Tải bản đầy đủ (.pdf) (180 trang)

LVTN 2018 khảo sát quá trình biến đổi của từ ngữ tiếng việt trong văn chương nam bộ giai đoạn cuối thế kỷ XIX 1932

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 180 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Lê Thị Thùy Nga

KHẢO SÁT QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI CỦA TỪ NGỮ TIẾNG
VIỆT TRONG VĂN CHƯƠNG NAM BỘ GIAI ĐOẠN
CUỐI THẾ KỶ XIX- 1932

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH

NGƠN NGỮ HỌC

Hệ đào tạo: CỬ NHÂN TÀI NĂNG
Khóa học: 2014- 2018

TP. HỒ CHÍ MINH THÁNG 6, NĂM 2018
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Lê Thị Thùy Nga
KHẢO SÁT QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI CỦA TỪ NGỮ TIẾNG
VIỆT TRONG VĂN CHƯƠNG NAM BỘ GIAI ĐOẠN
CUỐI THẾ KỶ XIX- 1932

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH



NGƠN NGỮ HỌC

Hệ đào tạo: CỬ NHÂN TÀI NĂNG
Khóa học: 2014- 2018

NGƯƠI HƯỚNG DẪN:
T.S HUỲNH BÁ LÂN

TP. HỒ CHÍ MINH THÁNG 6, NĂM 2018

2


3


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành tốt khóa luận của mình với đề tài: “ KHẢO SÁT QUÁ TRÌNH
BIẾN ĐỔI CỦA TỪ NGỮ TIẾNG VIỆT TRONG VĂN CHƯƠNG NAM BỘ GIAI
ĐOẠN CUỐI THẾ KỶ XIX- 1932”, trước tiên tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới
TS Huỳnh Bá Lân người đã tận tình chỉ dẫn, động viên và giúp đỡ tơi có nền tảng
kiến thức cũng như nguồn tư liệu cần thiết trong q trình thực hiện khóa luận.
Tơi xin chân thành cám ơn những góp ý, nhận xét từ q Thầy Cơ đã cho tơi
nhiều ý kiến q báu.
Ngồi ra tôi cũng xin được gửi lời cám ơn đến các Thầy Cô khoa Văn học và
Bộ môn Ngôn ngữ học, cán bộ thư viện, bạn cùng lớp, cũng như các bạn Cử nhân
tài năng K14 đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình làm bài.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều trong quá trình thực hiện , tuy nhiên năng lực của
bản thân cịn có hạn vì vậy khóa luận sẽ cịn tồn tại khơng ít lỗi cũng như những

thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý từ q Thầy Cơ và các bạn để có thể hồn
thiện tốt hơn các bài nghiên cứu về sau.
Kính thư
Lê Thị Thùy Nga

4


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .......................................................................................... 4
MỤC LỤC ................................................................................................ 5
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................... 2
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................. 2
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 5
2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 5
2.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 6
3. Lịch sử nghiên cứu ................................................................................ 6
4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 11
5. Đóng góp của luận văn ...................................................................... 12
6. Cấu trúc khóa luận............................................................................ 12
NỘI DUNG ............................................................................................ 14
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ................................................ 14
1.1. Một số vấn đề về tiểu thuyết và tiểu thuyết Nam Bộ ........................ 14
1.1.1. Khái niệm tiểu thuyết ............................................................... 14
1.1.2. Tiểu thuyết Nam Bộ ............................................................... 16
1.1.3. Khái niệm phương ngữ........................................................... 19
1.1.4. Khái niệm Từ và Ngữ cố định ................................................. 22
1.2.1. Khái niệm Từ ........................................................................... 23
1.2.1. Khái niệm Ngữ cố định ............................................................. 27

1.2.1.1: Khái niệm........................................................................... 27
1.2.2.2. Đặc điểm về nghĩa của ngữ cố định ...................................... 29
1.2.2.3. Phân loại ngữ cố định.......................................................... 30
1.2.2.4. Tiểu kết .............................................................................. 32
CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG CỦA TỪ TRONG CÁC TÁC PHẨM TIỂU
THUYẾT NAM BỘ CUỐI THỂ KỲ XIX ĐẾN NĂM 1932....................... 33
5


2.1. Phân tích nguồn ngữ liệu................................................................ 34
2.2. Phân tích cách sử dụng từ vựng trong tiểu thuyết Nam Bộ cuối thế
kỷ XIX đến năm 1932
....................................................... 36
2.1.1. Xu hướng sử dụng từ vựng trong tiểu thuyết Nam Bộ thế kỷ XIX
đến năm 1932 .................................................................................... 37
2.2.1.1. Hệ thống từ vựng cổ du nhập từ các vùng miền khác ............ 37
a) Từ vựng xuất hiện theo quá trình di cư của người dân từ các địa
phương khác................................................................................ 38
b) Từ vựng cổ của người dân Việt lúc bấy giờ. ............................. 39
c) Từ vựng gốc Hán ................................................................... 42
d) Từ vay mượn của tiếng Pháp để gọi những sự vật mới. ............ 47
2.2.1.2. Từ vựng được tạo ra nhờ đọc biến âm ................................. 49
a) Trường hợp biến âm ở âm chính............................................. 50
b) Các trường hợp biến âm ở âm đầu .......................................... 52
c) Các trường biến âm ở thanh điệu............................................ 53
d) Các trường hợp biến âm do kỵ húy ......................................... 54
2.2.2.Sự chuyển biến và xu hướng sử dụng của hệ thống từ vựng Nam
Bộ ..................................................................................................... 55
2.2.2.1: Sự chuyển biến ................................................................... 55
a) Chuyển biến về mặt từ vựng ................................................... 56

b) Chuyển biến về mặt ngữ nghĩa. ................................................ 58
2.2.2.2. Xu hướng sử dụng trong văn chương ................................... 59
2.1. Tiểu kết ......................................................................................... 60
CHƯƠNG 3: NGỮ CỐ ĐỊNH CỦA PHƯƠNG NGỮ NAM BỘ TRONG
CÁC TIỂU THUYẾT NAM BỘ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX . 62
3.1. Kết quả điều tra............................................................................. 62
3.2. Cách sử dụng thành ngữ trong các tiểu thuyết Nam Bộ cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX .............................................................................. 63
6


