Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tiểu luận cao học Những phẩm chất nghề nghiệp và đạo đức báo chí của nhà báo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.42 KB, 22 trang )

MỞ ĐẦU
Đất nước đổi mới, mọi mặt của đời sống xã hội có nhiều biến chuyển.
Phản ánh những thay đổi đó là nhiệm vụ của các phương tiện thơng tin đại
chúng, trong đó báo chí đóng một vai trị cực kì quan trọng.
Nhà báo là người trực tiếp tham gia vào q trình thực hiện nhiệm vụ
đó, với tư cách là chủ thể của hoạt động thông tin đại chúng. Vì thế những
phẩm chất nghề nghiệp cũng như đạo đức của nhà báo cần phải được thể hiện,
phát huy.
Mặt khác, đời sống xã hội luôn diễn biến phức tạp, nhà báo là người
phản ánh xã hội, phải hồ mình vào xã hội. Do vậy, nhà báo phải được trang
bị đầy đủ về phẩm chất nghề nghiệp và phẩm chất đạo đức. Đó cũng là điều
kiện để nhà báo có thể đứng vững, tồn tại trên con đường sự nghiệp của mình.
Phẩm chất nghề nghiệp chính là cái “tài”, cịn phẩm chất đạo đức
chính là cái “đức”. Cái “tài” và cái “đức” phải luôn đồng hành đối với mỗi
nhà báo chân chính. Có tài, có đức là một nhà báo giỏi, và đó là cơ sở để nhà
báo có thể đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp, thực hiện tốt vai trò “truyền thơng”
của mình mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Vì những lý do đó, tơi chọn đề tài “Những phẩm chất nghề nghiệp và
đạo đức báo chí của nhà báo".
Nội dung đề tài: gồm 3 phần
Phần 1: Khái qt chung
I. Thơng tin đại chúng
II. Báo chí
III. Nhà báo
Phần 2: Những phẩm chất nghề nghiệp của nhà báo
I. Một số khái niệm
II. Lý luận về phẩm chất nghề nghiệp nhà báo
III. Những phẩm chất cần có của nhà báo ở nước ta hiện nay.


Phần 3: Đạo đức báo chí của nhà báo


I. Một số khái niệm, quan niệm về đạo đức
II. Đạo đức báo chí của nhà báo
* Mục đích của đề tài:
- Giúp có cái nhìn tổng quan cả về lý luận và thực tiễn về phẩm chất
nghề nghiệp và phẩm chất đạo đức.
- Khái quát những phẩm chất nghề nghiệp, những yêu cầu về đạo đức
báo chí đối với mỗi nhà báo.
- Bản thân có cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề phẩm chất nghề nghiệp và
đạo đức báo chí, đặc biệt khi đang là sinh viên cần phải rèn luyện tu dưỡng
vấn đề đó như thế nào.
* Đề tài này là do sinh viên tự nghiên cứu, do vậy khơng tránh khỏi
thiếu sót hạn chế. Rất mong được thầy giáo và các bạn đóng góp ý kiến.
Xin chân thành cảm ơn!


PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG
I. Thông tin đại chúng
- “Thông tin đại chúng” là thuật ngữ cơ bản nhất của lý luận báo chí,
là bản chất của hoạt động báo chí, bản chất đó qui định tính chất của sản
phẩm báo chí và phương thức hoạt động của nhà báo.
- “Thơng tin đại chúng” – Tiếng Hilạp – Information có nghĩa là thông
báo, thông tin, bày tỏ. Trong ngành báo chí, đó là một tổng thể của vơ số các
kênh: Báo in, phát thanh, truyền hình.
- “Đại chúng” có nghĩa là lớn về số lượng, dành cho nhiều người, kết
quả của sản xuất dây chuyền. Cũng có thể dùng biểu thị chất lượng thấp (sản
phẩm đại chúng) hoặc trong tập hợp từ (văn hố đại chúng).
Trong thuật ngữ “Thơng tin đại chúng”, từ “đại chúng” có nghĩa là:
- Hướng tới quần chúng (xã hội, dân tộc, giai cấp, đẳng cấp, khu vực
nghề nghiệp…)
- Thích ứng với nhu cầu của cơng chúng, giúp hiểu được những vấn đề

và những hiện tượng xã hội quan trọng, đề cập trên phạm vi rộng lớn những
vấn đề về quyền lợi kinh tế, xã hội, tinh thần của quần chúng, và đáp ứng
những tin tức mà họ có thể sử dụng như của chính mình trong các lĩnh vực
khác nhau của đời sống.
- Xác lập quan điểm thống nhất trên phạm vi những vấn đề liên quan
nhằm hình thành đời sống tinh thần lành mạnh của xã hội, qua đó tác động
vào việc giải quyết các nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước.
- Tính dễ tiếp cận của thơng tin đối với đại chúng, hình thức đơn giản,
dễ sử dụng. Tức là Đại đa số các thành viên trong xã hội có khả năng tiếp cận
và thu nhận thông tin một cách phổ biến rộng rãi, dễ hiểu.
- Cơng chúng có khả năng tiếp nhận thông tin cùng lúc, liên tục, ổn
định (phát hành theo định kỳ).


