Trần Thị Kim Nga Trang: 12
Người đi vay Người bảo lãnh
Ngân hàng
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đinh Bảo Ngọc
1.5.1 Tiêu chuẩn tài sản được chấp nhận làm tài sản đảm bảo.
- Tài sản thế chấp, cầm cố phải được hình thành trước và độc lập với vay/
- Thuộc sở hữu hợp pháp của bên vay vốn hoặc người thứ ba bảo lãnh cho
bên vay vốn Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
- Chuyển nhượng, mua bán dễ dàng trên thị trường nơi chi nhánh ngân hàng
trực tiếp cho vay.
- Những tài sản dễ kiểm nhận (cân, đong, đo, đếm được) và ngân hàng có
điều kiện kiểm nhận và quản lý được.
- Tài sản không có tranh chấp.

1.5.2. Các loại tài sản dùng để cầm cố, thế chấp
* Tài sản dùng để thế chấp:
- Đấtdùng để ở, đất dùng để sản xuất nông nghiệp.
- Nhà ở của chủ doanh nghiệp, chủ trang trại có giá trị từ 100 triệu VNĐ trở
lên.
- Nhà ở của nhân dân ở khu vực đô thị có giá trị từ 50 triệu VNĐ trở lên.
- Trụ sở văn phòng các tổ chức sản xuất kinh doanh có giá trị từ 500VNĐ
trở lên.
- Nhà xưởng, nhà kho, dây chuyền công nghệ, nhà hàng, khách sạn, các
công trình xây dựng phục vụ sản xuất kinh doanh của Nhà nước có giá trị từ 500
triệu đồng trở lên.
- Vườn cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm…
* Tài sản cầm cố:
- Vàng, đá quý.
- Chứng chỉ có giá: trong thời hạn thanh toán do Chính phủ, KBNN, NH
phát hành gồm trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, sổ tiết kiệm, thương phiếu, chứng
chỉ tiền gửi…
- Các loại tài sản có giá trị tối thiểu tại thời điểm cầm cố từ một triệu đồng
trở lên và giá trị sử dụng còn 50% trở lên như: máy móc thiết bị, tàu thuyền đánh
cá, thiết bị khai thác thuỷ sản, phươngtiện vận tải, ti vi, tủ lạnh, đầu video…
1.5.3. Mức vốn cho vay tối đa đối với các hình thức đảm bảo tín dụng
* Đối với cho vay thế chấp:
Được tính theo công thức sau:
Mức cho
vay tối đa
=
Tổng giá
trị TSTC
-
Trả lãi tiền

vay theo thời
hạn trong HĐ
+
Dự kiến các khoản chi về
lãi phạt, chi phí bảo quản,
phát mãi…
SVTH: Trần Thị Kim Nga Trang: 13
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đinh Bảo Ngọc
* Đối với cho vay cầm cố:
Mức cho vay tối đa bằng 50% giá trị vật cầm cố. Nếu giá trị sử dụng của tài
sản còn từ 80% trở lên thì có thể xét cho vay mức tối đa 70% giá trị vật cầm.
Đối với chứng từ có giá: Căn cứ vào thời hạn còn lại của chứng từ có giá.
Mức cho
vay tối đa
= Gốc + Lãi -
Lãi phải trả cho NH trong thời gian
xin vay
* Đối với cho vay bằng tài sản hình thành từ vốn:
- Nếu mức vốn tự có tham gia vào dự án đầu tư tối thiểu bằng 30% tổng
mức vốn đầu tư của dự án thì mức cho vay tối đa bằng 70% tổng mức đầu tư.
- Nếu vốn tự có cộng với giá trị TSĐB tiền vay (bằng biện pháp cầm cố, thế
chấp, bảo lãnh) bằng 30% tổng mức vốn đầu tư của dự án.
Mức cho vay tối đa = Tổng mức vốn đầu tư dự án - Mức vốn tự có
- Nếu KH có giá trị TSĐB tiền bằng một trong nhiều biện pháp cầm cố, thế
chấp, bảo lãnh tối thiểu bằng 30% tổng mức vốn đầu tư của dự án.
Mức cho vay tối đa = Tổng mức vốn đầu tư dự án
SVTH: Trần Thị Kim Nga Trang: 14
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đinh Bảo Ngọc
CHƯƠNG 2:
TÌNH HÌNH CHO VAY ĐẢM BẢO BĂNG TÀI SẢN TẠI CHI NHÁNH

