Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Phân tích quy định về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự hãy nêu một số khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn và hướng giải quyết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.58 KB, 30 trang )

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................2
A. MỞ ĐẦU............................................................................................................3
B. NỘI DUNG..........................................................................................................3
I. Khái quát về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự............................................3
1. Khái niệm.......................................................................................................3
2. Ý nghĩa của việc quy định về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự.............4
II. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự theo quy định BLTTHS Việt Nam......5
1. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của cơ quan điều tra..........................5
1.1. Thẩm quyển khởi tố vụ án hình sự của CQĐT trong cơng an nhân
dân...................................................................................................................6
1.2. Thẩm quyền khởi tố của CQĐT trong quân đội nhân dân.................7
1.3. Thẩm quyền khởi tố của Cơ quan điều tra thuộc VKSNDTC............9
2. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân..............9
3. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử.........................11
4. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của các cơ quan khác được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.............................................12
1


III. Khó khăn, vướng mắc khi áp dụng các quy định về thẩm quyền khởi tố
vụ án hình sự trong thực tiễn và hướng khắc phục.........................................15
1. Về quy định thẩm quyền khởi tố của Hội đồng xét xử trong BLTTHS. 15
2. Một số điều luật quy định chưa rõ ràng, xung đột thẩm quyền gây khó
khăn khi thực hiện pháp luật.........................................................................17
3. Quy định về việc kiểm sát khởi tố của VKS đối với quyết định khởi tố
của CQĐT........................................................................................................18
4. Mở rộng phạm vi các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số
hoạt động điều tra...........................................................................................18
C. KÊT LUẬN.......................................................................................................19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................21


2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

:

Từ gốc

TTHS

:

Tố tụng hình sự

BLTTHS

:

Bộ luật tố tụng hình sự

CQĐT

:

Cơ quan điều tra

CQCSĐT


:

Cơ quan cảnh sát điều tra

VKS

:

Viện kiểm sát

VKSNDTC

:

Viện kiểm sát nhân dân tối cao

HĐXX

:

Hội đồng xét xử

3


4


A. MỞ ĐẦU

Khi có một tội phạm được thực hiện, việc giải quyết vụ án hình sự nhanh
chóng, chính xác nhằm xác định sự thật vụ án, xử lý kịp thời nghiêm minh đúng
người đúng tội là nhiệm vụ của TTHS. Việc giải quyết vụ án hình sự có thể trải qua
nhiều giai đoạn tố tụng khác nhau, trong đó giai đoạn khởi tố vụ án hình sự là giai
đoạn đầu tiên của TTHS, mở đầu cho quá trình chứng minh vụ án. Giai đoạn khởi
tố vụ án hình sự là giai đoạn rất quan trọng, đóng vai trị tiền đề cho các giai đoạn
tố tụng tiếp theo trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Trong giai đoạn khởi tố
vụ án hình sự, các cơ quan có thẩm quyền sẽ xác định sự việc xảy ra có hay khơng
có dấu hiệu của tội phạm, từ kết quả xác định này mà chủ thể có thẩm quyền sẽ ra
quyết định khởi tố hoặc khơng khởi tố vụ án hình sự. Việc nhà nước trao quyền cho
chủ thể nào, pháp luật quy định cho chủ thể nào có thẩm quyền khởi tố vụ án hình
sự là một vấn đề hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng tới cả q trình giải quyết vụ
án. Qua tìm hiểu, nghiên cứu về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thơng qua các
quy định của pháp luật hiện hành, em phát hiện những điểm khó khăn, vướng mắc
và để hồn thiện được nó là một vấn đề nghiên cứu chứa đựng nhiều thực tiễn pháp
lý. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, em xin phép được lựa chọn Đề số 12:
“Phân tích quy định về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự theo quy định của Bộ
luật tố tụng hình sự. Hãy nêu một số khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn và
hướng giải quyết”.
5


B. NỘI DUNG
I. Khái quát về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự
1. Khái niệm
Khởi tố vụ án là giai đoạn của q trình TTHS, trong đó cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, xác định có
hay khơng có dấu hiệu của tội phạm để quyết định khởi tố vụ án hình sự hay khơng
khởi tố vụ án hình sự, là cơ sở để chấm dứt hoạt động TTHS hay thực hiện các
hoạt động tố tụng tiếp theo của quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự là quyền hạn mà pháp luật quy định cho
những chủ thể nhất định được ra quyết định (thực hiện hành vi tố tụng) sau khi xác
định một sự kiện pháp lý xảy ra trong thực tế là có dấu hiệu của những tội phạm cụ
thể được quy định trong BLHS nhằm khởi phát những quan hệ tố tụng, mở đầu cho
việc thực hiện những hành vi tố tụng hình sự cần thiết để làm rõ sự thật khách quan
về sự kiện đó.

