PHẦN I
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HẠCH TOÁN VÀ PHÂN TÍCH CƠNG NỢ TRONG
DOANH NGHIỆP
I. Một số khái niệm về cơng nợ và nhiệm vụ kế tốn cơng nợ.
1. Khái niệm cơng nợ:
Q trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn phát sinh các
mối quan hệ thanh toán giữa người mua và người bán, giữa các đơn vị với nhau và
trong nội bộ công ty. Trên cơ sở các mối quan hệ này là phát sinh các khoản nợ phải
thu hoặc nợ phải trả tương ứng. Đây được gọi là công nợ.
Công nợ bao gồm các khoản phải thu, các khoản phải trả và quan hệ thanh toán.
1.1. Các khoản phải thu:
Là tài sản của đơn vị mà các cá nhân, tổ chức khác đang tạm thời sử dụng.
Khoản phải thu thể hiện quyền của đơn vị để nhận tiền, hàng hoá và những dịch vụ
từ các tổ chức, cá nhân khác. Về bản chất, khoản phải thu được phân loại là tài sản
ngắn hạn nếu thời gian thu tiền của khoản phải thu nhỏ hơn một năm. Khoản phải
thu có thời gian thu tiền lớn hơn một năm không được xem là tài sản ngắn hạn. Các
khoản phải thu xuất hiện chủ yếu là do đơn vị đã cung ứng sản phẩm, hàng hoá,
dịch vụ cho khách hàng và khách hàng chưa thanh toán tiền. Khoản phải thu này gọi
là phải thu khách hàng. Ngoài ra, cịn có những khoản phải thu khác như: thương
phiếu phải thu, phải thu nội bộ, phải thu tiền tạm ứng, phải thu khác...
1.2. Các khoản phải trả
Nợ phải trả được định nghĩa là trách nhiệm hiện tại của đơn vị đối với các tổ
chức khác, mà trách nhiệm đó là kết quả của những sự kiện kinh tế trong quá khứ.
Định nghĩa trên muốn nhấn mạnh nợ phải trả là một cam kết của đơn vị sẽ chuyển
từ tài sản của mình trả cho các tổ chức, cá nhân khác trong tương lai. Sỡ dĩ như vậy
là vì trong thực tiễn kinh doanh để đáp ứng những nhu cầu về vốn cho hoạt động,
các đơn vị thường nhận sự tài trợ của các tổ chức, cá nhân khác bằng vay ngân
hàng, vay các đối tượng khác, mua chịu người bán hay chiếm dụng vốn tạm thời do
chưa đến kì hạn thanh toán nợ như nợ thuế, nợ lương người lao động...Trong những
trường hợp như vậy, đồng thời với việc hình thành nên tài sản là việc hình thành
nhứng cam kết tương ứng mà đơn vị phải trả khi đến hạn trong tương lai, từ đó hình
thành nên nợ phải trả của đơn vị.
1.3. Quan hệ thanh toán:
Thanh toán được hiểu là quan hệ kinh doanh xảy ra khi các doanh nghiệp có các
quan hệ phải thu, phải trả với khách hàng của mình về một khoản tiền đã chi, đã
vay,…trong quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị.
Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn phát sinh các mối
quan hệ thanh toán giữa người mua và người bán, giữa các doanh nghiệp, đơn vị với
nhau và trong nội bộ cơng ty .
Có hai hình thức thanh toán: thanh toán trực tiếp và thanh toán qua trung gian:
Thanh toán trực tiếp: Người mua và người bán thanh toán trực tiếp với nhau bằng
tiền mặt, sec, … đối với các khoản nợ phát sinh.
Thanh toán qua trung gian: Việc thanh toán giữa người mua và người bán khơng
diễn ra trực tiếp với nhau mà có một bên thứ ba (ngân hàng hay các tổ chức tài
chính khác) đứng ra làm trung gian thanh tốn các khoản nợ phát sinh đó thơng qua
uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc hay thư tín dụng….
Doanh nghiệp phải biết lựa chọn cho mình hình thức phù hợp để có thể thanh tốn
kịp thời, đúng hạn, tránh tình trạng ứ đọng và bị chiếm dụng vốn nhằm tạo sự chủ
động trong kinh doanh.
Trong các quan hệ thanh toán nhiều khi chịu tác động của các yếu tố chủ quan và
yếu tố khách quan, do đó kết quả khơng đạt được như mong muốn, và khi đó là do
rủi ro xảy ra. Có hai dạng rủi ro :
Rủi ro hệ thống (rủi ro thị trường): đây là loại rủi ro ngoài dự kiến, khơng thể
kiểm sốt được, có tác động đến hầu hết các loại tài sản của doanh nghiệp. Loại rủi
ro này là do thiên tai, cung cầu trên thị trường, do lạm phát, giảm giá, do chính sách
kinh tế - xã hội …khi rủi ro này xảy ra doanh nghiệp nào cũng bị ảnh hưởng và
không thể ngăn ngừa được rủi ro này.
Rủi ro không hệ thống: Đây là loại rủi ro phát sinh trong nội bộ từng doanh
nghiệp, có tác động đến một hoặc một vài khoản mục tài sản. Rủi ro này do sự thay
đổi về bộ máy quản lý, điều hành, thay đổi giá của nguyên vật liệu, do thay đổi
chính sách sản phẩm, thay đổi cơ cấu kinh doanh…Loại rủi ro này doanh nghiệp có
thể hạn chế được.
2. Vai trị, vị trí và nhiệm vụ của kế tốn cơng nợ:
2.1. Vai trị, vị trí của kế tốn cơng nợ:
Hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng diễn ra trong mối liên
hệ phổ biến với hoạt động của các doanh nghiệp khác và cơ quan quản lý của của
Nhà nước. Mối quan hệ này tồn tại một cách khách quan trong tất cả các hoạt động
của doanh nghiệp từ quá trình mua sắm các loại vật tư, công cụ, dụng cụ, tài sản cố
định…đến quá trình thực hiện kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hay cung cấp
dịch vụ…Từ đó có thể nói rằng, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
ln gắn liền với các nghiệp vụ thanh tốn: thanh tốn người bán, người mua, cơng
nhân viên,…Trên cơ sở các quan hệ thanh toán này làm phát sinh các khoản nợ phải
thu hoặc nợ phải trả. Nhiệm vụ của kế toán là phải theo dõi chặt chẽ những quan hệ
này để kịp thời báo cáo tình hình cho Giám đốc nhằm đánh giá và dự đốn tình hình
tài chính trong thời gian tới để có những quyết định đúng đắn trong sản xuất kinh
doanh. Kế toán các khoản nợ phải thu và kế toán các khoản nợ phải trả gọi chung là
kế tốn cơng nợ.
Kế tốn cơng nợ là một phần hành kế tốn khá quan trọng trong tồn bộ cơng tác
kế tốn của một doanh nghiệp. Tổ chức tốt cơng tác kế tốn cơng nợ góp phần rất
lớn trong việc lành mạnh hố tình hình tài chính của doanh nghiệp. Việc theo dõi
chặt chẽ các khoản nợ phải thu và các khoản nợ phải trả giúp cho doanh nghiệp
tránh được tình trạng ứ đọng vốn, tránh tình trạng chiếm dụng vốn, đồng thời tranh
thủ chiếm dụng tối đa vốn của các doanh nghiệp, của các tổ chức tín dụng khác
nhưng vẫn đảm bảo một khả năng thanh toán hợp lý góp phần rất lớn trong việc giữ
uy tín trong sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp.