NHNO&PTNT QUẬN NGŨ HÀNH SƠN
TRONG HAI NĂM 2006 – 2007
2.1. Khái quát về Chi nhánh NHN
o
&PTNT quận Ngũ Hành Sơn
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh
NHN
o
&PTNT quận Ngũ Hành Sơn được thành lập theo quyết định số
515/QĐ-NHNN ngày 16/12/1996 của tổng giám đốc Ngân hàng Nông Nghiệp và
phát triển nông thônViệt Nam và thực sự đi vào hoạt động từ ngày 1/4/1997.
NHN
o
&PTNT quận Ngũ Hành Sơn thành lập chủ yếu là phục vụ đối tượng
nông dân và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
trên địa bàn quận nhằm thực hiện sự nghiệp xoá đói, giảm nghèo của Đảng bộ
quận giao phó, góp phần vào việc đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại
hoá chung của thành phố.
Bên cạnh đó chi nhánh còn đáp ứng nhu cầu vay vốn đầu tư sản xuất, kinh
doanh của mọi thành phần kinh tế và cá nhân trong và ngoài địa bàn quận, khắc
phục tình trạng cho vay nặng lãi xảy ra thường xuyên từ trước đến nay.
Hiện nay chi nhánh đã mở rộng thêm 2 phòng giao dịch tại phường Mỹ An
và Non Nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp và
mọi tầng lớp dân cư dễ dàng gửi tiền, vay vốn và tiếp cận các dịch vụ ngân hàng
nhanh chóng thuận lợi.
Mặc dù mới thành lập, cơ sở vật chất chưa hoàn chỉnh, đội ngũ cán bộ công
nhân viên còn thiếu, nhưng bằng sự chỉ đạo của ban giám đốc cùng với sự nỗ lực
của từng cán bộ và cả sự yêu ngành nghề nên hoạt động kinh doanh không ngừng
tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng, nên dần dần đã tạo được uy tín ngày càng
cao, mở rộng thị trường đầu tư, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng với các

ngân hàng khác trong quận.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của ngân hàng
* Chức năng:
NHN
o
&PTNT quận Ngũ Hành Sơn hoạt động kinh doanh theo luật các tổ
chức tín dụng, điều lệ của NHNo&PTNT Việt Nam. Vì vậy, chức năng, của ngân
hàng là thực hiện kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối với mọi
thành phầnkt, hoạt động của ngân hàng Nông Nghiệp gắn liền với sự phát triển.
* Nhiệm vụ:
- Chấp hành nghiêm chính các chính sách của Nhà nước, các quy định trong
ngân hàng.
SVTH: Trần Thị Kim Nga Trang: 15
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đinh Bảo Ngọc
- Nhận vốn uỷ thác từ các chương trình tài trợ quốc gia, nhận tiền gửi thanh
toán, tiết kiệm và phát hành kỳ phiếu.
- Tích luỹ vốn trong quá trình hoạt động, đảm bảo an toàn tài sản của khách
hàng, của nhà nước, giữ vững tỷ lệ an toàn vốn đảm bảo khả năng thanh toán với
các khách hàng trong phạm vi tài sản của mình.
Ngoài ra, NHNo&PTNT quận Ngũ Hành Sơn còn thực hiện các nhiệm vụ
do giám đốc sở giao dịch III điều hành phân cấp của NHNo&PTNT Việt Nam.
2.1.3.Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý
NHNo&PTNT quận Ngũ Hành Sơn có cơ cấu tổ chức như sau:

- Đứng đầu chi nhánh là giám đốc:
+ Giám đốc chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân
hàng.
+ Giám đốc là người quyết định cao nhất và cũng là người chịu trách nhiệm
trước Tổng giám đốc NHNo&PTNT về mọi hoạt động và quản lý của chi nhánh.
+ Giám đốc là người truyền đạt kịp thời những thông tin cần thiết , những

