Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP quản lý nhà nước về kinh tế tại xã đông thới an, huyện cần giờ hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.42 KB, 29 trang )

MỤC LỤC
TT

TRANG

NỘI DUNG
MỞ ĐẦU

Chương 1
1.1
1.2
Chương 2
2.1.
2.2.
Chương 3
3.1
3.2

Một số vấn đề chung quản lý nhà nước về kinh tế ở cấp

Một số khái niệm
Vai trò, nội dung quản lý nhà nước về kinh tế ở cấp xã
Thực trạng quản lý nhà nước về kinh tế tại xã An Thới
Đông, huyện Cần Giờ
Một số đặc điểm tự nhiên kinh tế - xã hội của xã An Thới
Đông
Thực trạng quản lý nhà nước về kinh tế tại xã An Thới
Đông, huyện Cần giờ, thành phố Hồ Chí Minh
Giải pháp và kiến nghị
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà
nƣớc về kinh tế tại xã An Thới Đông


Kiến nghị
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo

PHẨN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chính quyền cơ sở cấp xã, phường, thị trấn là cấp hành chính bao gồm
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền
lực nhà nước ở địa phương, quyết định những chủ trương, giải pháp lớn của
địa phương, thực hiện chức năng giám sát toàn diện. Ủy ban nhân dân là cơ
quan hành chính nhà nước ở địa phương, thực hiện chức năng quản lý nhà
nước trên các lĩnh vực về kinh tế-văn hóa xã hội-quốc phịng an ninh.
Ủy ban nhân dân cấp xã là chủ thể điều hành và thực hiện các giải pháp
nhằm ổn định, duy trì và phát triển tình hình kinh tế-văn hóa xã hội-quốc
phịng an ninh tại địa phương, hay nói cách khác Ủy ban nhân dân cấp xã là
cơ quan trực tiếp tổ chức, triển khai và thực hiện các chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng, Nhà nước và sự chỉ đạo của cấp trên, đồng thời thông

2
2
3
4
10
10
13
23
23
26
27
28



qua hiệu quả hoạt động của Ủy ban nhân dân có thể phản ánh được kết quả,
hiệu lực thực thi các chủ trương, đường lối, chính sách đó. Do đó, vấn đề làm
sao để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, tổ chức điều hành tốt công việc
thực tiễn tại địa phương, nhằm đem lại hiệu quả cao nhất, là vấn đề quan
trọng hiện nay.
Xã An Thới Đông Nằm trong sự phát triển chung của thành phố Hồ Chí
Minh, cũng như huyện Cần Giờ. Từ một vùng đất nghèo, thuần nông luôn gặp
thiên tai khắc nghiệt, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, nhân dân xã đã nêu
cao tinh thần đồn kết, ý chí kiên cường, vượt lên bao thăng trầm, xây dựng
quê hương ngày càng văn minh, giàu đẹp, góp phần vào thắng lợi của sự
nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực,
việc quản lý, điều hành phát triển kinh tế của chính quyền địa phương cũng
cịn có một số vấn đề hạn chế, yếu kém cần khắc phục. Với chức năng nhiệm
vụ phân công là một cán bộ cơ sở trong công tác luôn gắn liền với địa
phương, qua nghiên cứu, học tập, tôi nhận thấy: Cần phải vận dụng tốt các
quan điểm đường lối của Đảng về quản lý nhà nước về kinh tế từ đó vận dụng
thực tế vào địa phương, cùng với các cán bộ công chức, các ngành, thực hiện
tốt các chỉ tiêu phát triển kinh tế của xã đi đúng định hướng của Đảng, Nhà
nước, thực hiện tốt chức năng quản lý điều hành để phát triển nền kinh tế của
dịa phương. Sau khi được học tập nghiên cứu tôi lựa chọn đề tài: “Quản lý
nhà nước về kinh tế tại xã Đông Thới An, huyện Cần Giờ hiện nay” làm
tiểu tốt nghiệp chương trình Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý nhà nước về kinh tế tại xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ.
2.2 Phạm vi nghiên cứu
+Về không gian nghiên cứu: Trên địa bàn xã An Thới Đơng, huyện Cần
Giờ, thành phố Hồ Chí Minh

+Về thời gian nghiên cứu: Năm 2018-2020. Tầm nhìn đến năm 2025.
3. Kết cấu của tiểu luận:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung đề tài gồm 3 chương sau:
Chương 1: Một số vấn đề chung quản lý nhà nước về kinh tế ở cấp xã

2


Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về kinh tế ở xã An Thới Đông huyện Cần Giờ - thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
Chương 3: Giải pháp, kiến nghị quản lý nhà nước về kinh tế của UBND
xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ trong thời gian tới

3


NỘI DUNG
Chương1. Một số vấn đề chung quản lý nhà nước về kinh tế ở cấp xã
1.1. Một số khái niệm:
1.1.1. Chính quyền cấp xã
Khái niệm chính quyền cấp xã: Chính quyền cấp xã được hiểu là chính
quyền địa phương ở xã, là hệ thống các cơ quan nhà nước được thành lập
ở địa bàn các xã, thực thi quyền lực nhà nước trong phạm vi quản lý nhà nước
ở xã; bao gồm 02 hệ thống cơ quan: cơ quan quyền lực nhà nước ở địa
phương (HĐND xã), cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương (UBND xã).
Vai trị và địa vị pháp lý của chính quyền cấp xã trong hệ thống chính trị
ở cơ sở và trong hệ thống chính quyền nhà nước.
Một là, hiện thực hóa đường lối, chủ trương lãnh đạo của Đảng.
Hai là, các tổ chức chính trị - xã hội và đồn thể nhân dân thực hiện có
hiệu quả quyền làm chủ thơng qua hoạt động của chính quyền cấp xã.
Trong hệ thống chính quyền nhà nước: Tại cấp xã, các chủ trương,

đường lối, chính sách, pháp luật muốn đi vào cuộc sống phải thơng qua hoạt
động của chính quyền cấp xã, phải được thực hiện ở xã thành phong trào hành
động của Nhân dân, thông qua những sáng kiến và nỗ lực của Nhân dân.
Chính quyền cấp xã là cấp chính quyền gần dân nhất, là nơi trực tiếp tổ chức
và điều hành các hoạt động quản lý, các cơng việc hành chính ở cơ sở và trực
tiếp tổ chức thi hành pháp luật ở xã, phường, thị trấn. Cùng với đó, chính
quyền cấp xã có vai trị quan trọng trong việc phát triển của địa phương về
mọi mặt. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân tại địa
phương.
1.1.2 Kinh tế cấp xã
Kinh tế là tổng thể các yếu tố sản xuất, các điều kiện vật chất của đời
sống con người và các mối quan hệ vật chất giữa con người với con người
trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội ở một giai đoạn lịch sử nhất
định mà mấu chốt là vấn đề sở hữu và vấn đề lợi ích.
Như vậy, kinh tế cấp xã là tổng hòa các mối quan hệ tương tác lẫn nhau
giữa cá nhân, tổ chức và chính quyền cấp xã, liên quan trực tiếp đến việc sản
xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ

4


diễn ra trên địa bàn xã, nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người
nhất định.
1.1.3 Quản lý nhà nước về kinh tế cấp xã
Là các hoạt động kinh tế được thực hiện trên địa bàn cấp xã chịu sự tác
động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực của nhà nước đối với các quá
trình xã hội và hành vi hoạt động của con người do chính phủ và các cơ quan
hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở (UBND các cấp) tiến hành để
thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước nhằm duy trì và phát
triển cao các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật về kinh tế, thỏa mãn nhu

cầu hợp pháp của con người trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1.2. Vai trò, nội dung quản lý nhà nước về kinh tế ở cấp xã
1.2.1 Vai trò quản lý nhà nước về kinh tế ở cấp xã
Quản lý là một dạng lao động đặc biệt, theo Karl Marx: “Bất cứ một lao
động xã hội hay lao động chung nào mà tiến hành trên một quy mơ khá lớn
đều u cầu phải có sự chỉ đạo để điều hòa các hoạt động cá nhân. Một nghệ
sĩ độc tấu tự điều khiển lấy mình, nhưng một dàn nhạc thì phải có nhạc
trưởng”. Như vậy, tất cả mọi tổ chức, mọi hoạt động đều cần có sự quản lý
của con người, bởi trong xã hội có nhiều mối quan hệ khác nhau, những hoạt
động có thể làm ảnh hưởng đến lợi ích của người khác, ảnh hưởng đến lợi ích
của cộng đồng nói chung. Vì vậy việc quản lý để các hoạt động đó đi vào trật
tự theo một khuôn khổ nhất định nhằm duy trì và thúc đẩy sự phát triển là cần
thiết. Do đó quản lý đóng vai trị rất quan trọng trong tổ chức, hình thành khi
tổ chức xuất hiện. Quản lý nhà nước về kinh tế cấp xã đóng vai trị rất quan
trọng, cụ thể như sau:
Ủy ban nhân dân xã thực hiện quản lý về kinh tế với mục tiêu ổn định,
duy trì, phát triển kinh tế một cách bền vững và lành mạnh. Bởi lẽ, trong môi
trường hoạt động, các yếu tố kinh tế luôn vận động và biến đổi khơng ngừng,
sẽ có nhiều yếu tố khơng phù hợp làm ảnh hưởng đến mục tiêu chung, ảnh
hưởng đến cộng đồng, ảnh hưởng đến chất lượng của thị trường, vì vậy quản
lý về kinh tế sẽ khắc phục được những hạn chế này.
Ủy ban nhân dân xã ngoài quản lý chất lượng hàng hóa mang lại lợi ích
cho cộng đồng, cịn điều tiết sản phẩm hàng hóa phục vụ nhu cầu thiết yếu
5


của Nhân dân, của thị trường. Cụ thể Ủy ban nhân dân xã khuyến khích phát
triển các ngành nghề, làng nghề tạo ra sản phẩm phục vụ cho thị trường đang
có nhu cầu lớn hiện tại và trong tương lai. Ngược lại những sản phẩm không
được thị trường ưa chuộng thì vận động người dân khơng nên đầu tư phát

triển tránh gây thiệt hại về kinh tế.
Ủy ban nhân dân xã quản lý nhà nước về kinh tế có thể định hướng khả
năng phát triển tối ưu đối với từng loại sản phẩm hàng hóa cụ thể, phát huy
được tiềm năng nguồn lực của địa phương. Ủy ban nhân dân xã quản lý về
kinh tế còn là cơ sở để phản ánh tính hiệu quả những chính sách của cấp trên,
bởi chỉ có thực tiễn mới có thể kiểm nghiệm được tính khả thi của chủ trương,
chính sách trong thực tế, nếu có thiếu sót trong q trình quản lý mà ngun
nhân từ cơ chế thì đó chính là cơ sở để các cấp, các ngành điều chỉnh cho phù
hợp. Ủy ban nhân dân xã quản lý về kinh tế cịn là điều kiện để có thể chuyển
giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hoạt động kinh doanh, từ đó sẽ
đem lại hiệu quả sản xuất, kinh doanh cao hơn, tiết kiệm chi phí hơn.
Ủy ban nhân dân xã quản lý nhà nước về kinh tế có vai trò rất lớn vừa
điều tiết, tạo điều kiện, vừa ngăn chặn, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, của
cộng đồng; kích thích nền kinh tế phát triển bền vững, đúng hướng và phù
hợp với quy hoạch phát triển vùng miền, phát triển ngành nghề. Có như vậy
nhà nước mới phát huy đầy đủ vai trò quản lý của mình trong nền kinh tế
đang vận động và biến đổi khơng ngừng. Ngồi ra, chính sự cọ sát trong thực
tiễn có thể phản ánh chính sách, chủ trương có đúng đắn hay không.
Mặt khác, cách thức quản lý đúng đắn, phù hợp sẽ thúc đẩy nền kinh tế
phát triển: cụ thể là hoạt động quản lý các dự án đầu tư, cơng trình cơ sở hạ
tầng, dự án phát triển ngành nghề của địa phương. Hơn nữa nếu cách thức
quản lý hợp lý, khoa học, bài bản thì có thể ngăn chặn được những tác động
xấu gây ảnh hưởng đến tình hình kinh tế của xã, ảnh hưởng đến người tiêu
dùng, cụ thể như: ngăn chặn, chống hàng gian, hàng giả. Cách thức quản lý
sai, thiếu khoa học sẽ không tạo động lực cho sự phát triển mà còn tạo ra lực
cản đối với địa phương.

6



Tóm lại, quản lý nhà nước về kinh tế cấp xã có vai trị to lớn trong nền
kinh tế, khơng có sự quản lý thì các hoạt động kinh tế sẽ diễn ra không theo
trật tự pháp luật, mặt khác có thể gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của
từng vùng, khu vực trên địa bàn xã, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của
Nhân dân, vì vậy quản lý nhà nước về kinh tế quyết định sự tồn tại, phát triển
hay trì trệ của mọi hệ thống kinh tế.
1.2.2. Nội dung quản lý nhàvề kinh tế ở cấp xã
Quản lý nhà nước về kinh tế cấp xã là một trong những nội dung
quản lý rất quan trọng ở địa bàn cơ sở, để đảm bảo mục tiêu kích thích sự
phát triển và duy trì trật tự trong lĩnh vực kinh tế, trên cơ sở khung pháp
lý về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã, công tác
quản lý nhà nước về kinh tế ở địa phương gồm những nội dung cụ thể như
sau:
Thứ nhất, đề ra các chủ trương, biện pháp không trái với quy định
của pháp luật và các chủ trương, biện pháp do cấp trên ban hành, nhằm
khai thác mọi tiềm năng kinh tế trên địa bàn xã
Để làm được điều này đòi hỏi Ủy ban nhân dân xã phải thực hiện tốt
các mặt hoạt động như :xây dựng cơ chế quản lý nhà nước và quyền tự
quản lý của Nhân dân nhằm phát huy sức mạnh trí tuệ của quần chúng,
tun truyền, vận động, khuyến khích, hướng dẫn người nơng dân chuyển
đổi cơ cấu ngành nghề nông nghiệp theo các mơ hình tự sáng tạo hoặc do cấp
trên phổ biến, hỗ trợ, đồng thời tham gia chương trình phát triển kinh tế của
xã, quyết định hoặc góp phần ra quyết định pháp lý cho hoạt động sản xuất
kinh doanh; giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn, có các biện
pháp nhằm tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng nói chung, hạ tầng phục vụ cho
sản xuất và đời sống cộng đồng dân cư trong xã, có các biện pháp phịng
chống tham nhũng, lãng phí nhân lực, vật lực trên địa bàn xã. Khai thác quá
trình phát triển kinh tế trên địa bàn xã, từ sản xuất đến sản xuất, từ sản xuất
đến tiêu dùng
Thứ hai, xây dựng tổ chức và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển

kinh tế-xã hội phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế cấp trên

7


nhằm huy động mọi tiềm lực kinh tế trên địa bàn
Căn cứ quy hoạch và kế hoạch chung của huyện về định hướng phát
triển ngắn hạn (01 năm) và dài hạn (05 năm hoặc hơn 05 năm), trên cơ sở
tình hình thực tế của từng địa phương, Ủy ban nhân dân xã xây dựng quy
hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội cụ thể trên cơ sở đảm bảo quy
định pháp luật và chủ trương chỉ đạo của cấp trên, phù hợp với điều kiện
thực tế của địa phương và nguyện vọng của Nhân dân. Hoạt động lập quy
hoạch, xây dựng kế hoạch được thực hiện theo đúng quy trình, trong đó cần
tổ chức lấy ý kiến của các ngành, các cấp, đoàn thể, hội quần chúng và Nhân
dân là nội dung quan trọng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã
hội cùng tham gia.
Thứ ba, lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn và
phương án phân bổ dự toán ngân sách
Dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương (trong trường hợp cần thiết)
và lập quyết toán ngân sách địa phương phải được xây dựng và trình
Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định, báo cáo Ủy ban nhân dân, cơ quan
tài chính cấp trên trực tiếp. Quan tâm thực hiện tốt tình hình thu, chi ngân
sách địa phương, phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc
quản lý ngân sách trên địa bàn, nhằm đảm bảo theo quy định của pháp luật.
Hàng năm Ban tài chính xã phối hợp cùng đội thuế lập các khoản thu cần
phải thực hiện trong năm, từ đó lập dự tốn thu, chi ngân sách xã báo cáo
Thường trực Hội đồng nhân dân xã và chuẩn bị hồ sơ để thông qua kỳ họp
Hội đồng nhân dân gần nhất. Trong quá trình chi ngân sách nếu nguồn thu
khơng đảm bảo thì cơng chức tài chính-kế tốn xã chủ động tham mưu chủ
tài khoản tính toán lại các khoản chi nhằm đảm bảo cân đối ngân sách.

Thứ tư, xây dựng các biện pháp nhằm đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của Nhân dân ở địa
phương
Hoạt động sản xuất ở cấp xã chủ yếu là sản xuất nơng nghiệp, bên cạnh đó là
một số hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh, dịch vụ. Để
nâng cao hiệu quả sản xuất thì việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào hoạt động sản xuất là vơ cùng cần thiết, sẽ góp phần tăng năng suất lao
8


động và chất lượng sản phẩm, qua đó mang lại lợi nhuận cao cho người nông
dân, người tiêu dùng và chủ sản xuất kinh doanh qua đó có thể tiết kiệm được
chi phí đầu tư, chi phí sản xuất. Trình độ khoa học kỹ thuật là những
giải
pháp, sáng kiến, cải tiến và phương tiện hiện đại nhằm ứng dụng vào
hoạt động sản xuất và đời sống của người dân.
Thứ năm, kiểm tra, giám sát mọi hoạt động kinh tế đảm bảo quyền và
lợi ích của các bên tham gia vào quá trình kinh tế
Kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế là nhà nước đánh giá, xem xét hoạt
động kinh tế đó tốt hay xấu, theo dõi xem có tuân thủ các quy định của
pháp luật hay không. Kiểm tra, giám sát là một trong những chức năng của
quản lý nhà nước, vì vậy phải thực hiện thường xuyên, liên tục mới đảm bảo
đạt mục tiêu đề ra. Kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế là cần thiết vì không
phải lúc nào hoạt động sản xuất kinh doanh cũng diễn ra thuận lợi, bởi môi
trường kinh doanh, sản xuất ln biến động và lợi ích của các bên trong mối
quan hệ kinh tế đó có nguy cơ bị ảnh hưởng. Hoạt động kiểm tra, giám sát về
kinh tế giúp phát hiện những mặt làm được, những hạn chế, thiếu sót, từ đó
đề ra các giải pháp khắc phục, đồng thời ngăn chặn và xử lý những hành
động gây ảnh hưởng đến lợi ích của cộng đồng cũng như những hoạt động
trái với quy định của pháp luật.

Thứ sáu, đề ra các biện pháp nhằm thực hiện có hiệu quả các quy
định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng, chống hàng gian,
hàng giả, hàng kém chất lượng, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng
Hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể luôn được Ủy ban
nhân dân xã quan tâm thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát như đã nêu
trên, đồng thời việc xây dựng các biện pháp nhằm thực thi đúng quy định
của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng, chống hàng gian, hàng giả,
hàng kém chất lượng là biện pháp góp phần làm trong sạch nền kinh tế,
phát huy hiệu quả sản xuất, tăng cường năng lực cạnh tranh và nhất là bảo
vệ lợi ích của cộng đồng, của người tiêu dùng. Những biện pháp về thực hiện
tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm, chống hàng gian, hàng giả, hàng
kém chất lượng bao gồm: Tổ chức kiểm tra các hoạt động thương mại bán lẻ,
9


kiểm tra các phương tiện sử dụng để đo lường và kiểm tra tem, nhãn các sản
phẩm hàng hóa được bày bán trên thị trường. Qua đó, có thể tuyên truyền,
nhắc nhở người dân thực hiện nghiêm túc những quy định về đo lường chất
lượng sản phẩm.
Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về kinh tế tại xã An Thới
Đông, huyện Cần Giờ
2.1. Một số đặc điểm tự nhiên kinh tế - xã hội của xã An Thới đông
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý:
Xã An Thới Đơng ngày nay nằm về phía Tây Bắc huyện Cần Giờ ở tọa
độ từ 10026” đến 10040” độ vĩ Bắc và từ 106041” đến 106056” độ kinh
Đông, cách trung tâm huyện - Thị trấn Cần Thạnh chừng 26 km theo đường
chim bay về hướng Đông Nam và 53 km theo đường sơng Lịng Tàu, cách
trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh chừng 20 km theo đường chim bay về
hướng Tây Bắc. Phía Bắc An Thới Đơng giáp xã Bình Khánh, phía Nam giáp

xã Lý Nhơn, phía Đơng giáp sơng Lịng Tàu, phía Tây giáp sơng Sồi Rạp
(sơng Nhà Bè).
* Đất đai, địa hình, sơng ngịi

10


Tổng diện tích đất đai tự nhiên của An Thới Đơng là 10.714 hécta (tính
ln diện tích của các đơn vị kinh tế quốcdoanh đóng trên địa bàn xã), dân số
11.100 người (đứng thứ 2 trong huyện). Diệntích đất thực sự do xã quản lý là
5.255 hécta, trong đó đất nơng nghiệp là2.400 hécta (46% diện tích); đất lâm
nghiệp là 445 hécta; đất thổ cư là 129hécta; phần còn lại là diện tích sơng rạch
đất sình lầy chưa được khai thác.

11


Xã An Thới Đơng khơng có núi đồi, hải đảo mà chỉ có một hệ thống
sơng rạch chằng chịt với 6 con sông, 21 con rạch và rất nhiều kênh mương
nhỏ khác. Cụ thể là sơng Sồi Rạp (cịn gọi là sơng Nhà Bè) có đoạn chảy qua
xã dài 8,5 km (nếu tính ln đoạn ở các nơng trường thì dài khoảng 13 km)
với chiều rộng trung bình 1,2 km; sơng Lịng Tàu, đoạn chảy qua xã dài 2 km
(nếu tính ln đoạn ở các nơng trường thì dài 11 km) với chiều rộng trung
bình là 400 mét; sơng Giàng Xây có đoạn chảy qua xã dài 5 km; sơng Vàm
Sát với đoạn chảy qua xã dài 2 km; sông Long Giang Xây có đoạn chảy qua
xã là 2,5 km; sông Dinh Bà, đoạn chảy qua xã dài 6 km, bắt nguồn từ ngả ba
Dinh Bà chảy vào sơng Lịng Tàu. 21 con rạch chảy trong xã gồm có: Rạch
Lá đổ ra sông Nhà Bè, đoạn chảy trong xã dài 9,6 km, bắt nguồn từ các rạch
nhỏ ấp An Nghĩa và rạch Bồng Bộng; Rạch Lá Bé bắt nguồn từ khu vực nông
trường quận 10 đổ vào sông Vàm Sác với đoạn chảy qua xã dài 2,5 km; Rạch

Ba Dòng bắt nguồn từ khu vực nơng trường Tân Bình đổ ra sơng Vàm Sác có
đoạn chảy qua xã dài 6,4 km; Sơng Lị Rèn bắt nguồn từ ngã ba Dinh Bà,
chảy qua xã chừng 3,7km rồi đổ vào sông Vàm Sác; Rạch Thằng Thọ bắt
nguồn từ khu vực nông trường Tân Bình chảy qua xã 2,4 km rồi đổ vào Rạch
Lôi Giang; Rạch Lôi Giang cũng bắt nguồn từ ngã ba Dinh Bà đổ vào sông
Vàm Sát sau khi chảy 9,5 km qua xã; Rạch Chà Là bắt tiếp của rạch Lá Bé đổ
vào rạch Lò Rèn, đoạn chảy qua xã dài 2,2 km; Rạch Kho Mắm bắt nguồn từ
khu vực ấp An Bình, chảy trong xã một đoạn dài 10 km rồi đổ vào sơng Lịng
Tàu; Rạch Hốc Hoả cũng bắt nguồn từ khu vực ấp An Bình, chảy trong xã 2
km rồi đổ ra sông Nhà Bè; Rạch Giơng bắt nguồn từ ấp An Bình, An Hồ, qua
xã 1,2 km rồi cũng chảy vào sông Nhà Bè; Rạch Mỏ Cộ cũng bắt nguồn từ ấp
An Bình và chảy ra sông Nhà Bè sau khi qua 1,1 km trong xã; Rạch Đồn bắt
nguồn từ khu vực ấp An Nghĩa, qua 2,2 km trong xã rồi đổ ra sơng Lịng Tàu;
Rạch (Tắc) Tây Đen dài 1 km chảy trong xã; Rạch Đôi dài 2,4 km chảy trong
xã; Rạch Ba Gậy dài 2 km chảy trong xã; Rạch Phong Thơ dài 1,5 km chảy
trong xã; Rạch Mương Bồng dài 4,9 km chảy qua xã; Rạch Kinh Ngay dài 1,1
km chảy qua xã; Rạch Bầu Thơ dài 1,5 km chảy trong xã; Rạch Bà Tùng dài
12


1,3 km chảy trong xã; Rạch Nốp dài 2 km chảy trong xã. Ngồi ra cịn phải kể
tới Kinh Bà Tổng dài 1,1 km chảy trong xã; Tắc Ông Nghĩa dài 10 km chảy
trong xã.
* Khí hậu:
An Thới Đơng là xã có khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa, Cao độ quan trắc
175m. Nhiệtđộ trung bình hàng năm ở khu vực này là 25 độ 8. Nhiệt độ cao
nhất là 27 độ 4vào tháng 4 và tháng 5, song gần đây có xu hướng tăng cao
hơn. Nhiệt độ thấpnhất là 24 độ 2 vào khoảng tháng 12 và tháng 1. Ẩm độ
trung bình cả năm là85,2%; thấp nhất là 81,7% vào tháng 7; cao nhất là
89,7% vào tháng 8 và tháng9. Lượng mưa trung bình cả năm là 1.356,5 mm.

Mưa tập trung trong 6 tháng. Mùamưa bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến tháng
11, cao điểm vào khoảng tháng 9 và 10.Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4,
mưa rất ít, cao điểm khơ nhất vào khoảng tháng1 và tháng 2. Gió nơi đây
cũng có hai luồng chính: Gió Đông Nam thổi vào mùa mưa từ tháng 5
đếntháng 10; gió Đơng Bắc thổi vào mùa khơ từ tháng 1 đến tháng 4.
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
* Về con người: Năm 1970 dân số An Thới Đông mới chỉ có hơn 3.000
người; sau giải phóng con số ấy chừng trên dưới 4.500 người; năm 1984 là
6.843 người, mật độ dân cư là 13 người/km2; cuối năm 1991 là gần 10 ngàn
người và năm 2005 là 2.740 hộ với 12.403 người, trong đó nam có 6.076
người, nữ có 6.327 người; số người trong độ tuổi lao động là 7.237 người.
Dân An Thới Đông cư trú ở 6 ấp: An Hồ, An Bình, An Nghĩa, An Đơng,
Rạch Lá, Doi lầu.
* Dân tộc, tơn giáo:
Ngồi dân tộc Kinh là chủ yếu, sống ở An Thới Đơng cịn có vài hộ
người Hoa và người Khơme. Về mặt tơn giáo, có ba tơn giáo chính là Cơng
giáo (342 người); Đạo Cao Đài (513 người) và Đạo Phật (494 người, tu tại
gia). Ngoài ra cịn có 58 người theo đạo Tin lành.

13


Về kinh tế: An Thới Đơng có rừng, có ruộng, có sơng rạch bủa giăng nên
có thể phát triển nhiều ngành nghề. Trước kia đã từng là nơi cung cấp củi đốt
cho Sài Gịn, nay thì cung cấp lúa gạo cho các xã của Cần Giờ; cung cấp tôm
cá, thực phẩm thủy hải sản cho tiêu dùng và xuất khẩu. Cơ cấu ngành nghề
của An Thới Đông: công nghiệp là 0,1%; ngư nghiệp là 57,84%; thương mại
dịch vụ là 12,78%; các ngành nghề khác là 29,28%. Tỷ lệ lao động trên dân
số là 58,34%. Tỷ lệ thất nghiệp là 0,74%.
Tổng thu nhập bình qn đầu người của An Thới Đơng năm 2020 là 60

triệu đồng /người/năm. Ngành nghề chính là ni tơm sú và dịch vụ thương
mại. Tồn xã có 2 cơ sở sản xuất nước đá; 18 điểm sửa chữa cơ khí; 14 trại
thuần dưỡng tơm giống và 68 cơ sở bán thức ăn và thuốc trị bệnh cho tôm.
Phương tiện vận tải đường thủy loại từ 5 tấn trở lên có 48 tàu, thuyền với
khả năng huy động là 100%. Đường bộ có 17 xe chở khách, vận tải, xe
chuyên dùng với khả năng huy động 100%.
* Về văn hóa – xã hội: Là nơi tiếp giáp với biển Đông và các tỉnh Nam
Bộ, cũng như Cần Giờ, An Thới Đông là nơi đặt chân khá sớm của người Việt
ở phương Nam, là nơi hội tụ nhiều giá trị văn hóa tinh thần của nhiều nguồn,
nhiều địa phương khác nhau cho nên An Thới Đông cũng là nơi lưu giữ nhiều
loại hình văn hóa dân gian, nhất là trong thời kỳ kháng chiến.
* Về y tế - giáo dục: An Thới Đơng hiện có 1 trạm y tế xã, 3 điểm y tế
ấp; có 1 trường mẫu giáo; 3 trường tiểu học; 2 trường THCS.
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về kinh tế tại xã An Thới Đơng,
huyện Cần giờ, thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1. Kết quả đạt được
* UBND xã An Thới Đông đã đề ra các chủ trương, biện pháp cụ thể
nhằm khai thác mọi tiềm năng kinh tế trên địa bàn xã

14


Để hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước và thực hiện quyền tự quản của
Nhân dân trên cơ sở quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy
ban nhân dân xã trong Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015,
UBND xẫ đã xây dựng quy chế hoạt động của Ủy ban nhân dân xã, trong đó
quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng thành viên Ủy ban
nhân dân, về cơ chế phối hợp trong giải quyết công việc của các bộ phận tham
mưu thực hiện công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực nói chung và lĩnh
vực kinh tế nói riêng. Ngồi ra xã An Thới Đơng đã và đang áp dụng quy

trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2008, đây là cách thức cụ
thể hóa cơ chế quản lý nhà nước theo quy trình chuẩn nhất định, do đó hiệu
quả quản lý khơng ngừng được hồn thiện.
An Thới Đơng có hơn 65% dân số làm nông nghiệp, thời gian qua xã
đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm giúp người nông dân chuyển đổi cơ cấu
giống cây trồng, vật nuôi theo hướng ngày càng hiệu quả hơn, huyện đã triển
khai cho các xã, thị trấn nhiều dự án, mơ hình sản xuất mới, hiệu quả theo
quy hoạch chung của huyện Cần Giờ. Trong đó chú trọng phát triển các
ngành có thế mạnh của địa phương như nuôi trồng thủy sản, sản xuất lúa chất
lượng cao...Đặc biệt là ngành nuôi trồng thủy sản. Đến năm 2020, An Thới
Đơng có 675 hộ thả ni tơm với diện tích 1.114,6 ha, trong đó: ni tơm sú
là 17 hộ/18,8 ha, tôm thẻ chân trắng 602 hộ/711,82 ha, quảng canh cải tiến là
16 hộ/346,58 ha, đa dạng hóa 40 hộ/37,4ha. Tổng sản lượng thu hoạch các
loại (tơm, đa dạng hóa) đạt 11.602,45 tấn.

15


Chính quyền địa phương đã vận động thành lập và ra mắt 11 Tổ hợp
tác nuôi trồng thủy sản với 221 thành viên; hiện nay xã có 13 Tổ hợp tác với
244 thành viên; hiện nay, đã có 17 hộ thả ni 23.2 ha/7,5 triệu con, đã có 14
hộ thu hoạch 21,3 ha, sản lượng đạt 37,5 tấn. Thực hiện Chương trình “Mỗi
xã một sản phẩm”, thường xuyên vận động nhân rộng mơ hình ni cua (đã
có 32 hộ thả ni với diện tích 31,5 ha/75.000 con; sản lượng thu hoạch đạt
3,95 tấn) và mơ hình cá dứa (có 05 hộ thả ni với diện tích 4,2 ha/50.000
con; đã có 02 hộ thu hoạch với diện tích 01 ha/13.000 con/11,5 tấn). Hợp tác
xã Thuận Yến nuôi tôm công nghệ cao (4 vụ/năm) với diện tích 1,5 ha, sản
lượng 14,5 tấn, doanh thu 1,586 tỷ đồng. Ngoài ra, Ủy ban nhân dân xã cịn
phối hợp với các đồn thể thường xun kiểm tra, theo dõi, hướng dẫn, tạo
điều kiện để người dân tiếp cận các nguồn vốn vay nhanh chóng, dễ dàng,

giúp người dân an tâm sản xuất.
Trên địa bàn xã An Thới Đơng hiện nay có 958 cơ sở kinh doanh
theo các ngành công nghiệp, xây dựng, vận tải, kho bãi, thương mại, dịch
vụ, trong đó đã có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là 430 cơ sở
(chiếm 50,51%) tổng số cơ sở kinh doanh;Còn lại là các cơ sở chưa có giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh (chiếm 18,95%); có cơ sở khơng phải đăng
ký kinh doanh là (chiếm 2,91%) và đã đăng ký kinh doanh nhưng chưa
được cấp giấy chứng nhận (chiếm 27,61%). Các cơ sở này để được cấp giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh phải thơng qua Ủy ban nhân dân xã nhằm
hồn chỉnh thủ tục trình lên cấp trên thực hiện các bước tiếp theo để được
cấp giấy và Ủy ban nhân dân xã sẽ lập sổ theo dõi, kiểm tra hoạt động kinh
doanh theo thẩm quyền.
Ủy ban nhân dân xã thực hiện việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
thông qua việc làm đường giao thông nông thôn phục vụ trực tiếp cho sản
xuất, cụ thể đã thực hiện được 303 công trình, trong đó: 156 cơng trình giao
thơng; 117 cơng trình dân dụng; 27 cơng trình hạ tầng kỹ thuật; 03 cơng
trình thủy lợi với tổng mức đầu tư là: 656.298.708.000 đồng; nâng cấp đá
0x4 được 39km, sửa chữa đường giao thơng nơng thơn được 54km. Ngồi ra
16


cấp huyện còn quan tâm đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng như: điện, cơng
trình thủy lợi, các cơng trình cơng cộng để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và
đời sống của người dân theo tiêu chuẩn nông thơn mới.
Ủy ban nhân dân xã ngồi việc thực hiện các biện pháp hướng dẫn, tạo
điều kiện, khuyến khích, giúp đỡ các thành phần kinh tế trên địa bàn xã hoạt
động thường xuyên liên tục, cần tham gia vào các hoạt động kinh tế
như: trung gian giới thiệu, xác nhận, giúp đỡ nhà sản xuất đưa sản phẩm đến
với người tiêu dùng thông qua việc giới thiệu các doanh nghiệp, cơ sở sản
xuất trình bày, quảng bá sản phẩm đến Nhân dân ở các khu dân cư, thơn, ấp,

từ đó làm cho các hoạt động kinh tế, trao đổi mua bán hàng hóa diễn ra
thuận lợi, nhanh chóng, góp phần tăng cường khả năng sản xuất và tiêu dùng
của thị trường.
* Kết quả Lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn và
phương án phân bổ dự toán ngân sách
Việc điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương (trong trường hợp cần
thiết) và lập quyết toán ngân sách địa phương phải trình ra Hội đồng nhân
dân cùng cấp quyết định, báo cáo Ủy ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp
trên trực tiếp. Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện ngân
sách địa phương, phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc
quản lý ngân sách trên địa bàn. Hàng năm xã An Thới Đông thực hiện công
tác lập dự toán thu, chi ngân sách địa phương theo đúng Luật Ngân sách nhà
nước. Trên cơ sở chỉ tiêu thu ngân sách, thu thuế huyện giao trong năm, xã
thực hiện công tác lập dự toán thu, chi đưa ra lấy ý kiến tập thể cán bộ, công
chức trước khi thông qua tại kỳ họp Hội đồng nhân dân vào cuối năm trước
đó. Tuy nhiên trong q trình quản lý ngân sách nếu có phát sinh nhiệm vụ
chi mà nguồn thu khơng đảm bảo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã sẽ điều
chỉnh dự tốn chi phù hợp và thơng báo đến cán bộ, công chức biết đồng thời
báo cáo cho Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã chịu trách nhiệm điều hành, quản lý
ngân sách hiệu quả, đảm bảo chi đúng, chi đủ đồng thời tính tốn tận dụng
các nguồn thu nhằm cân đối ngân sách theo quy định; giao trách nhiệm cho
17


cơng chức tài chính-kế tốn xã trực tiếp tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban
nhân dân theo dõi, giám sát hoạt động thu, chi nếu có khó khăn, vướng
mắc phải báo cáo và đề xuất biện pháp xử lý kịp thời. Cơng chức tài
chính-kế tốn thực hiện quyết tốn ngân sách với cơ quan tài chính cấp trên
theo hướng dẫn quy định tại Luật Ngân sách Nhà nước, sau đó trình ra Hội

đồng nhân dân cùng cấp phê duyệt quyết toán vào thời gian kỳ họp 6 tháng
của năm sau.
* Đề ra các biện pháp nhằm đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt
động sản xuất kinh doanh và đời sống của Nhân dân ở địa phương
Việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất trên địa
bàn xã An Thới Đông thời gian qua đạt được những kết quả thiết thực, góp
phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho người dân. Xã thực hiện
chuyển giao, giới thiệu các thành tựu khoa học kỹ thuật mới thông qua các
lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong 03 năm qua xã đã cử 205
học viên tham gia các lớp đào tạo nghề, tập trung các ngành nghề như: kỹ
thuật nuôi tôm, kỹ thuật chăm sóc lúa chất lượng cao, thợ hồ thợ nề, lớp dạy
nấu ăn, kỹ thuật trồng rau an toàn,…
Ủy ban nhân dân xã, thị trấn đã phối hợp với các phịng, ban
chun mơn của huyện mở 55 lớp tập huấn phổ biến một số điểm mới đối
với các văn bản luật mới được ban hành với 4.767 người dân tham gia. Kết
quả cho thấy, các học viên tham gia các lớp đạo tạo nghề đã ứng dụng có
hiệu quả các tiến bộ vào hoạt động sản xuất,
* Kiểm tra, giám sát việc chấp hành chính sách pháp luật của Nhà
nước về kinh tế
Kiểm tra, giám sát là việc làm bắt buộc và thường xuyên trong hoạt
động quản lý, điều hành; công tác lãnh đạo, chỉ đạo phải gắn liền với
hoạt động kiểm tra, giám sát nhằm mục tiêu phát hiện và kịp thời chỉ ra
những hạn chế, thiếu sót từ đó đề ra các giải pháp khắc phục. Hoạt động
kiểm tra, giám sát được thực hiện bởi những cơ quan, đối tượng khác nhau
với những nội dung và góc độ cũng khác nhau, để nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước về kinh tế.
Cơ chế để người dân có thể tham gia vào hoạt động quản lý hành
18



chính nhà nước đó là: Ủy ban nhân dân xã tiếp thu, ghi nhận các ý kiến, kiến
nghị của người dân về những hạn chế, thiếu sót trong q trình quản lý. Từ
đó, Ủy ban nhân dân xã tiến hành điều chỉnh hoạt động quản lý của mình
được tốt hơn và phản hồi, phúc đáp lại cho Nhân dân biết kết quả khắc phục,
qua đó giúp chính quyền địa phương thực hiện công tác quản lý nhà nước
trên các lĩnh vực nói chung và lĩnh vực kinh tế nói riêng được chặt chẽ hơn.
2.2.2. Những tồn tại, hạn chế:
Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được trong cơng tác quản lý nhà
nước về kinh tế, xã An Thới Đông vẫn còn tồn tại một số hạn chế, cụ thể là:
Ủy ban nhân dân xã chưa thường xuyên kiểm tra hoạt động sản xuất
kinh doanh của các cơ sở đã đăng ký, chỉ thực hiện việc kiểm tra các cơ sở
kinh doanh khi có vấn đề về hoạt động. Thực tế, Ủy ban nhân dân xã khi xác
nhận hồ sơ để được cấp giấy chứng nhận, cán bộ xã không lập sổ theo dõi
kiểm tra, mặt khác giữa cấp xã và cấp huyện chưa có sự phối hợp chặt chẽ
trong hoạt động này, do khi các cơ sở được cấp phép kinh doanh huyện, tỉnh
không gửi thông báo về cho chính quyền địa phương để tiện việc quản lý.
Bởi vì có những hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không phải
xác nhận của Ủy ban nhân dân xã nên cấp xã không thể nắm được thông tin
về hoạt động của cơ sở đó, từ đó gây nhiều khó khăn cho cơng tác quản
lý của xã, chính vì vậy xét về khía cạnh quản lý, thì hiệu quả quản lý trong
lĩnh vực này chưa cao.
Xét về mặt tổng thể theo yêu cầu của địa phương, các tuyến đường giao
thơng, cơng trình cơng cộng hiện nay chỉ cơ bản đáp ứng nhu cầu, chưa đạt
yêu cầu đề ra. Xã chưa có biện pháp hiệu quả, thiết thực nhằm huy động
nguồn lực từ các tổ chức, mạnh thường quân và Nhân dân đóng góp cho việc
xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng cơng trình phục vụ nhu cầu phát triển
kinh tế-xã hội, chỉ huy động các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội đóng
góp được 36% tổng giá trị cơng trình.
Ủy ban nhân dân xã quản lý nhà nước trên các lĩnh vực trong đó có
lĩnh vực kinh tế. Xã An Thới Đông đã thực hiện chức năng quản lý hành

chính nhà nước góp phần tạo ra động lực cho sự phát triển kinh tế ở mỗi địa

19


phương. Tuy nhiên, trên từng nội dung quản lý về kinh tế của Ủy ban nhân
dân xã vẫn cịn có những hạn chế nhất định mà người dân chưa thật sự hài
lịng về cơng tác quản lý, cụ thể như: Tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán
bộ, công chức xã khi giải quyết cơng việc hành chính cho người dân vẫn cịn
trường hợp cán bộ, cơng chức chưa tận tâm hướng dẫn và giải quyết nhanh
chóng, kịp thời các thủ tục hành chính. Mặt khác, người dân cũng rất bức
xúc về tình trạng hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng đã và đang phổ
biến trên thị trường hiện nay, hàng ngày họ phải mua và sử dụng những loại
hàng hóa, sản phẩm thiếu chất lượng và khi có hậu quả xảy ra cơ quan chức
năng mới vào cuộc. Do đó, cơng tác quản lý hành chính nhà nước thật sự cần
có nhiều giải pháp tốt hơn.
Hiện nay khó khăn nhất đối với chính quyền cấp xã trong thực
hiện chức năng kiểm tra hàng giả, hàng kém chất lượng là chưa có đủ thẩm
quyền, năng lực, trình độ chun môn và chưa được trang bị phương tiện kỹ
thuật để đánh giá đúng chất lượng hàng hóa; chưa có sự phối hợp tốt
giữa cơ quan quản lý thị trường và chính quyền trong việc thực hiện chức
năng kiểm tra, xử phạt vi phạm về lĩnh vực này. Mặt khác, ở cấp xã khơng
có cán bộ chun trách về thực hiện công tác quản lý thị trường, tạm thời
giao cho công an xã liên kết với một số ban ngành, các đồn thể đảm nhiệm
việc này, trong khi đó chức năng của công an xã là đảm bảo trật tự an tồn xã
hội là chính.
2.2.3. Ngun nhân của những hạn chế, khuyết điểm
* Nguyên nhân khách quan
Nền kinh tế của xã xuất phát điểm thấp so với mặt bằng chung của huyện
Cần Giờ, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng, diện tích canh tác chưa đồng đều, áp

dụng khoa học kỹ thuật còn thấp, chưa mạnh dạn đưa các loại cây con mới
vào sản xuất đại trà, nên giá trị sản xuất nông nghiệp không cao, trong sản
xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ vốn đầu tư thấp, máy móc thiết bị lạc
hậu, không đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh.
- Nguyên nhân chủ quan: Công tác lãnh đạo của Đảng, quản lý điều hành
của chính quyền ở một số lĩnh vực còn nhiều hạn chế, chưa thật tích cực chủ

20


động để khai thác hết tiềm năng thế mạnh của địa phương trong việc phát
triển kinh tế.
Trình độ nhận thức và chuyên môn của cán bộ chuyên trách và công
chức còn yếu, chưa đáp ứng nhu cầu đổi mới hiện nay, chưa tích cực sáng tạo
trong cơng việc, thiếu tham mưu đề xuất giải pháp đã ít nhiều ảnh hưởng đến
sự phát triển của địa phương.
2.2.4. Đánh giá chung:
* Những kết quả đạt được
Hoạt động quản lý hành chính nhà nước về kinh tế ở xã An Thới Đông
đã từng bước được hồn thiện theo xu hướng chung đó là nâng dần năng lực
quản lý, điều hành theo chương trình đào tạo, bồi dưỡng của Bội Nội vụ cho
cán bộ, cơng chức cấp xã và có sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Ủy ban nhân
dân huyện, phòng chuyên môn cấp huyện.
Hoạt động chấp hành và điều hành của Ủy ban nhân dân xã từng bước
được nâng lên, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của chính
quyền cấp xã. Đội ngũ cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ đã có sự
chuyển biến tích cực về trình độ năng lực và tác phong công tác.
Các biện pháp thúc đẩy phát triển kinh tế nhằm nâng cao thu nhập, cải
thiện đời sống cho người dân được quan tâm, kết quả đã thực hiện được
nhiều nội dung như: triển khai các loại hình sản xuất hiệu quả kinh tế cao;

phát triển ngành nghề chú trọng các ngành nghề thế mạnh có hiệu quả; gắn
việc xây dựng thương hiệu trên thị trường góp phần đem lại thu nhập cho
người dân trên địa bàn, những mơ hình này về cơ bản đã đáp ứng được
yêu cầu của người dân. Thực hiện chế độ tự quản tại địa phương, vận động
Nhân dân đóng góp xây dựng các cơng trình nhất là cơng trình đường giao
thơng, từng bước hồn thiện cơ sở hạ tầng tại địa phương.
Công tác lập quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội được quan
tâm xây dựng, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch, kế hoạch chuyên đề
về lĩnh vực kinh tế được chú trọng. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào
hoạt động sản xuất, kinh doanh và lĩnh vực công tác tại các xã, thị trấn trên
địa bàn huyện Hòa Thành bước đầu mang lại kết quả quan trọng đó là năng
suất tăng cao, thu nhập nâng lên.
21


Hàng năm xã An Thới Đông thực hiện tốt công tác lập dự toán thu, chi
và quyết toán ngân sách đúng theo luật định; báo cáo đầy đủ, chặt chẽ tình
hình ngân sách địa phương đối với Ủy ban nhân dân huyện và Phịng Tài
chính-Kế hoạch huyện Cần Giờ
* Hạn chế, thiếu sót
Đội ngũ cán bộ, cơng chức chưa thật sự chủ động trong hoạt động tham
mưu quản lý nhà nước về kinh tế; vận dụng kiến thức chuyên môn trong
tham mưu thực hiện cơng việc cịn hạn chế, bởi số lượng cán bộ chưa qua
đào tạo về trình độ chuyên môn nghiệp vụ chiếm đến 50%; đội ngũ công
chức chưa được bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước chiếm
80%.
UBND xã có thời điểm chưa đề ra các biện pháp thích hợp để khai thác
hết tiềm năng kinh tế vốn có của địa phương; ngành nghề sản xuất còn hạn
chế, chủ yếu sản phẩm để tiêu thụ nội địa, chưa định hướng cạnh tranh với
bên ngoài nhằm mở rộng sản xuất, tăng quy mô đầu tư cho chất lượng sản

phẩm tốt hơn. Hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất chưa
đa dạng, chưa theo kịp nhu cầu của người dân, chưa gắn kết tốt mơ hình liên
kết “4 nhà” trong khai thác tiềm năng, lợi thế vốn có của từng xã.
Do thiếu vốn để thực hiện bao tiêu sản phẩm đầu ra nên hoạt động sản
xuất của người nông dân dễ bị ảnh hưởng về giá cả, vật tư phân bón,…Việc
huy động đóng góp của người dân chưa chú trọng đến đối tượng là các thành
phần kinh tế, tổ chức, đơn vị cùng chung tay góp sức vào cơng cuộc đổi
mới và xây dựng địa phương. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào hoạt
động sản xuất, kinh doanh chưa mang tính bền vững, chất lượng sản phẩm
còn hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu của người dân.
Chưa có cơ chế hiệu quả, phù hợp nhằm khuyến khích các sản phẩm
được tạo ra từ việc sử dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật được ứng dụng rộng
rãi trong sản xuất. Chính quyền xã chưa thể hiện là cầu nối gắn kết giữa nhà
khoa học và người sử dụng thành quả khoa học, góp phần nâng cao
chất lượng sản phẩm.
Công tác quản lý hàng gian, hàng giả chưa được thực hiện triệt để, còn
tồn tại hàng kém chất lượng ngoài thị trường. Các xã chưa chủ động phối
22


hợp với các cơ quan chức năng của huyện tiến hành kiểm tra thường xuyên
mà chỉ thực hiện khi có thơng tin. Cơng tác kiểm định chất lượng sản phẩm
cịn hạn chế, chưa có cơ chế thực hiện hiệu quả, thích hợp.
Chương 3. Giải pháp và kiến nghị
3.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về
kinh tế tại xã An Thới Đơng
3.1.1. Đề xuất hồn thiện hệ thống pháp luật
Hệ thống pháp luật là cơ sở pháp lý để các cơ quan hành chính nhà
nước từ trung ương đến cơ sở thực hiện nhiệm vụ của mình. Do đó cần
phải xây dựng, hồn thiện hệ thống pháp luật để không bị chồng chéo về

chức năng, thẩm quyền hoặc không bị buông lỏng trong quản lý. Để thực
hiện được những việc này cần phải quan tâm những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật quy định về tổ
chức, thẩm quyền giữa chính quyền cơ sở và chính quyền cấp trên
Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã quy định về
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân cấp xã và
các thành viên Ủy ban nhân dân. Để cụ thể hóa Luật này, Chính phủ đã ban
hành nhiều văn bản thực hiện, trong đó có Nghị quyết số 08/2016/NQ-CP,
ngày 25 tháng 01 năm 2016 “về quy định số lượng Phó chủ tịch Ủy ban
nhân dân và quy trình, thủ tục bầu, từ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều
động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân”. Với hệ thống pháp luật quy
định như trên, đủ cơ sở để Ủy ban nhân dân, các thành viên Ủy ban nhân
dân và cán bộ, công chức hoạt động trong khuôn khổ quy định. Tuy nhiên,
cần phải Xây dựng thể chế thực hiện nhất thể hóa chức danh Bí thư Đảng ủy
đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã một cách rộng rãi, nhằm nâng
cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành ở cấp chính quyền cơ sở theo tinh
thần Kết luận số 64-KL/TW, ngày 28 tháng 05 năm 2013 của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khóa XI) “quy định một số vấn đề về tiếp tục
đổi mới, hồn thiện hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở”.
Quan tâm thực hiện luật hóa trong hoạt động quản lý nhà nước về
kinh tế đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các thành viên Ủy ban nhân dân
và cơng chức, từ đó đề cao thẩm quyền quản lý nhà nước nói chung và
23


quản lý nhà nước về kinh tế cấp xã nói riêng một cách cụ thể, góp phần đảm
bảo hoạt động thực thi công vụ đạt hiệu quả cao.Đồng thời tinh giảm biên
chế một số chức danh cán bộ bán chuyên trách không cần thiết, phân công
thêm nhiệm vụ cho công chức để thực hiện có hiệu quả hoạt động quản lý
nhà nước về kinh tế

Hoàn thiện hệ thống pháp luật quy định thẩm quyền quản lý hành
chính nhà nước về các hoạt động kinh tế ở cấp xã
Hiện tại hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế ở cấp xã thực hiện dựa
trên nhiều văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của
cấp trên. Có rất nhiều hoạt động chính quyền xã chưa tiến hành quản lý kịp
thời khi xảy ra vấn đề, mặc dù theo quy định vẫn chủ động thực hiện
được. Do vậy khi có văn bản chỉ đạo từ cấp trên thì Ủy ban nhân dân xã mới
bắt đầu thực hiện, điều này gây ra sự chậm chạp, kém hiệu quả trong quản lý.
Mặt khác, chính do sự trơng chờ, ỷ lại theo cách thức thực hiện nêu trên,
chính quyền cấp trên thường đùn đẩy trách nhiệm cho chính quyền cấp dưới.
Vì thế cần thiết phải xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật một
cách đồng bộ về các hoạt động kinh tế, trong đó quy định rõ trách nhiệm
quản lý của chính quyền các cấp.
Để thực hiện chức năng quản lý nhà nước, Ủy ban nhân dân xã
ban hành các quyết định hành chính nhằm chỉ đạo, hướng dẫn, khuyến
khích, bảo vệ, bảo đảm lợi ích của các bên và trật tự trong sản xuất kinh
doanh. Ủy ban nhân dân cấp xã phải ban hành quyết định xử phạt vi phạm
hành chính đối với những hoạt động kinh tế gây ảnh hưởng xấu và không
đúng quy định pháp luật, quyết định này là ý chí của chủ thể quản lý
nhằm thực hiện mục tiêu quản lý trên cơ sở những văn bản quy phạm
pháp luật hướng dẫn thực hiện. Do đó, hệ thống các văn bản quy phạm
pháp luật cần phải được hồn thiện,
trong đó quy định rõ thẩm quyền của cấp xã thực hiện chức năng quản lý tới
mức độ nào và ở phạm vi nào.
3.1.2. Nâng cao trình độ quản lý của cán bộ, cơng chức thực hiện
nhiệm vụ quản lý nhà nước về kinh tế tại địa phương
Xây dựng đội ngũ cán bộ ở xã An Thới Đơng có đủ phẩm chất và
24



năng lực là nhiệm vụ quan trọng. Khi trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ
được nâng lên thì công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực nói chung
và lĩnh vực kinh tế nói riêng ở cấp xã sẽ được nâng lên. Để thực hiện
được điều này cần phải quan tâm một số nội dung quan trọng sau:
Thứ nhất, thông qua thi tuyển để tiến hành bổ nhiệm cán bộ có trình
độ năng lực đáp ứng u cầu trong việc lãnh đạo, quản lý, điều hành ở một
số chức danh
Đây là cách làm mới, mang tính đột phá trong công tác tuyển dụng
đối với cán bộ, công chức cấp xã, áp dụng chế độ thi tuyển một số chức
danh cán bộ lãnh đạo như: Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.
Hiện tại công chức xã đã thực hiện chế độ thi tuyển theo quy định tại Nghị
quyết 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ “về
cơng chức xã, phường, thị trấn”, việc thi tuyển chức danh Chủ tịch, Phó chủ
tịch Ủy ban nhân dân hiện vẫn chưa có cơ chế hướng dẫn thực hiện,
Thứ hai, thực hiện đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng quản lý hành chính
nhà nước cho cán bộ hiện đang công tác
Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là giải pháp chủ yếu
hiện nay, bởi đây là cách thức hợp lý nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ,
công chức xã đạt chuẩn theo quy định. Đào tạo, bồi dưỡng góp phần rất
quan trọng trong việc trang bị kiến thức quản lý, trình độ chính trị, chuyên
môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, qua đó từng bước nâng cao
hiệu quả cơng việc, năng lực quản lý hành chính nhà nước.
Thứ ba, tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo nhằm trang bị kỹ năng,
kinh nghiệm cũng như các quy định của pháp luật về quản lý kinh tế cho cán
bộ, công chức xã
Tập huấn, tổ chức hội thảo về kiến thức quản lý nhà nước cũng
như trao đổi kinh nghiệm về thực hiện những tình huống quản lý hành chính
nhà nước về kinh tế là những việc làm nhằm giúp cán bộ, công chức có thể
nâng cao hơn về trình độ quản lý của mình. Thơng qua những hoạt động này,
từng cán bộ, công chức sẽ trao đổi những kiến thức quản lý, kinh nghiệm của

mình để cùng nhau thảo luận, góp ý, phân định đúng sai theo quy định
của pháp luật nhằm thực thi công vụ đạt hiệu quả cao. Với tầm quan trọng
25


×