Tải bản đầy đủ (.doc) (138 trang)

Dạy học tác phẩm văn học nước ngoài trong chương trình ngữ văn trung học cơ sở ( khảo sát trên địa bàn huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh) luận văn thạc sỹ ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.61 KB, 138 trang )

1
bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

nguyễn đình hiếu

dạy học tác phẩm văn học nớc ngoài
trong chơng trình ngữ văn trung học cơ sở
(khảo sát trên địa bàn huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh)

luận văn thạc sĩ giáo dôc

vinh - 2011


2
bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

nguyễn đình hiếu

dạy học tác phẩm văn học nớc ngoài
trong chơng trình ngữ văn trung học cơ sở
(khảo sát trên địa bàn hun kú anh, tØnh hµ tÜnh)
Chun ngành:
Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Văn và Tiếng Việt
Mã số: 60.14.10

luận văn thạc sĩ giáo dục

Ngời hớng dẫn khoa học:


ts. hoàng mạnh hùng

vinh - 2011


3

LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện đề tài, tơi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình
của các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, các giảng viên ở Khoa Ngữ văn, Khoa
Sau Đại học - Trường Đại học Vinh, sự quan tâm tạo điều kiện của Trường
Trung học cơ sở Phong Bắc, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kỳ Anh, tỉnh
Hà Tĩnh, đặc biệt là sự hướng dẫn đóng góp nhiều ý kiến q báu của
TS. Hồng Mạnh Hùng - người thầy giáo trực tiếp hướng dẫn tơi hồn thành
Luận văn này. Nhân đây cho phép tơi được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến sự
giúp đỡ q giá đó.
Đề tài này cịn mới, thuộc về lĩnh vực mà tơi cịn chưa có nhiều kinh
nghiệm nghiên cứu, do đó Luận văn chắc chắn cịn nhiều hạn chế, thiếu sót.
Tác giả Luận văn rất mong nhận được sự góp ý xây dựng của q thầy cơ và
bạn đọc quan tâm đến đề tài này.
Vinh, tháng 12 năm 2011
Tác giả


4

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................4
2. Lịch sử vấn đề...............................................................................................5

3. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................10
4. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................10
5. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................11
6. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................12
7. Đóng góp của luận văn................................................................................13
8. Cấu trúc luận văn.........................................................................................13
Chương 1. Vị trí, vai trị, cấu trúc chương trình VHNN trong chương
trình Ngữ văn THCS.....................................................................................14
1.1. Vị trí, vai trị, chương trình VHNN trong chương trình Ngữ văn THCS...14
1.1.1. Vị trí, vai trị của VHNN trong chương trình Ngữ văn THCS.............151
1.1.2. Cấu trúc chương trình VHNN trong chương trình Ngữ văn THCS......15
1.2. Nhìn chung về việc dạy học tác phẩm VHNN trong chương trình Ngữ
văn THCS hiện nay.........................................................................................19
1.2.1. Nhìn chung về việc giảng dạy của giáo viên.........................................19
1.2.2. Nhìn chung về việc học VHNN của học sinh.........................................23
1.3. Thuận lợi, khó khăn trong việc dạy học tác phẩm VHNN trong chương
trình Ngữ văn THCS.......................................................................................26
1.3.1. Thuận lợi...............................................................................................26
1.3.2. Khó khăn...............................................................................................28
1.4. Một số vấn đề khác...................................................................................32
Chương 2. Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả dạy - học VHNN
trong chương trình Ngữ văn THCS hiện nay.............................................40


5
2.1. Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả dạy thơ nước ngồi trong
chương trình Ngữ văn THCS..........................................................................40
2.1.1. Thực trạng dạy thơ nước ngồi trong chương trình Ngữ văn THCS (thơ
Đường Trung Quốc)........................................................................................41
2.1.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học thơ nước ngồi trong chương

trình Ngữ văn THCS (thơ Đường Trung Quốc)..............................................46
2.2. Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả dạy truyện nước ngồi trong
chương trình Ngữ văn THCS..........................................................................58
2.2.1. Thực trạng.............................................................................................59
2.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả dạy truyện nước ngồi trong chương
trình Ngữ văn THCS........................................................................................62
2.3. Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả dạy kịch nước ngoài..............74
2.3.1. Thực trạng.............................................................................................75
2.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học kịch nước ngồi trong chương
trình Ngữ văn THCS........................................................................................79
2.4. Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả dạy văn học dân gian nước
ngoài................................................................................................................91
2.4.1. Thực trạng.............................................................................................88
2.4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả dạy - học văn học dân gian nước ngoài....92
Chương 3. Thiết kế một số giáo án thể nghiệm........................................105
Bài 1: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê...............................................105
Bài 2: Bố của Xi -mơng.................................................................................111
Bài 3: Ơng Giuốc -đanh mặc lễ phục............................................................117
Bài 4: Ông lão đánh cá và con cá vàng........................................................123
KẾT LUẬN..................................................................................................128
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................130


