Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.33 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>1)</b> - Tác giả của bài thơ “Ông đồ” là Vũ Đình Liên. <i>(0,5 điểm)</i>
- Kể tên 2 bài thơ khác thuộc phong trào Thơ mới: + “Nhớ rừng” <i>(0,25 điểm)</i>
+ “Quê hương” <i>(0,25 điểm)</i>
<i><b>2)</b></i> HS có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, miễn tỏ ra hiểu đúng “một thời tàn” là khi
Hán học suy tàn, các nhà nho (những ông đồ) từ chỗ là nhân vật trung tâm bỗng bị cuộc đời bỏ
quên. <i>(0,5 điểm)</i>
- Số phận ông đồ trong thời buổi ấy thật đáng thương, tội nghiệp. (0,5 điểm)
<i><b>3)</b></i> - Tên biện pháp tu từ: so sánh <i>(0,5 điểm)</i>
- Tác dụng: ca ngợi tài năng viết chữ của ông đồ <i>(0,5 điểm)</i>
<b>4)</b> HS có thể trình bày theo cảm nhận của mình theo nhiều cách nhưng cần nêu được các ý sau:
- Bài học về lòng yêu thương con người, sự quan tâm đối với những người xung quanh ta. <i>(1,5</i>
<i>điểm)</i>
- Sự trân trọng, gìn giữ và phát huy những nét đẹp văn hóa của dân tộc (1,5 điểm)
<b>PHẦN II: ( 4,0 điểm )</b>
<b>Đề bài: Từ nội dung văn bản “Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp, hãy viết một bài văn nghị</b>
luận trình bày ý kiến của em về vấn đề học tập.
<b>* Gợi ý:</b>
<i><b>1. Mở bài:</b></i>
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: vấn đề học tập.
<i><b>2. Thân bài:</b></i> (Lần lượt trình bày ý kiến về các khía cạnh của vấn đề)
- Thế nào là học tập?
- Mục đích của việc học?
- Nội dung học tập?
- Ý nghĩa/ Tác dụng của việc học đối với bản thân, gia đình, xã hội..
- Phương pháp (Học ai? Học ở đâu? Học như thế nào? Phê phán những phương pháp
học sai, những người có quan niệm sai lầm về việc học)
<i><b>3. Kết bài:</b></i>
- Khẳng định nội dung vấn đề nghị luận.
- Nêu nhận thức, thái độ, hành động của bản thân.
<b>TIÊU CHUẨN CHO ĐIỂM </b>
<b>Điểm 4:</b>
- Nội dung làm bài phong phú. Tỏ ra hiểu vấn đề một cách sâu sắc (đối với trình độ học sinh lớp 8).
- Thế hiện kĩ năng làm văn nghị luận nhuần nhuyễn. Luận điểm rõ ràng. Luận cứ xác đáng, lập luận
mạch lạc, có tính thuyết phục cao. Biết kết hợp các yếu tố biểu cảm, miêu tả, tự sự làm cho bài văn
sinh động, tăng sức thuyết phục.
- Diễn đạt trong sáng, gợi cảm. KHÔNG MẮC LỖI DIỄN ĐẠT.
<b>Điểm 3:</b>
- Nội dung làm bài khá phong phú. Tỏ ra hiểu vấn đề một cách tương đối sâu sắc (đối với trình độ
học sinh lớp 8).
- Thể hiện kĩ năng làm văn nghị luận vững vàng. Luận điểm rõ ràng. Lí lẽ, dẫn chứng nhìn chung
xác đáng. Trình tự lập luận khá mạch lạc, có tính thuyết phục. Biết kết hợp các yếu tố biểu cảm,
miêu tả, tự sự đạt hiệu quả nhất định.
- Bố cục tương đối chặt chẽ, cân đối..
- Diễn đạt trong sáng, trôi chảy. CHỈ MẮC VÀI LỖI DIỄN ĐẠT, KHÔNG ĐÁNG KỂ.
<b>Điểm 2:</b>
- Nội dung làm bài đầy đủ ý chính. Hiểu đúng vấn đề nghị luận so với trình độ học sinh lớp 8.
- Tỏ ra biết cách làm văn nghị luận. Lập luận tạm được tuy lí lẽ chưa sâu sắc lắm và dẫn chứng chưa
chọn lọc.
- Bố cục rõ ràng ba phần tuy có chỗ chưa cân đối.
- Diễn đạt nhìn chung rõ các ý tuy đơi chỗ cịn dài dịng, lủng củng. MẮC KHÔNG QUÁ 7 LỖI
DIỄN ĐẠT CÁC LOẠI.
<b>Điểm 1:</b>
- Hiểu vấn đề cịn hời hợt, khơng sâu. Chưa đủ các ý chính.
- Tỏ ra cịn lúng túng, chưa nắm vững phương pháp làm văn nghị luận. Lí lẽ cịn hời hợt. Lập luận
nhiều chỗ không mạch lạc...
- Bố cục không rõ ba phần.
- Diễn đạt tạm được tuy nhiều chỗ còn dài dòng, lủng củng, luộm thuộm. MẮC QUÁ NHIỀU LỖI
DIỄN ĐẠT CÁC LOẠI.