văn bản chủ trương chính sách về huy động, về cho vay, về lãi suất, về pháp lệnh
ngân hàng, những quy định của ngành và của nhà nước cho các phòng ban chức
năng để qua đó các phòng thực hiện đúng theo chế độ.
+ Giám đốc giám sát toàn bộ các hoạt động kinh doanh của chi nhánh, là
người trực tiếp giải quyết những vấn đề cấp bách nhất trong hoạt động kinh
doanh của chi nhánh.
SVTH: Trần Thị Kim Nga Trang: 16
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
P. Tín dụng P. Kế toán P. Ngân quỹ P. Hành chính
P. Giao dịch
Ghi chú: Quan hệ trực tuyến
Quan hệ tham mưu
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đinh Bảo Ngọc
- Dưới quyền giám đốc là phó giám đốc phụ trách kinh doanh. Phó giám
đốc thay mặt giám đốc điều hành về mặt kinh doanh, chịu trách nhiệm cá nhân
trước giám đốc và trước pháp luật về những công việc mà mình giải quyết khi
thay mặt giám đốc điều hành về các hoạt động tiền tệ, tín dụng ngân hàng.
- Phòng tín dụng:
Gốm một trưởng phòng, một phó phòng và hai cán bộ tín dụng. Phó phòng
chức năng giao dịch với khách hàng vay vốn, hướng dẫn khách hàng làm thủ tục,
hồ sơ xin vay, có trách nhiệm kiểm tra quá trình sử dụng vay vốn của khách hàng
trước, trong và sau khi cho vay để có cách giải quyết kịp thời, tránh gây thiệt hại
và rủi ro cho ngân hàng.
Phong tín dụng có trách nhiệm lập báo cáo, ngoài ra cán bộ tín dụng có
quyền từ chối cho vay với các dự án không tính khả thi, có quyền đình chỉ cho
vay, thu hồi vốn trước thời hạn nếu vốn vay được khách hàng sử dụng không
đúng mục đích, có quyền khởi kiện khách hàng trước toà án kinh tế nếu làm sai
những cam kết trong hợp đồng tín dụng.
- Phòng kế toán: gồm một kế toán trưởng, một kế toán chỉ tiêu, một kế toán

tiền gửi, một kế toán liên hàng và một kế toán thanh toán. Phòng có nhiệm vụ
hạch toán các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ, các dịch vụ thanh toán như uỷ nhiệm
chi, uỷ nhiệm thu, thanh toán liên hàng, thanh toán bù trừ…
- Phòng ngân quỹ: có chức năng thực hiện các nghiệp vụ về ngân quỹ như
quản lý thu tiền mặt với khách hàng, thực hiện kiểm tra quỹ tiền hàng ngày đối
chiếu khớp với số liệu sổ sách kế toán.
- Phòng hành chính: có chức năng quản lý và thực hiện các công việc nội
bộ, lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế
của Ngân hàng Nông nghiệp. Ngoài ra còn tham gia vào việc khác như công tác
kiểm kê ở Phòng kế toán, thông tin tuyên truyền, mua sắm sửa chữa tài sản,
phòng cháy chữa cháy tại cơ quan
SVTH: Trần Thị Kim Nga Trang: 17
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đinh Bảo Ngọc
2.2 Hoạt động của ngân hàng trong năm 2006 -2007.
2.2.1 Tình hình huy động vốn tại chi nhánh NHN
O
&PTNT quận Ngũ
Hành Sơn
Bảng 1: Tình hình huy động vốn
ĐVT:triệu đồng
Chỉ tiêu
2006 2007 Chênh lệch
Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TL (%)
1.Tiền gởi TCKT 11.310 6,22 13.296 5,51 1.986 17,56
2.Tiền gởi dân cư 170.589 93,75 227.946 94,47 57.357 33,62
4.Tiền gởi TCTD
khác
64 0,03 84 0,03 20 31,25
Tổng 181.963 100 241.299 100 59.336 32,6
(Nguồn:báo cáo cân đối tổng hợp năm 2006-2007)

