Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

bài thu hoạch môn giới trong lãnh đạo quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.38 KB, 15 trang )

MỞ ĐẦU
Việt Nam là một trong những quốc gia sớm dành cho cơng tác bình đẳng
giới những ưu tiên nhất định. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln quan tâm tới
vấn đề bình đẳng giới, giải phóng phụ nữ vào tạo điều kiện để phụ nữ được tham
gia vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong các văn kiện thành lập Ðảng tháng
2-1930, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu một chủ trương lớn về “thực hiện nam nữ
bình quyền”. Trong Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,
Hiến pháp năm 1946, tại Điều 9 đã đề cập thẳng đến quyền bình đẳng nam nữ:
“Đàn bà ngang quyền với đàn ông trên mọi phương diện”. Ðiều đó chứng tỏ, ngay
từ khi thành lập Ðảng, vấn đề bình đẳng giới đã được Bác Hồ và Ðảng ta hết sức
coi trọng trong xây dựng đường lối cách mạng. Nhiều năm qua, Việt Nam là một
nước có nhiều thành tựu về thực hiện bình đẳng giới như: xây dựng và ban hành
văn bản pháp quy thể hiện nguyên tắc về bình đẳng giới, là một trong các quốc gia
xóa bỏ khoảng cách giới nhanh nhất trong vịng 20 năm qua, Việt Nam nằm trong
nhóm nước có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao ở khu vực và thế giới, là nước dẫn
đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương về các chỉ số bình đẳng giới.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, bên cạnh các thành tựu đạt được về bình đẳng giới,
chúng ta vẫn phải thừa nhận một thực tế là tình trạng bất bình đẳng giới còn diễn ra
trên một số lĩnh vực, tồn tại dưới một số hình thức khác nhau. Mặc dù chúng ta đã
đạt được những thành công đáng kể về chỉ số sức khỏe, giáo dục, thu nhập và cơ
hội nghề nghiệp của phụ nữ, nhưng vẫn còn một khoảng cách lớn về bình đẳng
giới trên hành trình đến với các vị trí lãnh đạo, quản lý. Xuất phát từ thực tiễn đó,
qua nghiên cứu mơn học Giới trong lãnh đạo quản lý em chon đề tài “Thực trạng
về bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam và một số giải pháp nâng
cao năng lực cán bộ nữ trên địa bàn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên” làm bài
thu hoạch kết thúc mơn của mình. Bài viết tập trung mơ tả thực trạng bình đẳng
giới trong tham chính và góp phần gợi ý một vài hàm ý chính sách nhằm từng bước
tăng cường hơn nữa vị thế chính trị cho phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ
1



huyện Định Hóa nói riêng trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện
nay.

NỘI DUNG
1. THỰC TRẠNG BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1 Khái niệm bình đẳng và Bình đẳng giới
1.1.1 Khái niệm bình đẳng
Khái niệm bình đẳng có nhiều định nghĩa và phạm vi áp dụng. Theo nghĩa
hẹp, những người đạt đến cấp độ như nhau dựa trên một số tiêu chí được sử dụng
để đánh giá cần phải được hưởng những quyền lợi giống nhau. Ở đây, chúng ta
hiểu Bình đẳng nghĩa là tạo ra mơi trường cơng bằng, để cho những người rất khác
nhau được hiểu những quyền cơ bản giống nhau.
1.1.2 Khái niệm Bình đẳng giới
Theo Liên Hợp Quốc, bình đẳng giới có nghĩa là phụ nữ và nam giới được
hưởng những điều kiện như nhau để thực hiện đầy đủ quyền con người và có cơ
hội đóng góp và thụ hưởng những thành quả phát triển của quốc gia trên các mặt
chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội.