- Có sự tham gia rộng rãi của quần chúng nhân dân vào công việc của
các phương tiện thông tin đại chúng dưới các dạng thức khác nhau như: thư,
cộng tác, làm việc tại các cơ sở đầu mối của xã hội.
Như vậy, về bản chất “đại chúng” trong trường hợp này là thể hiện sự
phổ biến rộng rãi về nội dung và đối tượng tác động.
- “Thông tin” - nghĩa rộng là tồn bộ các tin tức (bằng ngơn từ và cả
hình thức được ghi lại khơng bằng ngơn từ) mà báo chí đem lại cho cơng
chúng.
Nghĩa hẹp: Đó là thông tin thời sự, các tin tức và sự kiện mới, thơng tin
cơ bản và bình luận, thơng tin nghệ thuật và chính luận.
Trong các tình huống cụ thể, “thông tin” được dùng với ý nghĩa khác
nhau:
Trong hoạt động báo chí, “thơng tin” liên quan trực tiếp đến hiệu quả
của các phương tiện thông tin đại chúng, đến phương pháp, hình thức sáng tạo
của nhà báo, cũng như nguyên tắc về sự tác động qua lại giữa báo chí và công
chúng, tất cả vấn đề lý luận trong lĩnh vực báo chí.

Như vậy, hoạt động báo chí là hoạt động thông tin nhà báo là chủ thể
của hoạt động đó và nằm trong hệ thống các mối quan hệ “nhà báo – cơng
chúng thưởng thức”.
II. Báo chí.
- Báo chí là hiện tượng đa nghĩa, phức tạp. Gắn bó chặt chẽ với các
thành tố của kiến trúc thượng tầng.
- Báo chí là một loại hình nghề nghiệp có tính sáng tạo, với tính chất
chính trị xã hội rõ ràng. Hoạt động báo chí bao hàm trong đó sự vận hành
phức tạp của một loạt nghề nghiệp, quan hệ với nhau bằng quy luật vận động
nội tại của cả hệ thống và bằng hiệu quả xã hội có tính mục đích.
- Báo chí học - lý luận báo chí nghiên cứu toàn diện các vấn đề trong sự
vận hành của hệ thống báo chí. Nó làm sáng tỏ các phạm trù, các khái niệm
cơ bản, tìm ra những mối quan hệ bên trong, sự vận động qua lại giữa bản


thân báo chí với các tiến trình xã hội khác, phát hiện ra tính quy luật cũng như
những phương pháp, nguyên tắc, con đường nhàm tăng cường chất lượng hoạt
động của mỗi nhà báo, mỗi cơ quan báo chí và cả hệ thống các phương tiện
thông tin đại chúng.
- Thông thời đại ngày nay, báo chí là một hiện tượng đặc biệt phổ biến,
tác động từng ngày, từng giờ vào xã hội, quan hệ tới từng địa phương, từng tổ
chức, từng thành viên của xã hội.
Dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ,
đời sống vật chất và tinh thần của xã hội có những bước phát triển to lớn và
nhanh cóng, do vậy, quy mơ, phạm vi, hình thức hoạt động của báo chí ngày
càng mở rộng. Nó thu hút sự quan tâm của đại bộ phận xã hội, trở thành một
phương tiện có sức mạnh, được sử dụng vào các mục đích khác nhau như:
nhân đạo, kinh doanh, kinh tế, chính trị, quân sự. Khơng có một Đảng chính
trị, một tổ chức, lực lượng kinh tế - xã hội nào không sử dụng báo chí như
một phương tiện thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của mình.

Đảng ta khẳng định: “Báo chí vừa là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước,
của các đồn thể, vừa là diễn đàn của nhân dân”.
Mặt khác, trong xã hội hiện đại, báo chí cịn là một hoạt động thông tin
đại chúng nhất, năng động nhất, hiệu quả nhất và có nhiều cơng chúng nhất.
Nó đề cập đến những cái mới trong mọi mặt của đời sống một cách xác thực,
cụ thể, đáp ứng yêu cầu thời sự và tính định hướng trực tiếp, thơng qua đó tác
động mạnh mẽ đến đời sống, trở thành một trong những động lực thúc đẩy sự
phát triển của xã hội.
Báo chí là tên gọi chung đối với các loại hình báo in, báo hình, báo nói,
báo điện tử. Nhiệm vụ của chúng là cung cấp thông tin nhằm thoả mãn nhu
cầu của cơng chúng và những sự thật nóng hổi, sinh động mới xảy ra. Đó là
những sự thật tiêu biểu, mới xảy ra, được phản ánh một cách chính xác, cụ
thể, tỉ mỉ, cặn kẽ.


Tóm lại, báo chí có vai trị to lớn trong xã hội. Đó là một nghề cao quý,
vinh quang, quyền lực nhưng cũng nhiều gian nan, nguy hiểm.
III. Nhà báo.
Theo www bách khoa tồn thư gov.vn: nhà báo cịn gọi là ký giả, là
người làm cơng tác báo chí chun nghiệp như phóng viên, biên tập viên, thư
ký tồ soạn, tổng biên tập, phổ thông biên tập, các trưởng ban nghiệp vụ báo
chí.
Nhà báo là chủ thể của hoạt động thông tin đại chúng, là người sáng tạo
ra tác phẩm báo chí. Tác phẩm báo chí là đứa con tinh thần của nhà báo, do
nhà báo “thai nghén” tạo ra, trình làng cơng chúng.
John Hohenberg (viện đại học Columbia) nhấn mạnh vai trò của nhà
báo: “Bổn phận căn bản của anh (ký giả) là vạch trần sự phức tạp của cuộc
sống, cố gắng giải thích cho cơng chúng biết ý nghĩa của các tin tức cũng như
tường thuật các biến cố”
Ví là chủ thể của hoạt động thơng tin đại chúng, nên nhà báo phải là

