Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

LVTN 2018 ước phu tiên sinh thi tập giới thiệu, phiên dịch, nghiên cứu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 150 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THỊ KHÁNH LINH

“ƯỚC PHU TIÊN SINH THI TẬP – GIỚI THIỆU,
PHIÊN DỊCH, NGHIÊN CỨU”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: HÁN NƠM
Hệ đào tạo: CNTN
Khóa học: 2014-2018

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THỊ KHÁNH LINH

“ƯỚC PHU TIÊN SINH THI TẬP – GIỚI THIỆU,
PHIÊN DỊCH, NGHIÊN CỨU”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: HÁN NƠM
Hệ đào tạo: CNTN
Khóa học: 2014-2018

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN ĐƠNG TRIỀU


TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình tìm hiểu và hồn thành khóa luận này, tơi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của q thầy cơ, bạn bè. Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân
thành đến:
Khoa Văn học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tơi có thể hồn thành đề tài
nghiên cứu.
TS. Nguyễn Đơng Triều – Cán bộ hướng dẫn, đã nhiệt tình chỉ dạy, giúp đỡ, động
viên tơi để có thể hồn thành khóa luận này.
luận.

Cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, khích lệ tinh thần để tơi hồn thành khóa

Vì kiến thức và thời gian tìm hiểu cịn hạn chế nên khơng tránh khỏi những thiếu
sót trong việc hồn thành đề tài khóa luận. Rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của
quý thầy, quý cô và các bạn. Xin chân thành cảm ơn.


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................... 1
1.

Lý do chọn đề tài ............................................................................................................................. 1

2.


Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................................................. 2

3.

Mục đích nghiên cứu....................................................................................................................... 2

4.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...................................................................................................... 3
4.1.

Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................................. 3

4.2.

Phạm vi nghiên cứu................................................................................................................. 3

5.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................................... 3

6.

Cấu trúc của khóa luận .................................................................................................................. 4

CHƯƠNG 1. PHAN THANH GIẢN VÀ TÁC PHẨM CỦA ÔNG ........................................................ 6
1.1.

Chân dung Phan Thanh Giản .................................................................................................... 6


1.1.1.

Thân thế và sự nghiệp quan trường .................................................................................. 6

1.1.2.

Phan Thanh Giản – Một nhân cách lớn .......................................................................... 10

1.2.

Giới thiệu sơ lược các tác phẩm của Phan Thanh Giản ........................................................ 16

1.2.1.

Khâm định Việt sử thông giám cương mục (欽定越史通鑑綱目)................................... 19

1.2.2.

Lương Khê thi thảo (梁 溪 詩 草) .................................................................................... 16

1.2.3.

Lương Khê văn thảo (梁 溪 文 草) ................................................................................... 18

1.2.4.

Sứ trình thi tập (使 程 詩 集)............................................................................................ 19

1.2.5.


Ước Phu tiên sinh thi tập (約夫先生詩集) ...................................................................... 19

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA ƯỚC PHU TIÊN SINH THI TẬP .................. 22
2.1. Nội dung tác phẩm Ước Phu tiên sinh thi tập .............................................................................. 22
2.2.1. Chủ đề về tình bằng hữu, tình cảm gia đình......................................................................... 22
2.1.2. Chủ đề về lễ, tiết trong năm ................................................................................................... 25
2.1.3. Ca ngợi cảnh sắc thiên nhiên ................................................................................................. 28
2.1.4. Ca ngợi triều đình ................................................................................................................... 32
2.2. Nghệ thuật của tác phẩm Ước Phu tiên sinh thi tập .................................................................... 35
2.2.1. Thể loại đa dạng ...................................................................................................................... 35
2.2.2. Nghệ thuật dùng điển cố ......................................................................................................... 38
CHƯƠNG 3. PHIÊN DỊCH, CHÚ THÍCH TÁC PHẨM ..................................................................... 41
KẾT LUẬN .............................................................................................................................................. 144
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................................... 145


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phan Thanh Giản (1796-1867) là nhân vật lịch sử gắn liền với những thăng trầm của xã
hội Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX. Trong hơn bốn mươi năm làm quan, trải qua ba
triều vua Minh Mệnh, Thiệu Trị và Tự Đức, Phan Thanh Giản đã cống hiến hết khả năng
để giúp vua, giúp nước. Đến năm 1867, ông mang tội danh “mại quốc” cả trong sử sách
lẫn dân gian khi làm mất sáu tỉnh Nam Kì vào trong tay giặc Pháp. Người đương thời lên
án, vua Tự Đức ra lệnh đục bỏ tên Phan Thanh Giản khỏi văn bia tiến sĩ. Thế nhưng có thật
ơng là người có tội với đất nước, với nhân dân, hay chỉ vì bất lực trước thời cuộc nên mới
đưa ra quyết định như thế? Xem xét lại lịch sử thì ơng là một người hết lịng cứu nước, cứu
dân, đáng được tơn trọng chứ khơng phải là kẻ bán nước bị lên án.
Đã hơn 150 năm ngày mất của Phan Thanh Giản, sự đánh giá và nhận xét về nhân vật
lịch sử này vẫn còn nhiều khác biệt. Nhiều ý kiến đưa ra truy vấn trách nhiệm để mất đất
vào tay người Pháp của Phan Thanh Giản, nhưng cũng có nhận định ơng là người liêm

chính, thương dân và hết lịng vì triều đình. Đến nay sự tranh luận này vẫn chưa đi đến hồi
kết, ngày càng thêm nhiều những cơng trình nghiên cứu, cũng như các cuộc hội thảo khoa
học mở ra để có góc nhìn sâu sắc hơn về Phan Thanh Giản.
Ngồi việc là một nho sĩ với kiến thức uyên thâm, một vị quan cần chính, Phan Thanh
Giản cịn để lại cho hậu thế những tác phẩm văn chương, thơ ca đặc sắc. Có thể kể đến
Lương Khê thi thảo, Lương Khê văn thảo, Ước Phu tiên sinh thi tập, Sứ trình thi tập, Khâm
định Việt sử thông giám cương mục (Chủ biên), còn thấy chép rải rác trong các thi tập, văn
tập của các nhân sĩ đương thời do trong quá trình giao lưu trao đổi văn thơ đàm luận, như
bài tựa cho Bái Dương thi tập của Ngô Thế Vinh, bài ký Thiên Y tiên nữ truyện ký chép
trong Bi ký tạp biên, bài chiếu chép trong Chiếu biểu tập, đề tựa cho Thi tấu hợp biên, tựa
cho Dương mộng tập của Hà Tơn Quyền...và cịn nhiều những bài viết khác. Nhưng những
tác phẩm được giới thiệu đến độc giả đa phần là nghiên cứu về cuộc đời làm quan, thăng
trầm trong 40 năm giúp việc cho vua, và đặc biệt là góc nhìn lịch sử với trách nhiệm làm
mất đất vào tay Pháp, ít nghiên cứu về các sáng tác về văn thơ của Phan Thanh Giản. Duy
chỉ có Lương Khê thi thảo và Lương Khê văn thảo đã được tìm hiểu và tổng hợp thơng qua
quyển Thơ văn Phan Thanh Giản do Phan Thị Minh Lễ và Chương Thâu chủ biên, và
Khâm định Việt sử thông giám cương mục là sách sử quan trọng đã được biên dịch và phát
hành từ lâu. Thơng qua đề tài khóa luận “Ước Phu tiên sinh thi tập – giới thiệu, phiên dịch,
nghiên cứu”, tôi muốn đem tác phẩm của Phan Thanh Giản đến gần với mọi người, để mọi
người có thể cảm nhận được những giá trị về nội dung, nghệ thuật, cũng như qua đó có cái
nhìn tồn diện và sâu hơn về Phan Thanh Giản. Để biết ngoài là một vị quan chăm lo triều
chính, ơng cịn là người sống tình cảm, hiếu thảo với cha mẹ, xem trọng bằng hữu, u
thích cuộc sống n bình hịa hợp với thiên nhiên bằng ngòi bút tài năng uyên bác.
1


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trước đến nay, khi nhắc đến Phan Thanh Giản, người ta thường bàn nhiều về cuộc
đời và sự nghiệp quan trường nhiều hơn là nói đến các tác phẩm của ơng. Chẳng hạn như:
-


-

-

Tác giả Nam Xuân Thọ với tác phẩm Phan Thanh Giản (1796 - 1867). Tác phẩm
gồm 13 chương nêu nên tất cả cuộc đời Phan Thanh Giản về tiểu sử, hành trạng,
q trình đi sứ sang Pháp ký hịa ước Nhâm Tuất 1862. Sách do Nhà xuất bản Tân
Việt xuất bản năm 1957.
Tác giả Nguyễn Duy Oanh với tác phẩm Chân dung Phan Thanh Giản do Bộ văn
hóa giáo dục và thanh niên xuất bản năm 1974. Tác phẩm là sự kế thừa của tác phẩm
Phan Thanh Giản (1796 - 1876) của Nam Xuân Thọ, trong đó có bổ sung thêm một
số tư liệu lịch sử bằng Hán văn, Pháp văn và một số thơ văn có giá trị lớn về mặt
lịch sử. Tác phẩm gồm 2 phần, phần 1 nói về thân thế và sự nghiệp của Phan Thanh
Giản, phần 2 là quá trình sau khi Phan Thanh Giản uống thuốc độc tự tử. Phần này
gồm 5 chương, trong đó tác giả dành chọn chương 5 để cơng luận bình phẩm.
Gần đây nhất, quyển sách Phan Thanh Giản trăm năm nhìn lại là tổng hợp những
bài tham luận của hai cuộc hội thảo lớn về cụ Phan Thanh Giản vào năm 1994 và
2003, để ghi nhận một chặng đường dài sự biến chuyển trong nhận thức của mọi
người về chân dung cụ Phan. Sách do Nhà xuất bản Thế giới và Tạp chí Xưa và nay,
xuất bản vào năm 2017, gồm nhiều tác giả, nhiều bài viết.