3.2.1. Thành ngữ được sử dụng nguyên mẫu theo thành ngữ toàn dân 64
3.2.1.1. Thành ngữ gốc Hán............................................................. 64
a) Thành ngữ gốc Hán được dùng nguyên khối cả vỏ ngữ âm Hán
Việt cấu trúc và nội dung ngữ nghĩa ............................................. 65
b) Thành ngữ mượn Hán dưới hình thức chuyển dịch hoàn toàn
thành tiếng Việt tương đương ...................................................... 67
3.2.1.2.Thành ngữ thuần Việt .......................................................... 69
3.2.2. Thành ngữ toàn dân biến thể theo phương ngữ Nam Bộ ............ 74
3.2.2.1. Biến thể về thứ tự các thành tố ............................................ 75
3.2.2.2. Biến thể về số lượng thành tố ............................................... 78
3.2.2.3. Biến thể về mặt từ vựng ...................................................... 80
3.2.2.4. Biến thể ngữ âm .................................................................. 82
3.2.2.5. Biến đổi cú pháp ................................................................. 85
3.2.3. Thành ngữ của riêng người dân Nam Bộ sáng tạo ..................... 89
3.2.3.1. Tạo thành ngữ mới theo motif THẤT a THẤT b; ĐỒNG a
ĐỒNG b; NGHI a NGHI b ............................................................. 90
3.2.3.2. Tạo lập thành ngữ mới từ chữ Hán ...................................... 91
3.2.3.3. Tạo lập thành ngữ mới từ thành ngữ toàn dân ..................... 92
3.2.3.4. Những cụm câu nói mộc mạc của người dân Nam Bộ ........... 94

3.3. Ngôn ngữ sử dụng trong tiểu thuyết Nam Bộ .................................. 96
3.4. Tiểu kết ....................................................................................... 99
KẾT LUẬN .......................................................................................... 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 103
PHỤ LỤC ............................................................................................. 108

7


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nam Bộ là một vùng đất mới được khai phá và hình thành sau muộn so với
các vùng khác ở việt Nam. Mặc dù là vùng đất mới song nơi đây là nơi quy tụ
nhiều nét đẹp văn hóa, nhiều phong tục tập quán của người dân di cư mang đến.
Một vùng đất luôn cởi mở với cái mới, tiếp thu cái mới để làm phong phú thêm
cho cuộc sống nơi đây.
Tuy không thật sự có độ dày về lịch sử văn học song khơng thể phủ nhận
Nam Bộ lại chính là cái nôi cho nhiều thể loại văn học mới du nhập, thịnh hành
và phát triển.
Tiểu thuyết viết bằng chữ Quốc ngữ xuất hiện ở Nam Bộ rất sớm, sự ra đời
của cuốn tiểu thuyết Thầy Lazaro Phiền năm 1887, tức là chỉ sau 25 năm kể từ
thời gian mà triều đình nhà Nguyễn ký hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862 chính
thức chấp nhận sự có mặt có thực dân Pháp trên vùng đất này. Nói điều này để
thấy rằng chỉ trong một thời gian ngắn một thể loại văn học mới cùng với một
thế hệ nhà văn mới ra đời và được cơng chúng nhanh chóng đón nhận.
Các nhà văn Nam Bộ chính là bộ phận đi đầu đưa chữ Quốc ngữ đến gần
hơn với cơng chúng, chính họ cũng đã tạo được những thành tựu quan trọng để

đưa tiểu thuyết phát triển rộng rãi và có những bước tiến vượt bậc vào thời gian
sau này.
Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX được coi là khoảng thời gian hoàng kim
của tiểu thuyết văn xuôi chữ Quốc ngữ, đồng thời cũng là thời kỳ hoàng kim của
văn học tiểu thuyết tại Nam Bộ.
Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX ghi dấu đội ngũ nhà văn nổi tiếng trong
quá trình cách tân nền văn học tại Nam Bộ. Chúng ta không thể không kể đến
những nhà văn thời kỳ đầu như Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Trọng Quản là những
2


nhà văn có cơng trong q trình cách tân nền văn học cổ, khai phá nền văn học
mới đặc biệt phải kể đến thể loại tiểu thuyết. Thế hệ nhà văn tiếp nối những
thành tựu mà các nhà văn trước đã khai phá thành công và đã tạo ra được nhiều
tiếng vang lớn, trở thành những cây bút tiêu biểu khi nhắc đến văn học Nam Bộ
như Hồ Biểu Chánh, Lê Hoằng Mưu,…
Hầu hết các tác phẩm đều khai thác khía cạnh con người và cuộc sống của
người dân nơi đây và họ phải là những nhà văn yêu mến mảnh đất này, con
người nơi đây thì mới có thể sáng tác những áng văn chương hay, mẫu mực và
được cơng chúng nhiều năm qua đón nhận.
Các nhà văn vừa được nhắc tên ở trên được coi là các nhà văn điển hình
của tiểu thuyết chữ Quốc ngữ tại Nam Bộ giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX, tuy vậy không phải tất cả họ đều sinh ra và lớn lên tại vùng đất này. Tuy
nhiên vì tình yêu với mảnh đất mới này mà họ gắn bó.
Nam Bộ vốn là vùng đất mới có nhiều bộ phận người dân di cư từ nhiều nơi
đến, do đó vùng đất này được xem là vùng đất có hệ thống từ ngữ phong phú.
Bên cạnh đó, văn hóa Pháp, Trung Quốc cũng đã ảnh hưởng trực tiếp đến vốn từ
vựng của người dân nơi đây. Điều này được các nhà văn thể hiện rất rõ trong các
tác phẩm của mình, bởi họ chính là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp của
văn hóa mới.