6


2. Ý nghĩa của việc quy định về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự
BLTTHS 2015 quy định cụ thể và chặt chẽ về thẩm quyền khởi tố vụ án hình
sự của CQĐT có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc điều tra, xử lý kịp thời, hiệu
quả các vụ án hình sự:
Việc quy định rõ ràng thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc
khởi tố vụ án hình sự giúp việc phân cơng thực hiện nhiệm vụ một cách dễ dàng, là
cơ sở pháp lý để xác định một vụ án có thuộc thẩm quyền xử lý của mình hay
khơng, tránh trường hợp áp dụng không thống nhất gây kéo dài thời gian giải quyết
do phái chuyển đi chuyển lại giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Từ việc xác định
được đúng thẩm quyền của mình, cũng tránh trường hợp có tranh chấp, xung đột
thẩm quyền khởi tố giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với nhau.
Bên cạnh đó, việc xác định thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự giữa các cơ
quan tiến hành tố tụng một cách hợp lí, khoa học tránh được sự chồng chéo trong
việc thực hiện việc điều tra, xử lý vụ án giữa các CQĐT, VKS, với các cơ quan nhà
nước khác được giao thực hiện một số hoạt động điều tra. Từ đó góp phần tạo điều
kiện cần thiết cho qua trình xử lý, giải quyết các vụ án hình sự nhanh chóng, kịp
thời và đúng đắn.
Ngoài ra, việc xác định thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự cịn có ý nghĩa quan
trọng trong việc xác định những điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết của


7


đội ngũ cán bộ ở các cơ quan tiến hành tố tụng. Trên cơ sở đó có kế hoạch đáp ứng
bảo đảm cho Các cơ quan đó phải thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình;
giúp những người có thẩm quyền khởi tố nâng cao trách nhiệm khi thực hiện cơng
việc.
II. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự theo quy định BLTTHS Việt Nam
1. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của cơ quan điều tra
CQĐT là cơ quan tiến hành tố tụng, có nhiệm vụ áp dụng mọi biện pháp do
BLTTHS quy định, tiến hành điều tra tất cả các tội phạm xảy ra theo thẩm quyền,
theo luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015, CQĐT bao gồm CQĐT trong
công an nhân dân, CQĐT trong quân đội nhân dân và CQĐT trong Viện kiểm sát,
cụ thể:
Trong cơng an nhân dân có các cơ quan điều tra: CQCSĐT Bộ Công an;
CQCSĐT công an cấp tỉnh; CQCSĐT công an cấp huyện; cơ quan an ninh điều tra
Bộ công an; cơ quan an ninh điều tra cơng an cấp tỉnh;
Trong qn đội nhân dân có các cơ quan điều tra: cơ quan điều tra hình sự Bộ
Quốc phịng; Cơ quan điều tra hình sự qn khu và cấp tương đương, Cơ quan điều
tra hình sự khu vực; Cơ quan an ninh điều tra Bộ Quốc phòng; Cơ quan an ninh
điều tra quân khu và cấp tương đương;
Ở VKSNDTC có các cơ quan điều tra: Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân
tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương.
8


Căn cứ vào khoản 1 Điều 153 BLTTHS 2015, Thẩm quyền khởi tố của CQĐT
rất rộng, theo đó CQĐT quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả vụ việc có
dấu hiệu tội phạm, trừ những vụ việc do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành
một số hoạt động điều tra, VKS, HĐXX đang thụ lí, giải quyết theo quy định của

pháp luật.
Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của CQĐT được xác định theo đối tượng,
theo lãnh thổ và theo vụ việc. Cụ thể:
1.1. Thẩm quyển khởi tố vụ án hình sự của CQĐT trong cơng an nhân dân
Trong CQCSĐT thì CQCSĐT cơng an cấp huyện khởi tố các vụ án hình sự về
các tội phạm thuộc thẩm quyền của CQCSĐT khi các tội phạm đó thuộc thẩm
quyền xét xử của Tịa án nhân dân cấp huyện; CQCSĐT công an cấp tỉnh khởi tố
các vụ án hình sự về các tội phạm thuộc thẩm quyền của CQCSĐT khi các tội
phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, hoặc các tội phạm
thuộc thẩm quyền điều tra của CQCSĐT công an cấp huyện nhưng xét thấy cần
trực tiếp điều tra; CQCSĐT Bộ Cơng an khởi tố các vụ án hình sự về các tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền của CQCSĐT công an cấp tỉnh
nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra. Thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình
sự thuộc về Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp của lực lượng
Cảnh sát nhân dân.

