Đề bài số 25: Phân tích nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm
hành chính, cho ví dụ
Từ ngữ viết tắt: VPHC – Vi phạm hành chính
TQXP VPHC – Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
Bài làm:
Ngay phần mở đầu của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002
( bài làm có bổ sung Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh
xử phạt vi phạm hành chính….ngày 02/04/2008) có đoạn: “đấu tranh phòng
ngừa và chống vi phạm hành chính, góp phần giữ vững an ninh, trật tự, an
toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá
nhân, tổ chức, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực
quản lý của Nhà nước”. Vậy vi phạm hành chính ( VPHC) là gì? Các nguyên
tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính ( TQXP VPHC) được
tiến hành như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu……
Về khái niệm VPHC và TQXP VPHC. VPHC là hành vi do cá nhân
hoặc tổ chức thực hiện với lỗi cố ý hay vô ý, vi phạm các quy định của pháp
luật về quản lí Nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của
pháp luật phải bị xử phạt VPHC. Tại khoản 2, Điều 1 Pháp lệnh xử lí vi
phạm hành chính năm 2002, VPHC được định nghĩa một cách gián tiếp:
“Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ
chức (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi
phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội
phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.”
TQXP VPHC là khả năng được áp dụng các biện pháp xử lí hành chính
trong giới hạn nhất định cho cá nhân hoặc tổ chức. Thẩm quyền xử lí vi
phạm hành chính của chủ thể nào đó được xác định bằng những quyền hạn
mà pháp luật quy định cho các chủ thể đó được áp dụng biện pháp xử lí với
mức độ được xác định cụ thể. Theo pháp luật hiện hành, rất nhiều chủ thể có
thẩm quyền trong xử phạt vi phạm hành chính. TQXP VPHC được quy định
tại Điều 42 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002.
Nội dung của Điều 42 quy định nguyên tắc xác định TQXP VPHC. Nguyên
tắc này được xây dựng dựa trên ba tiêu chí, đó là thẩm quyền quản lí, mức
tối đa của khung phạt tiền và hình thức xử phạt.
Nội dung của nguyên tắc xác định TQXP VPHC (3 nguyên tắc).
1. Xác định thẩm quyền xử phạt theo thẩm quyền quản lí.
Pháp luật quy định TQXP VPHC chính dựa theo thẩm quyền quản lí nhằm
tạo điều kiện để việc xử lí vi phạm hành chính có thể tiến hành nhanh chóng,
kịp thời và chính xác. Song không phải bất kì chủ thể nào cũng có thẩm
1
quyền quản lí cũng đều có TQXP VPHC mà chỉ có các chủ thể được quy
định tại Điều 28 đến Điều 40 của Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm
2002 mới có TQXP VPHC. Trong đó, từ điều 28 đến điều 30 là theo thẩm
quyền quản lí thì chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp có TQXP VPHC trong
các lĩnh vực quản lí Nhà nước ở địa phương. Còn từ điều 31 đến điều 40 là
người có TQXP VPHC có thẩm quyền xử lí vi phạm hành chính thuộc các
lĩnh vực ngành mình quản lí.
Vấn đề này bổ sung và tạo điều kiện để hiểu rõ hơn về khía cạnh thẩm quyền
xử phạt khi áp dụng nguyên tắc xử lí vi phạm hành chính được quy đinh tại
khoản 3 Điều 3 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002; “ Một vi
phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần” tránh trường hợp nhiều người cùng
xử phạt một vi phạm hành chính.
Ví dụ: Đối với hành vi kinh doanh dịch vụ văn hóa nơi công cộng gây ồn ào
quá mức cho phép thì cảnh sát nhân dân, Thanh tra chuyên ngành văn hóa
thông tin, Chủ tịch Ủy ban nhân dân địa phương đều có quyền xử phạt
Hoặc đối với hành vi xả rác thải nơi công cộng thì Chủ tịch Ủy ban nhân
dân, Thanh tra chuyên ngành Y tế, thanh tra chuyên ngành Bảo vệ môi
trường, Cảnh sát nhân dân đều có quyền xử phạt...