Qua biểu trên ta thấy nguồn vốn huy động trên địa bàn năm 2007 đã tạo lập
được nguồn vốn 241.299 triệu đồng tăng so với năm 2006 là 59.336 triệu đồng
với tốc độ tăng trưởng là 32,6%. Điều này cho thấy ngân hàng đã tạo uy tín ngày
càng cao và ngân hàng thâm nhập ngày càng sâu vào tiến trình phát triển kinh tế
của các thành phần kinh tế và dân cư, phù hợp với tốc độ đô thị hoá hiện nay trên
địa bàn
Để đạt được kết quả trên, chi nhánh đã phát huy sức mạnh tập thể trong
công tác khơi tăng nguồn vốn. Trong các nghiệp vụ huy động, tiền gửi TCTD
khác có tỷ trọng thấp nhất do đặc thù của địa bàn quận Ngũ Hnàh Sơn có quá ít
các doanh nghiệp xuát nhập khẩu. Tuy nhiên năm 2007 ngân hàng đã huy động
được 84 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,03 trên tổng nguồn vốn, tăng hơn so với
năm 2006 là 20 triệu đồng, tốc độ tăng là 31,25%.Trong năm 2007 ngân hàng đã
huy động được một nguồn vốn khá cao từ dân cư là 227.946 triệu đồng , chiếm tỷ
trọng 94,47%. Nguồn vốn này tăng so với năm 2006 là 57.357 triệu đồng với tốc
độ tăng là 33,62. Trong 2năm qua tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh từ các
tổ chức kinh tế có sự tăng trưởng đáng kể, cụ thể nguồn tiền gửi của các tổ chức
kinh tế năm 2007 đạt 13.296 triệu đồng, chiếm 5,51% tổng nguồn vốn.Con số
này tăng hơn so với năm 2006 là 1.986 triệu đồng, tương ứng với 17,56%. Đây là
một điểm thuận lợi không thể phụ nhận của ngân hàng.
2.2.2 Tình hình chung về hoạt động cho vay tại chi nhánh NHN
O
&PTNT
quận Ngũ Hành Sơn :
SVTH: Trần Thị Kim Nga Trang: 18
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đinh Bảo Ngọc
Hoạt động cho vay là hoạt động quan trọng đối với bản thân các ngân hàng
cũng như đối với nền kinh tế và nó đáp ứng được các nhu cầu của các đơn vị, tổ
chức, cá nhân có nhu cầu vốn và nó quyết định đến lợi nhuận của ngân hàng. Vì
vậy ngân hàng luôn đa dạng hoá nghiệp vụ cho vay, tích cực tìm kiếm khách
hàng, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

BẢNG 2: Tình hình chung về hoạt động cho vay
ĐVT:Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Chênh lệch
Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%)
1. DS cho vay
180.763 100 240.353 100 59.590 32,96
-Ngắn hạn
164.729 91,13 198.483 82,58 33.754 20,49
-trung dài hạn
16.034 8,87 41.870 17,42 25.836 161,13
2.Doanh số thu
nợ
77.899 100 123.383 100 45.484 59,38
- Ngắn hạn
64.687 83,04 104.764 84,91 40.077 61,95
-Trung dài hạn
13.212 16,96 18.619 15,09 5.407 40,92
3.Tổng dư nợ
102.864 100 219.834 100 116.970 113,71
- Ngắn hạn
33.922 32,98 120.381 54,76 86.459 254,87
- Trung dài hạn
68.492 67,02 99.453 55,24 30.961 45,20
4. Nợ xấu
29.653 21,05 13.159 11,25 -16.494 -55,62
- Ngắn hạn
3.492 3,39 2.296 1,96 -1.196 -34,25

- Trung dài hạn
18.161 17,66 10.683 9,28 -7.478 -41,17
5. Tỉ lệ nợ xấu
0,2105
0,0598
-0,1507
- Ngắn hạn
0,0339
0,0190
-0,0148
-Trung dài hạn 0,1766 0,1074 0,0691
(Nguồn:báo cáo cân đối tổng hợp năm 2006-2007)
Qua chỉ tiêu trên ta thấy các chỉ tiêu như doanh số cho vay doanh số thu
nợ, tổng dư nợ năm 2007 đều tăng so với năm 2006, đây là dấu hiệu tốt.
Trong năm 2007, Ban giám đốc chi nhánh đã có hướng sắp xếp lại cơ cấu
cho vay. Ngoài việc giữ quan hệ tín dụng với các khách hàng truyền thống thì chi
nhánhcòn mở rộng đầu tư cho vay với các đơn vị kinh tế khác nhau. Tăng cường
công tác tiếp thị, giải quyết nhanh chóng các hồ sơ vay vôn phát sinh. Vì vậy mà
doanh số cho vay lên 59.590 triệu đồng so với năm 2006 với tốc độ tăng 32,96%
SVTH: Trần Thị Kim Nga Trang: 19
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đinh Bảo Ngọc
và doanh số thu nợ cũng tăng lên 77.899 triệu đồng so với năm 2006 tăng 45.484
triệu đồng tương ứng 59,38%. Trong đó thu nợ ngắn hạn chiém tỷ trọng cao
83,04% so với năm 2006điều này cho thấy đước sự nổ lực của cán bộ tín dụng
trong công tác thu hồi nợ đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Về tổng dư nợ : do nhu cầu về vốn để đầu tư phát triển kinh tế tăng lên nên
chi nhánh đã có những cố gắng trong công tác tin dụng nhằm tăng doanh số cho
vay và kết quả là tổng dư nợ cũng tăng lên tương ứng. năm 2007 tăng 116.970
triệu đồng tương ứng 113,71%, trong đó dư nợ ngắn hạn năm 2007 tăng 86.459
triệu đồng tương ứng 254,87% còn dư nợ trung dài hạn cũng tăng , năm 2007

