Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

hướng dẫn giảng dạy môn học năm học 2020 – 2021 môn gdcd cấp thcs và thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.47 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔN HỌC NĂM HỌC 2020 – 2021 Môn: GDCD - cấp THCS và THPT (Kèm theo công văn số: 1361/SGDĐT-GDTrH ngày 15/9/2020 của Sở GDĐT về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2020-2021). Thực hiện các yêu cầu chung theo công văn số 1361/SGDĐT-GDTrH ngày 15/9/2020 của Sở GDĐT về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2020-2021; chú trọng một số nội dung cụ thể sau: 1. Thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học - Tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018; kế hoạch dạy học xây dựng trên khung thời gian 35 tuần thực học (học kỳ I: 18 tuần, học kỳ II: 17 tuần), lãnh đạo nhà trường phê duyệt trước khi thực hiện và là căn cứ để thanh tra, kiểm tra. Lồng ghép vào môn học nội dung: học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; chủ quyền Quốc gia về biên giới, biển đảo; giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, giáo dục giá trị sống; rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường…. - Các trường THPT tích hợp nội dung giáo dục phòng, chống tham nhũng trên cơ sở Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và hướng dẫn tại Tài liệu nội dung giáo dục phòng, chống tham nhũng trong môn GDCD cấp THPT (ban hành kèm theo công văn số 8784/BGDĐT-GDTrH của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 06/12/2013). 2. Đổi mới phương pháp dạy học; đổi mới kiểm tra, đánh giá - Xây dựng kế hoạch bài học theo hướng tăng cường, phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh thông qua việc thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học để thực hiện cả ở trên lớp và ngoài lớp học. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học; tăng cường kỹ năng thực hành, tổ chức các hoạt động nhằm giúp học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn góp phần hình thành và phát triển năng lực học sinh; đa dạng hóa các hình thức học tập, tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong môn học, hướng dẫn học sinh làm quen với nghiên cứu khoa học và xây dựng kế hoạch triển khai các dự án xã hội. Dạy trọng tâm kiến thức, nắm rõ khái niệm cốt lõi của chủ đề; quan tâm việc ôn tập, ôn thi cho học sinh lớp 9 và học sinh lớp 12. - Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học; hướng dẫn học sinh có phương pháp tư duy, tư duy phản biện, khả năng học tập suốt đời. Qua việc tự học, tự nghiên cứu hướng dẫn học sinh tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học; dành nhiều thời gian trên lớp cho học sinh trình bày, thảo luận, luyện tập, thực hành, bảo vệ kết quả học tập của mình; giáo viên tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận để học sinh tiếp nhận và vận dụng; kết hợp hài hòa các nhiệm vụ học tập ở trên lớp 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> với nhiệm vụ học tập ở ngoài không gian lớp học. Giáo viên cần duy trì môi trường học tập cởi mở, thân thiện, hiệu quả và đóng vai trò là người hướng dẫn học; luôn xác định hoạt động học của học sinh được coi là trung tâm của quá trình dạy học. - Tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức vào thực tiễn, để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, các vấn đề của tuổi trẻ học đường. Cân đối giữa trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng và định hướng thái độ, hành vi cho học sinh, đặc biệt quan tâm gắn học đi đôi với hành, dạy chữ đi đôi với dạy người, rèn ý thức trách nhiệm công dân. - Chú trọng đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh: Đánh giá qua các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình (bài viết, bài trình chiếu, video…). Không kiểm tra, đánh giá những nội dung, bài tập, câu hỏi vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. - Nâng cao chất lượng hệ thống câu hỏi, chú ý các nội dung tích hợp, lồng ghép; hướng dẫn học sinh đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá năng lực của mình. Nâng cao chất lượng đề kiểm tra, đề thi đảm bảo bám sát đề tham khảo, đề thi chính thức của Bộ; việc ra các câu hỏi trắc nghiệm khách quan gắn kiến thức chủ đề, môn học với thực tiễn cuộc sống; kết hợp kết quả đánh giá trong quá trình giáo dục và đánh giá tổng kết cuối kỳ, cuối năm học. Đối với lớp 9 và lớp 12, chú trọng việc xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan có 04 lựa chọn với duy nhất 01 phương án trả lời đúng. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá; chuẩn bị tốt các điều kiện để từng bước triển khai các hoạt động kiểm tra, đánh giá, thi trực tuyến, bảo đảm chất lượng, hiệu quả. 3. Sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn; đảm bảo hồ sơ chuyên môn - Sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn cần tăng cường nội dung về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; đổi mới nội dung sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu nội dung bài học, tập trung thảo luận các chuyên đề, nội dung khó của môn học hoặc những phương pháp dạy học, cách thức tổ chức lớp học sao cho hiệu quả. Tích cực giới thiệu, chia sẻ các tài liệu có chất lượng phục vụ cho chuyên môn, đặc biệt tài liệu ôn tập và các dạng câu hỏi trắc nghiệm cho học sinh lớp 9 và lớp 12. Các trường cùng địa bàn chủ động xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường, việc sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường phải thường xuyên và đi vào thực chất, tránh hình thức. - Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; quan tâm nội dung dạy học qua internet, xây dựng các bài học điện tử để giao cho học sinh thực hiện các hoạt động phù hợp trên môi trường mạng, ưu tiên các nội dung học sinh có thể tự học, tự nghiên cứu như: đọc sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, xem video 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Chủ động triển khai các hoạt động chuyên môn trên trang mạng "Trường học kết nối"; chú trọng công tác bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tổ/nhóm chuyên môn cần nâng cao chất lượng đội ngũ để đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông mới trong những năm tới, đồng thời ý thức rõ nhiệm vụ bộ môn GDCD giữ vai trò quan trọng và trực tiếp trong việc giáo dục ý thức và hành vi, hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. - Đảm bảo quy chế chuyên môn về hồ sơ, giáo án, cơ số điểm theo quy định. Giáo án được soạn mới hoặc bổ sung những vấn đề mới, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng lớp. - Sử dụng hiệu quả tủ sách pháp luật; khai thác tốt bộ tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” từ lớp 6 đến lớp 12. Cập nhật các luật hiện hành có liên quan, sử dụng có chọn lọc tài liệu về giáo dục giá trị sống, thực hành kỹ năng sống trên các kênh sách và internet./.. 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

×