9


Cơ quan an ninh điều trạ công an cấp tỉnh khởi tố vụ án hình sự về các tội
phạm quy định tại Chương XIII, Chương XXVI và các tội phạm quy định tại các
điều 207, 208, 282, 283, 284, 299, 300, 303, 304, 305, 309, 337, 338, 347, 348,
349 và 350 BLHS khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của toà án nhân
dân cấp tỉnh; tiến hành điều tra vụ án hình sự về tội phạm khác liên quan đến an
ninh quốc gia hoặc để bảo đảm khách quan theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ
công an., cịn cơ quan an ninh điều tra Bộ Cơng an chỉ khởi tố vụ án hình sự về
những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ
quan an ninh điều tra công an cấp tỉnh nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra. Thẩm
quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thuộc về Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ
quan an ninh điều tra các cấp

Theo quy định của BLTTHS 2015 thì thẩm quyền điều tra của cơ quan điều
tra cấp tỉnh bị thu hẹp lại.
Theo quy định của BLTTHS năm 2003, bất kì vụ án nào thuộc thẩm quyền
điều tra và khởi tố của CQĐT cấp dưới nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra thì
CQĐT cấp tỉnh cũng đều có quyền lấy lên để điều tra. Còn trong BLTTHS năm
2015, CQĐT cấp tỉnh chỉ có thể lấy lên những vụ án thuộc thẩm quyền của cơ
quan điều tra cấp huyện xảy ra trên địa bàn nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phạm tội có tổ chức
hoặc có yếu tố nước ngoài nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra nên thẩm quyền khởi
10


tố theo đó cũng thu hẹp lại. ĐIều này có ý nghĩa nhằm tránh sự tùy nghi, lạm
dụng, hay đưa ý chí chủ quan của CQĐT cấp tỉnh vào giải quyết vụ việc.
1.2. Thẩm quyền khởi tố của CQĐT trong quân đội nhân dân
Nghiên cứu các quy định của pháp luật TTHS về thẩm quyền khởi tố của
các CQĐT trong Qn đội nhân dân thì thấy rằng có một số điểm khác biệt so với
quy định về thẩm quyền khởi tố của CQĐT trong các ngành khác, đó là đối tượng
phạm tội thuộc thẩm quyền khởi tố của CQĐT trong Quân đội nhân dân gồm:
+ Quân nhân tại ngũ, công chức, cơng nhân quốc phịng, qn nhân dự bị
trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu,
dẫn quân, tự vệ phối thuộc chiến đấu trong quân đội...
+ Những người không thuộc các đối tượng trên mà phạm tội liên quan đến
bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho Quân đội.
CQĐT trong Quân đội nhân dân ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với
những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự., và cũng là thẩm
quyền điều tra vụ án hình sự của CQĐT hình sự các cấp tương đương với thẩm
quyền xét xử của Tòa án quân sự cùng cấp đó. Việc phân cấp các CQĐT trong
Quân đội nhân dân:
CQĐT hình sự khu vực khởi tố các vụ án hình sự về tội phạm quy định tại

các chương từ Chương XIV đến Chương XXV BLHS khi các tội phạm đó thuộc
thẩm quyền xét xử của toà án quân sự cùng cấp, trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền
11


khởi tố của cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương và cơ quan an ninh
điều tra ưong quân đội nhân dân.
CQĐT hình sự quân khu và tương đương khởi tố các vụ án hình sự về các
tội phạm quy định tại các chương từ Chương XIV đến Chương XXV BLHS khi
các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của toà án quân sự quân khu và tương
đương hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền khởi tố của cơ quan điều tra hình sự
khu vực nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.
CQĐT hình sự Bộ quốc phịng khởi tố các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền
điều tra của CQĐT hình sự quân khu và tương đương về những tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng, phức tạp, xảy ra trên địa bàn nhiều quân khu và tương đương, tội
phạm có tổ chức xuyên quốc gia nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra; vụ án đặc biệt
nghiêm trọng thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT hình sự trong quân đội nhân
dân do Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao huỷ để điều tra lại.
Đối với thẩm quyền khởi tố của cơ quan an ninh điều tra trong quân đội
nhân dân:
Cơ quan an ninh điều tra quân khu và tương đương khởi tố và điều tra vụ án
hình sự về các tội phạm quy định tại Chương XIII, Chương XXVI và các tội phạm
quy định tại các điều 207, 208, 282, 283, 284, 299, 300, 303, 304, 305, 309, 337,
338, 347, 348, 349 và 350 BLHS khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của
toà án quân sự.
12


Các phòng điều tra cơ quan an ninh khởi tố và điều tra Bộ quốc phòng điều
tra các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan an ninh điều tra quân

khu và tương đương về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xảy ra
trên địa bàn nhiều quân khu và tương đương hoặc có yếu tố nước ngoài nếu xét
thấy cần trực tiếp điều tra; vụ án đặc biệt nghiêm trọng thuộc thẩm quyền điều tra
của cơ quan an ninh điều tra của quân đội nhân dân do Hội đồng thẩm phán Toà án
nhân dân tối cao huỷ để điều tra lại.
Thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án thuộc về thủ trưởng, phó thủ trưởng
cơ quan điều tra các cấp trong quân đội nhân dân.
BL TTHS năm 2015 đã quy định chặt chẽ và cụ thể những vụ án thuộc thẩm
quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp trung ương. Nhằm giảm số lượng vụ án do
cơ quan tố tụng cấp Trung ương thụ lý, để cấp này tập trung cho công tác chỉ đạo,
điều hành, hướng dẫn, kiểm tra cấp dưới.
1.3. Thẩm quyền khởi tố của Cơ quan điều tra thuộc VKSNDTC
Theo quy định BLTTHS 2015, CQĐT thuộc VKSNDTC có thẩm quyền khởi
tố một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Hoạt động của các cơ quan tư pháp
có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động chung của Bộ máy nhà nước. Những hành vi
phạm tội xảy ra trong hoạt động tư pháp một mặt xâm hại đến úy tín cũng như việc
thự hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan này, mặt khác xâm phạm tới khách thể
mà luật hình sự bảo vệ.
13


Không phải tất cả các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp đều thuộc thẩm
quyền khởi tố vụ án của CQĐT của VKSNDTC mà chỉ có một số loại tội phạm
xâm phạm hoạt động tư pháp mà chỉ khởi tố vụ án về tội phạm xâm phạm hoạt
động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và
Chương XXIV của BLHS xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là
cán bộ, cơng chức thuộc cơ quan điều tra, tồ án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân,
cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp khi các tội
phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của toà án nhân dân. Các tội phạm này nếu
thuộc thẩm quyền xét xử của toà án quân sự sẽ do cơ quan điều tra Viện kiểm sát

quân sự trung ương khởi tố vụ án. Thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án thuộc
về thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra cùa Viện kiểm sát nhân dân tối cao
và Viện kiểm sát quân sự trung ương.
2. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân
Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của VKS được quy định tại Khoản 3 Điều
153 BLTTHS 2015, ngoài ra thẩm quyền khởi tố vụ án của VKS còn được quy
định tại Khoản 3 Điều 3 luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014. Khởi tố là
một trong các nhiệm vụ của nghành kiểm sát nhân dân. Thơng qua đó, VKS thực
hiện một cách có hiệu quả chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc
tuân theo pháp luật trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự nhằm đảm bảo cho mọi
tội phạm được pháp hiện, tránh tình trạng oan sai đối với người vơ tội. Theo đó
14


Viện kiểm sát nhân dân trực tiếp khởi tố vụ án hình sự trong các trường hợp sau
đây:
Một là, VKS khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp khi thấy quyết định
không khởi tố vụ án của cơ quan điều tra, cơ quan khác của công an nhân dân,
quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khơng
có căn cứ thì VKS huỷ bỏ quyết định khơng khởi tố đó và ra quyết định khởi tố vụ
án.
Trong trường hợp phát hiện CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành
một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm
tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt
tội phạm mà VKS đã yêu cầu bằng văn bản nhưng khơng được khắc phục thì VKS
kiểm sát có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền đang thụ lí chuyển hồ sơ có liên
quan để trực tiếp xem xét, giải quyết và quyết định việc khởi tố vụ án hình sự.
Hai là, Trong trường hợp trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, kiến
nghị khởi tố phát hiện thấy có dấu hiệu của tội phạm, VKS ra quyết định khởi tố vụ
án hình sự, gửi cho CQĐT có thẩm quyền tiến hành điều tra hoặc yêu cầu CQĐT

trực tiếp điều tra.
Ba là, Trong trường hợp qua các hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm
sát hoạt động tư pháp , VKS trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm thì VKS ra quyết

15


định khởi tố vụ án hình sự, gửi cho CQĐT có thẩm quyền tiến hành điều tra hoặc
yêu cầu CQĐT khởi tố vụ án.
Bốn là, Trong trường hợp xét xử tại phiên tòa, HĐXX yêu cầu khởi tố mà
VKS thấy u cầu khởi tố của HĐXX có căn cứ thì VKS quyết định khởi tố vụ án
gửi cho cơ quan điều tra tiến hành điều tra. Nếu thấy yêu cầu khởi tố của HĐXX
khơng có căn cứ thì VKS khơng ra quyết định khởi tố vụ án và có văn bản trả lời
về yêu cầu của HĐXX.
Thấm quyền quyết định khởi tố vụ án thuộc về viện trưởng viện kiểm sát các
cấp. Phó viện trưởng viện kiểm sát các cấp cũng có quyền này khi được phân cơng
thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự.
3. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử
Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Tồ án chỉ thuộc về HĐXX. Theo
quy định tại khoản 4 Điều 153 BLTTHS 2015, thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự
của HĐXX mang tính lựa chọn. HĐXX ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu VKS
khởi tố vụ án nếu qua việc xét xử tại phiên tồ mà phát hiện có việc bỏ lọt tội
phạm. Đây là trường hợp ngoài hành vi phạm tội đã bị khởi tố, điều tra, truy tố và
quyết định đưa ra xét xử, bị cáo còn thực hiện hành vi khác mà BLHS quy định là
tội phạm hoặc ngồi bị cáo cịn có đồng phạm khác hoặc người phạm tội khác liên
quan đến vụ án chưa bị khởi tố, điều tra, truy tố.

16



HĐXX khơng khởi tố vụ án hình sự nếu đã có quyết định tách vụ án hoặc
chưa có quyết định tách vụ án của cơ quan điều tra, VKS nhưng khơng có căn cứ
để tách vụ án theo quy định của BLTTHS. Khi phát hiện tội phạm mới hoặc người
phạm tội mới tại phiên tịa thì khơng phải mọi trường hợp HĐXX ra quyết định
khởi tố vụ án. Nếu tội phạm mới hoặc người phạm tội mới có liên quan đến vụ án
đang xét xử, không thể tách ra thành vụ án độc lập thì giải quyết trong cùng một vụ
án để đảm bảo sự thật khách quan toàn diện và đầy đủ thì HĐXX ra quyết định trả
hồ sơ để điều tra bổ sung.
Như vậy, những tội phạm mới hoặc người phạm tội mới mà HĐXX quyết
định khởi tố phải là những tội, những người không liên quan đến vụ án đang xét xử
hoặc có liên quan nhưng có thể tách ra giải quyết một cách độc lập.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi HĐXX ra quyết định khởi tố vụ án hình sự,
Tịa án phải gửi quyết định đó kèm theo tài liệu liên quan đến VKS cùng cấp. Nếu
thấy quyết định khởi tố vụ án của HĐXX khơng khơng có căn cứ thì VKS kháng
nghị lên Tòa án cấp trên một cấp. Thủ tục xem xét kháng nghị của VKS đối với
quyết định khởi tố vụ án của Tòa án được thực hiện theo quy định tại Điều 362
BLTTHS 2015.
Có thể thấy Thẩm quyền khởi tố của Tịa án được quy định từ rất sớm, khi
có BLTTHS 1988 tại Đoạn 2 Điều 87: “Tòa án ra quyết định khởi tố vụ án nếu qua
việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện tội phạm hoặc người phạm tội mới cần điều
17