tăng 30.961triệu đồng so với năm 2006 tương ứng tăng 45,20%.
Về phần nợ xấu năm 2006 là 29.653 triệu đồng năm 2007 là 13.159 triệu
đồng giảm 16.494 triêu đồng tương ứng giảm 55,62%. Đây là điều đáng mừng
cho ngân hàng vi nó thể hiện được chất lượng tín dụng của ngân hàng.
2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NHN
O
&PTNT quận Ngũ
Hành Sơn
Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh
ĐVT:Triệu đồng
CHỈ TIÊU
2006 2007 CHÊNH LỆCH
ST TT ST TT ST TT
1.Thu nhập
19.794 100 32.752 100 3.958 20,00
Thu lãi từ HĐTD
19.329 97,65 23.019 96,91 3.690 19,09
Thu lãi từ HDDV
146 0,74 175 0,74 29 19,86
Thu lãi KDNT
63 0,32 91 0,38 28 44,44
Thu khác
256 1,29 467 1,97 211 82,42
2.Tổng chi phí
19.551 100 23.365 100 3.814 19,51
Chi phí HĐTD
9.577 48,98 22.664 97,00 13.087 136,65
Chi phí H ĐDV
118 0,60 127 0,54 9 7,63
Chi phí HĐ KDNT

41 0,21 48 0,21 7 17,07
Chi phí khác
9.815 50,20 526 2,25 -9.289 -94,64
Lợi Nhuận
243 387 144 59,26
Nhìn vào bảng trên ta thấy thu nhập của ngân hàng bao gồm thu lãi từ
HĐDT, thu từ DV ,thu từ KDNT &các khoản thu khác ,trong đó thu lãi từ HĐTD
chiếm tỷ trọng cao nhất ,chi phí của ngân Hàng bao gồm chi phí HĐTD ,chi phí
HĐDV ,chi phí H ĐKDNT & các khoản chi phí khác trong đó chi phí khác
chiếm tỷ trọng cao nh ất.cụ thể:
SVTH: Trần Thị Kim Nga Trang: 20
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đinh Bảo Ngọc
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng lợi nhuận sau thuế của ngân hàng trong
năm 2007 đạt 387 triệu đồng. tăng hơn so với năm 2006 là 144 triệu đồng, tương
ứng với tốc độ tăng trưởng là 59,26%. với số liệu trên cho ta thấy trong năm qua
ngân hàng đã hoạt động tương đối hiệu quả, năng cao lợi nhuận qua các năm là
điều đáng mừng ở ngân hàng. vì cũng giống như các đơn vị sản xuất kinh doanh
khác, ngân hàng NNo&PTNT - QUẬN NHS coi lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu
trong lĩnh vực kinh doanh của mình.
Nhìn vào bảng ta thấy được rằng được các khoản thu của Ngân hàng chủ
yếu thuộc về kinh doanh tín dụng khoản chi của Ngân hàng thì chi phí nợ khác
lại chiếm phần nhiều. trong năm 2007, tổng thu nhập của Ngân hàng
NNo&PTNT - Quận NHS là 23. 752 triệu đồng, tăng hơn năm 2006 là 3.958
triệu đồng, tốc độ tăng đạt 20,00% trong đó thu nhập từ hoạt động tín dụng tăng
mạnh qua các năm. cụ thể là: tăng 23.019 triệu đồng, chiếm 96,91%. Tổng thu
nhập so với năm 2006 tăng lên 3690 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng
19,09%. Đối với các khoản thu từ HDDV năm 2007 đạt 175 triệu đồng, chiếm tỷ
trọng 0,74% trên tổng thu nhập, khoản thu này đã tăng 29 triệu đồng so với năm
2006, tương ứng với tốc độ tăng 19,86% ngài ra ,trong 2007 ngân hàng còn có
thêm một số khoản thu khác tất cả các khoản thu này chiếm 1,97%tức là 467