Ngồi ra cịn rất nhiều những cơng trình nghiên cứu, tìm hiểu về Phan Thanh Giản.
Riêng nói về tác phẩm thơ văn thì chỉ có quyển Thơ văn Phan Thanh Giản với chủ biên là
Phan Thị Minh Lễ - Chương Thâu, do nhà xuất bản Hội nhà Văn xuất bản năm 2005. Tác
phẩm là tập hợp hai bộ Lương Khê thi thảo và Lương Khê văn thảo, được coi là tư liệu gốc
có giá trị về nhiều mặt, có thể giúp chúng ta tiếp tục tìm hiểu nghiên cứu, nhận định, đánh
giá nhân vật lịch sử có tầm cỡ trong thời kỳ cận đại.
Đến nay vẫn chưa có một cơng trình nghiên cứu cụ thể nào khác về tác phẩm Ước Phu
tiên sinh thi tập của Phan Thanh Giản. Thế nên việc tìm hiểu cũng như thực hiện đề tài vẫn

cịn khó khăn, nhất là việc xác định tính chính xác những nội dung phân tích. Tuy nhiên,
khi hồn thành, đề tài cũng sẽ cung cấp những thơng tin hữu ích, có giá trị tham khảo khi
nghiên cứu về Phan Thanh Giản và sự nghiệp thơ văn của ơng.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu tác phẩm của Phan Thanh Giản, đề tài sẽ mang lại những đóng góp
mới. Cụ thể là tìm được một hướng tiếp cận mới thơ văn của Phan Thanh Giản, đối với
việc cho người đời thêm nhiều góc nhìn để dễ nhận xét, tìm hiểu về Phan Thanh Giản.
Thơng qua tìm hiểu, phiên dịch, chú thích, nhận thấy Ước Phu tiên sinh thi tập là một di
cảo có giá trị về nội dung và nghệ thuật của Phan Thanh Giản, đáng được nghiên cứu, phổ
2


biến để mọi người cùng biết. Hy vọng đề tài sẽ cung cấp những tư liệu hữu ích cho nền văn
thơ nước nhà nói chung và phong phú thêm các tác phẩm về Phan Thanh Giản nói riêng.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài “Ước Phu tiên sinh thi tập – giới thiệu, phiên dịch, nghiên cứu” chủ yếu phiên
âm, dịch nghĩa khoảng 90 bài thơ, văn trong tác phẩm Ước Phu tiên sinh thi tập của Phan
Thanh Giản. Tại Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội, quyển sách này mang ký
hiệu A.468, gồm 1 bản chép tay, 50 trang, kích thước 32x22, và 1 mục lục đính kèm. Từ
đó đưa ra những nhận định về tác phẩm và tác giả.
4.2.

Phạm vi nghiên cứu

Đề tài giới hạn ở việc giới thiệu đến mọi người một sáng tác của Phan Thanh Giản là
Ước Phu tiên sinh thi tập, đây là một tập thơ chữ Hán, khoảng 90 bài thơ, văn. Qua đó
phân tích tìm hiểu những cái hay cái đẹp trong quan niệm, suy nghĩ, cảm nhận của tác giả,
chỉ ra những giá trị về nội dung cũng như nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm cho người đọc
biết. Bài nghiên cứu chỉ đưa ra những nhận xét chủ yếu về Ước Phu tiên sinh thi tập chứ

không kèm theo những tác phẩm khác.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp văn bản học
Dựa vào đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài, tìm những tư liệu có liên quan để
giới thiệu, phân đích và đưa ra những đánh giá, nhận định về tác phẩm được tìm hiểu là
Ước Phu tiên sinh thi tập. Cần chọn lọc những tư liệu nào có ích, tư liệu không cần thiết
để tránh lạc hướng đề tài.
-

Phương pháp phân tích, tổng hợp

Đã có những tư liệu cần thiết thì bắt đầu phân tích, làm rõ vấn đề. Cụ thể cần phiên âm,
sau đó dịch nghĩa nguyên bản gốc tác phẩm Ước Phu tiên sinh thi tập để có thể hiểu được
nội dung tác giả thể hiện. Từ nội dung có được, bắt đầu tổng hợp các ý chính đưa ra luận
điểm, các yếu tố quan trọng để hồn thành đề tài.
-

Phương pháp phân tích văn học

Vì Ước Phu tiên sinh thi tập là một tác phẩm về thơ văn, nên ngồi dịch nghĩa những
bài thơ, văn thì cịn cần có những phân tích chun mơn phù hợp. Lý luận văn học về đề
tài, chủ đề, nội dung, các thủ pháp nghệ thuật…có giá trị để cung cấp cái nhìn sâu hơn đến
mọi người.
-

Phương pháp nghiên cứu liên ngành

3



Trong q trình nghiên cứu, ngồi nghiên cứu văn học là chủ yếu, còn kết hợp
nghiên cứu về sử học, văn hóa học, ngơn ngữ học...để có góc nhìn sinh động, khách
quan, có căn cứ, tìm hiểu đề tài tốt hơn.
6. Cấu trúc của khóa luận
PHẦN MỞ ĐẦU
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Lý do chọn đề tài
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Cấu trúc của khóa luận

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. Phan Thanh Giản và tác phẩm của ông
1.1.
1.1.1.
1.1.2.
1.2.
1.2.1.
1.2.2.
1.2.3.
1.2.4.
1.2.5.


Chân dung Phan Thanh Giản
Thân thế và sự nghiệp quan trường
Phan Thanh Giản – Một nhân cách lớn
Một số tác phẩm tiêu biểu của Phan Thanh Giản
Lương Khê thi thảo
Lương Khê văn thảo
Sứ trình thi tập
Ước Phu tiên sinh thi tập
Khâm định Việt sử thông giám cương mục

Chương 2. Nội dung và nghệ thuật của Ước Phu tiên sinh thi tập
2.1. Nội dung tác phẩm Ước Phu tiên sinh thi tập
2.1.1. Chủ đề về tình bằng hữu, tình cảm gia đình
2.1.2. Chủ đề về lễ, tiết trong năm
2.1.3. Ca ngợi cảnh sắc thiên nhiên
2.1.4. Ca ngợi triều đình
2.2. Nghệ thuật tác phẩm Ước Phu tiên sinh thi tập
2.2.1. Thể loại đa dạng
2.2.2. Nghệ thuật dùng điển cố
Chương 3. Phiên dịch, chú thích tác phẩm
4


5


CHƯƠNG 1. PHAN THANH GIẢN VÀ TÁC PHẨM CỦA ÔNG
1.1. Chân dung Phan Thanh Giản
1.1.1. Thân thế và sự nghiệp quan trường1

Phan Thanh Giản là một nhân vật được nhắc đến rất nhiều trong lịch sử giai đoạn
những năm nửa cuối thế kỉ XIX. Ông là vị quan cần kiệm, hết mình vì triều đình, nhân dân,
dốc sức qua ba triều vua nhà Nguyễn với hơn bốn mươi năm lăn lộn chốn quan trường. Để
trở thành một người hữu ích cho đất nước, ơng đã trải qua q trình học hành chăm chỉ, dù
gặp nhiều khó khăn vẫn cố gắng vượt qua. Tìm hiểu thân thế và sự nghiệp quan trường của
ông để hiểu rõ hơn về nhân cách, con người Phan Thanh Giản.
Theo Lê Quang Trường, “Phan Thanh Giản với những đóng góp vào văn học Hán
Nơm Nam Bộ”, đăng trên Tạp chí Đại học Sài Gịn:
“Phan Thanh Giản, tên tự là Tĩnh Bá, lại tự là Đạm Như, tên hiệu là Lương Khê,
biệt hiệu là Mai Xuyên, Ước Phu. Ơng sinh ngày 12-10-1796, năm Bính Thìn, và mất vào
ngày 5 tháng 7 năm Đinh Mão (4-8-1867), thọ 72 tuổi. Tiên tổ của Phan Thanh Giản là
người Hoa, cuối đời Minh, di chuyển sang nước Nam, làm nhà ở tỉnh Bình Định. Cha của
Phan Thanh Giản là Phan Thanh Ngạn2, sinh năm Mậu Tý triều Lê Cảnh Hưng (tức năm
1768), tại ấp Hội Trung, phường Hội Hồ, xã Ơ Liêm, tổng Trung, huyện Bồng Sơn, tỉnh
Bình Định, tục gọi là xứ Giồng Phung (仝堸), nay là thôn Hội Trung, tổng Trung An, huyện
Bồng Sơn, phủ Hồi Nhơn, tỉnh Bình Định”3.
Ông Phan Thanh Ngạn là con trai thứ ba của ông Ngẫu Cừ, tức ông Phan Thanh
Tập (nội tổ của Phan Thanh Giản). Sau đó giữa năm Tân Mão (1771) vì anh em Nguyễn
Huệ nổi lên chống triều đình dấy binh từ Tây Sơn thuộc Bình Định, ơng Phan Thanh Tập
đưa gia đình chạy loạn Tây Sơn vào định cư ở thôn mới lập là Tân Thạnh, tổng Tân An,
châu Định Viễn, phủ Gia Định, sau là thôn Bảo Thạnh, tổng Bảo Trị, huyện Bảo An, phủ
Hoằng Đạo, tỉnh Vĩnh Long. Thân phụ Phan Thanh Giản lúc đầu được giao giữ chức Thư
lại tỉnh đường Vĩnh Long, phụ trách việc tiếp tế lương thực cho chúa Nguyễn vào năm
Mậu Ngọ (1798), sau đó ơng được thăng chức Thủ hạp. Năm 1802, thân mẫu của Phan
Thanh Giản là bà Lâm Thị Búp qua đời khi ông lên 7 tuổi, cha ông tục huyền, nhờ kế mẫu
mà ông được theo học sư trưởng Nguyễn Văn Noa tại chùa Phú Ngãi, dùi mài kinh sử thấu
Phần này tham khảo tài liệu của:
Trần Quốc Giám, “Cuộc đời hoạt động của Phan Thanh Giản”, trích từ tác phẩm Phan Thanh Giản trăm năm nhìn
lại (2017), NXB Thế giới, Tạp chí Xưa và nay, tr.269 – 291.
Phan Thị Minh Lễ và Lê Quang Trường, “Niên biểu những sự kiện lịch sử, cuộc đời Phan Thanh Giản”, trích từ tác