tra” tuy nhiên cho đến hiện tại, trong quá trình áp dụng pháp luật thì rất ít trường
hợp Tịa án (Hội đồng xét xử) ra quyết định này, điều đó cũng phần nào phản ánh
tính khơng khả thi của quy định này.
4. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của các cơ quan khác được giao nhiệm
vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
Theo quy định tại Điều 153, Điều 164 BLTTHS 2015 và theo luật tổ chức cơ
quan điều tra hình sự 2015 thì các cơ quan khác có thẩm quyền khởi tố vụ án hình

sự gồm: đơn vị bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, cơ quan Kiểm lâm, lực lượng
Cảnh sát biển và các cơ quan khác trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân.
Đây là những cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực
khác nhau nhưng do tính chất đặc thù trong lĩnh vực quản lý và địa bàn hoạt động
ở những nơi biên giới, hải đảo… Vì vậy, pháp luật quy định cho các cơ quan này
cũng có thẩm quyền khởi tố một số vụ án hình sự là hết sức đúng đắn, cần thiết
nhằm phát hiện và xử lý kịp thời, nhanh chóng, chính xác tội phạm, người phạm
tội. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của đơn vị Bộ đội biên phịng, cơ quan Hải
quan, cơ quan Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển.
Các cơ quan nói trên khơng phải là CQĐT chuyên trách nên pháp luật TTHS
quy định thẩm quyền khởi tố trong phạm vi hạn chế phụ thuộc vào lĩnh vực quản lý
của từng cơ quan. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của những cơ quan này được
xác định theo sự việc và trường hợp pháp hiện tội phạm cụ thể:
18


Các cơ quan của bộ đội biên phòng: khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực
quản lí của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại Chương XIII và các điều 150,
151, 152, 153, 188, 189, 192, 193, 195, 207, 227, 235, 236, 242, 247, 248, 249,
250, 251, 252, 253, 254, 255, 256, 303, 304, 305, 306, 309, 330, 337, 338, 346,
347, 348, 349 và 350 của BLHS xảy ra trong khu vực biên giới trên đất liền, bờ
biển, hải đảo và các vùng biển do bộ đội biên phịng quản lí thì có quyền khởi tố vụ
án hình sự.
Thẩm quyền khởi tố vụ án thuộc về Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng;
Cục trưởng Cục phòng, chống ma t và tội phạm; đồn trưởng đồn đặc nhiệm
phịng, chống ma tuý và tội phạm; chỉ huy trưởng bộ đội biên phòng tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương; chỉ huy trưởng biên phòng cửa khẩu cảng, đồn trưởng
đồn biên phòng tuỳ thuộc vào vụ án khởi tố về tội nào trong các tội trên.
Các cơ quan của hải quan: khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lí
của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại các điều 188,189 và 190 của BLHS

thì Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông
quan, Cục trưởng Cục hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, chi
cục trưởng chi cục hải quan cửa khẩu có quyền ra quyết định khởi tố vụ án.
Các cơ quan của kiểm lâm: khởi tố vụ án hình sự khi thực hiện nhiệm vụ
trong lĩnh vực quản lí của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại các điều 232,
243, 244, 245, 313, và 345 của BLHS thì thẩm quyền khởi tố thuộc về Cục trưởng
19


Cục kiểm lâm, chi cục trưởng chi cục kiểm lâm vùng, chi cục trưởng chi cục kiểm
lâm, hạt trưởng hạt kiểm lâm.
Các đơn vị thuộc lực lượng cảnh sát biển: khi thực hiện nhiệm vụ trong
lĩnh vực quản lí của mình mà phát hiện tội phạm quy đmh tại Chương XIII và các
điều 188, 189, 227, 235, 236, 237, 242, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 272, 273,
282, 284, 303, 304, 305, 309, 311, 346, 347 và 348 của BLHS xảy ra trên các vùng
biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do lực lượng
cảnh sát biển quản lí thì có quyền khởi tố vụ án. Thẩm quyền thuộc Tư lệnh cảnh
sát biển, Tư lệnh vùng cảnh sát biển, Cục trưởng Cục nghiệp vụ và pháp luật, hải
đoàn trưởng, hải đội trưởng và đội trưởng đội nghiệp vụ cảnh sát biển. Đoàn
trưởng đoàn đặc nhiệm phịng, chống tội phạm ma t có quyền khởi tố vụ án đối
với các tội phạm quy định tại các điều 249, 250, 251, 252, 253 và 254 của BLHS.
Các cơ quan của kiểm ngư: khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lí
của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại các điều 111, 242, 244, 245, 246, 305
và 311 của BLHS xảy ra trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam do kiểm ngư quản lí thì Cục trưởng Cục kiểm ngư, chi cục
trưởng chi cục kiểm ngư vùng có quyền khởi tố vụ án hình sự.
Các cơ quan khác của lực lượng cảnh sát trong công an nhân dân được
giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra: trong khi thi hành nhiệm vụ
mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan
20



cảnh sát điều tra thì Cục trưởng, giám đốc, trưởng phòng, giám thị của các cơ quan
cảnh sát này quyết định khởi tố vụ án hình sự.
Các cơ quan khác thuộc lực lượng an ninh trong công an nhân dân được
giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra: khởi tố vụ án hình sự khi
thực hiện nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu của tội phạm thuộc
thẩm quyền điều tra của cơ quan an ninh điều tra ưong công an nhân dân thì thẩm
quyền khởi tố thuộc về Cục trưởng, trưởng phịng của các cơ quan an ninh quy
định tại khoản 6 Điều 9 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự.
Cơ quan khác trong quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành
một số hoạt động điều tra: trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc
có dấu hiệu của tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra hình sự
đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì khởi tố vụ án hình sự. Thẩm quyền
khởi tố vụ án thuộc về giám thị trại giam trong quân đội.
Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực và địa bàn quản lý
của mình thì các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, tiến hành một số hoạt động điều tra và chuyển
đến VKS có thẩm quyền hoặc CQĐT có thẩm quyền trong thời hạn được quy định
tại Điều 164.
Việc quy định của pháp luật như trên một mặt giúp cho việc phát hiện tội
phạm được nhanh chóng, chính xác, khơng bỏ lọt tội phạm, mặt khác thể hiện sự
21


phối hợp trong hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm giữa các CQĐT và các
cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều ra vì mục đích phát
hiện kịp thời, chính xác tội phạm, người phạm tội. Có thể thấy, việc quy định thẩm
quyền khởi tố cho những chủ thể này là hợp lí với nhiệm vụ của các chủ thể này.
Về chuyên môn, nghiệp vụ thì các chủ thể này đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn

khởi tố vụ án hình sự.
III. Khó khăn, vướng mắc khi áp dụng các quy định về thẩm quyền khởi tố vụ
án hình sự trong thực tiễn và hướng khắc phục
Trong những năm vừa qua, khi BLTTHS 2015 đi vào đời sống, các CQĐT,
VKS, Tòa án, các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra đã tuân thủ những quy định về khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong BLTTHS
Việt Nam, góp phần quan trọng trong việc phát hiện kịp thời, chính xác tội phạm,
người phạm tội góp phần cho các quá trình điều tra, khám phá, xử lý tội phạm và
người phạm tội. Tuy nhiên, quá trình thực thi pháp luật cho thấy còn nhiều vấn đề
bất cập trong khởi tố vụ án, dẫn đến việc để lọt tội phạm và người phạm tội, kể cả
việc làm oan người vô tội. Những hạn chế chưa được quy định chặt chẽ trong luật
dẫn đễn khó khăn, chồng chéo thẩm quyền khi áp dụng vào thực tế như sau:
1. Về quy định thẩm quyền khởi tố của Hội đồng xét xử trong BLTTHS
Trong thực tiễn, quy định về quyền khởi tố vụ án hình sự của HĐXX khơng
được thực hiện bởi những lý do sau:
22


Thứ nhất, HĐXX không phải là CQĐT và cũng không có thẩm quyền điều
tra nên trên thực tế, thẩm quyền khởi tố vụ án của Tòa án mà cụ thể là HĐXX
khơng khả thi vì việc quan trọng trước giai đoạn khởi tố chính là giai đoạn điều tra
ban đầu. Để khởi tố vụ án hình sự cần phải có q trình kiểm tra, xác minh các tình
tiết có liên quan đến sự việc phát hiện tội phạm, có thể là những tình tiết phức tạp,
có liên quan đến nhiều người, phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm khác
nhau, thậm chí cịn phải tiến hành một số hoạt động điều tra có tính chất phức tạp
trước khi khởi tố vụ án hình sự, các cơ quan chun mơn có thẩm quyền điều tra
căn cứ vào tin tố giác tội phạm, phạm tội quả tang… tiến hành các công việc
chuyên môn, nghiệp vụ nhằm thu thập chứng cứ làm căn cứ khởi tố vụ án, trong
khi đó Tịa án khơng có chức năng và những cơng cụ này...
Như vậy, HĐXX khơng thể có đủ điều kiện để đảm bảo thực hiện việc này.

Hơn nữa, chức năng chính của Tịa án nói chung và HĐXX nói riêng là xét xử, vì
vậy tại phiên tịa các thơng tin về tội phạm và người phạm tội mới cũng chỉ có thể
được phản ánh qua lời khai của người tham gia tố tụng, từ việc xem xét, đánh giá
những tài liệu có trong hồ sơ mà các cơ quan tiến hành tố tụng thu thập được trước
đó cung cấp và đã biết nhưng chưa đủ căn cứ để xác định dấu hiệu tội phạm nên đã
khơng khởi tố vụ án hình sự. Như vậy, sẽ là khó chính xác nếu chưa kiểm tra, xác
minh lại những thông tin này bằng các hoạt động ngồi phiên tịa mà đã ra quyết
định khởi tố vụ án.
23


Thứ hai, Mục tiêu của khởi tố vụ án hình sự là bảo đảm được yêu cầu phải
nhanh chóng, kịp thời tiến hành các hoạt động tố tụng sau khi khởi tố vụ án hình
sự. Nếu trong trường hợp các cơ quan khác không phải HĐXX khởi tố vụ án thì
hoạt động điều tra được tiến hành ngay sau khi khởi tố vụ án hình sự cho dù quyết
định đó có phải gửi cho VKS để kiểm sát việc khởi tố vụ án. Ngay cả khi chưa xác
định được thẩm quyền điều tra thì cơ quan nào phát hiện tội phạm cũng được tiến
hành ngay những hoạt động điều tra cần thiết để kịp thời thu thập chứng cứ của vụ
án. Nhưng trong trường hợp là HĐXX khởi tố thì HĐXX khơng có khả năng tiến
hành hoạt động điều tra.
Do vậy, quyết định phải được gửi cho VKS xem xét ra quyết định việc điều
tra. Trong trường hợp xét thấy quyết định trên khơng có căn cứ thì VKS kháng
nghị lên Tòa án cấp trên. Thực hiện thủ tục trên mất nhiều thời gian cũng như tạo
khó khăn cho việc điều tra thu thập chứng cứ. Vì vậy nên bỏ quy định về thầm
quyền khởi tố vụ án hình sự của HĐXX vì thực tế quy định này khơng có tính khả
thi. Với chức năng duy nhất là xét xử, cần tạo điều kiện để HĐXX tập trung hoàn
thành tốt chức năng xét xử.
Thứ ba, nếu HĐXX vừa là chủ thể khởi tố, vừa là người xét xử vụ án sẽ
khơng đảm bảo tính khách quan cũng như khơng đảm bảo tính chủ động của
HĐXX, chưa tối ưu hóa ngun tắc cơ bản của tố tụng hình sự chính là “tôn trọng

và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân”. Do đó, Để đảm bảo cho sự khách quan,
24


cơng tâm thì BLTTHS nên sửa thẩm quyển của HĐXX theo hướng: không quy
định thẩm quyền khởi tố vụ án của Tòa án.
Khi HĐXX yêu cầu VKS khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại
phiên tịa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra,
nếu VKS ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì HĐXX có quyền khiếu nại
quyết định khơng khởi tố vụ án đó khi có căn cứ cho rằng quyết định khơng khởi tố
vụ án của VKS là trái pháp luật.
2. Một số điều luật quy định chưa rõ ràng, xung đột thẩm quyền gây khó khăn
khi thực hiện pháp luật
Thứ nhất, Tại Điều 151 (giải quyết vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ
quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện) quy định: “Cơ quan có
thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm thì quyết định
việc khởi tố vụ án theo thẩm quyền hoặc chuyển cho Cơ quan điều tra có thẩm
quyền giải quyết.” Nghĩa là cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát
hiện dấu hiệu tội phạm sẽ có 2 lựa chọn: 1) khởi tố vụ án; 2) chuyển cho CQĐT.
Điều này mẫu thuẫn với khoản 4 Điều 153 (thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự) quy
định: “Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ
án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội
phạm”. Trong trường hợp nêu trên thì HĐXX có quyền khởi tố vụ án hoặc yêu cầu
VKS khởi tố vụ án chứ không cần chuyển cho CQĐT. Để đỡ khó khăn trong áp
25


×