Các khoản phải thu là số vốn của doanh nghiệp bị các đơn vị các cá nhân chiếm
dụng và nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải thu hồi các khoản này trong thời gian
nhanh nhất. Trong số các khoản phải thu thì khoản phải thu của khách hàng là
khoản thu chiếm vị trí khá quan trọng trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp, do
đó việc theo dõi khoản mục này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp
Bên cạnh các khoản phải thu, các khoản phải trả là những khoản mà doanh
nghiệp chiếm dụng được của các cá nhân, tổ chức khác trong và ngoài doanh
nghiệp. Các khoản phải trả là một bộ phận khá quan trọng trong tổng nguồn vốn của
doanh nghiệp.
Các khoản nợ phải thu và các khoản nợ phải trả có quan hệ chặt chẽ với nhau, do
đó doanh nghiệp phải có biện pháp quản lý chặt chẽ và các chính sách tín dụng hợp
lý nhằm giúp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt được hiệu quả.
2.2. Nhiệm vụ của kế tốn cơng nợ:
Nhiệm vụ của kế tốn cơng nợ là theo dõi, phân tích đánh giá và tham mưu để cấp
quản lý có những quyết định đúng đắn trong hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể:
Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác và rõ ràng các nghiệp vụ thanh
toán phát sinh theo từng đối tượng, từng khoản thanh tốn có kết hợp với thời hạn
thanh toán .
Ghi chép kịp thời trên hệ thống chứng từ, sổ sách và tổng hợp đúng khoản nợ
phải thu và khoản phải trả .
Giám sát tình hình thanh tốn cơng nợ và việc chấp hành kỷ luật thanh tốn, tài
chính tín dụng, ngăn chặn tình trạng vi phạm pháp luật thanh toán, thu nộp ngân
sách Nhà nước, chiếm dụng vốn hoặc bị chiếm dụng vốn không hợp lý.
Cung cấp số liệu, tài liệu, thông tin đầy đủ để lập các báo cáo phục vụ yêu cầu
quản lý của doanh nghiệp.
Kế tốn cơng nợ ở bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào cũng đóng vai trị hết sức
quan trọng. Tuỳ vào quy mơ ngành nghề kinh doanh, trình độ tổ chức, quản lý bộ
máy và trình độ cán bộ làm cơng tác kế tốn để bố trí, sắp xếp số lượng nhân viên
trong phần hành kế tốn cơng nợ cho hợp lý. Quản lý công nợ tốt không chỉ là yêu
cầu mà còn là vấn đề cần thiết quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh
nghiệp trong tình hình hiện nay.
II. Hạch tốn cơng nợ trong doanh nghiệp
Việc hạch toán nhằm phục vụ cho mục đích phân tích cơng nợ trong doanh
nghiệp. Do đó khơng đi sâu hạch toán chi tiết mà chỉ chú trọng hạch tốn phải thu
khách hàng, phải trả người bán vì đó là hai khoản chiếm tỷ trọng lớn trong các
khoản phải thu khách hàng, phải trả người bán tương ứng.
1. Đối với các khoản phải thu
Các khoản phải thu của doanh nghiệp bao gồm phải thu của khách hàng, thuế
GTGT được khấu trừ, phải thu nội bộ, phải thu khác…Các khoản phải thu không
bao gồm các khoản phải thu liên quan đến hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính
như: Thu về lãi tiền vay, lãi cổ tức, thu về lợi nhuận được chia, thu về thanh lý,
nhượng bán tài sản cố định… Cụ thể :
1.1.Phải thu khách hàng.
- Để hạch toán các khoản phải thu của khách hàng, kế toán sử dụng tài khoản 131
- Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh tốn các
khoản nợ phải thu của doanh nghiệp vơí khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng
hố, bất động sản đầu tư, tài sản cố định, cung cấp dịch vụ.
Tài khoản này còn được dùng để phản ánh các khoản phải thu của người nhận
thầu XDCB với người giao thầu về khối lượng công tác XDCB đã hoàn thành
Hạch tốn tài khoản này cần tơn trọng một số quy định như sau :
1. Nợ phải thu cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu, theo từng
nội dung phải thu, theo dõi chi tiết phải thu ngắn hạn, phải thu dài hạn và ghi chép
theo từng lần thanh toán.
Đối tượng phải thu là các khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp về mua
sản phẩm, hàng hoá, nhận cung cấp dịch vụ, kể cả tài sản cố định, bất động sản đầu tư.
2. Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ bán sản phẩm, hàng hoá, BĐS
đầu tư, TSCĐ, cung cấp dịch vụ thu tiền ngay.
3. Trong hạch toán chi tiết tài khoản này kế toán phải tiến hành phân loại các khoản
nợ, loại nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khó địi hoặc có khả năng khơng thu hồi
được, để có căn cứ trích lập dự phịng phải thu khó địi hoặc có biện pháp xử lý đối
với khoản nợ phải thu khơng địi được.
4. Trong quan hệ bán sản phẩm, hàng hoá,cung cấp dịch vụ theo thoả thuận giữa
doanh nghiệp và khách hàng, nếu sản phẩm và hàng hoá, BĐS đầu tư đã giao, dịch
vụ cung cấp không đúng theo thoả thuận trong hợp đồng kinh tế thì người mua có
thể u cầu doanh nghiệp giảm giá hàng hoá hoặc trả lại số hàng đã giao.
Các chứng từ sử dụng:
- Hợp đồng kinh tế
- Hoá đơn bán hàng
- Phiếu xuất kho
- Phiếu thu
- Biên bản bù trừ cơng nợ
- Biên bản xố nợ
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản phải thu khách hàng
Bên Nợ:
- Số tiền phải thu của khách hàng về sản phẩm hàng hoá, BĐS đầu tư, TSCĐ được
giao, dịch vụ đã cung cấp và được xác định là đã bán trong kỳ.
- Số tiền thừa đã trả cho khách hàng
Bên Có:
- Số tiền khách hàng đã trả nợ.
- Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước của khách hàng.
- Khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng sau khi đã giao hàng khách hàng có
khiếu nại.
- Doanh thu của số hàng đã bán bị người mua trả lại (có thuế GTGT hoặc khơng có
thuế GTGT)
- Số tiền chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại cho người mua.
Số dư bên Nợ:
- Số tiền còn phải thu của khách hàng
Số dư bên Có:
- Số tiền nhận trước, hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng chỉ biết
theo từng đối tượng cụ thể.
- Đối với tài khoản này, khi lập Bảng Cân Đối Kế Toán, phải lấy số dư chi tiết theo
từng đối tượng phải thu của tài khoản này để ghi cả hai chỉ tiêu bên “Tài Sản” và
bên “Nguồn Vốn”.
Sơ đồ kế tốn:
511,515
(1)
131
(6)
33311
635
521,531,532
(7)
711
33311
(2)
111,112
111,112,113
(3)
(8)
413
331
(9)
139, 642
(4)
(10a)
004
(10b)
(5)
Giải thích sơ đồ
(1) : Doanh thu chưa thu tiền
(2) : Thu nhập do thanh lý nhượng bán tài sản cố định chưa thu tiền
(3): Các khoản chi hộ cho khách hàng
(4): Chênh lệch tỷ giá tăng khi đánh giá các khoản phải thu của khách hàng bằng
ngoại tệ cuôi kỳ.