Khơng phải ngẫu nhiên mà Nam Bộ trở thành vùng đất tiên phong trong
việc sáng tác thể loại văn học mới. Những điều kiện kinh tế chính trị và xã hội đã
trở thành điều kiện tiên quyết và tất yếu để Nam Bộ trở thành vùng đất tiên
phong trong công cuộc đổi mới văn học.
Hệ thống từ ngữ trong đời sống của con người nơi đây phong phú và hết
sức đa dạng, ngơn ngữ viết như chính lời ăn tiếng nói hằng ngày, giản dị như
cách mà các nhà văn sử dụng chúng trong văn chương.
Hệ thống ngôn ngữ luôn được tiếp biến để phù hợp với thời cuộc, ngôn ngữ
Nam Bộ là minh chứng rõ ràng nhất cho nhận định trên. Theo thời gian có nhiều
3


từ ngữ đã mất đi, nhiều từ ngữ mới được thêm và góp phần làm phong phú thêm
cho hệ thống từ vựng nơi đây.
Nói khơng q khi văn học chữ Quốc ngữ chính là tiền đề văn hóa quan
trọng và mấu chốt trong việc hình thành và lưu giữ những giá trị văn hóa trong
đời sống người dân Nam Bộ. Nhà văn Nam Bộ viết văn làm thơ, ngoài những lý
do về cảm xúc, qua các tác phẩm của mình, các nhà thơ, nhà văn đã lưu giữ văn
hóa, nếp sống của con người Nam Bộ qua một thứ tiếng Việt ngọt ngào, “đằm
thắm của những người phụ nữ Nam Bộ, một thứ tiếng Việt khỏe khoắn, bộc trực
của những người đàn ơng Nam Bộ”.1
Chính vì u mảnh đất nơi đây, có quá nhiều thứ đặc biệt, thú vị mà bản
thân chưa từng được trải nghiệm, đã thôi thúc chúng tơi tìm hiểu nhiều hơn về
vùng đất này. Điều dễ dàng nhất để có cái nhìn bao qt tồn cảnh về con người
và cuộc sống nơi đây chính là trang sách theo sự biến chuyển của thời gian. Văn
học Nam Bộ chính là nguồn tư liệu quý giá lưu giữ lời ăn tiếng nói, văn hóa và
phong tục tập quán của người dân nơi đây cách đây hàng trăm năm, nó cũng
chính là nguồn tư liệu q giá để tìm hiểu về từ, ngữ Nam Bộ biến thiên qua thời
gian.
Quyết định thực hiện đề tài “KHẢO SÁT QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI CỦA TỪ

NGỮ TIẾNG VIỆT TRONG VĂN CHƯƠNG NAM BỘ GIAI ĐOẠN CUỐI THẾ
KỶ XIX -1932”, chúng tôi mong muốn cung cấp nguồn cứ liệu cho các bạn học
sinh cũng như là các nhà nghiên cứu mong muốn tìm hiểu về văn chương Nam
Bộ mà gặp khó khăn bởi rào cản từ, ngữ. Trải qua hàng trăm năm phát triển và
biến đổi chữ Quốc ngữ ngày nay đang ngày càng hồn thiện. Qua q trình biến
đổi ấy có rất nhiều từ ngữ cổ đã mất đi, được thay thế bằng rất nhiều từ ngữ mới
cũng như cịn đó những từ ngữ được sử dụng thông dụng ngày nay. Rất nhiều
học sinh, bạn đọc cảm thấy khó khăn khi tiếp cận những văn bản cổ xưa, do đó
chúng tơi đã thực hiện đề tài này với mục đích cung cấp cho học sinh cũng như
bạn đọc những nguồn cứ liệu phong phú về tiếng Nam Bộ đã khơng cịn sử dụng.
1

Theo Đoàn Lê Giang, Văn học Nam Bộ 1932-1945 một cái nhìn tồn cảnh.

4


Bên cạnh đó luận văn này cũng cố gắng làm rõ sự biến chuyển cũng như xu
hướng sử dụng từ ngữ trong văn chương Nam Bộ là như thế nào.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng mà khóa luận nghiên cứu là đặc trưng về từ, ngữ đặc biệt là
chúng tôi sẽ tập trung vào các từ có hiện tượng biến âm, đọc chệch và tìm hiểu
sâu về hệ thống ngữ cố định trong các tác phẩm tiểu thuyết Nam Bộ cuối thế kỷ
XIX - đầu thế kỷ XX. Đây là một trong những giai đoạn khởi đầu của tiểu thuyết
Việt Nam và có những thành tựu đáng kể. Việc lựa chọn đối tượng nghiên cứu là
từ, ngữ trong các tác phẩm tiểu thuyết đồng nghĩa với việc sẽ phần nào phản ánh
đặc trưng phong cách của nhà văn cũng như là đặc trưng ngôn ngữ Nam Bộ qua
từng thời kỳ.

Tiểu thuyết Nam Bộ ra đời đánh dấu giai đoạn chuyển tiếp của văn học
Việt Nam từ văn chương chữ Nôm hoa mỹ cầu kỳ sang một thứ văn chương gần
gũi hơn với đời sống người dân: tiểu thuyết đời sống viết bằng chữ Quốc ngữ.
Chính vì tiểu thuyết chữ Quốc ngữ giản dị, bình dân và nhất mực gần gũi
như lời ăn tiếng nói hằng ngày nên nó phản ánh được trực tiếp cuộc sống và tính
cách nồng hậu của người dân nơi đây. Sự biến chuyển của ngôn ngữ Nam Bộ
được tập trung khai thác và tìm hiểu thơng qua một số tác phẩm của một vài nhà
văn tiêu biểu như Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Trọng Quản, Lê Hoằng Mưu. Việc
lựa chọn mốc thời gian cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX vì các lí do sau:
Cuối thế kỷ XIX là thời điểm xuất hiện tác phẩm mà theo các nhà nghiên
cứu là tiểu thuyết đầu tiên của văn học Việt Nam hiện đại, Thầy Lazaro Phiền
của Nguyễn Trọng Quản, xuất bản năm 1887. Thời gian cuối thế kỷ XIX vẫn
còn là giai đoạn chuyển tiếp từ truyện, truyện thơ của văn học trung đại sang tiểu
thuyết hiện đại, những tác phẩm tiểu thuyết đầu tiên ra đời đánh dấu những bước

5


đầu tiên cho quá trình “chuẩn bị điều kiện, phương tiện cho một phong trào sáng
tác tiểu thuyết viết bằng chữ Quốc ngữ trên một phạm vi rộng lớn về sau”. [1,19]
Năm 1932 là thời điểm mở ra một giai đoạn mới trong quá trình phát triển
của thể loại tiểu thuyết ở nước ta với những thành tựu vượt trội của hai dòng tiểu
thuyết lãng mạn đại diện là Tự lực văn đoàn và hiện thực phê phán với các đại
diện tiêu biểu như nhà văn Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng,…Đây cũng là
thời điểm mà tiểu thuyết Quốc ngữ ở Nam Bộ tụt hậu nếu đem so sánh với văn
chương đất Bắc.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Về phạm vi tư liệu, khóa luận tập trung khảo sát 9 tiểu thuyết được sáng tác
và xuất bản ở Nam Bộ giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến những năm 1932.
Các tác phẩm được chọn lựa trong quá trình nghiên cứu:

Thầy Lazaro Phiền(1887)- Nguyễn Trọng Quản
Mạng nhà nghèo( 1928)- Nguyễn Bửu Mọc
Ai làm được (1922) Hồ Biểu Chánh
Chút phận linh đinh (1928) Hồ Biểu Chánh
Cha con nghĩa nặng (1929) Hồ Biểu Chánh
Con nhà giàu (1931) Hồ Biểu Chánh
Hà Hương Phong Nguyệt truyện (1914) Lê Hoằng Mưu
Người bán ngọc (1931)– Lê Hoằng Mưu

3. Lịch sử nghiên cứu
Với sự xuất hiện của tiểu thuyết chữ Quốc ngữ ở Nam Bộ, nền văn học hiện
đại Việt Nam chính thức bắt đầu. Tiểu thuyết hay Thơ mới là một trong những
thể loại chính của nền văn học mới này. Tiểu thuyết Nam Bộ thời kỳ đầu là khởi
đầu cho thời đại hoàng kim của những thể loại trên do đó đã có những ý kiến
đánh giá, các nhà nghiên cứu quan tâm đến những ngày đầu cịn sơ khai và
những đóng góp đặc biệt quan trọng của tiểu thuyết Nam Bộ giai đoạn này.
6


Tuy nhiên các nhà nghiên cứu chủ yếu chỉ mới dừng lại ở việc nghiên cứu
các tiểu thuyết Nam Bộ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, các nhà văn điển hình
như Hồ Biểu Chánh hay Lê Hoằng Mưu,…
Bên cạnh việc tập trung vào các nhà văn Nam Bộ với vài tác phẩm tiêu biểu
thì vấn đề phương ngữ Nam Bộ cũng được các học giả quan tâm, tuy nhiên các
nhà nghiên cứu chỉ tập trung vào phương ngữ trong đời sống hiện đại của người
dân Nam Bộ mà khơng có sự quan tâm đến hàng loạt các phương ngữ đã từng
tồn tại trong lịch sử chữ viết mà nay đã mất đi hoặc khơng cịn được sử dụng.
Những từ ngữ đó hiện nay chỉ tồn tại trong sách báo cổ và điển hình là trong các
tác phẩm tiểu thuyết.
Vấn đề nghiên cứu ngôn ngữ Nam Bộ trong văn chương ít được đề cập.

-Trên phương diện văn học
Nghiên cứu tiểu thuyết ở Nam Bộ chủ yếu tập trung vào các tác phẩm của
tác giả Hồ Biểu Chánh. Đây được coi là xu hướng chính khi tiếp cận nghiên cứu
tiểu thuyết Nam Bộ.
Sau khi đất nước thống nhất, các cây bút phê bình, nghiên cứu chuyên tâm
hơn vào nền văn học Nam Bộ. Đây được coi là thời điểm nở rộ của các bài phê
bình, nghiên cứu về nhà văn Nam Bộ, những sự quan tâm tương xứng với vị thế
cũng như là những đóng góp của văn học Nam Bộ vào công cuộc đổi mới nền
văn học Việt Nam.
Hướng nghiên cứu được các nhà nghiên cứu tập trung nhiều hơn cả đó
chính là hướng sưu tập, giới thiệu tư liệu và chân dung của các nhà văn.
Năm 1987 nhân dịp kỷ niệm 100 năm ra đời truyện Thầy Lazaro Phiền,
Nguyễn Văn Trung đã công bố tuyển tập tài liệu Những áng văn chương Quốc
ngữ đầu tiên dành cho các học viên cao học. Trong tập sách này ông lần lượt nói
về các tượng đài của văn học Nam Bộ như: Nguyễn Chánh Nhương, Trương
Duy Toản, Michel Tinh, Biến Ngũ Nhy, Lê Hoằng Mưu, Nguyễn Chánh Sắt,…
7


Nhà nghiên cứu Bằng Giang đóng góp vào hệ thống những nghiên cứu về
văn học Nam Bộ với cơng trình Văn học Quốc ngữ ở Nam Kỳ 1865-1930 vào
năm 1992. Cơng trình của Bằng Giang trở thành cẩm nang cho các nhà nghiên
cứu sau khi muốn tìm hiểu thêm về văn học Nam Bộ cuối thế kỷ XIX-1932. Với
hơn 435 trang cuốn sách của Bằng Giang cung cấp cho người đọc cái nhìn tồn
cảnh về văn học Nam Bộ thời kỳ này, giới thiệu các nhà văn tiêu biểu cùng với
hệ thống các tác phẩm phong phú.
Việc tài liệu về các nhà văn đã bị thất tán nhiều năm, việc sưu tầm vơ cùng
khó khăn, do đó việc các nhà nghiên cứu cố gắng để đưa đến cho hậu bối cái
nhìn tồn cảnh về giai đoạn hồng kim của văn học Nam Bộ, mảng văn học góp
phần khơng nhỏ vào q trình hiện đại hóa nền văn học dân tơc. Điển hình phải

kể đến các cơng trình tiêu biểu như Văn học Nam Bộ từ đầu đến giữa thế kỷ XX
(1900-1945) của Hoài Anh và Hồ Sĩ Hiệp, hay Tiểu thuyết Nam Bộ cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX do Nguyễn Kim Anh chủ biên. Cơng trình trên đã giải đáp
thỏa đáng cho người đọc hàng loạt các thắc mắc: Tiến trình vận động của nền
văn học Nam Bộ, tại sao văn học Nam Bộ thụt lùi sau những năm tháng hồng
kim? Bên cạnh đó cơng trình cịn đưa ra hàng loạt các nhận định bước đầu về vai
trò của các nhà văn đã xây dựng và phát triển những thể loại văn học mới.
Hàng loạt các luận văn, luận án tập trung khai thác các khía cạnh của văn
học Nam Bộ, có thể kể đến một vài luận văn tiêu biếu trong thời gian gần đây
như sau: Luận văn thạc sĩ ngữ văn của Lê Thị Thanh Thủy năm 2006 với đề tài
Ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh. Luận văn tập trung khai
thác khía cạnh ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, luận văn đã
góp phần làm nổi bật dung mạo ngôn ngữ tiểu thuyết của nhà văn Hồ Biểu
Chánh đồng thời đã phản ánh được mối liên hệ giữa đặc trưng ngơn ngữ nhân
vật với những giá trị văn hóa của vùng đất Nam Bộ.
Đặc biệt trong năm 2014, luận án tiến sĩ của Phan Mạnh Hùng lại đề cập
đến một khía cạnh mới khơng mấy nhà nghiên cứu để ý là Nghệ thật tự sự trong
tiểu thuyết Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1932. Trên góc nhìn thể loại và
8