6

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Chương trình Ngữ văn trung học cơ sở (THCS) hiện nay, bên cạnh
văn học Việt Nam (VHVN), văn học nước ngoài (VHNN) chiếm vị trí khơng
kém phần quan trọng và có đặc điểm riêng cần được chú ý. Qua những bài

thơ, truyện ngắn, vở kịch nổi tiếng của các tác giả nước ngoài tiêu biểu, học
sinh THCS được tiếp nhận những nội dung phong phú, sâu sắc, tinh tế, những
tư tưởng tích cực, những tâm hồn cao thượng và nghệ thuật viết văn điêu
luyện, độc đáo v.v... Học sinh được tiếp nhận qua các tác phẩm đó nguồn tri
thức đa dạng, hấp dẫn, bổ ích đồng thời thế giới tinh thần, trí tuệ của thế hệ
trẻ được giàu có hơn, sâu sắc hơn, rộng mở hơn... Trong nhà trường THCS,
VHNN đã góp phần trả lời cho lứa tuổi mới lớn nhiều vấn đề từng trăn trở về
anh hùng và cá nhân, tự do và trách nhiệm, hạnh phúc và khổ đau, hy sinh và
hưởng thụ, lòng bao dung và tội ác, hiện thực và lý tưởng, cái thật và cái giả...
VHNN đã giúp các em hiểu biết thêm về con người, đất nước, văn hóa, văn
học, văn minh của các nước trên thế giới để hướng tới mục đích cuối cùng là
hình thành và phát triển nhân cách của những con người trẻ tuổi. Do đó
VHNN có vai trị hết sức quan trọng trong chương trình Ngữ văn THCS.
1.2. Tuy nhiên, chương trình VHNN, sách giáo khoa, việc giảng dạy
của giáo viên, học tập của học sinh vẫn còn một số vấn đề còn phải bàn bạc,
trao đổi. Một số giáo viên chỉ coi trọng dạy các tác phẩm VHVN mà chưa chú
ý đến việc dạy các tác phẩm VHNN. Phương pháp giảng dạy VHNN cũng
chưa được nghiên cứu nhiều, chưa được quan tâm đúng mức. Một số học sinh
vẫn còn thờ ơ với các bài giảng VHNN, học hành qua loa, đại khái để đối phó
với thầy cơ cho nên kiến thức VHNN cịn mơ hồ, ít ỏi, khơng hệ thống. Nhìn
chung một số nhà quản lý, một số giáo viên, học sinh chưa thấy hết vai trò


7
quan trọng của VHNN đối với việc bồi dưỡng thẩm mỹ, nhân cách, kiến thức,
trau dồi bản lĩnh, hành động cho các em học sinh THCS. Bởi vậy, chúng tôi
chọn đề tài này nhằm phản ánh thực trạng giảng dạy VHNN trong chương
trình Ngữ văn THCS. Trên cơ sở đó, tác giả Luận văn đề xuất một số giải
pháp nhằm mục đích cuối cùng là góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của
việc dạy, học VHNN ở trường THCS.

1.3. Một điểm nữa cần phải nhắc đến là mấy thập kỷ trở lại đây, số bài
nghiên cứu về thực trạng, giải pháp và phương pháp giảng dạy VHNN ở nhà
trường THCS cịn q ít, nếu có thì đa số ý kiến cịn chung chung, khái qt.
Chưa hề có giáo trình riêng nào viết về phương pháp giảng dạy VHNN trong
nhà trường THCS. Bởi vậy, với đề tài này, tác giả Luận văn hy vọng sẽ đóng
góp một vài ý kiến nhỏ cho một vấn đề lớn: Thực trạng và giải pháp nâng
cao hiệu quả dạy học Văn học nước ngoài trong chương trình Ngữ văn
THCS.
Chúng tơi hy vọng, Luận văn này sẽ góp thêm một tiếng nói dù là nhỏ
bé cho vấn đề dạy học VHNN trong chương trình Ngữ văn THCS hiện nay.
2. Lịch sử vấn đề
Mấy chục năm trở lại đây, vấn đề dạy học tác phẩm văn học, trong đó
có tác phẩm VHNN trong nhà trường đã được một số nhà nghiên cứu đề cập
đến. Có thể kể tên một số tác giả như: Tạ Phong Châu, Phan Trọng Luận,
Trương Dĩnh, Đỗ Quang Lưu, Vũ Ngọc Khánh, Trần Thanh Đạm, Hoàng
Như Mai, Huỳnh Lý, Nguyễn Sỹ Cẩn, Hoàng Tiến Tựu, Phan Huy Dũng,
Nguyễn Đức Nam, Nguyễn Xuân Lạc, Hoàng Hữu Bội, Đỗ Huy Quang,
Nguyễn Huy Quát v.v... Điểm qua các cơng trình, có thể thấy các tác giả đã
đề cập vấn đề theo ba xu hướng chính:
- Xu hướng thứ nhất: Nghiên cứu dạy học văn dưới cách nhìn chung,
khái quát.


