Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

ĐỀ CƯƠNG môn LOGISTICS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 67 trang )

MỤC LỤC
CÂU 1. Khái niệm logistics, quá trình phát triển logistics, mối liên quan giữa
logistics và marketing, phân loại logistics, mục tiêu và vai trò của logistics,
R’S và 6 nguyên tắc logistics, quan niệm tiếp cận hệ thống trong quản trị
logistics? ....................................................................................................................3
CÂU 2. Khái niệm dòng vật tư trong logistics? Các hoạt động logistics cơ bản?
Phân tích các thành phần chi phí trong tổng chi phí logistics (liên quan tới hoạt
động logistics nào, gồm những chi phí nào, mối quan hệ với các chi phí khác
trong tổng chi phí logistics và mối quan hệ với tổng chi phí logistics, với mức
dịch vụ khách hàng) ...............................................................................................11
CÂU 3. Hệ thống Logistics (khái niệm, mục đích, đặc tính, ranh giới). Phân
loại hệ thống logistics. Công suất của hệ thống logistics. Thiết kế hệ thống
logistics phục vụ doanh nghiệp .............................................................................14
CÂU 4. Cơ sở hạ tầng Logistics (Khái niệm, phân loại)?...................................21
CÂU 5. Khái niệm Logistics KPI, liệt kê các Logistics KPIs cơ bản ; LPI ( LPI là
gì, các tiêu chí xác định LPI) ...................................................................................22
CÂU 6. : Dịch vụ khách hàng (DVKH) (khái niệm, đặc điểm, vai trò, yếu tố, các
chỉ tiêu đo lường, chiến lược dịch vụ khách hàng) ..................................................27
CÂU 7. Hệ thống thông tin logistics (khái niệm, mơ hình hệ thống thơng tin
logistics, cấu trúc, chức năng hệ thống thông tin logistics, ứng dụng)....................30
CÂU 8. Dự trữ (khái niệm và phân loại) .................................................................36
CÂU 9. Cấu thành chi phí dự trữ? Đặc điểm mơ hình dự trữ “Đẩy” và “Kéo” ......39
CÂU 10. Mơ hình EOQ đơn giản và EOQ có giảm giá? Phương pháp xác định
mức dự trữ bảo hiểm ..............................................................................................40
CÂU 11. Vai trò kho hàng trong chuỗi cung ứng; Chức năng kho hàng; Phân
loại kho hàng theo chức năng trong chuỗi logistics?...........................................42
CÂU 12. Các tác nghiệp kho cơ bản và bố trí các khu vực chức năng trong
kho? SKU là gì ? Ứng dụng mã vạch vào RFID trong kho hàng ? ....................44
CÂU 13. Các quyết định chiến lược về quản trị kho hàng trong chuỗi logistics
(quyết định về sở hữu, về mức độ tập trung và số lượng kho, phương pháp xác
định vị trí kho tối ưu)?............................................................................................49


CÂU 14. Bao bì hàng hóa (Phân loại, đặc điểm và chức năng). Vì sao bao bì
ảnh hưởng đến chi phí logistics? Tiêu chuẩn hóa bao bì trong chuỗi Logistics
1


(Vì sao cần phải tiêu chuẩn hóa, nội dung chủ yếu, lợi ích mang lại). Qúa trình
nghiệp vụ bao bì? ....................................................................................................54
CÂU 15. Khái niệm và mục tiêu của hệ thống hoạch định nhu cầu vật tư (MRP
I – Materia Requirement Planning)? Phân biệt MRP I với MRP II
(Manufacturing Resource Planning)? Trình tự xây dựng kế hoạch nhu cầu vật
tư MRP I? ................................................................................................................58
CÂU 16. Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn điều kiện giao hàng,
lựa chọn phương thức vận tải và lựa chọn nhà vận tải? ......................................59
CÂU 17. Khái niệm và vai trò của thu mua? Phân biệt mua hàng (purchasing)
với thu mua (procurement) và quản lý chuỗi cung ứng (supply management).
Quy trình thu mua? .................................................................................................64

2


CÂU 1. Khái niệm logistics, quá trình phát triển logistics, mối liên quan
giữa logistics và marketing, phân loại logistics, mục tiêu và vai trò của
logistics, R’S và 6 nguyên tắc logistics, quan niệm tiếp cận hệ thống trong
quản trị logistics?
1. Khái niệm logistics
Thuật ngữ “logistics” được sử dụng nhiều từ thế kỉ XIX với ý nghĩa là năng
lực tư duy hệ thống hoặc là kĩ năng tính tốn hợp lý. Logistics ngày nay
được sử dụng để chỉ về việc quản lý và kiểm soát sự dịch chuyển các nguồn
lực một cách khoa học.
- Theo Hội đồng quản trị logistics Hoa Kỳ (LAC- The US. Logistics

Administration Council):
Logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm sốt dịng di chuyển
và lưu kho những ngun vật liệu thơ của hàng hóa trong quy trình, những
hàng hóa thành phẩm và những thơng tin liên quan từ khâu mua sắm
nguyên vật liệu đến khi được tiêu dùng, nhằm thỏa mãn yêu cầu của người
tiêu dùng”.
- Xét từ khía cạnh quản trị các chuỗi cung ứng
Logistics là một bộ phận cẩu thành hoạt động của chuỗi cung ứng, bao
gồm việc lên kế hoạch và kiểm sốt hiệu quả dịng chảy của hàng hoả theo
cả hai chiều từ điểm sản xuất đến điểm tiêu thụ theo yêu cầu của khách
hàng
- Theo quy định tại Điều 233 Luật Thương mại năm 2005:
Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức
thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu
kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách
hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có
liên quan đến hàng hố theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao
Tóm lại, logistics có thể hiểu như sau: “Logistics là q trình tối ưu hóa về vị
trí và thời gian, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của
dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua
hàng loạt các hoạt động kinh tế”

2. Quá trình phát triển logistics
2.1. Giai đoạn 1- Phân phối vật chất (1950-1970): ứng dụng tiếp cận
3


Logistics để quản lý dịng hàng hóa trong lưu thơng phân phối. Giai
đoạn này có 2 đặc điểm:
- Sự hiện diện các dịng hàng hóa riêng biệt trong sản xuất, lưu kho và vận

tải có thể liên kết thành một hệ thống để quản lý – liên kết Vận tải –
Phân phối – Quản lý kho và tồn kho – Bao bì, nhãn mác, đóng gói;
- Sự liên kết các chức năng độc lập của quá trình phân phối vật chất có thể
mang lại hiệu quả kinh tế đáng

2.2. Giai đoạn 2- Phát triển thành Hệ thống logistics (1970-1980)
- Phối kết hợp quản lý Cung ứng vật tư và Phân phối sản phẩm vào cùng
một hệ thống
- Chun mơn hóa trong quản lý các q trình Logistics
- Kế hoạch hóa lâu dài trong lĩnh vực Logistics
- Ứng dụng rộng rãi CNTT trong thu thập, xử lý và truyền tải thông tin,
quản lý và kiểm sốt thực hiện các q trình Logistics
- Tập trung hóa hoạt động phân phối
- Giảm lượng dự trữ vật tư trong chuỗi dịch chuyển
- Các chi phí hoạt động DN được xác định phân minh rõ ràng hơn
- Xác định và đặt ra các biện pháp giảm chi phí dịch chuyển dịng vật tư
đến người tiêu thụ cuối cùng.