(5): Chênh lệch tỷ giá giảm khi đánh giá các khoản phải thu của khách hàng bằng
ngoaị tệ cuối kỳ
(6): Chiết khấu thanh toán
(7): Chiết khấu thương mại, giảm giá, hàng bán bị trả lại
(8): Khách hàng ứng trước hoặc thanh toán tiền
(9): Bù trừ nợ
(10a): Nợ khó địi xử lý xố sổ
(10b): Ghi đồng thời nghiệp vụ 10a
1.2. Thuế GTGT được khấu trừ.
- Để hạch toán thuế GTGT được khấu trừ, kế toán sử dụng tài khoản 133
- Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu
trừ và còn được khấu trừ của doanh nghiệp.
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ dùng cho
sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thếu GTGT.
Hạch toán tài khoản này cần phải tôn trọng một số quy định sau:
1. Chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp chỉ nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
thuế, không áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tương chịu thuế GTGT theo
phương pháp trực tiếp và hàng hoá dịc vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
2. Doanh nghiệp phải hạch toán riêng thuế GTGT được khấu trừ và thuế GTGT đầu
vào không được khấu trừ.
3. Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hoá, dịch vụ vào hoạt động sản xuất, kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc dùng vào
hoạt động sản xuât, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương
pháp trực tiếp, dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án được trang trải bằng khoản
kinh phí sự nghiệp, dự án, hoặc dùng vào hoạt động phúc lợi, khen thưởng đựơc
trang trải bằng khoản phúc lợi khen thưởng của doanh nghiệp thì số thuế GTGT đầu
vào được khấu trừ và đựơc hạch toán vào tài khoản 133. Số thuế GTGT đầu vào
khơng được khấu trừ được tính vào giá trị của vật tư, hàng hoá, tài sản cố định, dịch
vụ mua vào.
4. Trường hợp hàng hoá, dịch vụ được dùng chứng từ đặc thù ghi giá thanh tốn là
giá đã có thuế GTGT thì doanh nghiệp được căn cứ vào giá hàng hoá, dịch vụ mua
vào đã có thuế GTGT để xác định giá khơng có thuế và và thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ theo phương pháp tính được quy định tại điểm B, khoản 1.2, mục I
phần III thông tư120/2003/TT- BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài Chính.
5. Đối với cơ sở sản xuất nơng lâm, ngư nghiệp, xuất khẩu sản phẩm do mình trực
tiếp ni, trồng, đánh bắt, khai thác thì chỉ được khấu trừ thuế đầu vào của hàng hoá
dịch vụ sử dụng trực tiếp cho giai đoạn khai thác.
6. Hàng hoá mua vào bị tổn thất do thiên tai, hoả hoạn, bị mất, xác định trách nhiệm
của các tổ chức, cá nhân phải bồi thường thì thuế GTGT đầu vào của số hàng hố
này được tính vào giá trị hàng hố tổn thất phải bồi thường, khơng được tính vào số
thuế GTGT đầu vào được khấu trừ khi kê khai thuế GTGT phải nộp.
7. Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào thì được kê khai khấu trừ khi xác
định thuế GTGT phải nộp của tháng đó.
8. Văn phịng tổng cơng ty không trực tiếp hoạt động kinh doanh không thuộc đối
tượng nộp thuế GTGT thì khơng được khấu trừ hay hồn thuế GTGT đầu vào của
hàng hoá, dịch vụ mua vào phục vụ cho hoạt động của đơn vị
9. Đối với doanh nghiệp kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
trên GTGT được chuyển sang nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, được khấu
trừ thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào phát sinh kể từ tháng trước được áp
dụng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế. Đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào
tháng trước được áp dụng nộp thuế theo phương pháp khấu từ thuế thì khơng được
tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
10.Theo luật thuế GTGT thì căn cứ xác định số thuế đầu vào được khấu trừ là số
thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT khi mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp
thuế GTGT thay cho nhà thầu nước ngoài theo quy định. Trường hợp hàng hoá,
dịch vụ mua vào khơng có hố đơn GTGT hoặc có hố đơn GTGT nhưng khơng
được quy định của pháp luật thì doanh nghiệp không được khấu trừ thuế.
1.3. Phải thu nội bộ
- Để hạch toán phải thu nội bộ, kế toán sử dụng tài khoản 136
- Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ và tình hình thanh tốn các khoản
nợ phải thu của doanh nghiệp với đơn vị cấp trên, giữa các đơn vị trực thuộc, hoặc
các đơn vị phụ thuộc trong một doanh nghiệp độc lập, các doanh nghiệp độc lập
trong tổng công ty về các khoản vay mượn, chi hộ, trả hộ, thu hộ, hoặc các khoản
mà doanh nghiệp cấp dưới có nghĩa vụ lên nộp đơn vị các trên hoặc các trên cấp
cho cấp dưới.
1.4. Phải thu khác:
- Để hạch toán phải thu khác, kế toán sử dụng tài khoản 138
- Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu ngoài phạm vi đã phản ánh
ở các tài khoản phải thu (tài khoản 131,133, 486) và tình hình thanh tốn các khoản
nợ phải thu này.
Nội dung và phạm vi phản ánh các tài khoản nay gồm các nghiệp vụ chủ yếu
sau:
1. Giá trị tài sản thiếu đã được phát hiện nhưng chưa xác định được nguyên nhân,
phải chờ xử lý..
2. Các khoản phải thu về bồi thường vật chất do cá nhân, tập thể (trong và ngoài
đơn vị) gây ra như mất mát, hư hỏng vật tư, hàng hoá, tiền vốn .. đã được xử lý bắt
bồi thường.
3. Các khoản cho vay, cho mượn vật tư, tiền vốn có tính chất tạm thời không lấy lãi.
4. Các khoản đã chi cho hoạt động sự nghiệp, chi dự án, chi đầu tư XDCB, chi phí
sản xuất, kinh doanh nhưng khơng được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải thu hồi.
5. Các khoản đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu chi hộ cho đơn vị uỷ thác xuất khẩu về
phía ngân hàng, phí giám định hải quan, phí vận chuyển, bốc vác…
6. Các khoản phải thu phát sinh khi cổ phần hoá cơng ty nhà nước, như: chi phí cổ
phần hố, trợ cấp cho lao động thôi việc, mất việc, hỗ trợ đào tạo lại lao động trong
doanh nghiệp cổ phần hoá…
7. Tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận phải thu từ các hoạt động đầu tư tài chính
8. Các khoản phải thu khác ngoài các khoản trên.
2. Đối với các khoản phải trả.
Nợ phải trả là các khoản nợ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh mà
doanh nghiệp phải trả, phải thanh toán cho các đơn vị, các tổ chức kinh tế, xã hội
hoặc cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp, bao gồm: Các khoản nợ tiền vay, các
khoản nợ phải trả cho người bán, cho Nhà nước, cho công nhân viên và các khoản
phải trả khác. Các khoản nợ này có thể thanh tốn bằng tiền, hàng chuyển khoản
hoặc bằng cung cấp vật tư, dịch vụ…
2.1. Vay ngắn hạn.
- Để hạch toán vay ngắn hạn, kế toán sử dụng tài khoản 311
- Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền vay ngắn hạn và tình hình trả nợ
tiền vay của doanh nghiệp, bao gồm khoản tiền vay ngân hàng, vay các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài doanh nghiệp.
Vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn trả trong vịng một chu kì sản xuất,
kinh doanh bình thương hoặc trong vịng một năm tài chính.
Hạch tốn tài khoản này cần tơn trọng một số quy định sau:
1. Kế toán tiền vay ngắn hạn phải theo dõi chi tiết số tiền đã vay, lãi vay, số tiền vay
đã trả (gốc và lãi vay), số tiền còn phải trả theo từng đối tượng cho vay, theo từng
khế ước vay.