8
- Xu hướng thứ hai: Nghiên cứu dạy học văn dưới góc độ loại thể văn
học.
- Xu hướng thứ ba: Nghiên cứu vấn đề dạy học văn gắn với một số tác
phẩm văn học cụ thể.
Sau đây chúng tôi đi vào từng xu hướng cụ thể.
2.1 Xu hướng một: Nghiên cứu dạy học văn dưới cái nhìn chung, khái quát.

Một trong những tác giả tiêu biểu cho xu hướng này là Phan Trọng
Luận. Trong cuốn Phương pháp dạy học văn, Tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội,
1993 tác giả Phan Trọng Luận đã đề cập đến bốn vấn đề chung trước khi trình
bày những phương pháp dạy học bộ mơn Ngữ văn:
- Vấn đề một: Khoa học về phương pháp dạy học văn, trang 7.
- Vấn đề hai: Môn Văn ở nhà trường phổ thông, trang 49.
- Vấn đề ba: Học sinh trong cơ chế dạy học văn, trang 107.
- Vấn đề bốn: Hệ thống cấu trúc năng lực văn cần hình thành cho học
sinh, trang 116.
Tiếp đó, trong phần “Phương pháp dạy bộ mơn văn” tác giả tập trung
trình bày hai vấn đề:
- Vấn đề một: Vấn đề giảng dạy văn ở nhà trường.
- Vấn đề hai: Những công việc chính của giảng văn ở trong nhà trường.
Ở phần này tác giả đề xuất ba cơng việc chính của giảng văn ở nhà
trường, đó là:
Một: Nhận diện tác phẩm văn chương và văn chương trong nhà trường.
Hai: Con đường tiếp cận và cắt nghĩa tác phẩm văn chương trong nhà
trường.
Ba: Con đường tổ chức học sinh đến với tác phẩm văn chương.
Tác giả Phan Trọng Luận đã trình bày kỹ lưỡng về việc “Đổi mới
phương pháp dạy học tác phẩm văn chương” [60, 275 - 297]. Theo tác giả, so


9
với phương pháp dạy văn truyền thống thì “Phương pháp dạy học tác phẩm
văn chương mới đổi khác về mục đích, về con đường đạt tới mục đích, do đó
cũng đổi khác về cơ chế hoạt động dạy học cùng hàng loạt vấn đề về tiến
trình tổ chức giờ dạy, phương pháp tiếp cận tác phẩm ở học sinh. Mục đích
cao nhất của giờ dạy học tác phẩm văn theo phương pháp mới là làm sao để
chủ thể học sinh, dưới sự hướng dẫn của thầy biết cảm nhận, khám phá chiếm

lĩnh tác phẩm” [60, 281]. Từ xuất phát điểm đó, tác giả đã đề xuất phương
pháp chung để hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh tác phẩm: Hoạt động tái hiện
hình tượng; tìm tịi, phát hiện; phân tích, khái qt; tự bộc lộ của học sinh; tự
đánh giá; tự nhận thức; ứng dụng.
Những ý kiến trên đây của Phan Trọng Luận có nhiều điều mới mẻ, tuy
nhiên cơng trình của tác giả nghiêng về lý luận mà ít đi vào những tác phẩm
cụ thể của VHNN trong nhà trường. Cùng với Phan Trọng Luận, theo xu
hướng trên cịn có các cơng trình nghiên cứu của Đỗ Huy Quang, Trương
Dĩnh, Nguyễn Sỹ Cẩn, Lê Trí Viễn, Nguyễn Văn Hạnh, Đỗ Quang Lưu,...
2.2. Xu hướng hai: Nghiên cứu dạy học văn dưới góc độ loại thể văn học.
Tác giả Nguyễn Viết Chữ, trong cuốn Phương pháp dạy học tác phẩm
văn chương theo loại thể, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001, đã bàn về
phương pháp dạy học tác phẩm văn học theo loại thể. Theo ơng, các tác phẩm
văn học có thể chia thành hai loại lớn: tác phẩm tự sự và tác phẩm trữ tình.
Ơng đã dành cả chương 3 để bàn về “Phương pháp dạy học chung dành cho
các loại thể VHNN” [10, 146 - 199]. Tác giả đã nêu những thuận lợi, khó
khăn của giáo viên và học sinh khi tiếp xúc với các tác phẩm VHNN. Ông
cũng đề ra một số nguyên tắc khi lựa chọn tác phẩm VHNN để dạy học trong
nhà trường, đó là:
- Tác phẩm VHNN đó có ý nghĩa tư tưởng sâu sắc và tầm quan trọng
lớn lao.


10
- Nội dung tư tưởng của tác phẩm VHNN đó phải có tác dụng thiết thực
trong việc hình thành nhân cách người học sinh, người công dân mới.
- Phải đặt tác phẩm VHNN đó trong tương quan văn hóa của hai dân
tộc.
- Phải đặt tác phẩm văn học đó trong trào lưu văn học.
- Tác phẩm VHNN đó phải tiêu biểu cho phong cách của tác giả.

- Tác phẩm VHNN đó phải có bản dịch thích hợp và có chất lượng.
Nguyễn Viết Chữ cũng đứng ở góc độ loại thể để đề xuất phương pháp
dạy học tác phẩm văn học nước ngồi. Ơng đã có những ý kiến quan trọng khi
đề xuất phương pháp dạy học tác phẩm tự sự dân gian, tự sự trung đại, tiểu
thuyết hiện đại, truyện ngắn hiện đại của nước ngoài [10, 86 - 111].
Cũng theo xu thế này cịn có cuốn Dạy học văn bản Ngữ văn THCS
theo đặc trưng phương thức biểu đạt, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2006 của Trần
Đình Chung. Sau khi phân tích sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy
học Ngữ văn trong trường THCS, tác giả đã đề xuất các phương pháp dạy học
văn bản tự sự, trữ tình - biểu cảm trong đó có văn bản tự sự, trữ tình - biểu
cảm nước ngồi. Ơng đã có ý kiến cụ thể về cách dạy học từng tiểu loại.
Chẳng hạn khi bàn về phương pháp dạy học văn bản tự sự dân gian, ông đã
nêu ý kiến đề xuất cách dạy truyện truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngơn... và trong
mỗi loại truyện như vậy, Trần Đình Chung đã trình bày các yêu cầu mà quá
trình dạy phải đạt được như dạy học truyện cổ tích phải khai thác vấn đề phù
hợp đặc trưng truyện cổ tích, phải đáp ứng dạy học tích hợp, tích cực. Tiếp
đó tác giả đã thực hành bằng cách trình bày một bản thiết kế bài học cụ thể, tỉ
mỉ. Các loại thể khác cũng được ơng trình bày theo phương pháp như vậy.
Đáng chú ý là Trần Đình Chung đã có đóng góp khi bàn về việc dạy học văn
bản Nhật dụng - một vấn đề mà trước đây các nhà giáo học pháp ít đề cập
đến.


11
Theo xu hướng này, cuốn Cảm thụ và giảng dạy Văn học nước ngoài
của Phùng Văn Tửu, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2003 là một cơng trình nghiên
cứu đáng chú ý. Trước hết, Giáo sư đề xuất một số nguyên tắc khi giảng dạy
tác phẩm văn học dịch như: dạy thơ nước ngoài, giáo viên cần đối chiếu cặn
kẽ bản dịch thơ với bản dịch nghĩa để thấy những chỗ sai biệt, trên cơ sở đó
cân nhắc nên giảng dạy bài thơ này thế nào cho phù hợp với mục tiêu bài

giảng, với tâm lý lứa tuổi học sinh. Giáo sư cho rằng, một số yếu tố hình thức
của thơ như vần, nhịp điệu, âm hưởng, thể thơ... thường bị mất khi dịch sang
một thứ tiếng khác. Nhưng những gì bản dịch giữ lại được, nhất là về hình
thức của thơ thì giáo viên nên khai thác cho hết, đặc biệt là khi những dấu
hiệu hình thức ấy nói lên được đặc điểm nghệ thuật của bản gốc, của tác giả,
của thơ một dân tộc nào đó trên thế giới; hoặc khi những dấu hiệu hình thức
ấy liên quan chặt chẽ đến bài thơ và ý đồ sáng tác của thi sỹ. Tiếp đó, cũng
dưới góc độ loại thể, Phùng Văn Tửu đã đề xuất một vài ý kiến cụ thể, ví dụ
nên dạy thơ Đường ra sao, dạy trích đoạn tiểu thuyết Chiến tranh và hịa bình
của L.Tơn-xtơi như thế nào. Cũng theo xu hướng này cịn có một số nhà
nghiên cứu khác như Trần Thanh Đạm, Hoàng Như Mai, Huỳnh Lý v.v...
2.3. Xu hướng ba: Nghiên cứu dạy học văn gắn với tác phẩm văn học
cụ thể.
Theo xu hướng này, có các tác giả: Phan Trọng Luận, Nguyễn Khắc
Phi, Phùng Văn Tửu, Đỗ Kim Hồi, Nguyễn Văn Đồng, Hồng Dân, Nguyễn
Đình Chú, Đỗ Ngọc Thống, Nguyễn Văn Long... Mục tiêu có tính chất
ngun tắc của các tác phẩm theo xu hướng này là hướng tới người học, trên
cơ sở đó các tác giả đã xác định các nội dung, biện pháp, hình thức thích hợp
cho từng kiểu văn bản, từng bài học, tiết học, lấy kết quả cần đạt với yêu cầu
giảm tải và vừa sức để chọn lựa, tránh cứng nhắc, khiên cưỡng. Các tác giả đã
biên soạn tỉ mỉ, cụ thể cả nội dung và tiến trình giảng dạy, cụ thể hóa các hoạt