triệu đồng so với năm 2006 tăng 211 triệu đồng tương ứng với mức độ tăng
82,42% nhìn chung qua năm 2006 & 2007đã có sự thay đổi trong cơ cấu tỷ trọng
thu nhập giữa các khoản thu, song NHNNo&PTNT Quận NHS đã đạt được thu
nhập năm sau cao hơn năm trước, đúng như mục tiêu đã đề ra.
Ngoài thu nhập ta có thể đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng thông qua chỉ tiêu chi phí. Trong 2 năm tổng chi phí từ các hoạt động tăng
lên đáng kể từ 19551 triệu đồng lên 23365 triệu đồng, mức tăng 3814 triệu đồng
tương ứng 19,51%. Trong đó chi phí từ hoạt động tín dụng chiếm khá cao năm
2006 đạt 9577 triệu đồng đến năm 2007 đạt 22664 triệu đồng, tăng 13087 triệu
đồng tương ứng tăng 136,65%. Chi phí từ hoạt động DV, KDNT cũng tăng lên.
Năm 2007 chi phí từ HDDV tăng 9 triệu so với năm 2006,với tỷ trọng tăng
7,63%. Chi phí từ HĐKDNT năm 2007 tăng 7 triệu đồng, tương ứng với tỷ trọng
tăng 17,07% so với năm 2006. Bên cạnh chi phí từ các hoạt động tăng nhanh thì
các khoản chi phí khác lại giảm mạnh từ 9815 triệu đồng năm 2006 xuống còn
526 triệu đồng năm 2007, với mức giảm 9,289 triệu đồng, tương ứng giảm
94,64%.
Trong năm vừa qua, những khoản chi của Ngân hàng tuy có tăng nhưng
vẫn đảm bảo đạt được mức lợi nhuận cho Ngân hàng, sở dĩ có được kết quả như
SVTH: Trần Thị Kim Nga Trang: 21
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đinh Bảo Ngọc
vậy là do trong năm qua chi nhánh đã đa dạng hoá các hoạt động như hoạt động
tín dụng trên cơ sở an toàn vốn, đa dạng dịch vụ Ngân hàng, tăng cường công tác
tìm kiếm khách hàng, đồng thời chi nhánh còn tiết kiệm các khoản chi phí trong
hoạt động một cách hợp lý. điều này cho thấy Ngân hàng đang hoạt động có hiệu
quả. Tình hình kinh doanh của Ngân hàng ngày càng phát triển và ổn định. nếu
kết quả này được phát huy trong thời gian tới thì đóng góp được nhiều hơn nữa
cho sự thành công chung của toàn hệ thống NHNNo&PTNT Việt Nam.
2.3. Một số thủ tục cần thiết khi cho vay có bảo đảm bằng tài sản tại
Ngân hàng NNo&PTNT Quận Ngũ Hành Sơn
Quy trình vay vốn của các hình thức cho vay có bảo đảm bằng tài sản:

* Cho vay cầm cố:
Hầu hết các khoản cho vay cầm cố CTCG mà chi nhánh thực hiện chỉ là
những khoản vay ngắn hạn nhằm giải quyết kịp thời nhu cầu cấp thiết của khách
hàng. CTCG mà chi nhánh cầm cố chủ yếu là sổ tiết kiệm có kỳ hạn do ngân
hàng phát hành, trái phiếu ngân hàng, trái phiếu chính phủ như công trái giáo
dục, trái phiếu thuỷ lợi, với mức lãi suất nay là 0,95% tháng.
Thủ tục cho vay đối với hình thức này tương đối đơn giản, khi có nhu cầu,
khách hàng sẽ mang CTCG đến ngân hàng và trình bày nhu cầu của mình. Sau
khi kiểm tra tính chính xác thực của CTCG như nguồn gốc, tên người sở hữu,
CBTD sẽ lập hợp đồng tín dụng và ngân hàng tiến hành giải ngân cho khách
hàng ngay tại buổi đó tạo sự tiện lợi cho khách hàng, tránh được tình trạng làm
mất thời gian của khác, đồng thời khách hàng phải chuyển giao cho ngân hàng
nắm giữ.
Thời hạn cho vay phải nhỏ hơn thời hạn còn lại của CTCG và mức cho vay
tố đa mà chi nhánh áp dụng là nhỏ hơn tổng số tiền mệnh giá với lãi suất của
CTCG (đến thời điểm vay) từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Điều này sẽ giữ
chân khách hàng, là động cơ để khách hàng quay lại rút tiền trả cho chi nhánh khi
đến hạn, nếu không thì ngân hàng sẽ rất khó khăn trong việc làm thủ tục để xử lý
CTCG, đặc biệt là các CTCG do các tổ chức khác phát hành.
Còn đối với cầm cố hàng hoá là nguyên vật liệu, CBTD sẽ tiến hành kiểm
kê, phân loại tài sản và so sánh với hoá đơn xuất rồi mới nhập vào kho của ngân
hàng và ngân hàng sẽ giữ lại hoá đơn xuất. Đối với dây chuyền sản xuất, thiết bị
máy móc, có tính phức tạp mà CBTD không có khả năng định giá thì sẽ nhờ cơ
quan định giá của Sở Tài chính định giá hộ và phí định giá sẽ do khách hàng
chịu.
SVTH: Trần Thị Kim Nga Trang: 22
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đinh Bảo Ngọc
Hàng hoá cầm cố là xe máy thì ngân hàng sẽ giữ tại kho của mình và sẽ cho
vay tối đa 70% giá trị tài sản, còn đối với xe có giá trị lớn như xe tải, xe ô tô, thì
ngân hàng chỉ xác nhận vào giấy chứng nhận đăng ký phương tiện và hợp đồng