2. Trường hợp vay bằng ngoại tệ, hoặc trả nợ vay bằng ngoại tệ phải theo dõi chi
tiết gốc ngoại tệ riêng và quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế giao
dịch hoặc tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ bên ngân hàng do Ngân Hàng
Nhà Nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh giao dịch hoặc theo tỷ giá trên
sổ kế toán. Các khoản chênh lệch tỷ giá ở thời điểm vay và thời điểm trả nợ vay
phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá hối đoái đáng giá lại nợ vay bàng ngoại tệ
cuối năm tài chính (giai đoạn sản xuất kinh doanh) của các khoản mục tiền tệ có gốc
ngoại tệ được ghi nhận ngay vào chi phí tài chính, hoặc doanh thu hoạt động tài
chính trong năm
2.2. Phải trả cho người bán
- Để hạch toán phải trả cho người bán, kế toán sử dụng tài khoản 331
- Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh tốn về các khoản nợ phải trả của
doanh nghiệp cho người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp dịch vụ theo hợp
đồng kinh tế đã ký kết. Tài khoản này cũng được dùng để phản ánh tình hình thanh
tốn về các khoản nợ phải trả cho người nhận thầu xây lắp chính phụ
Hạch tốn tài khoản này cần tơn trọng một số quy định sau:
1- Phải trả người bán cần được hạch tốn chi tiết cho từng đối tượng phải trả.
Trong đó chi tiết cho từng đối tượng phải trả, tài khoản này phản ánh các số tiền đã
ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp nhưng chưa
nhận được sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, khối lượng xây lắp hồn tồn bàn giao
2. Khơng phản ánh các vào tài khoản này các nghiệp vụ mua vật tư, hàng hoá,
dịch vụ trả tiền ngay
3. Những vật tư, hàng hoá, dịch vụ đã nhận, nhập kho nhưng đến cuối tháng vẫn
chưa có hố đơn thì sử dụng giá tạm tính để ghi sổ và phải điều chỉnh về giá trị thực
tế khi nhận được hố đơn hoặc thơng báo giá chính thức của người bán
4. Khi hạch tốn chi tiết các khoản này, kế toán phải hạch toán rõ ràng, rành mạch
các khoản chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán của
người bán người cung cấp ngồi hố đơn mua hàng
Các chứng từ sử dụng:
- Hợp đồng kinh tế
- Hoá đơn giá trị gia tăng
- Phiếu nhập kho, biên bản kiểm kê hàng hoá nhập kho
- Phiếu chi, giấy báo nợ
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản phải trả người bán
Bên Nợ
- Số tiền đã trả cho người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp dịch vụ, 1 nhận thầu
xây lắp
- Số tiền ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp nhưng
chưa nhận được vật tư, hàng hoá vật tư, hàng hoá, dịch vụ, khối lượng sản phẩm
xây lắp hoàn thành bàn giao
- Số tiền người bán chấp thuận giảm giá hoặc dịch vụ đã giao theo hợp đồng
- Chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại được người bán chấp thuận cho
doanh nghiệp giảm trừ vào khoản nợ phải trả cho người bán
- Giá trị vật tư, hàng hoá thiếu hụt, kém phẩm chất khi kiểm nhận và trả lại người bán
Bên Có
- Số tiền phải trả cho người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp dịch vụ và người
nhận thầu xây lắp
- Điều chỉnh số chênh lệch giữa giá tạm tính nhỏ hơn giá thực tế của số vật tư, hàng
hố, dịch vụ đã nhận khi có hố đơn hoặc thơng báo giá chính thức
Số dư bên Có
- Số tiền phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp
Đối với tài khoản này, khi lập Bảng Cân Đối Kế Toán, phải lấy số dư chi tiết của
từng đối tượng phản ánh ở tài khoản này để ghi cả hai chỉ tiêu bên “Tài sản”,
”Nguồn vốn:”
Sơ đồ kế toán
111,112
151,152
141,311
331
153,156,611
(1)
(6)
515
133
(2)
152,153,156,211,611
211,213
(3)
(7)
241
133
(8)
133
131
142,242,335
627,641,642
(4)
(9)
(10)
121,228
413
(5)
413
(11)
Giải thích sơ đồ
(1): Ứng trước tiền cho người bán
(2): Chiết khấu thanh toán được hưởng
(3): Giảm giá, hàng mua trả lại, chiết khấu thương mại
(4): Bù trừ các khoản phải thu phải trả
(5): Chênh lệch tỷ giá giảm khi cuối kỳ đánh giá các khoản phải trả người bán bằng
ngoại tệ
(6): Mua vật tư hàng hoá nhập kho
(7): Mua TSCĐ đưa ngay vào sử dụng
(8): Phải trả người bán, người nhận thầu về mua sắm TSCĐ phải qua lắp đặt,
XDCB hoặc sữa chữa lớn
(9): Vật tư, hàng hoá mua, đưa ngay vào sử dụng, dịch vụ mua ngoài
(10): Phải trả người bán về mua chứng khoán
(11): Chênh lệch tỷ giá tăng khi cuối kỳ đánh giá các khoản phải trả người bán bằng
ngoại tệ
2.3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
- Để hạch toán thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, kế toán sử dụng tài khoản 333
- Tài khoản này dùng để phản ánh quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước về các
khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào ngân
sách Nhà nước trong kỳ kế tốn năm.
Hạch tốn khoản này cần tơn trọng một số qui định sau:
1- Doanh nghiệp chủ động tính và xác định số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải
nộp cho Nhà nước theo luật định và kịp thời phản ánh vào sổ kế toán số thuế phải
nộp. Việc kê khai đầy đủ, chính xác số thuế, phí và lệ phí phải nộp là nghiã vụ của
doanh nghiệp.
2- Doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm chỉnh việc nộp đầy đủ, kịp thời các khoản thuế,
phí và lệ phí cho Nhà nước. Trường hợp có thơng báo số thuế phải nộp, nếu có thắc mắc
và khiếu nại về mức thuế, về số thuế phải nộp theo thơng báo thì cần được giải quyết kịp
thời theo qui định. Khơng được vì bất cứ lý do gì để trì hỗn việc nộp thuế.
3- Kế toán phải mở sổ chi tiết theo từng khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải
nộp, đã nộp và còn phải nộp.
4- Doanh nghiệp nộp thuế bằng ngoại tệ phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá
quy định để ghi sổ kế toán.
2.4. Phải trả người lao động
- Để hạch toán phải trả người lao động kế toán sử dụng tài khoản 334.
- Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh tốn các
khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, BHXH và các
khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động.
2.5. Chi phí phải trả
- Để hạch tốn chi phí phải trả, kế toán sử dụng tài khoản 335
- Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản được ghi nhận vào chi phí sản xuất,
kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa chi trả trong kỳ này
Tài khoản dùng để hạch tốn những khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng
chưa được tính trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh. Việc hạch tốn các khoản
chi phí phải trả vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phải thực hiện theo
nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ.
Hạch tốn tài khoản này cần tôn trọng một số qui định sau:
1- Chỉ được hạch toán vào tài khoản này những nội dung chi phí phải trả. Nếu phát
sinh những khoản khác phải tính trước và hạch tốn vào chi phí sản xuất, kinh
doanh trong, doanh nghiệp phải có giải trình về những khoản chi phí phải trả đó.
2- Việc trích trước và hạch tốn những chi phí chưa phát sinh vào chi phí sản xuất
kinh doanh trong kỳ phải được tính tốn một cách chặt chẽ và phải có bằng chứng
hợp lý, tin cậy về các khoản chi phí phải trả trích trước trong kỳ, để đảm bảo số chi
phí phải trả hạch toán vào tài khoản này phù hợp với số chi phí thực tế phát sinh.