2


Như vậy ta có thể rút ra khái niệm bất bình đẳng giới: Nghĩa là phụ nữ
khơng được hưởng những điều kiện cũng như đóng góp những thành quả phát triển
của quốc gia trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa như nam giới.
1.2 Thực trạng về sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo quản lý ở Việt
Nam hiện nay
Bước chân vào thời kỳ đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước theo hướng
hiện đại, Đảng và Nhà nước tiếp tục thể hiện sự quan tâm đến việc thực hiện các
mục tiêu về bình đẳng giới và sự phát triển của phụ nữ, đã ban hành nhiều chủ

trương, chính sách, luật pháp tạo điều kiện cho phụ nữ tiến bộ và tạo được bình
đẳng. Và vấn đề này đã được thể chế hóa thành các văn bản luật như Luật Bình
đẳng giới năm 2006, Luật Phịng, chống bạo lực gia đình năm 2007 hay ban hành
các chương trình hành động như: Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng
giới giai đoạn 2016-2020, Chương trình hành động quốc gia về phịng, chống bạo
lực gia đình đến năm 2020... để bảo đảm quyền lợi cho người phụ nữ trên các lĩnh
vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục, y tế và ngay chính trong nội tại các gia
đình.
Với những nỗ lực khơng ngừng nghỉ trong việc cải thiện chính sách, tạo mơi
trường bình đẳng cho phụ nữ, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu về bình đẳng
giới, xóa bỏ khoảng cách giới, đặc biệt là ở các lĩnh vực lao động, việc làm, chăm
sóc sức khỏe, giáo dục... Nổi bật là tỷ lệ nữ tham gia chính trị tại tất cả các cấp đã
có chuyển biến tích cực. Theo đó, quyền của phụ nữ tham gia vào các hoạt động
chính trị được coi là nhân tố tiêu biểu nhất trong các điểm sáng về bình đẳng giới
của Việt Nam với các điều luật được quy định đầy đủ tại Hiến pháp 2013 (Điều 7,
16, 26, 27); Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị; Chiến lược quốc gia về bình đẳng
giới; Luật Bầu cử; Luật Bình đẳng Giới (Điều 11); Luật Lao động 2019…
Theo đó, tỷ lệ nữ giới đại diện trong cơ quan lập pháp của Việt Nam ngày càng
tăng và có thứ hạng cao nhất trong khu vực nói riêng và trên thế giới nói chung.
Ngày càng nhiều phụ nữ giữ cương vị lãnh đạo, quản lý cao và có vai trị trong
lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
3


Trong giai đoạn từ năm 1975-1976, số lượng đại biểu Quốc hội nữ đạt mức
cao nhất là 32% (khóa V), đến khóa XIII (2011-2016), tỷ lệ đã giảm cịn 24,4%
trong năm 2011, đến khóa XIV (2016-2021), số lượng có dấu hiệu tăng trở lại với
mức 27,01% (131 đại biểu nữ/485 đại biểu), với 41 đại biểu nữ là người dân tộc
thiểu số, bằng 32,30% tổng số đại biểu nữ. Tỷ lệ này được đánh giá cao hơn mức
trung bình 23,4% toàn cầu và 18,6% của châu Á, được Diễn đàn Kinh tế thế giới

xếp hạng đứng thứ 97/144 quốc gia về tỷ lệ nữ tham gia chính trị, là 1 trong mười
quốc gia thực hiện tốt nhất trên toàn thế giới ở mục tiêu số 5 về bình đẳng giới và
trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái, nâng cao trình độ học vấn của trẻ em
gái và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong lực lượng lao động.
Tỷ lệ nữ ủy viên Bộ Chính trị và ủy viên BCH Trung ương Đảng tăng trong
3 nhiệm kỳ liên tiếp. Lần đầu tiên, chúng ta có nữ Chủ tịch Quốc hội và có 3 ủy
viên Bộ Chính trị là nữ; 13/30 bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan trực thuộc Chính
phủ có thứ trưởng là nữ. Ở cấp tỉnh có 7 bí thư, 14 phó bí thư, 8 chủ tịch, 31 phó
chủ tịch HĐND, 18 phó chủ tịch UBND cùng nhiều nữ cán bộ đảm nhiệm các vị
trí trọng trách ở các cơ quan Trung ương và địa phương. Ở các địa phương, nhiều
phụ nữ giữ vai trò chủ chốt ở các cấp, các ngành, góp phần giải quyết các vấn đề
quan trọng.
Với chủ trương bình đẳng giới, trong thời kỳ đất nước đẩy mạnh công cuộc
đổi mới, Việt Nam cũng đặc biệt chú trọng đến việc mở rộng cơ chế chính sách
khuyến khích các nữ doanh nhân làm chủ doanh nghiệp. Theo kết quả điều tra
doanh nghiệp dân doanh của Phòng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI)
trên tồn bộ các tỉnh, thành phố từ năm 2011 đến nay, doanh nghiệp do phụ nữ làm
chủ có xu hướng gia tăng theo thời gian. Tỷ lệ doanh nghiệp do nữ làm chủ tăng từ
4% năm 2009, đến tháng 9-2019, tồn quốc có 285.689 doanh nghiệp do phụ nữ
làm chủ, chiếm 24% tổng số doanh nghiệp cả nước. Dẫu vậy, con số này cách xa
mục tiêu, tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp đạt 30% vào năm 2015 và từ 35% trở lên
vào năm 2020.