bảo hiểm, mức cho vay tối đa là 50% giá trị tài sản.
* Cho vay thế chấp:
Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng sẽ mang bản chính giấy chứng nhận
QSD đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền trên đất đến chi nhánh, trình bày về
nhu cầu vốn của mình. CBTD sẽ xem xét tính chất pháp lý về QSD đất và quyền
sở hữu tài sản gắn liền trên đất của chủ sở hữu, đất đó có nằm trong quy hoạch
của thành phố hay không? Nếu hợp lệ CBTD sẽ hẹn ngày đến thẩm định.
Trong quá trình thẩm định, CBTD sẽ kiểm tra diện tích đất, vị trí và hiện
trạng của tài sản gắn liền trên đất có đúng với giấy chứng nhận QSD đất hay
không? Nếu có, CBTD căn cứ vào khung giá đất của UBND thành phố để định
giá đất và tài sản gắn liền trên đất.
Sau đó, khách hàng và ngân hàng sẽ tiến hành ký kết hợp đồng tín dụng, lập
hợp đồng thế chấp và công chứng hợp đồng thế chấp. Ngân hàng sẽ giải ngân
cho khách hàng đồng thời khách hàng phải giao bản chính giấy chứng nhận QSD
đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền trên đất cho ngân hàng giữ.
Trong trường hợp cho vay có bảo lãnh của bên thứ ba thì ngân hàng cũng sẽ
thẩm định đất và tài sản gắn liền trên đất của chủ thể bảo lãnh và tiến hành định
giá để cho vay.
* Cho vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay:
Đối với hình thức vay này, ngân hàng chỉ áp dụng đối với những khách
hàng lớn và có uy tín với ngân hàng. Trường hợp ngân hàng cầm cố tài sản thì
mức cho vay tối đa là 75%, còn trường hợp khách hàng giữ tài sản thì mức cho
vay tối đa của ngân hàng sẽ là 50%. Ngân hàng đòi hỏi khách hàng phải có mức
vốn tự có tối thiểu là 35% giá trị tài sản và vốn này bắt buộc gửi vào ngân hàng,
được phong toả trên một tài khoản. Tài khoản này sẽ được giải toả cùng với quá
trình giải ngân của ngân hàng để mua tài sản.
Khi đến vay vốn ngân hàng để mua tài sản, đòi hỏi khách hàng phải mang
theo bảng báo giá để CBTD xem xét, kiểm tra. Trong quá trình giải ngân để mua
tài sản phải có sự giám sát của CBTD để tránh rủi ro cho ngân hàng.
2.3.1. Tình hình chung về cho vay có bảo đảm của ngân hàng NNo &