Nghiêm cấm việc trích trước vào chi phí những nội dung khơng được tính tốn vào
chi phí sản xuất, kinh doanh.
3- Về nguyên tắc, cuối kỳ kế tốn năm, các khoản chi phí phải trả phải được quyết
tốn với số chi phí thực tế phát sinh. Số chênh lệch giữa số trích trước và chi phí
thực tế phải xử lý theo chính sách tài chính hiện hành.
4- Những khoản chi phí trích trước chưa sử dụng cuối năm phải giải trình trong bản
thuyết minh báo cáo tài chính.
2.6. Phải trả nội bộ
- Đề hạch toán phải trả nội bộ, kế toán sử dụng tài khoản 336
- Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh tốn các khoản phải trả giữa
doanh nghiệp độc lập với các đơn vị trực thuộc, phụ thuộc, phụ thuộc trong một
doanh nghiệp độc lập, tổng công ty, công ty về các khoản phải trả, phải nộp, phải
cấp hoặc các khoản mà các đơn vị trong doanh nghiệp độc lập đã chi, đã thu hộ cấp
trên, cấp trên, cấp dưới hoặc đơn vị thành viên khác
2.7. Phải trả, phải nộp khác
- Để hạch toán phải trả, phải nộp khác, kế toán sử dụng tài khoản 338
- Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh tốn về các khoản phải trả, phải
nộp ngoài nội dung đã phản ánh ở các tài khoản khác thuộc nhóm TK33 (từ TK 331
đến TK 337). Tài khoản này cũng được dùng để hạch toán doanh thu nhận trước về
các dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng, chênh lệch giá phát sinh trong giao dịch
bán thuê lại tài sản là thuê tài chính hoặc thuê hoạt động.
Nội dung và phạm vi phản ánh của tài khoản này gồm các nghiệp vụ chủ yếu sau:
1- Giá trị tài sản thừa chưa xác định rõ nguyên nhân, cịn chờ quyết định xử lý của
cấp có thẩm quyền.
2- Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể theo quyết định của cấp có thẩm
quyền ghi trong biên bản xử lý, nếu đã xác địn được ngun nhân.
3- Số tiền trích và thanh tốn BHXH, BHYT và KPCĐ.
4- Các khoản khấu trừ vào tiền lương của cơng nhân viên theo quyết định của tồ án
5- Các khoản phải trả cho các đơn vị bên ngoài do nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn.
Trường hợp nhận ký quĩ, ký cược ngắn hạn bằng hiện vật không phản ánh ở tài
khoản này mà được theo dõi ở tài khoản ngồi Bảng cân đối kế tốn
6- Các khoản lãi phải trả cho các bên tham gia liên doanh, cổ tức phải trả cho các cổ đông.
7- Các khoản đi vay, đi mượn vật tư, tiền vốn có tính chất tạm thời
8- Các khoản tiền nhân từ đơn vị uỷ thác xuất, nhập khẩu hoặc nhận đại lý bán hàng
để nộp các loại thuế xuất, nhập khẩu, thuế GTGT hàng nhập khấu.
9- Số tiền thu trước của khách hàng trong nhiều kỳ kế toán về cho thuê tài sản, cơ sở
hạ tầng.
10- Khoản chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp theo cam kết với giá bán trả ngay
11- Khoản lãi nhận trước khi cho vay vốn hoặc mua các công cụ nợ
12- Số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có
gốc ngoại tệ của hoạt động đầu tư XDCB khi hoàn thành đầu tư chưa xử lý tại thời
điểm cuối năm tài chính.
13- Phần lãi hỗn lại do đánh giá lại tài sản đưa đi góp vốn vào cơ sở liên doanh
đồng kiểm soát tương ứng với phần lợi ích của bên liên doanh
14- Số phải trả về tiền thu bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước, tiền thu hộ nợ phải thu
về nhượng bán tài sản được loại trừ khơng tính vào giá trị doanh nghiệp.
15- Khoản chênh lệch giá bán cao hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại là
thuê tài chính
16-Khoản chênh lệch giá bán cao hơn giá trị hợp lý của TSCĐ bán và thuê lại là
hoạt động.
17-Các khoản phải trả, phải nộp khác
2.8. Vay dài hạn
- Để hạch toán vay dài hạn, kế toán sử dụng tài khoản 341
- Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền vay dài hạn và tình hình thanh
tốn các khoản tiền vay dài hạn của doanh nghiệp
Vay dài han là khoản vay có thời hạn trên một năm
Hạch tốn tài khoản này cần tôn trọng một số quy định sau:
1- Cuối mỗi niên độ kế toán, doanh nghiệp phải tính tốn và lập kế hoạch vay dài
hạn, đồng thời xác định các khoản vay dài hạn đến hạn trả trong niên độ kế toán tiếp
theo để theo dõi và có kế hoạch chi trả. Phải tổ chức hạch tốn chi tiết theo dõi từng
đối tượng vay và từng khế ước vay nợ.
2- Trường hợp vay bằng ngoại tệ, kế toán phải theo dõi chi tiết nguyên tệ. Các
khoản vay bằng ngoại tệ hoặc trả nợ bằng ngoại tệ phải quy đôỉ ra Đồng Việt Nam
theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên
ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt nam công bố tại thời điểm vay, bên Nợ Tài
khoản 341 được quy đổi theo tỷ giá trên sổ kế toán. Các khoản chênh lệch tỷ giá
phát sinh của hoạt động sản xuất, kinh doanh liên quan đến trả nợ vay dài hạn bằng
ngoại tệ được hạch toán vào doanh thu hoặc chi phí hoạt động tài chính. Các khoản
chênh lệch tỷ giá phát sinh của hoạt động đầu tư XDCB được hạch toán vào TK
413-“ Chênh lệch tỷ giá hối đoái” và được xử lý theo quy định.
3- Cuối niên độ kế toán, số dư các tài khoản vay dài hạn bằng ngoại tệ phải được
đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng
do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cơng bố tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại số dư các khoản vay dài hạn
bằng ngoại tệ được phản ánh vào tài khoản 413-“Chênh lệch tỷ giá hối đối” và
được xử lý theo quy định.
III. Phân tích tình hình cơng nợ trong doanh nghiệp
1. Khái niệm phân tích cơng nợ
Phân tích cơng nợ là phân tích mối quan hệ giữa các khoản phải thu và các
khoản phải trả, nếu các khoản phải thu lớn hơn các khoản phải trả có nghĩa là doanh
nghiệp đang bị chiếm dụng vốn, nếu ngược lại chứng tỏ doanh nghiệp đang bị
chiếm dụng vốn người khác. Chiếm dụng và bị chiếm dụng trong kinh doanh là
bình thường, nhưng qua phân tích cơng nợ để biết khoản nào là hợp lý, khoản nào
không hợp lý để có giải pháp tích cực nhằm quản lý tốt cơng nợ.
2. Phân tích tình hình cơng nợ và khả năng thanh tốn
2.1. Phân tích tình hình cơng nợ
Các khoản phải thu và các khoản phải trả
Các khoản phải thu
Các khoản phải trả
1. Phải thu khách hàng
1.Vay và nợ ngắn hạn
2. Trả trước người bán
2. Phải trả người bán
3. Thuế GTGT được khấu trừ
3. Người mua trả tiền trước
4. Phải thu nội bộ
4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
5. Phải thu khác
5. Phải trả người lao động
6. Dự phịng phải thu ngắn hạn khó 6. Chi phí trả trước
địi
7. Phải trả nội bộ
7. Tạm ứng
8. Các khoản phải trả phải nộp khác
................