người có phẩm chất về nghề nghiệp, có đạo đức báo chí. Mặt khác nhà báo
phải là người có trách nhiệm cơng dân, được pháp luật bảo hộ về quyền và
nghĩa vụ, có địa vị pháp lý. Ngồi ra, nhà báo cũng có các tổ chức nghề
nghiệp.
Luật báo chí Việt Nam, điều 14 chương IV quy định: “Nhà báo phải là
người có quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam, có đủ các
tiêu chuẩn chính trị, đạo đức nghề nghiệp báo chí do Nhà nước quy định,
đang hoạt động hoặc cơng tác thường xuyên với một cơ quan báo chí Việt
Nam và được cấp thẻ Nhà nước”.
Điều 15 chương IV của luật báo chí Việt Nam cũng quy định về quyền
và nghĩa vụ của nhà báo”. Nhà báo có quyền và nghĩa vụ sau đây:


1. Nhà báo có quyền và nghĩa vụ thơng tin trung thực, phản ánh ý kiến,
nguyện vọng của nhân dân góp phần thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự
do ngơn luận trên báo chí của cơng dân.
2. Nhà bào có quyền hoạt động báo chí trên lãnh thổ cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
3. Nhà báo chịu trách nhiệm về nội dung tác phẩm báo chí của mình, có
quyền khước từ việc biên soạn hoặc tham gia biên soạn tác phẩm báo chí trái
với luật này.
4. Nhà báo được hưởng một số chế độ ưu tiên, ưu đãi cần thiết cho hoạt
động báo chí theo quy định của hội đồng bộ trưởng.
Không ai được đe doạ, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân
phẩm của nhà báo hoặc phá huỷ, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo
trong hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật.
Không ai được lạm dụng danh nghĩa nhà báo để làm việc vi phạm pháp
luật.
Kết luận.
Xã hội càng phát triển, nhiệm vụ của báo chí càng quan trọng, nặng nề.

Trong đó, nhà báo đóng vai trị là chủ thể của hoạt động thơng tin đại chúng.
Khi trình độ học vấn cơng chúng tăng, xuất hiện lợi ích và nhu cầu
khác nhau từ “Thơng tin đại chúng”. Khi đó báo chí cũng có bước phát triển
mới. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề đặt ra với nhà báo về trình độ chuyên môn,
về đạo đức nghề nghiệp, về năng lực, về ý thức trách nhiệm … làm sao thể
hiện được sự hài hồ giữa nhà báo và cơng chúng, phải khẳng định được nhà
báo là “chủ” của thông tin đại chúng.
Tài năng và đạo đức cũng như năng lực, ý thức trách nhiệm của nhà
báo phải có sự kết hợp hài hồ, phải được tồn tại trong tâm hồn, con người
nhà báo.


PHẦN 2: NHỮNG PHẨM CHẤT NGHỀ NGHIỆP CỦA NHÀ BÁO.
1. Một số khái niệm
Có quan niệm cho rằng: “Phẩm” tức là tư cách; “chất” tức là tính chất.
“Phẩm chất” tức chỉ tư cách đạo đức.
“Phẩm chất” tức bản chất, bản chất ấy quy định sự vật đó tốt hay xấu.
Đơi lúc hình tượng bên ngồi tốt nhưng bản chất xấu dễ làm người ta lầm. Ví
dụ như ta mua trái cây nhìn bề ngồi thấy chín đỏ nhưng bên trong lại xấu vì
màu đỏ chín là do cơ hàng bán nhuộm thành. Chính bản chất bên trong con
người quyết định con người đó tốt hay xấu, chứ xã giao bên ngồi chưa chắc,
vì thế nên có câu “tri nhân tư diện bất tri tâm, biết con người biết mặt nhưng
không biết lòng” và ở lâu mới biết được lòng người vậy.
(Khư phạm)
- “Nghề” tiếng La tinh – professio có nghĩa là “cơng việc làm” được
chính thức chỉ rõ.
“Nghề nghiệp” - đó là một loại hình lao động đặc biệt - loại hình này
xuất hiện trong điều kiện phân cơng lao động - đòi hỏi phải nắm bắt được
tổng thể những kiến thức chung và chuyên biệt và những kỹ năng thực hành
được củng cố qua kinh nghiệm.