12
động dạy học từng bài theo từng tình huống sư phạm, dự kiến bằng các câu
hỏi, bài tập, định hướng thao tác của thầy và trị. Nhìn chung đó là những
cuốn sách bổ ích, tạo nhiều thuận lợi cho giáo viên tham khảo khi dạy học tác
phẩm VHNN trong nhà trường.
Tác giả Luận văn nhận thấy các cơng trình nghiên cứu trên đã đưa ra
được một số định hướng quan trọng cho việc dạy học tác phẩm văn học trong

nhà trường, đã đề xuất một số biện pháp, phương pháp cơ bản nhằm nâng cao
hiệu quả việc dạy học Ngữ văn trong trường phổ thông. Tuy nhiên, các tác giả
chưa nêu được thực trạng, phương pháp, giải pháp chính cho vấn đề dạy học
VHNN; chưa đáp ứng đầy đủ, toàn diện yêu cầu về phương pháp dạy học
VHNN trong trường THPT cũng như ở trường THCS. Hiện nay, nội dung
chương trình, sách giáo khoa Ngữ văn có sự đổi mới, do đó địi hỏi phải đổi
mới phương pháp giảng dạy. Bởi vậy, chúng tôi đã chọn đề tài này nhằm góp
một tiếng nói khiêm tốn vào một vấn đề lớn: Dạy học VHNN trong chương
trình Ngữ văn THCS.
3. Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài Dạy học VHNN trong chương trình Ngữ văn THCS, chúng
tôi xác định đối tượng nghiên cứu là dự giờ, khảo sát tìm hiểu thực trạng việc
giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh đối với VHNN trong chương
trình Ngữ văn THCS ở một số trường THCS trên địa bàn Huyện Kỳ Anh, tỉnh
Hà Tĩnh. Trên cơ sở đó, tác giả Luận văn sẽ đề xuất một số giải pháp góp
phần tháo gỡ những khó khăn nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả việc giảng
dạy, học tập VHNN ở trường THCS hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi quan niệm dạy học tác phẩm VHNN trong chương trình Ngữ
văn THCS có thể được nghiên cứu dưới nhiều góc độ: lý luận, tác giả, tác
phẩm, nội dung, nghệ thuật, thi pháp, loại thể v.v... Nhưng với đề tài này,


13
chúng tôi chỉ tập trung vào việc nghiên cứu dạy học tác phẩm VHNN ở góc
độ thực trạng, giải pháp, phương pháp giảng dạy. Tác giả Luận văn cho rằng
phương pháp giảng dạy quan hệ chặt chẽ với mục đích giảng dạy: có phương
pháp tốt nhất thì sẽ đạt được mục đích cao nhất và ngược lại. Trong tình hình
hiện nay, việc tìm ra giải pháp, phương pháp giảng dạy tác phẩm VHNN phù
hợp là đã góp phần đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của đất nước trong giai đoạn

phát triển mới. Với đề tài này, chúng tôi nghiên cứu kỹ tất cả các tác phẩm
VHNN từ lớp 6 đến lớp 9, đồng thời để nắm rõ thực trạng dạy và học, tác giả
Luận văn tiến hành đi thực tế, dự giờ, khảo sát chất lượng các tiết dạy VHNN
ở một số trường THCS trên địa bàn Huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh như trường
THCS Kỳ Tân, Thị Trấn, Kỳ Ninh, Kỳ Xuân, Kỳ Thượng, Lâm Hợp, Kỳ
Tiến, Kỳ Giang với tiêu chí chọn trường đại diện cho từng vùng miền để trên
cơ sở đó đề xuất những ý kiến phù hợp với tình hình thực tế.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Do tính chất mới mẻ và ý nghĩa quan trọng của đề tài đối với hoạt động
dạy học VHNN hiện nay trong trường THCS, chúng tơi đặt cho mình những
nhiệm vụ:
5.1. Cung cấp cho người đọc cái nhìn bao quát, tổng thể về cấu trúc, vai
trị, vị trí VHNN trong chương trình Ngữ văn THCS.
5.2. Trình bày thực trạng dạy và học các tác phẩm VHNN trong các
trường THCS hiện nay, cụ thể trên địa bàn huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh với
tiêu chí chọn trường đại diện cho từng vùng miền, đồng thời nêu rõ những
thuận lợi, khó khăn trong hoạt động dạy học VHNN ở trường THCS.
5.3. Trên cơ sở đó tác giả Luận văn đề xuất một số giải pháp, phương
pháp giảng dạy nhằm hướng tới mục đích cuối cùng là giúp cho việc dạy văn
học, VHNN trong trường THCS ngày càng có chất lượng tốt hơn.


14
6. Phương pháp nghiên cứu
Để tìm hiểu vấn đề Dạy học VHNN trong chương trình Ngữ văn
THCS, chúng tơi bắt đầu từ việc dự giờ, khảo sát thực trạng việc dạy học
VHNN ở các trường THCS trên địa bàn Huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, cùng
với việc xác định mục đích, đối tượng nghiên cứu, trong khn khổ một Luận
văn Thạc sĩ, quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi chủ yếu sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:

6.1. Phương pháp điều tra
Tác giả Luận văn tiến hành điều tra, tìm hiểu tình hình thực trạng dạy
học VHNN ở một số trường THCS trên địa bàn huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh
theo đại diện vùng miền để trên cơ sở đó có những nhận xét về thực trạng,
khó khăn, thuận lợi và đề xuất những giải pháp khắc phục cho vấn đề này.
6.2. Phương pháp thống kê phân loại
Để có ngữ liệu đủ độ tin cậy, tác giả Luận văn đã sử dụng phương pháp
thống kê - phân loại nhằm tạo cơ sở cho việc phân tích, lý giải các vấn đề, các
khía cạnh có liên quan, đồng thời phân loại để đi sâu vào từng chi tiết, từng
bình diện nhỏ trong bình diện lớn.
6.3. Phương pháp so sánh - đối chiếu
Tác giả Luận văn đã dùng phương pháp so sánh - đối chiếu để tìm ra
những nét tương đồng và khác biệt của mỗi loại, mỗi khía cạnh. Đây là cơ sở
để quy loại từng nhóm vấn đề nghiên cứu.
6.4. Phương pháp phân tích - tổng hợp
Việc phân tích mổ xẻ từng khía cạnh hiện tượng riêng lẻ cũng như việc
lý giải mối quan hệ giữa một khía cạnh, hiện tượng với một khía cạnh, hiện
tượng cùng loại hoặc khác loại được tiến hành đồng thời với quá trình tổng
hợp để từ đó rút ra những nhận định khái quát, quy các khía cạnh, hiện tượng
riêng lẻ đến một số kết luận chung một cách phù hợp.


15
Tất nhiên, các phương pháp trên đây không tiến hành riêng lẻ, độc lập
mà chúng được tiến hành đồng thời, nghĩa là trong phương pháp này đã có
phương pháp kia và ngược lại.
7. Đóng góp của luận văn
- Đưa đến một cái nhìn tổng thể về thực trạng dạy học VHNN ở trường
THCS hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần cải tiến, nâng cao hiệu quả

của việc dạy - học VHNN trong trường THCS.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
văn được triển khai trong ba chương:
Chương 1. Vị trí, vai trị của VHNN trong chương trình Ngữ văn
THCS.
Chương 2. Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả việc
dạy học VHNN trong trường THCS.
Chương 3. Thiết kế một vài giáo án thử nghiệm.


16
Chương 1
VỊ TRÍ, VAI TRỊ, CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH VHNN
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS
1.1. Vị trí, vai trị, chương trình VHNN trong chương trình Ngữ
văn THCS
1.1.1. Vị trí, vai trị của VHNN trong chương trình Ngữ văn THCS
Chương trình Ngữ văn THCS hiện nay, bên cạnh văn học Việt Nam, văn
học nước ngồi chiếm vị trí khơng kém phần quan trọng. VHNN có vai trị, vị
trí xứng đáng trong chương trình Ngữ văn THCS. Có nhiều tác phẩm giàu chất
lượng của nhiều tác giả tiêu biểu trên hành tinh như: Xa ngắm thác núi Lư của
Lý Bạch (Trung Quốc), Ngữ văn 7, tập 1, Con chó bấc của G. Lơn- đơn (Mỹ),
Ngữ văn 9, tập 2, Cô bé bán diêm của An-đec-xen (Pháp), Ngữ văn 8, tập 1,
Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục của Mô-li-e (Pháp), Ngữ văn 8, tập 2, Những
đứa trẻ của M. Go-rơ-ki (Nga), Ngữ văn 9, tập 1, Mây và sóng của R. Ta-go,
(Ấn Độ), Ngữ văn 9, tập 2... Nhìn chung, các tác phẩm VHNN chứa đựng
những nội dung đa dạng, sâu sắc về cuộc sống sinh động, về con người, về
lịch sử đất nước, về văn hóa tinh thần, nét văn minh, tư tưởng và tâm hồn của
các dân tộc trên thế giới, giành được vị trí đáng chú ý trong chương trình