9. Phải trả dài hạn khác
10.Vay và nợ dài hạn
....................
Từ đó ta có các chỉ tiêu cần phân tích sau:
2.1.1. Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả
Tỷ lệ các khoản phải thu Tổng các khoản phải thu x 100%
So với các khoản phải trả = Tổng các khoản phải trả
Chỉ tiêu này phản ánh phần vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng so với phần
vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng. Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở so sánh giữa
tổng các khoản phải thu với tổng các khoản phải trả tại thời điểm thời điểm báo cáo.
Chỉ tiêu này lớn hơn 1 phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp ổn định và
khả quan, doanh nghiệp ít phải chiếm dụng vốn của người khác, doanh nghiệp chủ
động trong kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp tăng cao. Ngược lại, tình hình tài
chính của doanh nghiệp gặp khó khăn, doanh nghiệp thường xuyên phải chiếm dụng
vốn, thậm chí nợ nần dây dưa kéo dài và mất chủ động trong kinh doanh.
2.1.2. Hệ số vòng quay các khoản phải thu.
Hệ số quay Doanh thu thuần+ Thuế GTGT đầu ra
vịng khoản =
x360
phải thu
Số dư bình qn các khoản phải thu
Hệ số này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền của doanh
nghiệp. Số dư bình qn các khoản phải thu bình qn thường được tính bằng cách
cộng số dư đầu kì với số dư cuối kì rồi chia cho 2. Hệ số quay vịng các khoản phải
thu càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh. Tuy nhiên nếu hệ số
này q cao sẽ làm cho kì hạn thanh tốn ngắn và do đó ảnh hưởng đến khối lượng
sản phẩm tiêu thụ. Hệ số quay vòng các khoản phải thu là một chỉ tiêu để đánh giá tốc
độ thu hồi các khoản phải thu. Một chỉ tiêu khác để đánh giá tốc độ này là số ngày
cần thiết để thu hồi các khoản phải thu (hay là số ngày của doanh thu chưa thu)
2.1.3. Số ngày của doanh thu chưa thu
Số ngày
Số dư bình quân các khoản phải thu
doanh thu =
x360
chưa thu
Doanh thu thuần+ Thuế GTGT đầu ra
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân của một chu kì nợ, từ khi bán hàng đến
khi thu tiền. Số ngày của doanh thu chưa thu có ý nghĩa nhiều hơn nếu biết được kì
hạn bán chịu của doanh nghiệp. Theo kinh nghiệm của nhiều nước thì số ngày của
doanh thu thường khơng q ( 1
1
) số ngày của kì thanh tốn.
3
2.1.4. Hệ số nợ
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bởi các khoản
nợ, cho nên chỉ tiêu này được dùng để đánh giá mức độ độc lập hay phụ thuộc của
doanh nghiệp vào các chủ nợ .
Nợ phải trả
Hệ số nợ =
x 100%
Tổng tài sản
Trong chỉ tiêu trên, nợ phải trả bao gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và nợ khác. Hệ số
này cho biết trong một đồng kinh doanh bình quân mà doanh nghiệp đang sử dụng
có bao nhiêu đồng được hình thành từ các khoản nợ .
Hệ số nợ càng cao thể hiện mức độ phù thuộc của doanh nghiệp vào chủ nợ
càng lớn và khả năng huy động tiếp nhận các khoản nợ vay càng khó khi doanh
nghiệp khơng có khả năng thanh toán kịp thời các khoản nợ và hiệu quả hoạt động
kém. Đối với các chủ nợ tỷ suất này càng cao thì khả năng của họ thu hồ vốn cho
vay càng ít vì trên thực tế ln có sự tách rời giữa giá lịch sử của tài sản với giá hiện
hành. Do vậy các chủ nợ thường thích những doanh nghiệp có hệ số nợ thấp .
2.1.5. Hệ số tự tài trợ
Cùng với chỉ tiêu hệ số nợ, chỉ tiêu này cũng dùng để đánh giá mức độ tự chủ
về tài chính của doanh nghiệp .
Nguồn vốn chủ sở hữu
Hệ số tự tài trợ =
100%
x
Tổng tài sản
Tỷ suất tự tài trợ thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Tỷ
suất này càng cao chứng tỏ vốn tự có của doanh nghịêp càng lớn, chứng tỏ doanh
nghiệp có tính độc lập cao về tài chính và ít bị sức ép của các chủ nợ. Doanh nghiệp
có nhiều cơ hội tiếp nhận các khoản tín dụng từ bên ngồi .
2.2. Phân tích khả năng thanh tốn
2.2.1. Phân tích khả năng thanh tốn
Mối quan tâm của chủ nợ là tình trạng hiện tại của doanh nghiệp, đó là khả năng
huy động vốn để đáp ứng nhu cầu huy động và để trả ngay các khoản nợ tới hạn. Họ
quan tâm đến chỉ tiêu này bởi lẽ họ muốn chắc chắn số tiền mà họ đầu tư vào doanh
nghiệp có được sử dụng đúng mục đích hay khơng và doanh nghiệp có khả năng
thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp khi tới hạn khơng. Có rất nhiều chỉ tiêu
phản ánh tình trạng này. Trong thực tế, để đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn
của doanh nghiệp, ta dựa trên khả năng hoán chuyển thành tiền của các tài sản của
doanh nghiệp. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp được thể hiện thông qua một
số chỉ tiêu sau:
2.2.1.1. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (Hhh)
Hệ số khả năng thanh toán được xác định như sau:
Tổng tài sản
Hhh
=
Nợ phải trả
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành cho thấy mối quan hệ giữa tổng tài sản mà
hiện nay doanh nghiệp đang quản lý, đang sử dụng với tổng số nợ mà doanh nghiệp
phải trả bao gồm những khoản nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Số liệu dùng phân tích
chỉ tiêu trên lấy từ Bảng Cân Đối Kế Toán, tổng tài sản, nợ phải trả lấy bên nguồn
vốn ở khoản mục nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
Nếu hệ số Hhh này nhỏ hơn 1 và tiến dần về 0 thì nó báo hiệu sự phá sản của
doanh nghiệp, nguồn vốn mà doanh nghiệp sở hữu có nguy cơ bị mất, tổng số tài
sản mà doanh nghiệp hiện có khơng đủ trả số nợ mà doanh nghiệp phải thanh tốn.
Có các mức độ:
Hhh > 2: Tốt
Hhh = 1,5 – 2 :bình thường chấp nhận
Hhh =1 – 1,5 : khó khăn
Hhh < 1: rất khó khăn
2.2.1.2 Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn ( Hnh)
Hệ số khả năng thanh tốn ngắn hạn được xác định theo cơng thức sau:
Tài sản ngắn hạn
Hnh=
Nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh tốn ngắn hạn là cơng cụ đo lường khả năng thanh toán nợ
ngắn hạn của doanh nghiệp với số tài sản ngắn hạn mà doanh nghiệp hiện có.
Hệ số này thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn. Nợ
ngắn hạn là những khoản nợ mà doanh nghiệp buộc phải thanh toán trong kỳ, do đó
doanh nghiệp phải sử dụng những tài sản này thành tiền và dùng số tiền đó để thanh
tốn các khoản nợ đến hạn, những tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh
nhất là những tài sản ngắn hạn, đó là những tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý
và thuộc quyền sử dụng của doanh nghiệp.
