Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tài liệu Nghiệp vụ Bảo lãnh Ngân hàng docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.9 KB, 15 trang )

Nghiệp vụ Bảo lãnh Ngân hàng
Nghiệp vụ Bảo lãnh Ngân hàng
Tín dụng bằng chữ ký là hình thức ngân hàng đứng ra cam kết với các
chủ nợ trong khuôn khổ một hợp đồng bảo lãnh là sẽ thi hành nghĩa vụ mà một
người khác là người mắc nợ chính không thực hiện được hợp đồng tín dụng.
Bảo lãnh là một hình thức của loại tín dụng bằng chữ ký được áp dụng
phổ biến hiện nay. Vậy bảo lãnh là gì? Có mấy loại bảo lãnh? Mỗi loại bảo
lánh được áp dụng với đối tượng nào?...
Sau đây nhóm 8 – KTG xin trình bày một số vấn đề cơ bản về bảo lãnh.
Do thời gian và sự hiểu biết còn hạn chế, nên bài thảo luận vẫn còn một số hạn
chế. Rất mong được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để bài thảo luận được
hoàn thiện hơn!
Nhóm 8 – KTG xin chân thành cảm ơn!
1. Khái niệm, chức năng của bảo lãnh NH.
1.1. Khái niệm :
Theo quyết định của Thống đốc NHNNVN số 26/2006/QĐ-NHNN ngày
26 tháng 6 năm 2006 về việc ban hành quy chế bảo lãnh ngân hàng.
Bảo lãnh ngân hàng: là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên
bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) khi khách hàng không thực
hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả
thay.
Như vậy một giao dịch bảo lãnh ngân hàng bao giờ cũng có ít nhất 3 bên
liên qua: Ngân hàng bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh. Ngoài
ra còn có các bên khác như bên bảo lãnh đối ứng, bên xác nhận bảo lãnh, và
các bên khác (nếu có). Quan hệ giữa các bên được quy định bởi các hợp đồng
khác nhau, độc lập với nhau.
1
Nghiệp vụ Bảo lãnh Ngân hàng
- Bên bảo lãnh: là tổ chức tín dụng thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh.
- Bên được bảo lãnh là khách hàng của tổ chức tín dụng bảo lãnh.


- Bên nhận bảo lãnh: là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có
quyền thụ hưởng bảo lãnh của tổ chức tín dụng.
1.2. Chức năng của bảo lãnh NH.
1.2.1. Bảo lãnh là công cụ có bảo đảm.
Chức năng quan trọng nhất của bảo lãnh là cung cấp một sự bảo
đảm cho người thụ hưởng. Mục tiêu của bảo lãnh là cung cấp cho người thụ
hưởng một khoản bồi thường tài chính cho những thiệt hại do hành vi, vi phạm
hợp đồng của người được bảo lãnh gây ra. Do vậy, bảo lãnh chỉ được dung cho
mục đích bảo đảm an toàn cho người thụ hưởng khi có một biến cố vi phạm
hợp đồng của người được bảo lãnh.
1.2.2. Bảo lãnh là công cụ tài trợ.
Không chỉ là công cụ bảo đảm đối với người thụ hưởng, bảo lãnh còn là
công cụ tài trợ thực sự về mặt tài chính cho người được bảo lãnh. Vì vậy mặc
dù không trực tiếp cấp vốn nhưng với việc phát hành bảo lãnh ngân hàng của
họ được hưởng những thuận lợi về ngân quỹ như được cho vay thực sự.
1.2.3 Bảo lãnh là công cụ đôn đốc hoàn thành hợp đồng.
Người thụ hưởng có quyền yêu cầu thanh toán bảo lãnh khi người được
bảo lãnh vi phạm hợp đồng. Như vậy bảo lãnh có vai trò đốc thúc người được
bảo lãnh hoàn tất hợp đồng đã ký kết. bảo lãnh thực hiện hợp đồng mang ý
nghĩa đốc thúc thực hiện hợp đồng nhiều hơn là bồi thường.
Trong ba công dụng trên , công dụng thứ nhất và công dụng thứ ba có
mối liên hệ chặt chẽ. Bởi lẽ người được bảo lãnh luôn luôn có sự thục ép thực
hiện đúng hợp đồng nên điều này cang làm tăng thêm tính bảo đảm cho người
thụ hưởng.
2
Nghiệp vụ Bảo lãnh Ngân hàng
2. Phân loại
2.1 Theo mục đích của bảo lãnh
a. Bảo lãnh dự thầu.
Bảo lãnh dự thầu là cam kết của ngân hàng với bên mời thầu bảo đảm

nghĩa vụ tham gia dự thầu của khách hàng. Trong trường hợp khách hàng bị
phạt do vi phạm quy định dự thầu mà không nộp hoặc nộp không đủ tiền phạt
cho bên mời thầu thì ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ đã cam kết.
Thực chất mục đích của bảo lãnh dự thầu là bảo đảm việc người dự thầu
không rút lui, không ký hợp đồng hoặc thay đổi ý định trước khi chủ thầu công
bố kết quả đấu thầu và bên dự thầu sẽ chấp nhận ký kết hợp đồng nếu được
thông báo thắng thầu. Nếu người trúng thầu không ký hợp đồng thì bên đứng
ra bảo lãnh sẽ bồi hoàn mọi chi phí đấu thầu, thiệt hại cho người thụ hưởng.
Các loại bảo lãnh dự thầu:
+ Bảo lãnh dự thầu xây lắp
+ Bảo lãnh dự thầu cung ứng máy móc thiết bị hàng hóa.
- Số tiền và thời hạn bảo lãnh được ghi trong hợp đồng khớp đúng với đề
nghị của bên được bảo lãnh có tránh nhiệm về việc đề nghị số tiền và thời hạn
bảo lãnh.
- Giá trị bảo lãnh dự thầu bằng từ 1% đến 3% giá dự thầu. Bên mời thầu
có thể quy định mức bảo lãnh thống nhất để bảo đảm bí mật về mức giá dự
thầu cho các nhà thầu. Bên mời thầu quy định hình thức và điều kiện bảo lãnh
dự thầu. Bảo lãnh dự thầu sẽ được trả lại cho những nhà thầu không trúng thầu
trong thời gian không quá 30 ngày, kể từ ngày công bố kết quả đấu thầu.
3
Nghiệp vụ Bảo lãnh Ngân hàng
Sơ đồ bảo lãnh dự thầu
Sơ đồ bảo lãnh
Error: Reference source not found
(1) Bên tham gia dự thầu nộp hồ sơ dự thầu.
(2) Hợp đồng bảo lãnh dự thầu giữa bên dự thầu và ngân hàng
(3) Ngân hàng bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với chủ thầu nếu
bên tham gia dự thầu không thực hiện đủ nghĩa vụ tham gia dự thầu của bên dự
thầu.
b. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là cam kết của ngân hàng về việc thực hiện
đúng, đầy đủ các nghĩa vụ với bên nhận bảo lãnh theo hợp đồng đã ký kết.
Trong trường hợp bên nhận bảo lãnh theo hợp đồng không thực hiện đúng và
đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng, ngân hàng bảo lãnh sẽ trả thành trong
phạm vi số tiền và thời hạn bảo lãnh
- Số tiền và thời hạn bảo lãnh của ngân hàng là số tiền và thời hạn ghi
trong thư bảo lãnh, khớp đúng với đề nghị của bên được bảo lãnh, phù hợp với
hợp đồng thực hiện nhưng không trái với quy định chung.
4
NGÂN HÀNG BẢO LÃNH
BÊN DỰ THẦU BÊN CHỦ THẦU
(3)
(2)
(1)
Nghiệp vụ Bảo lãnh Ngân hàng
- Giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng không quá 10% giá trị hợp đồng
tùy theo loại hình và quy mô của hợp đồng. Trong trường hợp đặc biệt, cần yêu
cầu mức bảo lãnh thực hiện hợp đồng cao hơn phải được người có thẩm quyền
hoặc cấp có thẩm quyền chấp thuận. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng có hiệu lực
cho đến khi chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành hoặc bảo trì.
Các loại bảo lãnh thực hiện hợp đồng:
+ Bảo lãnh thực hiện hợp đồng xây lắp
+ Bảo lãnh thực hiện hợp đồng cung ứng máy móc, thiết bị, hàng hóa.
Đây là loại bảo lãnh được dùng phổ biến nhất và có thể không phải yêu
cầu một loại bảo lãnh nào khác ngoài nó trong quá trình mua bán hàng hóa
hoặc dự thầu xây dựng
Sơ đồ và qui trình thực hiện tương tự như bảo lãnh dự thầu.
c. Bảo lãnh thanh toán
Bảo lãnh thanh toán là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo
lãnh, về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho khách hàng trong

trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ
thanh toán của mình khi đến hạn.
- Bảo lãnh thanh toán được sử dụng trong các hợp đồng mua bán thiết bị
hàng hoá trả chậm. Quan hệ giữa người bán và người mua thực chất là quan hệ
tín dụng thương mại, theo đó người mua chấp nhận trả tiền hàng hoá theo kỳ
hạn nợ cụ thể.
- Bảo lãnh thanh toán nhằm mục đích tránh tổn thất cho người thụ hưởng.
Trong trường hợp người mua không thanh toán hoặc thanh toán không đủ số
tiền theo hợp đồng thì ngân hàng bảo lãnh chịu trách nhiệm trả thay cho người
mua như đã cam kết.
Sơ đồ bảo lãnh thanh toán
5
Nghiệp vụ Bảo lãnh Ngân hàng
Error: Reference source not found
(1) Hợp đồng mua bán hàng hóa của bên nhận bảo lãnh và bên được bảo
lãnh (thường là hợp đồng trả chậm)
(2) Hợp đồng bảo lãnh của bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh.
(3) Bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán nếu bên được bảo lãnh
không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn.
d. Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm theo hợp đồng (bảo lãnh bảo
hành)
Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm: là cam kết của của tổ chức tín
dụng với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc khách hàng thực hiện đúng các thoả
thuận về chất lượng của sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo
lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm chất lượng sản phẩm và phải bồi thường
cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì tổ
chức tín dụng sẽ thực hiện thay.
- Loại bảo lãnh được sử dụng như trong lĩnh vực xây lắp để bảo hành cho
các công trình hoặc các hợp đồng nhận thiết bị toàn bộ để bảo hành chất lượng
máy móc thiết bị.

6
NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH
NGƯỜI ĐƯỢC BẢO LÃNH NGƯỜI THỤ HƯỞNG BẢO
LÃNH
(3)
(2)
(1)

×