4


Tuy nhiên, nhìn vào khu vực châu Á, tỷ lệ phụ nữ tham gia trong ban lãnh
đạo cấp cao của các doanh nghiệp của Việt Nam lại thuộc nhóm khá cao trên thế
giới, khi đứng thứ hai châu Á với tỷ lệ khoảng 36%, chỉ sau Phi-lí-pin. Nữ doanh
nhân là người dân tộc thiểu số tăng, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, y tế, chăm

sóc sức khỏe nhân dân vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số được phát huy.
Bình đẳng giới trong lao động cũng đạt được nhiều kết quả khả quan. Cũng theo
báo cáo của VCCI, hiện có khoảng 45,6% lực lượng lao động xã hội là phụ nữ. Số
lượng lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài, được hỗ trợ việc làm trong nước liên
tục tăng. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động lên đến 73% trong tổng số phụ nữ
trong độ tuổi lao động, với tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ rơi vào khoảng là
1,85% (2017). Như vậy, tỷ lệ phụ nữ Việt Nam hiện đang đi làm nhiều hơn hẳn so
với phần lớn các quốc gia trên thế giới.
Bên cạnh đó, các mơ hình hỗ trợ học nghề, giải quyết việc làm cho lao động
nữ ở khu vực nông thôn, miền núi, lao động nữ di cư tiếp tục phát huy hiệu quả.
Theo kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số năm 2019, tồn quốc có khoảng 91,7%
dân số trong độ tuổi đi học phổ thông hiện đang đi học. Tỉ lệ này của nữ cao hơn so
với nam, tương ứng là 92,5% và 90,8%. Tính đến năm 2019, tỷ lệ phụ nữ Việt
Nam biết chữ là 94,6%, tiến tới năm 2020, tỷ lệ biết chữ của phụ nữ đạt 98%.
Trong 20 năm qua, tỉ lệ biết đọc, biết viết của nữ tăng 7,7%; khoảng cách chênh
lệch về tỉ lệ biết đọc, biết viết giữa nam và nữ được thu hẹp đáng kể. Tỉ số giới tính
là 99,1 nam/100 nữ, trong đó khu vực thành thị là 96,5 nam/100 nữ, khu vực nông
thôn là 100,5 nam/100 nữ.
Đặc biệt, trong những năm vừa qua, tại các đấu trường thể thao lớn của khu
vực và thế giới, các vận động viên (VĐV) nữ của Việt Nam làm rạng danh dân tộc
với nhiều tấm huy chương danh giá, đại diện cho hình ảnh người phụ nữ kiên
cường, mạnh mẽ như hình ảnh VĐV bơi lội Nguyễn Thị Ánh Viên giành được 6
HCV và trở thành VĐV xuất sắc nhất SEA Games 30 tại Phi-lí-pin; đội tuyển nữ
bóng đá Việt Nam bảo vệ thành công tấm Huy chương Vàng lần thứ 6 tại SEA
5


Games 30 hay nữ VĐV Taekwondo Trần Hiếu Ngân, người dành tấm Huy chương
Bạc đầu tiên cho Việt Nam tại đấu trường Ơ-lym-píc...
Nỗ lực bảo đảm bình đẳng giới của Việt Nam đã được quốc tế ghi nhận, theo

xếp hạng năm 2018 của Liên hiệp quốc về chỉ số bất bình đẳng giới, Việt Nam
đứng thứ 68 trong 162 quốc gia được xếp hạng về bình đẳng giới. Theo chỉ số
khoảng cách giới tính tồn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố ngày
17-12-2019, Việt Nam đứng thứ 87/153 quốc gia được xếp hạng về bình đẳng giới.
Con số này thụt giảm 10 bậc so với năm 2018.
WEF ghi nhận Việt Nam đã cải thiện được chỉ số về Cơ hội và sự tham gia
vào các hoạt động kinh tế của nữ giới. Đặc biệt, khoảng 45% thu nhập trong nền
kinh tế Việt Nam thuộc về phụ nữ, đây là mức cao nhất trong thống kê năm nay.
Tuy nhiên, Việt Nam còn phải làm rất nhiều để cải thiện sự mất cân bằng giới tính
khi sinh. Tỷ lệ giới tính khi sinh ở Việt Nam là 89 bé gái/100 bé trai. Việt Nam có
sự suy giảm về chỉ số bình đẳng giới. Tuy nhiên, Việt Nam đang thể hiện sự thu
hẹp khoảng cách giới về mặt chuyên mơn đặc biệt trong nhóm các cơng nhân kỹ
thuật và các lĩnh vực giáo dục - đào tạo.
1. 3. Những thách thức đối với phụ nữ trong quá trình vươn lên vị trí
lãnh đạo, quản lý
Bình đẳng giới là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước dành sự ưu tiên đặc
biệt. Những nỗ lực trong việc thực hiện bình đẳng giới của Việt Nam đã mang lại
nhiều thành tựu to lớn được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Tuy nhiên,
bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, cần sự vào cuộc của
chính quyền, sự tham gia của tồn dân để khắc phục.
Việc u cầu quyền bình đẳng 100% là điều khơng thể bởi tính đặc thù riêng của 2
giới. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhìn thẳng trực diện vào nỗ lực kéo dần khoảng
cách giữa nam và nữ, đặc biệt trong các vấn đề liên quan đến quyền cá nhân. Bản
thân người phụ nữ luôn gặp phải những rào cản trực tiếp từ nhiều mặt, ảnh hưởng
tới q trình cơng tác, sinh sống của mỗi cá nhân. Ví dự như rào cản về mặt thể chế
6


với sự khác biệt chỉ rõ trong độ tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ theo quy định trong
Bộ luật Lao động. Mặc dù Quốc hội đã thông qua Luật Lao động sửa đổi, tăng tuổi

nghỉ hưu của nam lên 62 và nữ là 60, tuy nhiên, xét về mặt thể trạng và điều kiện
cá nhân, phụ nữ vẫn có thời gian làm việc ngắn hơn, cũng như sẽ có ít thời gian
hơn để thăng tiến trong công việc so với các đồng nghiệp là nam giới. Với thiên
chức làm mẹ, người phụ nữ cũng gặp nhiều vấn đề hơn trong việc giải quyết các
vấn đề xã hội như những khó khăn về quỹ thời gian và sức khỏe, khó khăn trong
việc phấn đấu để đạt được các mục tiêu cao trong cơng việc và hạnh phúc gia
đình…
Tại nhiều gia đình Việt Nam từ xưa đến nay ln quan niệm “đàn ông xây
nhà, đàn bà xây tổ ấm” – đàn ơng chính là trụ cột gia đình, cịn phụ nữ giữ trọng
trách sinh con, đẻ cái, chăm sóc việc nội trợ, lo liệu cho gia đình... Chính vì suy
nghĩ ấy mà nhiều người phụ nữ suy nghĩ mình cần làm trịn vai trị của người vợ,
người mẹ trong gia đình, hy sinh mọi thứ để người chồng có thể phát triển và xây
dựng sự nghiệp. Điều ấy tạo nên những “rào cản” vơ hình ngăn cách phụ nữ được
bình đẳng, được tự tin khẳng định bản thân và phát triển tài năng của chính mình.
Nhìn thẳng vào thực tiễn, tính đến tháng 6-2019, tình hình thực hiện các mục tiêu
quốc gia về bình đẳng giới chỉ có 8 chỉ tiêu thống kê đã tiệm cận đạt, đạt và vượt
so với yêu cầu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020.
Ngay trong việc thực hiện quyền của phụ nữ tham gia vào các hoạt động
chính trị ở cấp địa phương cịn có nhiều điểm hạn chế. Tỷ lệ phụ nữ tham gia cấp
ủy nhiệm kỳ 2015-2020 ở cấp xã chỉ đạt 19,69%; cấp huyện chỉ đạt 14,3%; cấp
tỉnh chỉ đạt 13,3%. Nữ đại biểu Quốc hội khóa XIV đạt 131 người (tỷ lệ 27,01%)
nhưng vẫn còn cách khá xa so với mục tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng
giới giai đoạn 2011-2020 đã đặt ra. Chỉ có 13,7% nữ đại biểu tham gia giữ vị trí
lãnh đạo chủ chốt trong các cơ quan của Quốc hội và chủ yếu tập trung vào các cơ
quan văn hóa - xã hội, thiếu vắng phụ nữ trong các cơ quan Quốc hội về kinh tế,
đối ngoại, tài chính, pháp luật... Tỷ lệ phụ nữ tham gia đại biểu HĐND cấp xã đạt
26,59%; cấp huyện đạt 27,85%; cấp tỉnh đạt 26,54%; nhiều tỉnh, thành phố có tỷ lệ
7