thi pháp tự sự Phan Mạnh Hùng đã đưa đến cho người đọc những góc nhìn mới,
lạ về văn học Nam Bộ nhìn từ chính tác phẩm. Một lần nữa luận văn khẳng định
lại vai trò của văn học Nam Bộ đặc biệt là tiểu thuyết góp phần quan trọng vào
q trình hiện đại hóa tiểu thuyết nói riêng và văn học Việt nam nói chúng đầu
thế kỷ XX.
Hay cơng trình Ca dao dân ca Nam Bộ qua các sưu tập Quốc ngữ xuất bản
trước năm 1945, luận văn thạc sĩ của Lê Thị Ngọc Hạnh vào năm 2014 cũng
được xem là một nguồn tư liệu quý đối với các nhà nghiên cứu có chung niềm
cảm hứng đối với vùng đất Nam Bộ đặc biệt là ca dao dân ca qua các sưu tập

Quốc ngữ trước năm 1945. Đề tài đã cung cấp cho người đọc những nét đặc sắc
về ngôn ngữ, màu sắc địa phương vùng đất Nam Bộ qua những lời ru, câu hị.
Nó cũng cấp cho tơi cái nhìn cơ bản về văn hóa, phong tục, con người vùng đất
Nam Bộ.
Một vài cơng trình được kể đến ở trên đã giúp chúng ta hình dung được
phần nào về lịch sử nghiên cứu tiểu thuyết Nam Bộ.
-Trên phương diện ngôn ngữ
Hầu hết các đề tài liên quan đến mặt ngôn ngữ tại vùng đất miền Nam chủ
yếu được đề cập và khai thác trên phương diện phương ngữ.
Ví dụ, có thể kể đến một vài đề tài tiêu biểu như Trần Thị Ngọc Lang
nghiên cứu sự khác biệt về từ vựng ngữ nghĩa của phương ngữ Nam Bộ qua các
vấn đề: Cách xưng hô của người Nam Bộ; Nhóm từ liên quan đến sơng nước
trong phương ngữ Nam Bộ; Các yếu tố chỉ mức độ của tính từ trong phương ngữ
Nam Bộ trong luận văn “ Những khác biệt về từ vựng- ngữ nghĩa giữa phương
ngữ Nam Bộ và phương ngữ Bắc Bộ” (1993), với luận văn này, tác giả đã khái
quát được những đặc điểm ngữ âm tiêu biểu của người dân Nam Bộ, phương
thức tạo từ nhờ các phương pháp láy, chuyển nghĩa,những đặc điểm về từ vựng
ngữ nghĩa được tác giả khái quát rõ nét và mạch lạc. Hoàng Thị Châu đề cập đến
các phương ngữ trên mọi miền đất nước “Tiếng Việt trên các miền đất nước”;
9


“Sự tiếp xúc giữa các phương ngữ ở Thành phố Hồ Chí Minh” (1986) và
“Phương ngữ Nam Bộ” (1995) của Trần Thị Ngọc Lang; “ Về hiện tượng láy
trong phương ngữ mền Nam” của Trịnh Sâm năm 1986; ….
Về nghiên cứu phương ngữ qua khảo sát các tác phẩm văn chương có
Huỳnh Cơng Tín với một vài cơng trình: “Cảm nhận bản sắc Nam Bộ” (2006); “
Văn chương miền sông nước Nam Bộ” (2012), “Đặc trưng văn hóa Nam Bộ qua
phương ngữ” (2013), Lưu Thị Hồng Mai với khóa luận tốt nghiệp đề tài: “Đặc
điểm cấu tạo từ trong tiếng Việt (Qua khảo sát một số tác phẩm của Nguyễn

Chánh Sắt)” năm 2010, hay Đặc điểm cấu tạo của từ tiếng Việt trong một số tác
phẩm Nam Bộ giai đoạn cuối thế kỷ XIX của Khúc Thủy Liên năm 2011.
Ngữ cố định là một trong những phương diện được các nhà ngôn ngữ học
nhất là các nhà nghiên cứu từ vựng học đặc biệt quan tâm. Các nhà nghiên cứu
chủ yếu tập trung vào hệ thống thành ngữ, tục ngữ quen thuộc trong ngơn ngữ
Việt. Từ các cơng trình của họ đồng thời cung cấp nhiều tư liệu phục vụ cho
nghiên cứu, học tập và sử dụng thành ngữ và tục ngữ chính xác và tinh tế.
Từ điển Thành ngữ - Tục ngữ Việt Nam của các tác giả Vũ Dung, Vũ Thúy
Anh, Vũ Quang Hào (Nxb Văn hóa Thơng tin, 1993) đã sưu tập những thành
ngữ và tục ngữ xuất hiện trong tiếng Việt phản ánh phong tục, tập qn, nghi lễ,
tơn giáo, truyền thống văn hóa và lối tư duy riêng của dân tộc; phản ánh kho tàng
kinh nghiệm dân gian về nếp sống, cách ứng xử xã hội, kinh nghiệm về trồng
trọt, chăn nuôi, dự báo thời tiết,… Bên cạnh đó từ điển cũng cung cấp hệ thống
nghĩa, những câu tục ngữ gần nghĩa, đồng nghĩa với nhau,..qua đó đã thể hiện
phần nào sự tinh tế, đa dạng của hệ thống ngữ cố định sử dụng trong ngôn ngữ
Việt.
Các nhà Việt ngữ học đặc biệt chú ý đến ngữ cố định như Đỗ Hữu Châu,
Nguyễn Thiện Giáp, Mai Ngọc Chừ, … trong các cơng trình nghiên cứu của
mình ln dành sự quan tâm dành cho ngữ cố định.
Đỗ Hữu Châu trong Từ vựng - Ngữ nghĩa tiếng Việt (Nxb Giáo dục, 1999)
đã chỉ ra đặc điểm cố định hóa mang tính thành ngữ, tính tương đương với cấp
10


độ từ nhưng nhiều khi lại có cấu tạo là câu, có những đơn vị trung gian giữa ngữ
cố định và cụm từ tự do (quán ngữ) cũng được cố định hóa, mặc dù có sự biến
thể chút ít, nhưng không phá vỡ kết cấu và các liên hệ ngữ nghĩa vốn có. Trên cơ
sở phân loại ngữ cố định, tác giả đã căn cứ theo thành phần trung tâm để chia
nhỏ các kết cấu cụm từ trong ngữ cố định và tổng kết ra những giá trị ngữ nghĩa
của ngữ cố định.