PTNT quận Ngũ Hành Sơn
Bảng 4:Tình hình chung về cho vay có bảo đảm
ĐVT:triệu đồng
SVTH: Trần Thị Kim Nga Trang: 23
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đinh Bảo Ngọc
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch
ST TT ST TT ST TT
Cho vay có bảo đảm 180.76
3
100 240.353 100 59.590 32,96
Cho vay có bảo đảm bằng tài sản 150.980 83,52 156.243 65 5.263 3,48
Cho vay có bảo đảm không bằng
tài sản
29.783 16,48 84.110 35 54.327 182,40
(Nguồn: báo cáo số liệu về tín dụng năm 2006-2007)
Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của tín dụng là cho vay phải có bảo
đảm , đó là cơ sở để ngân hàng được quyền thu nợ ngay nếu khách hàng vốn
không đúng mục đích và một khoản cho vay có bảo đảm bằng tài sản thường
được các ngân hàng ưa chuộng hơn .
Theo điều NĐ 178/1999NĐ-CP nêu rõ “ Tổ chức tín dụng có quyền lựa chọn,
quyết định việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản , cho vay có bảo đảm không
bằng tài sản theo quy định của nghị định này và chịu trách nhiệm vè quyết định
của mình….” Hầu hết các ngân hàng Thương mại đều có tỉ lệ cho vay có bảo
đảm bằng tài sản cao hơn nhiều so với cho vay có bảo đảm không bằng tài sản cụ
thể nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy cho vay có bảo đảm bằng tài sản chiếm tỷ
trọng chủ yếu , Năm 2006 cho vay có bảo đảm bằng tài sản chiểm tỷ trọng
83,52% năm 2007 chiếm 65% .Năm 2006 hình thức trả lương qua tài khoản mở
tại ngân hàng đã được áp dụng cho các cơ quan , đơn vị trên địa bàn Quận
.Chính nhờ điều này , ngân hàng đã ký kết hợp đồng thoả thuận với các thủ

trưởng và chủ tịch công đoàn , các dơn vị , trường học… thực hiện giai giản cho
cán bộ cong nhân viên theo hình thức thế chấp bằng tiền lương . Hình thức cho
vay này đã được đông đảo cán bộ công nhân viên hưởng ưứng. Vì vậy cho vay
có bảo đảm không bằng tài sản của ngân hàng tăng mạnh , cụ thể 54.327 triệu tức
tỉ lệ tăng 182,40%
SVTH: Trần Thị Kim Nga Trang: 24
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đinh Bảo Ngọc
2.3.2 Tình hình cho vay bảo đảm bằng tài sản tại NHNNo&PTNT
Quận Ngũ Hành Sơn
Bảng 5:Tình hình cho vay có bảo đảm bằng tài sản
ĐVT:triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch
ST TT ST TT ST TT
DSCV 150.987 100 156.243 100 5.256 3,48
Thế chấp 76.399 50,6 85.308 54,6 8.909 11,66
Cầm Cố 38.199 25.3 39.060 25 861 2,25
Bảo Lãnh 36.389 24.1 31.875 20,4 -4.514 -12,4
DSTN 135.464 100 140.720 100 5.256 3,87
Thế chấp 71.254 52,6 72.752 51,7 1.498 2,1
Cầm Cố 35.762 26,4 36.350 25,8 588 1,64
Bảo Lãnh 28.448 21 31.618 24,5 3.170 11,14
DNBQ 105.033 100 120.556 100 15.523 14,78
Thế chấp 61.654 58,7 62.327 51,7 673 1,09
Cầm Cố 29.514 28,1 32.550 27 3.306 10,28
Bảo Lãnh 13.865 13,2 25.679 21,3 11.814 85,2
Nợ Xấu 10.135 100 8.465 100 -1.670 -16,47
Thế chấp 4.745 46,82 4.125
48,73
-620 -13,07

Cầm Cố 2.603 25,68 2.317 27,37 -286 -10,9
Bảo Lãnh 2.787 27,5 2.023 23,9 -764 -27,4
TLNX 0,096 0,0702 -0,0258
Thế chấp 0,0769 0,0661 -0,0108
Cầm Cố 0,0882 0,0711 -0,0171
Bảo Lãnh 0,201 0,0787 -0,1223
(Nguồn: báo cáo số liệu về tín dụng năm 2006-2007)
Từ bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay có bảo đảm bằng tài sản tăng
nhưng doanh số thu nợ trong cho vay có bảo đảm bằng tài sản cũng tăng .
* Đối với hình thức thế chấp: Doanh số cho vay thế chấp năm 2007 có xu
hướng tăng cụ thể 8,909triệu đồng với tỉ lệ tăng 11,66% . Do năm 2007 thị
trường bất động sản biến động rất lớn , thị trường nhà đất có xu hướng sôi động
trở lại. Giá trị đất tăng lên nên những người có đất muốn vay tiền sẽ có giá trị tài
sản bảo đảm cao nên vay được một số tiền lớn hơn
DNBQ theo hình thức này Tăng trông thấy 673 triệu đồng (1,09%). Nợ Xấu giảm
qua 2 năm 620 triệu đồng (tương ứng 13,07%). Như vậy, ta thấy tuy hình thức
SVTH: Trần Thị Kim Nga Trang: 25

×