2. Xác định thẩm quyền xử phạt theo mức tối đa của khung phạt tiền.
Xác định thẩm quyền xử phạt theo mức tối đa của khung phạt tiền là quy
định đối với từng vi phạm cụ thể nhằm phân định thẩm quyền xử phạt giữa
những người có thẩm quyền xử phạt trong cùng mọt lĩnh vực, một ngành
quản lí. Mức tối đa của khung phạt tiền quy định đối với từng hành vi là một
trong những tiêu chí làm căn cứ để xác định thẩm quyền xử phạt, bởi lẽ phạt
tiền là biện pháp xử phạt hành chính được áp dụng đối với hầu hết các vi
phạm hành chính trong tất cả các lĩnh vực trong quản lí hành chính Nhà
nước. Mức phạt tiền thể hiện tính nguy hiểm của hành vi, cũng như sự đánh
giá của Nhà nước với hành vi đó.
Khoản 2 Điều 42 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 quy định:
‘Thẩm quyền xử phạt của những người từ Điều 28 đến Điều 40 pháp lệnh
này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính. Trong
trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối
đa của khung phạt tiền quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể”
Ví dụ: Một người có bằng lái xe ô tô đã hết hạn sử dụng điều khiển ô tô đi
vào đường cấm khi xe ô tô trong tình trạng còi, đèn không hoạt động được.
Trường hợp này người lái xe đã thực hiện 03 hành vi vi phạm hành chính
cùng một lúc.
2
Trong khi đó, thẩm quyền của Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sỹ cảnh
sát nhân dân được phạt tiền đến 200.000 đồng thì chức danh này có quyền
phạt đối với cả ba vi phạm chính trên
Theo pháp luật hiện hành, nếu vi phạm hành chính có khung phạt tiền kéo
dài qua ranh giới thẩm quyền của hai cấp xử phạt thì thẩm quyền xử phạt đối
với vi phạm đó sẽ thuộc thẩm quyền của cấp xử phạt cao hơn mà khoản 2
Điều 57 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 quy định: ‘ …Mức
tiề phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của
khung tiền phạt đó được quy định đối với hành vi đó..”
3. Xác định thẩm quyền xử phạt theo hình thức xử phạt
Mỗi vi phạm hành chính đều được quy định đồng thời với các hình thức
xử phạt tương ứng. Chủ thể có thẩm quyền xử phạt đối với vi phạm hành
chính phải là chủ thể có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt đã được quy
định cho hành vi đó. Hình thức xử phạt là một trong những tiêu chí xác định
thẩm quyền xử phạt được thể hiện rõ nét đối với các trường hợp một người
thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính ( khoản 3 Điều 42 ). Việc quy
định thẩm quyền xử phạt trong trường hợp này phụ thuộc vào hình thức,
mức phạt đối với từng hành vi chứ không phụ thuộc vào số tiền đối với hành
vi vi phạm đó. Nếu một trong các hành vi có hình thức, mức phạt được quy
định vượt quá thẩm quyền của người xử phạt thì người đó phải chuyển đến
cấp có thẩm quyền xử phạt. Trong xử phạt hành chính tất cả các chủ thể có
thẩm quyền xử phạt đều có quyền áp dụng hình thức phạt tiền và cảnh cáo vì
vậy nếu theo tiêu chí hình thức xử phạt thì các chủ thể có thẩm quyền khác
nhau đối với việc áp dụng các biện pháp xử phạt bổ sung và áp dụng các
biện pháp khắc phục hậu quả.
Ví dụ: Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ 2010:
Điều 5: Hình thức xử phạy vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục
hậu quả, tại khoản 2: “Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức
vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ
sung sau đây:a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời
hạn hoặc không thời hạn;b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để
vi phạm hành chính.”
3