4


2.3. Giai đoạn 3- Mở rộng liên kết thành SCM (1980-1990 và đến nay)
- Xuất hiện thay đổi mang tính nền tảng trong tổ chức quản lý lĩnh vực lưu
thông phân phối trên toàn bộ nền kinh tế toàn cầu, mang tính chiến lược
về quản trị chuỗi quan hệ từ nhà cung cấp nguyên liệu đầu tiên đến
người tiêu dùng cuối cùng; Kết hợp chặt chẽ họ với các bên liên quan
(công ty vận tải, kho bãi, ...).
- Công nghệ thông tin liên lạc hiện đại cho phép dịch chuyển nhanh chóng
dịng thơng tin và dịng vật tư, liên kết toàn bộ các pha dịch chuyển sản
phẩm từ nguồn vật liệu ban đầu đến nơi tiêu thụ cuối cùng; - Phát triển

các ngành cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho Logistics;
- Tiếp cận Logistics, mà chìa khóa là sự liên kết các hoạt động bắt đầu lan
rộng trên quy mô toàn bộ chuỗi, từ khâu cung cấp, sản xuất và phân phối

3. Mối liên quan giữa logistics và marketing

Marketing

Sản phẩm

Giá cả

Xúc tiến
Mức dịch vụ khách hàng
là điểm chung Marketing
và Logistics

Logistics

Phân phối

Hànglưukho

Vận tải

Thu mua

Kho bãi
Giải quyết đơn
hàng và thông tin


Giống nhau: Logistics và Marketing đều phục vụ phân phối hàng hóa
5


Khác nhau: Marketing tập trung vào các kênh bán hàng, tìm kiếm khách hàng,
nghiên cứu thị trường để đưa ra đầu bài cho Logictics (yêu cầu về chủng loại,
số lượng, địa điểm, thời gian... cho Logistics đáp ứng). Còn Logistics tập trung
vào quản lý hiệu qua sự dịch chuyển và dự trữ hàng hóa trong q trình phân
phối
4. Phân loại logistics
4.1. Theo chức năng logistics
Logistics thông tin
Cung ứng
Logistics thu mua

Sản xuất

Logistics sản xuất
Dự trữ

Tiêu thụ
Logistics phân phối
Kho bãi

Logistics vận tải
4.2. Theo vị trí các bên tham gia

- 1PL – First party Logistics: chủ hàng tự tổ chức và quản lý hoạt động
Logistics cho chính mình

- 2PL – Second party Logistics: chủ hàng thuê người khác làm, nhưng
chỉ làm 1 hoặc vài khâu đơn lẻ trong chuỗi các hoạt động Logistics (kho
bãi, thủ tục hải quan, vận tải, ...).
- 3PL – Third party Logistics: Chủ hàng thuê một đơn vị thay mặt mình
làm một vài hoặc tất các khâu trong từng bộ phận chức năng của hoạt
động Logistics có liên quan.
- 4 PL – Fourth party Logistics: Chủ hàng thuê người thay mặt mình
thực hiện tổ chức, quản lý thực hiện tồn bộ các hoạt động Logistics và
chính người này tích hợp - gắn kết, hợp nhất các nguồn lực, tiềm năng,
6


cơ sở vật chất KHKT của mình với tổ chức khác để thiết kế, XD, vận
hành chuỗi logistics => quản trị cả quá trình logistics.
- 5PL – Fiveth party Logistics: Về bản chất cũng tương tự như Logistics
bên thứ tư, nhưng thực hiện thông qua hệ thống thương mại điện tử.
4.3. Theo khả năng thực hiện hoạt động Logistics của 1 tổ chức
- Logistics tự làm (in-house Logistics): hoạt động Logistics được thực
hiện bằng các cơ sở vật chất kỹ thuật (phương tiện vận tải xếp đỡ, kho
bãi, nhà xưởng, …) và nhân lực sẵn có của doanh nghiệp
- Logistics thuê ngoài (outsourced Logistics): hoạt động Logistics được
thực hiện bằng cách thuê các doanh nghiệp khác thực hiện
4.4. Theo phạm vi và mức độ quan trọng
- Logistics kinh doanh (Bussiness logistics) là một phần của quá trình
chuỗi cung ứng, nhằm hoạch định thực thi và kiểm soát một cách hiệu
quả và hiệu lực các dòng vận động và dự trữ sản phẩm, dịch vụ và thơng
tin có liên quan từ các điểm khởi đầu đến điểm tiêu dùng nhằm thoả mãn
những yêu cầu của khách hàng
- Logistics quân đội (Military Logistics) là việc thiết kế và phối hợp các
phương diện hỗ trợ và các thiết bị cho các chiến dịch và trận đánh của

lực lượng quân đội. Đảm bảo sự sẵn sàng, chính xác và hiệu quả cho các
hoạt động này.
- Logistics sự kiện (Event logistics) là tập hợp các hoạt động, các phương
tiện vật chất kỹ thuật và con người cần thiết để tổ chức, sắp xếp lịch
trình, nhằm triển khai các nguồn lực cho một sự kiện được diễn ra hiệu
quả và kết thúc tốt đẹp
- Logistics dịch vụ (Service logistics) bao gồm các hoạt động thu nhận,
lập chương trình, và quản trị các điều kiện cơ sở vật chất/ tài sản, con
người, và vật liệu nhằm hỗ trợ và duy trì cho các quá trình dịch vụ hoặc
các hoạt động kinh doanh.
- Logistics cứu trợ (Humanitarian logistics) bao gồm các hoạt động
logistics liên quan cứu trợ cộng đồng khi xảy ra thiên tai (động đất, núi
lửa, bão, sóng thần, …)
4.5. Theo q trình nghiệp vụ (logistical operations):
- Hoạt động mua (Procurement) là các hoạt động liên quan đến đến việc
tạo ra các sản phẩm và nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp bên ngoài.
Mục tiêu chung của mua là hỗ trợ các nhà sản xuất hoặc thương mại thực
hiện tốt các hoạt động mua hàng với chi phí thấp
7


- Hoạt động hỗ trợ sản xuất (Manufacturing support) tập trung vào hoạt
động quản trị dòng dư trữ một cách hiệu quả giữa các bước trong quá
trình sản xuất. Hỗ trợ sản xuất không trả lời câu hỏi phải là sản xuất như
thế nào mà là cái gì, khi nào và ở đâu sản phẩm sẽ được tạo ra
- Hoạt động phân phối ra thị trường (Market distribution) liên quan đến
viêc cung cấp các dịch vụ khách hàng. Mục tiêu cơ bản của phân phối là
hỗ trợ tạo ra doanh thu qua việc cung cấp mức độ dịch vụ khách hàng
mong đợi có tính chiến lược ở mức chi phí thấp nhất
4.6. Theo hướng dịch chuyển dòng vật tư:

- Logistics đầu vào (inbound/inward Logistics): Sự dịch chuyển của dòng
nguyên vật liệu bán thành phẩm… từ các nhà cung cấp đến doanh nghiệp
(tổ chức)
- Logistics đầu ra (outbound/outward Logistics): Sự dịch chuyển hàng
hóa thành phẩm từ doanh nghiệp (tổ chức) đến khách hàng (người tiêu
thụ)
- Logistics thu hồi / logistics ngược (reverse Logistics): Sự dịch chuyển
dòng vật tư từ khách hàng ngược về doanh nghiệp hoặc dòng vật tư từ
phân xưởng sau trở về phân xưởng kề trước đó trong nội bộ doanh
nghiệp (hàng lỗi, hàng hỏng, phế thải, bao kiện tái sử dụng...) với mục
đích tái chế, tái sử dụng, thu hồi các phần còn dùng được trước khi thải
bỏ.
4.7. Theo đối tượng hàng hóa
- Logistics hàng tiêu dùng nhanh (Fast Moving Contribution Goods
Logistics) – phục vụ hàng có thời han sử dụng ngắn như các sản phẩm
tươi sống thuộc lĩnh vực thực phẩm, giống cây trồng, hoa quả và các sản
phẩm trong lĩnh vực y sinh.
- Logistics ngành ô tô (Automotive Logistics) – phục vụ hàng là ô tô
trong đơ gồm tất cả các loại phuong tiện có đăc tinh tương tự nhu ơ tơ.
- Logistics ngành hóa chất (Checmical Logistics) – phục vụ hàng hóa
chất trong đó gồm tất cả các hàng độc hại, nguy hiểm.
- Logistics hàng điện tử (Electronic Logistics) – phục vụ hàng là các sản
phẩm của ngành điện tử
- Logistics hàng dầu khí (Petroleum Logistics) - là hoạt động Logistics
cho hàng là các sản phẩm của ngành dầu khí
- Logistics hàng quân sự (Military Logistics) - là hoạt động Logistics cho
hàng là vũ khí, khí tài qn sự
5. Mục tiêu và vai trị của logistics
5.1. Mục tiêu:
8



- Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức trên cơ sở tối ưu hóa dịng vật
tư trên tồn bộ hệ thống.
➔ Tổ chức phục vụ khách hàng với chất lượng cao
➔ Mức chi phí tương đối hợp lý.
- Đảm bảo vật tư đến đúng nơi yêu cầu, đúng thời điểm yêu cầu từ đúng
nguồn cần thiết với mức độ chất lượng cần thiết và mức giá cần thiết.
➔ Sử dụng các chỉ tiêu khác nhau để đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu
của Logistics.
➔ Nhà quản trị phải thiết kế hoạt động Logistics cho tổ chức mềm dẻo, linh
hoạt để thỏa mãn các yêu cầu khác nhau của khách hàng.
5.2. Vai trị của logistics
- Là cơng cụ liên kết các hoạt động kinh tế trong một quốc gia và toàn cầu
qua việc cung cấp nguyên liệu, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng
thị trường.
- Tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất, kinh doanh từ khâu đầu
vào đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
- Tiết kiệm và giảm chi phi phí trong lưu thơng phân phối
- Mở rộng thị trường trong bn bán quốc tế, góp phần giảm chi phí, hồn
thiện và tiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh đặc biệt trong buôn
bán và vận tải quốc tế.
- Nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí sản trong quá trình sản
xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.
- Tạo ra giá trị gia tăng về thời gian và địa điểm.
- Cho phép doanh nghiệp di chuyển hàng hóa và dịch vụ hiệu quả đến
khách hàng.
- Hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh
doanh, là một nguồn lợi tiềm tàng cho doanh
5.2.1. Vai trò của Logistics trong nền kinh tế

- Logistics là một trong những khoản chi tiêu chính cho hoạt động sản
xuất kinh doanh
➔ Ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng bởi các hoạt động kinh tế khác.
- Logistics giúp cho việc dịch chuyển và lưu trữ dòng hàng hóa, dịch vụ
của các giao dịch kinh tế (cung ứng – sản xuất – phân phối)
➔ Logistics đóng vai trị quan trọng trong các hoạt động kinh tế
5.2.2. Vai trò của Logistics đối với doanh nghiệp
- Logistics là vũ khí để gia tăng lợi nhuận và nâng cao năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp (là mục tiêu của mọi doanh nghiệp) :
• Giảm chi phí
9


• Thỏa mãn nhu cầu khách hàng: logistics hỗ trợ đắc lực cho hoạt
động Marketing (4P), đóng vai trị then chốt trong việc đưa hàng
hóa, dịch vụ tới nơi cần đến, vào đúng thời điểm thích hợp để thỏa
mãn khách hàng
6. R’S và 6 nguyên tắc logistics
6.1. R’S: (7 Rights in logistics)
)

Theo E. Grosvenor Plowman, mục tiêu của hệ thống logistics là cung cấp cho khách
hàng 7 lợi ích - (7 rights)
Đúng
sản
phẩm

Đúng
khách
hàng


Đúng
số
lượng

Đúng
điều
kiện

Đúng
địa
điểm

Đúng
thời
điểm

Đúng
chi phí

6.2. 6 nguyên tắc Logistics:
- Nguyên tắc tối ưu: Ra quyết định quản lý sao cho chất lượng công việc
đạt được mức tối đa trong điều kiện cho phép. Nhiệm vụ đặt ra khơng
phải là tìm ra phương án tốt nhất trong các phương án hiện có, mà phải
tốt nhất trong các phương án có thể xảy ra, và phương án này phải đạt
được mục tiêu đặt ra một cách tối đa trong điều kiện chi phí nhất định.
- Nguyên tắc trọn vẹn: đạt được mục tiêu cho trước trên tồn bộ q trình
Logistics mà khơng chỉ từng phần của nó.
- Nguyên tắc hệ thống: Logistics phải được xem là một đối tượng tổ hợp
từ nhiều thành phần (nhiệm vụ) có quan hệ qua lại lẫn nhau. Khi xem xét

nghiên cứu Logistics, không chỉ xem xét từng thành phần mà phải xem
xét trên toàn bộ tổng thể.
- Nguyên tắc trình tự: đặc trưng bởi sự trật tự có tổ chức các mối quan hệ
qua lại của các thành phần Logistics theo chiều dọc.
- Nguyên tắc liên kết: Để đạt được hiệu quả trên tồn bộ hệ thống, thì cần
phải liên kết các thành phần của chuỗi cung ứng theo thời gian và khơng
gian.
- Ngun tắc hình thức: hướng đến việc nhận được các đặc tính số lượng
và tổng hợp của hệ thống Logistics.
7. Quan niệm tiếp cận hệ thống trong quản trị logistics?
Để đạt được mục tiêu của logistics đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện tốt 2
yêu cầu cơ bản:
7.1. Cung cấp được mức dịch vụ khách hàng có tính chiến lược:

10


- Tính sẵn có của hàng hóa / dịch vụ: Sự sẵn có của hàng hóa tại các địa
điểm bán và nơi cung cấp (% hàng hóa có mặt tại kho ở một thời điểm;
% hoàn thành đơn hàng; % đơn đặt hàng đã được thực hiện đầy đủ và
giao cho khách); Khả năng cung ứng dịch vụ.
- Khả năng cung cấp dịch vụ: Mức độ, tính chắc chắn và sự linh hoạt trong
việc hoàn thành các đơn đặt hàng của một công ty; Thời gian cung cấp
dịch vụ (tổng thời gian mà khách hàng chờ đợi đến khi được giao hàng);
Sự chính xác của vịng quay đơn đặt hàng (độ ổn định thời gian giao
hàng); Tính linh hoạt (khả năng điều phối các nguồn lực để đáp ứng các
yêu cầu về dịch vụ đặc biệt của khách hàng).
- Độ tin cậy của dịch vụ: khả năng của một công ty thực hiện hoàn hảo các
hoạt động đáp ứng đơn đặt hàng theo nhận thức của khách hàng.
7.2. Quan điểm quản trị logistics và Chi phí logistics.

- Logistics là một chuỗi kết hợp nhiều hoạt động kinh tế nhằm tối ưu hố
vị trí và q trình lưu chuyển, dự trữ hàng hoá từ điểm đầu cho đến điểm
cuối – người sử dụng, nên nếu giảm chi phí tuỳ tiện ở từng hoạt động
riêng lẻ chưa chắc đã đạt được kết quả mong muốn.
➔ Quan điểm tiếp cận hệ thống hay Quản trị logistics tích hợp (intergreted
logistics management). Quan điểm này cho rằng, tất cả các chức năng và
các hoạt động cần được nhận thức dưới cùng những điều kiện ảnh hưởng
và bị ảnh hưởng, các thành phần và các hoạt động của nó ln tương tác
lẫn nhau.
CÂU 2. Khái niệm dòng vật tư trong logistics? Các hoạt động logistics cơ
bản? Phân tích các thành phần chi phí trong tổng chi phí logistics (liên
quan tới hoạt động logistics nào, gồm những chi phí nào, mối quan hệ với
các chi phí khác trong tổng chi phí logistics và mối quan hệ với tổng chi
phí logistics, với mức dịch vụ khách hàng)
1. Dịng vật tư trong logistics
Khái niệm: Dòng vật tư trong logistics là dòng nguyên vật liệu, bán
thành phẩm, phụ tùng, hàng hóa… liên quan đến các q trình thực hiện
các hoạt động logistics khác nhau trong một khoản thời gian nhất định.
Thơng thường, dịng vật tư được thể hiện dưới dạng phân số mà tử số là
đơn vị đo (chiếc, tấn, mét khối, …) mẫu số là đơn vị thời gian (ngày,
tháng, quý)
2. Các hoạt động logistics cơ bản:
- Dịch vụ khách hàng
- Dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng, cung cấp linh kiện, phụ tùng
11


3.

Xử lí hàng bị trả lại

Xử lí đơn hàng
Dự báo nhu cầu
Thông tin logistics
Vận tải
Kho bãi và bảo quản hàng hóa
Lựa chọn địa điểm nhà máy và kho bãi
Quản lý dự trữ
Đóng gói hàng hóa
Logistics ngược
Xử lý vật tư
Thu mua
Phân tích các thành phần chi phí trong tổng chi phí logistics
3.1. Chi phí dịch vụ khách hàng
❖ Gắn với các hoạt động:
- Dịch vụ khách hàng
- Hỗ trợ dịch vụ và cung cấp linh kiện, phụ tùng
- Xử lý hàng bị trả lại
❖ Gồm các khoản chi phí:
- Tồn bộ chi phí để hồn tất đơn hàng (nhặt hàng, phân loại, đóng
gói, dán nhãn, …)
- Chi phí để cung cấp phụ tùng thay thế, hỗ trợ dịch vụ
- Chi phí giải quyết tình huống hàng bán bị trả lại
Lưu ý: Quan hệ đánh đổi giữa mức dịch vụ khách hàng: (quan hệ mật thiết
với các chi phí logistics khác) và chi phí do doanh thu bị mất đi (khó ước
tính chính xác)
➔ Cần xác định rõ mức DVKH cần đấp ứng, sau đó cân đối các khoản chi
phí sao cho tổng CP logistics nhỏ nhất cho từng mức DVKH đã định
trước
3.2. Chi phí vận tải
❖ Gắn với các hoạt động: tổ chức vận chuyển hàng hóa

❖ Gồm các khoản chi phí:
- Tồn bộ chi phí liên quan tới vận chuyển hàng hóa (phương tiện,
nhân cơng, nhiên liệu, thuế, phí, …)
- Phụ thuộc vào: loại hàng hóa, khối lượng và trọng lượng lô hàng,
quãng đường vận chuyển, điểm đầu cuối và tuyến đường vận tải,
phương thức vận tải

12


❖ Có quan hệ với các chi phí khác: chi phí dự trữ, kho bãi, … và đặc biệt
là dịch vụ khách hàng
3.3. Chi phí kho bãi;
❖ Gắn với các hoat động:
- Lựa chọn địa điểm xây dựng kho bãi
- Vận hành kho bãi và bảo quản hàng hóa
❖ Gồm các khoản chi phí
- Tồn bộ chi phí liên quan tới việc thay đổi số lượng và vị trí kho,
bao gồm tất cả chi phí khảo sát, chọn địa điểm và xây dựng kho,
trang thiết bị vật tư và nhân công quản lý kho
- Phụ thuộc vaofL số lượng và vị trí kho hàng
❖ Có quan hệ với các chi phí khác: chi phí dự trữ, chi phí vận tải,.. và đặc
biệt là dịch vụ khách hàng và doanh thu.
3.4. Chi phí xử lý đơn hàng và thơng tin
❖ Gắn với các hoạt động:
- Xử lí đơn hàng
- Thơng tin logistics
- Dự báo nhu cầu/lập kế hoạch
❖ Gồm các khoản chi phí:
- Gồm tồn bộ các chi phí liên quan tới các hoạt động xử lý đơn

hàng, hệ thống thông tin, dự báo nhu cầu
❖ Có quan hệ với các chi phí khác: chi phí dự trữ, kho bãi
3.5. Chi phí quy mơ lơ hàng:
❖ Gắn với hoạt động:
- Thu mua và sản xuất
- Xử lí vật tư
❖ Là những chi phí liên quan tới thu mua hoặc sản xuất thay đổi khi quy
mô hoặc tần suất đặt hàng/ sản xuất thay đổi và các chi phí liên quan tới
xử lí vật tư, bao gồm
- Chi phí thiết lập: chi phí thời gian thiết lập dây chuyền sản xuất
hoặc tìm kiếm nhà cung cấp và đặt hàng, chi phí do vận hành
không hiệu quả khi mới bắt đầu hoạt động, …
- Lãng phí cơng suất vì phát sinh time chết (thời gian chuyển dây
chuyền mới hoặc nhà cung cấp mới)
- Lập kế hoạch, xếp dỡ và kiểm soát vật tư
- Chênh lệch giá mua/ cước vận tải do thay đổi quy mơ lơ đặt hàng
- Chi phí đặt hàng
13


❖ Có quan hệ với các chi phí khác: chi phí dự trữ, kho bãi, chi phí vận tải,

3.6. Chi phí dự trữ:
❖ Gắn với các hoạt động:
- Quản lí hàng dự trữ
- Đóng gói
- Quản lí vật tư tồn kho từ quá trình logistics ngược: dự trữ tạm tời
chờ tái sử dụng, thanh lí hoặc tiêu hủy phế phẩm
❖ Gồm các khoản chi phí:
- Chi phí cơ hội (chi phí vốn mua hàng dự trữ)

- Chi phí dịch vụ (bảo hiểm, thuế, … cho hàng dự trữ
- Các khoản chi phí lưu kho tăng giảm theo mức độ dự trữ
- Chi phí rủi ro dự trữ (thất thốt, mất cắp, hư hỏng, lỗi thời)
Lưu ý: chỉ những chhi phí thay đổi theo lượng vật tư dự trữ mới
được tính vào chi phí dự trữ
❖ Có quan hệ với các chi phí khác: chi phí kho bãi, chi phí vận tải, dịch vụ
khách hàng, ….

CÂU 3. Hệ thống Logistics (khái niệm, mục đích, đặc tính, ranh giới).
Phân loại hệ thống logistics. Công suất của hệ thống logistics. Thiết kế hệ
thống logistics phục vụ doanh nghiệp
1. Khái niệm
- Hệ thống Logistics: là hệ thống dịch chuyển dòng vật tư nhịp nhàng,
đồng bộ với một chi phí nhất định.
- Hệ thống Logistics: là hệ thống với các quan hệ đa chiều, đảm nhiệm
chức năng này hay chức năng khác của Logistics. Hệ thống được cấu
thành bởi một vài hệ thống con và có mối quan hệ phát triển với mơi
trường bên ngồi.
2. Mục đích:
Mục đích của hệ thống Logistics là đưa hàng hóa, sản phNm đến địa điểm cho
trước, với số lượng cho trước và chủng loại cho trước với mức độ chuNn bị sẵn
sàng cho SX và tiêu thụ tối đa có thể trong mức chi phí cho trước
3. Đặc tính: Hệ thống Logistics cũng mang 4 đặc tính của các hệ thống nói
chung:
- Đặc tính 1 – tính tồn vẹn: Hệ thống Logistics là một tập hợp các thành
phần có mối tương quan lẫn nhau, việc nhìn nhận thành phần trong hệ
14


thống có thể dưới nhiều góc độ khác nhau: Ở góc độ vĩ mơ khi dịng vật

tư dịch chuyển giữa các tổ chức, DN thì “thành phần” của hệ thống
Logistics là chính các tổ chức, DN đó, và bao gồm cả vận tải nối kết
chúng với nhau. Dưới góc độ vi mơ hệ thống Logistics có thể được coi là
tổ chức, DN và cũng có thể là các hệ thống con cơ bản sau:
• Thu mua – Hệ thống con, bảo đảm việc đưa dịng vật tư vào hệ
thống Logistics;
• Kế hoạch và quản trị SX – Hệ thống con tiếp nhận dòng vật tư từ
hệ thống con “thu mua” và quản lý chúng trong quá trình thực hiện
các tác nghiệp công nghệ khác nhau, chuyển đối tượng lao động
thành sản phNm lao động;
• Lưu thơng – Hệ thống con đảm bảo đầu ra của dòng vật tu từ hệ
thống Logistics.
➔ Như vậy, thành phần của hệ thống Logistics rất đa dạng và đa tính chất
nhưng đồng thời có thể kết hợp. Chính tính hợp tác này đảm bảo đạt
được mục đích chung của hệ thống
- Đặc tính 2 – Tính gắn kết: Giữa các thành phần của hệ thống Logistics
có các mối liên hệ nhất định, những mối liên kết này khi có sự cần thiết
theo luật lệ sẽ tạo nên tính chất chung của hệ thống. Trong hệ thống
Logistics vĩ mô mối quan hệ cơ bản giữa các thành phần chính là hợp
đồng và thóa thuận giữa các tổ chức với nhau. Trong hệ thống Logistics
vi mô – chính là các mối quan hệ nội bộ, các quy định, điều lệ, nội quy...
- Đặc tính 3 – Tính tổ chức: Các thành phần trong hệ thống Logistics
được gắn kết với nhau một cách có trật tự, hay nói cách khác hệ thống
Logistics có tổ chức.
- Đặc tính 4 – Tính chất chung của tồn bộ hệ thống mà không đặc
trưng cho bất kỳ thành phần riêng biệt nào. Đó chính là khả năng của hệ
thống Logistics trong việc cung cấp vật tư đúng chủng loại, đúng thời
điểm, đúng địa điểm, đúng chất lượng cần thiết với một chi phí tối thiểu,
kể cả khả năng thích ứng được với những thay đổi về mơi trường bên
ngồi (ví dụ thay đổi về nhu cầu hàng hóa dịch vụ, biến động về kỹ

thuật...). Chính tính chất chung này của hệ thống Logistics cho phép nó
thu mua vật tư, đưa vật tư qua các cơng suất sản xuất của mình và
chuyển ra mơi trường bên ngồi để đạt được mục đích nhất định cho
trước
4. Ranh giới hệ thống logistics:

15


Trong một doanh nghiệp, ranh giới của hệ thống Logistics được xác định bởi
vòng quay sản xuất. Trước hết các tư liệu SX phải được mua vào, các tư liệu
này là dòng vật tư vào hệ thống Logistics, được lưu kho, chế biến, bảo quản và
ra khỏi hệ thống Logistics đến nơi tiêu thụ và đổi ngược lại là dòng tài chính
quay trở về hệ thống.

Nhà
cung
ứng

Phịng
thu
mua

Phịng tài chính
Kho
NVL

Xưởng
SX


Kho
TP

Phịng
phân
phối

Phịng
tiêu
thụ

Hệ thống logistics
Ranh giới hệ thống logistics

R

Dịng vật tư
Dịng tài chính

Hình 3.1: Phân định ranh giới hệ thống logistics trên cơ sở vòng quay tiền-hàng
è5. Phân loại hệ thống logistics:

Hệ thống Logistics được phân loại thành hệ thống vĩ mô và vi mô.
ndfhhfh
5.1. Hệ thống logistics vĩ mô

- Khái niệm: hệ thống logistics vĩ mơ là hệ thống dịch chuyển dịng vật tư,
bao gồm các tổ chức, DN công nghiệp và trung gian, các tổ chức thương
mại và vận tải khác nhau phân bố trên các địa điểm khác nhau trong một
quốc gia và tồn cầu. Hệ thống Logistics vĩ mơ là một trong những cơ sở

vật chất hạ tầng của một khu vực kinh tế, một quốc gia hay một nhóm
quốc gia

Hệ thống vĩ mơ
Nhà cung ứng

Vận tải

Khách
hàng

Dịng vật tư

Thành phần của hệ thống Logistics

16


Quan hệ giữa các thành phần trong hệ thống

Hình 3.2: Sơ đồ nguyên tắc hệ thống vi mô
- Trong cấp độ vĩ mơ phân chia 3 loại hệ thống Logistics:
• Hệ thống Logistics quan hệ trực tiếp – trong hệ thống này dòng vật
tư dịch chuyển trực tiếp từ nhà SX sản phẩm đến người tiêu thụ
chúng, không qua các trung gian
• Hệ thống Logistics qua trung gian – trên đường dịch chuyển của
mình dịng vật tư đi qua 1 hoặc 1 vài trung gian
• Hệ thống Logistics mềm dẻo – dòng vật tư dịch chuyển từ nhà SX
sản phNm đến người tiêu thụ bằng nhiều cách, có thể trực tiếp, có
thể qua trung gian

Nhà sản xuất
Nhà sản xuất

Trung gian

Người tiêu thụ

Hệ thống logistics với quan
hệ trực tiếp

Người tiêu thụ

Quan hệ quan trung gian

Người tiêu thụ

Quan hệ mềm dẻo

Trung gian
Nhà sản xuất

Hình 3.3: Sơ đồ nguyên tắc hệ thống logistics đa dạng
5.2. Hệ thống logistics vi mô:
- Khái niệm: hệ thống logistics vi mô: là các hệ thống con cấu thành nên
hệ thống Logistics vĩ mơ, có thể liệt kê hệ thống Logistics vi mô là các
doanh nghiệp SX và kinh doanh, các tổ hợp SX vùng... Hệ thống
Logistics vi mơ cịn có thể kể đến cấp độ các Hệ thống Logistics trong
nội bộ một DN, trong thành phần của chúng bao gồm các nền SX liên
quan công nghệ với nhau tạo thành một thể thống nhất


Hệ thống vi mơ

Phịng cung
ứng

Xưởng SX
Dòng vật tư

Phòng tiêu
thụ

17


Thành phần của hệ thống logistics
Quan hệ giữa các thành phần trong hệ thống

Hình 3.4: Sơ đồ nguyên tắc hệ thống vi mơ
6. Cơng suất của hệ thống logistics.
- Dịng vật tư dịch chuyển được là nhờ có các nhân viên chuyên nghiệp
với sự hỗ trợ của các kỹ thuật khác nhau như phương tiện vận tải, máy
móc thiết bị xếp dỡ...và sử dụng các cơng trình xây dựng khác nhau.
Đường đi của dòng vật tư phụ thuộc vào mức độ chuẩn bị cho sự dịch
chuyển vật tư, dự trữ hàng hóa trên đường và tích trữ trong kho theo kỳ.
Cơng suất của hệ thống dịch chuyển hàng hóa cũng không phải vô tận.
- Nếu coi việc dịch chuyển vật tư là một “dịng” thì Hệ thống Logistics
chính là “đường ống dẫn” để dịch chuyển nó. Cơng suất của Hệ thống
Logistics là năng lực thơng qua tối đa của dịng vật tư trong một đơn vị
thời gian. Công suất Hệ thống Logistics được xác định bằng lượng vật tư
tối đa được cung cấp đến người tiêu thụ cuối cùng trong một đơn vị thời

gian.
7. Thiết kế hệ thống logistics phục vụ doanh nghiệp
7.1. Trình tự ra quyết định Logistics trong doanh nghiệp
Khi thiết kế Hệ thống Logistics, các lĩnh vực Logistics cần cân nhắc ra quyết
định, được phân loại như sau:
- Cấp độ Kế hoạch chiến lược Logistics:
• Xác định mục tiêu
• Xác định các yếu tố cơ bản của dịch vụ khách hàng và mức độ
dịch vụ khách hàng
• Xác định độ tích hợp dọc trong chuỗi cung ứng và mức độ sử dụng
dịch vụ thuê ngoài
- Cấp độ mạng lưới:
• Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật Logistics – các kho bãi, terminal,
trung tâm phân phối (physiacl facility network - FS): Xác định tính
chất của hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật (tập trung hay phân tán),
quy mơ và vị trí
18


• Mạng lưới thông tin liên lạc (Information and Communication
Network – C&I)
- Cấp độ vận hành:
• Dự báo nhu cầu;
• Quản trị dự trữ;
• Sản xuất (tuyến hóa bán thành phNm);
• Thu mua và Quản trị cung ứng;
• Vận chuyển;
• Đóng gói bao kiện sản phNm;
• Xử lý hàng hóa;
• Kho bãi;

• Xử lý đơn hàng
7.2. Phương pháp thiết kế Hệ thống Logistics của doanh nghiệp:
Quá trình thiết kế Hệ thống Logistics của một doanh nghiệp có thể chia thành 3
giai đoạn:
- Thu thập số liệu
- Phân tích kinh tế - kỹ thuật công tác cung ứng hiện tại của doanh nghiệp
- Thiết kế (hoàn thiện) Hệ thống Logistics và phương án triển khai
7.2.1. Phân tích kinh tế-kỹ thuật cơng tác Logistics hiện tại:
Gồm 3 nội dung:
- Phân tích các yếu tố bên trong doanh nghiệp
• Đặc điểm Hệ thống Logistics;
• Các vấn đề về Logistics cịn tồn tại;
• Khả năng của doanh nghiệp về hồn thiện cơng tác Logistics (nhân
lực, thiết bị, tổ chức
• sản xuất, thơng tin...)
- Phân tích các yếu tố bên ngồi doanh nghiệp
• Xu hướng thị trường và yêu cầu của khách hàng về các dịch vụ đi
kèm mặt hàng chính;
• u cầu của khách hàng về các dịch vụ Logistics liên quan
- Phân tích cơng nghệ
• Phân tích hiện trạng cơng nghệ trong hoạt động Logistics của
doanh nghiệp (công nghệ trong vận chuyển, kho bãi, đóng gói, xử
lý hàng hóa, thơng tin...) nhằm tìm ra các vấn đề và tìm kiếm
phương án sử dụng cơng nghệ hiện có hiệu quả hơn
19


• Cập nhật thông tin về các công nghệ ứng dụng trong Logistics hiện
đại nhằm định hướng hoàn thiện (ứng dụng) công nghệ hiện đại
cho các hoạt động Logistics trong tương lai

Tích hợp 3 nội dung phân tích trên để có được một cái nhìn hệ thống về nhiệm
vụ thiết kế và xác định được khung vấn đề, định hướng giải quyết vấn đề nhằm
hoàn thiện (hoặc thiết kế mới) Hệ thống Logistics của doanh nghiệp.
Có 3 hướng giải quyết vấn đề:
Xác định mức độ “dự trữ” phù hợp của doanh nghiệp trong hoàn thiện
Hệ thống Logistics
- Xác định các vấn đề, phân loại vấn đề thành “loại 1” và “loai 2”, xây
dựng phương án giải quyết các vấn đề “loại 1”’, tức là các vấn đề liên
quan đến các hoạt động Logistics chủ yếu của doanh nghiệp, có mức “dự
trữ hoàn thiện” cao
- Thiết kế các phương án Hê thống Logistics, gồm 3 giai đoạn:
• Mơ tả q trình và hệ thống Logistics hiện tại
• Dựa trên phân tích các công nghệ tiên tiến và cơ sở lý thuyết, đề
xuất các thay đổi cần thiết đối với Hệ thống Logistics hiện tại của
doanh nghiệp (thường thể hiện dưới dạng sơ đồ và biểu đồ dịng
vật tư, dịng thơng tin, dịng tiền).
7.2.2. Đánh giá chi phí, thiệt hại và lợi ích của phương án thiết kế
- Lợi ích của phương án có thể là:
• Gia tăng chất lượng phục vụ (ví dụ: tăng khả năng tiếp cận dịch
vụ, thêm các dịch vụ cần thiết...) làm khách hàng hài lòng hơn, thu
hút nhiều khách hàng, gia tăng lợi nhuận;
• Giảm tổng chi phí Logistics nhờ
✓ Giảm thời gian vận chuyển hàng hóa;
✓ Giảm hư hao thất thốt hàng hóa trong kho và trong quá
trình vận chuyển;
✓ Sử dụng tài nguyên Logistics hiệu quả hơn
• Giảm chi phí sản xuất trực tiếp do tổ chức dòng vật tư nhanh hơn
và tiết kiệm hơn, ứng dụng cơng nghệ hiện đại hơn...
- Chi phí, thiệt hại của phương án có thể là:
• Chi phí đầu tư cho cơng nghệ mới và đầu tư khác;

• Chi phí cải tạo, hồn thiện các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật;
• Chi phí đào tạo nâng cao tay nghề nhân lực;
• Chi phí liên quan khác.
-

20


So sánh lựa chọn phương án tương tự như các phương pháp đánh giá dự án đầu
tư (theo các chỉ tiêu NPV, IRR, T, r).
CÂU 4. Cơ sở hạ tầng Logistics (Khái niệm, phân loại)?
1. Khái niệm:
- Là một tập hợp các yếu tố cấu thành có quan hệ với nhau nhằm đảm bảo
thực hiện các chức năng mua sắm, cung cấp, lưu trữ, di chuyển và phân
phối các sản phẩm đến đối tượng tiêu thụ
- Dưới góc độ vi mơ, các kích thước của CSHT logistics bao gồm các
thuộc tính cấu trúc khơng gian và kỹ thuật của kho bãi, phương tiện vận
tải, băng tải, lưu trữ và công nghệ lựa chọn, thiết bị cũng như các thông
tin và truyền thông tương ứng…
- CSHT Logistics và xương sống của hệ thống logistics, gồm:
• Cơ sở hạ tầng giao thơng vận tải: dịch chuyển, lưu trữ và xử lý
dòng hàng hóa.
• Các nút Logistics (Logistics nodes): tập hợp, lưu trữ, phân loại
hàng hóa, thúc đẩy sự lưu thơng hàng hóa trong chuỗi Logistics.
• CSHT thơng tin, viễn thơng: dịch chuyển, lưu trữ và xử lý dịng
thơng tin
2. Phân loại CSHT Logistics:
- CSHT GTVT:
• Tuyến/ mạng lưới tuyến: đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường
biển, đường không và đường ống (bao gồm cả thiết bị giám sát

điều khiển và xử lý-Handling)
• Các đầu mối VT: cảng biển, cảng sông, cảng HK, ga, bến xe
hàng…
- Bất động sản Logistics: Các tòa nhà, cơng trình và tài sản khác trong các
hình dạng và kích cỡ khác nhau để trung chuyển, lưu trữ và thực hiện các
dịch vụ hàng hóa: Logistics Park, Freight villages, kho (warehouse),
Trung tâm phân phối (DC), Logistics service centers
- CSHT-Viễn thông: CSHT dựa trên Web hoặc kỹ thuật số: Mạng lưới
đường điện thoại, mạng lưới cáp quang, các nút mạng (network nodes),
vệ tinh và các trạm mặt đất liên quan, các trung tâm dữ liệu.

21


CÂU 5. Khái niệm Logistics KPI, liệt kê các Logistics KPIs cơ bản ; LPI ( LPI
là gì, các tiêu chí xác định LPI)
1. Khái niệm Logistics KPI
Chỉ số đo lường hiệu suất Logistics hay Logistics KPIs là một phép đo hiệu suất
được sử dụng bởi các nhà quản lí Logistics để theo dõi, trực quan và tối ưu hóa
tất cả các qui trình Logistics có liên quan một cách hiệu quả. Các phép đo này
đề cập đến các khía cạnh vận chuyển, kho và chuỗi cung ứng. (Theo Datapine)
2. Liệt kê các Logistics KPIs cơ bản
9_KPIs quan trọng trong ngành vận tải:
2.1. Thời gian vận chuyển ( Shipping Time )
Định nghĩa : Đây là KPI Logistics đầu tiên giúp bạn đo lường hiệu suất chuỗi cung
ứng của mình . Chỉ số này sẽ cung cấp thông tin về tỷ lệ đơn hàng được giao đúng
số thời gian mục tiêu , khơng bị trì hỗn hoặc sai lệch về thời gian.
Vai trò : Phát hiện các vấn đề tiềm ẩn trong quy trình thực hiện đơn hàng của bạn .
Nếu khoảng thời gian giữa thời điểm khách đặt hàng và thời điểm đơn hàng được
giao là quá lâu , quá trình chuẩn bị cần được khắc phục và sửa chữa .

Cách đo lường : Sau khi xác định điểm chuẩn về thời gian trung bình bạn cần giao
một loại đơn đặt hàng nhất định , hãy đặt thời gian giao hàng mục tiêu cần đạt
được cho từng sản phẩm , sau đó so sánh thời gian thực với mục tiêu đó để ra tỷ lệ
vận chuyển đúng giờ .
Tỷ lệ Vận chuyển đúng giờ ( On - Time Shipping ) = Tỷ lệ đơn đặt hàng đã được
giao đúng ngày hẹn ( hoặc sớm hơn ) : Tổng số đơn đặt hàng
2.2.

Mức độ đặt hàng chính xác ( Order Accuracy )

Định nghĩa : Tỷ lệ đơn hàng hoàn hảo ( Perfect Order Rate ) là một thước đo hậu
cần rất quan trọng khác khi nhắc đến hiệu quả chuỗi cung ứng . Nó đo lường số
lượng đơn đặt hàng được vận chuyển và giao thành cơng mà khơng có bất kỳ sự cố
nào trên đường đi : Thời gian vận chuyển và thời gian giao hàng đều được đảm bảo
, đơn hàng khơng sai sót và hàng hóa khơng bị hư hỏng .
Vai trị : Khơng chỉ theo dõi tần suất của các sự cố từ khi đặt hàng đến giao hàng ,
tỷ lệ này cho thấy hiệu quả của chuỗi cung ứng và dịch vụ giao hàng . Nói một
cách đơn giản , mục tiêu của việc đo lường này là cải thiện quá trình phân phối của
bạn bằng cách tìm và loại bỏ các khiếm khuyết theo mức độ tăng dần , cho đến khi
22


con số đó giảm về khơng . Với việc đo lường đơn hàng hoàn hảo , các nhà quản lý
sẽ có thể xác định bất kỳ nguyên nhân thất bại nào trong mọi trường hợp .
Cách đo lường : Tỷ lệ đơn hàng hoàn hảo ( Perfect Order Rate ) = Đơn hàng hoàn
hảo - Tổng số đơn hàng đã giao
Chỉ số hoạt động : Tỷ lệ càng cao , càng tốt cho doanh nghiệp Việc trả lại hàng hóa
khơng chính xác hoặc bị hư hỏng sẽ tốn rất nhiều chi phí . Càng nhiều hàng chính
xác , doanh nghiệp càng tiết kiệm chi phí và tăng mức độ hài lòng của cơ sở khách
hàng .

2.3.

Thời gian giao hàng ( Delivery Time )

Định nghĩa : Chỉ số này được đo lường bằng cách tính số ngày ( hoặc giờ ) kể từ
khi một lô hàng rời khỏi cơ sở của bạn cho đến địa điểm của khách hàng . Thời
gian vận chuyển có thể dao động đáng kể , phụ thuộc vào phương tiện và hệ thống
vận chuyển , cho một khoảng cách nhất định .
Vai trò : Theo dõi thời gian để đơn hàng được chuẩn bị một cách chính xác . Bằng
cách theo dõi thời gian vận chuyển , bạn có thể tối ưu hóa năng suất và tìm ra
những yếu tố gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài xế và nhà vận chuyển , từ đó giảm
thiểu chúng .
Chỉ số hoạt động : Đây là một ví dụ điển hình về KPI cần được thu hẹp và chính
xác hố . Sau khi đo điểm chuẩn và có ý tưởng về thời gian giao hàng trung bình từ
kho của bạn đến bất kỳ đâu , mục tiêu sẽ là giảm thời gian đó khi có thể – chẳng
hạn như cung cấp các dịch vụ giao hàng đặc biệt , nhưng quan trọng hơn phải
chính xác hóa nó . Ví dụ : thay vì nói rằng một đơn hàng sẽ đến sau 1-5 ngày làm
việc , bạn có thể thay thời gian bằng 4-5 ngày làm việc . Điều này cũng có thể áp
dụng cho số giờ giao hàng . Bằng cách này , bạn có thể tăng tỷ lệ chốt đơn hàng
chính xác hơn và giảm tỷ lệ hồn hàng .
2.4.

Chi phí vận chuyển ( Transportation Costs )

Định nghĩa : Chi phí vận chuyển trung bình tính tốn tổng thể các chi phí liên quan
đến việc xử lý một đơn đặt hàng từ đầu đến cuối . Nó sẽ chia nhỏ tất cả các chi phí
liên quan đến KPI hậu cần này theo các danh mục riêng biệt : xử lý đơn hàng ,
hành chính , vận chuyển hàng tồn kho , lưu kho và cuối cùng là chi phí vận chuyển
thực tế . Sau khi tính tốn tất cả những điều này , bạn có thể đánh giá tỷ lệ phần
trăm mà mỗi giai đoạn của quy trình thể hiện và xem liệu điều đó có vượt quá hoặc

nằm trong định mức hay không . Bạn cũng có thể tính tốn chi phí vận chuyển
23


tương đối cho một sản phẩm và xem chi phí là bao nhiêu so với doanh thu mà nó
mang lại .
Vai trị : Theo dõi tất cả các chi phí từ khi đặt hàng đến giao hàng
Chỉ số hoạt động : Mục tiêu là giảm chi phí vận chuyển trong khi duy trì chất
lượng giao hàng cao .
2.5.

Chi phí lưu kho ( Warehousing Costs )

Định nghĩa : Lưu kho là việc quản lý không gian và thời gian . Chi phí lưu kho đề
cập đến số tiền được phân bổ cho hàng hóa được chuyển vào hoặc ra ngồi kho .
Những chi phí này bao gồm chi phí thiết bị và năng lượng như đặt hàng , lưu trữ và
xếp hàng hóa , cũng như chi phí mang tính nhân lực hơn như nhân công , vận
chuyển hoặc giao hàng .
Vai trị : Giám sát các chi phí liên quan đến việc quản lý kho hàng của bạn . Đo
lường chi phí lưu kho sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý tổng thể của bạn
và tăng thêm nhiều giá trị , điều mà bạn quản lý cấp cao hoặc các nhà đầu tư sẽ
đánh giá сао .
Chỉ số hoạt động : Nhà kho là khu vực kinh doanh chính của bạn , điều quan trọng
là phải đo lường và xem xét chi phí một cách thường xuyên , để cải thiện hoạt
động và đánh giá sự cải thiện đó .
2.6.

Số lượng đơn vận chuyển ( Number of Shipments )

Định nghĩa : Vận chuyển không chỉ là gửi hàng hóa và gói hàng trên xe tải hoặc

tàu thuyền . Các lô hàng là nơi trưng bày kho hàng của bạn , chất lượng của chúng
và độ chính xác của chúng cũng sẽ chứng minh cho chất lượng dịch vụ của bạn .
Tương tự như KPI Vận chuyển đúng giờ , bạn có thể đo lường số lượng đơn hàng
được vận chuyển ra khỏi kho của mình .
Vai trị : Phân tích xu hướng theo thời gian sẽ cung cấp các insights về giờ cao
điểm hoặc mùa cao điểm ( chẳng hạn như thời gian Giáng sinh ) , đồng thời cho
phép bạn dự đoán và phân bổ nhiều nguồn lực hơn cho phù hợp .
Chỉ số hoạt động : Chia nhỏ con số này thành nhiều danh mục ( quốc gia , khu vực
, loại sản phẩm ) sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hơn mà bạn có thể sử dụng
để tối ưu hóa các chỉ số hậu cần khác , chẳng hạn như các chỉ số liên quan đến giao
hàng .
2.7.

Độ chính xác của kho hàng ( Inventory Accuracy )
24


Định nghĩa : Độ chính xác của hàng tồn kho là một trong những thước đo Logistics
quan trọng . Nếu tất cả hàng hóa của bạn trong cơ sở dữ liệu không khớp với hàng
tồn kho thực tế , doanh nghiệp sẽ thiệt hại đáng kể . Nếu chất lượng thực tế của sản
phẩm quá khác với quảng cáo , khách hàng sẽ khơng hài lịng và nhìn chung , làm
tăng chi phí tổng thể .
Vai trị : Tránh các vấn đề do hàng tồn kho khơng chính xác . Việc kiểm kê thường
xuyên để kiểm tra sự khác biệt hiện trong kho hàng cũng đảm bảo rằng các phương
pháp ghi số doanh nghiệp của bạn đáng tin cậy . Ngoài ra , tỷ lệ này cũng sẽ giúp
bạn phát hiện các vấn đề liên quan đến nhận hàng , vận chuyển hoặc kế toán .
Cách đo lường : Độ chính xác của kho hàng = Số lượng hàng tồn kho trong cơ sở
dữ liệu : Số lượng hàng tồn kho trên thực tế
Chỉ số hoạt động : Ở mức độ thực tế hơn , việc chênh lệch giữa dữ liệu và nhà kho
là điều bình thường , nhưng tốt nhất là hãy duy trì tỷ lệ chính xác của kho hàng

trên 92 % - càng nhiều càng tốt .
2.8.

Doanh thu hàng tồn kho ( Inventory Turnover )

Định nghĩa : KPL hậu cần này đo lường số lần hàng tồn kho của bạn được bán hết
trong một khoảng thời gian nhất định . Đây là một chỉ số tuyệt vời về việc lập kế
hoạch , quy trình sản xuất hiệu quả , cũng như quản lý tiếp thị và bán hàng .
Nói chung , tỷ lệ doanh thu của bạn càng cao thì càng tốt . Doanh thu thấp có thể
dẫn đến những khó khăn trong việc chuyển cổ phiếu của bạn thành lợi nhuận và
điều đó có thể đến từ bất kỳ giai đoạn nào trong quy trình chuỗi cung ứng của bạn .
Ý tưởng là đánh giá tỷ lệ trung bình trong ngành của bạn và cố gắng đạt và vượt
mục tiêu đó
Vai trị : Theo dõi số lần toàn bộ hàng tồn kho của bạn được bản
Cách đo lường : ( trong một khoảng thời gian nhất định như 1 tuần , 1 tháng )
Doanh thu hàng tồn kho = Doanh số : Hàng tồn kho trung bình (trong thời điểm X)
Trong đó , Hàng tồn kho trung bình = ( Hàng tồn kho lúc bắt đầu thời điểm X +
Hàng tồn kho lúc kết thúc thời điểm X ) : 2
Chỉ số hoạt động : Sau khi xác định tỷ lệ này , hãy So sánh nó với tỷ lệ trung bình
của ngành và vượt qua nó .

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×