phẩm Phan Thanh Giản trăm năm nhìn lại (2017), NXB Thế giới, Tạp chí Xưa và nay, tr.13 – 20.
Nguyễn Duy Oanh (1974), Chân dung Phan Thanh Giản, Bộ Văn hóa giáo dục và thanh niên.
2
Tự Văn Ngạn, sinh 1768 và mất 1842, thân sinh của Phan Thanh Giản, có 4 vợ, 10 người con.
3
Lê Quang Trường, “Phan Thanh Giản với những đóng góp vào văn học Hán Nơm Nam Bộ”, Tạp chí Đại học Sài
Gịn, Bình luận văn học, Niên giám 2016.
1

6


hiểu thánh hiền. Ít lâu sau vì bị vu cáo, cha của Phan Thanh Giản lâm vào tù tội, vì thương
cha nên dù mới 20 tuổi, ông lên tỉnh xin quan Hiệp trấn được ở tù thay cha. Vì thấy ông trẻ
tuổi mà hiếu thảo, quan cai trị cấp dưỡng và sắp xếp chỗ ở gần nhà lao để tiện chăm sóc
cha và học hành. Sau đó Phan Thanh Giản được bà Ân nhận làm con nuôi, phụ giúp tiền
ăn học, theo học ở trường tỉnh Vĩnh Long. Phan Thanh Giản bằng sự cần mẫn, siêng năng,
nhẫn nại và một tinh thần kiên cường vượt khó đã đưa ơng đến với con đường học vấn, và
đi vào con đường nhiều vinh quang cũng lắm cay đắng thăng trầm trong 41 năm làm quan
dưới triều Nguyễn.
Con đường làm quan của cụ Phan bắt đầu từ năm Ất Dậu (1825) tức Minh Mạng
thứ VI, Phan Thanh Giản thi Hương tại Gia Định. Cũng năm này ông cưới vợ đầu là bà
Nguyễn Thị Mỹ, sau đó bà qua đời. Ơng đậu cử nhân, sau khi thi Đình đậu thêm Tiến sĩ
năm Bính Tuất (1826), tiến vào quan trường, lần lượt giữ nhiều chức vụ khác nhau, trải
qua ba triều đại: Minh Mạng (1820-1840), Thiệu Trị (1840-1847) và Tự Đức (1848-1883).
Trong giai đoạn 1826-1859, Phan Thanh Giản rất lận đận trên hoạn lộ với nhiều lần bị
giáng chức, đày đi xa, rồi lại phục chức, nhưng bằng khả năng, lòng trung thành với nước
với dân, ơng đã tạo được cho mình một vị trí quan trọng trong triều đình nhà Nguyễn.
Vào tháng 8 năm Minh Mạng thứ 7 (1826), Phan Thanh Giản được vua giao chức
Biên tu ở Hàn lâm viện. Rồi sau đó được thăng chức rất mau: Lang trung bộ Hình (tháng

11 năm 1827) rồi Tham hiệp Quảng Bình, quyền Hiệp trấn Nghệ An (1828) và cũng năm
đó làm Hiệp trấn Quảng Bình. Cũng trong năm 1828, ơng cưới bà Trần Thị Hoạch, con
quan Án sát tỉnh Quảng Trị.
Năm 1829, Phan Thanh Giản rời chức vụ địa phương để về triều đình lĩnh chức Phủ
dỗn Thừa Thiên. Ơng được vua Minh Mạng chú ý vì có nhãn quan chính trị sắc bén và
già dặn nên ít lâu sau thăng làm Thị lang bộ Lễ làm việc tại Nội các, sau đó làm Hiệp trấn
Quảng Bình.
Năm 1830, Phan Thanh Giản giữ chức Tả thị lang Lễ bộ làm việc ở Nội các. Sau đó
vì làm việc sai sót, qn sao lục tên các quan được vào cung chúc thọ nên bị giáng liền 3
cấp. Bị vua quở trách vì cùng Trương Đăng Quế dâng bài văn. Rồi sau đó lại chuyển làm
Hiệp trấn Ninh Bình.
Năm 1831, Phan Thanh Giản được giao giữ chức Hiệp trấn Quảng Nam, dẹp loạn
nhưng thất bại ở Chiên Đàn, bị cách chức nhưng vẫn được giữ ở Quảng Nam làm việc. Ở
đây, ông lại từ những chức vụ nhỏ leo dần lên: Từ một thuộc viên của sứ bộ sang Hạ Châu
(1832), tới Hàn lâm kiểm thảo sung Nội các hành tẩu; năm 1833 được thăng Viên ngoại
lang bộ Hộ, quyền ấn Phủ Thừa Thiên, rồi Hồng lô tự khanh, đến cuối năm được cử làm
Phó sứ sang Tàu. Khi về được thăng Đại lý tự khanh tự coi việc Hình và sung Cơ mật viện
đại thần vào năm 1834.

7


Năm 1835, Phan Thanh Giản được cử làm Kinh lược Trấn Tây, khi về được cử làm
Bố chánh Quảng Nam, quyền ấn Tuần phủ quan phòng. Vào tháng 5 năm 1836, ông bị vua
Minh Mạng giáng xuống hàng quan lục phẩm, nguyên nhân do dâng sớ ngăn vua đi ngự
du ở Quảng Nam, tuy nhiên sau đó 2 tháng, thăng làm Thừa chỉ ở Nội các, rồi Hộ bộ Thị
lang Cơ mật viện đại thần.
Năm 1837, Phan Thanh Giản thay đổi nhiều chức vụ khác nhau, từ Lang trung bộ
Hộ rồi Phó chủ khảo khoa thi Hương trường Thừa Thiên, Hữu thị lang bộ Hộ, đến tháng
11 thì vào lại Cơ mật viện đại thần. Năm 1838, Phan Thanh Giản bị giáng chức từ Thị lang

xuống lang trung bộ Hộ vì gặp phiên trực ở Nội các, ơng đã sơ ý để thuộc hạ qn khơng
đóng ấn của vua vào tờ sớ tâu đã được châu phê mà không kiểm lại. Bị phái đến Chiên Đàn
ở Quảng Nam để tuyển mộ người khai thác mỏ vàng, rồi cử đi Thái Nguyên tuyển người
khai thác mỏ bạc.
Năm 1839, Phan Thanh Giản được gọi về triều đình làm chức Thơng chánh sứ Ty,
Phó sứ rồi Hộ bộ Thị lang. Do đề nghị giảm án cho bạn đồng hương là Vương Hữu Quang,
nên bị hồng đế bất bình giáng xuống làm Thơng chánh Phó sứ. Năm 1840, được sung làm
Phó chủ khảo trường Thừa Thiên và bị giáng một cấp vì chấm bài sơ sót, lỗi này bị Thượng
thư bộ Lễ phát giác. Trong năm 1840, vua Thiệu Trị lên thay, thăng cho Phan Thanh Giản
làm Thị lang bộ Binh rồi Tham tri bộ Binh, sung Cơ mật viện đại thần vào năm 1841.
Năm 1842, Phan Thanh Giản làm Phó chủ khảo kì thi Hội, tháng 6 cùng năm thì
thân phụ của ơng qua đời. Năm 1843, dâng sớ đề nghị sửa đổi hành chính địa phương. Năm
1844, giữ chức Hữu tham tri bộ Binh, sung Cơ mật viện đại thần; tháng 10 cùng năm được
bổ nhiệm giữ chức Tả phó đơ ngự sử viện Đô sát. Năm 1846, Phan Thanh Giản lần lượt
giữ qua các chức vụ Thượng thư bộ Hình, đại thần Cơ mật viện, Tổng vựng biên soạn Đại
Nam sự lệ hội điển, sau đó làm Thượng thư Lễ bộ. Năm 1847, ơng được giao giữ chức chủ
quản kì thi Hội, bổ nhiệm Hình bộ Thượng thư và thành viên Viện cơ mật. Năm 1848 giữ
chức Thượng thư bộ Lại. Năm 1849, Phan Thanh Giản giữ chức Giảng quan và Tả Kỳ
Kinh lược đại sứ, thực hiện chức năng Tổng đốc Bình-Phú (Bình Định và Phú n). Năm
1850, ơng được giao làm Kinh lược đại sứ Tả kỳ, Tổng đốc Bình-Phú, kiêm coi việc ở
Thuận-Khánh (Bình Thuận và Khánh Hịa).
Năm 1851, Nguyễn Tri Phương được cử làm Nam kỳ Kinh lược Chánh sứ và Phan
Thanh Giản làm Phó sứ lĩnh Tuần phủ Gia Định kiêm chức Lãnh đốc1 các đạo Long Tường
(Vĩnh Long, Định Tường), Biên Hòa, An Giang, Hà Tiên. Năm 1852, Phan Thanh Giản và
Nguyễn Tri Phương dâng sớ xin vua về 8 việc2, vua Tự Đức có lời khen ngợi. Hai ơng
Lãnh đốc: Cịn gọi là Kiêm tri, một chức quan võ cao cấp, chỉ huy quân đội nhiều tỉnh.
Tám việc đó bao gồm: (trích Quốc triều chính biên tốt yếu, Học bộ in năm 1925, Viện Khảo cổ, Sài Gòn, 1960),
được đề cập trong bài viết của Trần Quốc Giám, trích trong quyển Phan Thanh Giản trăm năm nhìn lại, tr.274.
1) Xin thánh thể nên thận trọng.
2) Xin bãi hát xướng.