Ngữ văn THCS. Với khả năng riêng của những hình tượng nghệ thuật, các tác
phẩm VHNN đã có tác động sâu sắc, lâu bền đến đời sống tâm hồn và trí tuệ
của các thế hệ bạn đọc và các em học sinh. Người ta thường nói, đối với học
sinh THCS, VHNN lạ mà quen, những vẻ đẹp riêng của khung cảnh, của
không gian... trong các tác phẩm VHNN còn lạ, chưa quen thuộc với học sinh
THCS nhưng những tư tưởng cơ bản, những vẻ đẹp tâm hồn nhân vật như
lòng yêu nước, chí căm thù giặc, lịng nhân đạo, tấm lịng bao dung, độ lượng,
khí phách anh hùng... lại khơng hề xa lạ với các em. Đời sống con người thì


17
hữu hạn nhưng cuộc sống của những tác phẩm văn học ưu tú của nhân loại thì
mãi mãi tươi xanh, có khả năng khơi nguồn cho sự sáng tạo mãnh liệt, tiếp tục
làm phong phú cho tâm hồn thế hệ mới lớn. Các tác phẩm đã trang bị cho học
sinh THCS mặt bằng tri thức và năng lực cảm thụ, bồi đắp, nâng cao nhu cầu,
khả năng hưởng thụ thẩm mỹ cho học sinh, giúp các em tiếp thu những giá trị
tinh thần phong phú và những đặc sắc về văn hóa, cảnh vật, cuộc sống, con
người, các dân tộc trên thế giới. Các tác phẩm VHNN được dạy học trong nhà
trường đã giúp cho học sinh bước đầu biết cách phân tích, nhận xét tư tưởng,
tình cảm và một số giá trị nghệ thuật, để từ đó hình thành ý thức và kinh
nghiệm ứng xử thích hợp đối với các vấn đề được nêu ra trong các văn bản.
VHNN đã góp phần định hình phát triển nhân cách tuổi trẻ, thúc giục tuổi trẻ
có những hành động đúng đắn và cao đẹp, tránh xa lối sống thực dụng ích kỷ,
tầm thường. Chẳng hạn truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng, thông qua
các dấu hiệu của phương thức tự sự dân gian như hệ thống sự việc, nhân vật,
ngơi kể, trí tưởng tượng kỳ ảo... tác giả muốn nói rằng sự địi hỏi, lịng tham
của con người phải có giới hạn, nếu vượt q giới hạn thì lịng tham sẽ phải
trả giá; và chủ đề của bài này là khi con người bị lòng tham ngự trị, con người
sẽ bị tha hóa một cách ghê gớm. Qua bài học này, các thế hệ trẻ sẽ rút ra được
bài học sâu sắc cho cuộc đời mình.

1.1.2. Cấu trúc chương trình VHNN trong chương trình Ngữ văn THCS
Chương trình Ngữ văn THCS hiện hành, các tác phẩm VHNN được dạy
học đan xen với các tác phẩm thuộc phần VHVN, Tiếng Việt và Tập làm văn.
Cứ sau bài VHVN hoặc bài Tiếng Việt, bài Tập làm văn, thỉnh thoảng lại có
một bài VHNN. Việc nằm trong cấu trúc xen kẽ đó làm cho chương trình Ngữ
văn THCS tránh được sự lặp lại nhàm chán, đơn điệu, tạo nên tính sinh động,
phong phú, mn hình vẻ của chương trình Ngữ văn. VHNN là một thành
phần cấu tạo nên chương trình Ngữ văn THCS.


18
Căn cứ vào định hướng chung, chương trình VHNN trong chương trình
Ngữ văn THCS đã quán triệt các yêu cầu: tích hợp, tích cực, giảm tải. Nội
dung chương trình mới đã tạo cho việc dạy học những dấu hiệu tích cực đáng
phấn khởi.
Nhìn vào chương trình mới phần VHNN bậc THCS, chúng tôi thấy rõ
mục tiêu cơ bản của chương trình là hướng tới việc hình thành, phát triển các
năng lực văn chương, năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho học sinh nhằm đáp ứng
yêu cầu phát triển trong giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Q trình thực hiện, những người biên soạn nội dung chương trình đã chú
trọng tới việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh,
đồng thời cũng chú trọng tới phương pháp tự học, tự rèn luyện kỹ năng vận
dụng kiến thức VHNN vào thực tiễn cuộc sống của học sinh THCS. Trên tinh
thần đó, chương trình mới đảm bảo nguyên tắc kế thừa, phát triển, lấy quan
điểm tích hợp làm tư tưởng chỉ đạo, giảm tải lý thuyết, tăng cường thực hành,
tránh đưa vào những kiến thức hàn lâm, không hợp với lứa tuổi học sinh.
Những tri thức và kỹ năng đưa vào chương trình được lựa chọn phù hợp với
sự phát triển tâm sinh lý học sinh và cập nhật với những đổi mới, những vấn
đề thời sự, tạo cho các em có năng lực tiếp nhận, cảm thụ, có khả năng phân
tích, bình giá tác phẩm.

Đi vào cụ thể, các bài học trong chương trình VHNN giảng dạy ở
trường THCS được sắp xếp theo thứ tự từ lớp 6 đến lớp 9 như sau:
Lớp 6:
1. Cây bút thần, Truyện cổ tích của Trung Quốc, tập 1, trang 80.
2. Ông lão đánh cá và con cá vàng, Truyện cổ tích của Pus-kin, tập 1,
trang 91.
3. Đeo nhạc cho mèo, Truyện ngụ ngôn, Ê-dốp (Hy Lạp), tập 1, trang 104.
4. Mẹ hiền dạy con, Truyện cổ trung đại Trung Quốc, tập 1, trang 150.


19
5. Buổi học cuối cùng, A. Đô-đê (Pháp), tập 2, trang 49.
6. Lịng u nước, I. Ê-ren-bua (Liên xơ cũ), tập 2, trang 106.
7. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Xi-át-tơn (Mỹ), tập 2, trang 135.
Lớp 7:
1. Đọc thêm Trường học, E. A-mi-xi (I-ta-li-a), tập 1, trang 9.
2. Mẹ tôi, E. A-mi-xi (I-ta-li-a), tập 1, trang 10.
3. Xa ngắm thác núi Lư, Lý Bạch (Trung Quốc), tập 1, trang 109.
4. Đọc thêm Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều, Trương Kế (Trung Quốc),
tập 1, trang 112.
5. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Lý Bạch (Trung Quốc), tập 1, trang
123.
6. Ngẫu nhiên viết trong buổi mới về quê, Hạ Tri Chương (Trung
Quốc), tập 1, trang 125.
7. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá, Đỗ Phủ (Trung Quốc), tập 1, trang
131.
Lớp 8:
1. Cô bé bán diêm, An đéc xen (Đan Mạch), tập 1, trang 64.
2. Đánh nhau với cối xay gió, Xéc van téc (Tây Ban Nha), tập 1, trang
75.

3. Chiếc lá cuối cùng, O Hen-ri (Mỹ), tập 1, trang 86.
4. Hai cây phong, Ai-ma-tốp (Cư-rơ-gư-xtan), tập 1, trang 96.
5. Đi bộ ngao du, Ru-xơ (Pháp), tập 2, trang 98.
6. Ơng Giuốc-đanh mặc lễ phục, kịch của Mô-li-e (Pháp), tập 2, trang
118.
Lớp 9:
1. Đấu tranh cho một thế giới hịa bình, G. Mac-Két (Cô-lom-bi-a), tập
1, trang 17.


20
2. Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển
của trẻ em Trích Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em, tập 1,
trang 31.
3. Cố hương, Lỗ Tấn (Trung Quốc), tập 1, trang 207.
4. Những đứa trẻ, M. Go-rơ-ki (Nga), tập 1, trang 229.
5. Bàn về đọc sách, Chu Quang Tiềm (Trung Quốc), tập 2, trang 3.
6. Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngơn của La Phơng-Ten, Hi-pơ-lít Ten
(Pháp), tập 2, trang 37.
7. Mây và sóng, R. Ta-go (Ấn Độ), tập 2, trang 86.
8. Rơ-Bin-Xơn ngồi đảo hoang, Đ. Đi-phô (Anh), tập 2, trang 127.
9. Bố của Xi-Mông, G. Mơ-pát-xăng (Pháp), tập 2, trang 140.
10. Con chó Bấc, G. Lơn-đơn (Mỹ), trang 151.
Từ chương trình VHNN cụ thể ở trên và thực tế dạy học VHNN ở
trường THCS, chúng tơi có một số nhận xét sau:
Các nhà soạn sách giáo khoa đã chọn lọc được 29 tác phẩm có chất
lượng của 26 tác giả tiêu biểu ở khắp các châu lục, các đất nước trên thế giới:
Nga, Hy Lạp, Pháp, Mỹ, I-ta-li-a, Ấn Độ, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Anh...
Các tác phẩm được đưa vào chương trình gồm nhiều loại thể: truyện dân gian
(cổ tích, ngụ ngơn), truyện cổ trung đại, truyện hiện đại, thơ trung đại, thơ hiện

đại, kịch hiện đại và văn bản nghị luận. Điều đáng chú ý, một trong những
điểm mới của nội dung chương trình là có sự hiện diện của một bộ phận văn
bản có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người
và cộng đồng xã hội mà căn cứ vào nội dung cập nhật của nó, ta gọi là văn bản
Nhật dụng. Những văn bản này giúp cho học sinh gắn kết với những vấn đề
vừa quen thuộc vừa có ý nghĩa lâu dài với cuộc sống của nhân loại.
Tuy nhiên, nhiều giáo viên cho rằng chương trình VHNN nhiều bài gây
cảm giác nặng nề cho người học và người dạy, nhiều bài phân phối thời gian



×