Trong hoạt động thông tin đại chúng, công việc của nhà báo tồn tại với
những biểu hiện nghề nghiệp đặc biệt, với những tác động qua lại đặc thù,
điều đó tạo thành “cấu trúc” nhân cách của từng nhà báo chuyên nghiệp.
2. Lý luận về phẩm chất nghề nghiệp nhà báo
Nói tới phẩm chất nghề nghiệp của nhà báo là nói tới thế giới nhân
cách của một nhà báo chuyên nghiệp và thế giới nhân cách đó của nhà báo là
tổng thể của các yếu tố sau:
- Lập trường xã hội - thế giới quan
- Những đam mê, những năng lực
- Những đặc điểm cá nhân và những khả năng cá nhân


- Kiến thức
- Kỹ năng và kinh nghiệm
- Ý thức trách nhiệm
Các yếu tố đó khơng có ranh giới cứng nhắc mà trái lại tồn tại những
mối quan hệ qua lại, phụ thuộc lẫn nhau mang tính chất tồn diện.
Ví dụ: ý thức trách nhiệm địi hỏi phải có kiến thức trong lĩnh vực luật
pháp và đạo đức học, còn kinh nghiệm thì địi hỏi có sự tư duy bằng lý luận.
Cho dù những ham mê có lớn đến đâu đi nữa, song chúng chỉ có thể được
thực hiện nếu được đảm bảo bằng tri thức và kinh nghiệm. Hơn nữa cịn tuỳ
thuộc vào năng lực, lập trường xã hội.
Nói như vậy để thấy rằng, nhà báo muốn “tồn tại” và là người có tham
vọng thì phải có những yếu tố trên (chí ít cũng ở mức độ tối thiểu). Vì nếu
nhà báo khơng có những phẩm chất ấy hoặc những phẩm chất ấy phát triển
kém thì những phẩm chất khác bị hạn chế, kìm hãm.
Ví dụ: Anh lo có năng lực, ý thức trách nhiệm thì anh khơng thể hiện
được nhiệm vụ, yêu cầu của nhà báo, và thế là những phẩm chất khác như
kinh nghiệm, đam mê, đặc điểm cá nhân… khơng thể hiện được. Tức là khi
đó, nhà báo “không tồn tại”.

Mặt khác, đã là nhà báo thì phải tự thấy mình có trách nhiệm trước
cơng chúng chứ không phải là bổn phận “làm việc cho công chúng”. Hơn nữa,
nếu như có kiến thức, kinh nghiệm và những phẩm chất cá nhân nhưng anh
khơng có lập trường xã hội, thái độ chính trị vơ ngun tắc thì ý thức trách
nhiệm nghề nghiệp của anh cũng không thể phát triển bình thường.
Rõ ràng, khi xem xét vấn đề phẩm chất nghề nghiệp của nhà báo, về
mặt lý luận phải thấy rằng đó là sự thống nhất giữa những phẩm chất, còn
trong thực tiễn phải tạo ra sự phát triển hài hoà tối đa giữa những phẩm chất
ấy. Nếu nhà báo nào mà những phẩm chất ấy chưa đủ hoặc mất cân đối thì sẽ
mất nghiêm trọng đối với những địi hỏi của nghề nghiệp trong q trình hình
thành đội ngũ nhà báo làm việc trong các phương tiện truyền thông đại chúng.


Ví dụ: Lập trường xã hội cứng nhắc, khơng uyển chuyển là cải tạo nên
những kẻ giáo điều. Nhưng có lập trường mà năng lực sáng tạo yếu, thiểu chất
trí tuệ, thiếu lịng dũng cảm, niềm tin mù qng thì cũng vậy mà thơi. Cịn lập
tường của nhà báo mà ngả theo chiều gió thì thường là thái độ q dễ dàng
đối với những gì được coi là nguyên tắc, là thái độ trơ trẽn, vơ sổ đối với
những gì được coi là lý tưởng, là giá trị.
Bên cạnh những phẩm chất chung, khi đề cập đến phẩm chất nghề
nghiệp của nhà báo không thể bỏ qua phẩm chất riêng biệt của mỗi nhà báo,
điều đó mang tính sáng tạo, mới mẻ, đặc sắc.
Những phẩm chất riêng lẻ đó là cần thiết, bổ sung cho những thiết sót
nhất định.
Ví dụ: có nhà báo có ưu thế về tư duy logic, ưu thế về tư duy trìu tượng
nhưng có nhà báo lại dựa nhiều vào sự chứng minh chặt chẽ, dựa vào việc
trình bày các chi tiết và tiểu tiết. Có nhà báo lại mạnh về lĩnh vực dự báo, có
người lại tập trung vào những sự tương đồng lịch sử…
Đó là những phẩm chất cá nhân riêng lẻ thể hiện tài năng mỗi nhà báo.
Và mỗi nhà báo phải cố gắng nhìn thấy bản thân mình và hồn thiện, phát

triển những phẩm chất, trở thành “nhà báo chuyên nghiệp”. Tức là với tư cách
là “nhà báo chuyên nghiệp”, anh phải chú ý rèn luyện, phát triển những khả
năng, phẩm chất cá nhân, độc nhất vơ nhị của mình.
Tóm lại, phẩm chất nghề nghiệp là thế giới nhân cách của nhà báo, đó
là một chỉnh thể. Các phẩm chất có mối liên hệ khăng khít với nhau. Mỗi một
phẩm chất đều có vị trí, vai trị riêng, cần có ở mỗi nhà báo và mỗi nhà báo
cần phải hội tụ đủ những phẩm chất nghề nghiệp, phát huy sở trường cá nhân,
hình thành tư cách là “nhà báo chuyên nghiệp”
3. Những phẩm chất cần có của nhà báo ở nước ta hiện nay.
Có ý kiến cho rằng, một phóng viên giỏi cần có những phẩm chất sau:
- Biết đặt nhiều câu hỏi.
- Biết cân đối và công bằng