3) Xin ức chế kẻ hầu cận.
1
2

8


nhân đó xin từ quan nhưng vua khơng chấp thuận. Phan Thanh Giản được vua ban cho 4
chữ “Liêm, Bình, Cần, Cán”. Năm 1853, Phan Thanh Giản được gọi về triều đình, giao giữ
chức Binh bộ thượng thư. Ơng dâng sớ trần tấu 6 biện pháp cải thiện xứ Nam Kỳ như sửa
đổi các tục lệ, thi ân rộng rãi, đề cao đức hạnh nhà nho, chế xe trâu, sửa sang phần mộ của
các công thần và cho người trông nom, hầu hết các biện pháp này đều được vua Tự Đức
thi hành. Tháng 9 năm 1856, ông được cử làm Chánh Tổng tài Quốc sử quán để soạn bộ
Khâm định Việt sử thông giám cương mục1.
Năm 1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công cửa biển Đà Nẵng. Năm 1859,
chiến sự trong tình trạng báo động, Phan Thanh Giản dâng sớ bàn về các biện pháp liên
quan đến chiến tranh, phịng thủ. Ơng chủ trương nên nghị hòa với Pháp, sau này được
Nguyễn Tri Phương đề bạt vào Quảng Nam để đối phó với Pháp.
Năm 1862, Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp vào Nam để thương thuyết với Pháp.
Phan Thanh Giản được vua phong làm Chánh sứ tồn quyền đại thần, Lâm Duy Hiệp làm
Phó sứ. Sau mấy ngày thương thuyết với Pháp, ngày 9 tháng 5 năm Nhâm Tuất (5 tháng 6
năm 1862), Hòa ước Nhâm Tuất2 được ký kết với 12 điều khoản đa phần có lợi cho Pháp,
Tây Ban Nha chỉ hưởng quyền truyền giáo, thương mại hạn chế và một phần tiền bồi
thường chiến phí. Theo khoản 3, chủ quyền trọn ba tỉnh là Biên Hòa, tỉnh Gia Định và tỉnh
Định Tường, cũng như đảo Côn Lôn, do Hiệp ước này, được hoàn toàn nhượng cho hoàng
đế nước Pháp.
Năm 1863, Phan Thanh Giản được cử làm sứ thần sang Pháp, tháng 2 năm 1864,
sau khi trở về được cử làm Hộ bộ Thượng thư và Cơng sứ tồn quyền chịu điều đình với
đại diện Pháp. Năm 1865, lúc này cụ Phan đã 69 tuổi, xin vua nghỉ hưu nhưng không được
chấp thuận. Giữ chức Kinh lược Đại thần, sau đó giữ chức Thượng thư bộ Hộ, kinh lược

đại thần 3 tỉnh An Giang, Vĩnh Long, Hà Tiên. Năm 1866, một lần nữa ông xin vua từ chức
vì tuổi gì và bệnh tật nhưng vua từ chối, u cầu ơng phải hồn thành nhiệm vụ.
Ngày 20 tháng 6 năm 1867, Pháp đánh chiếm Vĩnh Long (vốn đã được trao trả triều
đình Huế ngày 25 tháng 5 năm 1863), yêu cầu ông gửi mật thư cho thủ thành An Giang và
Hà Tiên buông súng đầu hàng. Trước sức mạnh áp đảo của Pháp về mặt quân sự, biết thế
4) Xin chuộng điều tiết kiệm, bớt lãng phí xa hoa, thương xót con dân, giữ gìn của nước.
5) Xin giảm bớt cận thần và phong thưởng thái quá.
6) Xin chăm việc tuyển sửa.
7) Xin khoan việc làm xâu cho quân lính.
8) Xin thêm bổng hướng cho các quan.
1
Khâm định Việt sử thông giám cương mục là bộ chính sử của triều Nguyễn viết dưới thể văn ngôn, do Quốc Sử
Quán triều Nguyễn soạn thảo vào khoảng năm 1856-1884
2
Hòa ước Nhâm Tuất (1862) là hòa ước bất bình đẳng giữa Việt Nam và Đế quốc Pháp, gồm 12 điều khoản, theo đó
Việt Nam nhượng lại vùng lãnh thổ Nam Kỳ (Biên Hòa, Gia Định, và Định Tường) lại cho Pháp.
Hiệp ước được ký ngày 5 tháng 6 năm 1862 tại Sài Gòn giữa đại diện triều Nguyễn (thời vua Tự Đức) là chánh sứ
Phan Thanh Giản và phó sứ Lâm Duy Hiệp (hay Thiếp) với đại diện của Pháp là thiếu tướng Bonard và đại diện của
Tây Ban Nha là đại tá Don Carlos Palanca Guttiere.

9


nào cũng không thể giữ nổi, nên để tránh đổ máu vơ ích, Phan Thanh Giản đã quyết định
trao thành, không kháng cự, với yêu cầu người Pháp phải bảo đảm an toàn cho dân chúng.
Thế là chỉ trong 5 ngày (20-24 tháng 6 năm 1867), Pháp chiếm gọn ba tỉnh miền Tây không
tốn một viên đạn. Phan Thanh Giản gửi về triều đình tờ sớ dâng tội cùng tồn bộ ấn tín, áo
mão của ơng. Sau 17 ngày nhịn ăn nhưng không chết, cụ uống thuốc phiện pha giấm, từ
trần vào ngày 4 tháng 8 năm 1867, hưởng thọ 72 tuổi. Ông kết thúc cuộc đời quan trường
đầy thăng trầm, sóng gió, trung kiên và để lại trong nhân dân nhiều suy ngẫm.

Sau khi ông mất, vua Tự Đức truy tước mọi phẩm tước của ông, tên Phan Thanh
Giản bị đục ra khỏi bia Tiến sĩ. Năm 1885, vua Đồng Khánh phục hồi học vị Tiến sĩ cho
Phan Thanh Giản. Năm 1933, vua Bảo Đại phục hồi mọi phẩm tước cho Phan Thanh Giản.
1.1.2. Phan Thanh Giản – Một nhân cách lớn
Khi nhìn nhận, đánh giá về Phan Thanh Giản, thì phải xem xét tổng thể suốt cả cuộc
đời của ông. Một nhà nho chuyên chú với sách thánh hiền, một vị quan tận tụy với vua,
một người bình thường với tình cảm dành cho gia đình. Phan Thanh Giản đã chứng kiến
một xã hội với nhiều bất ổn, xảy ra nhiều biến cố, sống trong hoàn cảnh đất nước đứng
trước giặc ngoại xâm nhưng không cách nào ngăn cản được. Ông đã gánh tội danh “bán
nước” khi để mất 6 tỉnh Nam kỳ vào tay Pháp, nhưng tấm lịng vì dân và sự bất lực trước
thời cuộc của ông cũng đã được người đời sau thấu hiểu. Ông là một bậc hiền nhân, trung
thần, một nho sĩ tài năng đáng được tôn trọng.
Cụ Phan thuở thiếu thời nhà nghèo nhưng là người con rất hiếu thảo và hiếu học.
Mẹ mất sớm khi mới lên 7 tuổi, được cha ni dưỡng, Phan Thanh Giản cố gắng học hành.
Vì bị vu cáo, cha là Phan Thanh Ngạn bị tù oan, Phan Thanh Giản đã xin chịu tù thế cha.
Thấy cụ là người con hiếu, quan Hiệp trấn Vĩnh Long đã an ủi và hết lòng giúp đỡ, tạo điều
kiện để cụ có chỗ ở gần nhà lao, vừa chăm cha, vừa tiện cho việc học. Hàng ngày, cụ vào
khám thăm cha, làm những việc cực nhọc của cha phải làm và vẫn chịu khó chuyên cần
học tập. Sau khi cha được mãn hạn tù, Hiệp trấn Vĩnh Long đã khuyên ông Ngạn nên để
con trai ở lại để tiếp tục việc học và ông sẽ giúp đỡ về sách vở. Về sau có Nguyễn Thị Ân
thấy thương cho tấm lịng hiếu thảo và tài năng của cụ Phan mà nhận làm con nuôi, lo về
vật chất để chuyên tâm học1. Siêng năng cần mẫn lại thông minh hơn người, Phan Thanh
Giản đã vượt qua những khó khăn của cuộc sống và đỗ Tiến sĩ năm 1826 và là vị Tiến sĩ
đầu tiên của Nam Kỳ lục tỉnh. Đến khi lấy bà Trần Thị Hoạch làm vợ vào năm 1828, sống
chung nhau chưa bao lâu, để báo hiếu với cha, ông cho vợ về Kiến Hòa để phụng dưỡng