Trong Lược sử Việt ngữ học - Tập 1, Nguyễn Thiện Giáp đã dẫn chứng qua
thành ngữ để miêu tả hình ảnh về một nước nơng nghiệp, về những đặc điểm của
lịch sử dân tộc, phản ánh phong tục, tập quán, lối sống của người Việt Nam.
“Hơn lĩnh vực ngôn ngữ nào khác, các thành ngữ tiếng Việt thể hiện đậm nét đặc
trưng văn hóa dân tộc Việt Nam” [28,378].
Mai Ngọc Chừ trong Nhập môn ngôn ngữ học đã tiến hành định nghĩa,
phân biệt ngữ cố định với cụm từ tự do, phân biệt ngữ cố định với tục ngữ. Bên
cạnh đó ơng tiến hành phân loại ngữ cố định, điều này giúp người đọc có cái
nhìn bao quát và rõ ràng đối với ngữ cố định.
Chúng ta không thể không kể đến số lượng luận văn, luận án nghiên cứu
chuyên sâu về thành ngữ, tục ngữ như: Các bình diện của từ và ngữ cố định
trong tiếng Việt (2011) của Mai Thị Kiều Phương, Thành ngữ so sánh tiếng Việt
và đặc trưng ngơn ngữ văn hóa (2004) Đào Thị Dung; Một vài đặc điểm ngôn
ngữ của thành ngữ gốc Hán trong tiếng Việt (2003) Hoàng Quốc,…

4. Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ vấn đề nghiên cứu chúng tôi sử dụng các cách thức và phương
pháp nghiên cứu sau:
- Sưu tầm tư liệu: Để giải quyết yêu cầu của đề tài, bước đầu
tiên chúng tôi thực hiện sưu tầm ngữ liệu từ các văn bản tiểu thuyết
viết bằng chữ Quốc ngữ cuối thế kỷ XIX đến đầu năm 1932 tại Thư
viện Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Thư viện Trung
tâm ĐHQGTPHCM,…
11


- Phân loại: Sau khi thu thập đủ ngữ liệu, tài liệu hữu ích cho
đề tài, tiến hành thực hiện phân loại, sắp xếp, thống kê tần suất xuất
hiện để việc nghiên cứu được rõ ràng rành mạch.
- So sánh, phân tích và tổng hợp: Đây là phương pháp được sử

dụng nhiều nhất và chủ yếu trong q trình hồn thành khóa luận.Từ
nguồn ngữ liệu đã thống kê và phân loại chúng tơi cố gắng phân tích,
đối chiếu và so sánh để có được cái nhìn tổng qt về vấn đề, để từ
đó có được những đánh giá khách quan, hợp lí và khoa học nhất.
- Phương pháp liên ngành: Việc nghiên cứu từ, ngữ Nam Bộ
phụ thuộc vào việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa, xã hội của vùng đất
Nam Bộ cùng thời điểm với nguồn ngữ liệu thu thập. Bởi lẽ từ, ngữ
Nam Bộ bị sự chi phối của các yếu tố phi văn học, ngôn ngữ như văn
hóa, xã hội và đặc biệt là tầng lớp độc giả bình dân.

5. Đóng góp của luận văn
Đây là một vấn đề không thật sự quá mới trong lĩnh vực nghiên cứu từ, ngữ
Nam Bộ, tuy nhiên chúng tôi hy vọng đề tài góp phần lí giải được những ngun
nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành, phát triển và biến đổi của hệ thống
từ, ngữ của vùng đất mới hơn 300 năm hình thành và phát triển này.
Bên cạnh đó, chúng tơi hi vọng đề tài của mình bước đầu lập bảng thống
kê, đối dịch một số từ cũng như là ngữ cố định trong ngôn ngữ Nam Bộ.
Mặt khác, đề tài cũng góp phần vào việc bảo tồn, gìn giữ và phát triển vốn
từ, ngữ phong phú thêm hệ thống từ, ngữ của dân tộc.

6. Cấu trúc khóa luận
Khóa luận gồm 176 trang, ngồi phần Mở đầu ………Kết luận………Tài
liệu tham khảo…..Phụ lục khóa luận chia làm 3 chương.

12


Chương 1: Những vấn đề chung (34 trang): Chương này sẽ trình bày các
vấn đề về tiểu thuyết và tiểu thuyết Nam Bộ như khái niệm tiểu thuyết, đặc điểm
riêng của tiểu thuyết Nam Bộ, khái niệm từ, ngữ.

Chương 2: Hoạt động của từ trong các tác phẩm tiểu thuyết Nam Bộ
cuối thế kỷ XIX đến năm 1932. Chương này sẽ phản ánh thực trạng tồn tại, sự
biến đổi của từ vựng tại Nam Bộ và xu hướng sử dụng chúng trong văn chương,
trong đời sống của người dân tại Nam Bộ.
Chương 3: Ngữ cố định của phương ngữ Nam Bộ trong các tiểu thuyết
Nam Bộ cuối thế kỷ XIX – đến năm 1932. Chương này chúng tôi tập trung
vào thành ngữ mà các nhà văn Nam Bộ sử dụng trong các tác phẩm cùng thời
kỳ, từ đó rút ra được sự biến đổi, sự sáng tạo của họ, biến những thành ngữ quen
thuộc trở thành thành ngữ đặc trưng cho tính cách và thói quen ngơn ngữ tại
vùng đất Nam Bộ.