- Đáng tin cậy và có trách nhiệm với độc giả.
- Lấy tin từ nhiều nguồn tin và kiểm chứng các tin của họ.
- Chân thật và không đánh cắp tin của các phương tiện truyền thông
khác.
Tuy nhiên, trong điều kiện nước ta hiện nay, để trở thành một nhà báo
giỏi, gọi là “chuyên nghiệp” thì cần phải hội tụ những phẩm chất sau đây:
- Thứ nhất, là trung thực. “Trung thực” tức chỉ sự ngay thẳng, thật thà,
đúng với sự thật, không làm sai lạc đi. (tra từ baambo.com/diet/vn-vn).
Nghề báo là nghề nhiều vinh quang nhưng cũng rất gian khổ. Dù là
nhà báo chuyên nghiệp hay cộng tác viên của báo chí, khi đã tham gia vào
lĩnh vực này, cũng đều phải quan sát, thông tin một cách trung thực, vì lợi ích
của nhân dân, của đất nước.
Mặt khác, khi xử lý thơng tin khơng những phải cần có năng lực mà
nhà báo cũng phải trung thực, chính xác, phản ánh đúng tâm tư, nguyện vọng
của công chúng, từ đó có những tác động tích cực, hiệu quả đến tiến bộ xã
hội.

Thứ hai, nhà báo phải có năng lực. Năng lực là đặc điểm của cá nhân,
đó là điều kiện chủ quan để thực hiện thành công một hoạt động đã lựa chọn.
Năng lực của một nhà báo thể hiện qua mức độ sắc bén, chiều sâu và
tính vững chắc của việc nắm giữ những kỹ năng cần thiết, đặc trưng trong
nghề nghiệp. Khi một tác phẩm báo chí ra đời – sản phẩm của lao động của
nhà báo mà mới mẻ, độc đáo, hồn hảo và có tính hiệu quả thì năng lực ấy gọi
là tài năng.
Mặt khác, khi nói một tác phẩm báo chí ra đời là kết quả hoạt động của
nhà báo tức là nhà báo đó khơng chỉ phản ánh sự kiện mà quan trọng hơn, cịn
phải là người khám phá ra hình thể và linh hồn của sự kiện. Tức là nhà báo
phải có năng lực quan sát tinh tường và trên cơ sở đó tiến hành lựa chọn.
Nhà báo phải khơng ngừng học hỏi, rèn luyện, trau dồi kỹ năng nghề
nghiệp, phát triển năng lực. Vì năng lực ln có khả năng phát triển và đòi hỏi


một sự hồn thiện và đánh bóng. Người ta nói rằng người tài năng thì 5% tư
chất là do thượng đế ban cho, còn 95% là do sự rèn luyện không mệt mỏi của
bản thân. Như vậy, quan trọng là năng lực phải được phát triển, được sử dụng
trên thực tế.
Quá trình nhận thức và phản ánh các vấn đề, sự kiện trong thực tế của
nhà báo (như cách tiếp nhận sự kiện, cách lựa chọn các chi tiết, cách thẩm
định, lý giải, đánh giá sự kiện) luôn bị chi phối bởi hàng loạt những yếu tố,
trong đó đặc biệt quan trọng là quan điểm chính trị - xã hội, lập trường xã hội
- thế giới quan của nhà báo. Đây là vấn đề “hạt nhân”, là “điểm then chốt”
trong nhân cách nhà báo.
Nhà báo phải có quan điểm, lập trường chính trị - xã hội rõ ràng. điều
đó quyết định nội dung của hoạt động, tính chất của nhận thức của nhà báo về
thực tại, quan niệm của nhà báo về một “tương lai đáng mong đợi”, về con
đường đi đến tương lai ấy, và phương cách đạt được lý tưởng.
Nói đến quan điểm chính trị của nhà báo là nói đến tính khách quan của

những thơng tin trên báo chí khơng được tách rời lợi ích và quan điểm chính
trị - xã hội của nhà báo cũng như của cơ quan báo chí.
Nghề báo có quan hệ tới đông đảo mọi tầng lớp, giai cấp trong xã hội.
Báo chí góp phần hình thành tâm lý và dư luận. Dư luận xã hội tích cực là tiền
đề, điều kiện, nguyên nhân cho trạng thái chính trị - xã hội ổn định. Ngược
lại, khi niềm tin, định hướng chính trị đánh mấy thì đó là sức mạnh phá hoại
ghê gớm đối với sự ổn định của chế độ. Điều này đặc biệt nguy hiểm trong
những thời điểm xuất hiện những biến cố phức tạp. Ví dụ như biến cố ở Chi
Lê (1973), Rumani (1989), ở Liên Xơ (1991).
Ngồi ra, nhà báo phải có trách nhiệm tuyên truyền đường lối, quan
điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, biểu dương những
gương tiêu biểu những điển hình tốt, đấu tranh phê phán với những hành vi
phạm pháp, những hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, và các tệ nạn xã hội. Đó
là sự thể hiện quan điểm chính trị - xã hội nhạy bén của nhà báo.