nữ lãnh đạo, quản lý cấp xã dưới 5%, trong đó phần lớn là các tỉnh, thành phố phía
bắc. Chưa tính đến việc, tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia các vị trí lãnh đạo
các cấp cịn ít, tỷ lệ nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số cịn cao.
Ở nước ta, mất cân bằng giới tính khi sinh có xu hướng tiếp tục tăng và lan
rộng ở cả nông thôn, thành thị, ở tất cả các vùng, miền. Nếu khơng có những biện
pháp can thiệp kịp thời, dự báo đến năm 2050, Việt Nam sẽ thiếu từ 2,3 đến 4,3
triệu phụ nữ.
Sự bất bình đẳng về giáo dục vẫn còn tồn tại khi tỷ lệ học sinh nữ ở cấp tiểu
học và THCS thấp hơn học sinh nam, nhất là ở các vùng nông thôn nghèo và vùng
dân tộc thiểu số. Việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ
vùng nơng thơn, vùng dân tộc thiểu số cịn hạn chế. Tỷ lệ tử vong sản phụ còn cao
so với một số nước trong khu vực.
Tình trạng bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em vẫn tồn tại khá nghiêm trọng.
Nhận thức về pháp luật của cán bộ và người dân về phịng, chống bạo lực gia đình
cịn hạn chế. Chế tài thực hiện Luật Phịng, chống bạo lực gia đình chưa mạnh,
chưa xử lý nghiêm các hành vi bạo lực gia đình.
Bên cạnh đó, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, sự bất bình đẳng giới thể hiện
rõ nét ở thị trường lao động và trong thu nhập. Cơ hội của phụ nữ tiếp cận việc làm
có thu nhập cao và các nguồn lực kinh tế vẫn còn thấp hơn so với nam. Nhiều
doanh nghiệp tỏ ra e ngại khi tiếp nhận một lao động nữ trẻ vì họ sẽ bị vướng thời
gian 6 tháng nghỉ thai sản.
Theo thống kê, hiện nay nam giới chiếm ưu thế trong kiểm soát đất đai và
các tài sản giá trị cao. Hầu hết các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp
mang tên chủ hộ là nam giới. Hay riêng về mặt luật pháp, một số văn bản hướng
dẫn, thể chế hóa quy định của pháp luật liên quan đến bình đẳng giới chậm được
ban hành. Việc triển khai quy định lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng
văn bản quy phạm pháp luật và đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới

8



trong xây dựng và thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đạt kết quả
chưa cao.
2. GIẢI PHÁP GĨP PHẦN TĂNG CƯỜNG BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG
LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ.
Nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế; phá vỡ rào cản trong cơng tác bình
đẳng giới và “Đạt được bình đẳng giới; tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ
em gái" qua 08 mục tiêu cụ thể được ghi nhận tại Tại Quyết định số 622/QĐ-TTg
ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch hành động quốc
gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững như: Giảm
thiểu, tiến tới chấm dứt các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái
trong mọi lĩnh vực và ở mọi nơi; Giảm đáng kể mọi hình thức bạo lực đối với phụ
nữ và trẻ em gái nơi công cộng hoặc nơi riêng tư, bao gồm cả hình thức bóc lột
tình dục và các hình thức bóc lột khác; Đảm bảo sự tham gia đầy đủ, hiệu quả và
cơ hội bình đẳng tham gia lãnh đạo của phụ nữ ở tất cả các cấp hoạch định chính
sách trong đời sống chính trị, kinh tế và xã hội;… cần thực hiện đồng bộ các giải
pháp sau đây:
2.1 Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới
Hiện nay, tình trạng "trọng nam, khinh nữ" vẫn đang là một hệ luỵ tư tưởng
lớn, không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của nữ giới mà còn hạn chế sự phát triển
của xã hội. Chỉ khi thay đổi được nhận thức, xoá bỏ định kiến về giới thì mới thay
đổi được cách hành xử. Chính vì vậy, cả nam và nữ đều phải thay đổi nhận thức,
xoá bỏ định kiến phân biệt giới và để nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cần
thực hiện các biện pháp cụ thể như: Đẩy mạnh cơng tác tun truyền về bình đẳng
giới; Tiến đến xố bỏ dần những phong tục, tập quán lạc hậu, lỗi thời có mang định
kiến về giới; Thường xuyên tổ chức các buổi toạ đàm, sinh hoạt, nói chuyện về
bình đẳng giới trong các cơ quan, đơn vị, trong các khu dân cư.
2.2 Tiếp tục hoàn thiện, đẩy mạnh thực hiện các quy định của pháp luật,
các chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới
9



Cần thay đổi các quy định hiện hành còn chưa phù hợp, hạn chế bình đẳng
giới. Cụ thể Luật Hơn nhân và Gia đình 2014, tại Khoản1, Điều 71 quy định rõ là:
“Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, ni dưỡng con
chưa thành niên”. Nhưng Khoản 4 Điều 2 về nguyên tắc cơ bản trong việc thực
hiện chế độ hơn nhân gia đình vẫn tiếp tục duy trì khn mẫu giới bởi quy định:
“giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao q của người mẹ; thực hiện kế
hoạch hóa gia đình”. Quy định này không khác nào khẳng định trách nhiệm nuôi
dạy con cái vẫn thuộc về người mẹ, kế hoạch hố gia đình chủ yếu vẫn là trách
nhiệm của người vợ. Nói như vậy để thấy rằng cần điều chỉnh những quy định
chưa phù hợp và cần xố bỏ khn mẫu giới ngay tại các văn bản quy phạm pháp
luật.
Lồng ghép cơng tác bình đẳng giới vào nhiệm vụ chính trị của các cơ quan,
đơn vị và chương trình phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương. Xử lý nghiêm
minh những trường hợp vi phạm, phân biệt giới để răn đe trong xã hội. Các trường
hợp này cần phổ biến rộng rãi bằng nhiều hình thức như: tổ chức các phiên toà lưu
động; tuyên truyền miệng tại tổ dân phố, các khu dân cư; lồng ghép vào các
chương trình phát thanh, truyền hình địa phương để tạo hiệu ứng lan toả tốt nhất đủ
sức cảnh báo, răn đe để người dân biết và khơng vi phạm.
2.3 Tích cực thu hẹp khoảng cách về giới tại nơi làm việc
Tuy pháp luật đã có quy định cụ thể về nghiêm cấm các hành vi phân biệt
đối xử dựa trên giới tính, nhưng trên thực tế cần bảo đảm cơ chế triển khai thực
hiện các quy định này trên thực tế. Cần nâng cao nhận thức của người lao động và
người sử dụng lao động về lợi ích kinh tế và xã hội của bình đẳng giới và nhất là
thay đổi tư duy của người sử dụng lao động nhằm xoá bỏ những định kiến và rào
cản đối với cả nam và nữ.
Bên cạnh đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần có cơ chế giám sát các
cơ sở lao động trong việc thực hiện chế độ thai sản, cung cấp và xã hội hóa các
dịch vụ hỗ trợ chăm sóc trẻ em để tạo điều kiện tốt nhất cho cả lao động nam và

nữ; đảm bảo phụ nữ và nam giới được tạo cơ hội bình đẳng trong các chương trình
10


đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, nâng cao tay nghề;
trong lương hay thậm chí là trong thi đua, khen thưởng…
2.4 Tập trung nhân rộng các mơ hình tốt thực hiện bình đẳng giới
Các địa phương đã triển khai mơ hình tun truyền về bình đẳng giới như "Câu lạc
bộ bình đẳng giới", tổ cơng tác "tư vấn, hỗ trợ bạo lực giới", xây dựng "Nhà tạm
lánh" hỗ trợ người bị bạo hành về giới… đã phát huy tác dụng trên thực tế. Tuỳ
vào điều kiện từng địa phương mà cần duy trì, nhân rộng các mơ hình này.
3. LIÊN HỆ TẠI ĐỊA PHƯƠNG VỀ CÔNG TÁC NÂNG CAO NĂNG
LỰC CÁN BỘ NỮ TRONG LĨNH VỰC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
Định Hóa là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên cách trung tâm thành phố
Thái Nguyên 50 km về phí Tây Bắc; có tổng diện tích đất tự nhiên 51.351,4 ha,
đơn vị hành chính gồm có 23 xã, 01 thị trấn. Tỷ lệ đảng viên nữ ngày càng phát
triển, số đảng viên nữ toàn huyện là: 2. 321/ 7001 đảng viên, chiếm 33,1 % trên
tổng số đảng viên trong toàn huyện. Các tầng lớp phụ nữ trong huyện đã phát huy
quyền làm chủ tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong
sạch, vững mạnh. Trong năm qua các cấp uỷ, chính quyền huyện lãnh đạo, chỉ đạo
thực hiện Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị tổ chức các lớp tuyên truyền về nội
dung về giới và Luật Bình đẳng giới tới tồn thể cán bộ đảng viên, công viên chức
các cơ quan, đơn vị, qua đó nhận thức của hệ thống chính trị và tồn xã hội về
cơng tác phụ nữ có sự chuyển biến tích cực và ngày càng được nâng cao. Tỷ lệ nữ
tham gia cấp ủy, HĐND các cấp tăng so với trước, đồng thời đã quan tâm thực hiện
tốt các chính sách nhằm tạo điều kiện phát triển tồn diện cho cán bộ nữ nói riêng,
phụ nữ trong tồn huyện nói chung, trong đó xác định thực hiện quyền bình đẳng
giới trên các lĩnh vực là quan trọng như: Lao động-việc làm, dạy nghề, giảm
nghèo, hỗ trợ phụ nữ nghèo làm chủ hộ phát triển kinh tế...
Hiện nay cán bộ nữ giữ chức trưởng, phó phịng, ban, ngành đồn thể của

huyện và cơ sở có 85 người, tăng 4 người so với năm 2016, chiếm trên 20% tổng
số cán bộ lãnh đạo chủ chốt của huyện, xã.
11


Nhìn chung phụ nữ giữ chức vụ lãnh đạo đã phấn đấu vươn lên tự khẳng
định mình trong cơng việc được giao, tự xắp sếp hài hồ cơng việc gia đình với
cơng tác xã hội, đáp ứng u cầu nhiệm vụ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được
giao.
Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy, hiện nay cơng tác Bình đẳng giới và vì sự
tiến bộ phụ nữ trên địa bàn huyện vẫn cịn những khó khăn đó là:
Cơng tác triển khai, tuyên truyền, tập huấn vẫn còn yếu ở cơ sở, đặc biệt là
ở các xã vùng sâu, vùng xa dẫn đến sự nhận thức về giới, bình đẳng giới ở địa
phương chưa đầy đủ.
Công tác lồng ghép giới vào q trình hoạch định, thực thi chính sách chưa
được thực hiện một cách đồng bộ, chưa chủ động ở các cấp, các ngành.
Công tác kiểm tra, giám sát chưa được thường xuyên. Chưa có cán bộ
chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ
Tư tưởng định kiến giới còn tồn tại khá phổ biến trong nhân dân, kể cả trong
một bộ phận cán bộ, công chức. Trong triển khai công tác bình đẳng giới, nhiều
đơn vị chưa thực sự hiểu rõ u cầu của cơng việc này, do đó sự phối hợp đơi khi
cịn lúng túng, chưa hiệu quả, vấn đề lồng ghép giới ở một số địa phương, đơn vị
còn hạn chế; Một bộ phận nữ vẫn tồn tại tư tưởng tự ty an phận, thiếu ý chí vươn
lên ngại thay đổi môi trường công tác, chưa thực sự ủng hộ nhau cùng tiến bộ...làm
ảnh hưởng tới sự phát triển chung của giới.
Cấp uỷ Đảng và chính quyền ở một số đơn vị chưa thực sự quan tâm đúng
mức đến cơng tác bình đẳng giới và VSTBPN. Nhận thức về giới và tiến bộ phụ nữ
của một số lãnh đạo ở cơ sở, một bộ phận cán bộ đảng viên cịn hạn chế, coi việc
đó là của tổ chức Hội phụ nữ nên chưa quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện cho
Ban hoạt động.