13


NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Một số vấn đề về tiểu thuyết và tiểu thuyết Nam Bộ
1.1.1. Khái niệm tiểu thuyết
Tiểu thuyết có thể gọi là thể loại khá mới ở Việt Nam, tuy nhiên với các
quốc gia có nền văn học phát triển thì khái niệm tiểu thuyết khơng cịn q xa lạ.
Trên thế giới, tiểu thuyết đã có mầm mống từ thế kỷ XIII, XIV song thời kỳ chín
muồi thực sự của tiểu thuyết Phương Tây cũng như tiểu thuyết thế giới vào
khoảng những năm 30 của thể kỷ XIX với những tiểu thuyết cổ điển của Banzac,
L.Tonxtoi,…Ở Việt Nam từ những năm 20 của thế kỷ XX người ta đã nhắc đến
nhiều về tiểu thuyết. Như vậy tiểu thuyết là một trong những thể loại văn học có
tuổi đời khá ít ở Việt Nam.
Khái niệm tiểu thuyết khơng có sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu, cho
dù là trên thế giới hay ở Việt Nam.
Hêghen gọi tiểu thuyết là “Sử thi thị dân”, còn Belinski gọi tiểu thuyết là

“sử thi của đời tư" do cách mà tiểu thuyết hướng đến “ miêu tả những tình cảm
dục vọng và những biến cố thuộc đời sống riêng tư và đời sống nội tâm của con
người”, [24,3]. Mặc dù có những màu sắc khác nhau song tựu chung việc mà
tiểu thuyết đã, đang và sẽ hướng tới chính là việc trần thuật, miêu tả cuộc sống
bình thường, hằng ngày của đời sống cá nhân và đời sống xã hội trong quá trình
hình thành và phát triển. Nội dung của tiểu thuyết xoay quanh đời sống của một
hoặc vài cá nhân trong các mối quan hệ xã hội, qua cốt truyện chặt chẽ đồng thời
nhà văn thể hiện tư tưởng, tình cảm của bản thân gửi gắm qua hành động, số
phận và suy nghĩ của các nhân vật. Qua tiểu thuyết của từng thời đại, người đọc
nhận thức được thế giới xung quanh cũng như là tính tất yếu của tự nhiên và xã
hội qua từng thời kỳ lịch sử qua ngòi bút tài hoa của các nhà văn.
Tiểu thuyết khai thác hầu hết các khía cạnh trong đời sống: Tình u, xã
hội- chính trị, lịch sử, giả tưởng,… Sự khác biệt về đề tài, dung lượng hay cốt
14


truyện không phải là điều làm nên sự khác biệt giữa tiểu thuyết này với tiểu
thuyết kia, hay tác giả này với tác giả kia, điều làm nên sự khác biệt và ghi danh
khơng ít tiểu thuyết gia cũng như tác phẩm của họ trường tồn với thời gian chính
là phong cách. Phong cách viết, hướng trần thuật, giọng điệu cũng như hướng
khai thác của tiểu thuyết, cách nhà văn đưa tâm ý, nguyệ vọng và triết lý của bản
thân vào trong tác phẩm đã làm nên phong cách của cuốn tiểu thuyết.
Tiểu thuyết xuất hiện sớm nhất ở các quốc gia Châu Âu, nền văn học cổ đại
Hy La đã ghi nhận một số tiểu thuyết xuất hiện sớm như: Truyện Tristan và
Iseult. Thời Phục hưng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tiểu
thuyết, chất tiểu thuyết bộc lộ trong hầu hết các thể loại như truyện, trường ca
hay thậm chí là kịch với các tác phẩm của G.Boccaccio, L.Ariosto, hay
W.Shakespeare ,… nhưng để nói đến sự phát triển vượt bậc của tiểu thuyết phải
kể đến Don Quijote- nhà quý tộc tài ba xứ Mancha của M.de Cervantes.
Đến thế kỷ XX, tiểu thuyết phát triển trong sự đa dạng về nhiều đề tài,

nhiều khía cạnh và hình thức thể hiện, ở nhiều nền văn học, tiểu thuyết vẫn là bộ
phận thể loại được nhiều sáng tác nhất, cũng là thể loại được đông đảo độc giả
quan tâm và đón nhận tại nhiều nền văn học trên thế giới. Đồng thời tiểu thuyết
cịn đóng vai trị là “nguồn tài liệu quan trọng”2 [18, 332] cho việc chuyển thể
qua các thể loại khác như sân khấu, điện ảnh hay truyền hình.
Cho đến giai đoạn hiện nay, tiểu thuyết ở nước ta đã có những bước phát
triển mạnh mẽ so với thời kỳ sơ khai. Tiểu thuyết không và chưa bao giờ dừng
lại, nó tiếp tục có những bước tiến vượt bậc và tiếp tục vận động theo chiều
hướng phát triển tích cực qua thời gian.
Ở Việt Nam, có rất nhiều định nghĩa về tiểu thuyết theo từng giai đoạn phát
triển, khái niệm tiểu thuyết khơng có sự đồng nhất với nhau. Trong lúc phong
trào viết tiểu thuyết mới khởi phát, Phạm Quỳnh đã viết: “Tiểu thuyết là một
truyện viết bằng văn xi đặt ra để tả tình tự người ta, phong tục xã hội, hay là

2

Dẫn theo Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

15


những sự lạ, tích kỳ, đủ làm cho người đọc có hứng thú” [30,1]. Do đó khái niệm
tiểu thuyết nên hiểu một cách uyển chuyển, mềm dẻo.

1.1.2. Tiểu thuyết Nam Bộ
Tiểu thuyết Nam Bộ xuất hiện ở miền Nam Việt Nam rất sớm, nơi đây
được xem là cái nôi phát triển của tiểu thuyết Việt Nam, thậm chí là cái nôi của
nền văn học hiện đại Việt Nam.
Ở Trung Quốc giai đoạn chín muồi của tiểu thuyết cổ điển là giai đoạn
Minh Thanh, với các cuốn tiểu thuyết nổi tiếng như Tam quốc chí diễn nghĩa,

Thủy hử truyện, Tây du ký, Kim Bình Mai, Hồng lâu mộng,… Văn học Việt Nam
đặc biệt là tiểu thuyết Việt Nam nhất là ở Nam Bộ, nơi có nền văn học tiểu
thuyết phát triển sớm và mạnh mẽ trong cả nước trước khi có ảnh hưởng của nền
tiểu thuyết phương Tây, đã bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tiểu thuyết Trung Quốc.
Tiểu thuyết Nam Bộ chịu ảnh hưởng sâu sắc và có mối quan hệ khăng khít với
tiểu thuyết Trung Quốc.
Theo Nguyễn Khuê, văn xuôi chữ Quốc ngữ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX phát triển qua các giai đoạn:
Một là phiên âm truyện thơ Nôm và phiên dịch truyện văn xuôi chữ Hán, ví
dụ như Janneaux phiên âm Lục Vân Tiên năm 1873, Trương Vĩnh Ký phiên âm
Kim Vân Kiều năm 1878,…
Hai là phiên dịch tác phẩm văn học Trung quốc, ví dụ như cuốn Trung
dung do Trương Vĩnh Ký dịch năm 1875, Đại học (1887) bên cạnh đó cịn có
Huỳnh Tịnh Của với 112 truyện dịch,…
Ba là sáng tác truyện thơ lục bát chữ Quốc ngữ - hậu thân của truyện thơ
Nơm, ví dụ như cuốn U tình lục (viết 1909, in năm 1913) của Hồ Biểu Chánh,
hay cuốn Vậy mới phải viết năm 1913, xuất bản năm 1918, đây là truyện phóng
tác một tác phẩm văn chương của Pháp.

16


Ba giai đoạn trên vừa phát triển văn xuôi chữ Quốc ngữ ở Nam Bộ vừa
phục vụ thị hiếu của người đọc. Bên cạnh đó cịn thúc đẩy các nhà văn yêu nước
sáng tác tiểu thuyết, truyện văn xuôi Quốc ngữ, xây dựng nền tảng cho tiểu
thuyết Quốc ngữ ở miền Nam ra đời.
Tiểu thuyết ở Nam Bộ chủ yếu viết về con người và đời sống vùng đất Nam
Bộ, song điều đáng nói là khơng chỉ có các nhà văn Nam Bộ tham gia vào quá
trình sáng tác. Nhiều nhà văn mặc dù không sinh ra và lớn lên ở Nam Bộ song đã
ghi dấu ấn trong làng văn học khi viết về vùng đất này. Đây được coi là một đặc

điểm khởi sắc của văn học Nam Bộ giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến những năm
đầu thế kỷ XX. Một số nhà văn làm nên tên tuổi và góp phần định hình nền văn
học Nam Bộ mà chúng ta đặc biệt phải nhắc tên như:
Tiểu thuyết được sáng tác do những nhà văn sinh ra và lớn lên ở Nam Bộ
như Nguyễn Trọng Quản, Trần Thiên Trung, Lê Hoằng Mưu, Biến Ngũ Nhi,
Nguyễn Chánh Sắt, Tân Dân Tử,…
Tiểu thuyết được sáng tác bởi những nhà văn có gốc gác ở các vùng đất
khác đến sông và làm việc ở Nam Bộ như Bửu Đình, Phạm Minh Kiên, Hồng
Tiêu,…
Tiểu thuyết được xuất bản ở Nam Bộ nhưng do các nhà văn ở nơi khác gửi
đến. Những nhà văn này thường xuyên tham gia vào các hoạt động văn hóa,
nghệ thuật, văn học trên báo chí đặc biệt ở Sài Gịn. Tên tuổi của học ít nhiều đã
được cơng chúng yêu văn học ở Nam Bộ biết đến như Đạm Phương nữ sử,
Huỳnh Thị Bảo Hòa,…
Tiểu thuyết Nam Bộ bắt đầu từ những năm 1882, đánh dấu nền văn học
mới ra đời ở Nam Bộ và được công chúng đón nhận. Sau một khoảng thời gian
định hình, thịnh hành và phát triển rực rõ, nền văn học vùng đất này thụt lùi so
với nền văn học đất Bắc. Tuy vậy, những đóng góp của nền văn học này đáng để
chúng ta công nhận và nghiên cứu một cách nghiêm túc.

17


Năm 1882, Trương Vĩnh Ký đã xuất bản tập Chuyện khôi hài chỉ 16 trang
là truyện văn xuôi Quốc ngữ đầu tiên. Trong quãng thời gian từ năm 1882 đến
năm 1887 đã có rất nhiều cuốn truyện văn xi của nhiều tác giả ra đời như
Chuyện giải buồn của Huỳnh Tịnh Của (1885), Chuyện đời xưa (1886) của
Trương Vĩnh Ký,…
Năm 1887 là năm đánh dấu cuốn tiểu thuyết Quốc ngữ đầu tiên xuất hiện,
cuốn Truyện Thầy Lazaro Phiền năm 1887 của Nguyễn Trọng Quản, với những

cách tân mới mẻ trong nội dung và hình thức, Truyện Thầy Lazaro Phiền được
xem là cột mốc đánh dấu sự hình thành của nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.
Sau Truyện Thầy Lazaro Phiền, hơn 20 năm sau tức là năm 1910 truyện
Phan Yên ngoại sử tiết phụ gian truân của Trương Duy Toản, Hoàng Tố Anh
hàm oan (1910) của Trần Thiên Trung.
Đến năm 1920, tiểu thuyết văn xuôi chữ Quốc ngữ mới thật sự phát triển
mạnh mẽ, đây được xem là giai đoạn phát triển đỉnh cao của tiểu thuyết Nam Bộ
với hàng loạt tác gia, tác phẩm lớn xuất hiện và ghi dấu trên văn đàn văn học
Việt Nam.
Chỉ trong năm 1920, chúng ta có thể kể đến các tác phẩm: Nghĩa hiệp kỳ
duyên của nhà văn Nguyễn Chánh Sắt, Tô Huệ Nhi ngoại sử và Oan hồng quần
cịn có tên gọi khác là Phùng Kim Huê ngoại sử của Lê Hoằng Mưu, tác phẩm
Kim thời dị sử (1921) của Biến Ngũ Nhy, và hàng loạt tiểu thuyết khác của Hồ
Biểu Chánh.
Tiểu thuyết Nam Bộ giai đoạn cuối thế kỷ XIX - đầu thể kỷ XX bên cạnh
những đặc điểm giống với tiểu thuyết Trung Quốc đã có những đặc điểm riêng.
Con đường phát triển của tiểu thuyết Nam Bộ gắn liền với con đường của chủ
nghĩa hiện thực. Từ những tác phẩm tiểu thuyết chữ Quốc ngữ đầu tiên như
Truyện Thầy Lazaro Phiền viết năm 1887 của Nguyễn Trọng Quản đến những
cuốn tiểu thuyết viết sau những năm 20 của thế kỷ XX, khi tiểu thuyết văn xuôi

18


×