- Nhà báo khơng những có phẩm chất chính trị, mà họ cịn phải có vốn
sống phong phú và kiến thức sâu rộng về nhiều mặt. Chính kiến thức, kinh
nghiệm sống và trình độ văn hố sẽ tạo cơ sở cho phương pháp hoạt động
thực tiễn một cách khoa học, hiệu quả. Hay nói cách khác, nhà báo phải có
những đặc điểm, khả năng của cá nhân. Đây chính là một yêu cầu về phẩm
chất nghề nghiệp của nhà báo.
- Có “kiến thức sâu rộng” về nhiều mặt tức là nhà báo phải có kiến thức
về nhiều lĩnh vực khác nhau, phải hiểu rõ được mọi tình huống của cuộc sống
xét về tổng thể, và vì vậy phải hiểu rõ được một hiện tượng ở nhiều khía cạnh,
trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Vì thế, nhà báo (cũng giống như một
chính trị gia) có nghĩa vụ phải nắm được chiếc “chìa khố vạn năng” trong
nhận thức cuộc sống, điều đó chỉ đạt được khi có trình độ học vấn “bách
khoa”.
Muốn có “vốn sống phong phú” thì nhà báo phải đi nhiều, lăn lộn

nhiều. Những chuyến đi đó giống như những cuộc lữ hành mệt mỏi nhưng
cũng lắm thú vị, khơng ít gian nan, nguy hiểm nhưng cung nhiều niềm vui và
nhất là được tiếp xúc, được hiểu biết để phản ánh một cách chính xác, kịp thời
về những cái mới nảy sinh.
Tuy nhiên, đi nhiều thì nhà báo phải có những tham số về thể chất
nhất định, sức chịu đựng, năng lực làm việc trong những điều kiện bất bình
thường. Phải sẵn sàng chịu đựng những thiếu thốn - “thiếu ăn, thiếu ngủ, đi ba
ngày trời chỉ để có được vài dịng đăng trên báo”.
Có kiến thức sâu rộng, vốn sống phong phú nhưng để tìm ra được
“chân lý” địi hỏi mỗi nhà báo phải có lịng dũng cảm. Đó là dũng cảm trong
tư duy, dũng cảm trước những sự truy bức có thể diễn ra, những sự hăm doạ,
những nguy hiểm trong quá trình đi tìm kiếm và sau khi cơng bố thơng tin.
- Trong tình hình hiện nay, nhà báo phải có kỹ năng nghề nghiệp,
trình độ nghiệp vụ chuyên môn, cũng như kinh nghiệm để có thể nắm bắt


được cơng nghệ làm báo hiện đại, vì hiện nay “hàm lượng khoa học” của báo
chí đang tăng lên.
- Một vấn đề nữa của phẩm chất nghề nghiệp nhà báo đó là ý thức
trách nhiệm. Đây là vấn đề mang tính khách quan và chủ quan. Khách quan
đó là tổng thể những đòi hỏi cần được thực hiện phù hợp với các quy luật của
thực tại, không phụ thuộc vào ý chí của con người. Cịn chủ quan đó là nhận
thức và tinh thần sẵn sàng của nhà báo đối với nghĩa vụ được quy định trong
luật pháp, trong các chuẩn mực đạo đức.
- Ý thức trách nhiệm: là sự thể hiện (nhận thức, việc chấp nhận thực
hiện và mức độ thực hiện) nghĩa vụ nghề nghiệp, năng lực gắn kết lập trường
và hoạt động của mình với những kết quả và sự cần thiết của hoạt động đó.
Nói tới ý thức trách nhiệm là nói tới sự thể hiện nghĩa vụ xã hội của
nhà báo. Nhà báo phải nhận thức được ý thức trách nhiệm của mình bằng sự
cố gắng, hành động một cách có trách nhiệm. Cịn kết quả hoạt động thì do xã

hội phán xét: Nếu vi phạm pháp luật thì chịu sự phán xét của tồ án, vi phạm
đạo đức thì chịu sự phán xét của lương tâm và danh dự.
Nói tóm lại: Có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp
trong sáng, có tư duy sắc bén, có vốn sống, kỹ năng và phương pháp khoa
học, có năng lực, trung thực và ý thức trách nhiệm. Đó là những yêu cầu cơ
bản về chân chính ở nước ta hiện nay.
* Kết luận: Thế giới nhân cách của nhà báo là tổng hợp những phẩm
chất cần có của mỗi một nhà báo. Những phẩm chất đó tồn tại, tác động trong
mối quan hệ qua lại, khăng khít với nhau. Mỗi một nhà báo phải không ngừng
học hỏi rèn luyện, phát triển về mọi mặt, xứng đáng là nhà báo chân chính
trong thời đại mới.


PHẦN 3: ĐẠO ĐỨC BÁO CHÍ CỦA NHÀ BÁO
1. Một số khái niệm, quan niệm về đạo đức
- Theo Khổng Tử:
+ “Đạo” là hướng đi, lối đi, lối làm việc ăn, ở.
+ “Đức” là sống đúng luân thường đạo lý
Còn Lão tử cho rằng: “Đức” là tu thân tới mức hợp nhất với trời đất,
an hoà với mọi người.
- Theo bachkhoatoanthu.gov.vn: Đạo đức được xem là khái niệm luân
thường đạo lý của con người, thuộc về vấn đề tốt xấu, đúng sai. Được sử dụng
trong 3 phạm vi:
+ Lương tâm con người
+ Hệ thống phép tắc đạo đức
+ Luật lệ của xã hội về cách đối xử
- Theo kinh dịch: “Đạo đức” là đức hạnh, được hiểu là năng lực thực
hiện.
- Theo tiếng Pháp - đạo đức học có nghĩa là “phong tục”. Đó là khoa
học nghiên cứu và hình thành cơ sở lý luận và những yêu cầu thực tiễn của