Một số giải pháp để cơng tác Bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ
trong thời gian tới phát huy có hiệu quả tại huyện.

12


Đề nghị các cấp uỷ Đảng và Chính quyền từ Trung ương đến huyện quan
tâm hơn nữa đến hoạt động Bình đẳng giới và VSTBPN. Ban hành các văn bản
hướng dẫn chi tiết, cụ thể, tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc
việc thực hiện công tác BĐG và vì sự tiến bộ phụ nữ. Chỉ đạo cấp uỷ các cấp lồng
ghép giới vào kế hoạch chuyên môn của ngành và kế hoạch phát triển kinh tế xã
hội của từng địa phương. Xây dựng kế hoạch phối hợp liên ngành để thực hiện có
hiệu quả cơng tác bình đẳng giới;
Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức về bình đẳng giới,
phịng chống bạo lực gia đình, phịng chống bn bán phụ nữ và trẻ em...bằng
nhiều hình thức thiết thực, phong phú, dễ tiếp cận trong mọi tầng lớp nhân dân;
Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật ngăn chặn
hành vi bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Cung cấp tài
liệu tuyên truyền cho Ban VSTBPN các cấp kịp thời ...

KẾT LUẬN
Như vậy, có thể thấy rằng bình đẳng giới là vấn đề ln được Đảng và Nhà
nước dành sự ưu tiên đặc biệt. Và những nỗ lực trong việc thực hiện bình đẳng về
13


giới đã mang lại nhiều thành tựu to lớn được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá
rất cao. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được rõ ràng, không thể phủ nhận vẫn còn
những tồn tại, hạn chế. Nhưng cần khẳng định một lần nữa: Bình đẳng giới, bình
đẳng các dân tộc trở thành mục tiêu phát triển của Việt Nam nói riêng, của cộng

đồng quốc tế nói chung; và để đạt được mục tiêu này không phải một sớm một
chiều mà là cả một quá trình lâu dài và cần sự vào cuộc của chính quyền, sự tham
gia của tồn dân.Bình đẳng giới là một trong các yếu tố để xác định một xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh. Phụ nữ là một nửa thế giới, phải được tơn trọng,
được cơng nhận giá trị, vai trị xã hội cũng như cống hiến của họ. Ông K.
Matsuura, nguyên Tổng Giám đốc UNESCO từng khuyến cáo: “Khơng nên xem
bình đẳng giới một cách thiển cận như là vấn đề chỉ của riêng phụ nữ, nó đặt ra cho
chúng ta những câu hỏi cơ bản về bản chất các mối quan hệ trong xã hội chúng ta.
Đó là vấn đề đòi hỏi cả nam giới và phụ nữ cùng ngồi lại với nhau tìm ra các giải
pháp sao cho vừa mang tính thực tiễn vừa phải dựa trên các nguyên tắc. Nhưng các
giải pháp trên sẽ không được chấp nhận hay bền vững nếu sự bình quyền, chân giá
trị, cơng việc của nam giới và nữ giới không được tôn trọng”. Như vậy, việc xây
dựng xã hội có bình đẳng giới, bảo đảm bình đẳng giới là lời kêu gọi không chỉ của
riêng nữ giới, mà của mọi người, là mục tiêu cần sớm hoàn thành của các quốc gia,
để từ đó góp phần xây dựng một thế giới phát triển bền vững.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XII của Đảng, Nxb CTQG, Hà Nội, 2016.
2. Giáo trình Giới trong lãnh đạo quản lý (Hệ cao cấp lý luận chính trị)
(2019); Nxb Lý luận chính trị.
3. Báo cáo tổng quan về lao động nữ tại Việt Nam: Phụ nữ, việc làm và tiền
lương do Mạng lưới Hành động vì lao động di cư (Mnet) thực hiện
4. Báo cáo số 377/BC-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ về việc thực hiện
Mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2017.


15



×