Nếu Hnh >1: doanh nghiệp có khả năng thanh tốn các khoản nợ vay và nếu hệ số
này gia tăng thì nó phản ánh mức độ mà doanh nghiệp đảm bảo chi trả các khoản nợ
là càng cao, rủi ro phá sản của doanh nghiệp càng thấp, tình hình tài chính được
đánh giá là tốt. Nhưng nếu hệ số này q cao thì khơng tốt, vì nó chỉ cho ta thấy sự
dồi dào của doanh nghiệp trong việc thanh toán nhưng lại làm giảm hiệu quả sử
dụng vốn do doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạn và có thế dẫn
đến một tình hình tài chính tồi tệ.
Nếu Hnh < 1: khả năng thanh toán của doanh nghiệp là không tốt, tài sản ngắn
hạn của doanh nghiệp khơng đủ để thanh tốn các khoản nợ ngắn hạn và các khoản
nợ đến hạn trả. Nếu Hnh tiến dần về 0 thì doanh nghiệp khó có khả năng có thể trả
được nợ, tình hình tài chính của doanh nghiệp đang gặp khó khăn và doanh nghiệp
có nguy bị phá sản.
Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh
nghiệp cao, rủi ro phá sản của doanh nghiệp càng thấp. Nhưng nếu chỉ tiêu này quá
lớn thì chưa hẳn đã tốt vì lúc này doanh nghiệp sẽ có một lượng tài sản ngắn hạn rất
lớn, nếu nhìn vào sẽ thấy được khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp
là rất tốt thế nhưng có thể dẫn đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp khơng
tốt vì số tài sản này sẽ khơng vận động do đó sẽ khơng có khả năng sinh lãi.
Theo kinh nghiệm của các nhà phân tích người ta nhận thấy rằng nếu hệ số này
bằng 2 là tốt nhất. Tuy nhiên số liệu này chỉ mang tính chất tham khảo bởi vì nó
biến động tuỳ thuộc vào nhiều nhân tố và điều kiện khác nhau của từng ngành. Hạn
chế của chỉ tiêu này là phần tử số bao gồm nhiều loại tài sản, kể cả những tài sản
khó chuyển đổi thành tiền để trả nợ vay. Để giải quyết hạn chế này, nhà phân tích
có thể loại trừ những tài sản khó chuyển thành tiền khỏi phần tử số như các khoản
nợ phải thu khó đòi, hàng tồn kho kém phẩm chất, các khoản thiệt hại chờ xử lý, các
khoản chi sự nghiệp.
Vì vậy để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp các nhà phân tích
thường kết hợp thêm hệ số khả năng thanh toán nhanh.
2.2.1.3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Hnhanh)
Các doanh nghiệp khi tiến hành thanh toán các khoản nợ thì trước tiên doanh
nghiệp phải chuyển các tài sản ngắn hạn thành tiền nhưng trong các loại tài sản của
doanh nghiệp thì khơng phải tài sản nào cũng có khả năng hoán chuyển thành tiền
nhanh mà những tài sản tồn kho nên loại bỏ ra khỏi tử số vì đó là bộ phận dự trữ
thường xuyên cho kinh doanh mà giá trị của nó và thời gian hốn chuyển thành tiền
kém nhất, chẳng hạn như vật tư hàng hoá tồn kho (các loại vật tư, công cụ, dụng cụ,
thành phẩm tồn kho...) thì khơng thể chuyển đổi ngay thành tiền, do đó khả năng
thanh tốn kém nhất. Vì vậy hệ số khả năng thanh toán nhanh là thước đo khả năng
trả nợ ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ không dựa vào việc
phải bán các loại vật tư hàng hoá.
Tiền + ĐTTC Ngắn hạn + Các khoản phải thu
Hnhanh
=
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ trong một khoản thời gian
ngắn. Hệ số Hnhanh thơng thường biến động từ 0,5 đến 1, lúc đó khả năng thanh toán
của doanh nghiệp được đánh giá là khả quan. Tuy nhiên để kết luận hệ số này tốt
hay xấu thì cần phải xem xét đến bản chất và điều kiện kinh doanh của doanh
nghiệp đó. Nếu hệ số này < 0,5 thì doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc
thanh toán nợ và để trả nợ thi doanh nghiệp có thể bán gấp hàng hố, tài sản để trả
nợ. Nhưng nếu hệ số này quá cao thì cũng khơng tốt bởi vì tiền mặt tại quỹ nhiều
hoặc các khoản phải thu lớn sẽ ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng vốn. Nếu
đầu tư vào chứng khốn và góp vốn liên doanh ngắn hạn q nhiều thì doanh nghiệp
cũng bị ảnh hưởng khi các doanh nghiệp này hoạt động khơng có hiệu quả.
2.2.1.4. Hệ số khả năng thanh toán ngay (khả năng thanh toán bằng tiền) (Htiền)
Vốn bằng tiền
Htiền =
Nợ ngắn hạn
Vốn bằng tiền bao gồm tiền mặt, tiền gởi ngân hàng và tiền đang chuyển. Có Các
mức độ sau:
Htiền > 0,5: Tốt
Htiền = 0,3 – 0,5: Bình thường chấp nhận
Htiền = 0,15- 0,3: Khó khăn
Htiền < 0,15: Rất khó khăn
2.2.2. Phân tích nhu cầu và khả năng thanh tốn
Để có cơ sở đánh giá tình hình thanh tốn của doanh nghiệp trước mắt và trong
thời gian tới cần đi sâu phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán. Với nhu cầu
thanh toán, các chỉ tiêu được xếp theo mức độ khẩn trương (thanh toán ngay, chưa
cần thanh tốn ngay). Cịn với khả năng thanh tốn thì các chỉ tiêu lại được xếp theo
khả năng huy động (huy động ngay, huy động trong thời gian tới)
Bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh tốn
Nhu cầu thanh toán
Khả năng thanh toán
I. Các khoản phải thanh tốn ngay
I. Các khoản có thể dùng để thanh
1. Các khoản nợ quá hạn
toán ngay
- Phải nộp ngân sách
1. Tiền
- Phải trả ngân hàng
2. Các khoản tương đương tiền
- Phải trả người lao động
II. Các khoản có thể dùng thanh toán
- Phải trả người bán
trong thời gian tới
- Phải trả khác
1. Tháng tới
2. Các khoản nợ đến hạn
- Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
- Nợ ngân sách
- Khoản phải thu
-……………..
- Hàng tồn kho
II. Các khoản phải thanh toán trong 2. Quí tới
thời gian tới
- ..............
1.Tháng tới
- Ngân sách
- Ngân hàng
2. Quí tới
- ...........
Trên cơ sở bảng phân tích trên, tính hệ số về khả năng thanh toán:
Khả năng thanh toán
Hệ số về khả năng thanh toán =
Nhu cầu thanh toán
Nếu hệ số về khả năng thanh toán >= 1 chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng
thanh tốn và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan.
Nếu hệ số về khả năng thanh toán <=1 chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh
nghiệp thấp. Hệ số này càng nhỏ bao nhiêu thì doanh nghiệp càng mất dần khả năng
thanh tốn bấy nhiêu, khi hệ số này =0 thì doanh nghiệp bị phá sản, khơng cịn khả
năng thanh tốn.
Khi phân tích cần lưu ý là khơng phải hệ số thanh tốn càng cao là càng tốt, vì
điều này cũng có thể do tình trạng ứ đọng gây ra.