đạo đức.
- Có quan điểm cho rằng: Đạo đức là một hiện tượng lịch sử thuộc hình
thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, qui tắc nhằm điều chỉnh,
đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau, với xã hội, tự
nhiên, trong hiện tại và quá khứ cũng như tương lai, chúng được thực hiện bởi
niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội.
- Ở Việt Nam hiện nay, theo sách của các trường đại học: Đạo đức là
một lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội, có yếu tố tinh thần cốt lõi là ý thức
đạo đức, một trong những hình thái sớm nhất của ý thức xã hội, bao gồm
những nguyên lý (đạo lý), quy tắc, chuẩn mực điều tiết hành vi của con người
trong quan hệ với người và với cộng đồng.


2. Đạo đức báo chí của nhà báo
a. Khái niệm
Đạo đức học nghề nghiệp của nhà báo đó là những qui định đạo đức
không được ghi trong các đạo luật, nhưng được chấp nhận trong giới báo chí
và được duy trì bởi sức mạnh của dư luận xã hội, bởi các tổ chức sáng tạo –
nghề nghiệp - đó là những nguyên tắc, những qui định và những qui tắc về
hành vi đạo đức của nhà báo.
b. Một số hình thức biểu hiện:
Trong thực tiễn hoạt động của báo chí, đạo đức nhà báo thường được
biểu hiện dưới dạng hình thức quan hệ sau:
- Nhà báo - công chúng
- Nhà báo - nguồn thông tin
- Nhà báo - nhân vật trong tác phẩm của nhà báo
- Nhà báo - tác giả
- Nhà báo - tổng biên tập
- Nhà báo - tập thể ban biên tập
- Nhà báo - các đồng nghiệp

c. Đạo đức - phẩm chất đặc biệt của nhà báo
Bên cạnh những phẩm chất nghề nghiệp cần có mỗi một nhà báo cần
phải có đạo đức nghề nghiệp. Đạo đức nhà báo là cốt lõi, là gốc rễ cho sự tồn
tại, phát triển nghề nghiệp của nhà báo - tài và đức phải kết hợp, thống nhất
với nhau. Một nhà báo giỏi là một nhà báo có tài và có đức, trong đó cái
“đức” mới là quan trọng, là gốc rễ của vấn đề. Mà “đức” ở đây là phẩm chất
đạo đức của nhà báo.
Nói “đạo đức” là phẩm chất đặc biệt vì một nhà báo mà chỉ có “tài”
nhưng khơng có “đức” thì anh ta khơng thể tồn tại trong hoạt động nghề
nghiệp của mình. Khơng thể coi là nhà báo chân chính khi anh khơng có
phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Cái “đức” trong nghề báo tạo điều kiện cho
cái “tài” bay cao.


d. Thực trạng vấn đề đạo đức nghề nghiệp của nhà báo ở nước ta.
Năm 1998, Hội nhà báo Việt Nam đã đề ra “Qui ước tiêu chuẩn đạo
đức nghề nghiệp của báo chí Việt Nam” gồm 10 điều. Có thể coi đó là những
tiêu chí cơ bản gắn liền với năng lực, phẩm chất của người làm báo Việt Nam.
Chúng ta cần có những nhà báo giỏi nghiệp vụ, nhưng điều quan trọng hơn là
phải có bản lĩnh, có sự nhạy cảm về chính trị, có kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp
và trách nhiệm xã hội trong thông tin. Người phóng viên báo chí bên cạnh
việc thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ đã được “Luật báo chí” qui định cịn
phải khơng ngừng nâng cao năng lực chun mơn, nghiệp vụ, đạo đức nghề
nghiệp.
Nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhà báo chính là nâng cao tính
chiến đấu, tính tư tưởng, tính chân thật của các sản phẩm báo chí, hướng nội
dung thơng tin và trách nhiệm trung tâm là phục vụ sự nghiệp bảo vệ độc lập
dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Thực tế là có nhiều nhà báo đã không ngừng học tập, rèn luyện, tu
dưỡng đạo đức, có lối sống lành mạnh, trong sáng và ngày càng thể hiện được

vị trí, vai trị trong xã hội. Đó là niềm tự hào của những người trong nghề báo,
khẳng định uy tín, vị thế của nghề báo, xứng đáng là điểm sáng cho những
người sắp vào nghề báo noi theo, học tập.
Tuy nhiên, chúng ta phải chấp nhận một thực tế là một số nhà báo ở
nước ta cịn nhiều sai sót, thối hố đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động báo
chí. Tình trạng thiếu tu dưỡng, rèn luyện thường xuyên về phẩm chất, đạo đức
là một biểu hiện đầy lo ngại và có xu hướng tăng lên.
Trong những năm qua, một số báo đài coi thường dư luận, thậm chí cịn
dùng báo chí trù dập, xúc phạm các tổ chức xã hội và công dân.
Mặt khác, trong một số cơ quan báo chí, một lớp nhà báo trẻ đã xuất
hiện bệnh tự mãn. Nhiều phóng viên, biên tập viên vi phạm đạo đức nghề
nghiệp và vi phạm pháp luật. Đồng thời, cũng đã xuất hiện tình trạng mất


đoàn kết nội bộ ở một số cơ quan báo, đài, gây nên ảnh hưởng xấu tới uy tín
của báo chí.
* Một số ví dụ cụ thể:
- Đưa tin sai sự thật – vụ PMU18: Đã có nhiều nhà báo đưa tin sai,
thậm chí bịa đặt như: ơng Nguyễn Việt Tiến đại bia chiếm hữu bằng cách cho
một em cave ngồi vào chậu, đổ bia vào rồi mời chiến hữu. Và vì vụ đưa tin sai
này, 2 nhà báo đã bị bắt và tạm giam nhiều ngày. Nhiều nhà báo khác bị kỷ
luật.
- Vụ dùng danh nghĩa nhà báo để tống tiền: Theo cáo trạng của Toà án,
ngày 13/9/2006, Nhà báo Nguyễn Hùng Sơn nhận thông tin ban đầu từ một
người bạn về vụ tiêu cực có liên quan đến một số quan chức tỉnh Hải Dương
cấp phép cho 2 công ty ABC và Hải Vân, nhập xe ô tô về sử dụng sai mục
đích, gây thất thốt hàng trăm tỷ đồng. Lợi dụng chức danh nhà báo,
Sơn đã sử dụng thông tin này để đe doạ tống tiền, buộc ông Trinh Thắng
(Tổng giám đốc Công ty Hải Vân) phải đưa cho Sơn 10.000 USD vào ngày
17/9/2006 và bị lực lượng công an kinh tế (Bộ Công an) bắt quả tang.

* Kết luận:
Phẩm chất đạo đức của nhà báo là rất quan trọng, có vai trị đặc biệt
trong việc hình thành nhân cách nhà báo.
Phẩm chất đạo đức cùng với phẩm chất nghề nghiệp được hội tụ ở một
nhà báo giỏi. Tức là nhà báo giỏi thì phải có tài và có đức. Trong đó “đức” là
cơ sở, điều kiện để tài năng phát triển.
Mỗi một nhà báo phải không ngừng tu dưỡng rèn luyện đạo đức, phát
huy phẩm chất nghề nghiệp trở thành một nhà báo chân chính phục vụ nhân
dân, phục vụ đất nước.


TỔNG KẾT
Xã hội phát triển, đặc biệt là trong thời đại công nghệ thông tin, cho
thấy vị thế và vai trị ngày càng to lớn của các phương tiện thơng tin đại
chúng. Trong đó là nhà báo đóng vai trị với tư cách là chủ thể của các hoạt
động thông tin đại chúng.
Phẩm chất nghề nghiệp và phẩm chất đạo đức là những phẩm chất cần
phải có của mỗi một nhà báo chân chính. Trong đó mỗi phẩm chất đều có vai
trị, ảnh hưởng và mức độ tác động khác nhau trong việc hình thành nhân cách
nhà báo.
Sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước, phát triển kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam không tách rời vai trị to lớn của báo
chí. Cơ quan được coi là “quyền lực thứ tư” của xã hội.
Là sinh viên, sau khi nghiên cứu những vấn đề này, phải không ngừng
học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức có lối sống lành mạnh, trong sáng, xứng
đáng là nhà báo trong tương lai, vì một nền báo chí lành mạnh, uy tín, quyền
lực, thấm đấm tính nhân văn, khoa học.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. E.P.Prôkhôrốp - Cơ sở lý luận báo chí (tập 2), Nxb Thơng Tấn, Hà Nội,
2004.
2. Đức Dũng - 100 câu hỏi về cách viết báo, Nxb lý luận chính trị, Hà Nội –
2004.
3. T.S Nguyễn Thị Thoa - Tác phẩm báo chí Đại cương (đề cương bài giảng),
Học viện Báo chí Tuyên truyền, Hà Nội, 2008.
4. PGS.TS Nguyễn Văn Dững, Giáo trình cơ sở lý luận báo chí, Nxb Lý luận
chính trị, Hà Nội, 2006.
5. Luật Báo chí, Nxb Pháp lý, Hà Nội, 1990.
6. Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Tp Đà Nẵng, 1995.
7. Một số trang website:
- www.Bachkhoatoanthu.gov.vn
- tratu.baamboo.com/dict/vn-vn/.
- Goole.com.vn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.............................................................................................
1
PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG.............................................................
3
I. Thông tin đại chúng
.............................................................................................................................
3
II. Báo chí.
.............................................................................................................................
4
III. Nhà báo.
.............................................................................................................................
6

PHẦN 2: NHỮNG PHẨM CHẤT NGHỀ NGHIỆP CỦA NHÀ BÁO.........
8
1. Một số khái niệm
.............................................................................................................................
8
2. Lý luận về phẩm chất nghề nghiệp nhà báo
.............................................................................................................................
8
3. Những phẩm chất cần có của nhà báo ở nước ta hiện nay.
.............................................................................................................................
10
PHẦN 3: ĐẠO ĐỨC BÁO CHÍ CỦA NHÀ BÁO..........................................
15
1. Một số khái niệm, quan niệm về đạo đức
.............................................................................................................................
15


2. Đạo đức báo chí của nhà báo
.............................................................................................................................
16

TỔNG KẾT........................................................................................
19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................
20




×