Trần Quốc Giám, “Cuộc đời Phan Thanh Giản” (Trích Phan Thanh Giản trăm năm nhìn lại (2017), NXB Thế giới,
Tạp chí Xưa và nay, tr. 265)
1


10


cha già. Người vợ là người đức-hạnh nên buộc lòng hy-sinh việc "xuất giá tùng phu", nghe
lời chồng, cho nên khi ông khi tiễn đưa vợ hiền về Nam Kỳ đã làm bài thơ đầy tình cảm1:
Từ thuở vương xe mối chỉ hồng,
Lịng này ghi tạc có non sơng,
Đường mây cười tớ ham giong ruổi,
Trướng liễu thương ai chịu lạnh lùng.
Ơn nước, nợ trai, đành nỗi bận,
Cha già, nhà khó, cậy nhau cùng,
Mấy lời dặn bảo cơn ly biệt,
Rằng nhớ, rằng quên, lòng hỡi lòng!
Phan Thanh Giản cũng được xem là một người chồng chung thủy với vợ, không
đam mê sắc dục. Bà Hoạch vợ ông nghĩ thương cho chồng vì xa vợ, sợ chồng khơng có
người chăm sóc, nên đã sai con là Phan Hương dẫn ra một người tên là Thịnh, mong muốn
cô này làm tỳ thiếp cho chồng. Khi ra đến Huế, Phan Thanh Giản đã từ chối cơ Thịnh và
bảo cơ trở lại q hương, tìm một người tốt hơn để làm chồng. Nhưng cô Thịnh cảm cái
nghĩa ấy mà khơng lấy chồng, vui lịng sống cùng bà Hoạch. Phan Thanh Giản đặt nặng
việc nước lên trên hết, dù có thương cha nhưng trong thời gian làm quan cũng không thường
về thăm cha, để cho vợ chăm sóc thay, dù vậy trong lịng cụ Phan ln có một tình cảm rất
lớn dành cho gia đình. Tuy xa cách gia đình, họ hàng nhưng khơng vì thế mà ơng qn đi
tình cảm anh em, bạn bè. Ơng đã từng làm một bài thơ rất hay, đó là bài “Gia biệt”2:
Giã nhà3
…Anh họ có hai người,
Sum vầy vẫn yêu dấu:
“Em đi có các anh,
Săn sóc chú cùng cậu.”
…Đời người có ly biệt,


Bài thơ Giã vợ đi làm quan, được sáng tác khi Phan Thanh Giản giã biệt vợ lúc nhận chức quan, để vợ chăm sóc
cha già. Theo trang thơ Thi viện, bài thơ trích nguồn từ: Huỳnh Lý chủ biên (1987), Hợp tuyển thơ văn Việt Nam
(1858-1920), NXB Văn học, tr.142
2
Trích Quyển 2- Vu kinh thảo, gồm 25 bài thơ trong tập thơ Lương Khê thi thảo, bài thơ được viết vào năm Minh
Mạng thứ 7 (1826).
3
Bản dịch của Trúc Khê, Ngô Văn Triện.
1

11


Nghèo khó lại càng buồn.
Vinh hoa ai chẳng muốn,
Khốn nỗi đạo thần hôn!...
Và trong rất nhiều những tác phẩm thơ văn khác của mình, Phan Thanh Giản ln
thể hiện tình cảm về anh em, bạn bè, gia đình trong từng câu chữ. Vì đạo lớn giúp vua giúp
nước mà ơng gác việc riêng của bản thân để nghĩ nhiều hơn cho nhân dân, đó là cái đạo
làm trai, làm quan của một người đọc nhiều kinh sách như Phan Thanh Giản, dùng khả
năng của mình để cống hiến cho đất nước mà khơng hề than vãn. Đó là điều đáng q của
một vị quan.
Khơng chỉ có tấm lịng hiếu thảo, lo nghĩ cho gia đình, cụ Phan cịn có tài năng văn
chương kiệt xuất khi đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm có giá trị.
“Phan Thanh Giản là nho sĩ đầu tiên ở Nam kỳ thi đỗ Tiến sĩ trong khoa thi Bính
Tuất 1826, khoa thi này có 200 sĩ tử, nhưng chỉ có 10 người đỗ tiến sĩ, bao gồm 7 người ở
Bắc Việt, 2 người ở Trung Việt và duy Phan Thanh Giản là người ở miền Nam.”1 “Phan
Thanh Giản đã đỗ xuất sắc tất cả các kì thi từ Hương, Hội, đến kì thi Đình, nhà vua đã gặp
trực tiếp để hỏi thi ông và rất hài lịng về những câu trả lời đó.”2
Điều này có thể cho thấy Phan Thanh Giản là một nho sĩ thật sự có tài, thấu hiểu

những luân thường đạo nghĩa từ sách thánh hiền, kiến thức học được không chỉ dùng vào
chốn quan trường, giúp sức cho nước cho dân, mà còn được thể hiện trong những tác phẩm
thơ văn. Quan niệm văn chương của Phan Thanh Giản chịu ảnh hưởng của tư tưởng chính
trị học thuật, phát triển trên cơ sở thực tiễn cuộc sống. “Đó là những ý kiến thể hiện quan
điểm, cách nhìn của một người về văn chương nghệ thuật, có thể được phát biểu trực tiếp
hoặc gián tiếp thể hiện trong tác phẩm.”3 Văn chương để truyền tải đạo nghĩa, biểu hiện
của lòng nhân, lòng trung, lòng hiếu thảo. Thơ văn của cụ Phan khi thì đầy tình cảm với
chủ đề gia đình, bằng hữu; khi thì đầy nhiệt huyết với việc giúp nước giúp dân; khi là những
trải nghiệm cá nhân về tuổi trẻ về cuộc sống; hoặc có lúc lại vẽ ra những bức tranh thiên
nhiên tươi đẹp, sống động, và ẩn chứa trong đó là nổi tâm tình được gửi gấm vào trong câu
chữ. Các tác phẩm mà ông để lại cho hậu thế đa dạng ở nội dung, thể loại cũng khơng bị
gị bó trong một khn khổ nào. Lối viết giản dị, chân thật rất dễ đi vào lòng người.
“Thơ văn Phan Thanh Giản nối tiếp mạch nguồn thơ văn Hán Nôm Nam Bộ trong
buổi đầu nhà Nguyễn từ Đào Duy Từ, Hồng Quang, Mạc Thiên Tích, Trịnh Hồi Đức, Lê
Quang Định, Ngơ Nhơn Tịnh, Huỳnh Ngọc Uẩn... Chính Phan Thanh Giản cũng là người
Nguyễn Duy Oanh (1974), Chân dung Phan Thanh Giản, Bộ Văn hóa giáo dục và thanh niên, tr. 51.
Minh Chi, “Phan Thanh Giản-Một nho sĩ có nhân cách lớn” (Trích Phan Thanh Giản trăm năm nhìn lại (2017),
NXB Thế giới, tr. 503)
3
Lê Quang Trường, Nguyễn Thị Liên, “Quan niệm văn chương của Phan Thanh Giản”, Tạp chí khoa học Văn hóa
và Du lịch, số 4 (84), tháng 7/2016
1
2

12


sở đắc được cái học phong Nam Bộ từ người thầy chung của giới trí thức phương Nam Võ
Trường Toản mà Nguyễn Thông cũng vô cùng khâm phục. Phan Thanh Giản cũng là người
có những đóng góp lớn làm phong phú thêm cho nội dung và nghệ thuật văn chương Nam

Bộ từ phương diện đề tài cho đến thể loại.”1
Các tác phẩm chủ yếu của Phan Thanh Giản có thể kể đến như: Lương Khê thi thảo,
Lương Khê văn thảo, Ước Phu tiên sinh thi tập, Sứ trình thi tập, Khâm định Việt sử thơng
giám cương mục (Chủ biên). Ngồi ra, các sáng tác của Phan Thanh Giản còn thấy chép
rải rác trong các thi tập, văn tập của các nhân sĩ đương thời do trong quá trình giao lưu trao
đổi văn thơ đàm luận, như bài tựa cho Bái Dương thi tập của Ngô Thế Vinh, bài ký Thiên
Y tiên nữ truyện ký chép trong Bi ký tạp biên, bài chiếu chép trong Chiếu biểu tập, đề tựa
cho Thi tấu hợp biên, tựa cho Dương mộng tập của Hà Tôn Quyền...
Không chỉ sáng tác văn chương, Phan Thanh Giản cịn có nhiều đóng góp trong các
hoạt động văn hóa học thuật khác, như việc “ông cùng Nguyễn Thông và các sĩ phu Lục
tỉnh di dời phần mộ nhà giáo Võ Trường Toản về làng Bảo Thạnh (Bến Tre) vì không muốn
một bậc Thầy của Nam Bộ phải nằm trên vùng đất tạm chiếm của Pháp vào năm 1864. Khi
nhậm chức ở Vĩnh Long, ông chủ trương cùng Nguyễn Thông hiệp lực với các sĩ phu xây
dựng Văn Thánh miếu thờ Khổng Tử, lập Văn Xương Các làm nơi hội họp bình thơ văn,
bàn kế sách an dân, canh tân đất nước (1864-1867). Ơng cịn dành thời gian soạn văn bia
ca ngợi công đức của bậc hiền đức Võ Trường Toản, Phạm Đăng Hưng, Thiên Y thần nữ,
bia Văn Thánh miếu... cho người đời sau được biết và đồng thời góp phần vào việc phát
triển một loại hình văn học đặc biệt – văn bia – tại Nam Bộ. Ngoài ra cịn có thể thấy đóng
góp của Phan Thanh Giản trong việc giao lưu văn hoá hai vùng nam bắc, trong nước và
ngoài nước được thể hiện trong các tập thơ văn của ông qua những bài thơ viết gửi, xướng
hoạ, đề tựa, bạt...”2
Đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, Phan Thanh Giản là người rất nhiệt tâm với việc
đào tào nhân tài cho đất nước, ông tham gia làm chủ khảo trong các kỳ thi Hương, thi Hội,
và độc quyển trong kỳ thi Đình, Điện tức là trực tiếp tham gia công tác chấm thi. Sau khi
đi sứ Trung Quốc về, Phan Thanh Giản được sai làm chủ khảo kỳ thi sát hạch các tú tài
trong nước tuổi từ 40 trở lên để bổ dụng (1834), phó chủ khảo kỳ thi Hội và độc quyển kỳ
thi Đình (1835), phó chủ khảo khoa thi Hương trường Thừa Thiên (1837 và năm 1840),
độc quyển kỳ thi Đình (1841), chánh chủ khảo trường thi Hương Hà Nội (1841), phó chủ
khảo kỳ thi Hội (1842), chủ khảo trường thi Thừa Thiên (1846), chủ khảo kỳ thi Hội (1847),


Lê Quang Trường, “Phan Thanh Giản với những đóng góp vào văn học Hán Nơm Nam Bộ”, Tạp chí Đại học Sài
Gịn, Bình luận văn học, Niên giám 2016.
2
Lê Quang Trường, “Phan Thanh Giản với những đóng góp vào văn học Hán Nơm Nam Bộ”, Tạp chí Đại học Sài
Gịn, Bình luận văn học, Niên giám 2016.
1

13


làm giảng quan ở Kinh diên (1849, 1856), độc quyển kỳ thi Điện (1849) góp phần trong
việc đào tạo lựa chọn nhân tài cho triều đình.1
Thế mà “trời khéo trêu người”, Phan Thanh Giản là người có tài có đức nhưng đã
sống vào thời kì đất nước có nhiều rối ren, giặc ngoại xâm (Pháp) càng ngày càng đe dọa
an nguy đất nước, trong lúc đó triều đình nhu nhược, vua quan đắm chìm vào những thú
vui riêng, đã làm cho mọi việc càng thêm xấu. Từ năm 1858, Pháp đã lâm le xâm lược
nước ta, đến năm 1859, liên quân Pháp – Tây Ban Nha đã nổ súng tấn cơng Đà Nẵng. Thời
gian sau đó, chiến sự diễn ra thêm căng thẳng, thế mà nhà vua chỉ xem trọng an nguy của
gia đình và dịng họ, chẳng nghĩ đến nhân dân, cụ thể Đại tướng Hoàng Kế Viêm thống
lĩnh quân lực miền Bắc, sau khi liên quân với Lưu Vĩnh Phúc hạ sát tướng H. Riviere ở Ô
Cầu Giấy Hà Nội, đã gửi thư về xin thêm quân chi viện, vua Tự Đức trả lời rằng:
Kim nhật thỉnh chiến
Hựu nhật thỉnh chiến
Chiến di bất thắng
Ngơ gia mẫu tử trí vô hà địa?
Dịch nghĩa:
Ngày nay xin binh tiếp viện
Ngày mai xin binh tiếp viện
Đánh mãi mà chẳng thắng
Một ngày kia mẹ con ta còn đất đai đâu mà ở.2

Cho nên quân Pháp càng tiến sâu hơn với tham vọng xâm chiếm được nước ta, cịn
vua quan triều đình thì dường như bất lực. Đến khi 3 tỉnh Biên Hòa, Bà Rịa, Vĩnh Long
thất thủ, vua Tự Đức đã ra lệnh cho Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp vào Gia Định để
giảng hòa với Pháp, hy vọng sẽ giữ lại được thành. Tuy nhiên, hai ơng đã khơng thể hồn
thành việc này và kí với Pháp một bản “Hịa ước Nhâm Tuất 1862”, gồm 12 điều khoản
gắt gao đa phần có lợi cho Pháp, và quan trọng nhất là 3 tỉnh miền Đơng Nam Kì rơi vào
tay giặc Pháp. Cũng vì sự kiện này mà Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp đã bị xem là
kẻ bán nước, nhân dân gói gọn sự căm phẫn của mình trong 8 chữ: “Phan Lâm mãi quốc,
triều đình khí dân”, ý nói Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp bán nước, triều đình bỏ mặc
dân chúng. Sau đó, triều đình vẫn tin dùng Phan Thanh Giản, vì suy cho cùng việc mất đất
khơng thể hồn tồn đổ trách nhiệm cho ơng. Ơng cũng đã gắng sức để thương thuyết
Phan Thị Minh Lễ, Lê Quang Trường, “Niên biểu những sự kiện lịch sử cuộc đời Phan Thanh Giản” (Trích Phan
Thanh Giản trăm năm nhìn lại, NXB Thế giới, Tạp chí Xưa và nay).
2
Nhiều tác giả (2017), Phan Thanh Giản trăm năm nhìn lại, NXB Thế giới, Tạp chí Xưa và nay, tr. 29.
1

14


nhưng khơng thành, cùng với việc triều đình nhà Nguyễn quá chậm chạp và thụ động trong
việc đối phó với Pháp. Đến năm 1865, lúc này đã 69 tuổi, Phan Thanh Giản xin được từ
quan nhưng triều đình từ chối, năm 1866 tiếp tục cáo quan lại bị vua khiển trách và yêu
cầu Phan Thanh Giản phải cố gắng phận làm quan. Năm 1867, Bộ Tham mưu Pháp đưa ra
tối hậu thư, buộc nước ta phải nhượng ba tỉnh Vĩnh Long, Hà Tiên, An Giang cho Pháp.
Phan Thanh Giản cố gắng thương lượng nhưng không thành, ngược lại Pháp yêu cầu ông
gửi mật thư cho thủ thành An Giang và Hà Tiên buông súng đầu hàng. Trước sức mạnh áp
đảo của Pháp về mặt quân sự, biết thế không thể giữ nổi, nên để tránh đổ máu vơ ích, Phan
Thanh Giản đã quyết định trao thành, không kháng cự, với yêu cầu người Pháp phải bảo
đảm an toàn cho dân chúng. Thế là đến ngày 24 tháng 6 năm 1867, Thực dân Pháp là có

được ba tỉnh miền Tây Nam Kì mà khơng cần chiến đấu. Cũng từ đây mà mọi tội lỗi đổ
dồn vào Phan Thanh Giản, ông đã nhận cái tội làm mất cả “lục tỉnh Nam Kì”. Ngay sau đó,
Phan Thanh Giản đã gửi về triều đình một tờ sớ với tồn bộ ấn tín, áo quan, ông nhịn ăn
suốt 15 ngày mà không chết, cũng không nhận được phản hổi nào từ triều đình, ơng đã
dùng thuốc phiện pha với giấm thanh tự tử, và từ trần vào ngày 5 tháng 7 âm lịch năm
1867.1
Cái chết của Phan Thanh Giản kết thúc bi kịch cuộc đời hoạt động chính trị và ngoại
giao của ơng, cũng để lại cho lịch sử những nhận định và đánh giá về quyết định gây ảnh
hưởng trực tiếp đến đất nước. Người ta phân vân giữa việc luận ra ông thật sự có tội hay
do hồn cảnh chiến sự bấy giờ và khơng cịn cách nào khác để bảo vệ nhân dân ngoài việc
tuân theo yêu cầu của Pháp. Phan Thanh Giản đã bị dồn vào tình trạng “tiến thối lưỡng
nan”, với những khó khăn về đối ngoại cũng như nội bộ triều đình. Ơng đã cố hết sức
nhưng vẫn khơng thoát khỏi số mệnh, và bản thân cụ Phan cũng biết mình có lỗi với nhân
dân đất nước, cụ đã chọn cho mình cái chết như để chứng minh lịng kiên trung của bản
thân. Làm quan trải qua ba triều, Phan Thanh Giản đã nếm đủ mùi vinh nhục. Dù có chịu
oan uổng hay cực khổ đến đâu thì vẫn cố gắng vượt qua, không ca thán. Giáng chức, bị
vua hiểu lầm, trách mắng thì cũng trầm lặng nhận lệnh. Một người cương trực, khẳng khái,
tài năng như Phan Thanh Giản đáng được cảm thơng, ca ngợi hơn là ốn trách, miệt thị.
Trách nhiệm của ông trong việc mất thành là rất lớn, nhưng triều đình cũng có sai, triều
đình đã quá lơ là trong việc phòng bị cũng như tham chiến với Pháp. Phan Thanh Giản
không muốn nhân dân đổ máu vơ ích, đất nước lầm than thì có gì là sai, thật ra đó cũng là
một lựa chọn thể hiện rõ lòng yêu thương dân chúng của một bậc hiền nhân.
Đã hơn 150 năm kể từ ngày Phan Thanh Giản chọn cách tuẫn tiết để tạ tội với triều
đình, với nhân dân, thì sự đánh giá về ơng vẫn cịn rất nhiều khác biệt. Người đương thời
thì phê phán hành động của ơng, cịn hiện nay có rất nhiều bình luận “giải oan” cho ơng.
Phan Thanh Giản có trách nhiệm trong việc làm mất 6 tỉnh Nam Kì vào tay Pháp, nhưng
ông tuyệt đối không phải là kẻ bán nước hại dân, tất cả những chọn lựa trước thời cuộc đều
1

Nhiều tác giả (2017), Phan Thanh Giản trăm năm nhìn lại, NXB Thế giới, Tạp chí Xưa và nay, tr. 286, 287


15


khó khăn, và ơng đã chọn giữ lại sự bình an cho dân chúng và nhận về mình những cáo
buộc, khinh bỉ của mọi người. Nhưng phẩm giá con người và sự trung nghĩa mà Phan
Thanh Giản đã thể hiện trong suốt cuộc đời vẫn luôn là tấm gương sáng cho hậu thế. Có
rất nhiều lời để nói về ơng, tạm mượn lời thơ Đồ Chiểu1:
Minh tinh chín chữ2 lịng son tạc
Trời đất từ đây mặc gió thu
Một người như cụ Phan cả cuộc đời vẫn chuyên tâm đèn sách, đến khi mất cụ cũng
chỉ nhận mình là người học trị mà thui, cơng danh phẩm tước khơng phải là thứ cụ mong
muốn. Cụ đã về cõi vĩnh hằng, lịch sử đã qua đi, mọi thứ đã là quá khứ, cơng hay tội thiết
nghĩ chẳng cần phân định rạch rịi. Phan Thanh Giản vẫn là một bậc thánh hiền đáng
ngưỡng mộ và tự hào. Những phẩm chất tốt đẹp thời tuổi trẻ của cụ cũng như các sáng tác
văn chương cụ để lại vẫn còn giữ nguyên giá trị đến ngày hôm nay cũng như mai sau.
1.2.

Một số tác phẩm tiêu biểu của Phan Thanh Giản

Phan Thanh Giản lận đận 40 năm trong chốn quan trường với vô số những chức
quan, từ cao đến thấp, từ thăng chức đến giáng chức, dù có bị đày ải gian lao vẫn ln cố
gắng hồn thành chức trách. Người khác tơn trọng ơng bởi sự khẳng khái, cương trực và
hết lịng vì nước vì dân. Nhưng ngồi bản lĩnh của một vị quan, Phan Thanh Giản còn là
một nhà văn, nhà thơ, một nho sĩ với kiến thức uyên thâm, đã để lại rất nhiều tác phẩm có
giá trị cho hậu thế. Phong phú về thể loại, nội dung đa dạng ý nghĩa là nét thu hút từ các
sáng tác của cụ Phan. Ngoài những tác phẩm chủ yếu của Phan Thanh Giản có thể kể đến
như: Lương Khê thi thảo, Lương Khê văn thảo, Ước Phu tiên sinh thi tập, Sứ trình thi tập,
Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Chủ biên), còn thấy chép rải rác trong các thi
tập, văn tập của các nhân sĩ đương thời do trong quá trình giao lưu trao đổi văn thơ đàm

luận, như bài tựa cho Bái Dương thi tập của Ngô Thế Vinh, bài ký Thiên Y tiên nữ truyện
ký chép trong Bi ký tạp biên, bài chiếu chép trong Chiếu biểu tập, đề tựa cho Thi tấu hợp
biên, tựa cho Dương mộng tập của Hà Tơn Quyền...và cịn nhiều những bài viết khác.
Trong bài nghiên cứu này, chỉ liệt kê và giới thiệu sơ lược những tác phẩm chủ yếu
của Phan Thanh Giản.
1.2.1. Lương Khê thi thảo (梁 溪 詩 草)3
Cụ Nguyễn Đình Chiểu đẫ viết một bài thơ bài tỏ tình cảm của mình dành riêng cho Phan Thanh Giản, 2 câu thơ
này trích trong một bài thơ chữ Nơm, được GS. Dương Quảng Hàm (Văn học Việt Nam, Trung tâm học liệu Sài
Gòn, xuất bản theo bản in năm 1939, tr. 144) đặt tên là Viếng cụ Phan Thanh Giản bài 1
2
Mảnh lụa mảnh vải hay mảnh giấy trên đề danh hiệu và chức tước người chết trong khi đám ma. Lúc cụ Phan sắp
mất, dặn con đề trên minh tinh chín chữ này: "Hải nhai lão thư sinh tính Phan chi cữu" (quan tài của người học trò
già họ Phan ở góc bể họ nước Nam) chứ khơng đề chức phẩm gì cả.
3
Tham khảo bài viết của GS Chương Thâu, “Giới thiệu di cảo Phan Thanh Giản - Lương Khê thi văn thảo” (Trích
Thơ văn Phan Thanh Giản của Phan Thị Minh Lễ, Chương Thâu, NXB Hội nhà văn, tr. 8-14.)
1

16


Trong số những tác phẩm mà Phan Thanh Giản để lại thì Lương Khê thi văn thảo1
là bộ sách có nhiều giá trị, đáng để tìm hiểu nghiên cứu. Sau khi ông mất, tập “Thi văn
thảo” được khắc in lần thứ nhất và có bài đề tựa của Nguyễn Miên Thẩm. Lần in thứ hai
vào 10 năm sau có thêm phần “bổ di”. Bản khắc in ở Vân Thủy cư do các con ông là Phan
Hương (hiệu Trọng Thăng), Phan Liêm (hiệu Thúc Thanh), Phan Tôn (hiệu Quý Tướng)
khảo hiệu.
“Đúng như lời Tự sự của Phan Thanh giản, 18 quyển thơ trong tập Thi thảo là 18
chặng đường đời bôn ba của tác giả, y như là một thứ “nhật kí” vậy…”2
Quyển 1, có tên Thái hương thảo (Thái hương) gồm 30 bài sáng tác từ năm 18151825, viết khi chưa ra làm quan.

Quyển 2, Vu Kinh thảo, 30 bài, sáng tác năm 1825- 1826, lúc ra Huế thi hội, viết
khi trên đường ra kinh đô và trở về quê.
Quyển 3, Vu Kinh hậu thảo (ở Kinh đô, tập sau) 9 bài, làm trong khoảng thời gain
từ khi tạm biệt gia đình ra Kinh dự thi Hội năm 1825, đến khi lại ra Kinh đô chờ bổ dụng
năm 1826.
Quuyển 4, La Giang thảo, 30 bài, làm trong khoảng thời gian nhậm chức Tri phủ ở
Quảng Bình từ năm 1827- 1838.
Quyển 5, Thu Tào thảo, 8 bài, làm trong thời gian làm việc ở bộ Hình (năm 1828).
Nă này, ơng được làm Chấp sự trong cuộc tế Nam giao và được bổ làm Giám khảo trường
thi Thừa Thiên. Hai sự kiện này đều được phản ánh trong thơ.
Quyển 6, La Giang hậu thảo, 4 bài, làm trong dịp làm Tham hiệp phủ ở Quảng Bình
(1828).
Quyển 7, Tối cầm thảo, (Đập đàn) 14 bài thơ khóc bạn Lê Bích Ngơ, khi tác giả
làm Tham hiệp Quảng Bình (1829), có phụ lục 10 bài từ “Dương Liễu chi” của Lương Bích
Ngơ.
Quyển 8, Hồng Châu thảo, 22 bài, từ khi ra nhậm chức Hiệp trấn Ninh Bình rồi lại
trở về Kinh đo nhạm cơng việc mới (1830).
Quyển 9, Thuật chinh thảo, 2 bài, 1 bài kể việc đánh dẹp ở Chiên Đàn (bài Thuật
chinh) và bài Tòng quân đều làm năm 1831.

Lương Khê thi văn thảo bao gồm Lương Khê thi thảo và Lương Khê văn thảo. Do chính Phan Thanh Giản sáng tác,
gồm khoảng 500 bài thơ và 50 bài văn viết từ năm 1818-1867.
2
GS Chương Thâu, “Giới thiệu di cảo Phan Thanh Giản - Lương Khê thi văn thảo”, (Trích Thơ văn Phan Thanh
Giản của Phan Thị Minh Lễ, Chương Thâu, NXB Hội nhà văn, tr. 8-14.)
1

17



Quyển 10, Ba Lăng thảo, 54 bài, viết khi đi công cán hiệu lực đến Giang Lưu Ba,
Tân Gia Ba (1832).
Quyển 11, Cận quang thảo, 13 bài, viết trong thời gain làm việc ở Kinh sư, sau khi
được khôi phục chứ Hàn lâm kiểm thảo rròi sang làm hành tẩu ở Nội các (1832).
Quyển 12, Kim Đài thảo, 124 bài, làm trong dịp đi sứ Trung Quốc đảm trách Phó
sứ thứ nhất của Sứ đoàn do Thị lang bộ Lễ Trần Văn Trung làm Chánh sứ (1833).
Quyển 13, Hài Âm thảo, 34 bài, sáng tác từ năm 1834- 1838 trong nhiều hồn cảnh:
ở Kinh đơ; ở Quảng Ngãi; ở thành Trấn Tây; ở Quảng Nam; ở Thanh Nghệ Tĩnh; ở Bình
Định.
Quyển 14, Đàn Nguyên thảo (Nguồn Chiên Đàn), 2 bài, làm trong dịp vâng mệnh
vua đi khai thác mỏ vàng ở Chiên Đàn, Quảng Nam năm 1839.
Quyển 15, Tống Tinh thảo, 31 bài thơ và 1 bài cáo văn, làm trong thời gian được
phái đi kha thác mỏ bạc Tống Tinh ở Thái Nguyên khoảng năm 1838- 1839.
Quyển 16, Tồn Lạc thảo, 9 bài, làm từ năm 1844- 1847. Trong đó có 1 bài Ai Quân
nhi viết năm Thiệu Trị thứ tư (1844) khóc thương người con tên là Quân mới 8 tuổi đã chết.
Năm 1847 có làm 1 bài về việc được cử làm Giám khảo kỳ thi Hội năm Đinh Mùi.
Quyển 17, Nam hành thảo, 1 bài, làm khi đi cơng cán ở phía Nam (1849).
Quyển 18, Ứng chế thảo, 31 bài, là những bài thơ hoạ lại thơ vua hay là làm theo
yêu cầu của vua, làm ở Kinh đơ Huế.
Phần Bổ di, có Thi thảo bổ di gồm 21 bài thơ, có 20 bài vịnh cảnh Mai Lâm.
1.2.2. Lương Khê văn thảo (梁 溪 文 草)1
Phần Văn thảo được chia làm 3 quyển:
Quyển 1: 8 bài biểu tạ ơn được thăng chức, 3 bài sớ về việc Tự Đức ra chơi Quảng
Nam và luận tội Vương Hữu Quang.
Quyển 2: 2 bài kí, 5 bài tự (đề tựa cho tập văn thơ của các danh sĩ đương thời trong
đó có tựa viết cho tập thơ Đặng Thuận Xuyên), 1 bài thuyết, 1 bài lũy, 6 bức thư, 2 bài
luận.
Quyển 3: 4 bài luận (luận về hiếu và đễ; ca ngợi việc vua ra thăm nhà thái học), 1
bài biện, 1 bài phú, 1 bài châm, 1 bài tụng, 1 bài hành thuật, 1 bài hành trạng (hành trạng
của thân phụ tác giả), 1 bi minh (văn bia về Phạm Đăng Hưng).

Tham khảo bài viết của GS Chương Thâu, “Giới thiệu di cảo Phan Thanh Giản _ Lương Khê thi văn thảo” (Trích
Thơ văn Phan Thanh Giản của Phan Thị Minh Lễ, Chương Thâu, NXB Hội nhà văn, tr. 8-14.)
1

18


Ngồi ra cịn phần “Văn thảo bổ di” gồm 4 bài (1 bài văn bia về Xử sĩ xứ Gia Định
Võ Trường Toản, 1 bài văn kể về hành trạng thân phụ của tác giả, 1 bài ký về thần nữ Thiên
Y, 1 bài Di sớ lúc lâm chung).1
1.2.3. Sứ trình thi tập (使 程 詩 集)
Chưa có nhiều tư liệu nghiên cứu về tác phẩm này của Phan Thanh Giản. Theo tư
liệu thu thập được2, đây là bản chép tay, 94 trang, 30x19.5 cm, ký hiệu A.1123. Tác phẩm
gồm 147 bài thơ đề vịnh, ngẫu tác, tức cảnh, tự thuật, hoài cổ, tặng hoạ thơ bnạ bè… làm
trên đường đi sứ Trung Quốc, như các bài: Vịnh miếu Phục Ba, đền Gia Cát, qua núi Vọng
Phu, chùa Tương Sơn, mưa tạnh, đêm thu, về đến Nam Ninh…
1.2.4. Ước Phu tiên sinh thi tập (約夫先生詩集)
Đây là một tác phẩm của Phan Thanh Giản, bao gồm những bài thơ, văn, với số
lượng khoảng 90 bài. Ở trang đầu, tác giả có viết “Tiên sinh tính Phan, húy Thanh Giản”
(Tiên sinh họ Phan, tên húy là Thanh Giản), như một lời giới thiệu về sáng tác của mình.
Tại Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội, quyển sách này mang ký hiệu A.468,
gồm 1 bản viết, 50 trang, kích thước 32x22, 1 mục lục.
Trong Ước Phu tiên sinh thi tập, những bài thơ (văn) được cụ Phan sáng tác mang
chính nét riêng của cụ. Khi thì chứa đựng tình cảm gia đình, bằng hữu, khi lại ca ngợi triều
đình; cũng có lúc các lễ, tiết trong năm như Tiết Trung thu, Đoan ngọ, Thanh minh… được
nhắc đến một cách đặc biệt, cụ thể; hay những bức tranh thiên nhiên tươi đẹp qua các mùa
xuân, hạ, thu, đông như hiện ra trước mắt; và cũng có lúc lời thơ, lời văn như chứa đựng
tâm hồn, nỗi lòng của một vị quan hết lòng với đất nước. Từ ngữ được chọn lọc một cách
ẩn ý, tinh tế, nhưng khơng cầu kì, hoa mĩ mà gần gũi dễ hiều, cùng với việc sử dụng những
điển cố xưa trong câu chữ càng thể hiện rõ học thức un thâm của cụ Phan.

Thơng qua tìm hiểu, phiên dịch, chú thích, Ước Phu tiên sinh thi tập là một di cảo
rất có giá trị về nội dung và nghệ thuật của Phan Thanh Giản rất đáng được nghiên cứu,
phổ biến để mọi người cùng biết. Đa số các bài thơ văn trong tác phẩm qua quá trình thực
hiện đề tài đã được phiên dịch, chú thích, tuy nhiên cịn một vài bài vì thời gian khơng đủ
cũng như kiến thức cịn hạn chế, có chỗ chưa tra cứu được nên chưa hoàn thành hết việc
dịch nghĩa.
1.2.5. Khâm định Việt sử thông giám cương mục (欽定越史通鑑綱目)3

Tư liệu tại Phịng tư liệu Hán Nơm Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tài liệu của Lương Khê thi văn
thảo được để trong HN- 374, kệ H4g, tình trạng tốt.
2
Tư liệu tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nơm Hà Nội
3
Tư liệu thu thập được tại Phịng tư liệu Hán Nôm trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí
Minh, HN- 265 và HN- 266, kệ H3f và H3g, tình trạng tốt. 12 bản in và 7 bản viết.
1

19


Quốc sử quán triều Nguyễn chủ trì việc biên tập. Phan Thanh Giản làm chủ biên và
Phạm Xuân Quế làm phó chủ biên. Khởi thảo năm Tự Đức 9 (1856), hoàn thành năm Tự
Đức 34 (1881). Cuốn sách được Viện Sử học Việt Nam dịch sang tiếng Việt vào năm 1960,
và được Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội ấn hành năm 1998.
Khâm định Việt sử thông giám cương mục là bộ sử lớn thứ hai của Việt Nam, vừa
tiếp thu được nhiều thành tựu của các sử gia tiền bối, đồng thời có nhiều đóng góp riêng
có giá trị về sử học. Các nhà nghiên cứu ngày nay đều coi Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm
định Việt sử thông giám cương mục là hai bộ sử quan trọng làm điểm khởi phát để nghiên
cứu các vấn đề liên quan của lịch sử Việt Nam.”1
gồm:


Bộ sách gồm 53 quyển (1 quyển thủ, 5 tiền biên và 47 chính biên). Nội dung bao
Quyển thủ: Ghi lại dụ chỉ, tấu nghị, phàm lệ, biểu dâng, mục lục, chức danh.

Tiền biên: Trải từ thời Hồng Bàng cho đến hết năm 967, khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong
loạn 12 sứ quân.
Chính biên: Từ năm 968 khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi cho đến năm 1789, khi hết thời
nhà Hậu Lê (đời Lê Chiêu Thống).
Trong đó: 2 quyển chép về nhà Đinh và nhà Tiền Lê, 3 quyển chép về nhà Lý, 5
quyển chép về nhà Trần, 37 quyển chép về nhà Hậu Lê.
Khâm định Việt sử thông giám cương mục được Viện Sử học dịch (1957-1960), in
thành sách, được Nhà xuất bản Giáo Dục ấn hành 1998.
Tiểu kết
Thơng qua tìm hiểu Phan Thanh Giản, từ lúc còn là một thư sinh nghèo đến khi đỗ
đạt làm quan, cuộc đời ông trải qua lắm những thăng trầm. Giúp việc cho ba đời vua, 40
năm nhiều biến động, các chức quan thay đổi liên tục, những nơi ông đi qua nhiều không
kể xiết, nhưng chưa bao giờ Phan Thanh Giản lơ là trách nhiệm, vẫn cố gắng hết mình vì
đất nước, nhân dân. Tội danh “bán nước” mà nhân dân gán ghép cho ông là một nỗi đau
lớn, một oan uất khó giải bày qua nhiều thập kỉ. Đến nay đã 150 năm sau ngày ơng chọn
cách chết để tỏ rõ tấm lịng ái quốc nhưng khơng trịn trách nhiệm, người đời sau đã có
những đánh giá khác nhau, nhiều chiều về Phan Thanh Giản. Xin trích lời Cố Thủ tướng
Võ Văn Kiệt: “...Phan Thanh Giản là một người yêu nước, thương dân mà lo khơng trịn
bổn phận, cụ đã tự làm bản án cho chính mình: đó là cái chết. Một cuộc đời thanh sạch,
thật đáng để lại gương soi cho hậu thế...”2
Viện Sử học, trích Lời giới thiệu Đại Việt sử ký toàn thư.
Võ Văn Kiệt, “Những suy nghĩ sau hai cuộc hội nghị về nhân vật Phan Thanh Giản” (Trích Phan Thanh Giản trăm
năm nhìn lại (2017), NXB Thế giới, Tạp chí Xưa và nay, tr. 644, 645.
1

2


20


Không chỉ là một vị quan cần mẫn, trung kiên, Phan Thanh Giản cịn là người có
kiến thức sâu rộng và tài năng văn chương đáng ngưỡng mộ. Ông để lại nhiều tác phẩm có
giá trị về mặt nội dung lẫn nghệ thuật phong phú, đáng để tìm hiểu, nghiên cứu. Tài năng
và nhân cách của Phan Thanh Giản xứng đáng là niềm tự hào của nhân dân.

21


×