PHẦN II
PHẦN II :THỰC TRẠNG HẠCH TỐN CƠNG NỢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH
HÌNH CƠNG NỢ TẠI CƠNG TY XI MĂNG VẬT LIỆU XÂY DỰNG XÂY
LẮP ĐÀ NẴNG
I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA CÔNG TY XI MĂNG VẬT LIỆU XÂY
DỰNG XÂY LẮP ĐÀ NẴNG
Tên công ty: Công ty xi măng VLXD Xây Lắp Đà Nẵng
Tên giao dịch quốc tế: Da Nang Construction Building Materials and
Cement Joint Stock Company
Tên viết tắt: COXIVA
Trụ sở chính: Số 15, Lê Hồng Phong,Thành phố Đà Nẵng
Địên thoại: (84-0511) 822832 / 562509
Fax: (84-0511) 822338 / 834984
Website: http:/www.coxiva.com.vn
1. Q trình hình thành và phát triển của cơng ty:
Cơng ty xi măng vật liệu xây dựng xây lắp Đà Nẵng tiền thân là Công ty vật
tư xây dựng số 2. Được thành lập theo quyết định số 503/BXD-TCCB ngày
28/10/1975 của Bộ xây dựng. Là đơn vị trực thuộc Bộ xây dựng, được Bộ Xây
Dựng giao nhiệm vụ:
Cung ứng xi măng cho các tỉnh miền Trung theo chỉ tiêu nhà nước
Sản xuất vật liệu xây dựng
Khảo sát và thiết kế các cơng trình vật liệu xây dựng
Đào tạo công nhân ngành sản xuất vật liệu xây dựng cho công ty và miền Trung.
Đến năm 1979 công ty được đổi tên và thành lập Nhà máy gạch ngói Quảng Đàtrực thuộc Bộ xây dựng theo quyết định số 417/BXD- TCCB ngày 07/04/1979 của
Bộ xây dựng.
Năm 1981 công ty được đổi tên và đặt tên là xí nghiệp liên hợp gạch ngói số 2
trực thuộc Bộ xây dựng theo quyết định số 82/BXD-TCCB ngày 21/01/1981
Năm 1984 là xí nghiệp liên hợp VLXD số 2- trực thuộc Bộ xây dựng được thành
lập theo quyết định số 1470/BXD- TCCB ngày 30/10/1984.
Năm 1990 xí nghiệp liên hợp VLXD số 2 được chuyển giao trực thuộc liên hiệp
các xí nghiệp xi măng Việt Nam, theo quyết định số 871/BXD- TCCB ngày
10/12/1990.
Năm 1993 Bộ xây dựng quyết định thành lập lại doanh nghiệp: Xí nghiệp liên
hợp VLXD số 2 trực thuộc liên hiệp các xí nghiệp xi măng- Bộ xây dựng, theo
quyết định số 020A/BXD- TCLĐ ngày 12/02/1993.
Tháng 9/1993 Bộ xây dựng đổi tên thành Công ty xi măng- VLXD Đà Nẵng
trực thuộc liên hợp các xí nghiệp xi măng Việt Nam theo quyết định 446/BXDTCLĐ ngày 30/09/1993.
Tháng 7/1996 Công ty được bổ sung tên gọi chính thức là Cơng ty Xi Măng Việt
Nam theo quyết định số 662/BXD-TCLĐ ngày 29/07/1996
Thực hiện chủ trương đổi mới và sắp xếp lại các Doanh nghiệp Nhà nước. ngày
24/11/2006. Bộ trưởng Bộ xây dựng đã ra quyết định số 1615/QD- BXD về việc cổ
phần hố Cơng ty xi măng vật liệu xây dựng và xây lắp Đà Nẵng
2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty:
- Ngành nghề kinh doanh:
+ Sản xuất kinh doanh xi măng, các loại sản phẩm từ xi măng và các chủng loại
vật liệu xây dựng khác.
+ Sản xuất vỏ bao xi măng, bao bì các loại.
+ Xây dựng các cơng trình cơng nghiệp, dân dụng.
+ Kinh doanh và kinh doanh XNK vật tư, phụ tùng, thiết bị, vật liệu xây dựng.
+ Đầu tư kinh doanh bất động sản, dịch vụ cho thuê nhà và văn phòng.
+ Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp quy định của pháp luật.
- Tổ chức sản xuất kinh doanh: Gồm 4 xí nghiệp và 9 chi nhánh.
+ 4 xí nghiệp:
Xí nghiệp đá ốp lát và trang trí Bắc Mỹ AN- ĐN
Xí nghiệp gạch Lai Nghi: Điện Nam- Điện Bàn- Quảng Nam
Xí nghiệp gạch An Hồ: Duy Phú- Duy xun- Quảng Nam
Xí nghiệp vỏ bao xi măng- Đà Nẵng
Các xí nghiệp sản xuất bằng nguồn nguyên liệu địa phương và một số nguyên
liệu nhập. Sản phẩm làm ra được tiêu thụ không những ở khu vực Đà Nẵng mà còn
ở các vùng lân cận.
+ 9 chi nhánh: CN Quảng Nam, CN Quảng Ngãi, CN Quy Nhơn, CN Phú Yên,
CN Nha Trang, CN Ninh Thuận, CN Đắc Lắc, CN Gia Lai và CN Đà Nẵng.
Các CN thực hiện việc nhận và bán xi măng cho công ty XM VLXD Xây Lắp
Đà Nẵng. Xi măng từ trạm đầu nguồn được vận chuyển về nhập kho tại 3 chi
nhánh: CN Đà Nẵng, CN Quy Nhơn và CN Nha Trang. Tại 3 chi nhánh này, xi
măng lại tiếp tục được chuyển đến các nhánh còn lại. Sở dĩ nguồn không đến trực
tiếp các kho của các chi nhánh mà chỉ đến 3 chi nhánh trên là do phương tiện vận
chuyển đến các chi nhánh này thuận tiện hơn, cước vận chuyển đến các chi nhánh
còn lại qua trung gian giảm đi rất nhiều, an toàn và hạn chế hư hỏng.
Hoạt động sản xuất kinh doanh tại các xí nghiệp và các chi nhánh được điều
phối bởi văn phịng cơng ty, các bên thực hiện nhiệm vụ được giao phải lập báo cáo
hàng tháng gửi về văn phịng cơng ty, từ đó cơng ty tổng hợp và lập báo cáo cho
tồn cơng ty.
- Khách hàng: Khách hàng của cơng ty có thể phân thành 3 loại sau:
Khách hàng trung ương: Là toàn bộ lượng khách hàng
trực thuộc trung ương như Bộ xây dựng, Bộ thuỷ lợi,… Lượng khách hàng này
chiếm khoảng 18% lượng xi măng tiêu thụ.
Khách hàng địa phương: gồm các cơng ty, xí nghiệp địa phương. Đây là
lượng khách hàng thường xuyên của công ty và đang có xu hướng do sự cạnh tranh
của xi măng trong vùng và xi măng ngoại nhập vào và những ảnh hưởng khách
quan khác. Tuy nhiên công ty đang khôi phục lượng khách hàng này vì đây là khách
hàng tiêu thụ với khối lượng lớn.
Khách hàng theo nhu cầu xã hội: Lượng khách hàng này không ngừng gia
tăng do nhu cầu dân dụng ngày càng tăng. Công ty đang hướng mục tiêu vào loại
khách hàng này vì nhu cầu xã hội khơng có giới hạn.
- Nhà cung ứng: Cơng ty xi măng Hồng Thạch, Bỉm Sơn ln cung cấp đầy đủ
hàng, đáp ứng kịp thời cho việc bán ra trong hiện tại lẫn trong tương lai.
2.1. Những thuận lợi và khó khăn của cơng ty trong hoạt động sản xuất kinh
doanh trong những năm qua: